1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng vốn oda hiện nay, và Định hướng 2030

200 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Oda Hiện Nay, Và Định Hướng 2030
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 413,7 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ pháttriển chính thức ODA trở nên cần thiết không chỉ để đánh giá thực trạng, mà còn đểrút ra các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

−−−−−−−−***−−−−−−−−

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN

LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA HIỆN NAY, VÀ

ĐỊNH HƯỚNG 2030

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

−−−−−−−−***−−−−−−−−

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN

LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA HIỆN NAY, VÀ

ĐỊNH HƯỚNG 2030

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã số: 9.340.101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học

Hà Nội, năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG 6

DANH MỤC HÌNH 7

MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 8

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Câu hỏi nghiên cứu 12

6 Tổng quan nghiên cứu 12

7 Những đóng góp mới của luận án 19

8 Kết cấu của luận án 19

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ODA 21

1.1 Một số khái niệm có liên quan 21

1.1.1 Khái niệm vốn ODA 21

1.1.2 Đặc điểm vốn ODA 24

1.1.3 Phân loại vốn ODA 26

1.1.4 Vai trò của vốn ODA 30

1.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA 39

1.3 Nội dung và yêu cầu quản lý Nhà nước đối với vốn ODA 41

1.3.1 Sự cần thiết quản lý Nhà nước đối với vốn ODA 41

1.3.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với vốn ODA 43

1.3.3 Yêu cầu quản lý Nhà nước đối với vốn ODA 47

1.3.4 Công cụ quản lý nhà nước đối với vốn ODA 50

Trang 4

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng vốn

ODA 53

1.5 Các lý thuyết nền liên quan đến luận án 57

1.6 Kinh nghiệm quốc tế và bài học về quản lý và sử dụng vốn ODA và bài học đối với Việt Nam 63

1.6.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý và sử dụng vốn ODA 63

1.6.1.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc 63

1.6.1.2 Kinh nghiệm từ Ba Lan 66

1.6.1.3 Kinh nghiệm từ Malaysia 69

1.6.2 Bài học về quản lý và sử dụng vốn ODA của một số nước trên thế giới đối với Việt Nam 72

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM 76

2.1 Khái quái quát về vốn ODA tại Việt Nam 76

2.2 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam 82

2.2.1 Tình hình thu hút và vận động ODA song phương và đa phương 82

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn ODA tại Việt Nam 89

2.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư ODA và tăng trưởng GDP 96

2.3 Thực trạng quản lý đối với vốn ODA tại Việt Nam 107

2.3.1 Cơ chế chính sách quản lý Nhà nước vốn ODA tại Việt Nam 107

2.3.2 Bộ máy quản lý Nhà nước đối với vốn ODA tại Việt Nam 117

2.3.4 Công tác thẩm định và phê duyệt vốn ODA 123

2.3.5 Công tác bố trí và giám sát thực hiện vốn ODA 127

2.3.6 Công tác quản lý tài chính - tín dụng vốn ODA 132

2.3.7 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA của các ngành 139

2.3.8 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA của các địa phương 141

2.3.9 Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam 142

Trang 5

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VÀ SỬ

DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM 146

3.1 Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA giai đoạn tới tại Việt Nam 146

3.1.1 Mục tiêu 146

3.1.2 Phương hướng nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA 149

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam 153

3.2.1 Nâng cao nhận thức của các Bộ, ngành và địa phương về quản lý và sử dụng vốn ODA 153

3.2.2 Mở rộng phân cấp và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý 154

3.2.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính vốn ODA 157

3.2.4 Xây dựng chiến lược huy động các nguồn vốn từ nước ngoài 161

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 164

3.2.6 Xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia quản lý vốn ODA của các tổ chức chính trị - xã hội và tư nhân 169

3.2.7 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam 173

3.2.8 Nhóm các giải pháp khác 177

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 178

3.3.1 Đối với Quốc hội và Chính phủ: Hoàn thiện hệ thống Luật pháp có liên quan đến vốn ODA 178

3.3.2 Đối với Bộ Tài chính và các Bộ Ngành có liên quan 182

3.3.3 Đối với Lãnh đạo các địa phương và các đơn vị quản lý 184

3.3.3 Đối với các đối tác nước ngoài: Chính phủ các nước và các Tổ chức Tài chính – Tiền tệ Quốc tế 187

KẾT LUẬN 190

TÀI LIỆU THAM KHẢO 192

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ

VIẾT TẮT NỘI DUNG

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

ADF Cơ quan Phát triển Pháp

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GNI Tổng thu nhập quốc dân

KEXIM Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn QuốcKFW Ngân hàng Tái thiết Đức

KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư

IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật BảnMDG Mục tiêu Thiên niên kỷ

Trang 7

VIẾT TẮT NỘI DUNG

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1: Quy mô ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2023 82Bảng 2 2: Tăng trưởng ODA và GDP của Việt Nam giai đoạn 1993-2020 102Bảng 2 3: Tỷ trọng ODA trong GDP của Việt Nam giai đoạn 1993-2023 105Bảng 2 4: Kết quả hồi quy bội mối quan hệ giữa ODA và GDP của Việt Nam giaiđoạn 1993-2023 107

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Tổng quan về các thành phần của hợp tác kinh tế 21

Hình 2 1: Cơ cấu phân bổ vốn ODA giai đoạn 1993-2023 96

Hình 2 2: Tăng trưởng ODA và GDP Việt Nam giai đoạn 1993-2023 104

Hình 2 5: Quy trình cho vay lại vốn ODA 142

Hình 2 6: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 144

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam chủ trương chủyếu dựa vào nội lực là chính, tuy nhiên vẫn tích cực và chủ động huy động các nguồnvốn ngoài nước, trong đó vốn ODA có vai trò hết sức quan trọng Tuy nhiên Việt Namhiện đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc thu hút và quản lý hiệu quả vốnODA, nhất là khi Việt Nam đã chính thức bước vào nhóm các quốc gia có thu nhậptrung bình từ năm 2010 và “tốt nghiệp IDA” từ tháng 7 năm 2017 (Trần Văn Thọ,2017) Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam không còn thuộc nhóm các quốc gianhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA, thuộc Ngân hàng Thếgiới), dẫn đến sự thay đổi trong quy mô, cơ cấu, và phương thức cung cấp vốn ODA

Cụ thể, nguồn vốn không hoàn lại và vốn vay ưu đãi có chiều hướng giảm, trong khivốn vay kém ưu đãi, mặc dù vẫn ưu đãi hơn so với vốn vay thương mại, có xu hướnggia tăng Do đó, việc cân đối, lựa chọn và sử dụng hiệu quả vốn ODA trong tổng thểcác nguồn vốn đầu tư phát triển, phù hợp với chiến lược nợ công, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung và dài hạn là một vấn đề cấp bách Thựctrạng này đặt ra vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ngày càng trở nên quantrọng, mang tính cấp thiết và cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với việc quản lý, sửdụng về ODA

Sau Thế chiến II, viện trợ nước ngoài đã trở thành một công cụ quan trọng trongquan hệ quốc tế, đặc biệt trong Chiến tranh Lạnh khi các siêu cường sử dụng viện trợ

để mở rộng ảnh hưởng Sau chiến tranh lạnh, viện trợ quốc tế tiếp tục phát triển mạnh

mẽ và đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia đang pháttriển, trong đó có Việt Nam Vốn ODA, với vai trò là một phần quan trọng trong việntrợ phát triển chính thức, đã đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa Việt Nam Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, với tổng viện trợ pháttriển từ năm 1992 đến 2017 đạt 27 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ trong các lĩnh vực thenchốt như giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng đô thị và bảo vệ môitrường (VCCI, 2021) Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn ODA ngày

Trang 11

càng gay gắt trên thế giới, Việt Nam cần có chiến lược rõ ràng và hiệu quả để duy trì

và phát triển các nguồn vốn này Việc nghiên cứu quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) trở nên cần thiết không chỉ để đánh giá thực trạng, mà còn đểrút ra các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, qua đó tối ưu hóa việc sử dụngvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt là từ Nhật Bản

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa đáp ứng đủ về chiều sâu và tính toàn diện trongviệc phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam Do đó, luận án nàykhông chỉ tập trung vào việc đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA), mà còn phân tích sâu rộng về nguồn vốn hỗ trợ phát triển củaNhật Bản cho Việt Nam Những kết quả nghiên cứu này kỳ vọng sẽ đóng góp nhữngkiến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn

hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đồng thời làm phong phú thêm các nghiên cứutrong lĩnh vực này, giúp Việt Nam tiếp tục thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn việntrợ quốc tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến đổi

Vì thế việc thực hiện luận án nghiên cứu với chủ đề “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA hiện nay, và định hướng 2030” vừa có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: cung cấp các luận cứ khoa học liên quan đếnquản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đánh giá thực trạng quản

lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, từ đó đề xuất cácgiải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA), phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và các camkết quốc tế của Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

Trang 12

Thứ nhất, làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng về vốn

hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thứ hai, đánh giá được thực trạng quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, đề xuất được một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện một số nhiệm vụnghiên cứu sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thu hút, sử dụng và quản lý vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA)

- Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) tại Việt Nam

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý

và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Luận án tiến hành đánh giá thực trạng quản lý và sử dụngvốn ODA tại Việt Nam, từ đó NCS đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam

+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) tại Việt Nam

+ Phạm vi thời gian: Luận án tập trung đánh giá thực trạng quản lý và sử dụngvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1993 đến nay.Các giải pháp và khuyến nghị đề xuất đến năm 2030

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án sẽ sử dụng các phươngpháp nghiên cứu cụ thể bao gồm tra cứu tài liệu, thu thập thông tin, mô tả, tổng hợp,

so sánh và phân tích

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để tổng

quan các công trình nghiên cứu trước đây về thu hút, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA), cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài luận án… để phục

vụ cho những yều cầu cũng như nhiệm vụ của nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng để hệ thống hóa và từ đó làm

rõ cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn ODA cũng như chỉ ra các nhân tố có thể cótác động đến hoạt động quản lý và sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA)

+ Phương pháp thông kê mô tả: thông qua phương pháp thống kê mô tả để sử

dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,… để phân tích, đánh giá thực trạngquản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích định tính được sử dụng nhằm phân tích, luận giải cácvấn đề về chính sách, chiến lược và thực tiễn quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) tại Việt Nam cũng như luận giải cơ sở để đề xuất các khuyến nghịnhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam thời gian tới

+ Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh giữa cá địa phương, các lĩnh

vực; đánh giá về hiệu quả quản lý sử dụng vốn ODA ở các giai đoạn khác nhau cũngnhư so sánh giữa mục tiêu đặt ra và kết quả thực hiện quản lý vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) trong từng giai đoạn

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thông qua mô hình nghiên cứu định

lượng NCS sẽ đánh giá tác động giữa vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam

5 Câu hỏi nghiên cứu

Căn cứ trên mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, NCS xây dựng các câu hỏi nghiêncứu cho luận án như sau:

Trang 14

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam?

Quá trình quản lý vốn ODA tại Việt Nam hiện tại đang gặp những thách thức nào, và cần cải thiện ở những khía cạnh nào?

Mối quan hệ giữa đầu tư ODA và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam như thế nào?

6 Tổng quan nghiên cứu

6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Từ những tư liệu mà tác giả thu thập được hiện nay, các học giả trong nước bắtđầu nghiên cứu về hỗ trợ phát triển của chính phủ, từ cuối những năm 1990 mới bắtđầu xuất hiện các tác phẩm liên quan, số lượng nghiên cứu cũng tương đối ít Về hỗtrợ phát triển chính phủ (ODA) có tác phẩm “Hỗ trợ phát triển chính phủ - Kiến thức

cơ bản và thực tiễn Việt Nam” của Hà Thị Ngọc Oanh; “Thu hút và sử dụng ODAtrong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế Việt Nam” của bà Phạm Thị Lương Nghiêncứu tiêu biểu về hỗ trợ phát triển của Chính phủ Nhật Bản cho khu vực Đông và ĐôngNam Á có tác dụng “Hỗ trợ phát triển chính phủ của Nhật Bản cho các nước Đông Á

và rút kinh nghiệm từ Việt Nam” củaTrần Tuấn Anh; tác giả Nguyễn Thu Trang Tácđộng của hỗ trợ phát triển của Chính phủ Nhật Bản đối với các nước châu Á - TháiBình Dương và Việt Nam

Nghiên cứu về vấn đề “Hỗ trợ phát triển của Nhật Bản cho Chính phủ ViệtNam” chỉ đếm trên đầu ngón tay, tập trung vào các lĩnh vực sau: Đóng góp của hỗ trợphát triển của Chính phủ cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam; đánh giá

về thu hút, quản lý, sử dụng ODA của Việt Nam, các vấn đề và kiến nghị còn tồn tại.Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: “Thu hút và sử dụng hiệu quả hỗ trợ pháttriển của Chính phủ Nhật Bản cho Việt Nam: Các biện pháp thực tiễn và cải thiện” củaChính phủ Nhật Bản cho Việt Nam (Đại học Ngoại thương Việt Nam, 2008); “Nhữngđặc điểm chính của hỗ trợ phát triển của Nhật Bản cho Chính phủ Việt Nam” củaNguyễn Duy Dũng; “Tầm quan trọng của hỗ trợ phát triển của Chính phủ Nhật Bảnđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” của Nguyễn Xuân Thiện vàNguyễn Việt Khôi (Trường Kinh tế và Thương mại, Đại học Quốc gia Việt Nam,

Trang 15

2010); “Nghiên cứu ODA của Nhật Bản về Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhậpWTO”, “Nghiên cứu so sánh hỗ trợ phát triển của Nhật Bản với các nước nhậnkhác”

Quản lý nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam được thực hiện thông qua một hệthống pháp lý và chính sách tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các quy định về quy trìnhđàm phán, ký kết, quản lý và sử dụng vốn ODA Tuy nhiên, thực trạng quản lý vốnODA tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, như thiếu minh bạch trong quy trình đấuthầu, giám sát không hiệu quả, và chậm trễ trong triển khai các dự án (Nguyễn AnhDũng, 2023)

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc phân bổ vốn ODA chưa thực sự phùhợp với nhu cầu phát triển và chiến lược dài hạn của đất nước (Trần, 2019) Sự thiếuphối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các nhà tài trợ, cũng như năng lực quản lý yếukém tại các địa phương, là những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sử dụng ODAcòn hạn chế (Khuất Việt Hải, 2024)

Tóm lại, hiện nay nghiên cứu của các học giả Việt Nam về quản lý nhà nướchiệu quả vốn ODA vào Việt Nam còn tương đối hạn chế, mặc dù các nghiên cứu củacác học giả trước đều có những giá trị và đóng góp nhất định đối với việc quản lý nhànước về vốn ODA, nhưng mỗi một nghiên cứu cũng chỉ một phần nhỏ và còn tươngđối hạn chế, bởi mỗi giai đoạn đều có sự điều chỉnh về chính sách đầu tư và quản lý.Cho nên luận án này nghiên cứu sẽ đóng góp một phần bổ sung vào những phần thiếukhuyết mà các học giả khác chưa nghiên cứu đến

6.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu về tăng cường thể chế và khuôn khổ chính sách

Khuôn khổ thể chế yếu kém và sự phân mảnh chính sách là những trở ngại lớnđối với việc quản lý ODA hiệu quả ở nhiều nước đang phát triển Theo Easterly vàPfutze (2008), việc tăng cường cơ cấu quản trị là điều cần thiết để cải thiện hiệu quảcủa ODA Điều này có thể đạt được bằng cách tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng phânđịnh trách nhiệm giữa chính quyền trung ương và địa phương, đảm bảo phối hợp vàthực hiện dự án tốt hơn Nghiên cứu của Bräutigam và Knack (2004) chỉ ra rằng chất

Trang 16

lượng thể chế thường là yếu tố chính quyết định sự thành công của các chương trìnhviện trợ nước ngoài, nhấn mạnh rằng cần có khuôn khổ chính sách rõ ràng và nhấtquán để tránh trùng lặp và kém hiệu quả Đồng tình với quan điểm này Booth (2012)nhấn mạnh rằng việc hợp lý hóa các quy trình quan liêu, giảm chồng chéo về quy định

và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chính phủ có thể dẫn đến việc quản lý ODAhiệu quả hơn Lập luận này được Collier (2007) ủng hộ, người cho rằng việc cải thiệnmôi trường chính trị và thể chế nơi ODA được triển khai có thể nâng cao đáng kể kếtquả phát triển

Các nghiên cứu về xây dựng năng lực trong quản lý công về ODA

Xây dựng năng lực trong các tổ chức công là giải pháp thường được trích dẫn

để cải thiện hiệu quả quản lý ODA Theo Barder (2009), việc phát triển các kỹ năngquản lý và kỹ thuật của các viên chức công ở các quốc gia tiếp nhận là rất quan trọng

để quản lý ODA hiệu quả Các chương trình đào tạo về lập kế hoạch dự án, quản lý tàichính và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế nên được triển khai ở mọi cấp hành chính đểgiảm tình trạng thiếu hiệu quả và quản lý sai Tương tự như vậy, Andrews, Pritchett vàWoolcock (2017) cho rằng các nỗ lực tăng cường năng lực phải phù hợp với bối cảnh,tập trung vào các phương pháp tiếp cận "hướng đến vấn đề" nhằm giải quyết nhữngthách thức thực tế mà các viên chức công ở các quốc gia đang phát triển phải đối mặt

Nghiên cứu của Kharas (2007) cũng ủng hộ các chương trình học tập liên tụccho các viên chức, công chức công tham gia vào các dự án ODA Các chương trìnhnày phải đảm bảo rằng các viên chức, công chức công luôn cập nhật các thông lệ tốtnhất quốc tế và những tiến bộ công nghệ, do đó thúc đẩy việc quản lý hiệu quả hơncác dự án do ODA tài trợ

Các nghiên cứu về tăng cường cơ chế giám sát và đánh giá ODA

Hệ thống giám sát và đánh giá mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảmbảo các dự án do ODA tài trợ đạt được mục tiêu dự kiến Crawford và Bryce (2003)nhấn mạnh rằng các khuôn khổ hệ thống giám sát và đánh giá được thiết kế tốt, baogồm các chỉ số hiệu suất rõ ràng và phương pháp thu thập dữ liệu, là cần thiết để đánhgiá tiến độ và tác động của các dự án ODA Họ cho rằng các hệ thống giám sát và

Trang 17

đánh giá nên được tích hợp vào toàn bộ vòng đời dự án, từ thiết kế đến triển khai vàhoàn thành.

Kusek và Rist (2004) ủng hộ các khuôn khổ hệ thống giám sát và đánh giá dựatrên kết quả, cung cấp các đánh giá liên tục và cho phép ra quyết định theo thời gianthực để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Các khuôn khổnày cũng thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch, giảm khả năng phân bổ sainguồn lực hoặc tham nhũng

Nghiên cứu của Riddell (2007) nhấn mạnh tầm quan trọng của các đánh giá độclập, cho rằng các cuộc kiểm toán và đánh giá của bên thứ ba có thể cung cấp đánh giákhách quan về hiệu suất của dự án ODA Các đánh giá này nên được tiến hành thườngxuyên để đảm bảo rằng các quỹ được sử dụng hiệu quả và các lợi ích dự kiến sẽ đếnđược với các nhóm dân số mục tiêu

Các nghiên cứu về quan hệ đối tác công tư (PPP) đối với ODA

Việc thu hút khu vực tư nhân thông qua quan hệ đối tác công tư (PPP) đã đượccông nhận rộng rãi là một cơ chế nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả của các dự ánODA Griffith-Jones và Gottschalk (2016) lập luận rằng PPP có thể mang lại thêmchuyên môn, nguồn lực tài chính và cải tiến công nghệ mà chính phủ có thể thiếu Họnhấn mạnh rằng PPP đặc biệt thành công trong các dự án cơ sở hạ tầng, nơi năng lực

kỹ thuật của khu vực tư nhân bổ sung cho nguồn lực tài chính của khu vực công

Còn Collier và Venables (2008) cũng chỉ ra rằng PPP có thể phân bổ rủi ro hiệuquả hơn giữa khu vực công và tư Bằng cách thu hút các doanh nghiệp tư nhân, chínhphủ có thể giảm thiểu rủi ro tài chính và đảm bảo rằng các dự án được hoàn thànhtrong phạm vi ngân sách và đúng thời hạn Tuy nhiên, các học giả này cảnh báo rằngcần có khuôn khổ pháp lý rõ ràng, quy trình đấu thầu minh bạch và cơ chế giám sátchặt chẽ để ngăn ngừa tham nhũng và đảm bảo rằng PPP đóng góp vào các mục tiêuphát triển

Các nghiên cứu về quản lý tài chính và rủi ro ODA

Cải thiện hệ thống quản lý tài chính là điều cần thiết để đảm bảo sử dụng hiệuquả các vốn ODA Burnside và Dollar (2000) lập luận rằng các cơ chế giám sát tài

Trang 18

chính tốt hơn, bao gồm kiểm toán thường xuyên và kiểm soát ngân sách chặt chẽ, làchìa khóa để ngăn ngừa lãng phí và phân bổ sai nguồn lực Họ cho rằng việc áp dụngcác chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế có thể giúp tăng cường tính minh bạch tàichính trong quản lý ODA.

Nghiên cứu của Eifert và Gelb (2005) khuyến nghị rằng các quốc gia tiếp nhậnnên áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro mạnh mẽ để giải quyết những bất trắc có thểphát sinh trong quá trình thực hiện dự án ODA Các chiến lược này nên bao gồm lập

kế hoạch dự phòng, đánh giá rủi ro ở giai đoạn thiết kế dự án và các cơ chế điều chỉnhmục tiêu dự án dựa trên các hoàn cảnh thay đổi Quản lý rủi ro hiệu quả không chỉ làmgiảm khả năng dự án thất bại mà còn nâng cao hiệu quả chung của việc sử dụng ODA

Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý vốn ODA

Một trong các vấn đề được các học giả quốc tế quan tâm đó là các nhân tố ảnhhưởng tới hiệu quả quản lý vốn ODA Trong đó, các nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tốchính như chất lượng quản trị, khả năng hấp thụ, sự liên kết giữa các ưu tiên của nhàtài trợ và nhu cầu của quốc gia tiếp nhận, cơ chế giám sát và đánh giá, khung thể chế

và pháp lý, môi trường chính trị - xã hội

Chất lượng quản trị tác động đáng kể đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốnODA Quản trị tốt, đặc trưng bởi tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và khuôn khổthể chế vững mạnh, tạo điều kiện phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (Knack,2001) Ngược lại, quản trị kém, đặc trưng bởi tham nhũng và thể chế yếu kém, làm suyyếu hiệu quả của ODA bằng cách chuyển hướng tiền khỏi mục đích dự kiến và làmgiảm lòng tin của nhà tài trợ (Svensson, 2000) Bằng chứng cho thấy các quốc gia cócấu trúc quản trị mạnh hơn sẽ có kết quả phát triển tốt hơn từ ODA so với các quốc gia

có hệ thống yếu hơn (Burnside & Dollar, 2000) Do đó, tăng cường quản trị là một yếu

tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả ODA

Khả năng hấp thụ đề cập đến khả năng của các quốc gia tiếp nhận sử dụng hiệuquả vốn ODA Các yếu tố góp phần vào khả năng hấp thụ bao gồm nguồn nhân lực,năng lực thể chế và cơ sở hạ tầng hiện có (Feeny & McGillivray, 2009) Khả năng hấpthụ không đủ có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án, chất lượng kết

Trang 19

quả dự án kém và sử dụng không hết nguồn vốn (Mavrotas, 2009) Các nghiên cứu đãchỉ ra rằng việc tăng cường khả năng hấp thụ thông qua xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹthuật và phát triển cơ sở hạ tầng có thể cải thiện đáng kể tác động của ODA (Chauvet

& Guillaumont, 2004)

Sự liên kết giữa các ưu tiên của nhà tài trợ và nhu cầu của quốc gia tiếp nhận làrất quan trọng đối với hiệu quả ODA Các chương trình viện trợ do nhà tài trợ thúcđẩy thường dẫn đến các dự án không liên kết với các mục tiêu phát triển của quốc giatiếp nhận, dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả và lãng phí tài nguyên (Easterly, 2003).Quản lý ODA hiệu quả đòi hỏi sự đồng thuận chung về các ưu tiên, chiến lược vàphương thức thực hiện giữa các nhà tài trợ và người nhận (Bigsten & Tengstam,2015) Sự liên kết có thể được thúc đẩy thông qua việc lập kế hoạch chung, tham vấncác bên liên quan và đảm bảo rằng các dự án ODA được đưa vào khuôn khổ phát triểnquốc gia của các quốc gia tiếp nhận (Collier & Dollar, 2002)

Cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ là điều cần thiết để đảm bảo trách nhiệmgiải trình và đo lường tác động của các dự án ODA Các hệ thống M&E hiệu quả giúptheo dõi tiến độ, xác định các thách thức và điều chỉnh các chiến lược để cải thiện kếtquả dự án (Barder, 2006) Tuy nhiên, khuôn khổ M&E yếu kém, thu thập dữ liệukhông đầy đủ và cơ chế phản hồi hạn chế có thể cản trở khả năng đánh giá tác độngthực sự của ODA (Kharas, 2008) Tăng cường các hoạt động M&E bằng cách đầu tưvào các hệ thống dữ liệu, xây dựng năng lực đánh giá tại địa phương và khuyến khíchcác phương pháp tiếp cận có sự tham gia có thể cải thiện đáng kể hiệu quả ODA

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sửdụng ODA là khung thể chế và pháp lý của quốc gia tiếp nhận Các nghiên cứu củaOECD (2018) và World Bank (2020) đều chỉ ra rằng các quốc gia có hệ thống pháp lý

rõ ràng, cơ chế giám sát hiệu quả, và chính sách quản lý vốn ODA minh bạch thườngđạt được hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng nguồn vốn này

Môi trường chính trị - xã hội của các quốc gia tiếp nhận cũng ảnh hưởng đếnhiệu quả ODA Sự ổn định chính trị, sự gắn kết xã hội và mức độ hỗ trợ của côngchúng đối với các dự án do ODA tài trợ là những yếu tố quan trọng (Collier, 2007) Sự

Trang 20

bất ổn chính trị và xung đột có thể làm gián đoạn việc thực hiện ODA, làm giảm hiệuquả của viện trợ và ngăn cản các cam kết của nhà tài trợ (Addison & Tarp, 2010) Hơnnữa, các yếu tố xã hội như nhận thức của công chúng về ODA, sự tham gia của cộngđồng và động lực văn hóa đóng vai trò trong việc định hình sự thành công của cácsáng kiến viện trợ (Bräutigam & Knack, 2004) Do đó, việc hiểu và giải quyết bốicảnh chính trị - xã hội là điều cần thiết để tối đa hóa tác động của ODA.

6.3 Khoảng trống nghiên cứu

Từ tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài có thể thấy rằngcác nghiên cứu về ODA rất đa dạng và phong phú Nhiều nghiên cứu không chỉ làm rõnhững vấn đề chung nhất về ODA, chỉ ra những bằng chứng khẳng định vai trò củaODA đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước tiếp nhận nguồn vốn này mà cònphân tích và làm rõ những tác động của ODA đến tăng trưởng kinh tế nói chung, haytác động cụ thể đến từng ngành, từng lĩnh vực trong nền kinh tế, hay tác động đến cảithiện các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế - xã hội như cơ sở hạtầng Cũng có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu phân tích các vấn đề thu hút và sửdụng vốn ODA ở các nước, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốnODA ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố vẫn chưathể bao quát được hết các khía cạnh, các vấn đề liên quan đến ODA

Điểm mới của nghiên cứu này nằm ở khía cạnh phạm vi không gian Sau Chiếntranh Lạnh, Việt Nam là một quốc gia được cộng đồng viện trợ thế giới quan tâm,đồng thời dần trở thành một trong những nước nhận ODA được nhiều ODA trên thếgiới Việt Nam có những nét đặc biệt về kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa vàdòng vốn ODA của các nước đối với Việt Nam

Bên cạnh đó, hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA cũng như tácđộng của ODA tới từng quốc gia cũng có nhiều điểm khác nhau Do đó, việc nghiêncứu thực trạng quản lý, sử dụng cũng như các giải pháp chất lượng quản lý và sử dụngvốn ODA của Việt Nam sẽ tìm ra những điểm mới khác biệt với những công trìnhnghiên cứu trước Ngoài ra, về phương pháp nghiên cứu, nhiều tài liệu trong các tàiliệu liên quan hiện nay không chú ý đầy đủ đến thực tế, giai đoạn nghiên cứu ngắn

Trang 21

chưa phản ánh hết thực trạng, các vấn đề về quản lý, sử dụng vốn ODA tại Việt Nam.

Do đó việc kết hợp phương pháp định tính và định lượng và thực hiện trong một giaiđoạn dài sẽ giúp cho luận án có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thực trạng quản

lý, thu hút, sử dụng vốn ODA cũng như tác động của vốn ODA đến nền kinh tế ViệtNam

7 Những đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận:

Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lý luận khoa học vềquản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA tại Việt Nam Luận án đã nghiên cứu kinhnghiệm về quản lý, sử dụng vốn ODA của các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học

có ý nghĩa cho Việt Nam

Về mặt thực tiễn:

Luận án đã làm rõ thực trạng quản lý và sử dụng về vốn ODA tại Việt Nam giaiđoạn từ 1993 đến nay; tác động của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế, đánh giá xácđáng về thực trạng nghiên cứu; Trên cơ sở đưa ra quan điểm và định hướng, Luận án

đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý và sử dụng vốn ODA tại ViệtNam Để giải pháp được thực hiện khả thi, luận án cũng đã kiến nghị các điều kiệnthực hiện giải pháp

8 Kết cấu của luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận ánđược kết cấu thành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng vốn hỗ trợphát triển ODA

Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA tạiViệt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ pháttriển tại Việt Nam

Trang 22

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VÀ

SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ODA 1.1 Một số khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm vốn ODA

Khi đọc các nghiên cứu học thuật về viện trợ, rất nhiều người có thể gặp phảinhiều khái niệm có liên quan, chẳng hạn như hợp tác kinh tế (hợp tác kinh tế), viện trợnước ngoài (foreign aid), hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ phát triển chính phủ (phát triển), v.v.Những khái niệm này có ý nghĩa tương tự nhưng không hoàn toàn nhất quán, dễ gâynhầm lẫn, gây rắc rối cho người đọc Vì vậy, nó là cần thiết để giải thích khái niệmtrung tâm của bài viết này, Hỗ trợ phát triển chính phủ (ODA) trước khi đi vào trọngtâm của nghiên cứu này

Hiện nay không có một định nghĩa thống nhất về hỗ trợ phát triển của chínhphủ, nhưng có một khoảng cách nhỏ giữa các định nghĩa có liên quan, sau đây là một

số định nghĩa có liên quan:

Theo Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triểnKinh tế (OECD) (1969): "ODA là một dòng chảy tài chính đáp ứng các điều kiện sauđây đến các nước đang phát triển hoặc các cơ quan viện trợ đa phương: mục tiêu chính

Trang 23

của nó là thúc đẩy phát triển kinh tế và thịnh vượng ở các nước đang phát triển, và cácđiều khoản tài chính của nó là nhượng bộ (ưu đãi)" Đến năm 1972, DAC đã tinhchỉnh hơn khái niệm này và cho rằng hỗ trợ phát triển chính thức là chuyển tiền từ cácquốc gia (khu vực) hoặc các tổ chức đa phương trong danh sách các nước nhận ODAcủa DAC và đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Được cung cấp bởi các cơ quan chính thức, bao gồm chính quyền tiểu bang,chính quyền địa phương và các cơ quan hành pháp của họ;

(2) Mỗi điều khoản nguồn vốn:

(a) Mục tiêu chính được cung cấp là thúc đẩy phát triển kinh tế và thịnh vượng

ở các nước đang phát triển;

(b) Có tính chất ưu đãi và thành phần tài trợ ít nhất 25% (theo tỷ lệ chiết khấu10%)"

(Lưu ý ): "Theo tỷ lệ chiết khấu 10%" ở đây là để tạo điều kiện tính toán việntrợ phát triển của chính phủ Các thành phần nguồn trong trợ cấp, chẳng hạn như mộtkhoản vay với lãi suất hàng năm là 10%, không có thành phần được tài trợ (thành phầnnguồn tài trợ bằng không) Hãy xem bảng dưới đây:

Bảng 1 1: ODA được tài trợ ví dụ về tính toán thành phần

Nguồn vốn Thời hạn trả

nợ (năm)

Thời gian hưởng ưu đãi (năm)

Tỷ lệ nguồn tài trợ (%)

Lãi suất (%)

Cho vay thương mại

Cho vay ưu đãi ODA

Trang 24

Liên quan đến ý nghĩa của hỗ trợ phát triển của chính phủ, trong một tài liệucủa OECD được công bố vào năm 2011, nhắc lại định nghĩa năm 1972, đồng thời giảithích thêm về ý nghĩa ODA:

+ Không có thiết bị quân sự hoặc dịch vụ quân sự nào, bao gồm cả các hoạtđộng chống khủng bố, không thể được coi là hỗ trợ phát triển của chính phủ Tuynhiên, các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ nhân đạo thông qua sức mạnh quân sự của họ

+ 6% số tiền mà các quốc gia thành viên DAC cung cấp cho Liên Hợp Quốccho các hoạt động gìn giữ hòa bình có thể được tính là hỗ trợ phát triển của chính phủ

+ Các dự án năng lượng hạt nhân dân sự có thể được tính là hỗ trợ phát triểncủa chính phủ

+ Hạn mức tín chỉ carbon mua không được bao gồm và giá trị của bất kỳ khoảngiảm phát thải được chứng nhận nào mà các nhà tài trợ (donor) nhận được từ các dự

án được tài trợ bởi hỗ trợ phát triển của chính phủ phải được khấu trừ từ hỗ trợ pháttriển của chính phủ; Hợp tác kỹ thuật được thực hiện bởi các nước đang phát triển đểthích ứng hoặc giảm thiểu (hậu quả của hiệu ứng nhà kính) đủ điều kiện

- Theo nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới công bố năm 1998, "Hỗ trợ phát triểncủa Chính phủ là một phần của tài chính phát triển chính thức, với các thành phầnkhông được trả lương chiếm ít nhất 25% tổng số viện trợ." Trong số đó, tài chính pháttriển chính thức (Official Development Finance) đề cập đến tất cả các quỹ được cungcấp bởi các nước phát triển và các tổ chức đa phương cho các nước đang phát triển"

- Theo Quy định về quản lý và sử dụng hỗ trợ phát triển của Chính phủ banhành năm 2006 của Chính phủ: "Hỗ trợ phát triển (ODA) của Chính phủ đề cập đếncác hoạt động hợp tác phát triển giữa Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vàcác bên viện trợ Nhà tài trợ có thể là chính phủ nước ngoài, các tổ chức viện trợ của

cả hai bên, các tổ chức xuyên quốc gia hoặc các tổ chức liên chính phủ” Các hìnhthức cung cấp ODA bao gồm:

a) ODA không hoàn lại: Viện trợ mà nước nhận không cần hoàn trả;

Trang 25

b) Cho vay ưu đãi (ODA có trả nợ): Cho vay có điều kiện ưu đãi về lãi suất,thời hạn trả nợ, trong đó "thành phần không trả nợ" chiếm ít nhất 35% tổng số tiền(cho vay có điều kiện bổ sung) hoặc 25% (cho vay không có điều kiện kèm theo);

c) ODA hỗn hợp: là hỗ trợ được cung cấp cùng với các khoản vay thương mại

và viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi, nhưng "thành phần không hoànlại" chiếm ít nhất 35% tổng số (cho vay có điều kiện bổ sung) hoặc 25% (cho vaykhông có điều kiện bổ sung)”

Có thể thấy, mặc dù có những định nghĩa khác nhau về ODA, tất cả đều nêu bậtcác đặc điểm sau: (1) ODA là một loại hỗ trợ chính thức, ở đây "chính thức" đề cậpđến một chính phủ, chính quyền địa phương và các cơ quan thực hiện của nó, hoặc các

tổ chức quốc tế, (2) ODA có mục đích rõ ràng, mục tiêu chính là giúp các nước đangphát triển phát triển nền kinh tế và mức sống của người dân, (3) ODA là hỗ trợ có tínhchất ưu đãi và được trao cho các thành phần tài trợ chiếm ít nhất 25% tổng viện trợ.Bởi vì định nghĩa của OECD được sử dụng tương đối phổ biến trong giới học thuật vàđược công nhận bởi chính phủ Nhật Bản Để tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu,ODA được đề cập trong luận án này sẽ sử dụng định nghĩa của OECD

Tóm lại, vốn ODA là một hình thức đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, có tác động trực tiếp và gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế Vốn ODA góp phần gia tăng tổng đầu tư xã hội, tạo động lực thu hút đầu tư tư nhân và vốn FDI, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nếu cơ cấu đầu tư ODA bất hợp lý, hiệu quả đầu tư kém sẽ hạn chế tăng trưởng, thậm chí tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế.

1.1.2 Đặc điểm vốn ODA

Tuy có nhiều khái niệm về vốn ODA nhưng dù theo hiểu bất cứ khái niệm nàoODA cũng có những đặc điểm chung sau

Thứ nhất: ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi

Với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển ODA mang tính ưu đãi hơn bất

cứ một nguồn tài trợ nào khác Thể hiện:

Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD

Trang 26

Thông thường ODA có một phần viện trợ không hoàn lại phần này dưới 25 %tổng số vốn vay, ví dụ OECD cho không 20 đến 25 % tổng vốn ODA.

Các khoản vay thường có lãi suất thấp thậm chí không có lãi suất Lãi suất daođộng từ 0,5% đến 5% trên năm (trong khi lại suất vay trên thị trường tài chính quốc tếtrên 7% đến 7,5%/năm và hàng năm phải thỏa thuận lại lãi suất giữa hai bên Ví dụnhư lãi suất của ngân hàng ADB là 1%/năm, của Ngân hàng thế giới (WB) là 0,75phần trăm trên năm Đối với Nhật Bản thì tùy theo từng dự án cụ thể trong năm tàikhóa, ví dụ năm 2000 đến 2010 thì lãi suất là 1,8%/năm

Thời gian cho vay hoàn trả toàn bộ vốn dài thường từ 20 đến năm mươi nămthời gian hoàn trả vốn của Nhật Bản là 30 năm của ADB và WB là 45 năm

Thời gian gia hạn chỉ phải trả lãi chưa phải trả gốc, thời gian gia hạn thường là

10 năm

Thứ hai : ODA đi kèm các điều kiện ràng buộc

Bên cạnh tính ưu đãi, ODA còn thể hiện tính chất ràng buộc nhất định ODA làmột trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị của nước cấp viện trợ đối vớinước nhận viện trợ ODA chịu ảnh hưởng bởi các quan hệ sẵn có của bên cấp và bênnhận viện trợ Các nước thường cấp viện trợ cho bên chính trị và bên đồng minh quân

sự hoặc các nước cần vội về vị trí địa lý, như Nhật cấp viện trợ cho các nước châu Ácòn viện trợ của Mỹ dành cho Trung Đông

Các nước cấp viện trợ đều không quên mưu cầu lợi ích cho mình Họ gắn quỹviện trợ với việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước họ như là một biện pháp tăngcường khả năng làm chủ thị trường xuất khẩu và giảm bớt các tác động của viện trợđối với cán cân thanh toán Các nước như Bỉ, Đức, Đan Mạch yêu cầu khoảng nămmươi phần trăm tiền viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước mình Canada là

70 %, Thụy Sĩ là 1,7 %, Hà Lan là 2,25 %, New Zealand là 0 % Tính chung trongtoàn khối DAC là 22 % viện trợ phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ củaquốc gia viện trợ Ngay cả việc viện trợ cho không cũng đem lại lợi ích lâu dài chobên viện trợ Ví dụ nước ngoài viện trợ dưới hình thức hỗ trợ kĩ thuật công nghệ và

Trang 27

những trang thiết bị không có khả năng thay thế bằng những trang thiết bị của nướckhác buộc nước nhận viện trợ phải phụ thuộc lâu dài Như vậy cho dù không đi kèmtheo điều kiện ràng buộc nào thì viện trợ vẫn đem lại lợi ích thương mại cho quốc giaviện trợ.

Mặt khác, thông thường nước tiếp nhận không có quyền lựa chọn đồng tiền đểvay ODA mà do bên cung cấp ODA quy định Chẳng hạn chính phủ Nhật quy định chỉcho vay bằng đồng yên Nhật vì vậy nước tiếp nhận viện trợ có thể phải chịu rủi ro củađồng tiền viện trợ Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền của nước nhậnviện trợ thì nước này sẽ phải trả thêm một khoản nợ bổ sung do chênh lệch tỷ giá tạithời điểm vay và thời điểm trả nợ Ví dụ trong những năm 1960 tỷ giá hối đoái giữaUSD và JPY khoảng 1 USD = 100 JPY như vậy các nước vay bằng JPY phải trả gấp

ba lần do sự lên giá của đồng JPY sau ba mươi năm

Thứ ba: ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ

Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA gánh nặng nợ nần thường không thấy ngay

do các dự án có thời gian thu hồi vốn chậm, không có khả năng đầu tư trực tiếp vàosản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại chủ yếu dựa vào xuất khẩu thungoại tệ Thực tế nhiều nước sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả dẫn đến tìnhtrạng nợ nước ngoài chồng chất và ngày càng mất khả năng thanh toán

1.1.3 Phân loại vốn ODA

Vốn ODA với cùng bản chất nhưng tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có thểđưa ra cách phân loại khác nhau

1.1.3.1.Phân loại theo tính chất nguồn vốn:

Bao gồm vốn ODA không hoàn lại, ODA trả nợ (cho vay ưu đãi) và ODA hỗnhợp:

- Vốn ODA không được trả lương: là hỗ trợ phát triển của chính phủ mà cácnước nhận không cần phải trả nợ dưới bất kỳ hình thức nào ODA không được trảlương thường được cung cấp cho các nước đang phát triển vì lý do nhân đạo, mặc dù

Trang 28

các nước không phải đang phát triển cũng có thể đến hỗ trợ như vậy khi họ gặp phảicác vấn đề nghiêm trọng như thiên tai và dịch bệnh Hình thức chính của nó là hỗ trợ

kỹ thuật, các dự án xã hội hoặc các dự án phụ trợ Các lĩnh vực hỗ trợ ưu tiên choODA không được trả lương trước đây là các vấn đề như giáo dục, chăm sóc sức khỏe

và gần đây đã mở rộng sang các lĩnh vực mới như bảo vệ môi trường và bảo vệ độngvật quý hiếm

- ODA trả nợ (vốn vay ưu đãi): ODA trả nợ thực sự là một khoản vay có tínhchất ưu đãi được cung cấp cho các nước đang phát triển, và các nước nhận trả nợ bìnhthường cho bên hỗ trợ theo điều ước quốc tế cho vay Bản chất của ưu đãi được phảnánh trong lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài hơn, thường có thời gian 5 đến 10 năm(tiếng Anh: grace period - trong thời gian đó các quốc gia vay chỉ cần trả lãi, khôngcần phải trả nợ gốc - một số bài báo được dịch sang 'thời gian ân hạn', bài viết nàyđược dịch thống nhất là "thời gian ưu đãi") Theo tiêu chuẩn quốc tế phổ biến hiệnnay, "thành phần không hoàn lại" đạt 25% trở lên cho vay có thể được coi là ODA.Các nước nhận thường sử dụng loại ODA này để đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở

hạ tầng như đường giao thông, cảng biển, nhà máy lớn, v.v ODA trả lương hiện là loạihình ODA chính, chiếm phần lớn tổng số ODA trên thế giới

- ODA hỗn hợp: Là hỗ trợ phát triển của chính phủ kết hợp hai loại ODA trên.Loại ODA này bao gồm một phần vốn ODA không hoàn lại, còn lại là vốn vay ưu đãi.Loại ODA này được các nhà tài trợ lựa chọn rộng rãi để nâng cao hiệu quả sử dụngODA

1.1.3.2.Phân loại theo đối tác cung cấp vốn ODA:

Nếu phân loại theo đối tác cung cấp ODA, có thể được chia thành ODA songphương và ODA đa phương:

- ODA song phương: là vốn ODA của Chính phủ một nước cung cấp cho Chínhphủ nước tiếp nhận, không thông qua tổ chức thứ ba Hỗ trợ song phương bao gồm cảviện trợ cho không, hợp tác kỹ thuật và cho vay không lãi hoặc lãi suất thấp, được thểhiện dưới nhiều loại hình như hỗ trợ nhập khẩu, hỗ trợ chương trình, hỗ trợ dự án

Trang 29

Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1970 có Nghị quyết yêu cầu các nướcgiàu hằng năm cần phải trích 0.7% tổng thu nhập quốc dân (GNI) của mình để thựchiện nghĩa vụ với các nước nghèo thông qua hình thức ODA và đến năm 2000 phảinâng tỷ lệ này lên 1% GNI Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện lại rất khác nhau.

ODA song phương thể hiện một trong những mối quan hệ hợp tác nhiều mặtgiữa nước nhận viện trợ và các nước đối tác viện trợ Đối với quốc gia tài trợ, mốiquan hệ này nằm trong chính sách ngoại giao của các nước đối với các nước nhận việntrợ và theo đuổi hai mục đích chính trị và kinh tế Về chính trị, nước cung cấp viện trợ

sử dụng ODA để đạt được các lợi ích chính trị (tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ vềchính trị trên trường quốc tế và khu vực, quản bá các giá trị về tự do, dân chủ nhânquyền theo quan điểm của các nước này…)

ODA đa phương: là vốn ODA của các tổ chức/thể chế tài chính quốc tế cungcấp cho Chính phủ nước tiếp nhận

Nguồn viện trợ này được hình thành từ vốn tự có của các tổ chức/ định chế tàichính quốc tế hoặc nguồn vốn vận động từ các nhà tài trợ song phương hoặc huy động

từ thị trường vốn quốc tế Ví dụ, nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới hình thành

từ vốn pháp định do các nước thành viên của Ngân hàng đóng góp, vốn huy động từthị trường vốn quốc tế và các khoản đồng tài trợ hoặc quỹ ủy thác của các nhà tài trợsong phương Vốn tài trợ của Quỹ phát triển liên hợp quốc hình thành từ vốn ngânsách của liên hợp quốc dành cho quỹ này và vốn vận động từ các nhà tài trợ xongphương và đa phương Các tổ chức đa phương cũng xem xét rất kĩ về: mức độ tin cậy

về khả năng trả nợ, tính ổn định về kinh tế - chính trị, uy tín cũng như những tiến bộtrong cải cách của nước nhận viện trợ Ví dụ, như Ngân hàng thế giới đánh giá kết quả

sử dụng ODA của các nước nhận viện trợ dựa vào chi tiêu “các chỉ số tiến bộ” Cácnước nhận viện trợ nếu muốn tiếp tục được tiếp nhận viện trợ phải có cơ chế quản lýchặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ, cũng như cam kết trả nợ đúng hạn

So với nguồn viện trợ song phương, nguồn tài trợ đa phương có một số lợi thế.Trước hết bên nhận tài trợ đa phương có thể tránh được hoặc giảm thiểu đáng kếnhững ràng buộc chính trị và kinh tế Như vậy, hỗ trợ đa phương có tính ổn định hơn

Trang 30

khi xảy ra những biến động lớn như khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng dầu mỏ, xungđột vũ trang,

1.1.3.3.Phân loại theo hình thức sử dụng vốn ODA:

Phân loại theo hình thức sử dụng vốn ODA đây là hình thức chủ yếu và mangtính chất truyền thống của vốn ODA bao gồm:

- Hỗ trợ cơ bản: Thường là các công trình xây dựng cơ bản như đường xá, cầucống, đê đập, trường học, bệnh viện, hệ thống viễn thông

- Hỗ trợ kĩ thuật thường có ba phần: Cung cấp chuyên gia, đào tạo cán bộ, cungcấp trang thiết bị Tỷ trọng các khoản hỗ trợ kĩ thuật thường chiếm khoảng 20 % tổngvốn ODA Trên thực tế có dự án kết hợp cả hai loại hình hỗ trợ trên

- Hình thức chương trình: Hình thức này còn gọi là hình thức viện trợ phi dự ánnhà tài trợ cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạnnhất định như chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trìnhdân số và sức khỏe sinh sản của UNAFPA chu kỳ 2000-2020

- Hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán (hỗ trợ ngân sách): Thường thì hình thứcnày thường được thể hiện dưới dạng hỗ trợ tài chính trực tiếp như chuyển giao tiền tệ,nhưng đôi khi lại là hiện vật như hàng hóa hoặc hỗ trợ nhập khẩu Ngoại tệ và hànghóa chuyển vào trong các nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán được chuyểnhóa thành hỗ trợ ngân sách

1.1.3.4.Phân loại theo hình thức điều kiện vốn ODA:

- ODA không điều kiện: Trên thực tế có lẽ chỉ có Thụy Điển là nước duy nhấtcấp ODA không điều kiện

- ODA có điều kiện: Ngoài Thụy Điển các nước viện trợ khi cấp ODA thườnggắn với những điều kiện cụ thể về kinh tế chính trị v.v

ODA có điều kiện chia hai loại:

+ ODA không ràng buộc: Là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị rằng buộcbởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng mà có thể chi tiêu ở bất kỳ lĩnh vực hay khuvực nào

Trang 31

+ ODA có ràng buộc: Là bắt buộc phải chi tiêu ở cấp, lĩnh vực viện trợ ODA

có thể bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hoặc mục đích sử dụng

ODA Bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trangthiết bị hay dịch vụ bằng nguồn ODA đó chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tàitrợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với tài trợ song phương), hoặc các công ty của nướcthành viên (đối với viện trợ đa phương)

ODA Bị ràng buộc bởi mục đích sử dụng nghĩa là nguồn ODA cung cấp chỉđược sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể

Ngoài ra, còn có loại ODA ràng buộc một phần tức là một phần phải chi ở cấpviện trợ, phần còn lại có thể chi tiêu ở các cấp khác tùy theo nước nhận tài trợ

1.1.3.5.Phân loại theo bên nhận vốn ODA:

Nếu phân loại theo bên nhận vốn ODA, có thể chia ra:

- Vốn ODA đặc biệt: Chủ yếu dùng để hỗ trợ cho các nước kém phát triển, thunhập bình quân đầu người dưới 220USD/người/năm Thường là những nước trong 10nước nghèo nhất thế giới được liên hợp quốc xếp vào loại dễ bị tổn thương nhất

- Vốn ODA thông thường: Chủ yếu dùng hỗ trợ cho các nước đang phát triển vàchậm phát triển

1.1.4 Vai trò của vốn ODA

1.1.4.1 Đối với nước viện trợ/đầu tư

Các đối tác đầu tư vốn ODA (các nhà tài trợ) bao gồm các nhà tài trợ songphương (các nước DAC: 28 quốc gia, các nước Arap, Trung – Đông Âu), nhà tài trợ đaphương (chủ yếu: WB, ADB, IMF) Các đối tác đầu tư này đã tạo ra một dòng vốn đầu

từ ODA từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ các nước ở Bắc báncầu sang các nước ở phía Nam bán cầu

Thứ nhất, vai trò về kinh tế (động cơ kinh tế)

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Vốn ODA đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở cácquốc gia đang phát triển thông qua việc đầu tư vào các lĩnh vực thiết yếu như cơ sở hạtầng, y tế, giáo dục, và nông nghiệp Nghiên cứu của Hansen và Tarp (2001) cho thấy

Trang 32

rằng ODA có thể giúp tăng cường đầu tư công, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tếbằng cách cải thiện năng lực sản xuất và kích thích tiêu dùng nội địa Đặc biệt, ODAgiúp bù đắp những thiếu hụt về vốn đầu tư mà các nước nghèo thường gặp phải, chophép họ duy trì mức độ đầu tư cần thiết để tăng trưởng.

Ví dụ, tại Việt Nam, vốn ODA đã đóng góp quan trọng vào các dự án xây dựng

hạ tầng giao thông như đường cao tốc, cầu cống, góp phần cải thiện kết nối giữa cácvùng kinh tế trọng điểm Những cải thiện này giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng hiệuquả logistics, và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc

tế (OECD, 2020)

Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững và vốn ODA đãđóng góp tích cực vào việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia Đặcbiệt, các dự án liên quan đến giao thông, năng lượng, và cung cấp nước sạch đượctriển khai nhờ ODA đã cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triểnkinh tế địa phương

Một ví dụ điển hình là chương trình hỗ trợ vốn ODA cho các dự án xây dựngnhà máy điện mặt trời và điện gió tại các nước châu Phi Những dự án này không chỉcung cấp nguồn năng lượng sạch và bền vững mà còn tạo ra hàng nghìn việc làm chongười dân địa phương (World Bank, 2018) Calderón và Servén (2010) chỉ ra rằng đầu

tư vào cơ sở hạ tầng có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng GDP và cải thiện năngsuất kinh tế

Giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống

Vốn ODA góp phần giảm nghèo trực tiếp thông qua việc tài trợ cho các chươngtrình y tế, giáo dục, và an sinh xã hội Các chương trình tiêm chủng, phòng chống dịchbệnh, và cung cấp dịch vụ y tế cơ bản được tài trợ từ ODA đã giúp giảm tỷ lệ tử vong

và cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở các khu vực nghèo đói tại châu Phi vàNam Á (United Nations, 2019)

Trong lĩnh vực giáo dục, ODA giúp cải thiện cơ sở vật chất trường học, đào tạogiáo viên, và cung cấp học bổng cho học sinh nghèo, từ đó nâng cao trình độ dân trí và

Trang 33

năng lực cạnh tranh của nguồn lao động Theo báo cáo của UNESCO (2021), cácchương trình giáo dục do ODA tài trợ đã giúp hàng triệu trẻ em ở các nước đang pháttriển có cơ hội đến trường, góp phần tạo ra lực lượng lao động chất lượng hơn trongtương lai.

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý

Một trong những vai trò quan trọng của ODA là hỗ trợ chuyển giao công nghệhiện đại và nâng cao năng lực quản lý cho các quốc gia nhận viện trợ Các dự án ODAthường bao gồm việc chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật và hỗ trợ quản lý nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực Ví dụ, các chương trình đào tạo về quản lý tàinguyên nước và nông nghiệp bền vững tại Việt Nam được tài trợ bởi Nhật Bản đã giúpcải thiện năng suất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường (Easterly, 2006)

ODA cũng giúp xây dựng năng lực quản lý cho các cơ quan chính phủ, bao gồmcải cách hành chính công, quản lý tài chính, và lập kế hoạch phát triển Những hoạtđộng này không chỉ giúp tối ưu hóa việc sử dụng vốn ODA mà còn cải thiện hiệu quảhoạt động của các chính phủ, giúp họ tự chủ hơn trong việc quản lý và sử dụng cácnguồn lực quốc gia

Ổn định kinh tế vĩ mô và giảm thiểu rủi ro tài chính

ODA giúp các quốc gia đối phó với các cú sốc kinh tế vĩ mô và ổn định nềnkinh tế Ví dụ, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều quốc gia nghèo đãnhận được hỗ trợ ODA để duy trì các chương trình an sinh xã hội và đầu tư công, từ đógiúp giảm tác động tiêu cực lên các nhóm dân cư dễ bị tổn thương (Guillaumont &Chauvet, 2001)

Ngoài ra, ODA thường đi kèm với các điều kiện ưu đãi, chẳng hạn như lãi suấtthấp và thời gian trả nợ dài, giúp các quốc gia đang phát triển giảm gánh nặng nợ nần

so với các nguồn tài chính khác Điều này giúp giảm thiểu rủi ro tài chính và tạo ramôi trường kinh tế ổn định hơn, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởngkinh tế

Tăng cường quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế

Trang 34

ODA là công cụ quan trọng giúp tăng cường quan hệ đối ngoại và thúc đẩy hợptác giữa các quốc gia Các quốc gia tài trợ sử dụng ODA như một cách để mở rộng ảnhhưởng chính trị và kinh tế, trong khi các quốc gia nhận viện trợ có cơ hội nhận được

sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cần thiết cho phát triển (Lancaster, 2007)

Ví dụ, Nhật Bản sử dụng ODA như một phần của chiến lược ngoại giao để xâydựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước ASEAN, qua đó thúc đẩy thương mại,đầu tư, và hợp tác an ninh khu vực Tương tự, Hàn Quốc đã sử dụng ODA để tăngcường quan hệ với các nước châu Phi, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và giáo dục nhằmcủng cố vị thế của mình trên trường quốc tế

Thứ hai, vai trò về chính trị (động cơ chính trị)

Mở rộng ảnh hưởng và gia tăng quyền lực mềm

Các quốc gia tài trợ thường sử dụng ODA như một phương tiện để mở rộng ảnhhưởng và gia tăng quyền lực mềm trên trường quốc tế Thông qua việc cung cấp ODA,các quốc gia này có thể thúc đẩy hình ảnh tích cực, thiết lập quan hệ ngoại giao tốtđẹp, và xây dựng lòng tin với các quốc gia nhận viện trợ (Nye, 2004) Nhật Bản là một

ví dụ điển hình, khi sử dụng ODA để gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, xây dựngmối quan hệ đối tác kinh tế và an ninh quan trọng trong khu vực (Arase, 2005)

ODA cũng giúp các quốc gia tài trợ có thêm đòn bẩy chính trị trong việc địnhhình các chính sách của nước nhận viện trợ theo hướng có lợi cho mình Những thayđổi trong chính sách thương mại, đầu tư hoặc an ninh tại các nước nhận viện trợ đôikhi được thúc đẩy thông qua các điều kiện kèm theo trong các chương trình ODA

Hỗ trợ các quốc gia đồng minh và tăng cường an ninh khu vực

ODA thường được sử dụng để hỗ trợ các quốc gia đồng minh và ổn định khuvực, đặc biệt là trong các vùng có xung đột hoặc bất ổn Hoa Kỳ, chẳng hạn, sử dụngODA để hỗ trợ các quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, như Israel và Ai Cập,nhằm duy trì ổn định và bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Đông (Lancaster, 2007)

ODA không chỉ cung cấp hỗ trợ tài chính mà còn đi kèm với các chương trìnhhuấn luyện quân sự, cải cách chính phủ và hỗ trợ về mặt pháp lý để giúp các quốc gia

Trang 35

đối tác trở nên vững mạnh hơn Điều này không chỉ giúp tăng cường an ninh khu vực

mà còn củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa các nước

Xây dựng liên minh và giành sự ủng hộ tại các diễn đàn quốc tế

ODA được sử dụng như một công cụ để xây dựng và duy trì các liên minh quốc

tế, đồng thời giành sự ủng hộ tại các diễn đàn như Liên Hợp Quốc, WTO, hoặc G20.Các quốc gia tài trợ thường sử dụng viện trợ để củng cố sự ủng hộ từ các quốc gianhận viện trợ cho các vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu, thương mại, hoặc an ninhtoàn cầu (Dreher và cộng sự, 2008)

Chẳng hạn, Trung Quốc sử dụng ODA để xây dựng mối quan hệ với các quốcgia châu Phi và Mỹ Latinh, không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn nhằm tăng cường vịthế quốc tế của mình và tranh thủ sự ủng hộ trong các vấn đề địa chính trị, bao gồm cảviệc bảo vệ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông và Đài Loan tại Liên Hợp Quốc(Brautigam, 2011)

Thúc đẩy dân chủ và cải cách chính trị

Nhiều quốc gia phương Tây sử dụng ODA để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, vàcải cách chính trị tại các quốc gia nhận viện trợ Các chương trình ODA thường kèmtheo các điều kiện cải cách chính trị, bao gồm thúc đẩy bầu cử tự do, cải cách phápluật, và củng cố các thể chế dân chủ (Carothers, 2009) Những nỗ lực này nhằm mụcđích tạo ra một môi trường chính trị ổn định và thân thiện với các giá trị dân chủ, đồngthời giảm thiểu nguy cơ bất ổn xã hội và xung đột

Ví dụ, các chương trình ODA từ EU và Mỹ dành cho các nước Đông Âu sau khiLiên Xô tan rã đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách dân chủ và hộinhập các quốc gia này vào hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ

Cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc

ODA cũng được sử dụng như một công cụ cạnh tranh chiến lược giữa cáccường quốc, đặc biệt là trong bối cảnh hiện đại khi Trung Quốc và phương Tây cạnhtranh ảnh hưởng tại các quốc gia đang phát triển Sáng kiến Vành đai và Con đường(BRI) của Trung Quốc là một ví dụ điển hình, khi Trung Quốc sử dụng các khoản vay

Trang 36

và viện trợ ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng tại châu Á, châu Phi và châu Âu, đồngthời gia tăng ảnh hưởng kinh tế và chính trị (Ferdinand, 2016).

Ngược lại, Hoa Kỳ và EU đã tăng cường viện trợ ODA cho các quốc gia chiếnlược để đối trọng lại với sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc, nhấn mạnh cácgiá trị dân chủ, quản trị tốt, và phát triển bền vững nhằm tạo ra sự lựa chọn khác chocác quốc gia nhận viện trợ

1.1.4.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Đối với nước tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, cơ hội mang lại rất nhiều nhưngthách thức đặt ra cũng không hề nhỏ

* Cơ hội:

Một là, vốn ODA thúc đẩy đầu tư

Vốn ODA bổ sung vào nguồn vốn đầu tư trong nước Xét về mặt tác động kinh

tế vĩ mô, khi Chính phủ các nước tiếp nhận vốn ODA thì đã góp phần không nhỏ vàoviệc lấp đầy những lỗ hổng của nền kinh tế đang tồn tại như: lỗ hổng tiết kiệm và đầu

tư Là chất xúc tác quan trọng góp phần tạo ra sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế

Mặt khác, với việc tiếp nhận vốn ODA thì nguồn thu ngân sách của Chính phủđược cải thiện nên Chính phủ sẽ có vốn để tăng cho lĩnh vực đầu tư Lượng vốn này cóthể được đầu tư theo hai cách:

Thứ nhất, đầu tư vào các chương trình, dự án cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế xây

dựng, cải tạo đường giao thông, cầu cống, thuỷ lợi, cơ sở sản xuất năng lượng, hệthống thông tin liên lạc Đây cũng là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, trong dàihạn nhưng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận không cao nên khu vực tư nhân không muốntham gia

Thứ hai, Chính phủ đã có nguồn ODA đầu tư vào kết cấu hạ tầng thì sẽ dồn

nguồn vốn tiết kiệm của Chính phủ đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước để sản xuấtkinh doanh Do vậy, có thể thu lợi nhuận theo tỷ suất lợi nhuận bình quân trên thịtrưởng Vốn ODA thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Vốn ODA đượccác nước đang phát triển sử dụng vào các chương trình, dự án xây dựng cải thiện cơ sở

hạ tầng thì sẽ tạo ra giao thông thuận tiện, thông tin thông suốt và các dịch vụ phục vụ

Trang 37

cho quá trình sản xuất kinh doanh được đảm bảo Do vậy, chi phí đầu vào giảm và môitrưởng đầu tư hấp dẫn hơn làm điều kiện tối để đầu tư FDI gia tăng.

Vốn ODA thúc đẩy sự gia tăng của đầu tư tư nhân, thể hiện:

Do Chính phủ sử dụng vốn ODA đầu tư vào kết cấu hạ tầng, phát triển nguồnlực (năng lượng, khoáng sản và nhân lực) và có những chính sách khuyến khích đầu tư

tư nhân nên chi phí về mặt thời gian và chi phí đầu tư sản xuất giảm xuống tạo ra lợinhuận tăng vì thế khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân Theo tổng kết của ngân hàngthế giới, ở những quốc gia có thể chế tốt thì vốn ODA không những thay thế một phầncho đầu tư của Chính phủ mà còn là nam châm hút đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ2USD trên 1USD vốn ODA Tuy nhiên, đối với những quốc gia có thể chế không tốtthì vốn ODA không những không làm tăng đầu tư tư nhân mà còn làm cho đầu tư tưnhân giảm vì nó lấn át đầu tư tư nhân hoặc làm mất lòng tin của các nhà đầu tư trongnước, bởi vì các nhà đầu tư cho rằng khi vốn ODA sử dụng không hiệu qua thì nềnkinh tế rơi thái bất ổn định, rủi ro đầu tư sẽ cao, ước tính tính 1% GDP viện trợ làmđầu tư tư nhân giảm 0,5% GDP

Hai là, vốn ODA được sử dụng hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.giảm tình trạng nghèo đói và đạt được các chi tiêu xã hội

Một quốc gia mà quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA, có thể chế (cơ chế,chính sách, luật pháp) đồng bộ và Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế năng động thì

sẽ thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, đối với một quốc gia, cơ chế quản lý tốtkhi vốn ODA tăng thêm một lượng bằng khoảng 1%GDP thì tốc độ tăng trưởng có thểnhích lên được 0,5% tùy theo quy mô GDP vốn ODA tương ứng của từng nước

Vốn ODA tác động cải thiện các chỉ tiêu xã hội: tác động tới giáo dục (giáo dục

cơ bản, đào tạo) thông qua các chương trình, dự án trợ giúp giáo dục và đào tạo quốcgia Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên; tác động tới môi trường sốngthông qua các chương trình, dự án trồng rừng, cải tạo môi trường sống, nước sinhhoạt, hệ thống điện; giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, nâng cao tuổi thọ trung bình

Trang 38

của người dân thông qua các dự án tiêm chủng, phòng bệnh, nâng cấp cơ sở hạ tầngkhám và chữa bệnh…

Vốn ODA trợ giúp cán cân thanh toán: Một trong những công dụng quan trọngcủa vốn ODA là trợ giúp cán cân thanh toán quốc tế khi bị thâm hụt nhằm đảm bảo sự

ổn định thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái và thị trường tài chính Ở các nước đangphát triển, thâm hụt tài khoản vãng lai (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu) là nguyên nhânchính gây ra thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế Muốn tạo sự cân bằng cán cân thanhtoán thi cần có thặng dư trong tài khoản vốn Khi đó, vốn ODA là yếu tố quan trọngđảm bảo mục tiểu này, từ đó mà có thể duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái, lãi suất,làm cơ sở cho sự ổn định tốc độ tăng trưởng và phát triển

Ba là, vốn ODA thúc đẩy các nước đang phát triển cải thiện thể chế, nâng caonăng lực bộ máy quản lý nhà nước và kinh tế

Các quốc gia nhận vốn ODA không chỉ tận dụng được những ưu đãi mà cùngvới điều đó là phải thực hiện những cam kết kinh tế, chính trị và văn hoá Một nộidung quan trọng là các quốc gia này cần phải thực hiện thành công chương trình cảicách nền kinh tế theo cơ chế thị trưởng Tùy từng quốc gia mà mức độ là khác nhau

Cụ thể là các quốc gia cần đưa ra chiến lược phát triển kinh tế rõ ràng và có tính khảthi, song hành là hệ thống pháp luật về kinh tế thương mại và đầu tư được hình thành

rõ ràng, có hiệu lực

Năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được nâng lên: Về mặt tổchức, chính phủ thực hiện những cái cách trong bộ máy hành chính, bắt đầu có sựphân định rõ quyền hạn, chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước địa phương,Trung ương, ngành với nhau, giữa cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, cơ sở sảnxuất kinh doanh

Về năng lực cán bộ, việc tiếp nhận vốn ODA có tác dụng nâng cao năng lực cán

bộ quản lý, nhất là đối với công chức nhà nước Việc thực hiện giải ngân các dự án sửdụng vốn ODA luôn cần có sự cộng tác, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Chínhphủ và các nhà tài trợ Trong đó, các nhà tài trợ đã cộng tác nhiều với nhiều quốc giatrên nhiều lĩnh vực, dự án khác nhau Do vậy, các cán bộ, chuyên gia của Chính phủ sẽ

Trang 39

học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình khảo sát, tìm kiếm ý tưởng đầu tư,xây dựng dự án khả thi và tiền khả thi; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá hiệuquả của một chương trình, dự án đầu tư Ngoài ra còn giúp các chuyên gia trong việcphân tích và đưa ra các chính sách kinh tế có hiệu lực.

* Thách thức:

Vốn ODA là khoản ngân sách quan trọng của Quốc gia, đóng góp tích cực vào

sự phát triển của các nước đang phát triển, tuy nhiên, có thể nhận thấy vốn ODA cũngtiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với các nước tiếp nhận nếu nguồn vốn này khôngđược sử dụng hiệu quả, như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vàonhà tài trợ Vốn ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt là nhập khẩutối đa các sản phẩm của nước tải trợ Cụ thể là nước cấp vốn ODA thường đưa ra yêucầu ràng buộc nước tiếp nhận phải chấp nhận sử dụng một số hàng hoá, dịch vụ do họsản xuất Bỉ, Đức, Đan Mạch yêu cầu phải sử dụng khoảng 50%, Canada tới 65%,mức trung bình của các nước OECD khoảng 22% viện trợ ưu đãi phải được sử dụng

để mua hàng hóa của các quốc gia viện trợ Một số nước yêu cầu dự án sử dụng vốnODA phải do các công ty của nước mình thực hiện như yêu cầu của 'Nhật Bản Nhiềukhi các vốn ODA được thực hiện theo ý tưởng của nhà tài trợ chứ không phải là mongmuốn của nước tiếp nhận Ngân hàng thế giới cho rằng vốn ODA chỉ thực sự phát huyhiệu quả nếu các nước nhận phát huy được tính chủ động trong thu hút và sử dụng, tuynhiên do năng lực yếu kém của các nước tiếp nhận, do sự can thiệp của các nhà tài trợ

mà hầu hết các dự án, đặc biệt là các dự án hỗ trợ kỹ thuật đều do phía các nhà tài trợthiết kế và trực tiếp quản lý Nước tiếp nhận vốn ODA tuy có toàn quyền quản lý sửdụng nhưng thông thường, các danh mục dự án sử dụng vốn ODA cũng phải có sựthoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ cóthể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia Do đó việc sửdụng vốn ODA là một sự đánh đổi

Bên cạnh mục đích thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và giảm nghèo đói ở nhữngnước kém phát triển thì vốn ODA còn có mục tiêu tăng cường lợi ích chiến lược vàchính trị ngắn hạn của các nước tài trợ với những nước nhận viện trợ

Trang 40

Có thể nhận thấy, vốn ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực

và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật cảicách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.Tuy nhiên, nguồn vốn tài trợ này cũng có hai mặt của vấn đề và tiềm ẩn nhiều hậu quảbất lợi đối với các nước tiếp nhận nếu vốn ODA không được sử dụng hiệu quá, làmtăng gánh nặng nữ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ Mặt khác, có quá nhiềuquy ước, ràng buộc trong ký kết và sự đòi hỏi của mỗi nhà tài trợ khác nhau lại khônggiống nhau khiến việc triển khai của nước nhận tài trợ cũng gặp khó khăn

1.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA

Để đánh giá chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA (Hỗ trợ Phát triển Chính thức), các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế thường dựa vào những tiêu chí cụ thể, bao gồm:

Hiệu quả kinh tế: Đây là tiêu chí cốt lõi để đánh giá mức độ đóng góp của vốn

ODA vào tăng trưởng kinh tế Đo lường mức độ mà các dự án ODA mang lại giá trịkinh tế, như tăng trưởng GDP, tạo việc làm, và nâng cao năng suất lao động Có thểđánh giá về hiệu quả kinh tế của chất lượng quản lý và sử dụng vốn ODA thông qua:

+ Tăng trưởng GDP: Xem xét tỷ lệ tăng trưởng GDP do các dự án ODA đónggóp Ví dụ, một dự án cơ sở hạ tầng như xây dựng cầu đường có thể thúc đẩy vận tải

và thương mại, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế

+ Tăng năng suất lao động: Các dự án đào tạo nguồn nhân lực hay chuyển giao công nghệ giúp cải thiện năng suất

+ Tạo việc làm: Các dự án xây dựng hoặc phát triển nông thôn thường tạo ra việc làm cho người dân địa phương

Hiệu quả xã hội (Social Effectiveness): ODA không chỉ hướng đến kinh tế mà

còn giải quyết các vấn đề xã hội như giảm nghèo, cải thiện y tế và giáo dục Đối với Hiệu quả xã hội của vốn ODA sẽ đánh giá tác động của các dự án ODA lên các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, giảm nghèo và phát triển cộng đồng Bên cạnh đó, xem xét sự công bằng trong phân phối lợi ích của các dự án đến các nhóm dân cư, đặc biệt

là nhóm dễ bị tổn thương

Ngày đăng: 30/11/2024, 04:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Thủ tướng chính Phủ. (2016). Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 17/02/2016 của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng thu hút, quản lý và sử dụngvốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020
Tác giả: Thủ tướng chính Phủ
Năm: 2016
31. Trần Văn Thọ. (2017). Tiến tới “tốt nghiệp” ODA toàn phần.https://tiasang.com.vn/dien-dan/tien-toi-tot-nghiep-oda-toan-phan-10748/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: tốt nghiệp
Tác giả: Trần Văn Thọ
Năm: 2017
2. Allens. (2022). Updates to Vietnam's management and use of ODA andconcessional loans from foreign donors.https://www.allens.com.au/insights-news/insights/2022/01/Updates-to-vietnams-management-and-use-of-ODA-and-concessional-loans Link
29. GOV.UK. (2022). International agreement to support Vietnam's ambitious climate and energy goals. https://www.gov.uk/government/news/international-agreement-to-support-vietnams-ambitious-climate-and-energy-goals Link
1. Banker. (2022). Tác động của đầu tư vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1993-2020. https://banker.vn/tac-dong-cua-dau-tu-von-oda-den-tang-truong-kinh-te-o-viet-nam-giai-doan-1993-2020 Link
12. Khuất Việt Hải. (2024). Một số biện pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân đầu tư công từ vốn ODA trong năm 2024. https://www.quanlynhanuoc.vn/2024/07/09/mot-so-bien-phap-day-manh-tien-do-giai-ngan-dau-tu-cong-tu-von-oda-trong-nam-2024/ Link
13. Nguyễn Anh Dũng. (2023). Thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam trong bối cảnh mới. https://tapchitaichinh.vn/thu-hut-va-su-dung-von-oda-o-viet-nam-trong-boi-canh-moi.html Link
24. Thanh Thu. (2021). Vietnam gears up for ODA acceleration to drive projects. https://vir.com.vn/vietnam-gears-up-for-oda-acceleration-to-drive-projects-90351.html Link
32. VCCI. (2021). Hồ sơ thị trường Nhật Bản. https://vcci.com.vn/uploads/HSTT_Nhat_Ban_2021_Full_ver.pdf Link
1. Addison, T., & Tarp, F. (2010). Aid, social policy and development. In P. Mosley (Ed.), Aid, institutions, and development (pp. 107-126). Palgrave Macmillan Khác
9. Brautigam, D. (2011). Aid ‘With Chinese Characteristics’: Chinese Foreign Aid and Development Finance Meet the OECD-DAC Aid Regime. Journal of International Development, 23(5), 752-764 Khác
10. Brọutigam, D., & Knack, S. (2004). Foreign aid, institutions, and governance in sub-Saharan Africa. Economic Development and Cultural Change, 52(2), 255-285 Khác
11. Burnside, C., & Dollar, D. (2000). Aid, policies, and growth. American Economic Review, 90(4), 847-868 Khác
12. Calderón, C., & Servén, L. (2010). Infrastructure and economic development in Sub-Saharan Africa. Journal of African Economies, 19(suppl_1), i13- i87 Khác
13. Cardoso, F. H., & Faletto, E. (1979). Dependency and Development in Latin America. University of California Press Khác
14. Carothers, T. (2009). Democracy Assistance: Political vs. Developmental?Journal of Democracy, 20(1), 5-19 Khác
15. Chauvet, L., & Guillaumont, P. (2004). Aid and growth revisited: Policy, economic vulnerability, and political instability. In B. Tungodden, N. Stern, & I.Kolstad (Eds.), Toward pro-poor policies (pp. 95-109). Oxford University Press Khác
16. Collier, P. (2007). The bottom billion: Why the poorest countries are failing and what can be done about it. Oxford University Press Khác
17. Collier, P., & Dollar, D. (2002). Aid allocation and poverty reduction.European Economic Review, 46(8), 1475-1500 Khác
18. Collier, P., & Venables, A. J. (2008). Managing resource revenues in developing economies. IMF Staff Papers, 55(2), 303-318 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w