BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI --- BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN Đề bài số 10: Hãy phân tích các quy định về hình phạt được áp dụng đối với người chư
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: TƯ PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Đề bài số 10: Hãy phân tích các quy định về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định trên và cho ví dụ
minh họa?
Hà Nội, 2024
Trang 2BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 04
Mã lớp: 24101006702
Tên bài tập: Đề bài số 10
Môn học: Tư pháp đối với người chưa thành niên
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:
Đánh giá của SV
SV
kí tên
Đánh giá của GV
1 460724 Trịnh Thị Liên A
2 481239 Đinh Diệu Linh A
3 480934 Đỗ Thị Ánh Linh A
4 460228 Hoàng Khánh Linh A
5 460131 Nguyễn Thị Khánh Linh A
6 460729 Lê Thị Khánh Loan A
7 481242 Trần Nguyễn Hoàng Long A
8 460557 Lê Thành Lợi A
9 461432 Nguyễn Thế Lực A
10 460233 Lê Thanh Mai A
NHÓM TRƯỞNG
Lê Thanh Mai
- Giáo viên chấm thứ hai:
Kết quả điểm thuyết trình:
Giáo viên cho thuyết trình:
Điểm kết luận cuối cùng:
Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Một số vấn đề chung về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội 1
1.Khái niệm người chưa thành niên phạm tội 1
2 Khái niệm hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội 2
3 Nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội 2
II Các quy định về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 2
1 Các chuẩn mực quốc tế về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên 2
2 Các quy định về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên được quy định trong BLHS 2015 4
III Thực tiễn áp dụng quy định về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên 6
1 Đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam hiện nay 6
2 Kiến nghị và hoàn thiện pháp luật 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
PHỤ LỤC 12
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, một thực trạng báo động đối với các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, là tình hình người chưa thành niên phạm tội ở nước ta có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội, gây quan ngại đối với toàn thể xã hội Để giảm tỉ lệ người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi phải thực hiện tổng thể nhiều biện pháp khác nhau, một mặt đảm bảo thực thi công lý, mặt khác hướng tới giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm và trở thành công dân có ích dựa trên quy định của chuẩn mực quốc tế về tư pháp đối với người chưa thành niên nói chung và tư pháp đối với người chưa thành niên tại Việt Nam nói riêng Để tìm hiểu rõ hơn về các hình phạt được áp dụng với người chưa thành niên phạm tội, nhóm chúng em xin được lựa chọn đề bài
số 10: “ Hãy phân tích các quy định về hình phạt được áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định trên
và cho ví dụ minh họa”
NỘI DUNG
I Một số vấn đề chung về áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
1.Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên được coi là người chưa trưởng thành đầy đủ cả về thể chất và tinh thần Vì tình trạng đó họ không thể tự quyết định và/hoặc tự mình tham gia và những quan hệ pháp luật nhất định
Từ đó, người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi,chưa phát triển đầy đủ
về thể chất, tâm lý, kinh nghiệm sống, trình độ nhận thức còn hạn chế Người chưa thành niên phạm tội căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, có thể xác định như sau “Người chưa thành niên phạm tội là những hành
vi gây nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình” Đây là chủ thể của tội phạm nhưng cũng là đối tượng được bảo vệ đặc biệt
Trang 52 Khái niệm hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước, được quy định trong Bô ̣ luâ ̣t Hình sự, do Tòa án
có thẩm quyền xét xử và quyết định áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của họ Theo quy định tại Điều 98
Bộ luâ ̣t Hình sự năm 2015 thì hệ thống hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội 04 loại hình phạt: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn Đồng thời, Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 2015 cũng quy định không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
3 Nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
Căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm 07 nguyên tắc cơ bản (Phụ lục)
II Các quy định về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
1 Các chuẩn mực quốc tế về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên
Hiện nay một số quy định và nguyên tắc quốc tế liên quan đến tư pháp đối với người chưa thành niên được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia trên thế giới Một số chuẩn mực quốc tế về hình phạt được biết tới có thể kể đến Các quy tắc Bắc Kinh (1985) Ngoài Các quy tắc Bắc Kinh, cộng đồng quốc tế cũng đã
thông qua nhiều nguyên tắc và tiêu chuẩn khác để quy định việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên Mục tiêu chung là đảm bảo sự công bằng, nhân đạo và phù hợp với sự phát triển của người chưa thành niên Các chuẩn mực này được thể hiện rõ trong các văn bản của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (CRC) Cụ thể nội dung các chuẩn mực được thể hiện rõ qua một số khía cạnh tiêu biểu sau:
1.1 Quyền được bảo vệ
Cần bảo vệ trẻ em khỏi đối xử tàn bạo Trẻ em phải được bảo vệ khỏi các hình thức tra tấn và đối xử vô nhân đạo Các biện pháp trừng phạt cần tôn trọng nhân phẩm và không gây tổn hại về thể chất hoặc tinh thần của trẻ Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (CRC) quy định tại điều 37 rằng cấm mọi
Trang 6hình thức tra tấn và yêu cầu rằng bất kỳ hình phạt nào phải tính đến lợi ích tốt nhất của trẻ em
1.2 Tính nhân đạo và tái hòa nhập
Các hình phạt đưa ra nên tập trung chủ yếu vào giáo dục, giúp trẻ nhận ra sai lầm và phát triển theo hướng tích cực Mọi biện pháp kỷ luật nên khuyến khích các em phục hồi và tái hòa nhập với cộng đồng xã hội Quy tắc Bắc Kinh nhấn mạnh rằng việc xử lý các vụ án vị thành niên cần phải mang tính xây dựng
và hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ Cụ thể tại điểm 1.2 và 1.6 Quy tắc Bắc Kinh khẳng định hơn quan điểm này
1.3 Sử dụng biện pháp thay thế
Biện pháp thay thế giúp giảm thiểu hình phạt giam giữ đang được áp dụng nhiều trong thực tế hiện nay Giam giữ chỉ nên được áp dụng trong trường hợp thực sự cần thiết và là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không hiệu quả, hợp lý Vì vậy việc sử dụng các biện pháp thay thế sẽ giúp không làm gián đoạn cuộc sống, đảm bảo sự phát triển của trẻ Các biện pháp thay thế có thể bao gồm quản chế, lao động công ích, giáo dục bắt buộc, hoặc các chương trình tư vấn Những biện pháp này sẽ giúp trẻ duy trì mối liên hệ với gia đình và cộng đồng
1.4 Quy trình pháp lý công bằng
Về xét xử công bằng, trẻ em cần được đảm bảo quyền được xét xử công bằng, bao gồm quyền được thông báo về các cáo buộc, quyền có luật sư bảo vệ,
và quyền được nhanh chóng xét xử Theo Điều 40 Công ước CRC, nhấn mạnh
sự cần thiết của việc đối xử với trẻ em bị cáo buộc vi phạm pháp luật một cách công bằng và nhân đạo, phù hợp với nhu cầu của lứa tuổi và hoàn cảnh của trẻ 1.5 Thời gian giam giữ ngắn nhất
Nếu phải giam giữ trẻ em, thời gian cần được rút ngắn tối đa và phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ Điều kiện tại nơi giam giữ trẻ phải đảm bảo an toàn và không gây hại cho sự phát triển của trẻ, đảm bảo trẻ được tiếp cận giáo dục, chăm sóc y tế, và các hoạt động xã hội Trẻ cũng cần được giữ trong môi trường phù hợp với lứa tuổi và giới tính Như vậy, những chuẩn mực
Trang 7trên không chỉ bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên mà còn hướng tới việc giáo dục, cải tạo, và giúp đỡ người chưa thành niên phát triển một cách toàn diện, góp phần vào sự tái hòa nhập thành công vào xã hội
2 Các quy định về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên được quy định trong BLHS 2015
Thứ nhất, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
Căn cứ Điều 91 BLHS 2015 quy định nguyên tắc cơ bản khi xử lý người chưa thành niên phạm tội là việc xử lý nhằm giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa lỗi lầm và phát triển lành mạnh Nguyên tắc này là biện pháp xuyên suốt, cần được tuân thủ Xuất phát từ đặc điểm của độ tuổi cũng như yêu cầu tăng cường trách nhiệm giám sát, giáo dục của gia đình và cộng đồng, việc
áp dụng các biện pháp xử lý thay thế hình phạt và biện pháp tư pháp là phù hợp
với điều kiện tâm, sinh lý và yêu cầu giáo dục, phòng ngừa
Thứ hai, về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên
Điều 12 BLHS 2015 quy định rõ người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác Người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc các tội danh quy định tại khoản
2 Điều 12 BLHS 2015
Thứ ba, các biện pháp xử lý thay thế hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội
BLHS 2015 khuyến khích việc áp dụng các biện pháp thay thế hình phạt tù
đối với người chưa thành niên phạm tội, gồm:
Khiển trách (Điều 92 BLHS 2015), đây là biện pháp xử lý nhẹ nhất, áp dụng cho
những trường hợp người chưa thành niên phạm tội có tính chất ít nghiêm trọng, gây ra hậu quả không lớn và có thái độ ăn năn, hối cải
Hòa giải tại cộng đồng (Điều 94 BLHS 2015), biện pháp này nhằm mục đích
tạo điều kiện cho người chưa thành niên nhận lỗi, đền bù thiệt hại cho người bị hại và khôi phục quan hệ tốt đẹp giữa các bên, đồng thời ngăn ngừa khả năng tái phạm
Trang 8Giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 95 BLHS 2015), biện pháp được áp
dụng cho người chưa thành niên phạm tội nhưng có khả năng cải tạo, giáo dục tốt tại địa phương mà không cần thiết phải cách ly khỏi cộng đồng
Thứ tư, các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Hình phạt nhẹ nhất là Cảnh cáo (Điều 98 BLHS 2015), áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng Phạt tiền (Điều 99 BLHS
2015) chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có
tài sản riêng Cải tạo không giam giữ (Điều 100 BLHS 2015), áp dụng đối với
những người chưa thành niên phạm tội nhưng không cần thiết phải cách ly khỏi
xã hội Tù có thời hạn (Điều 101 BLHS 2015) chỉ áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm các tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
Thứ năm, chế độ thi hành án đối với người chưa thành niên phạm tội
Không áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với NCTN (Điều 40
và Điều 91 BLHS 2015) là một nguyên tắc thể hiện tính nhân đạo trong xử lý hình sự đối với NCTN, nhằm bảo đảm họ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm và tái hòa nhập xã hội
Thời hạn thi hành án giảm nhẹ hơn cho NCTN (Điều 101 BLHS 2015),
không quá 12 năm đối với tội rất nghiêm trọng và không quá 18 năm đối với tội đặc biệt nghiêm trọng
Thứ sáu, án treo, miễn giảm hình phạt tù, tha tù trước thời hạn và xóa
án tích đối với người chưa thành niên phạm tội
Án treo (Điều 65 BLHS 2015), người chưa thành niên phạm tội được hưởng
án treo nếu thỏa mãn các điều kiện như mức độ tội phạm ít nghiêm trọng, có nơi
cư trú rõ ràng và khả năng cải tạo tại địa phương
Giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự (Điều 91 BLHS 2015), người
chưa thành niên phạm tội có thể được xem xét giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự nếu có tình tiết giảm nhẹ, như thành khẩn khai báo, phạm tội do hoàn cảnh khó khăn, hoặc đã sửa chữa, khắc phục hậu quả
Tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 106 BLHS 2015), là biện pháp trả
tự do sớm có điều kiện áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù để họ được cải tạo, sửa chữa lỗi lầm với sự giúp đỡ và giám sát của gia đình, các cơ
quan, đoàn thể xã hội
Trang 9Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi (Điều 107 BLHS 2015), đây là chế
định mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, hạn chế tối đa những trường hợp người dưới 18 tuổi sau khi thi hành bản án vẫn mang án tích, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tái hoà nhập cộng đồng, sớm trở thành người có ích cho xã hội
III Thực tiễn áp dụng quy định về hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên
1 Đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định về hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Việt Nam hiện nay
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào chương trình giảng dạy của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cho người chưa thành niên Tuy nhiên, tình hình phạm pháp hình sự nói chung và tình trạng NCTN phạm tội nói riêng vẫn đang có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và số đối
tượng, diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp và nghiêm trọng Cùng với nó là tính chất phức tạp và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật và hoạt động phạm tội ngày càng gia tăng và cũng ngày một tinh vi hơn Độ tuổi vi phạm đã ngày càng thấp, đã xuất hiện nhiều tội phạm do các học sinh bậc trung học gây ra
Căn cứ theo báo cáo tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội và bị hại trong các vụ án hình sự năm 2021 tại Việt Nam Thấy được tổng số lượng, tỉ lệ của người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố bị can là 5059 người trong đó độ tuổi từ
đủ 14 đến dưới 16 tuổi là 303 người( chiếm 5,99% trên tổng số) và độ tuổi từ đủ
16 đến dưới 18 tuổi là 4756 người( chiếm 95,01% trên tổng số) Xuất phát từ đặc điểm phát triển chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần của người chưa thành niên, BLHS dành riêng Chương X để quy định về người chưa thành niên phạm tội Luật Hình sự và Luật Trẻ em quy định các hình phạt nhẹ hơn cho người chưa thành niên, tập trung vào các biện pháp giáo dục và phục hồi thay vì hình phạt nặng Những quy định này thể hiện sự tiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, đồng thời hướng đến một hệ thống tư pháp nhân đạo và hiệu quả hơn đối với người chưa thành niên phạm tội
Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao cho thấy, số vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong tổng các số vụ phạm tội NCTN không chỉ có nam mà còn có cả nữ Không ít các vụ án do NCTN thực hiện đã gây bức xúc dư luận, nhức nhối trong xã hội
Trang 10Bảng: Số lượng, tỉ lệ của người dưới 18 tuổi phạm tội bị khởi tố bị can theo giới tính năm 2021
Thứ tự Giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Báo cáo tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội và bị hại trong các vụ án hình sự năm 2021 tại Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng xét xử, áp dụng hình phạt của Tòa án đối với
NCTN phạm tội trong thời gian gần đây cho thấy hình phạt áp dụng đối với NCTN rất phong phú, đa dạng, bao gồm các loại hình phạt khác nhau Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về kết quả áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội bị xử lý hình sự năm 2021 cho thấy mặc dù BLHS quy định nhiều loại hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội nhưng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ vẫn ít được áp dụng, trong khi đó hình
phạt tù có thời hạn vẫn là biện pháp xử phạt chủ yếu (chiếm 63,73%)
Qua nghiên cứu số liệu từ Báo cáo tình hình người dưới 18 tuổi phạm tội
và bị hại trong các vụ án hình sự năm 2021 tại Việt Nam kết hợp với nghiên cứu thực tiễn xét xử và việc áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội cho thấy mặc
dù NCTN bị đưa ra xét xử ngày một tăng nhưng số bị cáo bị xử phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số bị cáo chưa thành niên bị đưa ra xét xử, trong khi đó, số lượng bị cáo chưa thành niên bị xử phạt tù lại chiếm tỷ lệ cao trên 50%
Nguyên nhân dẫn đến số lượng bị cáo chưa thành niên bị xử phạt tù chiếm
tỷ lệ cao trong trong những năm gần đây các vụ án do bị cáo chưa thành niên thực hiện có hành vi phạm tội ngày càng phức tạp, mức độ nguy hiểm ngày càng cao Các loại tội phạm NCTN thực hiện chủ yếu tập trung ở một số tội như: giết người, cố ý gây thương tích, cướp tài sản, trộm cắp tài sản… Cùng với việc tăng nhanh về số vụ phạm tội, tính chất nguy hiểm của các tội phạm do NCTN thực hiện cũng ngày một cao, thể hiện thông qua việc NCTN thực hiện hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm như dao, kiếm, mã tấu để gây án, gây thiệt hại nghiêm