tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành truyền thống tốt đẹp.Dường như, trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều biết rằng Tết Nguyên đán chính là một trong những
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA DU LỊCH
ĐỀ TÀI: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT VIỆT NAM LỚP: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ( CUL 251 F )
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ DIỆU MI
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 12
Trang 2PHẦN ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN
Nguyễn Thị Thu Hường Phần 1, word + slide 100%
Phan Chí Toàn Phần 2 (3,4), word+slide 100%
Trang 3I KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Ý nghĩa tên gọi ngày Tết 1.2 Nguồn gốc ra đời
1.3 Ý nghĩa ngày Tết
2 Các giai đoạn chính trong Tết:
2.1 Tất niên 2.2 Giao thừa 2.3 Tân niên
II NỘI DUNG:
1 Những lễ hội đầu xuân được mong đợi nhất trong dịp Tết Nguyên Đán
2 Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán
3 Kiêng kỵ ngày Tết
4 Những món ăn mang đậm hương vị Tết
5 Tết xưa – Tết nay và những điều đã khác
III KẾT LUẬN:
Văn hóa và phát triển
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Tết Việt Nam
I KHÁI QUÁT CHUNG:
Tết đến xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây Bên cạnh đó là khao khát sự trường tồn cuộc sống, sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân, sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn Đó là giá trị
Trang 4tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành truyền thống tốt đẹp.
Dường như, trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều biết rằng Tết Nguyên đán chính là một trong những kỳ nghỉ lễ lớn và quan trọng nhất của đất nước Việt Nam từ xưa đến giờ và nó luôn mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc, độc đáo. Vậy Tết Nguyên đán thực chất có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa tên gọi của nó là như thếnào?
I.1 Ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉđơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong một năm của người Việt Nam và một số các dân tộc sử dụng lịch mặt trăng Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “TấtNiên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)
Về mặt chữ thì tên gọi của Tết Nguyên đán được bắt nguồn từ Trung Quốc Trong tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu còn “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm cho nên ghép lại “nguyên đán” tức là buổi sáng khởi đầu của năm mới Riêng chữ
“Tết” lại được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ “tiết” Theo lịch của Trung Hoa, xưa kia thường chia 1 năm gồm có 24 tiết và Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên trong năm
Nhưng cũng có những thuyết cho rằng: văn hóa Việt – thuộc văn minh nông
nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc “giao thời” trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán
Rồi về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ “tiết” được Việt hóa thành “Tết” và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay
Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa, Tết Nguyên đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên đán của Trung Quốc Bởi Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng:Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (tức là
Âm lịch) trong khi Tết Nguyên đán của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời (tức là Dương lịch) Cho nên, thực chất Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn
Với ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên đán đã có những thuyết cho rằng gắn với Việt Nam lại có người nói, đó là bắt nguồn từ Trung Quốc Vậy còn nguồn gốc Tết Nguyên đán thực sự thì xuất phát từ đâu ?
I.2 Nguồn gốc ra đời:
Trang 5* Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đất Việt
Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời nhất nước ta, đồng thời có phạm vi cực kỳ phổ biến và rộng rãi từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau của Tổ Quốc Đây được coi là một ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc Nhưng ít ai biết rằng, từ những thế kỷ trước, bắt đầu từ thời Lý – Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách vô cùng trang trọng và linh thiêng.Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng dựng nước VănLang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6
Có thể nói, nước ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa gạo Gạo – thứ thực phẩm chính nuôi sống con người, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo Chính vì lẽ đó, gạo nếp được chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm Thực ra, cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác hay thời gian cụ thể xác định cho việc dân tộc ta ăn Tết từ bao giờ Nhưng lịch sử Trung Quốc lại viết rằng,
từ thế kỷ thứ nhất khi Nhâm Diên và Tích Quang – 2 vị quan nước Tàu sang nước
ta thì đã truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hóa khác trong đó
có cả Tết cổ truyền Điều đó, hoàn toàn không đúng bởi thực tế đã chứng minh rằng: trước khi có người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt Nam ta đã có sinh hoạt văn hóa vô cùng nề nếp và đặc sắc
I.3 Ý nghĩa ngày Tết:
Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn, quan trọng của người Việt Nam từ trước đến nay nênđây được xem là khoảng thời gian vui nhất, nhộn nhịp và ấm áp nhất trong 1 năm Chính vì Tết Nguyên đán là một dịp quan trọng cho sự khởi đầu, cho biết bao niềmtin yêu, sự may mắn cùng với những mong ước, cầu nguyện chân thành nên ngày Tết Nguyên đán mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn và sâu sắc hơn so với những ngày lễ khác trong năm
- Tết Nguyên đán là ngày giao hòa giữa trời đất, con người và thần linh:
Tết được xem là một ngày tốt đẹp nên một trong những ý nghĩa Tết Nguyên đán chính là dịp giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh Do đó, nhiều người tin tưởng rằng những ý nghĩa, mong ước hay hành động của mình sẽ được tất cả các vị
Trang 6chư thần nghe thấy, thấu hiểu và ban phước lành cho bản thân cũng như gia đình mình
Bởi vì thế, cho nên trong dịp Tết Nguyên đán người ta thường làm rất nhiều việc thiện như tặng quần áo mới, chia sẻ miếng ăn, giúp đỡ người nghèo, những người
có hoàn cảnh khó khăn…
-Tết Nguyên đán là ngày sum họp đoàn viên, yêu thương hòa thuận:
Tết Âm lịch luôn là một trong những dịp có kỳ nghỉ dài nhất trong năm, vì vậy mọingười thường tạm gác công việc của mình để về quê thăm gia đình cũng như sum họp, quây quần bên nhau sau những khoảng thời gian dài xa cách Những khoảnh khắc đoàn viên trong gia đình thật quý báu và thiêng liêng làm cho ý nghĩa Tết Nguyên đán trở nên hạnh phúc
Không chỉ thế, ngày Tết Nguyên đán còn là dịp để mọi người cũng nhau thể hiện
sự yêu thương hòa thuận, quan tâm, che chở lẫn nhau và cùng nhau gửi những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất dành cho nhau Vào những ngày Tết ấm áp như thế, người lớn lẫn trẻ em đều hạn chế những hiềm khích, cãi vã nhau để tạo nên một không gian hòa thuận, gần gũi trọn vẹn nhất
Bước sang một năm mới thì đồng nghĩa mọi thứ cũng trở nên mới mẻ hơn vì thế
mà những mâu thuẫn nên bỏ qua hết và thay bằng lời yêu thương, ấm lòng để trao nhau sự thân thiện, chan hòa
- Tết Nguyên đán là hướng về cội nguồn và sự tạ ơn:
Không chỉ riêng gì Tết Nguyên đán mà dường như trong năm luôn có những ngày
lễ tạ ơn tổ tiên và hướng về cội nguồn như ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3…Nhưng theo phong tục tập quán của dân tộc ta, trước khi Tết đến vào những ngày cuốinăm thì nhà nhà người người đều có tập tục là đi tảo mộ người quá cố Rồi trong đêm giao thừa, trên bàn thờ ông bà tổ tiên luôn nghi ngút khói hương để thể hiện
sự biết ơn của con cháu dành cho những người đã mất Đặc biệt, trong những ngày Tết Nguyên đán, bàn thờ lúc nào cũng đầy ắp mứt trái cây, bánh, hoa quả để tỏ lòng kính yêu, đạo hiếu vốn có từ xa
- Tết Nguyên đán cũng chính là ngày rước tài lộc:
Một ý nghĩa Tết Nguyên đán mà ít ai biết, đó chính là ngày rước tài lộc Bởi nhiều người quan niệm rằng Tết đến cũng là ngày ông Thần Tài gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, sự thịnh vượng và sung túc Vì vậy, mọi người luôn luôn tranh thủ trong dịp này để mở rộng cổng nhà chào đón rước tài lộc vào nhà, cũng như rước những
Trang 7điều may mắn tốt đẹp giàu có nhất từ ông Thần Tài Đa số nhiều gia đình thường
mở cửa suốt cả ngày để chào đón niềm vui, sự phấn khởi cùng những hy vọng về tiền tài luôn đầy ắp
- Tết Nguyên đán là ngày may mắn, lạc quan và hy vọng, khởi nghiệp cho năm mới
Rất nhiều người cho rằng: những ngày đầu năm mới là ngày may mắn, tốt đẹp và
sự may mắn ấy luôn hòa quyện trên sắc thắm của cánh hoa đào, rực rỡ màu vàng của hoa mai hay những chiếc lá non xanh hoặc trong những mâm ngũ quả Vì vậy, rất nhiều người khi đi hái lộc trong đêm giao thừa thường ngắt một vài cành hoa tươi mang về nhà với hy vọng thu thập được nhiều may mắn của mùa xuân
Người Việt Nam ta còn tin rằng ý nghĩa Tết Nguyên đán chính là khởi đầu cho mộtnăm mới, là ngày lạc quan và hy vọng với nhiều niềm tin, đổi mới đồng thời tạm biệt những quá khứ của năm cũ Và gắn với ý nghĩa Tết Nguyên Đán đặc biệt này người ta thường tân trang lại nhà cửa cho thật sạch đẹp, ngăn nắp mới mẻ để chào đón những cái mới của năm mới Những gì không may mắn, thuận lợi của năm cũ
sẽ được xua đuổi đi để chào đón lạc quan, hy vọng mới mẻ sẽ đến
Ngày Tết Nguyên đán thường đánh dấu sự khởi đầu cho một năm dài với những
cơ hội, thử thách và sự vận hành mới Do đó, nhiều người thường đi xem ngày tốt, giờ lành để khởi nghiệp, khai trương cho công việc của năm mới với hy vọng, mong muốn sẽ gặp nhiều thuận lợi, may mắn và thành công hơn năm cũ Do đó, ý nghĩa Tết Nguyên đán cực kỳ quan trọng khi là sự khởi đầu, khởi nghiệp cho một năm mới
- Tết Nguyên Đán còn là ngày cầu duyên.
Trong suy nghĩ của rất nhiều người, ngày Tết cũng chính là ngày ông Tơ bà
Nguyệt, ông Mai bà Mối sẽ se duyên cho những người còn đang độc thân, lận đận trong chuyện tình cảm Bởi thế mà ngày Tết luôn là ngày ngày cầu duyên, nên duyên và đẹp đôi tại nhiều nơi, nên những bài hát nhạc đám cưới cứ tưng bừng rộn
rã vang lên cùng với những bài chào đón mùa xuân rất sôi động, náo nhiệt
2 Các giai đoạn chính trong Tết
2.1 Tất niên
Tất niên hay cúng Tất niên, Lễ tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới Tất niên có thể là một bữa tiệc. Tất niên, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là
Trang 8một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi
là ngày Tất niên Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau
để ăn cơm buổi tất niên Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự
Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam
2.2 Giao thừa
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua đểđón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến
- Cúng Giao thừa ngoài trời
Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (tức 12
vị Hành khiển) Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà
Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới Mỗi năm
có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại Mười hai vị Hành khiển và Phán quan gồm: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi,Thân, Dậu, Tuất, Hợi Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời
đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm
vụ cai quản Hạ giới năm tới
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nước và vàng mã Lễ trừ tịch còn là lễ để “Khu trừ ma quỷ” do đó có từ “Trừ tịch”
Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa
Trang 9- Cúng Giao thừa trong nhà:
Đây là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm Cỗ mặn gồm có bánh chưng, giò, chả, xôi gấc, thịt gà, xôi các loại, rượu, bia và các loại thức uống khác Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình Cỗ ngọt và chay bao gồm Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết Khi cúng Giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình thường đứng trang nghiêm trước bàn thờ (không cần tất cả, chỉ cần gia chủ và vài ba người nữa) để khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ thường khấn thần Thổ Công để xin phép cho tổ tiên
về ăn Tết Ông là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờThổ Công ở bên trái)
2.3 Tân Niên
-Ba ngày tân niên: Mồng một Tết cha, Mùng hai Tết mẹ, Mùng ba Tết thầy
“Ngày mồng Một tháng Giêng” là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết Không kể những người tốt số, hợp tuổi đượcmời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc Tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha
“Ngày mồng Hai tháng Giêng” là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm Sau đó, người ta chúc Tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai để chúc Tết theo tục Đi sêu
“Ngày mồng Ba tháng Giêng” là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng
Ba Tết thầy
Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều
đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới Đối với cộng đồng người Công giáo Việt Nam, ba ngày đầu năm họ thường tham dự thánh lễ ở nhà thờ với ý cầu nguyện cho từng ngày: mồng Một cầu nguyện bình an cho năm mới,
Trang 10mồng Hai cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ nếu còn sống và tưởng nhớ nếu
đã qua đời, mồng Ba cầu nguyện thánh hóa cho công ăn, việc làm trong năm mới được tốt đẹp
II NỘI DUNG:
1 Những lễ hội đầu xuân được mong đợi nhất trong dịp tết Nguyên Đán
“Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè.”
Mùa xuân mùa của trăm hoa đua nở và cũng là mùa của những lễ hội lớn trải dài từBắc vào Nam Dưới đây, là những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam rất đặc sắc, hãy cùng lựa chọn cho mình những lễ hội phù hợp nhất để du xuân đầu năm thêm thú vị và gặp nhiều may mắn nhé
- Lễ hội chùa Hương (kéo dài từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch)
3 tháng, từ mồng 6 tháng 1 tới tháng 3 âm lịch, đỉnh cao ngày lễ trong khoảng rằm tháng giêng tới 18 tháng 2 âm lịch Hàng năm, lễ hội thu hút hàng triệu Phật tử từ khắp nơi tới tham gia hành trình cõi Phật
Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm đà màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất cả văn hoá phồn thực (bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu ) du khách đến Chùa Hương cầu mong mọi sự tốt lành (cầu của, cầu con, cầu bình an )
Không chỉ là danh thắng nổi tiếng với phong cảnh hữu tình từ non nước mênh mông của suối Yến tới chảnh sắc hùng vỹ của động Hương Tích, chùa Hương còn
tập hợp nhiều đền chùa, hang động gắn liền với núi rừng, trở thành quần thể thắng
cảnh rộng lớn, một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên Đã từ lâu, nơi này trở thành
Di tích quốc gia, đồng thời mang nhiều giá trị văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng đạo Phật của người Việt từ xa xưa tới nay
-Hội Đền Gióng (bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch)
Trang 11Hội đền Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội
để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch Lễ hội kéo dài trong 3 ngày liên tiếp với các nghi lễ truyền thống: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng Theo truyền thuyết xưa, nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời
Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu,trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ Mặc dù ở gần trung tâm thủ
đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập
và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bịnhà nước hóa, thương mại hóa
- Hội Lim (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch)
Đây là lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh nổi tiếng với làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, trữ tình và sâu lắng, điển hình của vùng Bắc Bộ
Hội Lim đến nay được đánh giá là gìn giữ bền vững những nét đẹp của lễ hội truyền thống Việt Nam này được lưu truyền qua nhiều thế hệ Nhiều du khách thậpphương đã tìm đến hội Lim để được sống trong một không gian có đủ tiết xuân, âmnhạc, thơ ca, trang phục và cả những trò chơi dân gian vui nhộn
Các làn điệu quan họ với nội dung ca ngợi công lao dựng và giữ nước của các anh hùng dân tộc, hát về cảnh đẹp đồng quê, về sản xuất lao động và hát về tình yêu đôi lứa Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng đều khiến làm say đắm lòng người
Đến hẹn lại lên, hàng năm từ ngày 12 – 14 tháng giêng du khách bốn phương nô nức về huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh để trẩy hội Lim – một trong những lễ hội độcđáo ở miền Bắc Đây là lễ hội lớn vùng Kinh Bắc với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là hát quan họ trên thuyền Ngoài ra, trong ngày lễ còn
có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm, thi cờ người…
-Giỗ Tổ Hùng Vương (diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm)
“Dù ai đi ngược về xuôi
Trang 12Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng baKhắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộcViệt Nam
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tạiĐền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu vàdâng hương tại Đền Thượng
Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng:
“ Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa,
những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi ” Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính
Lễ hội là dịp tưởng nhớ lòng biết ơn công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước Nghi lễ bao gồm hai phần chính là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như hát xoan, thi đấu vật, thi bơi, thi kéo co…
Trang 13- Lễ Cầu Ngư (Ngày 12 tháng Giêng âm lịch)
Lễ hội Cầu Ngư là một trong những sinh hoạt văn hóa mang đậm yếu tố tâm linh của ngư dân vùng cửa biển Nó gắn với các tín ngưỡng thờ cá - là vật tổ từ xa xưa của cha ông ta trong những ngày đầu di dân về phía biển Lễ hội được tổ chức trang nghiêm, hoành tráng vào ngày mồng 3 tết hàng năm
Từ xa xưa, khi khoa học còn lạc hậu, con người chỉ dựa bằng vốn sống và kinh nghiệm thực tế chứ hoàn toàn không dựa trên cơ sở khoa học Chính vì thế mà không biết bao nhiêu con thuyền cùng với những sinh mạng bị nhấn chìm dưới đáysông Từ đó, người ta bắt đầu tin vào sức mạnh vô hình siêu nhiên nào đó, họ vừa
sợ hãi, vừa cầu mong sự che chở Cho nên lễ hội cầu Ngư có nguồn gốc từ đó.Trong quan niệm của những người đi biển ở đây thì "cá ngài" là chúa tể của muôn loài chốn biển khơi "Cá ngài" là biểu tượng về sự thiêng liêng, uy quyền Đồng thời mọi biểu hiện của cá đều là sự dự báo chính xác về mọi đều tốt, xấu, may rủi cho một năm, một vụ mùa hay một sự kiện liên quan tới nghề biển
Lễ hội cầu ngư có các hoạt cảnh dân gian vui nhộn, đặc trưng cho sinh hoạt văn hóa của người dân vùng biển Mở đầu hoạt cảnh, đại diện các bác tộc trưởng thắp hương cầu nguyện năm mới “sóng yên biển lặng”, làm ăn thịnh vượng, sau đó đánh 3 hồi trống đại Vừa dứt tiếng trống, một vị trung niên mặc lễ phục màu đỏ đikèm có hai thuyền trưởng tàu đánh cá đầu bịt khăn đỏ, mặc trang phục dân chài lưới, làm bộ điệu khôi hài gây náo nhiệt Tiếp theo phần hội đến lượt đám trẻ em được sắm vai đàn cá theo con nước mắc đầy lưới của ngư dân Kết thúc hoạt cảnh diễn trò cầu ngư là hình ảnh những con tàu đánh bắt xa khơi của ngư dân trở về bến với cá, tôm, mực đầy khoan, báo hiệu một mùa bội thu
Ngoài ý nghĩa cầu một năm ra khơi thuận buồm xuôi gió, đánh bắt bội thu, ngư dân các làng biển còn thể hiện quyết tâm đoàn kết bảo vệ ngư trường, thực thi chủ quyền quốc gia trên vùng biển Tổ quốc
Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương Hạ đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh, được gìn giữ và tổ chức rất trang nghiêm, thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước
-Lễ hội đền Bà Đen ( Tây Ninh, diễn ra từ ngày mồng 10 đến 15 tháng Giêng)
Là một trong những lễ hội đông vui nhất phương Nam Lễ hội thường kéo dài từ đầu đến hết tháng Giêng, đón hàng triệu du khách từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh
Trang 14khác thuộc Nam bộ đổ về hành hương, lễ bái và thăm quan du lịch Đoàn hàng nghìn người rồng rắn leo núi lên lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu là một trong những cảnh tượng quen thuộc đối với các du khách tới trẩy hội.
Điểm ấn tượng nhất khi tới lễ hội đền Bà Đen là văn hóa mộ đạo, không đặt nặng vấn đề cúng tiền Du khách có thể lưu lại chùa một hai ngày, thưởng thức cơm chay, rồi tha thẩn lên đỉnh núi ở độ cao 380m nơi có Miếu Sơn Thần để ngắm mây vờn quanh chân và tận hưởng phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà
Lễ hội đền Bà Đen diễn ra từ ngày mồng 10 đến 15 tháng Giêng, và là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất ở khu vực phía nam
Trước khi khai hội, từ chiều 30 Tết hàng năm, hàng vạn người đổ về đây hành hương, lễ bái và tham quan rất đông Trên đường leo núi, du khách có thể dừng chân ở đền Linh Sơn Thánh Mẫu hoặc Miếu Sơn Thần, vừa có dịp vãn cảnh hùng
vỹ, vừa tham dự các hoạt động văn hóa tâm linh
2 Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Vào dịp Tết, mọi người
dù ở đâu, làm gì thì cũng cố gắng sắp xếp để về quây quần bên người thân, gia đình, hướng về cội nguồn dân tộc
-Đưa ông Công, ông Táo về trời ( 23 tháng Chạp hàng năm)
Vào 23 tháng Chạp hàng năm, ông Công, ông Táo đều cưỡi cá chép lên thiên đình
để báo cáo Ngọc hoàng mọi việc trong nhà gia chủ trong suốt 1 năm Theo đó, để đưa ông Công, ông Táo về trời, các gia đình Việt thường mua cá vàng, dọn dẹp nhàcửa sạch sẽ, bày biện mâm cúng để cúng tiễn
Theo truyền thống của người Việt từ xưa đến nay thì ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày tiễn đưa ông Công ông Táo về trời Có nhiều sự tích, điển tích về nhânvật này được lưu truyền trong dân gian, nhưng phổ biến nhất phải kể đến sự tích ông Đầu Râu
“Chuyện kể về tình nghĩa giữa một người phụ nữ và hai người chồng của mình, vì thương tiếc nhau nên cùng nhau lựa chọn cái chết Ông trời cảm động trước chuyệntình của ba người nên phong cho họ thành vua Bếp để được gần nhau mãi mãi Trong đó người chồng mới được phong là Thổ Công trông nom việc bếp núc, người chồng cũ được phong là Thổ Địa trông nom việc trong nhà, người vợ là Thổ