1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 khắc phục một số lỗi sai chính tả

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 khắc phục một số lỗi sai chính tả
Tác giả Không xác định
Trường học Không xác định
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản Không xác định
Thành phố Không xác định
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 341,78 KB

Nội dung

Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt việc viết đúng chính tả của học sinh là vô cùng quan trọng.. Chính vì thế, dạy học chính tả là rèn cho học sinh biết quy tắc và có thó

Trang 1

A MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Chất lượng học tập của học sinh hiện nay là vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là chất lượng học tập của học sinh tiểu học Vì bậc tiểu học là bậc nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta

Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở

Một trong những môn học đóng góp vai trò quan trọng trong trường tiểu học là môn Tiếng Việt Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ giúp học sinh lĩnh hội được hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản về Tiếng Việt để góp phần đào tạo thế hệ trẻ năng lực sử dụng Tiếng Việt

Môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt giúp học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Môn Tiếng Việt cấp tiểu học đã lấy nguyên tắc dạy học giao tiếp làm định hướng cơ bản

Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt việc viết đúng chính tả của học sinh là

vô cùng quan trọng Chữ viết là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp Vì vậy, phân môn Chính tả có vai trò quan trọng ở cấp Tiểu học Học sinh viết đúng, viết nhanh mới có điều kiện học môn Tiếng Việt và các môn học khác được thuận lợi

Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ dạng văn bản, là sự miêu tả lại ngôn ngữ thông qua các ký hiệu hoặc biểu tượng Chữ viết trong mỗi

ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái đặc trưng của ngôn ngữ đó Chữ viết

hiện nay là chữ viết ghi lại theo phát âm vì ngôn ngữ Tiếng Việt thuộc nhóm Môn Khơme nên đọc thế nào viết như thế Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở cho viết đúng

Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi có khác nhau, do chưa nắm chắc những quy tắc chính tả dẫn đến việc viết đúng chính tả trong học sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy học sinh hiện nay còn nhiều

Trang 2

em mắc lỗi chính tả Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác Việc rèn cho học sinh ở các lớp đầu cấp khắc phục lỗi chính tả để viết đúng là rất cần thiết Trong quá trình giảng dạy thực tế tôi đã trăn trở tìm ra một số biện pháp giúp học sinh khắc phục được lỗi

chính tả Do đó, tôi mạnh dạn đúc rút sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giúp

học sinh lớp 3 khắc phục một số lỗi sai chính tả.”

II Mục đích nghiên cứu

Đưa ra các biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh nhằm khắc phục tình trạng sai lỗi chính tả

III Đối tượng nghiên cứu

- Thống kê, phân loại các lỗi chính tả mà học sinh mắc phải

- Phân tích, chỉ ra nguyên nhân của các loại lỗi chính tả đó

- Biện pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả

- Áp dụng thực tế và rút ra bài học kinh nghiệm

IV Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết (Đọc tài liệu có liên quan đến các vần đề cần nghiên cứu; Nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 3, Vở bài tập Tiếng Việt 3, )

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Phương pháp thực nghiệm (quan sát, luyện tập, thực hành)

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thu thập, xử lí, đánh giá số liệu

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN

I Cơ sở lí luận

Theo Từ điển Hán Việt: Chính tả là Viết đúng Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ Nói cách khác chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ đảm bảo cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung văn bản, là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính sáng tạo cá nhân

Trang 3

Chính vì thế, dạy học chính tả là rèn cho học sinh biết quy tắc và có thói quen viết chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn Kĩ năng chính tả giúp cho người đọc chiếm lĩnh được tiếng Việt, là công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập

Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau Đọc như thế nào thì viết như thế ấy, nếu đọc sai thì viết sẽ sai

Lỗi chính tả là lỗi viết sai chuẩn chính tả Lỗi chính tả bao gồm hiện tượng

vi phạm các quy định chính tả về viết hoa, viết tắt, dùng từ, và hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ viết, tức chữ viết ghi sai từ

Muốn dạy học sinh viết đúng chính tả thì điều kiện tiên quyết là học sinh phải đọc đúng; Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung nhưng việc "viết đúng chính tả" đối với học sinh còn mắc nhiều

Muốn viết đúng chính tả cần phải dạy học sinh hiểu đúng nghĩa của từ; quy tắc chính tả, mẹo luật chính tả,

Trong giờ học chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng chính tả bằng việc tiếp nhận chính âm thanh lời nói (Hình thức chính tả Nghe – viết) Muốn viết đúng là phải xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, giữa đọc và viết vì chính tả chính là sự chuyển hóa văn bản âm thanh thành chữ viết

Trong thực tế, sự biểu hiện của mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết khá phong phú và đa dạng Bởi vì cách phát âm thực tế của các phương ngữ vùng miền khác nhau, có những sai lệch so với chính âm, nên không thể nghe như thế nào viết như thế ấy được Như thế, muốn viết đúng chính tả thì dứt khoát phải nắm vững nghĩa của từ Có thể nói rằng: Chính tả Tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa

Đối với người sử dụng tiếng Việt, viết đúng chính tả chứng tỏ là nắm vững về mặt ngôn ngữ Viết đúng chính tả giúp cho con người ta sẽ có điều kiện sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập, giao tiếp,

Việc dạy học giúp học sinh viết đúng chính tả sẽ cung cấp cho các em quy tắc và rèn luyện để có kĩ năng và thói quen viết đúng chính tả Chính tả rèn cho học sinh tính kỉ luật, tính cẩn thận (vì phải viết đúng quy tắc, phải viết nắn nót từng

Trang 4

nét), óc thẩm mĩ (vì phải viết ngay ngắn, thẳng hàng, sạch đẹp, ) qua đó bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng Việt và chữ Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp trong việc viết đúng chính tả

II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

1 Thực trạng chung:

Trường Tiểu học Thạch Cẩm 3 thuộc địa bàn xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành Xã Thạch Cẩm là một xã miền núi đời sống của nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp, nền kinh tế thực sự khó khăn Trình độ dân trí chưa cao cho nên các

em đi học đều giao khoán cho Nhà trường Bố mẹ các em đi làm ăn xa Chính vì thế các em đi học thiếu sự quan tâm của bố mẹ nên cũng ảnh hưởng một phần đến chất lượng giáo dục

Học sinh nằm rải rác trên ba thôn: Cẩm Mới, Thạch Môn và Đồng Tiến là ba thôn vùng 135 của xã Trường Tiểu học Thạch Cẩm 3 lại đóng trên thôn Thạch Môn Trường đã khó khăn lại khó khăn hơn, các em đi học xa trường Trường có

ba lớp học ở khu lẻ dẫn đến việc quản lí học sinh khó khăn Chính vì vậy ban giám hiệu nhà trường đã không quản ngại khó khăn đưa trường vươn lên từng bước Tập thể giáo viên trong trường không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

2 Thực trạng về giáo viên:

- Đội ngũ giáo viên của nhà trường đều có trình độ chuẩn trở lên: trên chuẩn

13 đồng chí, đạt chuẩn 2 đồng chí, có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhiệt tình trong công tác

- Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, một số giáo viên dạy học theo kiểu chưa chú ý được hết tất cả các đối tượng học sinh, nhất là học sinh tiếp thu bài chậm, đặc biệt đối với môn Tiếng Việt đọc, viết chậm Khi đọc, viết còn sai lỗi chính tả Mặt khác giáo viên lại cho các em đứng bên lề trong các tiết học, nhất là các tiết thao giảng

- Nhiều giáo viên chưa có phương pháp định hướng cụ thể trong việc rèn chữ, sửa lỗi chính tả cho học sinh

Trang 5

- Đa số giáo viên chỉ chú trọng phát âm chuẩn trong giờ chính tả

- Một số giáo viên nói chưa chuẩn tiếng phổ thông, giọng nói còn mang đặc trưng tiếng địa phương nên ảnh hưởng đến việc luyện viết chính tả cho học sinh, đặc biệt là chính tả nghe viết

3 Thực trạng về học sinh:

Năm học ……….tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A (15 em) Sau một thời gian giảng dạy đầu năm tôi nhận thấy số lượng học sinh còn mắc lỗi chính tả rất nhiều

Mặt khác, Tiếng Việt là môn học khó, lứa tuổi của các em ý thức tự giác học chưa cao, khả năng ghi nhớ chưa sâu, vốn từ còn hạn chế 13/15 em là người dân tộc Mường nên việc ảnh hưởng của phương ngữ địa phương cũng dẫn đến việc các

em mắc lỗi chính tả Vì thế qua giờ chính tả tôi nhận thấy học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều

Điều tra số liệu khảo sát chất lượng đầu năm về việc viết chính tả như sau:

Tổng

số Sai

0-1 lỗi

Tỉ lệ

(%)

Sai

2 - 3 lỗi

Tỉ lệ

(%)

Sai

4 - 5 lỗi

Tỉ lệ

(%)

Sai

6 - 7 lỗi

Tỉ lệ

(%)

Sai trên

7 lỗi

Tỉ lệ (%)

Qua nghiên cứu thực tế cho thấy học sinh mắc lỗi chính tả là do:

+ Bản thân các âm, vần, thanh khó (khó phát âm, cấu tạo phức tạp)

+ Học sinh không nắm vững quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ

+ Do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương

+ Do học sinh bất cẩn khi viết Có những học sinh viết sai hơn 10 lỗi ở một bài chính tả khoảng 60 chữ

+ Một số em đọc chưa trôi chảy

Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy các em thường viết sai các lỗi như: + Về thanh điệu:

Học sinh không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã (Em: Điệp, Ánh, Phong )

Trang 6

Ví dụ: suy nghỉ, nghĩ ngơi, hướng dẩn…

+ Về âm vần:

Học sinh viết lẫn lộn chữ cái ghi âm đầu (Em: Ngọc, Nguyên, Ly, Kiên, Hằng )

Ví dụ:

- g / gh : gê gớm, gi nhớ,

- c / k/ q : céo co,

- ng / ngh : nghành nghề, ghe nhạc,

- ch / tr : cây che, chiến chanh,

- s / x : chia xẻ, sung phong,

- r / d / gi : dừng núi, da đình,

Bên cạnh đó học sinh còn dễ viết sai các âm vần khó (Em Huyền, Anh, Hoạt) như: uênh, uêch, uych, uya, oeo, ….Viết sai các vần dễ lẫn lộn như: ươn/ương; iên/iêng; au/âu; ay/ây; ưi/ươi…

Đôi khi còn viết sai tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài Viết hoa tùy tiện, sai quy định chính tả (Em: Duy, Hằng, Thủy, Kiên)

Do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương (87% là dân tộc Mường) các em đọc và viết sai tiếng phổ thông (Em: Điệp, Hoa, Linh, Ánh, Ly, ):

Ví dụ: Con trâu học sinh viết là: con châu

Con ong học sinh viết là con ông

Lòng mẹ học sinh viết là lồng mẹ

Từ những lỗi sai đó cùng với sự phức tạp của chữ quốc ngữ nếu người giáo viên không có biện pháp uốn nắn kịp thời thì sẽ dẫn đến hình thành thói quen không tốt cho học sinh Vì vậy để giúp học sinh có kĩ năng viết đúng, đẹp nên tôi

đã đi sâu và nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả và thực tế đã mang lại hiệu quả hết sức đáng mừng Chính vì thế tôi đã

đúc rút lại thành sáng kiến: “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 khắc phục một số

lỗi sai chính tả”để chia sẻ cùng đồng nghiệp

III Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện

1 Giải pháp

Trang 7

Từ thực trạng trên, tôi đi tìm hiểu nguyên nhân và nghiên cứu lại những kiến thức liên quan, tôi rút ra một số giải pháp góp phần giúp học sinh viết đúng chính

tả như sau:

1.1 Giáo viên cần trang bị cho mình vốn kiến thức, nắm chắc về quy luật chính tả Biết lựa chọn nội dung giảng dạy linh hoạt, sáng tạo

1.2 Luyện phát âm

1.3 Luyện tập về phân tích và so sánh, giải nghĩa từ

1.4 Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập và ghi nhớ mẹo luật chính tả

1.5 Hướng dẫn học sinh ghi Sổ tay chính tả

1.6 Khắc phục lỗi chính tả thông qua trò chơi

1.7 Yêu cầu học sinh chép lại chữ viết đúng

1.8 Hướng dẫn học sinh đọc nhiều - nhớ lâu

1.9 Khuyến khích học sinh chép các bài thơ vui, những câu thơ hay để rèn chính

tả Đồng thời khắc phục lỗi thông qua giao tiếp

1.10 Tích hợp việc dạy chính tả qua các môn học khác

1.11 Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh

1.12 Kịp thời động viên, khích lệ học sinh

1.13 Tham mưu với nhà trường, tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung liên quan đến việc viết chính tả của học sinh

2 Biện pháp tổ chức thực hiện

2.1 Giáo viên cần trang bị cho mình vốn kiến thức, nắm chắc về quy luật chính tả Biết lựa chọn nội dung giảng dạy linh hoạt, sáng tạo

Là người truyền đạt kiến thức cho học sinh, nếu người giáo viên có vốn kiến thức về chính tả mơ hồ, hời hợt thì là một điều vô cùng khó để có thể giúp các em học tốt, viết đúng được chính tả Đặc biệt, lỗi về chính tả xảy ra ở hầu hết các phân môn Vì lẽ đó, muốn học sinh học tốt, nắm chắc được luật chính tả thì bản thân người giáo viên phải luôn luôn có tinh thần học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, nắm chắc, chuyên sâu về quy luật chính tả Nắm vững kiến thức tiếng Việt

Trong quá trình giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho các em học sinh, đòi hỏi người giáo viên cần xác định được trọng tâm của bài, dạy chính tả phải biết kết

Trang 8

hợp với việc dạy chuẩn âm, tức là“phát âm đúng” Yêu cầu giáo viên phải là người

chuẩn mực trong việc đọc, nói Vì cơ sở cơ bản của chính tả Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm.Chính tả âm vị đọc thế nào, nói thế nào viết thế ấy Hầu hết học sinh chưa nắm vững nguyên tắc chính tả nên dẫn đến viết sai chính tả

Ở mỗi địa phương có một số trọng điểm chính tả riêng Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý vận dụng nguyên tắc dạy chính tả theo địa phương, theo khu vực Nguyên tắc này yêu cầu giáo viên trước khi dạy cần tiến hành điều tra cơ bản nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh, từ đó lựạ chọn nội dung giảng dạy thích hợp

Đây chính là thời gian giáo viên cung cấp cho học sinh các mẹo, luật chính

tả cũng như phân tích ngữ nghĩa các từ ngữ mà các em dễ nhầm lẫn

Cụ thể: Khi hướng dẫn làm bài tập chính tả Đối với dạng bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ Nội dung các bài tập này là luyện viết phân biệt những

âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương Trong sách giáo khoa số hiệu của các bài tập lựa chọn bao gồm 1, 2 hoặc 3 bài tập nhỏ (kí hiệu là a, b hay c), mỗi bài tập nhỏ dành cho vùng phương ngữ nhất định Bản thân tôi luôn căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi học sinh mình dạy để chọn bài tập nhỏ thích hợp cho các em Trong cùng một lớp, có thể giao cho học sinh này bài tập a, học sinh khác bài tập b, tùy theo lỗi phát âm và lỗi chính tả các

em thường mắc Thậm chí dựa theo mẫu bài tập sách giáo khoa, giáo viên có thể tự

ra bài tập cho phù hợp với yêu cầu khắc phục lỗi chính tả và lỗi phát âm của địa phương mình Vì thế trong quá trình giảng dạy, theo tôi người giáo viên phải biết thay đổi và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phần bài tập chính tả lựa chọn giúp các em học sinh của mình khắc phục những lỗi sai để viết đúng chính tả mà vẫn đảm bảo được mục tiêu bài học, môn học

Ví dụ: Điền vào chỗ trống ut hay uc? (VBT TV3 - tập 2 - trang 24 )

Con chim chiền chiện Bay v ́ v ́́́ cao Lòng đầy yêu mến Kh ́ hát ngọt ngào

Trang 9

Tôi thấy học sinh lớp tôi khi điền hai vần này học sinh không sai Mặt khác

do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương học sinh thường nhầm ong hay ông tôi

thay bài tập trên bằng bài tập:

Điền vào chỗ trống ong hay ông?

s ́ sánh d ̀ suối tr ngóng mênh m

Bên cạnh đó, việc chấm - nhận xét - chữa bài thường xuyên giúp giáo viên tìm ra được từ, tiếng học sinh viết sai, chỉ ra từng lỗi sai để yêu cầu học sinh phát

âm lại và viết lại từ, tiếng đúng

Ví dụ: Khi học sinh viết bài Chính tả: Chiếc áo len.(đoạn 4) - trang 22 - TV3 tập 1

Có đoạn: Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá Học sinh viết: Nằm cuộn chòn trông chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá

Khi nhận xét bài viết của học sinh, tôi gạch chân tiếng viết sai, yêu cầu học sinh đó đọc lại (nếu học sinh đó đọc sai thì yêu cầu bạn ngồi bên giúp bạn sửa), sau đó yêu cầu học sinh đó viết lại tiếng đã viết sai

2.2 Luyện phát âm

Vì hầu như các em đọc như thế nào viết như thế ấy Muốn cho học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học sinh Giáo viên phải là người phát âm rõ tiếng, đúng, chuẩn, tốc độ vừa phải đồng thời chú ý luyện phát

âm cho học sinh để phân biệt các dấu thanh (đặc biệt là thanh hỏi, thanh ngã), các

âm đầu, phần vần ( chủ yếu là các tiếng đọc sai do ảnh hưởng phương ngữ) qua đó giúp học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng Việc rèn phát âm

cơ bản phải được thực hiện trong tiết Tập đọc và được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học, không chỉ ở môn Tiếng Việt mà còn ở các môn học khác

Ví dụ:

+ Khi đọc từ : say sưa học sinh thường đọc sai thành xay xưa

Giáo viên cần cho học sinh phân tích cấu tạo tiếng Giáo viên đọc mẫu sau đó cho học sinh đọc lại

Trang 10

+ Ở địa phương tôi dạy khi đọc từ lòng mẹ các em phần đa thường đọc sai thành lồng mẹ Vì thế khi viết các em cũng viết sai

Học sinh đọc - viết sai lỗi: lòng thành lồng Đây là do ảnh hưởng phương

ngữ (phần lớn các em là người dân tộc Mường) Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo tiếng, đánh vần lại Giáo viên phát âm mẫu sau đó yêu cầu học sinh luyện đọc lại nhiều lần

Đặc biệt với những học sinh sai lỗi chính tả nhiều Trong giờ tập đọc tôi cho các em luyện phát âm, cho đánh vần những từ, tiếng các em đọc sai Đôi lúc còn giao cho các em viết vài câu trong bài mà chứa từ, tiếng em đọc sai chép vào vở Tiết tập đọc sau tôi kiểm tra

2.3 Giúp học sinh nắm vững nghĩa của từ để viết đúng chính tả

Do đặc điểm của phương ngữ vùng miền nên học sinh còn nói giọng địa phương nhiều Điều ấy làm các em dễ viết sai chính tả nếu chưa hiểu rõ nghĩa của

từ mình viết Vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ bằng cách luyện tập phân tích và so sánh, giải nghĩa từ

* Khi dạy bài tập đọc : Đất quý, đất yêu (TV3)

Có câu: Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a

Học sinh đọc thành: Ngày sưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a

Chính vì đọc sai nên khi viết chính tả các em cũng thường viết xưa thành sưa Sau đó tôi phân tích cho các em hiểu xưa và sưa

+ xưa: Đã quá lâu(ngày xưa, thuở xưa, )

+ sưa: thưa (răng thưa)

* Khi dạy bài tập đọc: Về quê ngoại (TV3 )

Có câu: Bóng tre mát rợp vai người

Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm

Học sinh đọc thành: Bóng che mát rợp vai người

Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm

Do đọc sai nên khi viết chính tả các em cũng thường viết tre thành che Sau đó tôi phân tích cho các em hiểu tre và che

+ tre: loại cây nhỏ, cao, ruột rỗng có nhiều đốt

Ngày đăng: 09/11/2024, 14:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w