1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kỹ năng Đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về Đọc ở một số trường tiểu học trên Địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh Đồng tháp

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Phát Triển Kỹ Năng Đọc Thành Tiếng Cho Học Sinh Lớp 1 Còn Gặp Khó Khăn Về Đọc Ở Một Số Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Thành Phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Hồ Ngọc Xuân Mai, Trần Kiều Thanh Trúc
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Như Uyên
Trường học Trường Đại Học Đồng Tháp
Thể loại tài liệu nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1 CÒN GẶP KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1 CÒN GẶP KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP.

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ( NHÓM 3)

1 HỒ NGỌC XUÂN MAI

2 TRẦN KIỀU THANH TRÚC

LHP: PR4040-12

GIẢNG VIÊN: TS ĐỖ THỊ NHƯ UYÊN

Đồng Tháp, 4 - 2024

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Sống trong xã hội, con người cần phải luôn luôn phải giao tiếp với nhau Giao tiếp có rất nhiều cách, song hình thức phổ biến nhất vẫn là

sử dụng ngôn ngữ Nhờ ngôn ngữ, con người có thể trò chuyện, trao đổi tin tức, bày tỏ tư tường tình cảm, học tập, tri thức, khoa học,… Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết nghiên cứu sâu sắc trong phân môn Tiếng Việt và trong hệ thống giáo dục nhà trường đặc biệt là cấp Tiểu học Chính vì thế, việc giúp học sinh cấp Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng thành thạo tiếng Việt là việc làm cần thiết đối với mỗi người giáo viên Trên cơ sở biết, hiểu tiếng Việt, học sinh học tập các môn học khác Trong quá trình học tập, học sinh được củng cố và khắc sâu thêm những tri thức và kỹ năng về tiếng Việt

Trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam đã coi Tiếng Việt là một môn học trung tâm, làm nền móng các môn học khác Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học đầu tiên

Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có độc tốt được ở lớp 1 thì học các lớp tiếp theo các em mới nắm được những yêu cầu cao hơn trong môn Tiếng Việt Việc dạy đọc ở lớp 1 từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản Đó là việc tương đối khó với các em mà mục tiêu của giờ dạy Tiếng việt là hướng đến giáo dục học sinh yêu tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung Đối với học sinh lớp 1 việc giúp các em biết đọc, đọc thành thành thạo, đọc trơn tiếng, từ ngữ, luyện, đọc lưu loát câu, văn bản làm quan trong Qua đó, học sinh sẽ nhớ và hiểu được nội dung bài Thế nhưng hiện nay ở một số trường Tiểu học, mặt

âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức Đó là lí do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt Đó

Trang 3

cũng là lý do khiến nhiều trường hợp học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc

Theo báo cáo của Bộ GD & ĐT (2007), số học sinh có học lực yếu ở môn Tiếng Việt cấp Tiểu học ở nước ta còn khá cao khoảng 5,7% (417.115 học sinh) Học sinh học yếu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau Một trong số đó phải kể đến là do các em học sinh còn gặp khó khăn về đọc Nếu khó khăn này không được phát hiện và hỗ trợ sớm thì học sinh không chỉ học kèm môn tiếng Việt mà còn hạn chế tiếp thu tất cả các môn học khác Cơ hội tiến bộ hoặc đuổi kịp các bạn cùng lửa của học sinh sẽ giảm dần theo thời gian

Nhận thấy vấn đề trên là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, nó gây ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh cấp Tiểu học, đặc biệt là các em lớp

1 – lớp đầu cấp Bởi người ta thường nói “cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” móng có chắc thì nền mới vững Nếu ở lớp 1, các em không có kỹ năng đọc đúng, đọc thành thạo thì khi lên các lớp trên các em khó có thể mà học vững vàng và tiếp thu tốt các kiến thức môn học khác Nó làm cho các em gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và phát triển các kỹ năng khá Do đó, các em sẽ dễ đâm ra chán nản, tự ti và lười học Đáng nói là hiện nay, tại một số trường Tiểu Học trên địa bàn Thành Phố Cao Lãnh, cũng có tình trạng nói trên ở một số em học sinh lớp 1 Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến các em mà còn làm ảnh hưởng đến giáo viên dạy học Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài về:

“Biện pháp phát triển kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc ở một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp” để làm đề tài

nghiên cứu khoa học Thông qua đó, có thể tìm ra được những biện pháp, hay những đề xuất phù hợp để giúp các em lớp 1 khắc phục những khó khăn còn gặp ở phân môn Tập đọc và cải thiện kỹ năng đọc ở các em Việc giải quyết vấn đề khó khăn về đọc ở học sinh lớp 1

sẽ góp phần cải thiện chất lượng giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cao Lãnh Điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho

cả học sinh và cộng đồng

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống được cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề phát triển kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Trang 4

- Đánh giá thực trạng về vấn đề phát triển kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc ở một số trường Tiểu học

trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

- Đề xuất những biện pháp phát triển kỹ năng đọc thành tiếng cho

học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc ở một số trường Tiểu học trên

địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp những tài liệu liên quan đến biện pháp phát triển kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

- Khảo sát và đánh giá thực trạng về vấn đề học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

- Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

- Đề xuất những biện pháp khắc phục, phát triển kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

4 Giả thuyết khoa học

Tiếng Việt là môn học công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức loài người, là tiền đề học tốt các môn học khác

Và lớp 1 được coi là nền móngqcho sự phát triển của học sinh sau này,qvới lớp 1 điều quan trọng nhất là học sinh phải biết viết được, đặc biệt hơn hết là học sinh phải đọc được Những kỹ năng đó sẽ giúp học sinh lớp 1 dễ dàng hiểu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới có thể học vững vàng, nắm chắc kiến thức, học tốt được các môn học khác Song trong thực tế, kĩ năng đọc của học sinh lớp 1 vẫn còn còn nhiều khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau Nếu tình trạng học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc vẫn tiếp diễn, chưa được cải thiện thì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với tình trạng học tập của các em ở trong phân môn Tiếng Việt và kéo theo đó là các môn học khác, không chỉ ở trong lớp 1 mà còn ở các lớp lớn hơn Nếu biện pháp phát triển kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 còn gặp khó khăn về đọc ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành

Trang 5

phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được thực hiện một cách hiệu quả, thì

nó sẽ góp phần đáp ứng mục tiêu giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp, nhận thức về thế giới xung quanh, về cuộc sống của con người và xã hội Và giúp các em dễ dàng hiểu tiếp thu được nội dung văn bản và lên lớp trên học sinh mới có thể học vững vàng, nắm chắc kiến thức, học tốt được các môn học khác Vì vậy người giáo viên cần phải đề ra những phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh lớp 1 khắc phục khó khăn còn gặp phải khi thực hành kĩ năng đọc Bởi lớp 1 được coi là nền móngqcho sự phát triển của học sinh sau này,qvà với lớp 1 điều quan trọng nhất là học sinh phải biết viết được, đặc biệt hơn hết

là học sinh phải biết đọc

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Biện pháp phát triển kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Học sinh lớp 1 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

- Phạm vi nghiên cứu ở 3 trường:

1 Trường TH Chu Văn An

2 Trường TH Hoàng Diệu

3 Trường TH Thực hành Sư phạm

6 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Năm 2016, Lê Thị Lan Anh & Trần Thị Vân với công trình “Phát triển

kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 qua phân môn học vần” đã đưa ra

nhiệm vụ trực tiếp của các môn học tiếng Việt trong nhà trường Nó thực chất là giúp học sinh hình thành những hiểu biết ban đầu về tiếng Việt và rèn luyện 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết Những

kỹ năng này được đào tạo đặc biệt trong chương trình tiểu học Việt Nam (lớp nền) Nhờ đó, học sinh có kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Việt tốt hơn Giáo dục là vần điệu quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh chữ viết, một công cụ giao tiếp mới và là công cụ học tập giúp học sinh nhận thức đầy đủ hơn về thế giới xung quanh Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phát triển

Trang 6

4 kỹ năng ngôn ngữ thông qua việc đọc bài tập của học phần kỹ năng dạy học lớp 1 ở trường tiểu học [1]

Năm 2022, tác giả Nguyễn Lăng Bình đã xây dựng công trình nghiên

cứu về “Dạy học tích cực – Một số phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học” Trong đó, tác giả đã chỉ ra nội dung dạy và học tích cực, hướng

tới tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh, tạo điều kiện phân hóa trình độ, đáp ứng các phong cách học, phát huy khả năng tối đa của người học Đảm bảo cho người học không những học “sâu” mà còn học “thoải mái” Qua đó hình thành các kĩ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày, tìm kiếm, thu thập, xử lí thông tin, giải quyêt vấn đề, Đồng thời khuyến khích giáo viên tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt trong áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh địa phương [2]

Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Hạnh đã nghiên cứu thành công công

trình “Dạy học đọc hiểu ở tiểu học” Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ

ra tầm quan trọng của việc dạy học đọc hiểu Dạy đọc hiểu là việc giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng những kỹ năng để đọc hiểu văn bản thông qua các hoạt động, thao tác và theo một quy trình nhất định nào đó Đọc hiểu văn bản đề cao vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của HS trong hoạt động đọc Song điều quan trọng là chúng

ta cần thay đổi quan điểm về việc sử dụng phương pháp dạy học ngữ văn nói chung và phương pháp dạy học đọc hiểu nói riêng, nghĩa là không có một phương pháp dạy học đọc hiểu duy nhất nào cả Tùy thuộc vào loại văn bản, mục đích đọc và đối tượng học sinh, người thầy được tự do lựa chọn bất kỳ phương tiện giảng dạy và cách hướng dẫn nào mà họ muốn [3]

Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa trong công trình nghiên cứu

“Dạy học hỗ trợ kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 khó khăn

về đọc” đã chỉ ra được nguyên nhân, thực trạng đọc thành tiếng của

các em học sinh lớp 1 Luận án đã xây dựng 3 quan điểm tiếp cận; 2 nhóm nguyên tắc GD (nguyên tắc chung của GDHN và nguyên tắc dạy tiếng Việt) và đề xuất 3 nhóm biện pháp dạy học hỗ trợ cho HS lớp 1 có khó khăn về đọc

+ Nhóm biện pháp 1: - Kích thích nhu cầu và tạo hứng thú đọc, tăng cường sự tự tin; Sử dụng trò chơi chuyển hoạt động; Xây dựng môi trường kích thích động cơ và hứng thú đọc)

Trang 7

+ Nhóm biện pháp 2: - Tăng cường độ nhạy của các giác quan; Sử dụng các bài tập nâng cao độ nhạy trì giác; Sử dụng các phương tiện trợ giúp

+ Nhóm biện pháp 3: - Dạy đọc đặc thù; Nâng cao nhận thức ẩm vị;

Mở rộng vốn từ; Sử dụng bài tập tăng cường tốc độ đọc

=> Các biện pháp dạy học hỗ trợ đã được triển khai thực nghiệm tại một trường Tiểu học, Hà Nội Sau 14 tuần với 60 buổi dạy học hỗ trợ (cá nhân và nhóm) 6 HS có khó khăn về đọc thực nghiệm đều có sự tiến bộ về kỹ năng đọc thành tiếng và hứng thú học đọc so với chính các em và so với các HS có có khó khăn về đọc trong nhóm đổi chúng Các biện pháp này nhận được sự đánh giá tích cực của GV, CBQL, cha

mẹ và HS có có khó khăn về đọc Họ không chỉ mong muốn áp dụng các biện pháp này sớm cho HS lớp 1 có có khó khăn về đọc mà cho tất cả HS có khó khăn tương tự ở cấp tiểu học [4]

Năm 2016, tác giả Phan Thị Hoa với công trình nghiên cứu “Vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích trong dạy học tập đọc lớp 5” đã đưa ra

kết quả cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam đang sống trong những năm của thế kỉ XXI, thế kỉ của tri thức khoa học, của nền văn minh siêu công nghiệp Nước ta đang nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do vậy, Đảng, Nhà nước và toàn xã khi luôn quan tâm, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, tài năng, kiên thức con người tăng theo cấp số nhân, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện, công phu có hệ thống Thực tiễn cho thấy không có quốc gia nào muốn phát triển mà

ít đâug tư cho giáo dục [5]

Năm 2017, nhóm tác giả Trịnh Thị Hương và Võ Hoài Thịnh với công

trình “Một số biện pháp phát triển kĩ năng đọc phản biện cho học sinh tiểu học” đã đưa ra kết quả đọc phản biện là một trong những kĩ năng

quan trọng, cần thiết trong dạy học phát triển tư duy cho người học Đọc phản biện biểu hiện ở việc người đọc thực hành các dự đoán, kiểm soát, đặt câu hỏi và đánh giá các vấn đề có liên quan đến nội dung văn bản đọc trong quá trình đọc Vì vậy, nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tư duy phản biện và đọc phản biện đã cho rằng dạy các kĩ năng đọc phản biện cho học sinh ngay từ bậc tiểu học là rất cần

Trang 8

thiết Bài viết này giới thiệu một số biện pháp rèn kĩ năng đọc phản biện cho học sinh tiểu học [6]

Năm 2017 Trịnh Thị Hương & CV với công trình “Tổ chức dạy đọc cho học sinh Tiểu học theo mô hình dạy đọc hỗ trợ” đã đưa ra kết quả

nhiều nghiên cứu về dạy đọc đã chỉ ra rằng để phát triển năng lực đọc cho học sinh một cách hiệu quả thì cần phải xác lập được mô hình dạy đọc và biện pháp dạy đọc tương ứng Xuất phát từ quan điểm này, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến rất nhiều mô hình dạy đọc khác nhau vào dạy đọc như Langer (1990) với mô hình dạy đọc dựa trên sự phản hồi của người đọc, Walker (1989) với mô hình đọc tương tác, Raphael và Hiebert (1996) với mô hình câu lạc bộ sách Điểm chung trong các mô hình này là người học được tương tác với văn bản

ở nhiều phương diện và vai trò khác nhau, có nhiều cơ hội để rèn các

kĩ năng đọc Trong bài viết này, chúng tôi tập trung giới thiệu mô hình đọc hỗ trợ, phương pháp dạy đọc theo mô hình này và sự cần thiết của việc vận dụng mô hình dạy đọc hỗ trợ trong dạy đọc cho học sinh tiểu học [7]

Năm 2019 Trịnh Thị Hương với công trình nghiên cứu “Giới thiệu phương pháp dạy hội thoại theo mô hình chuyển giao kĩ năng đọc trong dạy đọc cho học sinh tiểu học” đã đưa ra kết quả giáo dục Việt

Nam đang trong giai đoạn cải cách, đổi mới toàn diện cả về chương trình lẫn phương pháp giảng dạy Chương trình Giáo dục phổ thông mới nhấn mạnh quan điểm dạy học phát triển năng lực cho người học nghĩa là việc dạy học sẽ chuyển từ cung cấp kiến thức sang dạy học sinh cách học Trong môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học, làm thế nào để dạy học sinh cách đọc vẫn là một câu hỏi lớn đối với giáo viên tiểu học Bài báo giới thiệu khái quát phương pháp giảng dạy hội thoại được tổ chức theo mô hình chuyển giao kĩ năng và sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp này trong dạy đọc nhằm phát triển năng lực đọc cho học sinh tiểu học [8]

Năm 2018, tác giả Hà Diệu Linh với công trình nghiên cứu “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học theo hướng hợp tác” đã báo cáo trong

hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học được xem là nền tảng vững chắc cho sự phát triển về đạo đức, nhân cách và tư duy cũng như các kĩ năng của trẻ trong tương lai Đồng thời, giáo dục bậc Tiểu học cũng là một khoa học giáo dục khó nhất, nó là nền móng đâu tiên giúp con người tồn tại và phát triển Với hệ thống các môn học cơ bản

có mối quan hệ mật thiết với nhau giúp học sinh hình thành và hoàn

Trang 9

thiện các mặt đức, trí, thể, mĩ Trong đó, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt quan trọng, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở phát triển

tư duy cho học sinh tiếp thu và học các môn học khác Ở tiểu học, môn Tiếng Việt chủ yếu rèn cho học sinh bốn ki năng: nghe, nói, đọc, viết Trong đó, đọc là một phần quan trọng không thể thiếu và có ý nghĩa lớn đối với học sinh tiểu học Do đó, tập đọc là một phân môn giữ vai trò hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt, nó có nhiệm vụ hình thành và phát triển khả năng đọc cho học sinh tiểu học Quan trọng hơn đọc còn là công cụ, phương tiện để người học tiếp thu và học tốt các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập [9]

Năm 2022, Nguyễn Thanh Nga với công trình “Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường tiểu học” đã đưa ra kết quả

để giúp học sinh tiểu học hình thành và phát triển tốt các năng lực theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, các nội dung học tập cần được tổ chức thông qua các hoạt động học Học sinh tiểu học được chủ động khám phá, chia sẻ, thảo luận, thực hành, trải nghiệm, vận dụng thực tiễn, bày tỏ chính kiến, phản biện tích cực Điều này sẽ dễ dàng thực hiện nếu giáo viên vận dụng tốt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường tiểu học Tác giả cũng yêu cầu giáo viên cần chọn lọc và từng bước áp dụng một số phương pháp

và kĩ thuật dạy học tích cực đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường và đối tượng học sinh tiểu học Nhằm giúp giáo viên dễ dàng vận dụng trong các môn học, tài liệu được viết ngắn gọn và trực quan phần lí thuyết, dành phần lớn dung lượng để minh họa nội dung dạy học các môn học ở bậc tiểu học, trên cơ sở yêu cầu cần đạt của chương trình tiểu học [10]

Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Nhung với công trình nghiên cứu “Một

số biện pháp rèn luyện kỹ thuật tập đọc cho học sinh lớp 5” của mình

đã chỉ ra nhiệm vụ và vai trò của phân môn Tiếng Việt Môn Tiếng Việt

ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, với bốn kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết Trong đó, Tập đọc là một phần môn của chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình

vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc - một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên của bậc Tiểu học Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, trong lúc công cuộc đổi mới đang diễn ra sôi động trên mọi lĩnh vực, công nghệ thông tin đang ăn sâu vào đời sống con người Thực tế đó đưa ra cho

Trang 10

ta một câu hỏi: "Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người không biết đọc? Cuộc sống còn gì thú vị nếu như những áng thơ hay, bài thơ không ai biết đến , không thông tin trên báo, trên những trang web không một

ai có thể đọc? " [11]

Năm 2021, Phạm Thị Thương với công trình nghiên cứu “Dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật của cấp tiểu học” đã đưa kết

quả chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là cụ thể hóa chuẩn đầu ra của tiếng Việt ở cấp tiểu học với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, phát triển một số năng lực chung và phát triển năng lực ngôn ngữ theo từng cấp lớp Tuy nhiên, đối với học sinh khuyết tật trí tuệ,

do chức năng trí tuệ và khả năng thích ứng bị suy giảm nên các em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập nói chung và học tiếng Việt nói riêng Bài viết nghiên cứu về dạy tiếng Việt cho trẻ khuyết tật trí tuệ ở cấp tiểu học; đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành và phát triển năng lực đọc, đọc cho học sinh khuyết tật trí tuệ ở cấp tiểu học Vì vậy, để giúp trẻ hoàn thành chương trình giáo dục Việt Nam ở bậc tiểu học cần có những điều chỉnh phù hợp về mục tiêu, nội dung và đặc biệt là phương pháp, thiết bị giáo dục [12]

Năm 2018, tác giả Nguyễn Thị Tuyết với công trình nghiên cứu “Sử dụng kênh hình trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4” đã trình

bày kết quả những năm trước đây, mọi người cho rằng tranh vẽ trong sách Tiếng Việt chưa cao, thiếu hấp dẫn đối với học sinh cho nên chưa quan tâm đến việc sử dụng kênh hình trong quá trình lên lớp Từ khi

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thực hiện chương trình thay sách giáo khoa Tiểu học, chúng ta nhận thấy chất lượng kênh hình trong sách giáo khoa nói chung và đặc biệt là sách giáo khoa Tiếng Việt nói riêng được nâng lên rõ rệt Đa số những bài tập đọc đều có tranh minh họa tốt Mục tiêu của nền giáo dục là đào tạo con người phát triển hài hòa nhiều mặt: Đức, trí, thể, mỹ Mục tiêu này được cụ thể hóa trong các mục tiêu của môn học trong chương trình dạy học ở Tiểu học Để thực hiện tốt mục tiêu này bên cạnh năm vùng hệ thống kiến thức của chương trình, nội dung kiến thức và mục tiêu của từng môn thì yếu tố không kém phần quan trọng đó là phương pháp dạy học [13]

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Ngày đăng: 02/12/2024, 19:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w