1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập giữa khóa Địa Điểm nhà hát nghệ thuật phương nam

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 11,66 MB

Nội dung

Lý do chọn cơ sở thực tập Là sinh viên chuyên ngành Tổ chức, dàn dựng chương trình văn hóa, nghệ thuật thuộc Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật khi chọn các địa điểm thực tập thì các cơ sở

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA ĐỊA ĐIỂM: NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT PHƯƠNG NAM

Thực hiện: Sv Nguyễn Hoàng Anh Thơ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại họcVăn Hóa TP Hồ Chí Minh nói chung và Quý thầy/cô Khoa Quản lý văn hóa,nghệ thuật nói riêng đã trang bị cho em những kiến thức quý báu để em có thểvận dụng tốt trong quá trình thực tập tại Nhà hát nghệ thuật phương Nam Đặcbiệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Phó giám đốc Nhàhát nghệ thuật phương Nam - chú Nguyễn Phi Sơn, người đã rất tận tình giúp

đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này Em xin kínhchúc chú có thật nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công trong sựnghiệp cao quý

Qua bài báo cáo này, em cũng xin gửi lời cảm ơn cô ThS Hoàng ThịNhung - giảng viên khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật, trường Đại học Vănhóa TP Hồ Chí Minh Trong thời gian thực tập tại cơ quan, em đã được côgiúp đỡ và chỉ dẫn tận tình, tạo điều kiệu để em hoàn thành báo cáo của mình

Vì bài báo cáo được thực hiện trong phạm vi thời gian hạn hẹp và hạnchế về kiến thức chuyên môn, do đó không thể tránh khỏi những sai sót nhấtđịnh Em rất mong có được những ý kiến đóng góp chân thành từ cô và chúSơn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn./

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

(Dành cho cơ sở thực tập)

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Anh Thơ Ngày sinh: 21/02/2002

Lớp: 20DTCDDNT Mã số sinh viên: D20QL030 Khóa: 2020 -2024

Thực tập tại: Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam

Thời gian thực tập: 13/06/2023 – 07/07/2023

1 Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật:

2 Về những công việc được giao:

3 Kết quả đạt được:

Điểm (thang điểm 10):

, ngày tháng năm 20

Xác nhận của lãnh đạo cơ sở thực tập Người phụ trách hướng dẫn

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP

(Dành cho giảng viên hướng dẫn)

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Anh Thơ Ngày sinh: 21/02/2002

Lớp: 20DTCDDNT Mã số sinh viên: D20QL030 Khóa: 2020 -2024

Thực tập tại: Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam

Thời gian thực tập: 13/06/2023 – 07/07/2023

1 Quá trình thực tập

- Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật:

- Về những công việc được giao:

- Kết quả đạt được:

Điểm (thang điểm 10): 2 Báo cáo thực tập - Hình thức

- Nội dung

Điểm (thang điểm 10):

, ngày tháng năm 20

Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.1.1 Khái quát chung về nghệ thuật xiếc và nghệ thuật múa rối 3

1.1.2 Khái quát về Nhà hát nghệ thuật Phương Nam 4

1.2 Cơ cấu bộ máy và tổ chức quản lý 5

1.3 Nguồn lực hoạt động của tổ chức 6

1.3.1 Nguồn nhân lực 6

1.3.2 Nguồn lực tài chính 6

1.3.3 Nguồn lực cơ sở vật chất 7

1.4 Những hoạt động chuyên môn của tổ chức 8

CHƯƠNG 2 10

NHỮNG NỘI DUNG THỰC TẬP 10

2.1 Hoạt động 1: Tham gia, hỗ trợ các hoạt động tại khu trải nghiệm tại Rạp xiếc TP.HCM 10

2.1.1 Mô tả công việc 10

2.1.2 Những kiến thức được áp dụng 10

2.1.3 Nhận định, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động 11

2.1.4 Bài học kinh nghiệm 11

2.2 Hoạt động 2: Hỗ trợ khu múa rối nước về soát vé và hướng dẫn chổ ngồi cho khách tham dự tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM 11

2.2.1 Mô tả công việc 11

2.2.2 Những kiến thức được áp dụng. 12

2.2.3 Nhận định, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động. 12

2.2.4 Bài học kinh nghiệm. 13

2.3 Hoạt động 3: Tham dự chương trình xiếc vở diễn “Ba Tư huyền bí” tại Rạp xiếc TP.HCM 13

2.3.1 Mô tả công việc 13

2.3.2 Những kiến thức được áp dụng. 14

Trang 6

2.3.3 Nhận định, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động .14

2.3.4 Bài học kinh nghiệm 15

2.4 Hoạt động 4: Tham dự chương trình xiếc “Xiếc tổng hợp” và ‘’Xiếc hè cho bé” 15

2.4.1 Mô tả công việc 15

2.4.2.Những kiến thức được áp dụng. 16

2.4.3 Nhận định, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động. 16

2.4.4 Bài học kinh nghiệm. 16

CHƯƠNG 3 18

KẾT QUẢ, ĐỀ XUẤT 18

3.1 Kết quả thực tập 18

3.1.1 Về kiến thức 18

3.1.2 Về kỹ năng 18

3.1.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm 19

3.2 Đề xuất 19

3.2.1 Đối với Cơ sở thực tập (Nhà hát nghệ thuật phương Nam) 19

3.2.2 Đối với Trường Đại học Văn hóa TP HCM và Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật 20

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 33

Trang 7

2 Lý do chọn cơ sở thực tập

Là sinh viên chuyên ngành Tổ chức, dàn dựng chương trình văn hóa, nghệ thuật thuộc Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật khi chọn các địa điểm thực tập thì các cơ sở nhà hát là nơi mà em muốn hướng đến đầu tiên bởi đó

là những nơi phù hợp với chuyên ngành đang học thực tại, giúp em có thể cọ xát thực tế với lý thuyết đã học trên tại giảng đường Và Nhà hát nghệ thuật phương Nam là nơi mà em đã chọn làm điểm đến cho 1 tháng thực tập giữa khóa Đây là địa điểm tổ chức các chương trình biểu diễn xiếc, múa rối, nghệ thuật tổng hợp; bảo tồn và phát triển nghệ thuật xiếc và nghệ thuật múa rối; đồng thời kết hợp xiếc, múa rối với các loại hình nghệ thuật khác như ca, múa, nhạc, kịch, điện ảnh để xây dựng các chương trình nghệ thuật phong phú, đa dạng Cơ sở thực tập Nhà hát nghệ thuật phương Nam sẽ là nơi để sinh viên thuộc các chuyên ngành múa, xiếc, tổ chức sự kiện, tổ chức, dàn dựng chương trình văn hóa nghệ thuật học tập và trau dồi kinh nghiệm

Trang 8

3 Bố cục báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo Báo cáo gồm ba chương: + Chương 1: Khái quát về Nhà hát nghệ thuật Phương Nam

+ Chương 2: Những nội dung thực tập

+ Chương 3: Kết quả, đề xuất

Trang 9

và phát triển từ thực tếcuộc sống thông qua các trò chơi dân gian, lễ hộitruyền thống, nghi thức tính ngưỡng, tôn giáo và các hoạt động sản xuất, đấutranh sinh tồn và sinh hoạt văn hóa cộng đồng,… dần dần phát triển thànhnghệ thuật xiếc.

Đồng thời, xiếc có tính quốc tế cao, do ngôn ngữ của xiếc là nhữnghình tượng nghệ thuật, không có rào cản về ngôn ngữ nên dù là người củaquốc gia, dân tộc nào, là người có trình độhọc vấn cao hay người lao độngphổ thông với mọi lứa tuổi khác nhau thì đều có thể cảm nhận được cái hay,cái khó, cái đẹp trong từng động tác theo tư duy và trình độ của mỗi người.Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có cách thể hiện và trình diễn khácnhau theo sắc thái, văn hóa đặc trưng riêng biệt Do đó, nghệ thuật xiếc rất đadạng và phong phú về loại hình, ngày càng được nâng cao, cải tiến và cùngvới sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến đã thúc đẩy sự phát triển, sáng tạo vàlàm giàu hơn bộ môn nghệ thuật này

1.1.1.2 Nghệ thuật múa rối

Rối là những hình tượng vô tri vô giác được các nghệ sĩ nhân cách hóa.Khi cảm xúc của người nghệ sĩ được truyền qua những vật trung gian như sợidây, cái que, cái tay, thì con rối sẽ thể hiện những cảm xúc của người diễn

Trang 10

viên ấy thông qua các nhân vật trong từng vở diễn của nghệ thuật múa rối.Múa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hếtcác quốc gia trên thế giới với đa dạng loại hình.

Ở Việt Nam, nói đến Múa Rối dân gian truyền thống, chúng ta thườngnói đến loại hình Múa Rối nước đặc trưng chỉ có ở Việt Nam Nghệ thuật MúaRối nước là một trong những loại hình sân khấu dân gian truyền thống, tiêubiểu cho nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của người Việt vùng đồng bằngchâu thổ Bắc Bộ; đây là một loại hình nghệ thuật mang tính tổng hợp rất cao,tiếp thu và sử dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều loại hình nghệ thuật và mỹ thuậtdân gian khác nhau (kiến trúc, âm nhạc, nhảy múa, truyện kể dân gian, chạmkhắc, vẽ màu,…) Những trò Rối nước thường ngắn gọn, sử dụng nhữngchuyển động của con rối để kể những câu chuyện, qua đó phản ánh một cáchước lệ nhưng chân thực chất đời, chất dân dã Trò xưa thường diễn không lời,khi nền văn học dân tộc phát triển đã mang đến cho các tiết mục rồi thêm lờithoại và câu hát Cùng với sự hiện đại hóa khi kết hợp cùng các hiệu ứng âmthanh ánh sáng công phu đã góp phần tạo nên những trò rối mới mẻ, màu sắcnhưng vẫn giữ được những nét truyền thông trong từng tác phẩm và thu hútđông đảo khán giả đến trải nghiệm hơn

1.1.2 Khái quát về Nhà hát nghệ thuật Phương Nam

Nhà hát nghệ thuật Phương Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trựcthuộc

Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, với tiền thân là đoàn XiếcThành phố “Mặt Trời Đỏ” và “Bầu Trời Xanh” thành lập năm 1986 và đoànMúa rối Thành phố “Rồng Phương Nam” thành lập năm 1977

Đáp ứng nhu cầu phát triển đầu tư và tinh gọn bộ máy tổ chức quản lý,ngày 17 tháng 10 năm 2013 theo Quyết định số 5696/QĐ-UBND của Ủy BanNhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xác nhập thành Nhà hát Nghê ˆ thuâ ˆt

Trang 11

Phương Nam trên cơ sở hợp nhất Đoàn Xiếc Thành phố và Đoàn Nghệ thuậtMúa Rối Thành phố.

Đã 10 năm hình thành và phát triển, Nhà hát nghệ thuật Phương Namtiếp tục kế thừa những kết quả của các đoàn Xiếc và Múa Rối tại Thành phố

Hồ Chí Minh Nơi đây đã tổ chức các chương trình biểu diễn xiếc, múa rối,nghệ thuật tổng hợp; bảo tồn và phát triển nghệ thuật xiếc và nghệ thuật múarối; đồng thời kết hợp xiếc, múa rối với các loại hình nghệ thuật khác như ca,múa, nhạc, kịch, điện ảnh để xây dựng các chương trình nghệ thuật phongphú, đa dạng Ngoài ra, Nhà hát còn tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm vớicác đơn vị nghệ thuật, các tổ chức văn hóa, các nhà hát trong nước và nướcngoài; biểu diễn phục vụ văn hóa đối ngoại, giao lưu văn hóa

1.2 Cơ cấu bộ máy và tổ chức quản lý

Sơ đồ: Bộ máy quản lý của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam

Trang 12

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam hiện naygồm có: Giám đốc Nhà hát – Đạo diễn Lê Ích Diễn; Phó Giám đốc – Đạo diệnNguyễn Phi Sơn, quản lý về các công tác chuyên môn, bộ phận Tổ chức biểudiễn, quản lý cơ sở vật chất; Phó Giám đốc – Nghệ sĩ ưu tú Lưu Thị BíchLiên, quản lý về các công tác hành chính và một số công việc chuyên môn vềđạo tạo; Phòng Hành chính – Tổng hợp; Phòng Tài vụ; Phòng Tổ chức biểudiễn; Phòng Kỹ thuật sân khấu; Khối rạp; Đoàn Xiếc Mặt Trời Đỏ; Đoàn XiếcBầu Trời Xanh và Đoàn Múa Rối Rồng Phương Nam.

1.3 Nguồn lực hoạt động của tổ chức

1.3.1 Nguồn nhân lực

Nhà hát nghệ thuật Phương Nam hiện nay có tổng số viên chức, người lao động là 99 người (60 viên chức, 39 hợp đồng lao động), trong đó lực lượng diễn viên là 66 người: có 2 Thạc sĩ tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, 25 cử nhân đại học (6 cử nhân trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, 8 cử nhân trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và 11 cử nhân trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh), 22 người tốt nghiệp trường Trung cấp Xiếc Quốc gia Việt Nam, 1 biên đạo múa và 16 Nghệ sĩ ưu tú

1.3.2 Nguồn lực tài chính

Nhà hát nghệ thuật Phương Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp một phần kinh phí hoạtđộng từ nguồn ngân sách Nhà nước và được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhànước và ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật Ngoài ra, kinhphí hoạt động còn từ nguồn doanh thu từ việc bán vé, hợp đồng biểu diễn cácchương trình nghệ thuật,…

Trang 13

1.3.3 Nguồn lực cơ sở vật chất

Trụ sở chính tọa lạc tại số 372 – 374, đường Trần Phú, phường 7, Quận 5,Thành phố Hồ Chí Minh; bao gồm phòng Giám đốc, phòng Phó Giám đốc,phòng Hành chính – Tổng hợp, phòng Tài vụ, phòng Tổ chức biểu diễn vàphòng Kỹ thuật sân khấu

Địa điểm biểu diễn của rạp Xiếc công viên Gia Định tại số 3, đườngHoàng Minh Giám, phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sởvật chất bao gồm sân khấu biểu diễn Xiếc với sức chứa hơn 800 người khuTrải nghiệm Xiếc – Múa Rối – Trò chơi dân gian đáp ứng khoảng 200 – 300lượt khách đến tham quan, tìm hiểu; là nơi hoạt động đặc thù về tổ chức biểudiễn, các phòng chủ yếu được sử dụng với mục đích họp và làm việc của cáccông viên chức thuộc Rạp, Đoàn, lãnh đạo quản lý và các kho chứa đạo cụ.Địa điểm biểu diễn Múa Rối nước tại số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm,phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; là đơn vị hợp tác biểudiễn của Bảo tàng lịch sử TP Hồ Chí Minh và Nhà hát nghệ thuật PhươngNam với 120 ghế ngồi, phục vụ cho các Đoàn khách du lịch, Đoàn Thiếu nhitại các trường học và sinh viên đến tham quan,

Rạp Xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ tọa lạc đường Lữ Gia, quận 11,Thành phố Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng ngày 28 tháng 04 năm2023; có vốn đầu tư 1.400 tỉ đồng với quy mô 12 tầng nổi, 2 tầng hầm, nhàbiểu diễn có quy mô 3000 chỗ ngồi (bao gồm 1 sân khấu tròn di động và 1sân khấu hình chữ nhật nối tiếp tạo thành sân khấu đa năng với hệ thống năngxoắn ốc, có thể di chuyển trong nước hoặc không có nước để phục vụ các hoạtđộng tổ chức hội nghị, biểu diễn chương trình nghệ thuật Xiếc và Múa Rối vàcác hoạt động thể thao khác; dự kiến khánh thành và đưa vào hoạt động ngày30/04/2025

Các phòng ban đều được trang bị các thiết bị điện tử (máy điều hòa, quạt máy, máy tính, máy in) và bàn ghế nhằm đáp ứng cho nhu cầu làm việc

Trang 14

Các địa điểm sân khấu biểu diễn của Nhà hát được đầu tư đầy đủ về các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, sân khấu phù hợp các chương trình biểu diễn Xiếc và Múa Rối nước, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả ngày nay.

1.4 Những hoạt động chuyên môn của tổ chức

Thứ nhất, Tổ chức các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, cho

nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân

Thực hiện chương trình múa rối nước “Tứ Linh Hội Tụ” và xiếc “Hồn Quê”phục vụ người dân trê địa bàn TP.HCM, đặc biệt các em thiếu nhi trong buổi

lễ “Hưởng Ứng Tháng Hành Động Vì Trẻ Em 2023” tại Phố đi bộ NguyễnHuệ

Tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ các học viên tại các

Cơ sở Cai Nghiện Ma Tuý, Trung tâm bảo trợ Xã Hội tỉnh Bình Phước Cơ sởCai nghiện Phú Văn, Cơ sở Cai Nghiện Phú Đức, Cơ sở Cai Nghiện PhúNghĩa, Cơ sở Cai Nghiện Đức Hạnh, Trung tâm bảo trợ Xã hội Bình ĐứcKhu trải nghiệm và các suất diễn xiếc, múa rối được duy trì diễn thườngxuyên vào Thứ 7 và Chủ nhật Đối với sân khấu múa rối nước diễn ra vào lúc10g00 và 14g00 thứ 7 và chủ nhật hằng tuần; đối với sân khấu xiếc được diễn

ra vào 19g30 Thứ 7 và 17g00 Chủ nhật hàng tuần

Thứ hai, Thực hiện các mô hình mẫu về loại hình xiếc, múa rối; đồng

thời kết hợp xiếc, múa rối vơi các loại hình nghệ thuật khác như ca, múa,nhạc, kịch, điện ảnh để xây dựng các chương trình nghệ thuật phong phú, đadạng

Từ hai loại hình Xiếc và Múa rối, Nhà hát nghệ thuật phương Nam đã đầu tưthực hiện một chương trình nghệ thuật tổng hợp chuyển tải các giá trị văn hóađặc sắc của vùng đất phương Nam Đó là Mekong Show “Mekong Show”được trình diễn đêm đầu tiên vào tháng 6.2020 Đây là chương trình nghệthuật tổng hợp chủ yếu kết hợp giữa xiếc và rối thể hiện nhiều đặc trưng củavùng đất phương Nam Chương trình hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật sânkhấu, trong đó có xiếc đương đại với các kỹ thuật nhào lộn, tung hứng, quaylụa, đu dây da, dây lụa, kết hợp cùng nghệ thuật rối nước, rối đen, rối que,mang tính sáng tạo và kỹ thuật cao Các tiết mục xiếc và rối kết hợp với múa,kịch được đan xen nhau để kể câu chuyện liền mạch trong 60 phút qua từngtiết mục

Đây chương trình nghệ thuật lớn mang tính tổng thể, có câu chuyện xuyênsuốt, kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu, được đầu tư mạnh về đạo

cụ, trang phục, âm thanh, ánh sáng

Thứ ba, Tổ chức trao đổi học tập kinh nghiệm với các đơn vị nghệ

Trang 15

thuật, các tổ chức văn hoá, các nhà hát trong và ngoài nước, biểu diễn phục vụvăn hoá đối ngoại, giao lưu văn hoá.

Khu trải nghiệm là tổ hợp sân khấu biểu diễn, tham quan, tìm hiểu Xiếc –

Múa Rối nước và tham gia các trò chơi dân gian như nhảy sạp, bịt mắt đậpheo, đi cầu khỉ, đi cà kheo và đặc biệt là hoạt động trải nghiệm điều khiểncon rối nước dưới sự hướng dẫn của các nghệ sĩ Khu trải nghiệm được hoạtđộng hai năm gần đây sau đại dịch Covid 19 với mục đích tạo không gian–

vui chơi, giải trí bổ ích dành đối tượng thiểu nhi ở Quận Gò Vấp nói riêng

và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung; kết hợp với các ban, ngành, đơn vị

để kích cầu du lịch trải nghiệm của Thành phố đối với du khách trong nước

và quốc tế

Trang 16

CHƯƠNG 2

NHỮNG NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1 Hoạt động 1: Tham gia, hỗ trợ các hoạt động tại khu trải nghiệm tại Rạp xiếc TP.HCM

2.1.1 Mô tả công việc

Khu trải nghiệm tại Rạp xiếc TP.HCM là nơi tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho các em thiếu nhi Cụ thể là biểu diễn xiếc, múa rối dây, múa rối nước, cho các em được tự mình điều khiển các con rối Ngoài ra còn

tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy sạp, đi cầu khỉ, đập heo đất Đây là chuỗi hoạt động trải nghiệm này do Nhà hát nghệ thuật phương Nam tổ chức với mục đích bảo tồn, giáo dục bằng cách mang loại hình nghệ thuật xiếc và múa rối đến gần hơn với các em nhỏ đồng thời giúp các em có cơ hội được trải nghiệm những trò chơi dân gian vui nhộn sau những giờ học tập.Trong hoạt động này, nhóm sinh viên thực tập được giao nhiệm vụ hỗ trợ các anh chị tại Khu trải nghiệm, quan sát và hướng dẫn các em nhỏ các tròchơi và đảm bảo cho các em sự an toàn khi tham gia

2.1.2 Những kiến thức được áp dụng

Để thực hiện tốt công việc được giao ở Khu trải nghiệm, em đã áp dụnghọc phần “Kỹ năng thuyết trình” để mô tả diễn đạt nội dung cách chơi của cáctrò dân gian cho giáo viên và các em nhỏ có thể hiểu Ngoài ra còn áp dụngcác kỹ năng mềm như “Kỹ năng quản lý đám đông” vào quá trình quản lý,quan sát trẻ nhỏ tại Khu trải nghiệm trong suốt quá trình các hoạt động được

diễn ra

Trang 17

2.1.3 Nhận định, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động

Chuỗi hoạt động thực tế tại Khu trải nghiệm là những hoạt động bổ ích

và giáo dục cho trẻ em nhỏ, giúp các em có thể vừa chơi vừa học vừa hiểu được giá trị bản sắc dân tộc Là một trong những nhiệm vụ đầu tiên được phụ trách tại Khu trải nghiệm nên em đã hoàn thành thật một cách nghiêm túc và chỉn chu Với vai trò dẫn dắt các em trong các trò chơi, quan sát quản lý đám đông là trẻ nhỏ, em đã luôn cẩn trọng và tạo một tâm thế thoải mái, vui vẻ và thân thiện để các em có thể vui tươi trải nghiệm các hoạt động một cách tích cực Đó cũng là một trong những yếu tố dẫn đến hiệu quả thành công của chương trình

2.1.4 Bài học kinh nghiệm

Đối với nhiệm vụ đầu tiên được giao phụ trách tại cơ sở thực tập, chỉ với nhiệm vụ hướng dẫn các em nhỏ trong các trò chơi và quản lý, quan sát các em nhưng em rút ra cho mình được hai bài học kinh nghiệm quý báu:

Thứ nhất, trong giao tiếp ứng xử với trẻ nhỏ, luôn phải giữ một tinh

thần vui tươi, thoải mái, thân thiện và kiên nhẫn với các em

Thứ hai, đám đông là trẻ nhỏ khó quản lý hơn người lớn rất nhiều, vì

thế cần phải quan sát kỹ lưỡng trước sau để có thể đảm bảo các em luôn trongtrạng thái thoải mái và an toàn

2.2 Hoạt động 2: Hỗ trợ khu múa rối nước về soát vé và hướng dẫn chổ ngồi cho khách tham dự tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM

2.2.1 Mô tả công việc

Tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, quý quan khách du lịch, các bạn sinh viên, học sinh ngoài việc khám phá lịch sử Việt Nam ra còn có thể thưởng thức các tiết mục múa rối nước hấp dẫn do Nhà hát nghệ thuật phương Nam

Trang 18

tổ chức tại khu múa rối nước Đây vừa là hoạt động trải nghiệm tham quan dành cho du khách cũng như là nơi giáo dục bảo tồn giá trị bản sắc của dân tộc về loại hình nghệ thuật múa rối nước mà bao đời này được giữ gìn.Trong hoạt động này, nhóm sinh viên thực tập được giao nhiệm vụ soát

vé, hướng dẫn chỗ ngồi cho khách tham dự và chia nhân sự trực tại các khu

vự hàng ghế để quan sát xử lí những tình huống rủi ro cũng như đảm bảo an toàn cho đoàn khách, nhất là đoàn khách có trẻ em nhỏ Trong quá trình diễn

ra các tiết mục múa rối nước, nhóm sinh viên thực tập cũng có cơ hội thưởng thức và tìm hiểu các trò múa rối như: múa rồng, múa phượng, múa đánh bắt cá, Sau khi chương trình kết thúc thì hỗ trợ hướng dẫn khán giả lối ra, kiểm tra vệ sinh khu vực ghế ngồi, xếp ghế ngay ngắn để chuẩn bị cho suất diễn tiếp theo

2.2.2 Những kiến thức được áp dụng.

Để thực hiện công việc được giao, em đã áp dụng học phần “Tổ chức

sự kiện” và kỹ năng mềm “Kỹ năng quản lý đám đông” để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình rà soát vé, hướng dẫn đoàn khách đi đến đúng chỗ ngồi của mình cũng như luôn nghiêm túc quan sát để ứng biến các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chương trình được diễn ra

2.2.3 Nhận định, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động.

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống ra đời từ nền văn minh lúa nước Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, và là một sáng tạo đặc trưng của người Việt Nam Bằng việc điều khiển những con rối dưới dòng nước, mà người xem có thể hiểu được những câu chuyện gần gũi giản dịđậm chất làng quê Việt Nam

Trong nhiệm vụ được giao tại khu múa rối nước, em đã hoàn thành tốt vai trò của mình bằng sự nhiệt huyết, linh hoạt với một thái độ nghiêm túc

Trang 19

Hướng dẫn khách đến đúng chỗ ngồi, luôn quan sát kỹ lưỡng đến khách tham

dự đặc biệt là đoàn khách trẻ em để đảm bảo sự an toàn trong quá trình diễn

ra các tiết mục Đó cũng chính là một trong những yếu tố làm nên sự hiệu quảthành công cho chương trình,

2.2.4 Bài học kinh nghiệm.

Đối với nhiệm vụ soát vé, hướng dẫn chỗ ngồi cho khách tham dự và quan sát rủi ro trong quá trình diễn ra chương trình mà tôi được được giao trong hoạt động này, đó cũng là cơ hội để tôi có thêm những bài học quý báu cho bản thân mình:

Thứ nhất, cẩn trọng và tỉ mỉ trong viết rà soát các thông tin trên vé để

tránh sai sót

Thứ hai, giữ một tinh thần thoải mái, vui vẻ, cởi mở với khách tham

quan, và đặc biệt giữ một thái độ kiên nhẫn đối với đoàn khách là trẻ em nhỏ

Thứ ba, luôn để mắt quan sát những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình

diễn ra chương trình sự kiện và biết cách ứng xử linh hoạt

2.3 Hoạt động 3: Tham dự chương trình xiếc vở diễn “Ba Tư huyền bí” tại Rạp xiếc TP.HCM

2.3.1 Mô tả công việc

Vở diễn “Ba Tư huyền bí” là chương trình diễn xiếc bán vé tại Rạp xiếcTP.HCM do Nhà hát nghệ thuật phương Nam tổ chức, với mục đích phục vụ giải trí cho người dân trên địa bàn hầu hết mọi đối tượng Chương trình khôngchỉ là đêm diễn xiếc đơn thuần mà được xây dựng cảm tác từ câu chuyện thầnthoại “Aladdin và cây đèn thần”, mang đến một sân khấu xiếc độc đáo hoàn toàn mới lạ, gây cuốn hút và phù hợp với thị hiếu người xem vơi nội dung câuchuyện hấp dẫn đan xen những màn nhào lộn điêu luyện

Trang 20

Trong đêm biễu diễn, nhóm sinh viên thực tập được giao nhiệm vụ quan sát khâu bán vé và rà soát vé của khách đến tham dự, sau đó hướng dẫn khách đi đến chỗ ngồi của mìn Sau khi ổn định chương trình, chúng em cùngđược thưởng thức chương trình nghệ thuật xiếc “Ba Tư huyền bí” chung với khán giả và quay lại những đoạn đặc sắc cũng như biểu cảm của khán giả để thực hiện video clip truyền thông cho chương trình

2.3.2 Những kiến thức được áp dụng.

Khi được giao các nhiệm vụ trên, em đã áp dụng hai học phần “Tổ chức sự kiện” và “Kỹ thuật biên tập, dựng clip” để hoàn thành nhiệm vụ của mình Với học phần “Tổ chức sự kiện” bằng những kiến thức đã học trên trường lớp, em có thể thấy được một chương trình/ sự kiện được tổ chức thực

tế sẽ bao gồm những công đoạn nào, thời gian bắt đầu và kết thúc ra sao cũng như cách quản lý khán giả đến xem thế nào, Với học phần “Kỹ thuật biên tập dựng clip”, em đã áp dụng vào nhiệm vụ thực hiện video clip truyền thông cho chương trình bằng các kiến thức góc máy quay, cách dựng clip, chèn nhạcnhư thế nào là hợp lí

2.3.3 Nhận định, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động.

Vở diễn “Ba Tư huyền bí” được xem là một trong những chương trình nghệ thuật xiếc hấp dẫn và nổi bật tại Rạp xiếc TP.HCM Từ khâu soát vé, hướng dẫn chỗ ngồi cho khách tham dự đến quá trình diễn ra chương trình, tất

cả đều được tổ chức một cách chỉn chu và hợp lí, đảm bảo cho khán giả một đêm trình diễn đầy giá trị

Khi được tham gia thưởng thức vở diễn “Ba Tư huyền bí” này, em đã thật sự cảm phục trước những người nghệ sĩ tài năng và lòng dũng cảm của

họ khi có thể thực hiện những màn xiếc vô cùng nguy hiểm và khó khăn Từ những hình ảnh đó, mà em đã hiểu được đằng sau những tiếng hò hét cổ vũ của khán giả bởi những màn xiếc mãn nhãn là những giọt mồ hôi nước mắt từ

Trang 21

công sức tập và rèn luyện của những người nghệ sĩ cũng như sự can đảm, dũng cảm của họ Những tràn vỗ tay nồng nhiệt, sự hò hét cổ vũ nhiệt tình của khán giả đã tạo nên một đêm diễn thành công tốt đẹp.

2.3.4 Bài học kinh nghiệm

Tuy vở diễn “Ba Tư huyền bí”chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 1 tiếng hơn nhưng để lại trong em nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:

Thứ nhất, thời lượng diễn ra chương trình phải luôn phù hợp và hợp lí

để khán giả có thể thưởng thức trọn vẹn

Thứ hai, phải luôn giữ bình tĩnh cho bất kì những rủi ro không may xảy

ra trên sân khấu

Thứ ba, âm thanh và ánh sáng là linh hồn của vở diễn, phải luôn biết

vận dụng và sáng tạo đúng kỹ thuật âm thanh ánh sáng để cho chương trình thêm phần đặc sắc và hấp dẫn

2.4 Hoạt động 4: Tham dự chương trình xiếc “Xiếc tổng hợp” và ‘’Xiếc

hè cho bé”

2.4.1 Mô tả công việc

“Xiếc tổng hợp” hay “Xiếc hè cho bé” là chương trình xiếc với đầy đủ các loại hình xiếc như: xiếc thú, xiếc trên không, giữ thăng bằng, xiếc với lửa,chú hề vui nhộn, Đây là hoạt động do Nhà hát nghệ thuật phương Nam tổ chức cho các em thiếu nhi với mục đích giải trí mùa hè, mang đến niềm vui cũng như giáo dục cho các em trong lĩnh vực xiếc

Trong chương trình “Xiếc tổng hợp” và “Xiếc hè cho bé”, nhóm sinh viên thực tập được giao hai nhiệm vụ là quan sát khâu chuẩn bị của các nghệ

sĩ xiếc và quan sát rà soát vé, hướng dẫn khách đến tham dự Nhóm chúng emchia làm 2 bộ phận, bộ phận thứ nhất sẽ quan sát quay phim tại khu vực chuẩn

Trang 22

bị của các nghệ sĩ để hỗ trợ cho video clip truyền thông, bộ phận thứ 2 đứng ởkhu vực soát vé để hỗ trợ khán giả đến xemt Sau khi ổn định xong, nhóm chúng em sẽ cũng khán giả thưởng thức những tiếc mục xiếc vui nhộn đầy kịch tính.

2.4.2.Những kiến thức được áp dụng.

Trong hoạt động này của nhà hát, em đã áp dụng học phần “Tổ chức sựkiện” để quan sát cách thức tổ chức của chương trình cũng như cách quản lý khán giả tại đêm diễn và học phần “Kỹ thuật Biên tập và dựng clip” để quay lại những khoảnh khắc đẹp đồng thời dựng video truyền thông cho chương trình

2.4.3 Nhận định, đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động.

“Xiếc tổng hợp”, “Xiếc hè cho bé” là một hoạt động vô cùng sôi động đầy tính giáo dục cho trẻ em trong dịp hè đến Khi tham gia hoạt động này,

em luôn trong trạng thái chủ động, sẵn sàng linh hoạt ứng biến với những vấn

đề rủi ro có thể xảy ra trong quá trình diễn ra chương trình, đồng thời quan sát

và đánh giá chương trình bằng những kiến thức, kỹ năng đã được học tại trường lớp, góp phần trang bị những kinh nghiệm thực tế

2.4.4 Bài học kinh nghiệm.

Khi tham gia chương trình “Xiếc tổng hợp” và “Xiếc hè cho bé”, em đãđúc kết được cho mình những bài học kinh nghiệm sâu sắc:

Thứ nhất, đối với các vở diễn mà đối tượng khán giả là các trẻ em nhỏ,

luôn phải có người túc trực quan sát nhắc nhở đảm bảo an toàn và trật tự cho các em trong quá trình diễn ra chương trình

Thứ hai, vì khoảng cách sân khấu rạp xiếc đến hàng ghế đầu rất gần,

phải đảm bảo cho các em không bị ảnh hưởng bởi các đạo cụ sân khấu của nghệ sĩ (VD: xiếc với lửa, pháo hoa, )

Trang 23

Thứ ba, đảm bảo thời lượng của chương trình diễn ra hợp lí và phù hợp

với sức khỏe tinh thần của các em nhỏ

Ngày đăng: 02/12/2024, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w