“Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu bat bình đẳng giới trong thu nhập hiện nay nhằm đảm bảo quyền cơ bản của con người, thực hiện mục yêu công bằng và hiệu qua của toàn xã hội, góp p
Trang 1KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÁNH GIA BAT BÌNH DANG GIỚI TRONG THU NHẬP CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI XÃ THÀNH LỘC, HUYỆN
HẬU LỘC, TINH THANH HOA
Hà Nội — 2023
Trang 2công trình nghiên cứu của tôi Các số và kết quả nghiên cứu trong khóa luận làhoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố ở bat kỳ công trình nghiên cứu nào.khác Các thông tin và tài liệu trong khóa luận có ghi rõ nguồn góc trích dẫn.
TP Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2023.
Trang 3cho em được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng đề thực hiện khóa luận.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Giảng viênhướng dẫn — ThS Dương Thị Trà My đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và đưa ra nhận xétcùng những lời khuyên bé ích giúp em giải quyết các van dé gặp phải trong quá trìnhnghiên cứu và hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nộidung khóa luận khó tránh những thiếu sót Em rất mong nhận được những nhận xét,góp ý của Qúy thầy cô đề bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ LUẬN VE
BAT BÌNH ĐĂNG GIỚI TRONG THU NHẬP
1.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Cae nghiên cứu ngoài nước
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu1.2 Cơ sở lý luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập của công nhân
lao động
1.2.1 Các khái nệm
1.2.1.1 Bất bình đẳng
1.2.1.2 Bất bình dang giới1.2.1.3 Bất bình đẳng giới trong thu nhập
1.2.1.4 Công nhân lao động
1.2.2 Tác động của bất bình đẳng giới trong thu nhập đến sự phát triển
kinh tế - xã hội
Trang 51.2.4.3 Hệ số Gini
1.2.5 Các mô hình nghiên cứu liên quan
1.2.5.1 Mô hình ảnh hưởng của sự phân biệt nghé nghiệp đên khoảng
cách tiền lương theo giới -2222222222222222c+++rrrrrtrtrtrtrtrtrrrrrrrrrrrer 33
1.2.5.2 Mô hình thuyết phân biệt đối xử thống kê1.2.5.3 Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến bat bình đẳng giới trong thu
1.2.5.4 Các biến nghiên cứu dé xt1.2.6 Thiết kế mô hình nghiên cứu
1.2.6.1 Giả thuyết nghiên cứu
1.2.6.2 Mô hình nghiên cứu đề xuấ
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
2.1 Quy trình nghiên cứu
2.2 _ Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2 Phương pháp xử lý, phân tích sô liệu
CHUONG 3: KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trang 63.1.2 Thực trạng bất bình dang giới trong thu nhập của công nhân lao
động tại xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Thống kê kết quả điều tra
3.2.2 Thống kê mô tả thang đo
3.2.2.1 Sự phân biệt nghề nghiệp theo giới
3.2.2.2 Thời gian cho công việc nhà.
3.2.2.3 Trình độ vốn nhân lực3.2.2.4 Định kiến xã hội về giới
3.2.2.5 Bất bình đẳng giới trong thu nhập
3.2.3 Kiểm chứng định lượng về mức độ bat bình đẳng giới trong thu
nhập của công nhân lao động tại xã Thành Lộc.
3.2.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo 643.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lan 1
3.2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 23.2.4 Phân tích hồi quy
Trang 74.2.2 Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu, hướng nghiên cứu mới của
re ce
TAI LIEU THAM KHA
PHY LỤC
Trang 8KMO Hệ sô Kaiser - Mayer - Olkin
EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tô khám phá
Sig Observed significant level - Mức ý nghĩa quan sát
Statistical Package for the Social Sciences — Phân mém
SPSS thống kê cho khoa học xã hội
Independent - Sample T-Test - Kiêm định giả thuyét vê sự
t-Test bang nhau giữa hai trung bình mẫu - trường hợp mẫu độc
lập
VIF Hệ số phóng đại phương sai — Variance Inflation Factor UBND Uỷ ban nhân dân
Trang 9Bang 3.1 Lao động phân theo nghề nghiệp
Bảng 3.2 Lao động phân theo trình độ học vân
Bảng 3.3 Lao động phân theo thời gian làm việc nhà.
Bang 3.4 Lao động phân theo mức lương trung bình
giới"
Bảng 3.6 Giá trị trung bình của yêu tô “thời gian cho công việc nhà”
Bang 3.7 Giá trị trung bình của yếu tố “trình độ vốn nhân lực"
Bang 3.8 Giá trị trung bình của yếu tố “định kiến xã hội về giới”
Bảng 3.9 Giá trị trung bình của biến phụ thuộc “bắt bình đẳng giới trong thu
Bảng 3.15 Kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach Alpha của các thang do 70Bang 3.16 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 1
Bang 3.17 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của mô hình lần 2 75
Trang 10Bảng 3.18 Kết quả phân tích hồi quy mô hình
giới.
Trang 11DANH MUC HINH VE
Hinh 1.1 Duong cong Lorenz
Hình 1.2 Hệ số Gini
Hình 1.3 Mô hình ảnh hưởng của sự phân biệt nghé nghiệp đên khoảng cách
tiền lương theo giới
Hình 1.4 Mô hình thuyết phân biệt đối xử thống kê
Hình 1.5 Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến bat bình đẳng giới trong thu nhập.38Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh
Trang 12Ngày nay, giới và bình đẳng giới đã trở thành một trong những vấn đề mang.tính thời đại (Trần Trúc Huỳnh, 2017) Hau hết các quốc gia trên thế giới đều quantâm đến van đề bình dang giới, bởi vì đó chính là tiêu chí dé đánh giá tiến bộ xã hội,
là một trong những mục tiêu cơ bản của việc đảm bảo công bằng xã hội (Mai ThịDiệu Thúy, 2023) Bên cạnh vai trò nâng cao năng suất lao động, cải thiện các mục
tiêu phát triển khác cho thế hệ sau và xây dựng các thể chế mang tính đại diện hơn
thì mục tiêu bình đẳng giới cũng là yêu cầu về quyền con người, đặc biệt bình đẳnggiới trong thu nhập sẽ là một động lực góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế TheoChương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (2018), đảm bảo van đề bình đăng giới trongthu nhập không những giải phóng sức lao động, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả
mà còn góp phần thúc day tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện phát triển bền vững, tiến
bộ cho quốc gia Theo báo cáo Bat bình đẳng thu nhập của Cơ quan Điều tra Dân sốHoa Kỳ năm 2020, tỉ lệ thu nhập trung bình hàng năm của phụ nữ đối với nam giới
là khoảng 82%, tỉ lệ này ở Anh là 82.4%, ở Nhật Bản thu nhập trung bình năm của
nữ chỉ bằng 73.9% của nam, theo Báo cáo Bắt bình dang giới của Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (2021)
Hiện nay, tình trạng bắt bình đẳng giới trong thu nhập xảy ra ở nhiều quốc gia,nhưng phố biến và với mức độ lớn hơn ở các nước đang phát triển và kém phát triển(Nguyễn Xuân Trình, 2020) Theo báo cáo thường niên về khoảng cách giới toàn cầucủa Diễn đàn Kinh tế thế giới (2023), chưa có một quốc gia nào đạt được bình đẳng
giới Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế và Cục Quốc tế về Lao động
(2020), tỷ lệ nữ giới đi làm ở các nước đang phát triển đạt khoảng 47,9%, trong khi
tỷ lệ nữ giới đi làm ở các nước phát triển là khoảng 52,6% Mức lương của phụ nữtrong các nước đang phát triển thường thấp hơn so với mức lương của nam giới TạiViệt Nam, nguyên nhân của tình trang này trước hết bắt nguồn từ những quan điểmtruyền thống và những tư tưởng định kiến trong các xã hội về sự trọng nam khinh nữ
Trang 13xếp lao động và vị trí công việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những
khác biệt rõ rệt ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt trong thu nhập Ngoài ra, phụ nữ cũng
có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như
nước sạch, giao thông và thị trường, nguồn vốn (Nguyễn Xuân Trình, 2020) Điều
này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện tình trạng và vị thế kinh tế của
họ.
O Việt Nam, theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022 do Diễn đànKinh tế thé giới công bố vào tháng 7 năm 2022, chỉ số bat bình đẳng giới của ViệtNam đứng thứ 83/146 quốc gia được xếp hạng Theo số liệu của Tổng cục thống kê
(2022), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 62,7 trong đó tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động của nữ ở khu vực thành thị là 66,4% và 70,4% ở nông thôn Phụ nữ ở
tất cả các độ tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới Bên cạnh
đó, phụ nữ Việt Nam nhận được thù lao công việc ít hơn nam giới, 6 tiền trung bìnhmỗi tháng họ nhận được chỉ bằng 73.68% mức lương đó của nam giới Thu nhập củalao động nam nhiều hơn của lao động nữ cả trong khu vực quốc doanh và ngoài quốc
doanh và trong các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp Thậm chí cả ở những
nghề nơi mà phụ nữ chiếm số đông, như đệt may hay giảng dạy tiêu học, nam giớivẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các vi trí lãnh dao Theo Tổng cục thống kê 2023, lao động
nam có mức thu nhập bình quân cao hơn mức thu nhập bình quân của lao động nữ là
1,14 lần, 8,4 triệu đồng/1 năm của nam giới so với 7,3 triệu đồng/ 1 năm của nữ giới
Lao động làm việc trong khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân là 8,9 triệu
đồng, cao hơn 1,24 lần (7,1 triệu đồng) mức thu nhập bình quân của lao động ở khu
vực nông thôn Những con số trên đã một lần nữa chỉ ra rằng, mặc dù nền kinh tếViệt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ nhưng bình đăng giới vẫn đang là mộtvấn đề nhức nhối khi nữ giới đang gặp phải những rào cản nhất định trên con đường.phát triển sự nghiệp và còn tồn tại những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
Trang 14xã hội Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) năm 2019, bất bình đẳng giới có thể
dẫn đến sự chênh lệch trong quyền lực và vai trò xã hội của phụ nữ Nhiều phụ nữgặp phải sự phân công công việc bất công, hạn chế quyền tự quyết và đóng góp ý
kiến trong gia đình và xã hội, điều này có thể gây ra sự bắt công và căng thẳng trong
mối quan hệ gia đình và xã hội
Nằm ở vị trí miền Trung Việt Nam, Thanh Hoá là tỉnh có quy mô kinh tế đứngthứ 8 cả nước với thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của huyện, thị xã, thànhphó trên địa bàn toàn tỉnh là 51,7 triệu đồng/người/năm (UBND tỉnh Thanh Hóa,2023) Thu nhập bình quân/tháng của lao động nam là 8 triệu đồng, cao gap 1,36 lầnthu nhập bình quân tháng của lao động nữ là 5,9 triệu đồng Lao động nam có mứcthu nhập bình quân cao hơn mức thu nhập bình quân của lao động nữ là 1,14 lần (8,4triệu đồng so với 7,3 triệu đồng) Thành Lộc là xã nằm ở phía Tây Bắc huyện HậuLộc, tỉnh Thanh Hóa với diện tích khoảng 2600ha Trong quá trình phát triển, ThànhLộc đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế và xã hội Qua các đợt bồiđắp, đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, Thành Lộc đã thu hútđược nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh Một trong những tác động của việc này là
xã đã tăng trưởng về số lượng công ty, doanh nghiệp, trường học, cơ sở hạ tầng, vàđưa vào hoạt động một số dịch vụ cơ bản như điện, nước, internet Năm 2019, Xã
Thanh Lộc là địa phương đã được đạt chuân nông thôn mới Trong 5 năm trở lại day,
kinh tế của người dân tại địa phương này đã phát triển rõ rệt Tốc độ phát triển kinh
tế hằng năm luôn dat từ 13-16%, thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 7,5 triệu
đồng/người/năm thì năm 2019 là 41,2 triệu đồng tăng gap 5,5 lần Tổng số lao động
qua đảo tạo tại xã lên tới 2.152/3.354 người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,37%, bộ mặt
nông thôn mới nơi đây đã thay đổi và có nhiều khởi sắc Tại Thành Lộc trong nhữngnăm gan đây có nhiều công ty và doanh nghiệp ở các xã lân cận được xây dựng, góp.phan làm phát triển thu nhập của người dân đáng kể Tuy nhiên, xét trung bình, chat
Trang 15làm giữa hai giới là tương đương và dần xóa bỏ chênh lệch giới về trình độ học van.
Họ cũng không đảm nhiệm nhiều vị trí ra quyết định so với nam giới
“Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu bat bình đẳng giới trong thu nhập hiện
nay nhằm đảm bảo quyền cơ bản của con người, thực hiện mục yêu công bằng và
hiệu qua của toàn xã hội, góp phần thúc day phát triển kinh tế - xã hội rất cần thiết.Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá bat bình đẳng giới trong thu nhậpcủa công nhân lao động tại xã Thành lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ” để tìmhiểu thực trạng bắt bình đẳng giới trong thu nhập của công nhân, nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến mức độ bất bình đăng trong thu nhập, và đồng thời đánh giá mức
độ bat bình đẳng giới theo thu nhập dé đưa ra được giải pháp phù hợp cho địa phương
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bắt bình đẳng giới trong thu nhập của công
nhân lao động tại xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá Trên cơ sở đó đưa
ra một số các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường bình đẳng giới trong thu nhập của
công nhân lao động tại địa phương này.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
© _ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về bất bình đăng giới trong thu nhập
¢ Đánh giá thực trạng bat bình đăng trong thu nhập của công nhân lao động tại
xã Thành Lộc, huyện hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
e_ Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa nam
và nữ công nhân tại xã Thành Lộc, huyện hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Trang 163 Câu hỏi nghiên cứu
« Bất bình đẳng trong thu nhập của công nhân lao động tai xã Thành Lộc, huyệnHậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá hiện nay như thế nào?
+ Co sự khác biệt trong mức lương của công nhân lao động nam và công nhân
lao động nữ hay không?
« _ Có những yếu té nào tác động đến sự khác biệt trong thu nhập giữa nam và nữ
của công nhân lao động tại địa phương này?
« _ Cần có giải pháp gì dé khắc phục van dé bắt bình đẳng giới trong thu nhập của công nhân lao động?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đôi tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa nam và nữ công
nhân tại xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
- Đối tượng điều tra: Công nhân lao động đang làm việc tại các khu công
nghiệp ở xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoa
4.2 Pham vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại 5 công ty, xí nghiệp tại
xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Cụ thể đó là: Công ty TNHH giầy
Venus Việt Nam, Công ty TNHH may Linh Đức, Xí nghiệp cơ khí Mạnh Út, Công
ty TNHH Mộc Kim Ngân, Công ty TNHH xây dựng Thành Lộc T&T.
Trang 175 Dự kiến đóng góp của đề tài
5.1 Về mặt lý luận
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận chủ yếu
về bat bình đẳng thu nhập theo giới của địa phương cấp xã (xã Thành Lộc, huyện HậuLộc, tỉnh Thanh Hóa) trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản củacác học giả trong và nước ngoài Đề tài xác định rõ 4 yếu tố chủ yếu tác động đến bắtbình đẳng giới trong thu nhập bao gồm yếu tố quan sát được là sự phân biệt nghề
nghiệp theo giới, thời gian cho công việc nhà, trình độ vốn nhân lực và yếu tố không
quan sát được là định kiến xã hội về giới Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã góp phầnchỉ ra những thực trạng còn tôn tại hiện nay về bất bình đẳng thu nhập theo giới tại
Việt Nam nói chung và xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa nói riêng
đồng thời xác định những nguyên nhân cụ thẻ và thực tế gây nên hiện trạng này Từ
đó đề tài đã đưa ra những kiến nghị đóng góp mang tính thực tiễn để cải thiện bình
đẳng giới trong thu nhập của người lao động
5.2 Về mặt thực tiễn
- Đề tài đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trang bất bình đăng thu nhập
theo giới của công nhân lao động tại xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Từ đó đề tài đã đóng góp cho hệ thống nghiên cứu bat bình đăng giới trong thu nhập
những nhân tố chính có tác động đến sự chênh lệch tiền lương theo giới, để các bài
nghiên cứu sau này có thêm một cơ sở dé tiếp tục phân tích, đánh giá về van dé bat
bình đẳng thu nhập theo giới
- Trên cơ sở phân tích thực trang bat bình đăng giới trong thu nhập dé tài đềxuất một số kiến nghị có tính khả thi giúp cải thiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập
theo giới của người lao động Các kiến nghị đưa ra có sự phù hợp trong bối cảnh cuộc
Trang 18trước đây Các giải pháp đề xuất để được thực hiện cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước,
từ phía các doanh nghiệp và cuối cùng là từ sự nỗ lực của bản thân người lao động
6 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu khóa luận bao gồm 4
chương sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về bat bình đẳng giới trong
thu nhập
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Khuyến nghị và kết luận
Trang 191.1 Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
Bài nghiên cứu “The Gender Pay Gap in China: Insights from a Discrimination
Perspective” của Wei Bai (2022) cho thay trung bình phụ nữ chi chiếm được 71.5%thu nhập của nam giới ở Trung Quốc Khoảng cách tiền lương theo giới tính tồn tại
ở tất cả các nhóm tuổi và trình độ giáo dục Trái ngược với quan điểm phổ biến rằng
sự phát triển trong giáo dục, kinh tế và văn hóa sẽ giảm thiểu chênh lệch tiền lươngtheo giới, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố đó không làm tăng sự bình đẳng
về lương theo giới ở Trung Quốc Với việc sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca với các biến giải thích là trình độ học van, số năm làm việc, phân biệt đối xử
Blinder-về giới, bài phân tích cho thấy thêm rằng 81,47% sự khác biệt trong khoảng cách Blinder-về
o sự phân biệt đối xử Đặc biệt, phụ nữ đã kết hôn chịu bất bình
lương theo g
đẳng và phân biệt đối xử nhiều hơn so với những người chưa kết hôn Từ đó bài
nghiên cứu đề xuất tăng cường đầu tư vào chính sách và trợ cấp hỗ trợ gia đình bên
cạnh giáo dục cho nữ giới.
Maiko Hata (2021) với luận án “Gender Inequality in the Japanese Workplace:
Issues Related to the Promotion of Childcare Leave Taken by Men” đã xem xét thực
tế về việc nam giới nghỉ phép chăm con ở Nhật Bản ngày nay Hiện nay ở Nhật Bản,luật lao động nghiêm cắm sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính và phụ nữ có quyềnbình đẳng trong tiếp cận giáo dục và cơ hội việc làm Tuy nhiên, bat bình đẳng giớivẫn còn tồn tại, điển hình là khoảng cách tiền lương giữa các giới, cụ thé khoảng cáchgiữa mức lương tháng cao nhất của nam giới và nữ giới là 127.000 yên, lương trung
bình của nhân viên nữ toàn thời gian được trả ít hơn 30% so với lương của nhân viên
nam Bên cạnh đó, tỷ lệ nam giới nghỉ chăm con TẤt thấp chỉ 7,48% và tỷ lệ nữ ở các
vị trí quản lý cũng thấp chỉ 9,8% Luận án đã làm rõ bối cảnh văn hóa và chính trị xãhội của tình trạng bat bình đăng giới tại nơi làm việc của Nhật Bản Phụ nữ Nhật Bảnkhông được làm việc 6 các vị trí quyền lực hay lãnh đạo Sự phân công lao động theo
Trang 20kết quả đó, luận án đã đưa ra các biện pháp với trọng tâm là khuyến khích nhân viên
nam nghỉ phép chăm con.
Luận án tiến sĩ “The Gender Wage Gap and Women’s Labour Mobility in
Newfoundland and Labrador (Canada)” của Sherine Hamdy Khattab (2020) là một
nghiên cứu về sự chênh lệch về tiền lương giữa nam và nữ cũng như xem xét khảnăng di chuyền lao động của phụ nữ ở Newfoundland và Labrador, một tỉnh củaCanada Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các yếu tố gây ra chênh lệchlương giữa nam và nữ, va tác động của nó đến sự di chuyên lao động của phụ nữ.Luận án đã sử dụng số liệu từ cuộc điều tra dân số Canada năm 2016 và sử dụngphương pháp phân tích Blinder Oaxaca cũng như phân tích khoảng cách tiền lươngtheo giới Mô hình thống kê hồi quy sự khác biệt trong tiền lương với biến phụ thuộc
là log của tiền lương so với nhiều biến giải thích khác nhau (trình độ học vấn, tuổitác, tình trạng hôn nhân, hình phạt khi làm mẹ) nhằm xác định ảnh hưởng của sự phânbiệt đối xử đến khoảng cách lương theo giới Kết quả, bất bình đăng giới trong tiềnlương theo giờ ở Newfoundland and Labrador là do sự khác biệt về trình độ học vấn
và sự phân biệt đối xử Từ đó, luận án đưa ra lộ trình nhằm cải thiện sự chênh lệch vềthu nhập theo giới tính với các chính sách đề xuất đó là: chính sách trợ cấp trẻ em,chính sách hỗ trợ mẹ don thân, chính sách thúc day sự cân bằng giới tính trong công.việc, đến chênh lệch lương và sự di chuyên lao động của phụ nữ
“Chowdhury & cộng sự (2018) trong bài báo cáo “Gender Gap in Earnings in
Vietnam: Why Do Vietnamese Women Work in Lower Paid Occupations?” phân tích
khoảng cách thu nhập giữa các giới và tìm hiểu lý do tại sao phụ nữ chọn làm việctrong những công việc được trả lương thấp hơn Nghiên cứu sử dụng kết hợp dữ liệu
từ Khảo sát lực lượng lao động Việt Nam (LFS), Khảo sát cuộc sống trẻ và Chươngtrình đo lường kỹ năng STEP của Ngân hàng Thế giới Kết quả cho thấy phụ nữ kiếmđược trung bình ít hơn nam giới 3.000.000 đồng (khoảng 1302 USD) mỗi năm, tức
Trang 21là khoảng một tháng thu nhập Nam giới kiếm được nhiều tiền hơn phụ nữ cả trong
khu vực nhà nước và ngoài nhà nước cũng như trong các ngành nông nghiệp và phi
nông nghiệp Khoảng cách này không đổi trong suốt 4 năm sử dung dit liệu LFS.Khoảng cách về thu nhập hiện diện ở tất cả các nhóm tuổi, mở rộng ở độ tuổi lập giađình sinh con va tăng đột biến ở nhóm tuổi 55-59, xung quanh độ tuổi nghỉ hưu củaphụ nữ (ở 55) Nó lại giảm đi khi đàn ông nghỉ hưu ở tuổi 60 Bên cạnh đó, bài nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng sự khác biệt về trình độ học vấn có thể giải thích một cách hợp
lý khoảng cách về thu nhập Tuy nhiên, ở Việt Nam, phụ nữ kiếm được ít tiền hơnnam giới dù có trình độ học van cao hơn Đối với phụ nữ và nam giới có cùng trình
độ học vấn, khoảng cách về thu nhập càng trở nên lớn hơn Phân tích cho thấy phụ
nữ sẵn sàng hơn nam giới từ bỏ mức lương cao hơn đề đảm bảo việc làm với số giờlàm hàng tuần, nghỉ phép, bảo hiểm và có hợp đồng tốt hơn Một yếu tố có thé thúcday sở thích này là sự phân bổ công việc gia đình không đồng đều Thực tế, phụ nữ
ở Việt Nam giành nhiều hơn nam giới 14 giờ mỗi tuần để làm việc nhà và chăm sóctrẻ em hoặc người già Từ đó, bài phân tích đưa ra các giải pháp khuyến nghị thứnhất là cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hoặctạo điều kiện cho các lựa chọn làm việc linh hoạt; thứ hai là các biện pháp can thiệpnhằm khuyến khích phân bổ công bằng hơn gánh nặng công việc và chăm sóc giađình - chang hạn như các sáng kiến lập pháp hoặc khu vực tư nhân khiến việc nghỉphép của cha mẹ trở nên trung lập về giới hơn cũng như các chương trình nhằm thayđổi thái độ của nam giới đối với công việc gia đình
Asplund & Napari (2011) với đề tài “Intangibles and the Gender Wage Gap:
An Analysis of Gender Wage Gaps Across Occupations in the Finnish Private Sector”
đã sử dụng phương pháp hồi quy phân vị va phân rã Machado-Mata dé phân tích
chênh lệch tiền lương ở Phần Lan giai đoạn 2002-2009 Nghiên cứu so sánh chênhlệch tiền lương theo giới trên từng phân vị khi xét trong từng nhóm lao động khácnhau Ở nhóm lao động đòi hỏi sự sáng tạo, phân vị càng lớn thì chênh lệch càng thấp
trong hai năm 2002 và 2009; trong khi, ở nhóm lao động khác thì sự chênh lệch này
không có xu hướng tăng hay giảm rõ rệt trên các phân vị Mô hình của nghiên cứu có
Trang 22bién phụ thuộc là tiền lương theo giờ, các biến độc lập là: số năm đi học, số năm kinhnghiệm làm việc, số năm thâm niên, tỉ lệ lao động sáng tao trong chi nhánh, tỉ lệ lao.động sáng tạo trong công ty và quy mô doanh nghiệp Kết quả phân rã sự chênh lệch
cho thấy sự khác nhau giữa các biến độc lập trong mô hình giải thích được một phần
rất nhỏ chênh lệch tiền lương giữa lao động nam và nữ Chính mức độ đãi ngộ khácnhau giữa nam và nữ nhận được là nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch tiền
lương.
Nestic (2010) đã sử dụng số liệu từ Điều tra lực lượng lao động 6 Croatia năm
1998 và 2008 dé phân tích chênh lệch tiền lương theo giới dựa trên hàm tiền lương
Mincer (1974) và phương pháp phân rã Machado-Mata dé phân rã chênh lệch tiền
lương theo giới trong bài nghiên cứu “The Gender Wage Gap in Croatia — Estimating
the Impact of Differing Rewards by Means of Counterfactual Distributions” Bai
nghiên cứu đã áp dụng cả kỹ thuật hồi quy lượng tử va OLS dé đánh giá khoảng cáchtiền lương theo giới Kết quả cho thấy có sự chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ.Mức chênh lệch này có xu hướng giảm dần ở cả khu vực công và tư, nhưng sự giảm
ở khu vực công rõ nét hơn Xét về trình độ học vấn, nhóm trình độ học vấn càng cao.thì chênh lệch thu nhập theo giới tính càng giảm Khoảng cách tiền lương trung bìnhtheo giới chưa được điều chỉnh được cho là tương đối thấp và đang giảm dan Baibáo này chỉ ra rằng phụ nữ có việc làm ở Croatia sở hữu thị trường lao động có chấtlượng cao hơn so với đàn ông, đặc biệt là về trình độ giáo dục, nhưng, phần thưởng
và tiền lương nhận được thấp hơn nhiều so với nam giới Kỹ thuật phân rã Mata được sử dụng đề ước tính khoảng cách tiền lương theo giới tính do tác động củacác phần thưởng khác nhau Kết quả cho thấy do các phần thưởng khác nhau nên
Machado-khoảng cách trung bình đã vượt quá 20% và đã tăng lên trong Machado-khoảng thời gian từ
năm 1998 đến năm 2008 Khoảng cách được cho là cao nhất ở phan từ thấp đến trung.bình của việc phân phối tiền lương
Cerejeira & cộng sự (2010) đã tìm hiểu tác động của việc áp dụng luật tiềnlương tối thiểu tới chênh lệch về lương theo giới ở Bồ Đào Nha và đưa ra ba nguyênnhân chính dẫn tới sự gia tăng khoảng cách tiền lương, đó là: (i) sự thay đổi về kỹ
Trang 23năng tổng hợp của lao động nam va nữ sau khi tăng lương tối thiểu, (ii) sự khác nhau
về ngành nghề phản ánh sự thay đôi về sản lượng, va (iii) sự phân biệt về giới Sửdung dữ liệu từ Khao sát thu nhập của người lao động của Bồ Đào Nha, bài nghiên
cứu đã tiến hành phân tích riêng về lương cơ bản, các khoản thanh toán làm thêm giờ,
các phúc lợi phụ cũng như số lượng công việc làm thêm giờ Kết quả ước tính dựa
trên phương pháp DID (differenceindifferenceindifferences methodology)
-phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế và xã hội dé đánh giá
tác động của một biện pháp can thiệp hoặc sự thay đổi chính sách cho thấy khoảng
cách tiền lương giữa các giới của lao động vị thành niên ngày càng mở rộng sau khi
sửa đổi luật lương tối thiểu tăng từ 75% lên 100%, nguyên nhân được giải thích chủyếu là do sự phân phối lại các phúc lợi phụ và tiền làm thêm giờ có lợi cho nam giới
Luận án tiến sĩ: “Bất bình đăng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt Nam”của Amy Y.C Liu năm 2004 nghiên cứu các nhân tố tác động bat bình đẳng giới vềthu nhập theo khu vực ở Việt Nam Nghiên cứu chỉ ra vai trò nhân lực nữ trong điềukiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay Bên cạnh những tác động tích cực thì ngườiphụ nữ cũng phải đối mặt với những áp lực công việc trong gia đình và xã hội, nhữngbất bình đẳng có tính truyền thống đang tồn tại ở nhiều gia đình, nhiều vùng miền
trên phạm vi cả nước Luận án đã sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca, trong đó
biến phụ thuộc là tiền lương theo giờ, biến độc lập là giới tính, trình độ học van, kinhnghiệm làm việc, phân biệt đối xử Kết quả sử dụng phương pháp hồi quy cho thấykhoảng cách tiền lương theo giới ở Việt Nam là do sự thay đổi bat lợi về phân biệtđối xử Phân biệt đối xử là một trở ngại cho việc thu hẹp khoảng cách tiền lương giữacác giới Do sự phân biệt đối xử về tiền lương theo giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi sở
thích của người sử dụng lao động và mức độ cạnh tranh trên thị trường, do đó bài
nghiên cứu đã khuyến nghị giải pháp là phải cải thiện giáo dục công bằng tại nơi làmviệc dé chống lại thái độ phân biệt đối xử và cũng dé bãi bỏ quy định phân biệt giớitrên thị trường để khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế
“Male-female wage differentials in Urban Labor Markets”, Oaxaca, Reynold
L., (1973) Nghiên cứu này đưa ra phương pháp tiếp cận, đánh giá sự chênh lệch thu
Trang 24nhập giữa nam và nữ đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệchnày Bài nghiên cứu cho thấy sự tập trung của phụ nữ vào những công việc được trảlương thấp hơn đã tạo ra những khác biệt lớn về thu nhập Và kết quả cũng cho thấyrằng một tỷ lệ đáng kể của sự chênh lệch lương giữa nam và nữ là do tác động của sựphân biệt đối xử.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến bat bình đẳng thu nhập giữa nam
và nữ tại các tỉnh, thành ở Việt Nam” của tác giả Trần Huy Phương (2021) đã đưa racủa các nhân tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới theo thu nhập đó là FDI theo địaphương, chỉ số PCI (chỉ số năng lượng cạnh tranh cấp tinh), PAR (chỉ số cải cáchhành chính cấp tỉnh), số sinh viên trên 1000 dân theo địa phương, CBR theo địaphương, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên qua đào tạo, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
từ 15 tuổi trở lên của nữ ở các tỉnh Qua phương pháp hồi quy với dữ liệu mảng,
nghiên cứu đã thu được các kết quả khác nhau giữa 3 mô hình thành thị, nông thôn
và khu vực chung của toàn tỉnh về ảnh hưởng của các nhân tố được chọn đến tìnhtrạng bất bình đẳng thu nhập giữa nam và nữ tại các tỉnh thành ở Việt Nam Kết quả
được cho là PCI, tỉ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động, FDI, tỉ lệ qua dao tạo có
ảnh hưởng tích cực, PAR lại có ảnh hưởng tiêu cực đến bat bình đăng thu nhập giữa
nam và nữ ở cả 3 khu vực của tỉnh Từ đó, tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của
việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở các tỉnh sẽ giúp cho kinh tế địa phương đi lênnhờ việc thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào trong tỉnh dé tao tiền đềcho việc giảm chênh lệch và bắt bình đẳng lương theo giới
Bài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động
trong khu vực dịch vụ tại Việt Nam” của tác giả Tống Quốc Bảo (2021) Đây là mộtnghiên cứu thực nghiệm cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng quát về thu nhập.của lao động khu vực dịch vụ tại Việt Nam và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thunhập của người lao động trong khu vực dich vụ Nghiên cứu thực hiện bằng phương,pháp phân tích định lượng dựa trên dữ liệu của “Cuộc điều tra khảo sát mức sống hộgia đình Việt Nam năm 2012” của Tổng Cục Thống Kê và sử dụng mô hình hồi quy
Trang 25phân vị dé thấy được sự khác biệt trong phân phối thu nhập trên từng khoảng phân
vị Kết quả nghiên cứu cho thấy số năm đi học, kinh nghiệm, thời gian làm việc trung
bình, nam giới, thành thị, lãnh đạo, lao động bậc cao, lao động bậc trung, lao động có
kỹ thuật, khu vực Đông Nam Bộ, khu vực Đồng bằng sông Hồng có tác động thuậnchiều với thu nhập của người lao động, trong khi loại hình kinh tế nhà nước, khu vựcBắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung lại có tác động nghịch chiều với thu nhập
của người lao động.
“The Determinants of Gender Income Inequality in Vietnam: A Longitudinal Data Analysis” của tác giả Duc Hong Vo (2019) Nghiên cứu này được thực hiện
nhằm điều tra sự bất bình đẳng thu nhập theo giới ở Việt Nam giai đoạn 2004-2016bằng cách sử dụng dữ liệu từ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS).Kết quả chỉ ra rằng trình độ học van, dân tộc, thành phần kinh tế và vị trí địa lý lànhững yếu tổ chính gây ra sự khác biệt về tiền lương ở Việt Nam và nghiên cứu cũng.chỉ ra rằng sự bat bình đẳng thu nhập theo giới nghiêm trọng hơn ở những người đượctrả lương thấp và trả lương cao Những phát hiện này cho thấy các chính sách củachính phủ nên tập trung vào việc khuyến khích giáo dục và cải thiện nền kinh tế quốcgia, tạo thêm việc làm cho phụ nữ nhằm giảm khoảng cách tiền lương giữa các giới
ở Việt Nam.
Nguyễn Hoàng Oanh (2018) với bài nghiên cứu “Khoảng cách thu nhập theogiới của lao động làm công ăn lương tại Việt Nam giai đoạn 2012-2014” chỉ ra rằng,hiện nay, tình trạng chênh lệch thu nhập theo giới còn rất phé biến, đặc biệt ở nhữngnền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam Điều này dẫn tới tình trạng cácnguồn lực và các lợi ích phát triển được phân phối một cách phi hiệu quả và không
công bằng, gây cản trở tăng trưởng bền vững Bài viết này đã sử dụng phương pháp
phân rã Blinder-Oaxaca dựa trên bộ iệu Điều tra mức ng hộ gia đình để tìm racác yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách thu nhập theo giới của nhóm lao động làmcông ăn lương ở Việt Nam giai đoạn 2012- 2014 Kết quả thực nghiệm cho thấy có
sự chênh lệch thu nhập giữa lao động nữ và nam; các yếu tố làm giảm khoảng cách
thu nhập theo giới gồm khu vực thành thị — nông thôn, trình độ học vấn, ngành, nghề,
Trang 26hình thức sở hữu, ; các yếu tố làm gia tăng khoảng cách thu nhập theo giới gồmdân tộc, tình trạng hôn nhân va các yếu tố không quan sát được như định kiến giới vànhận thức hạn chế về bình đẳng giới của xã hội Trên cơ sở đó bài nghiên cứu đã gợi
ra hàm ý chính sách đó là cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền chính sách,
pháp luật về lao động, bình đẳng giới cho các chủ doanh nghiệp và người lao động;cần chú ý cơ cấu lao động theo giới sao cho hợp lý khi dau tư chuyền đổi cơ cầu nghề;
cần có giải pháp xóa bỏ định kiến về giới; tạo cơ hội và mở rộng cơ hội cho phụ nữ
tiếp cận với việc làm ở tắt cả các khu vực, ngành nghề
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động tại các
khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh” của tác giả Lê Thị Kim Chỉ (2018) nhằm giải quyếtđược bài toán nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động(NLD) Việt Nam trong các khu công nghiệp, khu kinh tế hiện nay, cụ thể tại tỉnh TràVinh Bài nghiên cứu đã kế thừa mô hình hồi quy đề xác định các yếu tố ảnh hưởng.đến thu nhập của người lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Trà Vinh với biến phụ
thuộc là Thu nhập, các biến độc lập là ngành nghề, kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn, dân tộc, tôn giáo, môi trường làm việc Phương pháp thu thập só liệu bằng 300phiếu khảo sát với các câu hỏi được thiết kế sẵn, tác giả tiến hành lấy ý kiến của 300
NLD đang làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Long Đức TP Tra
Vinh, sau đó xử lý số liệu thông qua phân tích hồi quy đa biến Kết quả cho thấy có
5 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ trong Khu Công nghiệp Long Đức, tỉnhTra Vinh: ngành nghề làm việc của công nhân, kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên
môn của công nhân, dân tộc và môi trường làm việc Trong đó, kinh nghiệm và trình
độ chuyên môn ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của NLĐ Từ kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập của NLĐ, đảm bảo an sinh
xã hội và ồn định cuộc sống của công nhân trong thời gian tới như đây mạnh công
tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tạo môi trường làm việc thân thiện, an toàn
cho người lao động cũng như xây dựng chính sách tiền lương linh hoạt, công bằng
Nguyễn Thái Hòa (2017) với bài nghiên cứu “Bắt bình đẳng giới trong thunhập của người lao động ở Việt Nam” sử dụng phương pháp tách biệt Oaxaca dé đo
Trang 27lường sự bắt bình đẳng về thu nhập dựa trên mẫu chọn lọc từ bộ số liệu điều tra khảosát mức sống hộ gia đình năm 2014 Kết quả chạy mô hình cho thấy bất bình đẳnggiới gây ra do các yếu tố: trình độ học van, kinh nghiệm làm việc, phân biệt đối xử.Như vậy, kết quả chỉ ra, mặc dù lao động nữ có các đặc tính năng suất tốt hơn laođộng nam, làm việc với thời gian dài hơn, nhưng lại nhận được thu nhập thấp hơn sovới nam giới, nguyên nhân xuắt phát từ quan niệm xã hội xưa và tinh trạng này dang
hiện hữu trong tắt cả các khu vực kinh tế (tư nhân, nhà nước hay khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài) Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số chính sách nhằm cảithiện tình trạng phân biệt đối xử và khác biệt giới trong thu nhập của người lao động
trong khu vực làm công ăn lương nói riêng và trên thị trường lao động nói chung như
là: xóa bỏ các yếu tố phân biệt đối xử trong lao động và thu nhập thông qua các chínhsách về giáo dục, chế độ lao động và chính sách ngành nghề
Trần Thị Tuấn Anh (2015) trong luận án tiến sĩ kinh tế “Ứng dụng phươngpháp hồi quy phân vị phân tích chênh lệch tiền lương ở Việt Nam” áp dụng phương
pháp hồi quy phân vị có hiệu chỉnh tính chệch do vấn dé chọn mẫu và có xử lý nội
sinh để ước lượng hàm tiền lương dạng Mincer (1974) mở rộng Biến phụ thuộc đượclựa chọn là logarit tiền lương thực tế dựa trên số liệu của VHLSS 2002 và VHLSS
2012 Sau đó, phương pháp Machado - Mata (2005) được áp dụng dé tiến hành phan
rã chênh lệch tiền lương và xác định các thành phần của khoảng chênh lệch này Kếtquả cho thấy có sự chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ; mức chênh lệch khác nhau
ở những phân vị tiền lương khác nhau Sự chênh lệch này hoàn toàn không phải dochênh lệch về vốn nhân lực hay đặc điểm lao động giữa nam và nữ mà là do hệ số hồiquy trong hàm tiền lương
Nghiên cứu “Sự khác biệt tiền lương của người lao động theo giới giai đoạn
2006 - 2010” (Dinh Thị Vân, Nguyễn Thành Tuân, Nguyễn Vân Trang, 2012) đã sửdụng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder để phân tích sự khác biệt về tiền lương
giữa nam và nữ tại Việt Nam trong các năm 2006, 2008 và năm 2010 Sô liệu sử dụng
u Điều tra Mứctrong nghiên cứu này được lấy từ ng hộ gia đình của Tổngcục thống kê với các các thông tin về tuổi, trình độ chuyên môn cao nhất, ngành,
Trang 28nghề, thành phan kinh tế, hôn nhân, vùng của người lao động Kết quả nghiên cứucho thấy, sự chênh lệch tiền lương bình quân giờ có chiều hướng gia tăng từ 16,3%(năm 2006) lên 17,3% (năm 2010) Bên cạnh đó, các yếu tố quan sát được có xuhướng làm giảm nhẹ khoảng cách tiền lương từ 3,7 điểm % (năm 2006) xuống 2,6điểm% (năm 2010); các yếu tố không quan sát được làm tăng khoảng cách tiền lương
từ 18,2 điểm % (năm 2006) lên 18,6 điểm % (năm 2010) Như vậy, những định kiến
xã hội, phân tầng thị trường lao động, thé chế chính sách vẫn là các yếu tố chính tao
ra sự khác biệt tiền lương giữa nam và nữ
“Chênh lệch thu nhập theo giới tính: Lý thuyết và thực trạng tại Việt Nam”
(Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2010) Bài viết nhằm phân tích các nghiên cứu về chênhlệch thu nhập theo giới tính và tìm hiểu thực trạng vấn đề này tại Việt Nam Cácnghiên cứu thực nghiệm chỉ ra nhiều yếu tố tác động đến sự chênh lệch, bao gồm yếu
tố trình độ giáo dục, kỹ năng hay đặc điểm giới tính, địa điểm khảo sá Thực trạng
bắt bình đẳng giới nói chung và chênh lệch thu nhập theo giới tính nói riêng ở ViệtNam cho thấy đã có sự cải thiện tích cực đáng kể Tuy nhiên, vẫn còn ton tại sự khácbiệt thu nhập theo giới tính giữa các ngành kinh tế và vùng miễn
Thai Hung Pham & Barry Reilly (2007) với đề tài “The gender pay gap inVietNam” đã sử dụng phương pháp tiếp cận của Liu (2004) về phân tích hồi quy trung.bình và phân vị xem xét nhân té tác động đến khoảng cách thu nhập theo giới của laođộng hưởng lương tại Việt Nam trong các năm 1993, 1998 và 2002 Số liệu sử dụngtrong nghiên cứu này được 10 lấy từ bộ số liệu Điều tra Mức sống hộ gia đình củaTổng cục thống kê với các thông tin về thị trường lao động từ góc độ giới tính như
tình trạng hôn nhân, tuổi, trình độ chuyên môn cao nhất, y tế, dân tộc, vùng Kết quả
nghiên cứu cho thấy, sự chênh lệch mức lương bình quân giờ giữa lao động nam và
nữ có xu hướng giảm từ 0,2897 (1993) xuống 0,1474 (1998) và ổn định 0,1503
(2002) Bài t nhận thấy rằng quá trình Đổi mới ở Việt Nam đã giúp giảm mạnhkhoảng cách tiền lương theo giới Khoảng cách về lương trung bình theo giới của laođộng làm công ăn lương đã giảm một nửa từ năm 1993 đến năm 2002 và giảm mạnhvào năm 1998 Tuy nhiên, phân tích phân rã cho thấy hiệu quả của các biện pháp và
Trang 29chính sách cải cách, đổi mới tương đối ồn định trong phân bồ tiền lương và không cóhiện tượng bất công và hạn chế trong việc thăng tiến nghề nghiệp của phụ nữ.
Nghiên cứu “Bat bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam
và một số giải pháp chính sách” của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt (2006) đã sử dungphương pháp tiếp cận của Juhn, Murphy va Pierce (1991) dé phân tích định lượngtìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến bất bình đẳng về thu nhập tại Việt Nam
trong các năm 2002 và 2004 Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu cuộc
điều tra Mức sống dân cư của Tổng cục thống kê với thông tin về hai nhóm yếu tố
ảnh hưởng tới bat bình đẳng giới về thu nhập bao gồm yếu tố phi kinh tế (quan niệm
bat bình đẳng giới hay định kiến xã hội về giới) và yếu tố kinh tế (đặc điểm người laođộng, giáo dục - đào tạo, việc làm, địa lý) Tác giả khẳng định có sự chênh lệch tiềnlương giữa lao động nam và lao động nữ Mức lương trung bình của nữ giới chỉ bang85% so với mức lương trung bình của nam giới Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự
chênh lệch mức lương giữa lao động nam và nữ có xu hướng tăng từ 0,0942 (2002)
lên 0,1103 (2004) Bên cạnh đó, chênh lệch quan sát được mang dấu đương (hệ số0,017) và chênh lệch không quan sát được mang dấu âm (hệ số 0,0009) Như vậy,mỗi một yếu tố có đóng góp khác nhau đối với sự thay đổi bat bình dang giới về thunhập từ năm 2002 đến năm 2004, sự khác biệt này sẽ gợi ý ban đầu cho các nhà hoạchđịnh chính sách nhằm đạt tới sự bat bình đẳng giới và tiền bộ con người
“Vấn đề giới trong chính sách cải cách cơ cấu và vĩ mô toàn diện” của tác giả
Lê Anh Tú (2005) nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của chính sách vĩ môtới phụ nữ bằng việc phân tích mối liên hệ giữa cải cách, bình đăng giới, phát triểnkinh tế và phúc lợi dành cho nữ giới trong những năm 90 ở Việt Nam, thời gian diễn
ra công cuộc cải cách toàn diện và có ảnh hưởng sâu rộng của chính phủ Nghiên cứu
nay dựa trên phương pháp mô tả, tong hợp và phân tích thống kê nhằm giải thích ảnhhưởng của chính sách tự do hóa thị trường và vĩ mô đến thu nhập của lao động nam
và lao động nữ.
Trang 301.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu liên quan đến dé tài cả trong nước
và ngoài nước, có thé thay rằng đề tài bất bình đẳng giới trong thu nhập không phải
là một đề tài mới Chủ đề này đã được nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam Có rất nhiều nghiên cứu
về đề tài này đã được thực hiện, tiếp cận vấn đề trên nhiều hướng khác nhau, đồng
thời phương pháp nghiên cứu và các mô hình được sử dụng cũng rất đa dạng
Nhìn chung, các bài nghiên cứu được đưa ra đều phân tích vấn đề bất bình
đăng theo giới trong thu nhập của 1 quốc gia va dữ liệu nghiên cứu là số liệu khảo sát
mức sống hộ gia đình trên phạm vi toàn quốc gia Bên cạnh đó, các bài nghiên cứucũng chưa phân tích được sự bất bình đăng đối với ngành, nghề đặc thù Vì thế, kếtquả của các bài nghiên cứu và các chính sách đưa ra chỉ phù hợp với phạm vi quốcgia chứ chưa thực sự chính xác khi áp dụng với phạm vi nhỏ hơn và ngành, nghề vàcông việc cụ thể hơn
Do đó, việc có thêm các nghiên cứu tại các địa phương khác nhau, thời điểmkhác nhau và ngành, nghề khác nhau là rất cần thiết, nhằm đưa ra những đánh giá cụthé và chính xác hơn về van dé bat bình đăng giới trong thu nhập của người lao động.Chính vì vậy, bài nghiên cứu sẽ bổ sung thêm khía cạnh bat bình đẳng giới trong thunhập của một ngành, nghề cụ thể đó là công nhân lao động và của một phạm vi một
xã cụ thể đó là xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá Thêm vào đó, bàinghiên cứu sẽ đánh giá bat bình đăng giới trong thu nhập của công nhân lao động ở
xã Thành Lộc, từ đó đề xuất những giải pháp và chính sách phù hợp có vai trò hếtsức quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững tại xã Thành Lộc nói riêng và tinh
Thanh Hóa nói chung.
Trang 311.2 Co sé lý luận về bất bình đẳng giới trong thu nhập của công nhân
lao động
1.2.1 Các khái niệm
1.2.1.1 Bất bình đẳng
Sự bất bình đẳng đang diễn ra dưới rất nhiều hình thức trong cuộc sống Theo
Tổ chức lao động quốc tế (2013), bat cứ sự phân biệt nào hình thành trên cơ sở chủng
tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, khuynh hướng chính trị, nguồn gốc xã hội mà có
ảnh hưởng và làm tôn hại đến việc tiếp cận các cơ hội hay sự đối xử trong công việc
và nghề nghiệp thì được coi là có sự bat bình đẳng Theo Tổ chức Kinh tế Hợp tác vàPhát triển (2015), bất bình đẳng được xem là sự chênh lệch trong phân phó cáckhía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị của xã hội, bao gồm thu nhậi sản, quyền lực
và cơ hội Theo Trung tâm Phát triên Liên Hop Quốc (2008), bat bình đăng được mô
tả là sự chênh lệch trong quyền lợi và cơ hội giữa các cá nhân và các nhóm xã hội
Nó có thể bao gồm bat bình đăng kinh tế, giới tính, chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và
các yếu tố khác
Như vậy, bat bình đẳng được hiểu dé chỉ sự chênh lệch, sự không công bằng
hoặc sự không đồng đều, sự phân biệt trong các khía cạnh xã hội, kinh tế, chính trị
và văn hóa Nó ám chỉ sự khác biệt trong quyền lợi, cơ hội, đặc quyền, truy cập và
đối xử mà một nhóm người hoặc cá nhân nhận được so với nhóm khác
1.2.1.2 Bất bình đẳng giới
Khái niệm giới
Theo Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển của Liên Hợp Quốc (2016),giới là một khái niệm xã hội và văn hóa được sử dụng để chỉ các vai trò, địa vị, hành
vi và kỳ vọng mà xã hội đặt lên nam và nữ, dựa trên nhận thức về tính di biệt sinhhọc giữa hai giới tính Giới còn là một cách thức xã hội hóa và kiểm soát quyền lực(Gayle Rubin, 1975), là khái niệm phức tạp và đa chiêu, bao gồm cả các khía cạnh xãhội, văn hóa, kinh tế và chính trị Nó ám chỉ cách mà xã hội xác định và tổ chức vai
trò, quyền lực, truyền thống và hành vi của nam và nữ (Joan Wallach Scott, 2017).
Trang 32Theo Trung tâm Nghiên cứu Giới và Quan hệ Quốc tế của London School of
Economics (2016), giới là một khái niệm xã hội và văn hóa mô tả các vai trò, truyền
thống, kỳ vọng và quy tắc mà xã hội đặt lên nam và nữ dựa trên giới tính Vai trò giới
được quyết định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế được nam giới và phụ nữ
học trong quá trình trưởng thành Vai trò giới rat năng động và thay đổi theo thời
gian Phân công lao động trên cơ sở giới là sự phân công việc và trách nhiệm khác
nhau giữa phụ nữ và nam giới.
Như vậy, giới là một khái niệm xã hội được sử dụng để phân loại và định rõ
vai trò, đặc điêm và hành vi của nam và nữ trong một xã hội Nó không chỉ dựa trên
các yếu tố sinh học như giới tính, mà còn bao gồm các yếu tố xã hội và văn hóa.Trong hầu hết các xã hội, giới được xác định dựa trên những quy ước, vai trò và kỳ
vọng mà xã hội đặt lên nam và nữ Điều này góp phần tạo ra các định kiến, bắt bình
đẳng và sự chênh lệch quyền lực giữa nam và nữ
Bắt bình đẳng giới
Theo Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển của Liên Hợp Quốc (2016),bat bình dang giới là sự chênh lệch về quyên lợi, quyền tự quyết và cơ hội giữa nam
và nữ, dựa trên các vai trò và kỳ vọng xã hội mà xã hội đặt lên giới tính Theo Quỹ
Nit công bằng của Liên Hợp Quốc (2021) thì bat bình đẳng giới là sự chênh lệch trong
quyền lợi, cơ hội và đối xử giữa nam và nữ Nó bao gồm sự phân biệt về tiếng nói va
quyền lực, truy cập vào giáo dục, công việc, sức khỏe và quyền tự quyết Bất bìnhdang giới là sự chênh lệch trong quyền lực, truyền thống, trách nhiệm và quyền lợigiữa nam và nữ trong một xã hội Nó liên quan đến cách mà xã hội xác định và tổchức các vai trò, quyền lực và truyền thống giới tính (Joan Wallach Scott, 2017) Bấtbình đăng giới là kết quả của việc áp đặt những khái niệm giới hạn và những chuânmực về "nam" và "nữ" lên cá nhân, gây ra sự chênh lệch và bất bình đăng (Judith
Butler, 1991).
Trang 33Theo tài liệu "Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chínhsách" do Uỷ ban quốc gia Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam xuất bản năm 2004 thì "Bìnhđẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhaugiữa phụ nữ và nam giới" Nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình dang để pháthuy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình, có cơ hội bình đẳng để thamgia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển, được
hưởng tự do và chất lượng cuộc sống một cách bình đăng, được hưởng thành quả một
cách bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới
là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và
cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình
để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi mặt Đồng thờikhái niệm này còn đề cập đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù đắp nhữngkhoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động gia đình
đem lại.
Công ước CEDAW năm 1979 của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thứcphân biệt đối xử với phụ nữ, có viết: “bình đẳng giới là tình trạng (điều kiện sống,
sinh hoạt, làm việc ) mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau,
họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích chomình, phát hiện và phát triển tiềm năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự pháttriển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó.” (UNHCR 2009: 9) Nhưvậy, bất bình đẳng giới, hay thuật ngữ “phân biệt đối xử với phụ nữ”, có nghĩa là bất
kỳ sự phân biệt, loại trừ hay han chế nào dựa trên cơ sở giới tính làm ảnh hưởng đến
phụ nữ hoặc nhằm mục đích làm ton hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công
nhận, thụ hưởng, hay thực hiện các quyền con người và những quyền tự do cơ bản
khác.
Như vậy bat bình đẳng giới được hiểu là sự phân biệt trên cơ sở giới tính mà
sự phân biệt này ảnh hưởng đến sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lựccủa xã hội và quá trình phát triển của con người Xét riêng trong lĩnh vực lao động
Trang 34thi sy bất bình dang giới thé hiện ở sự phân biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sựphân biệt đối xử trong công việc và nghề nghiệp cũng như sự phân biệt trong việc
thừa hưởng các thành quả lao động giữa lao động nam và lao động nữ.
Trên thực tế có thé thấy có sự phân biệt đối xử và bat bình đẳng giới ở hầu hếtcác xã hội Sự phân biệt đối xử thường được thấy ở bến lĩnh vực là: lĩnh vực giáodục, chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận với các cơ hội kinh tế, và tham gia vào lãnh đạo vàtham chính (Nguyễn Xuân Trình,2020) Sự phân biệt đối xử này xuất phát từ quanniệm dập khuôn cho rằng phụ nữ có ít quyền tự quyết hơn, có ít nguồn lực để sử dụng
hơn và có ít ảnh hưởng đối với quá trình ra quyết định có liên quan tới xã hội và cuộc
sống riêng của họ Nó đặt người phụ nữ vào một vị trí phải phục tùng và bât lợi sovới nam giới Điều này thường xảy ra, chẳng hạn, khi người phụ nữ bị từ chối cơ hội
việc làm bởi khuôn mẫu giới là người đàn ông là người ra quyết định tốt hơn
1.2.1.3 Bất bình đẳng giới trong thu nhập
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế năm 2016, bất bình đẳng giới trong thu nhập
là sự chênh lệch giữa nam và nữ trong việc nhận và sở hữu thu nhập từ công việc Nó
bao gồm sự chênh lệch về mức lương, tiền lương, phúc lợi và cơ hội kinh doanh giữahai giới Điều này có thể phản ánh trong việc định lượng mức lương hàng giờ, mứclương hàng tháng hoặc thu nhập hàng năm Thường thì phụ nữ thường trả lương thấphơn so với nam giới trong cùng một vị trí công việc, din đến bắt công trong việc trảcông Các yếu tố như chế độ bảo hiểm xã hội, hưu trí, chế độ nghỉ phép, bảo hiém y
tế và các phúc lợi khác có thé không công bằng giữa nam và nữ Phụ nữ có thé gặpkhó khăn trong việc tiếp cận vốn, giáo dục kinh doanh, mạng lưới kinh doanh và cácnguồn lực cần thiết đề thành công trong việc khởi nghiệp và kinh doanh Điều này có
thé dẫn đến sự bat công và chênh lệch trong thu nhập giữa hai giới
Theo Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển của Liên Hợp Quốc năm 2016,thì bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự chênh lệch giữa nam và nữ không chỉ trong
mức thu nhập mà còn trong sở hữu tài sản Nó phản ánh sự không công bằng và sự
Trang 35chậm trễ trong việc thực hiện quyền lợi và cơ hội kinh tế của phụ nữ Điều này ámchỉ đến việc phụ nữ thường gặp khó khăn hơn trong việc kiếm được thu nhập tươngđương với nam giới trong cùng một vị trí hoặc ngành nghề Sự chênh lệch thu nhập
có thể phản ánh sự không công bằng trong việc trả công, khả năng tiếp cận và tham
gia vào các ngành nghề thu nhập cao, sự đánh giá thấp về công việc của phụ nữ, và
sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và văn hóa Phụ nữ thường gặp khó khăn trong
việc sở hữu và quản lý tài sản, bao gồm đất đai, tài sản kinh doanh, tài sản tài chính
và tài sản trí tuệ Sự chênh lệch này có thể phản ánh sự hạn chế trong quyền sở hữu
và quyền kiểm soát tài sản, sự kém phát triển về kỹ năng quản lý tài chính và kinh
doanh của phụ nữ, và sự ảnh hưởng của các quy tắc và chính sách không công bằng
Xét riêng trong lĩnh vực lao động, bất bình đẳng giới thể hiện ở sự khác biệt
trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc và nghề nghiệp,
cũng như trong sự thụ hưởng thành quả lao động giữa nam và nữ Với quan điểm lay
con người làm trung tâm, bat bình đẳng giới về thu nhập đề cập tới mối quan hệ
sự phân phối thu nhập và giới Theo đó, “sự bắt bình đẳng giới trong thu nhập là phân
biệt trong thu nhập được hưởng lợi của lao động nam và lao động nữ, mặc du có cùng
các đặc tính năng lực và năng suất lao động như nhau” (Del Rio & cộng sự, 2006)
Như vậy, bat bình đẳng giới trong thu nhập là một khái niệm xác định sự chênhlệch giữa nam và nữ trong việc nhận và sở hữu thu nhập từ công việc hoặc các nguồntài chính khác Nó ám chỉ đến sự không công bằng và chênh lệch trong việc phụ nữnhận được mức thu nhập thấp hơn so với nam giới trong cùng một hoạt động kinh tế
Va bat bình đẳng giới trong thu nhập biểu hiện ở các hình thức như mức lương và
tiền lương khác nhau giữa các giới, sự chênh lệch trong việc tiếp cận cơ hội kinhdoanh và trong sở hữu tài sản giữa nam và nữ Bat bình đẳng giới trong thu nhậpkhông chỉ là một van dé cá nhân mà còn có ảnh hưởng rộng lớn đến xã hội và pháttriển bền vững Điều quan trọng là nhận ra rằng bat bình dang giới trong thu nhậpkhông chỉ là do sự chênh lệch về khả năng và năng lực giữa nam và nữ, mà còn bắtnguồn từ các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị phức tạp
Trang 361.2.1.4 Công nhân lao động
Công nhân lao động chỉ những người lao động tham gia vào quá trình sản xuấthàng hóa và dịch vụ trong môi trường công nghiệp hoặc kinh doanh (Trần Thị Hương.Lan, 2014) Theo Phạm Thị Tú Anh (2015), công nhân là nghề dùng sức lao động,lao động chân tay đề tạo ra sản phẩm và nhận tiền công từ các chủ doanh nghiệp.Những người này sẽ đảm nhiệm một công việc cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ theo
quy định và điều khoản ghi trong hợp đồng lao động Theo Nguyễn Ánh Dương
(2019), công nhân lao động là những người tham gia vào các day chuyền sản xuất,
họ trực tiếp tạo ra sản phẩm Việc làm của công nhân ngày càng đa dạng trong các
lĩnh vực khác nhau Họ làm việc trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là các ngành sản xuất,chế biến, chế tạo
Như vậy, công nhân lao động là người lao động phổ thông, là người kiếm sống
bằng cách làm việc thé xác (lao động chân tay), cung cấp lao động đề lãnh tiền lương
của chủ nhân (người sử dụng lao động), để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ và
thường được thuê với hợp đồng làm việc để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đónggói vào một công việc hay chức năng Với sự ra đời của công nghệ tiên tiến và việc
thành lập các công ty, tập đoàn, công nhân ngày nay thường là thành phần lao động
trong những xí nghiệp, nhà máy, công ty và làm công ăn lương.
1.2.2 Tác động của bat bình đẳng giới trong thu nhập đến sự phát triểnkinh tế - xã hội
Theo Ngân hàng Thế Giới (2001), bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là
một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với phát
triển kinh tế Ngoài những bất công mà phụ nữ phải chịu do sự bat bình đẳng thì còn
có cả những tác động bắt lợi đối với gia đình Thu nhập từ lao động là nguồn lực chủ
yếu đề người phụ nữ tái tạo sức lao động không chỉ của bản thân mà còn là nguồn lựcđảm bảo chất lượng cuộc sống của cả gia đình Tinh trạng bất bình đăng giới trongthu nhập dẫn đến người phụ nữ bị hạn chế khả năng tái tạo sức lao động, hạn chế cơ
Trang 37hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng, giáo dục và đào tạo cùng với nhiều khó khăn dogánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình là những
nguyên nhân làm cho tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khoẻ gia đình
bị ảnh hưởng và trẻ em ít được đi học hơn, đặc biệt là trẻ em gái.
Bên cạnh những cái giá phải trả mang tính cá nhân đó, bắt bình đẳng giới trongthu nhập còn làm giảm năng suất trong các nông trại và doanh nghiệp, do đó hạn chế
tiềm năng xóa đói giảm nghèo và duy trì tiến bộ kinh tế Bằng cách cản trở quá trình
tích lũy vốn con người, hạn chế quyền tiếp cận các nguồn lực sản xuất, quyền tham
gia vào các hoạt động sản xuất dẫn đến không hiệu quả trong phân bồ các nguồn lực
xã hội Thu nhập thấp hơn nam giới còn là nguyên nhân hạn chế khả năng sáng tạocũng như động lực cải tiến và nâng cao năng suất lao động ở người phụ nữ
Bình đẳng giới, đặc biệt bình đăng giới trong thu nhập là mục tiêu hướng đến
của mọi quốc gia Bình đẳng giới trong thu nhập cho phép duy trì một xã hội tiến bộ,phon thịnh va phát triển ôn định, nó thé hiện tính đúng đắn, hiệu quả và cách mạngtrong cam kết và thực hiện đường lối cũng như chính sách của Nhà nước nhằm thựchiện các 17 mục tiêu này Hay nói cách khác Bắt bình đẳng giới trong thu là một trong
những nguyên nhân làm suy yếu khả năng quản lý nhà nước của một quốc gia - qua
đó đã giảm bớt hiệu lực của các chính sách phát triển
Giải quyết bất bình đẳng giới trong thu nhập là tạo quyền cho phụ nữ bị thiệt
thoi và thay đổi các quan hệ va cơ cấu bắt bình đẳng Phụ nữ và nam giới được coi là
có vị thế bình đăng nghĩa là để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng
của mình; để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả
phát triển; được bình dang trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình Nhưvậy, giải quyết vấn đề này nhằm mục tiêu tiến tới công bằng trong thu nhập để gópphần phát triển kinh tế và phát triển xã hội
Trang 381.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bắt bình đẳng giới trong thu nhập của
người lao động
1.2.3.1 Yếu tố phi kinh tế - Quan niệm bắt bình đẳng giới truyền thống
Những quan niệm bat bình đẳng giới hay những định kiến xã hội về giới dang
là những cản trở đối với sự phát triển cân bằng giới, quan hệ bình đẳng nam nữ Đó
là những quan niệm phong kiến từ hàng ngàn năm trước đây về địa vị, giá trị của phụ
nữ trong gia đình cũng như xã hội (Khuất Thị Bình, 2023) Theo quan niệm phong
kiến, nam giới có quyền tham gia việc ngoài xã hội, thực hiện chức năng sản xuất,
gánh vác trách nhiệm và quản lý xã hội, còn phụ nữ trông nom việc nhà, con cái Nam
giới có toàn quyền chỉ huy định đoạt mọi việc lớn trong gia đình, nữ giới thừa hành,phục vụ chồng con Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, không có bắt
kỳ quyền định đoạt gì ké cả đối với ban thân Đặc biệt đối với các nước Châu A, cóquan niệm trọng nam khinh nữ: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, điều đó thể hiện
sự dé cao tuyệt đối giá trị của nam giới đồng thời phủ nhận hoàn toàn giá trị nữ giới(Nguyễn A Say, 2018).
Theo Ngân hàng Thế giới (2001), những quan niệm bắt bình đẳng giới, hay
những định kiến xã hội về giới, đang là những cản trở đối với sự phát triển cân bằng.giới và quan hệ bình đẳng nam nữ Bắt bình đăng giới truyền thống thường xuất phát
từ những định kiến xã hội về giới và giá trị của người phụ nữ trong gia đình cũng như
xã hội Theo đó, người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, không có bắt kỳ
quyền định đoạt gì, kể cả đối với bản thân họ
1.2.3.2 Yếu tố kinh tế
- Nhóm yếu tố đặc điểm của người lao động gồm: độ tuổi, tình trạng hôn nhân,
sức khỏe và chỉ tiêu bình quân đầu người
Borjas (2005) cho rằng thu nhập của một người phụ thuộc vào tuổi tác, sức
khỏe và tình trạng hôn nhân của họ Chăng hạn, khi lập gia đình và có con cái thì
Trang 39những nhu cầu cuộc sống phát sinh nhiều hơn, làm gia tăng nhu cầu làm việc để kiếm
thêm thu nhập ở cả nam giới và phụ nữ Tuy nhiên, do áp lực chăm sóc gia đình đè
nặng lên người phụ nữ, làm hạn chế cơ hội tham gia sản xuất, nên thu nhập của họthấp hơn nam giới Bên cạnh đó, sức khỏe cũng là một trong những yếu tố tạo nênkhoảng cách thu nhập giữa nam và nữ Đặc điểm giới tính quy định thẻ trạng khácnhau giữa nam và nữ, những khác biệt này dẫn đến sự phân chia công việc Phụ nữ
chỉ tập trung vào một số ít ngành nghề, nên mức lương của phụ nữ không tránh khỏi
sự chênh lệch so với nam giới và gây ra khác biệt về tiền lương
- Nhóm yếu tố giáo dục - đào tạo:
Giáo dục là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động
Những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng phức tạp sẽ có mức lương
cao hơn nhiều so với các công việc mang tính giản đơn Do vậy người được tiếp cận
với nền giáo dục cao hơn sẽ có cơ hội tìm kiếm được công việc có thu nhập cao hơn
- Nhóm yếu tố lao động, công việc gồm: ngành nghề, chuyên môn, kinhnghiệm làm việc, tổ chức làm việc
Theo Borjas (2005), thông thường người lao động làm việc trong nông nghiệp
được trả lương thấp hơn những người làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ do
yêu cầu về kỹ năng, trình độ của ngành này thấp hơn Hơn nữa trong cùng một ngànhnghề thì thu nhập của người lao động còn phụ thuộc vào chuyên môn, loại hình côngviệc và kinh nghiệm của người lao động Ngoài ra, loại hình tổ chức cũng là mộttrong những yếu tố tác động đến sự khác biệt thu nhập giữa lao động nam và nữ.Những tô chức chịu sự chỉ phối chặt chẽ của pháp luật, thực thi tốt các chính sáchbình đẳng giới thì lao động nữ sẽ nhận được mức thu nhập bình đăng hơn và ngược
lại.
- Nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị/ nông thôn
Trang 40Thu nhập được trả cho người lao động phải đảm bảo cho cuộc sống của bảnthân họ và gia đình Do mức sống, mức chỉ tiêu ở các vùng khác nhau là khác nhaunên thu nhập của người lao động tại các địa phương, vùng, lãnh thổ khác nhau sẽ
khác nhau Bên cạnh sự khác biệt do yếu tố vùng miền lãnh thé mức sống và thu nhập
của người lao động còn phụ thuộc khu vực sinh sống là thành thị hay nông thôn
Người lao động ở thành thị có mức thu nhập cao hơn với người lao động nông thôn,
xét theo công việc có tính chất và độ phức tạp tương đương
1.2.4 Các thước đo bắt bình đẳng giới trong thu nhập
1.2.4.1 Đường cong Lorenz
% households by income distribution
Hình 1.1 Đường cong Lorenz
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Một cách phổ biến khác dé phân tích số liệu thống kê về thu nhập cá nhân làxây dựng đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz (1905)
Đường cong Lorenz được vẽ trong một hình vuông mà trục hoành biểu thị phần tram
dân số có thu nhập, còn trục tung biểu thị tỷ trọng thu nhập của các nhóm tương ứng
Đường chéo được vẽ từ tọa độ biểu thị tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận đúng bằng tỉ lệ