Lịch sử hình thành và phát triểnTiền thân của cơng ty Donafoods là xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩuĐồng Nai, được thành lập vào năm 1990, do ơng Nguyễn Thái Học làm Giám Đốc.Sản ph
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CHO CỔ PHẦN HÓA
TẠI CÔNG TY DONAFOODS
VŨ THỊNH TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 07/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CHO CỔ PHẦN HÓA TẠI CÔNG TY DONAFOODS”, do Vũ Thịnh
Trường, sinh viên khoá 31, Ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, đã bảo vệ thành
TS ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm 2009
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2009 Ngày tháng năm 2009
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Bố, Mẹ, em gái trong gia đình đã luôn động viên, ủng hộ để
tôi có được như ngày hôm nay
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô
Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường Đó sẽ là hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đặng Minh Phương,
người đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty Chế Biến XNK
NSTP Đồng Nai, cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của Công ty
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về
mặt tinh thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận
văn này
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2009 Sinh viên
Vũ Thịnh Trường
Trang 4Trong đó, định giá DN là khâu quan trọng nhất trong quá trình cổ phầnhoá doanh nghiệp, đồng thời cũng là vướng mắc lớn cần phải tháo gỡ để tốc độCPH được đẩy nhanh hơn Từ lí do đó, đề tài tiến hành định giá DN nhằm tìm
ra các biện pháp cần thiết để hoàn thiện công tác xác định giá trị DN
Đầu tiên, đề tài đi vào đánh giá chung về tình hình tài chính và kinhdoanh của công ty trong hai năm gần đây để thấy được tình trạng các loại tàisản, nguồn vốn, các khoản công nợ của công ty như thế nào nhằm chuẩn bị chobước xử lí tài chính sau này
Tiếp theo, khoá luận đi vào xác định giá trị doanh nghiệp theo quy địnhcủa Bộ Tài Chính để đạt tới mục tiêu cuối cùng là xác định giá trị thực tế DN
và phần vốn nhà nước tại công ty Trên cơ sở này, đề tài xây dựng phương án
cổ phần hoá cho công ty, đồng thời nhấn mạnh những tồn tại cần phải giảiquyết trong công tác định giá Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị đối với nhànước và doanh nghiệp để tốc độ cổ phần hoá DN được đẩy mạnh hơn nữa vàđóng góp một số biện pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp
Trang 52.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong công ty 7
2.2 Chủ trương cổ phần hóa DNNN, sự đồng thuận của Lãnh đạo tỉnh và Ban giám
2.3 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của công ty 11
3.1.2 Quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghịêp nhà nước 12
3.1.5 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 153.1.6 Các phương pháp xác định giá trị thương hiệu 20
Trang 63.2 Phương pháp nghiên cứu 23
4.1 Đánh giá chung tình hình tài chính và kinh doanh công ty trong những năm gần
4.3 Kiểm kê và phân lọai và đánh giá lại tài sản, công nợ 30
4.4.2 Xử lí tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp 34
Trang 74.7.2 Hình thức cổ phần hóa và chức năng kinh doanh 46
4.7.5 Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty sau khi CPH 474.8 Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình định giá doanh nghiệp 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9TrangBảng 4.1 Cơ Cấu Tài Sản & Nguồn Vốn Của Công Ty Donafoods Hai Năm
Bảng 4.3 Tình Hình Thanh Toán Của Công Ty Hai Năm 2007-2008 27
Bảng 4.6 Lợi Nhuận Sau Thuế Và Vốn Nhà Nước Từ Năm 2006-2008 35
Bảng 4.8 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế từ 2003-2008 38Bảng 4.9 Doanh Thu Và Lợi Nhuận Sau Thuế Dự Báo Năm 2009-2013 39
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 10Hình 4.1 Biểu Đồ Doanh Thu Và Lợi Nhuận Từ Năm 2003-2008 28
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang 11Phụ lục 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Phụ lục 2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phụ lục 3 DỰ BÁO LỢI NHUẬN
Phụ lục 4 DỰ BÁO DOANH THU
Phụ lục 5 XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN (WACC)
Trang 12Hội nghị TW II của BCH TW Đảng khoá VII (11/1991) đã đề ra chủ trương cổphần hóa (CPH) DNNN CPH là một nội dung quan trọng trong tiến trình đổi mới vàsắp xếp doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhìn chung, các doanh nghiệp sau khi CPH hoạt động hiệu quả hơn như: vốn,tài sản cố định tăng, lợi nhuận đạt cao, đời sống người lao động được cải thiện nhiều
so với trước, DN trở nên năng động và tự chủ hơn rất nhiều, thương hiệu được pháttriển rộng rãi v.v Tuy vậy, trên thực tế lại phát sinh tâm lý lo sợ CPH do ngại mất đi
sự bảo hộ của nhà nước ở một số cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp Nhưng trên hết, lợiích mà cổ phần hóa đem lại thể hiện đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng
và nhà nước ta
Chương trình cải cách doanh nghiệp trong DNNN đã bắt đầu được hơn 10 năm.Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc đẩy nhanh quá trình này trở thành mộtnhiệm vụ cấp thiết nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của các DNNN khi Việt Nam
đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Mặc dù, chính phủ đã có biện pháp
Trang 13và chính sách mạnh mẽ hơn trong việc sắp xếp đổi mới DNNN, việc cải cách DNNNvẫn bị chậm hơn so với mục tiêu Một trong những nguyên nhân chính của tình trạngnày là khó khăn mà các nhà quản lý, cũng như bản thân các doanh nghiệp nhà nước đã
và đang gặp phải trong việc định giá để cổ phần hóa
Mặc dù, cổ phần hóa (CPH) DNNN là đề tài tuy đã cũ nhưng nếu đứng ở góc
độ công ty đang trong quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp quốc doanh sang doanhnghiệp cổ phần thì được xem là còn khá mới mẻ, mà định giá doanh nghiệp vẫn làkhâu gây lúng túng nhiều nhất Việc xác định đúng và đủ giá trị của doanh nghiệp đãtrở nên thực sự quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện cho công ty thuận lợi hơn khithực hiện cổ phần hoá, thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư Thêm nữa, từ quátrình nghiên cứu và xác định giá trị doanh nghiệp sẽ đưa ra cho chúng ta quy trình cácbước và phương thức tiến hành, đồng thời tìm hiểu những thuận lợi cũng như nhữngkhó khăn mà doanh nghiệp gặp phải Để từ đó tìm biện pháp tháo gỡ khâu vướng mắclớn nhất trong quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước, góp phần đẩy nhanh tốc độCPH, đồng thời nâng cao giá trị doanh nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi quyết định đi sâu nghiên
cứu đề tài sau: “ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CHO CPH TẠI CÔNG TY DONAFOODS”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Xác định giá trị doanh nghiệp cho cổ phần hóa
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích kết quả SX-KD và tài chính công ty
- Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp
- Đề xuất giải pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp
Trang 141.4 Cấu trúc khóa luận
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung của chương 3 là trình bày những cơ sở lý luận chung về cổ phần hóadoanh nghiệp, đặc biệt đi sâu vào những khái niệm và hai mô hình định giá DN.Ngòai ra, chương còn nói rõ thêm các phương pháp nghiên cứu khoa học được sửdụng để phân tích, diễn giải nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu của đề tài
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận
Đây là chương được xem là trọng tâm và quan trọng nhất của khóa luận, làkết quả sau quá trình tìm tòi nghiên cứu Chương đi sâu vào việc định giá doanhnghiệp tại công ty, bao gồm: nhận diện và giải thích các vấn đề còn tồn tại về mặttài chính, trình bày các biện pháp xử lý cần thiết và cuối cùng là xác định giá trịthực tế của công ty
Chương 5: Kết luận và Đề Nghị
Tổng hợp kết quả nghiên cứu ở chương trước, nêu lên những thuận lợi và khókhăn, đồng thời cũng đưa ra một vài kiến nghị, đề xuất giải pháp đối với công ty vànhà nước nhằm nâng cao công tác định giá doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Donafoods
Tên công ty: Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai.Tên tiếng Anh: Dong Nai import export processing agricultural products andfoods company
Điạ chỉ: Xa lộ Hà Nội, Phường Long Bình, Biên Hoà- Đồng Nai
Điện thoại: +84(61) 3891637 Fax: +84 (61) 3891549
Logo cuả công ty:
Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận kinh doanh do Sở Kế Hoạch vàĐầu Tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 01/07/2005 và đăng kí thay đổi lần thứ nhất ngày18/09/2007, công ty có các chức năng hoạt động sau:
- Đầu tư vùng nguyên liệu nông sản
- Sản xuất, chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu các loại nông sản, thực phẩm,vật tư sản xuất nông nghiệp, các loại hạt ăn được, sản phẩm rau quả và trái cây cácloại
Trang 16- Sản xuất điều giống cây cao sản.
- Đầu tư chế biến dầu vỏ điều và các loại sản phẩm từ dầu vỏ điều, các sảnphẩm từ cây điều
- Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật cho người trồng điều, nghiên cứu chuyểnđổi một số giống cây trồng để chế biến sản phẩm xuất khẩu
- Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh địa ốc, bất độngsản
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông
- Kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ thủ tục xuất nhập khẩu
- Đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty Donafoods là xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩuĐồng Nai, được thành lập vào năm 1990, do ông Nguyễn Thái Học làm Giám Đốc.Sản phẩm chính của công ty lúc mới thành lập là nhân hạt điều xuất khẩu
Sau gần 15 năm hình thành và phát triển đã từ quy mô một xí nghiệp nhỏ trởthành DNNN hạng I của Tỉnh Đồng Nai, là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành ĐiềuViệt Nam về công suất chế biến – đi đầu trong nhiều lĩnh vực về thị trường các sảnphẩm mới, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng, nghiên cứu khoa họcphục vụ sản xuất v.v Công ty có 12 đơn vị nhà máy trực thuộc sản xuất kinh doanh vàchế biến , với hơn 8000 lao động, thu nhập bình quân 1,2-1,5 triệu đồng/người/tháng.Năng lực sản xuất, chế biến của công ty là 23.000 đến 25.000 tấn sản phẩm/năm chotiêu thu nội địa và xuất khẩu, với 6 mặt hàng, trên 70 chủng loại sản phẩm có mặt trênthị trường tại hơn 20 quốc gia Trong đó, hơn 80% sản phẩm xuất khẩu vào các nướcphát triển
Năm 2004, công ty kiến nghị thành lập công ty Donafoods theo mô hình Công
ty Mẹ- Công ty con Công ty Mẹ giữ 100% vốn Nhà nước, các công ty con cổ phầnhóa, liên kết sản xuất với đa thành phần sở hữu, công ty Mẹ chỉ nắm giữ cổ phần chiphối ở những công ty con có sức mạnh về sản phẩm, công nghệ, vốn và thị trường đểchi phối trong toàn hệ thống Donafoods và phát huy được thế mạnh vùng nguyên liệunông sản của Đồng Nai, ổn định cuộc sống người dân sản xuất nông nghiệp
Trang 17Công ty đã được Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh tỉnh Đồng Nai có quyết địnhchuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty Mẹ - công ty Con vào ngày 29/06/2005,với vốn điều lệ công ty Mẹ là 57 tỷ đồng Hiện nay, Donafoods với 12 đơn vị thànhviên, gồm:
- Gồm 04 Công ty thành viên hoạt động độc lập: gồm 04 công ty thành viên:
Công ty TNHH 01 TV Cao su công nghiệp; Công ty TNHH 01 TV Thọ Vực; Công ty
Cổ phần Dược Đồng Nai và Công ty Cổ Phần Gốm Việt Thành
- Gồm 08 Chi nhánh trực thuộc: Nhà máy Chế biến thực phẩm xuất khẩu
Trung tâm Long Bình; Nhà máy Chế biến sản phẩm mới xuất khẩu; Nhà máy Chếbiến hạt điều xuất khẩu Long Thành; Nhà máy Chế biến thực phẩm xuất khẩu LongKhánh; Nhà máy Chế biến hạt điều xuất khẩu Định Quán; Nhà máy Chế biến nôngsản thực phẩm xuất khẩu Xuân Lộc; Nhà máy Chế biến hạt điều xuất xuất khẩu TânPhú và Nhà máy Chế biến dầu điều xuất khẩu
Theo kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộcUBND tỉnh Đồng Nai quản lý giai đoạn 2007-2009, sẽ có 10 doanh nghiệp sẽ tiếnhành cổ phần hoá, trong đó có công ty Donafoods Mặc dù, công ty đã được định giáxong vào tháng 10/2008 nhưng trong bối cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng làm chosức cầu giảm sút, không hấp dẫn được nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty Do vậynên, Ban chỉ đạo CPH xin phép Ủy Ban Nhân Dân tỉnh được hoãn công bố giá trịdoanh nghiệp và đã được chấp thuận
Trong thông tư 146/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: sau 12 tháng kể
từ thời điểm xác định giá trị DN, nếu doanh nghiệp chưa tổ chức bán cổ phần thì BanCPH có trách nhiệm phải tổ chức xác định lại GTDN Như vậy, sau hơn một nămchưa thực hiện được việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Donafoods cầnphải được định giá lại và có thể thay đổi phương án CPH nếu thấy cần thiết
Với tình hình như trên cho thấy, những kết quả và kiến nghị của khóa luận sẽ là tàiliệu tham khảo giúp cho Ban CPH hoàn thiện hơn công tác định giá công ty sau này
2.1.2 Đặc điểm sản xuất – kinh doanh
Sản phẩm chủ lực của công ty Donafoods là nhân điều xuất khẩu, dầu vỏ điều,cây giống điều cao sản và các loại sản phẩm mới Không chỉ chế biến hạt điều xuấtkhẩu mà công ty còn tạo ra được vùng nguyên liệu có chất lượng cao, là nguồn cung
Trang 18đầu vào chủ yếu phục vụ cho sản xuất hàng năm Công ty có các nhà máy trực thuộcnằm ở các huyện luôn đảm bảo cho sản xuất được liên tục, giao hàng đúng hẹn theohợp đồng cho khách hàng.
Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, công ty đã khôngngừng đầu tư công nghệ và xây dựng nhà xưởng mới, đồng thời, ứng dụng quy trìnhquản lý theo tiêu chuẩn quốc tế vào sản phẩm như hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 : 2000, tiêu chuẩn nhà xưởng Châu Âu GMP, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm HACCP và các quy định về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000
Với sự đầu tư mạnh mẽ như vậy, Donafoods đã trở thành một thương hiệumạnh về xuất khẩu các sản phẩm được chế biến từ hạt điều, được nhiều khách hàngtrong nước và quốc tế biết đến Thị trường tiêu thụ của công ty khá rộng, bao gồm cảthị trường nội địa và một số thị trường ở nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc, NewZealan, Trung Quốc v.v Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của công ty khoảng 65 triệuĐô-la Mỹ
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong công ty
Trang 19Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức mơ hình cơng ty Mẹ-Con
Nguồn: Phịng Tổ chức-Hành chính
Hội Đồng Quản Trị: bao gồm: 01 Chủ tịch HĐQT và 04 ủy viên HĐQT.
Hội đồng quản trị cĩ chức năng quản lý cơng ty, cĩ tồn quyền nhân danh cơng
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty
Ban giám đốc: gồm 01 Tổng giám đốc và 02 P.Tổng Giám Đốc và 01 Kế tốn
trưởng
- Tổng giám đốc: quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng
ngày của cơng ty, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong cơng ty,
kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc, bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong cơng ty, tổ chức thực hiện kế hoạchkinh doanh và phương án đầu tư, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế
BAN KIỂM SỐT
Chủ tịch HĐQT Kiêm Tổng Giám Đốc
Các Phó tổng
GĐ và kế tóan
Trang 20quản lý nội bộ công ty, và các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật,điều lệ và quyết định của Hội đồng quản trị.
- P.Tổng giám đốc-phụ trách sản xuất: Tham mưu cho Tổng giám đốc
trong lĩnh vực sản xuất, hệ thống quản lý chất lượng ISO, an toàn vệ sinh thực phẩmHACCP, quản lý điều hành phòng kỹ thuật sản xuất và các nhà máy trực thuộc
- P.Tổng giám đốc-phụ trách phòng tổ chức –hành chánh: Tham mưu cho
TGĐ về các chính sách đối với người lao động, lương, thưởng, đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực trong công ty
- Kế toán trưởng: trợ giúp cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực quản trị tài
chính, kế toán và hoạch định chính sách tài chính theo hướng phát triển của công tytrong thời gian ngắn hạn, trung và dài hạn
Phòng Tổ chức-Hành chánh: có chức năng quản lý về nhân sự, lao động tiền
lương, bảo hiểm lao động, các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật,thực hiện công tác tổ chức hành chánh, văn phòng Ngoài ra, còn có nhiệm vụ quản lýnhà ăn tập thể, bộ phận y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên, quản lý điều động
tổ lái phục vụ cho công tác
Phòng Kế toán –Thống kê: có chức năng quản lý tài chính của công ty, thực
hiện nhiệm vụ kế toán và thủ quỹ, thống kê, nghiệp vụ ngân hàng, lập các báo cáoquyết toán quý, năm, và quyết toán đầu tư, thực hiện lập báo cáo kế toán quản trị, phântích và lập kế hoạch tài chính năm
Phòng Kế Hoạch –Thị Trường: có chức năng nghiên cứu tham mưu cho ban
lãnh đạo công ty trong việc xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược cho hoạt độngkinh doanh của công ty, phụ trách toàn bộ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũngnhư kinh doanh nội địa của công ty Thực hiện nhiệm vụ mở rộng thị trường, tìm kiếmđối tác trong kinh doanh
Phòng Sản xuất- Kỹ thuật: Đảm bảo sản xuất, trực tiếp quản lý các kho
nguyên liệu toàn công ty, kho công cụ dụng cụ, cung cấp vật tư, bảo hộ cho sản xuất,quản lý điều tiết, kiểm tra sản xuất toàn công ty
Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm –ISO HACCP: kiểm tra toàn bộ
hàng hoá vật tư đầu vào, và thành phẩm của công ty, thực hiện việc quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO-HACCP trong toàn công ty
Trang 212.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng
Hiện tại, công ty Donafoods là DNNN trực thuộc UBND tỉnh, là đơn vị hạchtoán độc lập, có tư cách pháp nhân, là một trong những thành viên lớn của Hiệp hộicây điều Việt Nam trong nhập khẩu hạt điều thô và xuất khẩu nhân điều Nguồn vốnchủ sở hữu của công ty chủ yếu do nhà nước cấp để hoạt động kinh doanh nên công ty
có nhiệm vụ duy trì, bảo dưỡng, phát triển nguồn vốn theo chế độ hạch toán trung thực
và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Công ty có quyền thực hiện các chức năngđối nội và đối ngoại, các hợp đồng kinh tế, hợp tác quốc tế, liên doanh với các đơn vịkinh tế trong và ngoài nước Ngoài ra, công ty cũng có quyền tham gia các hội thảokhoa học và quyền ký kết các hợp đồng gia công ngoài
b) Nhiệm vụ của công ty
Công ty Donafoods được Ủy Ban Nhân Nhân tỉnh Đồng Nai giao nhiệm vụ chủnhiệm nhóm nông sản thực phẩm của tỉnh Công ty có nhiệm vụ đầu tư gắn nhà máychế biến với việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm cho bàcon nông dân vùng sâu, vùng xa và các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số, chế biếntối đa nguồn nông sản địa phương để xuất khẩu nhằm thu nhiều ngoại tệ về cho quốcgia và hội nhập ngành hàng khu vực và thế giới
2.2 Chủ trương cổ phần hóa DNNN, sự đồng thuận của Lãnh đạo tỉnh và Ban giám đốc công ty
Đồng Nai là tỉnh công nghiệp ở khu vực phiá Nam, có mức tăng trưởng GDPhàng năm ở mức cao trong cả nước, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp quốc doanh
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việc tạo điều kiện đầu tư và môi trườngkinh doanh thuận lợi cho các công ty an tâm kinh doanh-sản xuất luôn là chủ trươnghàng đầu của lãnh đạo tỉnh trong phát triển kinh tế
Nhằm thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ,cũng như thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, Hội Đồng Nhân Dântỉnh đã ra nghị quyết chỉ đạo tiến hành sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo hướng cổphần với mong muốn các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi sang hình thứcmới sẽ hoạt động tốt hơn
Trang 22Đối với công ty Donafoods, từ chủ trương của tỉnh, cũng như từ việc thấy đượchiệu quả sản xuất-kinh doanh tăng lên rõ rệt ở hầu hết các DNNN đã được cổ phầnhoá, Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ, công nhân viên công ty Donafoods nhận thứcđược CPH là chủ trương đúng đắn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển đi lên,phát huy tối đa mọi tiềm năng, nâng cao năng lực sản xuất, hiệu quả đầu tư và sứccạnh tranh của công ty trên thị trường.
2.3 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của công ty
a) Thuận lợi
- Công ty luôn được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tỉnh uỷ, Hội Đồng Nhân Dân ,
Uỷ Ban Nhân Dân, cùng các Sở ngành đã tạo điều kiện cho công ty thực hiện và hoànthành nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh hàng năm
- Tập thể cán bộ, công nhân viên công ty, các tổ chức đoàn thể trong công tyluôn đoàn kết nhất trí trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh,chăm lo thu nhập và đời sống người lao động
- Thương hiệu Donafoods có uy tín ngày càng cao đối với các khách hàngtrong và ngoài nước
- Hệ thống tiêu thụ của công ty ngày càng được hoàn thiện và đạt hiệu quả.Chất lượng sản phẩm được công ty đặt lên hàng đầu, tạo niềm tin cho khách hàng
- Sau khi chuyển đổi sang mô hình công ty Mẹ - công ty Con, năng lực kinhdoanh, cạnh tranh tăng, đội ngũ cán bộ, công nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động không nhỏ tới kim ngạchxuất khẩu cuả công ty, làm giảm cầu đối với sản phẩm
Trang 23CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Khái niệm cổ phần hóa
Cổ phần hóa là chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, nhằmxác định lại chủ sở hữu thực sự cụ thể của doanh nghiệp Cổ phần hóa thực sự là quátrình xã hội hóa các doanh nghiệp nhà nước
Mục tiêu cổ phần hoá
- Xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung
- Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước
- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
- Tạo động lực kinh doanh cho các nhà quản lý
- Đảm bảo lợi ích hài hoà lợi ích nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư vàngười lao động
3.1.2 Quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghịêp nhà nước
Theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/2007/NĐ-CP của Bộ TàiChính, gồm 3 bước sau đây:
Bước 1 Xây dựng Phương án cổ phần hoá
Thành lập ban chỉ đạo CPH, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, lựa chọn phương pháp xácđịnh giá tri doanh nghiệp và thời điểm xác định phù hợp với điều kiện doanh nghiệp,thực hiện kiểm kê, xử lí những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanhnghiệp Sau đó xây dựng phương án cổ phần hóa
Bước 2 Tổ chức bán cổ phần
Ban chỉ đạo CPH lựa chọn phương thức bán cổ phần theo quy định và tiếnhành phát hành cổ phần ra công chúng
Trang 24Bước 3 Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần
Tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu tiên thông qua điều lệ tổ chức và họat động,phương án sản xuất – kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm sóat và bộ máyđiều hành công ty cổ phần
Khâu thẩm định giá trị doanh nghiệp nằm trong bước một của quá trình trên
Hình 3.1 Sơ đồ quá trình định giá doanh nghiệp
Nguồn: Thông tin tổng hợp
3.1.3 Khái niệm thẩm định giá
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Thẩm định giá Theo điều 4, pháp lệnh vềgiá của nước CH XHCN Việt Nam thì: Thẩm định giá là việc đánh giá lại giá trị tàisản phù hợp với thị trường tại một thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn Việt Nam haythông lệ quốc tế
Quá trình thẩm định giá bao gồm :
Bước 3
Hòan tất việc chuyển DN thành công ty CP
XĐ giá trị TS thực tế
Trang 25- Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thịtrường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
- Lập kế hoạch thẩm định giá
- Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin
- Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá
- Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá
3.1.4 Khái niệm giá trị doanh nghiệp
Nhằm các mục tiêu khác nhau, việc đánh giá các doanh nghiệp có thể xảy rabất kì thời điểm nào trong chu trình sống của một doanh nghiệp từ lúc thành lập chođến khi giải thể Do đó giá trị doanh nghiệp cũng được xác định theo nhiều cách khácnhau dưới nhiều giác độ
Một số định nghĩa có ích về giá trị doanh nghiệp
Giá trị kiểm kê
Giá trị kiểm kê thường gắn liền với công tác kiểm kê tòan bộ tài sản của mộtdoanh nghiệp.Việc kiểm kê bao gồm việc nêu đích danh, đếm số và đánh giá tòan bộcác thành phần của tài sản
Giá trị tài chính
Giá trị tài chính doanh nghiệp thường được xác định qua họat động của thịtrường chứng khóan Với nguyên tắc công khai thông tin trên thị trường chứng khóan,các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích tài chính đã có thể đánh giá được giá trịdoanh nghiệp qua các họat động phân tích tài chính, qua các số liệu trên các báo cáotài chính tại một thời điểm nhất định
Giá trị kinh tế
Để định giá tốt hơn khả năng phát triển cũng là khả năng sinh lời cũng các kỳvọng về tương lai của doanh nghiệp, giá trị kinh tế đòi hỏi một sự hiểu biết doanhnghiệp, về mặt nội bộ của nó mà một số người gọi là mặt cấu trúc của nó Có thể nóigiá trị kinh tế cần hội tụ và thâu gom các giá trị khác để vẽ lên một bức tranh tổng thể
về doanh nghiệp
Trang 26Giá trị tài sản vô hình
Tài sản vô hình thường được gọi là ”lợi thế thương mại” (goodwill), nghĩa làmột tổng thể phức tạp của nhiều yếu tố góp phần tạo nên giá trị thị trường của doanhnghiệp mà qua đánh giá tài sản hữu hình không thể nào nhận biết được
3.1.5 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
Có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Tuy nhiên ở Việt Nam có
2 phương pháp chủ yếu là:
- Phương pháp giá trị tài sản
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)
a) Phương pháp tài sản
Khái niệm
Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sởđánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác địnhgiá trị doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
- Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế
- Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường
- Giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa lý,thương hiệu, v.v)
Trang 27Giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán:
Là tổng giá trị tài sản thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệptheo chế độ kế toán hiện hành, gồm:
Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ kế toán + Các khoản nợphải trả +Số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp(nếu có)
Gíá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ kế toán = Tổng tài sản (-) Các
khoản nợ phải trả, số dư quỹ phúc lợi, khen thưởng và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp(nếu có)
Giá trị thực tế của doanh nghiệp:
Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có củadoanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lờicủa doanh nghiệp
Giá trị thực tế của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê vàđánh giá xác định giá trị thực tế của tòan bộ tài sản để cổ phần hóa của doanh nghiệptheo giá thị trường tại thời điểm định giá Các tài sản được tính vào giá trị doanhnghiệp, bao gồm:
- Tài sản là hiện vật
- Tài sản bằng tiền
- Các khoản nợ phải thu
- Các khỏan chi phí dở dang
- Tài sản kí cược, kí quỹ ngắn hạn, dài
Trang 28QUY: Qũy khen thưởng, phúc lợi.
VNLD: Vốn nhận liên doanh, liên kết
Giá trị DN = GTDN* +/- GT lợi thế
Xác định lợi thế kinh doanh theo 2 phương pháp sau:
- Xác định theo tỷ suất lợi nhuận và lãi suất trái phiếu Chính phủ:
x
Tỷ suất lợi nhuậnsau thuế trên vốnnhà nước bìnhquân 3 năm trướcthời điểm xác địnhgiá trị doanhnghiệp
-Lãi suất của trái phiếuChính phủ có kỳ hạn 5năm do Bộ Tài chínhcông bố tại thời điểmgần nhất với thời điểmxác định giá trị doanh
nghiệpTrong đó:
Tỷ suất lợi nhuận sau
Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 nămliền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh
Trang 29Trong đó:
+ Giá trị lợi thế vị trí địa lý áp dụng đối với doanh nghiệp cổ phần hoá (khôngphụ thuộc vào ngành nghề và kết quả kinh doanh) sử dụng các lô đất thuộc loại đất đôthị nếu lựa chọn hình thức thuê đất thì phải xác định giá trị lợi thế địa lý của lô đất đểtính vào giá trị doanh nghiệp
Giá trị lợi thế vị trí địa lý của lô đất được xác định bằng chênh lệch giữa giá đấtđược xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trườngtrong điều kiện bình thường
b) Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu
năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ sốchiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp
- Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định như sau:
Trang 30Trong đó:
: là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i
: là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n
i: thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1 n)
Di: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i
n: Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm)
Pn: Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức:
D n+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1
K: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần vàđược xác định theo công thức:
K = R f + R p
Rf: Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằnglãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất với thời điểmxác định giá trị doanh nghiệp
Rp: Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Namđược xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám địnhgiá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượtquá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf)
g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau:
Trang 31R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phương pháp DCFđược xác định như sau:
+
Nợthực tếphải trả +
Số dư quỹkhenthưởng,phúc lợi
+
Nguồnkinh phí sựnghiệp
Trong đó:
Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các khoản nợ khôngphải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất được giao
3.1.6 Các phương pháp xác định giá trị thương hiệu
a) Phương pháp chi phí quá khứ
Giả định chi phí xây dựng thương hiệu chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng chiphí bán hàng và quảng cáo Tiếp đến xác định vòng đời của một khoản chi phí xâydựng thương hiệu và giá định rằng khoản chi phí này sẽ được khấu hao đều trong vòngđời của mình Tính chi phí xây dựng thương hiệu hàng năm trong quá khứ cho tổng sốnăm bằng đúng với vòng đời của chi phí xây dựng thương hiệu Đối với mỗi khoản chiphí xây dựng thương hiệu mỗi năm, tính phần khấu hao và giá trị còn lại
Tổng giá trị còn lại của tất cả các khoản chi xây dựng thương hiệu chưa khấuhao trong quá khứ sẽ cho ra giá trị thương hiệu
b) Phương pháp so sánh
Ở đây, định giá thương hiệu bằng cách so sánh với một doanh nghiệp cùngngành nhưng lại không có thương hiệu mạnh Theo đó, DN không có thương hiệumạnh sẽ có suất sinh lời trên vốn đầu tư thấp hơn doanh nghiệp đang định giá thươnghiệu và coi mức chênh lệch suất sinh lợi trên vốn đầu tư này là do thương hiệu tạo ra
c) Phương pháp mô hình suất sinh lợi phụ trội
Mô hình này cho rằng nếu không có thương hiệu, DN chỉ đạt suất sinh lợi trênvốn đầu tư bằng đúng với chi phí vốn Ngược lại, nếu có thương hiệu, DN sẽ đạt suấtsinh lời cao hơn Giá trị thương hiệu là do suất sinh lợi phụ trội tạo ra
Trang 32d) Mô hình định giá thương hiệu của Interbrand
Phương pháp định giá thương hiệu của Interbrand mang tính hiện đại và đượcđánh giá cao Trong đó, giá trị thương hiệu là tổng hiện giá ròng (NPV) của các dòngtiền dự báo kiếm được trong tương lai nhờ thương hiệu và được chiết khấu bởi lãi suấtchiết khấu thương hiệu
Giá trị thương hiệu sẽ được xác định theo các bước sau:
Bước 1: Dự báo
Từ dữ liệu về kết quả kinh doanh trong nhiều năm trong quá khứ, thực hiện dựbáo thu nhập hàng năm của doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế)
Trong đó: TN của DN = TN từ TSHH + TN từ TSHH
Bước 2: Xác định dòng tiền của thu nhập vô hình
Dòng tiền TN từ TSVH = Dòng tiền TN của toàn DN – Dòng tiền TN do TSHHđóng góp
TN do TSHH đóng góp có thể được xác định tương đương với chi phí thuêTSHH, gồm tài sản ròng và vốn lưu động sử dụng trong năm
Dòng TN từ TSVH = TN chung của DN – Chi phí thuê TSHH
Bước 3: Tách dòng tiền TN do thương hiệu tạo ra từ TN của TSVH.
- Xác định “chỉ số vai trò thương hiệu” là phần trăm đóng góp của TN vô
hình có được nhờ thương hiệu
Dòng tiền do TN từ thương hiệu tạo ra = Dòng tiền TN từ TSVH * Chỉ số vai tròthương hiệu(RBI- Role of brand index)
Bước 4: Xác định lại suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu được sử dụng thông thường là chi phí sử dụng vốn bìnhquân của DN (WACC)
Bước 5: Hiện giá dòng thu nhập từ thương hiệu
Trong đó:
- NPV: Hiện giá thuần dòng thu nhập ròng của thương hiệu
- Bt: Thu nhập từ thương hiệu mang lại năm t
- Ct: Chi phí năm t
Trang 33- t: thời gian tính toán dòng tiền.
- r: Tỷ lệ chiết khấu lựa chọn
3.1.7 Công ty cổ phần
a) Khái niệm
Công ty CP là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phầnbằng nhau gọi là cổ phần Người chủ sở hữu cổ phần (cổ đông) chỉ chịu trách nhiệm vềnhững khoản nợ, các nghĩa vụ về tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã gópvào công ty và công ty có quyền phát hành các loại chứng khoán
b) Ưu – Nhược điểm
+ Chi phí thành lập cao Chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ
+ Công khai hoá thông tin, hạn chế bí mật kinh doanh
+ Thiếu động lực quan tâm trực tiếp của cổ đông
3.1.8 Một số chỉ tiêu phân tích tài chính
- Tỷ suất đầu tư tài sản cố định =
Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị TSCĐhiện tại của doanh nghiệp, cho thấy tỷ trọng tài sản cố định đang quản lý sử dụng sovới toàn bộ tài sản Tỷ suất này cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâudài của doanh nghiệp
- Tỷ lệ thanh toán tiền mặt =
Giá trị hiện có TSCĐ
Chi phí đầu vào
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Trang 34Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và cáckhoản nợ ngắn hạn.
- Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả =
- Vòng luân chuyển các khoản phải thu =
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phảithu thành tiền mặt của doanh nghiệp
- Vòng quay hàng tồn kho =
Sự luân chuyển các hàng tồn kho thiết lập nên mối quan hệ giữa khối lượng sảnphẩm đã bán và hàng tồn kho
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu được thu thập chủ yếu từ các sổ sách chứng từ, báo cáo tài chính hai năm2007-2008 Ngoài ra, đề tài còn thực hiện phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo công ty
3.2.2 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích.Phương pháp này dựa trên việc xem xét một chỉ tiêu bằng cách đem so sánh với mộtchỉ tiêu cơ sở để thấy rõ sự chênh lệch giữa thực tế và sổ sách, giữa kỳ trước với kỳbáo cáo
Tổng số nợ phải thu
Tổng số nợ phải trả
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Trang 353.2.3 Phương pháp thống kê kinh tế
Dưạ vào các số liệu thu thập được, người ta sử dụng các chỉ tiêu kinh tế chophép phân tích đánh giá tình hình hiện trạng Từ đó đưa ra những biện pháp khắc phụckịp thời
3.2.4 Phương pháp hoạch định theo xu hướng
Hoạch định theo xu hướng là một trong những phương pháp dự báo theo chuỗithời gian, có nghĩa là số liệu dự báo dựa trên các giá trị số liệu đã có trong quá khứcùng với các biến số khác Ở đây, đề tài khảo sát xu hướng tuyến tính theo phươngpháp hồi quy đơn Trong phương pháp hồi quy tuyến tính, một biến gọi là phụ thuộc,biến kia là tác nhân gây ra sự biến đổi, gọi là biến độc lập
Phương trình hồi quy đơn có dạng: Y = a + bX