1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập cuối khóa quản lý hoạt Động văn nghệ quần chúng trên Địa bàn thành phố tam Điệp, tỉnh ninh bình

69 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 8,32 MB

Nội dung

Với cách đặt vấn đề trên và sự trăn trở của bản thân trong quá trình công tác,mong muốn đưa kiến thức lý luận đã được học áp dụng vào thực tiễn, góp mộtphần nhỏ cho địa phương trong công

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ QUẦN CHÚNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

Sinh viên : Nguyễn Thị Hà Trang Lớp : ĐHLTQLVHK10A

GV hướng dẫn : ThS Vũ Thị Huyền

-THANH HÓA,

Trang 2

2023 -LỜI CẢM ƠN!

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành gửi lời cảm ơn đến BGH Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cùng các thầy cô Khoa Văn hóa – Thông tin đã giúp đỡ tôi trong toàn bộ khóa học chuyên ngànhh Quản lý văn hóa tại trường

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.S Vũ Thị Huyền - người

đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp cuối khóa.

Qua đây tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Phòng Văn hóa- Thông tin, thành phố Tam Điệp đã tạo điều kiện giúp đơc tôi trong suốt quá trình thực tập cuối khóa tốt nghiệp đại học của mình.

Bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo thực tập cuối khóa được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa , ngày ……tháng … năm 2023

Sinh viên

Nguyễn Thị Hà Trang

1

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

TrangBảng 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng Văn hóa và Thông tin thành

phố Tám Điệp, tỉnh Ninh Bình

14Bảng 2.2: Tổng hợp kinh phí xã hội hóa cho hoạt động văn nghệ quần

chúng trên địa bàn thành phố Tam Điệp giai đoạn 2018 – 2022

36Bảng 2.3 Độ tuổi của các đối tượng khảo sát 39

3

Trang 5

A MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triểnvăn hóa cơ sở với những chủ trương, chính sách phù hợp để xây dựng đời sốngvăn hóa đảm bảo tính toàn diện, hiệu quả, trong đó có nhiệm vụ quan trọng làhoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa (TCVH) từ xã, phường đến các thôn, làng,khu phố

Có thể khẳng định, hệ thống TCVH cơ sở là những thiết chế đóng vai tròlàm công cụ đắc lực, trực tiếp cho các cấp chính quyền địa phương lãnh đạoquần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đồng thời là địa chỉ choquần chúng nhân dân tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng, nơi người dân

có thể phát huy tối đa quyền làm chủ, nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng thời cũng

là nơi sáng tạo, hưởng thụ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương,góp phần vào xây dựng quê hương giàu đẹp, xây dựng nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Tam Điệp là một thành phố cổ nằm kề bên dãy núi Tam Điệp hùng vĩ,chỉ các trung tâm Ninh Bình khoảng 15km và là vùng đất chứa đựng nhiều dichỉ khảo cổ Đây cũng là một trong những khu vực giàu tiềm năng du lịch vớinhiều loại hình du lịch đặc sắc được quan tâm như: du lịch tâm linh Trên địabàn thành Phố có 15 đơn vị hành chính cấp phường, xã Tổng diện tích

82,87km 2 , dân số 78.000 người Tam Điệp là vùng đất cổ, chứa đựng nhiều giátrị lịch sử, văn hóa Sự hiện tồn với mật độ dày đặc của các loại hình di sản vănhóa trên địa bàn thành phố là minh chứng sống động các giai đoạn lịch sử vùngđất này đã trải qua Trong vài thập kỷ trở lại đây, Tam Điệp đã có những bướcphát triển về kinh tế - văn hóa - xã hội, diện mạo địa phương có nhiều đổithay.Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, quá trình phát triển vẫn còn bộc lộnhững hạn chế, đó là sự phát triển thiếu hài hòa giữa kinh tế và văn hóa và vấn

đề phát triển bền vững

Đại hội Đảng bộ thành phố Tam Điệp khóa XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025đưa ra chủ trương phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội,

4

Trang 6

trong đó xây dựng và phát triển sự nghiệp VHTT, TDTT được quan tâm hàngđầu Nhờ đó, việc xây dựng hệ thống TCVH từ xã đến phố dưới tên gọi TTVH-

TT trên địa bàn từng bước tiến đến sự thống nhất và đồng bộ Đưa phong tràoVHTT, TDTT trên địa bàn thành phố chuyển biến tích cực, góp phần vào pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, toàn bộ hoạt động của các TTVH-TT xã,phường đang đứng trước thách thức, khó khăn trong việc duy trì hoạt độngthường xuyên, đúng mục đích; nguồn nhân lực quản lý TTVH-TT còn thiếu vàyếu; cơ sở vật chất chưa đồng bộ, thiếu tính chuyên dụng đang là một bài toánkhó cho các địa phương trong tổ chức, quản lý hoạt động

Với cách đặt vấn đề trên và sự trăn trở của bản thân trong quá trình công tác,mong muốn đưa kiến thức lý luận đã được học áp dụng vào thực tiễn, góp mộtphần nhỏ cho địa phương trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa tại

TTVH-TT tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài báo cáo thực tập

cuối khóa tốt nghiệp đại học của mình

5

Trang 7

B.NỘI DUNG PHẦN 1: TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

1 Những quy định chung, mục đích và phương pháp thực tập

1.1 Những quy định chung

- Thực hiện Quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệthống tín chỉ của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa(được ban hành theo Quyết định số 639/QĐ-ĐVTDT ngày 10/8/2018 của Hiệutrưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa)

- Thực hiện Kế hoạch năm học của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và

Du lịch Thanh Hóa và Kế hoạch thực tập cuối khóa lớp ĐHLTQLVHK10A

1.2 Mục đích thực tập

-Tổ chức cho sinh viên thâm nhập thực tế nâng cao chuyên môn nghềnghiệp Củng cố hệ thống kiến thức chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp đãđược học trong chương trình đào tạo

-Giúp sinh viên vận dụng kiến thức trong chương trình đào tạo vào hoạtđộng thực tiễn để nâng cao khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm Đặc biệt

là giúp sinh viên thu thập, tích lũy những tư liệu, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp

- Tổ chức và các lĩnh vực hoạt động của đơn vị

- Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của đơn vị

- Các nội dung có liên quan đến đề tài, ví dụ: Nghiệp vụ văn phòng, cácquy trình …., các tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ…

b Nghiên cứu tài liệu

Sinh viên tiến hành thu thập tài liệu và nghiên cứu các nội dung sau:

- Nghiên cứu về lý thuyết quản lý nhà nước về văn hóa, thiết chế văn hóa

6

Trang 8

- Quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa cơ sở, những nội dung cơ bản vềTTV-TT

- Tìm hiểu thực trạng về phương pháp thực hiện hay giải quyết vấn đề củađơn vị, thông qua tài liệu thu thập

c Tiếp cận công việc thực tế

Sau khi đã có hiểu biết nhất định về quy trình, phương pháp thực hiện tạiđơn vị thực tập thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tiếp cận thực tế sẽ giúp sinhviên hiểu được và trực tiếp làm quen với quy trình và những nội dung công việcthực tế, giúp sinh viên làm quen dần với kỹ năng nghề nghiệp, làm sáng tỏ và cóthể giải thích những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tậptại đơn vị

d Viết báo cáo thực tập cuối khóa

Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ viết báo cáo thực tập cuối khóa đểđánh giá kiến thức và kỹ năng sinh viên thu thập được qua quá trình thực tập.Báo cáo thực tập tốt nghiệp là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trìnhthực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hướng dẫn

Chuyên đề sinh viên lựa chọn và viết trong báo cáo thực tập tốt nghiệp cóthể liên quan đến một hay một số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn

vị thực tập hoặc có thể lựa chọn chuyên đề có nội dung liên quan đến các vấn đềđặt ra cần giải quyết của ngành chứ không chỉ gói gọn tại đơn vị thực tập Trong báo cáo, khuyến khích sinh viên đưa ra các nhận xét, đề xuất củamình dưới góc độ khả năng nhận định và suy nghĩ độc lập của sinh viên dựa trênnền tảng kiến thức đã học

Báo cáo sau khi hoàn thành cần có xác nhận và nhận xét của đơn vị thựctập về quá trình làm việc tìm hiểu của sinh viên, tính xác thực của những vấn đề

đã nêu trong đề tài cũng như những đánh giá từ phía đơn vị đối với các nhận xét,các đề xuất nêu ra trong chuyên đề Trong những trường hợp đặc biệt khác, tùytheo nội dung của đề tài, giáo viên hướng dẫn sẽ chịu trách nhiệm về tính xácthực của chuyên đề do sinh viên thực hiện

2 Tình hình thực tập

7

Trang 9

- Trao đổi với cán bộ hướng dẫn thực tập.

- Thâm nhập thực tế, tìm hiểu về lịch sử, cơcấu tổ chức, hoạt động của cơ sở thực tập

- Ghi nhật kí thực tập

Tuần 2

- Ghi nhật ký thực tập

- Xây dựng đề cương báo cáo

- Gửi đề cương cho GVHD, chờ cô chỉnh sửa,phê duyệt

Tuần 3

- Tiếp tục hoàn thiện sổ ghi nhật ký thực tập

- Nhận lại đề cương từ GVHD, chỉnh sửa

- Ghi nhật kí thực tập

- Lên kế hoạch khảo sát thực tế tại đơn vị

Tuần 4

- Tổng hợp thông tin từ điều tra thực tế

- Thu thập số liệu, tìm hiểu các vấn đề liênquan đến đề tài lựa chọn

- Viết báo cáo thực tập

Tuần 5 - Tiếp tục viết báo cáo thực tập

- Xin ý kiến nhận xét, học hỏi kỹ năng nghiệp

Trang 10

PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN,

THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

1 Vị trí và chức năng

1.Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân TP quản lý nhànước về các lĩnh vực: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo;bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí;xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại và hạ tầng thông tin

2 Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp vàtoàn diện của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểmtra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thôngtin và Truyền thông tỉnh

2 Nhiệm vụ và quyền hạn

1 Nhiệm vụ chung thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước:

- Trình UBND thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05

và hàng năm; đề án, chương trình phát triển ngành theo chức năng, nhiệm vụ củaPhòng trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính,

xã hội hóa trong lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao;

- Trình Chủ tịch UBND thành phố dự thảo các văn bản về lĩnh vực quản lýNhà nước được giao thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố;

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề

án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp ngành, lĩnh vực về vănhóa, thể dục, thể thao, du lịch, gia đình, thông tin và truyền thông; chủ trương xã hộihóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; chống bạo lực trong gia đình;

- Giúp UBND thành phố thẩm định, hướng dẫn, phối hợp cấp các loạigiấy phép thuộc lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo phâncông, phân cấp của UBND thành phố;

9

Trang 11

- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục,thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông đối với cán bộ, công chức xã – phường;

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất vềtình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Chủ tịch UBND thành phố, Giámđốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;

- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối vớicán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý củaPhòng và phân công của UBND thành phố;

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và ủyquyền, phân cấp của Chủ tịch UBND thành phố Trực tiếp quản lý Nhà văn hóa,bao gồm cả Hội trường và phòng Hội thảo

* Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và

du lịch:

- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thành phố thựchiện phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xâydựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình văn hóa, tổdân phố văn hóa, cơ quan đạt chuẩn văn hóa, đơn vị đạt chuẩn văn hóa và doanhnghiệp đạt chuẩn văn hóa; phường đạt chuẩn văn minh đô thị; xã đạt chuẩn nôngthôn mới; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; bảo vệ,tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu dulịch, điểm du lịch trên địa bàn thành phố;

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Trung tâm văn hóa, thể thao, cácthiết chế văn hóa thông tin cơ sở, các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ vănhóa, thể dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lýcủa Phòng trên địa bàn thành phố

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấphành pháp luật về hoạt động văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên

10

Trang 12

địa bàn thành phố; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vựcvăn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật;

* Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực thông tin và truyền thông:

- Giúp UBND thành phố trong việc tổ chức công tác bảo vệ an toàn, anninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông, côngnghệ thông tin, Internet, phát thanh;

- Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án vềứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố theo sự phân công của UBNDthành phố Thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố và hướng dẫn của SởThông tin và Truyền thông trong việc quản lý hạ tầng thông tin: Mạng cáp thông tin,viễn thông và các Trạm thu phát sóng điện thoại di động trên địa bàn

- Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các xã, phườngquản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, Internet trên địa bàn theo quy định củapháp luật; phát hiện các hành vi vi phạm của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vựccông nghiệp công nghệ thông tin và điện tử; về bưu chính; viễn thông vàInternet; dịch vụ photo và in ấn; về kinh doanh sách báo, phát hành sách báo, cơ

sở kinh doanh xuất bản phẩm; về đưa tin, phát thanh và truyền thanh trên địabàn, kịp thời báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông và UBND thành phố xử lý;

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cá nhân trênđịa bàn thành phố thực hiện pháp luật về các lĩnh vực bưu chính, viễn thông vàInternet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; quảng cáo; báo chí;

Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức và hoạt động theo chế độ Thủ trưởng,

do Trưởng phòng phụ trách chung, giúp việc cho Trưởng phòng là các PhóTrưởng phòng và các chuyên viên, cán sự nghiệp vụ

11

Trang 13

Hiện nay, cán bộ lãnh đạo của Phòng Văn hóa và Thông tin Thành phốTam Điệp có: 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng và 4 cán bộ công chức

Nguyễn Văn Dương Phó Trưởng

phòng duongnv.td@ninhbinh.gov.vn3

Hà Thị Thanh Mai Chuyên

viên thanhmai.td@ninhbinh.gov.vn4

Đinh Thị Thu Lan Chuyên

viên dothulan.td@ninhbinh.gov.vn5

Nguyễn Đức Phong Nhân viên

6

[Nguồn: Phòng Văn hóa-Thông tin thành phố Tam Điệp, 2023].

Về trình độ chuyên môn trong tổng số 6 cán bộ nhân viên của trung tâm thì

có 1 cán bộ có trình độ Thạc Sĩ quản lý văn hóa, 03 Cán bộ có trình độ cử nhânnhưng tróng đó có 1 cán bộ đúng chuyên ngành còn 02 cán bộ khác không đúngchuyên ngành quản lý văn hóa

4 Chế độ làm việc:

Trưởng phòng phụ trách, điều hành tất cả các hoạt động của phòng và phụtrách những công việc trọng tâm Các Phó Trưởng phòng trực tiếp giải quyết cáccông việc thuộc lĩnh vực công tác được Trưởng phòng phân công

Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực các PhóTrưởng phòng chủ động bàn bạc thống nhất hướng giải quyết, chỉ trình Trưởng

12

Trang 14

phòng quyết định những vấn đề chưa có sự nhất trí hoặc những vấn đề mới phátsinh mà chưa có chủ trương, kế hoạch và biện pháp giải quyết.

Trong trường hợp Trưởng phòng yêu cầu các cán bộ, chuyên viên giảiquyết công việc thuộc phạm vi của Phó Trưởng phòng thì cán bộ, chuyên viênthực hiện yêu cầu Trưởng phòng, đồng thời phải báo cáo cho phó Trưởng phòngphụ trách trực tiếp biết

5 Quan hệ công tác:

5.1 Đối với Ủy ban Nhân dân thành phố Tam Điệp

Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp và toàndiện từ Ủy ban Nhân dân Thành phố, liên hệ trực tiếp với Phó Chủ tịch phụtrách khối, thường xuyên có thông tin, báo cáo, phản hồi với Ủy ban Nhân dânThành phố trong quá trình công tác

5.2 Đối với Sở, ngành Thành phố:

Phòng Văn hóa và Thông tin chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụcủa Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh NinhBình, có nhiệm vụ thực hiện báo cáo chuyên ngành theo thời hạn quy định

5.3 Đối với Trung tâm Văn hóa, Thể thao – truyền thanh:

Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện công tác quản lý nhà nước đối vớicác hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và có trách nhiêm tham mưu cho Ủy banNhân dân thành phố tam Điệp về định hướng và kế hoạch phát triển sự nghiệpvăn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố

5.4 Đối với các Phòng ban, đơn vị thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố

Thực hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng,nhiệm vụ được phân công

Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểmtra việc thực hiện các lĩnh vực do mình phụ trách

Khi phối hợp với các đơn vị thực hiện nếu là thường trực phải có văn bảntham mưu Ủy ban Nhân dân Thành phố ban hành các kế hoạch, công văn, thôngbáo về nội dung công việc

13

Trang 15

5.5 Đối với Ủy ban Nhân dân các phường trên địa bàn thành phố Tam Điệp

Phòng Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ Ủy banNhân dân các phường qua việc cung cấp các văn bản quy định, tổ chức các lớptập huấn nghiệp vụ và quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giađình

Khi có sự triệu tập của Ủy ban Nhân dân thành phố Tam Điệp tham gia cácđoàn kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của từng phường thì phòng sẽ có ýkiến đóng góp trong những lĩnh vực mình phụ trách trên tinh thần hướng dẫnnghiệp vụ, góp ý những thiếu sót

14

Trang 16

PHẦN 3 : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

1.1 Một số vấn đề lý luận về thiết chế văn hóa

1.1.1 Một số khái niệm.

* Quản lý và quản lý văn hóa

Khái niệm QLVH được đề cập trong một số công trình, tiêu biểu phải kể đến

cuốn “Lược sử QLVH ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Sơn Cường và QLVH được

tác giả định nghĩa: “QLVH là sự định hướng, tạo điều kiện, tổ chức điều hànhcho văn hóa phát triển không ngừng theo hướng có ích cho con người, giúp cho

xã hội loài người không ngừng đi lên” [9, tr.28]

Thiết chế văn hóa cơ sở

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “TCVH là chỉnh thể văn hoá hội tụ đầy

đủ các yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động vàkinh phí hoạt động cho thiết chế đó [56, tr.230]

Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường

Theo cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt, TTVH-TT (NVH) là “nơi tổ chức sinhhoạt văn hóa cho đông đảo quần chúng” [62, tr.1228] Trong Trong tập bài giảng

“Quản lý TCVH” PGS.TS Nguyễn Hữu Thức viết:

Nhà VHTT là một TCVH tổng hợp, đa chức năng được chính quyền cáccấp thành lập để đảm bảo những hoạt động chuyên môn do ngành dọc hướngdẫn, nhằm tuyên truyền giáo dục và cổ vũ động viên nhân dân thực hiện cácnhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương; đồng thời tạo điều kiện chonhân dân tham gia hưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa [45]

Như vậy với các khái niệm, quan niệm của các nhà nghiên cứu giúp tác giả

có cách hiểu rõ hơn về những khái niệm liên quan đến đề tác của tác giả dùnglàm nghiên cứu

1.1.2 Nội dung quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao

Công tác quản lý hoạt động TTVH-TT sẽ được đánh giá, phân tích ở các

15

Trang 17

nội dung chính

1.Nội dung hoạt động của TTVH-TT

Tại Điều 5, Thông tư số 12/2010/TT- BVHTT&DL ngày 22/12/2010 của

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã thể chế hóa các nội dung hoạt động cần đượcquản lý:

*Hoạt động tuyên truyền cổ động

Được xem là chức năng, hoạt động quan trọng nhất của TTVH-TT Hoạtđộng tuyên truyền được tổ chức dưới nhiều hình thức: truyền miệng, tuyêntruyền trực quan, tuyên truyền bằng các loại hình nghệ thuật: âm nhạc, sân khấuquần chúng, mỹ thuật, lưu động tại địa bàn khu dân cư Hoạt động tuyên truyềndiễn ra thường xuyên, và mật độ thường nhiều hơn vào các dịp lễ, tết, sự kiệnquan trọng của đất nước, địa phương

a)Hoạt động văn nghệ quần chúng

Hoạt động văn nghệ quần chúng cơ sở là điều kiện để làm phong phú đờisống tinh thần cho nhân dân, phụ vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị tại các địaphương, đồng thời là nơi truyền thụ những nét văn hóa đặc sắc của địa phương,dân tộc cho các thế hệ trẻ Để hoạt động văn nghệ quần chúng đi vào chiều sâu

và duy trì thường xuyên, các địa phương thường hướng đến các hình thức: Hìnhthành các CLB; Sinh hoạt văn nghệ quần chúng theo chủ đề; Tổ chức và thamgia các chương trình hội diễn; Quản lý các hoạt động chuyên nghiệp biểu diễntrên địa bàn và xã hội hóa các hoạt động văn nghệ địa phương…Và xác địnhviệc duy trì hoạt động văn nghệ quần chúng, vai trò của cấp ủy Đảng, chínhquyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo rất quan trọng

b)Hoạt động thể dục thể thao

Xây dựng và phát triển phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gươngBác Hồ vĩ đại”, các địa phương cần hình thành các CLB thể thao, vận động tăng sốlượng, đối tượng người tham gia luyện tập thể thao, khai thác, bảo tồn các loại hìnhthể thao truyền thống của địa phương, trò chơi dân gian, tổ chức các ngày hội thểthao theo các cấp, tổ chức các giải đấu và đại hội thể thao định kỳ

c)Hoạt động câu lạc bộ

16

Trang 18

Trên cơ sở các nội dung hoạt động và sinh hoạt tại TTVH-TT và đặc thùvăn hóa truyền thống địa phương, nhu cầu sở thích, nếp sống của nhân dânkhuyến khích hình thành các CLB Tạo điều kiện cho các CLB hoạt động hiệuquả Khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân tham gia mô hình các CLB tạiđịa phương.

đ) Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa

Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, thực hànhtiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các hình thức sinh hoạt văn hóakhác diễn ra trên địa bàn địa phương Xây dựng nếp sống văn minh nơi côngcộng Xây dựng ý thức của mỗi người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn

an ninh trật tự, an toàn xã hội

e)Hoạt động triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hóa”

g) Các hoạt động văn hóa - thể thao khác

Các hoạt động khác bao gồm: Tổ chức các hoạt động dịch vụ về văn hóa,thể thao; công tác hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các NVH phố, thôn;hướng dẫn hoạt động CLB; điểm tập luyện thể thao thôn, phố; xây dựng thưviện, tủ sách, phòng truyền thống, truyền thanh, hội thi, hội diễn…do ngànhVHTT&DL tổ chức; phối hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn xã thực hiện

và triển khai các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Để các quản lý hoạt động diễn ra tại TTVH-TT xã, phường trên địa bànthành phố tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đi vào chiều sâu và hiệu quả, cần có bàn taycủa công tác quản lý nhà nước một cách toàn diện.Do vậy cần đánh giá thêm các

nội dung: Cơ sở vật chất thiết bị; Nguồn nhân lực quản lý; Tài chính, Thanh tra, kiểm tra mới đảm bảo tính toàn diện cũng như đảm bảo điều kiện cần và đủ cho

quá trình vận hành hoạt động của một TTVH-TT xã, phường

1.2 Hệ thống Trung tâm Văn hóa- Thể thao trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

1.2.1.Về số lượng các trung tâm

17

Trang 19

Thành phố Tam Điệp có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, baogồm 6 phường: Bắc Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây Sơn, Trung Sơn, YênBình và 3 xã: Đông Sơn, Quang Sơn, Yên Sơn.

Ngoài việc sửa chữa, xây mới các công sở hành chính của Thành phố ngàymột khang trang, bề thế hơn, tương ứng với sự phát triển của hệ thống TTVH-

TT Với hệ thống 9 Nhà văn hóa được đầu tư xây dựng không chỉ là một trong

số các tiêu chí mỗi địa phương phấn đấu hoàn thành trong bộ tiêu chí xây dựngnông thôn mới, trên hết các cấp chính quyền, nhân dân địa phương xác định đây

là một TCVH quan trọng trong cộng đồng

Trước đây với tên gọi NVH, phần lớn được xây dựng theo “khả năng” của từngđịa phương, và cơ bản 9 đơn vị hành chính của thành phố đều có một NVH mô hìnhgiống như một hội trường lớn Sau khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, têngọi đã được đổi thành TTVH-TT xã, phường Việc đầu tư xây dựng, tu bổ, sửa chữaphải theo quy chuẩn của xã nông thôn mới Đồng thời đáp ứng được vai trò là mộttrung tâm tổ chức các hoạt động chính trị - kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.TTVH-TT xã, phường chịu sự quản lý hành chính của UBND xã, phường,

về chuyên môn chịu sự quản lý của Phòng VHTT thành phố Tam Điệp

1.2.2.Hiện trạng và đặc điểm

Thực hiện chương trình Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Tam Điệplần thứ XXIV về đầu tư xây dựng, hoàn thiện TTVH-TT xã, phường; NVH-KTT thôn, khối phố đến năm 2020 cả 9 đơn vị chành chính của thành phố đãhoàn thành xong việc đầu tư xây dựng hệ thống TTTV-TT Phòng VHTT là cơquan thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đã tập trung tham mưu choUBND thành phố bám sát mục tiêu, chương trình của đề án gắn với chươngtrình nông thôn mới, chỉ đạo thực hiện, đến nay 9/9 TTVH-TT hoàn thành quyhoạch quỹ đất cho xây dựng TTVH-TT xã; NVH- KTT thôn phố theo chuẩn của

Bộ VHTT&DL

Bảng 1.1.Thống kê số lượng, diện tích, kinh phí đầu tư xây dựng

TTVH-TT xã, phường trên địa bàn thành phố Tam Điệp

18

Trang 20

TT Tên TTVH-TT xã, phường

Tổng diện tích (m ) 2

Hiện trạng

Kinh phí (tỷ đồng)

Tổng kinh phí xây dựng

Ngân sách nhà nước cấp

Xã hội hóa

Trung tâm văn hóa

(m )2

Sân thể thao

[Nguồn: Phòng VHTT Thành phố Tam Điệp,2023]

Để có được một hệ thống TTVH-TT khang trang như hiện nay, ngoài kinhphí nhà nước cấp xây dựng TTVH-TT theo quy định là 3,5 tỷ đồng/xã, riêngphường Trung Sơn trong quy hoạch đến năm 2020, các địa phương đã huy độngtối đa sức mạnh cộng đồng thông qua hoạt động xã hội hóa với phương châm

“Nhà nước và nhân dân cùng làm” Hoạt động xã hội hóa được thực hiện thôngqua nhiều hình thức và đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ người dân, điển hìnhnhư các xã Quang Sơn, Yên Sơn, Đông Sơn Có nhiều 2 xã đời sống người dân.

tuy còn những mặt khó khăn như Yên Sơn, Đông Sơn nhưng khi có chủ trương

19

Trang 21

xây dựng nông thôn mới, xây dựng TTVH-TT xã, trên cơ sở vận động của chínhquyền người dân đã đồng thuận và sẵn sàng đóng góp tiền của, công sức, quyếttâm xây dựng TTVH-TT Sau khi khánh thành đưa vào sử dụng, người dân xemđây như ngôi nhà chung để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, và các hoạtđộng vui chơi, giải trí khác.

Hiện nay 9 đơn vị hành chính trên địa bàn toàn thành phố Ninh Binh đã cơbản đưa TTVH-TT vào sử dụng, và đã hoàn thành mục tiêu phấn đấu thành phố

đạt chuẩn đô thi thông minh hiện Trong đó việc xây dựng TTVH-TT xã,

phường là một trong các tiêu chí bắt buộc và thực tiễn cho thấy, các TTVH-TTtrên địa bàn được xây dựng mới nên rất khang trang Tuy nhiên, vẫn còn nhữngvấn đề chưa hoàn thiện cần có biện pháp tiếp tục khắc phục đó là sự đồng bộ,tính chuyên dụng của các loại cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đa dạng các loạihình sinh hoạt văn hóa; tính hiện đại, tiên tiến của hệ thống thiết bị; năng lựcvận hành TTVH-TT của các địa phương sao cho hiệu quả…

2.Thực trạng quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

2.1 Chủ thể quản lý

2.1.1 Phòng Văn hóa- Thông tin

Theo sự phân cấp quản lý nhà nước về văn hóa, Phòng VHTT là cơ quanQLVH cấp thành phố chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt độngcủa UBND thành phốTam Điệp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn

về chuyên môn nghiê ‹p vụ của Sở VH,TT&DL, Sở Thông tin và Truyền thôngNinh Bình

Tổ chức biên chế phòng VHTT gồm có 06 người, trong có 01 Trưởngphòng, 1 phó phòng và 02 chuyên viên 100% cán bộ có trình độ Đại học vàđược đào tạo đúng chuyên ngành, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnhvực văn hóa hiện nay

Bảng 2.1.Danh sách cán bộ phòng Văn hóa- Thông tin thành phố Đông Sơn

[Nguồn: Phòng VHTT, 2019]

20

Trang 22

chuyên môn

1

Đào Xuân Cương Trưởng phòng Thạc sĩ QLVH Cao cấp lý

luận chính trị2

Nguyễn Văn Dương Phó trưởng

phòng

Cử nhân Bảotồn, Bảo tàng

Trung cấp lýluận chính trị3

Hà Thị Thanh Mai Tuyên truyền

viên

Cử nhânQLVH

Sơ cấp lý luậnchính trị4

Đinh Thị Thu Lan Cán bộ Tin học Cử nhân

CNTT

Sơ cấp lý luậnchính trị

[Nguồn: Phòng VHTT Thành phố Tam Điệp,2023]

Trong số 04 cán bộ, trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạtđộng, 03 chuyên viên được giao phụ trách ba mảng công việc quản lý hiện naytheo chức năng, nhiệm vụ của Phòng 01 chuyên viên phụ trách văn hóa cơ sở;

01 chuyên viên phụ trách mảng di tích; 01 chuyên viên phụ trách mảng côngnghệ thông tin

Sơ đồ 2.1: Phân công nhiệm vụ của phòng Văn hóa- Thông tin

thành phố Tam Điệp

+ [Nguồn: Phòng VHTT, 2023]

2.1.2 Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố Tam Điệp

TTVH-TT thành phố Tam Điệp là đơn vị sự nghiệp VHTT- TT, trực thuộcUBND thành phố, có tư cách pháp nhân; có con dấu và tài khoản riêng theoquy định của pháp luật

Tổ chức biên chế Trung tâm VHTT thành phố Tam Điệp gồm có 07 người,trong có 01 Phó Trưởng phòng, và 06 chuyên viên Trong đó có 06 cán bộ trình

độ Đại học (chiếm 86%); 01 cán bộ có trình độ Trung cấp (14%) 100% cán bộ

01 chuyên viên ph ụtrách m ng công ảngh thông tnệ

Trang 23

đều được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc ngành phù hợp, đáp ứng tốt các hoạtđộng chuyên môn được giao.

Bảng 2.2: Danh sách cán bộ Trung tâm VH- TT thành phố Đông Sơn

1 Ninh Đức Thu Phó giám đốc phụ

trách chung

Cử nhânQLVH

Trung cấp lýluận chính trị

2 Hoàng Đức Cường

Chuyên viên phụtrách thông tin lưuđộng

Trung cấpHội họa

Sơ cấp lý luậnchính trị

3 Nguyễn Văn Hưng Chuyên viên phụ

trách thể thao

Cử nhânThể thao

Trung cấp lýluận chính trị

4 Phạm Thị Thanh

Hải

Chuyên viên phụtrách văn hóa cơ sở,

du lịch

Cử nhânQLVH

Sơ cấp lý luậnchính trị

5 Trần Bích Hồng Chuyên viên phụ

trách văn nghệ

SP âmnhạc

Sơ cấp lý luậnchính trị

6 Vũ Thu Phương Chuyên viên phụ

trách thư viện

Cử nhânQLVH

Sơ cấp lý luậnchính trị

Kế toán

Sơ cấp lý luậnchính trị[Nguồn: Trung tâm VH- TT, 2023]

Trong số 07 cán bộ, Phó trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý chung, 05chuyên viên phụ trách các mảng chuyên môn cụ thể; 01 kế toán

+ Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ.

- Bộ phận văn hoá văn nghệ có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu và tổ chứccác hoạt động liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, lễ hội truyềnthống, xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, các loại hình sinh hoạt câu lạc

bộ, nhóm sở thích, các lớp năng khiếu về nghệ thuật, biên soạn, in ấn các tài liệunghiệp vụ hướng dẫn hoạt động phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở Bồi

22

Trang 24

dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về phương pháp công tác văn hoá, vănnghệ cho cán bộ văn hoá cơ sở.

- Bộ phận thể thao có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu để tham mưu tổ chứccác hoạt động TDTT, tham mưu tổ chức các giải thể thao cấp thành phố, tìmchọn hạt nhân làm nòng cốt để thành lập đội tuyển TDTT của thành phố, tậpluyện để tham gia các giải thể thao của tỉnh và khu vực Xây dựng các câu lạc

bộ, nhóm sở thích tập luyện thể thao, mở các lớp năng khiếu về thể thao để thuhút, tìm chọn và phát triển tài năng về TDTT của thành phố, biên soạn, in ấn cáctài liệu nghiệp vụ hướng dẫn hoạt động phong trào TDTT ở cơ sở Bồi dưỡng,tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về phương pháp công tác TDTT cho đội ngũhuấn luyện viên, trọng tài, cán bộ cơ sở

- Bộ phận thư viện, có nhiệm vụ điều hành hoạt động thường xuyên củathư viện thành phố, mở cửa 3 buổi/tuần phục vụ đông đảo bạn đọc, thườngxuyên thực hiện chế độ luân chuyển sách phục vụ độc giả tại các nhà văn hoá

xã, điểm bưu điện văn hoá xã, các trường học trên địa bàn Định kỳ tham mưucho ban giám đốc mở các cuộc thi kể cthành phố sách, giới thiệu sách mới

- Bộ phận thông tin lưu động, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động thông tin,tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước

và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương tới đông đảo quầnchúng nhân dân thông quan các hình thức như: Biểu diễn văn nghệ thông tin lưuđộng, chiếu phim lưu động, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng,tuyên truyền cổ động trực quan, tuyên truyền lưu động

+ Chức năng:

- Tổ chức các hoạt động VHTT, TDTT nhằm đáp ứng các nhu cầu vềhưởng thụ, giải trí, sáng tạo văn hoá nghệ thuật, rèn luyện thân thể nâng cao sứckhoẻ, nâng cao: Đức - Trí - Thể - Mĩ của nhân dân trên địa bàn thành phố

Tuyên truyền cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá

-xã hội theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước

- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác VănVHTT, thể thao ở cơ sở

23

Trang 25

- Tổ chức các dịch vụ công về văn hoá, thông tin, thể thao.

+ Nhiệm vụ.

- Căn cứ chương trình phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của thành phố,

kế hoạch công tác của Phòng cũng như các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động sựnghiệp văn hoá - thể thao trên giao Trung tâm VH- TT thành phố xây dựng kếhoạch hoạt động ngắn hạn, dài hạn và tổ chức thực hiện sau khi được UBNDthành phố Đông Sơn phê duyệt

- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hộicủa địa phương

- Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin lưu động, vui chơigiải trí, câu lạc bộ, nhóm sở thích, lớp năng khiếu về văn hoá nghệ thuật - thểdục thể thao để phát hiện và bồi dưỡng tài năng, các lớp kỹ năng ngành nghề vàcác loại hình hoạt động khác phù hợp với nhiệm vụ được giao

- Tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, lễ hội truyềnthống Khai thác, thừa kế, phát huy vốn văn hoá, văn nghệ dân gian truyền thốnggiữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

- Tổ chức các hoạt động thi đấu, biểu diễn, Đại hội TDTT, hội thi TDTT,các giải thể thao của địa phương Tổ chức các hoạt động TDTT và thể thao dântộc của Nhà nước, của các tổ chức xã hội, tư nhân thông qua mạng lưới các đơn

vị tập luyện TDTT cơ sở Tổ chức tập huấn đội tuyển các môn thể thao củathành phố tham gia thi đấu các giải thể thao của tỉnh và khu vực

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ phươngpháp công tác cho những người làm công tác văn hoá, thông tin, thể thao ở cơsở

- Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về hoạt động của Trungtâm với UBND thành phố, ban Tuyên giáo, Phòng Văn thể thành phố và các sở,ngành cấp trên theo quy định

- Quản lý tổ chức, cán bộ, viên chức, tài chính và tài sản của Trung tâmtheo quy định của cấp có thẩm quyền; được ký kết hợp đồng lao động và quản lý

24

Trang 26

lao động theo quy định của pháp luật Quản lý các cơ sở tập luyện, thi đấu, nhàbiểu diễn và cơ sở vật chất khác của Trung tâm.

- Tổ chức và quản lý các hoạt động của thư viện, bảo tàng, đội thông tinlưu động thực hiện theo quy chế chuyên ngành Thực hiện các nhiệm vụ khác doUBND và Phòng VHTT thành phố giao

+ Quyền hạn và trách nhiệm

- Được hợp tác, giao lưu, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạtđộng văn hoá, thông tin, thể thao với các tổ chức trong và ngoài tỉnh Tổ chức cácdịch vụ VHTT, thể thao phù hợp với chức năng nhiệm vụ theo quy định

- Được thực hiện một số dịch vụ VHTT- TDTT như: Nhận tổ chức biểudiễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, chiếu phim, rèn luyện thể chất, kẻ vẽ,trang trí khánh tiết, thông tin quảng cáo, trưng bày triển lãm, hội chợ, bán vănhoá phẩm, chụp ảnh, quay phim, dàn dựng phục vụ các cuộc lễ hội hoặc biểudiễn nghệ thuật Kinh phí thu được để tăng nguồn bổ sung kinh phí thực hànhnghiệp vụ

- Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí do Nhà nướccấp theo luật ngân sách hiện hành, tổ chức các hoạt động có thu để mở rộng cáchoạt động trọng tâm

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động nghiệp vụ các nhà văn hoá, câulạc bộ, trung tâm văn hoá xã, phường Đề xuất các chương trình, biện pháp côngtác nhằm định hướng đúng trong thực hành nghiệp vụ VHTT, thể thao ở cơ sở

- Được đề nghị khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, nâng lương đối với các thànhviên của Trung tâm theo quy định của nhà nước Được nhà nước cấp ngân sáchchi thường xuyên và chi hoạt động nghiệp vụ, trả lương cán bộ, CCVC, trùng tubảo dưỡng, xây dựng cơ bản cơ sở vật chất của Trung tâm

2.1.3 Ban văn hóa xã, phường

Mô hình, phân cấp và cơ cấu tổ chức của Ban Văn hóa xã, phường đượcquy định tại Điều 3, Thông tư số: 12/2010/TT- BVHTTDL ngày 22/12/2010):

- Về mô hình: TTVH-TT xã do UBND cấp thành phố thành lập trên cơ sởhợp nhất các cơ sở hiện có như: NVH, sân vận động, nhà tập luyện TDTT, câu lạc

25

Trang 27

bộ văn hóa, câu lạc bộ TDTT, đài truyền thanh, trung tâm học tập cộng đồng, thưviện cộng đồng…

- Về phân cấp: TTVH-TT xã, phường chịu sự lãnh đạo của UBND xã,phường chịu sự chỉ đạo hướng dẫn trực tiếp về nghiệp vụ của TTVH-TT cấpthành phố và chịu sự quản lý nhà nước của Phòng VHTT cấp thành phố”

+ Công tác viên là các trưởng ngành, đoàn thể ở địa phương và nhữngngười tự nguyện, nhiệt tình, có khả năng tham gia tổ chức các hoạt động vănhóa, thể thao

Thực tế tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Tam Điệp hiện nay việcquản lý các hoạt động tại của TTVH-TT thuộc trách nhiệm của Ban Văn hóa xã,phường, định biên 02 cán bộ (01 cán bộ phụ trách mảng chính sách xã hội; 01cán bộ chuyên trách mảng văn hóa) Ngoài ra, tùy thuộc đặc điểm, nhu cầucủa từng địa phương, Chủ tịch UBND xã, phường ký hợp đồng bán chuyêntrách với một số cán bộ để làm việc ở các mảng: Thư viện, bưu điện văn hóa,truyền thanh, thể thao, văn nghệ…

Thành phố Tam Điệp có 3 xã, 6 phường hiện đã bố trí, sắp xếp đủ 9 cán

bộ chuyên trách mảng văn hóa theo đúng quy định đối với cán bộ công chức

xã, phường gọi là ( Ban văn hóa xã)

26

Trang 28

Bảng 2.3 Danh sách cán bộ chuyên trách văn hóa xã, phường thành phố Tam Điệp

[Nguồn: Phòng VHTT, 2019]

TT Họ và tên Chức danh công chức văn hóa xã, phường Năm sinh Điện thoại

[Nguồn: Phòng VHTT, 2023]

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban văn hóa xã, phường:

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã, phường dự thảo và ban hành các cácvăn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực VH,TT&DL; Gia đình; Thông tin vàtruyền thông thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND xã, phường

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,

đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hóa,TDTT và du lịch; gia đình; thông tin và truyền thông; chủ trương xã hội hóahoạt động văn hóa, TDTT

- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn xã, phường thựchiện phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào luyện tập TDTT; Xây dựng nếpsống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Xây dựng phong trào “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Xây dựng gia đình văn hóa, làng vănhóa, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa; Bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa vàdanh lam thắng cảnh; Bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên dulịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; Quy trình quản lý, đầu tư vàkhai thác hạ tầng, các hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông,

27

Trang 29

Công nghệ thông tin, Internet, các hoạt động báo chí, xuất bản, chuyển phát,phát thanh trên địa bàn xã, phường.

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các TTVH-TT, các thiết chế VHTT

cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa, TDTT, du lịch, điểm vui chơi côngcộng; các cơ sở, đại lý cung cấp các dịch vụ: Bưu chính - chuyển phát, Viễnthông - internet - tần số vô tuyến điện, báo chí - xuất bản thuộc chức năngquản lý Nhà nước trên địa bàn xã, phường

- Giúp UBND xã, phường quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tậpthể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phichính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực Văn hóa, gia đình, TDTT và

du lịch; Thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật; Thẩm định, đăng

ký, cấp hoặc thu hồi các loại giấy phép thuộc các lĩnh vực: VH,TT&DL, Bưuchính viễn thông, Công nghệ thông tin, Internet, các hoạt động báo chí, xuấtbản, chuyển phát, phát thanh theo quy định của pháp luật

- Giúp UBND xã, phường trong việc tổ chức công tác bảo vệ an toàn, anninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông, côngnghệ thông tin, internet, phát thanh và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đốivới mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở

- Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện, thẩm định khối lượng,thiết kế kỹ thuật các chương trình, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trênđịa bàn theo sự phân công của UBND thành phố Đông Sơn

- Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các xã, phường,quản lý các đại lý bưu chính, Bưu cục, cơ sở xuất bản, viễn thông, internet trênđịa bàn theo quy định của pháp luật Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổchức, đơn vị và cá nhân trên địa bàn Thành phố thực hiện pháp luật về các lĩnhvực bưu chính, viễn thông và internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin;phát thanh; quảng cáo; báo chí; xuất bản

- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thôngtin, hạ tầng viễn thông, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về chuyênmôn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

28

Trang 30

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấphành pháp luật về hoạt động văn hóa, gia đình, TDTT, du lịch, thông tin vàtruyền thông trên địa bàn Thành phố; Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo củacông dân về lĩnh vực Văn hóa, gia đình, TDTT; Du lịch; Thông tin và Truyềnthông theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hìnhhoạt động văn hóa, gia đình, TDTT và du lịch; thông tin và truyền thông vớiChủ tịch UBND thành phố Đông Sơn và Giám đốc Sở VH,TT&DL, Sở Thôngtin và Truyền thông

2.2 Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực quản lý

2.2.1 Cơ sở vật chất

Điều 4, Thông tư số 12/2010/TT- BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộtrưởng Bộ VH,TT&DL hướng dẫn cụ thể việc đầu tư, sắp xếp, bài trí cơ sở vậtchất, cụ thể:

- Về quỹ đất: Nhà nước quy định và giao đất sử dụng thuộc quỹ đấ dành chophúc lợi văn hóa - xã hội với diện tích theo quy hoạch đã được phê duyệt

- Về mô hình TTVH-TT được quy hoạch, xây dựng tập trung tại trung tâmcác xã, phường, gồm các phòng chức năng chính:

+ Hội trường đa năng: dùng để tổ chức các hoạt động học tập cộng đồng,hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, truyền thông, thư viên, phòng đọc sáchbáo cộng đồng, đài truyền thanh, sân khấu ngoài trời…

+ Cụm công trình thể dục thể thao: Có ít nhất một công trình thể dục thểthao như sân tập thể thao, nhà tập luyện thể thao, bể bơi hoặc hồ bơi và các côngtrình thể thao khác

+ Trang thiết bị:

- Thiết bị cho nhà văn hóa xã: Bàn, ghế trong hội trường; phông màn; thiết

bị âm thanh, ánh sáng, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang chuyên dụng cho các hoạtđộng văn hóa nghệ thuật; thiết bị nghe nhìn, tủ sách báo, tạp chí…

- Thiết bị TDTT: Các dụng cụ dùng cho tập luyện TDTT đảm bảo theotừng môn thể thao

Có thể khẳng định, cơ sở vật chất có một vai trò quan trọng, tác động rất

29

Trang 31

lớn đến khả năng thu hút người dân đến tham gia các hoạt động văn hóa Kếtquả khảo sát tại 3 xã, 6 phường trên địa bàn thành phố Tam Điệp cho thấy, cácTTVH-TT được xây mới 100% kèm theo đó là cơ sở vật chất được đầu tư mớitoàn bộ Tuy nhiên, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp hạn hẹp, các địaphương cơ bản tự chủ động, linh hoạt từ các nguồn thu tại địa phương được nhànước cho phép đầu tư trở lại cho việc hoàn thiện TTVH-TT Đây vừa là lợi thế,song cũng sẽ mang đến những hạn chế nhất định bởi điều kiện tài chính của mỗi

xã, phường không giống nhau nên việc đầu tư cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, hoặcchất lượng không đảm bảo

Bảng 2.4.Thống kê mức độ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ở TTVH-TT xã,

phường trên địa bàn thành phố Tam Điệp

TT Tên TTVH-TT xã,

phường

Đánh giá mức độ đầu tư

Đầu tư mới

Sử dụng lại thiết bị cũ

Kinh phí

đầu tư (triệu đồng)

Tổng kinh phí đầu tư TTVH-TT

Đầu tư CSVC = 20% tổng kinh phí

30

Trang 32

pháp thể hiện, chất lượng nghệ thuật, địa điểm biểu diễn là những yếu tố khiếnmảng hoạt động chủ yếu của TTVH-TT xã, phường đang mất dần sự đón nhậncủa nhân dân.

2.2.2 Nguồn nhân lực

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc các quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, hệthống TTVH-TT trên địa bàn thành phố Tam Điệp luôn coi cán bộ là nhân tốquyết định sự thành bại của mọi công việc, là khâu then chốt trong xây dựng vàphát triển văn hóa, con người Bởi vậy, thành phố rất chú trọng công tác cán bộ

và quản lý đội ngũ cán bộ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức vàngười đứng đầu các tổchức trong hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộQLVH xuất phát từ tình hình thực tiễn, thông qua thực tiễn để đào tạo, bồidưỡng nhằm đáp ứng tình hình, nhiệm vụ mới thành phố

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời gian vừa qua của thành phốĐông Sơn đã đạt được những chuyển biến đáng kể Đó là, đã xây dựng, đổi mớicác quy định, quy chế, quy trình, hướng dẫn về cán bộ, khắc phục có hiệu quảnhững hạn chế của công tác cán bộ trong từng khâu tuyển chọn, đánh giá, bổnhiệm, luân chuyển, quy hoạch, chính sách, đào tạo bồi dưỡng

Trình độ chuyên môn cán bộ chuyên trách văn hóa xã, phường ở thành phốTam Điệp được đào tạo khá cơ bản, đúng chuyên ngành là 8/9 người (chiếm93%), 01 cán bộ đào tạo chuyên ngành khác (chiếm 9%) Trình độ đại học:12/15 (chiếm 80%); Cao đẳng, Trung cấp 03 người (chiếm 20%) Đội tuổi trungbình 42 tuổi

Đội ngũ cán bộ bán chuyên trách là những người được lựa chọn từ các địaphương, đội tuổi trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo từ sơ cấp trở lên,

có thể giúp việc hiệu quả cho cán bộ văn hóa

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động

2.3.1 Triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Đánh giá việc triển khai kế hoạch, chiến lược, quy hoạch Thiều Trọng

Thành, cán bộ chuyên trách văn hóa phường Bắc Sơn cho rằng: “Thành phố Tam Điệp đã triển khai rất tốt các văn bản chỉ đạo của các cấp, đồng thời ban

31

Trang 33

hành hệ thống văn bản của địa phương rất kịp thời, đúng thời điểm cần thiết cho các công việc thực hiện trong lĩnh vực văn hóa, điều đó góp phần không nhỏ trong việc tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho cán bộ cơ sở trực tiếp thực hiện Tuy nhiên, cái khó ở đây là việc duy trì các hoạt động hiệu quả, lâu dài, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân” [phỏng vấn ngày

28/4/2023

Thực tiễn cho thấy, phòng VHTT, Trung tâm VH- TT thành phố đã chỉđạo sát sao trong việc thực hiện trang trí khánh tiết, quản lý hoạt động, thanhtra kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ thường xuyên Cấp ủy Đảng, chính quyềnđịa phương cùng vào cuộc, chỉ đạo sát sao Đặc biệt là quần chúng nhân dân

đã cũng nỗ lực phát huy những truyền thống tốt đẹp, đề xuất nhiều sáng kiến,tham mưu cho UBND xã, phường trong việc tổ chức hoạt động, quản lýTTVH-TT, không chỉ tạo sức sống cho thiết chế mà còn đưa TTVH-TT trở vềđúng ý nghĩa của nó - Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng Có thể nói, sựphối kết hợp hài hòa, đồng bộ, đúng chức năng, nhiệm vụ và trên tình thần

“vì nhân dân phục vụ”, đã đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận Các

TTVH-TT xã, phường đã phát huy tốt vai trò công năng sử dụng, chức năng của mộtthiết chế văn hóa cơ sở, là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường

2.3.2 Quản lý hoạt động

2.3.2.1 Hoạt động tuyên truyền, cổ động

Được coi là nhiệm vụ chính của TTVH-TT trong việc thực hiện nhiệm vụchính trị tại địa phương Công tác tuyên truyền tập trung vào việc phổ biến cácquan điểm, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cácvăn bản của tỉnh, thành phố và các thông tin diễn ra tại địa phương Với mụcđích giúp người dân hiểu đúng, đầy đủ những công việc của bộ máy chính quyềnđối với các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Tạo dựng niềm tin trongnhân dân đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp.Ban văn hóa các xã, phường đã rất coi trọng việc tuyên truyền, đưa thôngtin đến cho nhân dân thường xuyên, liên tục Các ngày lễ, sự kiện lớn, UBNDthành phố chỉ đạo phòng VHTT, Trung tâm VH- TT phối hợp với các UBND xã

32

Trang 34

(trực tiếp là Ban văn hóa xã, phường) tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, cổđộng như: Kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2, ngày thành lậpĐoàn 26/3, chiến thắng 30/4 và ngày 1/5, chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, ngàysinh nhật Bác 19/5, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Thương binh liệt sỹ 27/7,Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9,ngày thành lập thành phố Đông Sơn 17/10, ngày thành lập Quân đội nhân dânViệt Nam 22/12, các dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán, các Đại hội Đảng, bầu

cử HĐND các cấp Số liệu tóm tắt một số kết quả hoạt động văn hóa toàn thànhphố trong hai năm 2013, 2015 Đây là những năm thành phố có nhiều sự kiện lớn

Bảng 2.6 Thống kê kết quả, hình thức tuyên truyền, cổ động

Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ củacông dân, quyền và nghĩa vụ của công chức đã được các địa phương phổ biến,tuyên truyền nhiều lần đến người dân: Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật BHYT

- BHXH, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung một sốđiều năm 2009, Luật Thi hành án dân sự, Luật Nhà ở, Luật Tố tụng hình sự,Luật Khiếu nại tố cáo, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểuHĐND các cấp Tuyên truyền các chỉ thị, Nghị định của Chính phủ và các quy

33

Ngày đăng: 02/12/2024, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w