1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài trình bày tích lũy tư bản, các nhân tố Ảnh hưởng Đến quy mô tích lũy tư bản và quy luật chung của tích lũy tư bản liên hệ và vận dụng vào thực tiễn

16 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày tích lũy tư bản, các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản và quy luật chung của tích lũy tư bản. Liên hệ và vận dụng vào thực tiễn.
Tác giả Ngô Huỳnh Xuân Mẫn, Nguyễn Ngọc Thiên Nhi, Trịnh Thị Như Ý, Trần Phan Mai Lê, Lương Ngân Hà, Phùng Gia Huy
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 319,57 KB

Nội dung

Kinh tế chính trị Marx-Lenin hay kinh tế chính trị học Marx-Lenin, Kinh tế chính trị Marx - Lenin là một lý thuyết về kinh tế chính trị được phát triển bởi Marx, Engels và sau này là Len

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN

Môn học: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: Trình bày tích lũy tư bản, các nhân tố

ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản và quy luật chung của tích lũy tư bản Liên hệ và vận dụng vào thực tiễn

Giảng viên: Thầy Nguyễn Minh Tuấn… ….

Mã lớp học phần: 24D1POL51002450 ……

Khoa: Ngân hàng ……

Khóa: Khóa 49… ……

Nhóm thực hiện: Nhóm 5 ……

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 1 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

1 Ngô Huỳnh Xuân Mẫn 31231020308

2 Nguyễn Ngọc Thiên Nhi 31231022381

3 Trịnh Thị Như Ý 31231024187

4 Trần Phan Mai Lê 31231027579

5 Lương Ngân Hà 31231025024

6 Phùng Gia Huy 31231022377

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

LỜI CẢM ƠN

Chương 1: Tích lũy tư bản

1.1 Trước hết ta phải làm rõ tư bản là gì?

1.2 Các hình thức của tư bản

1.3 Khái niệm tích lũy cơ bản

1.4 Bản chất và động cơ của tích lũy cơ bản

1.4.1 Bản chất

1.4.2 Động cơ của tích lũy tư bản:

1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ cơ bản

1.6 Quy luật chung của tích lũy tư bản

1.6.1 Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản

1.6.2 Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng

1.6.3 Quá trình tích luỹ tư bản làm cho phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc

1.7 Ý nghĩa của tích lũy cơ bản

Chương 2: Liên hệ với thực tiễn, vận dụng tích lũy tư bản vào thực tiễn

2.1 Một số giải pháp để gia tăng tích luỹ tư bản

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU Môn kinh tế chính trị Mác-Lênin là một môn đại cương nền tảng cũng không kèm

phần quan trọng đối với sinh viên chúng tôi Kinh tế chính trị Marx-Lenin hay kinh tế chính trị học Marx-Lenin, Kinh tế chính trị Marx - Lenin là một lý thuyết về kinh tế chính trị được phát triển bởi Marx, Engels và sau này là Lenin trong giai đoạn mớiLý thuyết này tập trung nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và các quan

hệ sản xuất và trao đổi liên quan đến phương thức nàyStalin đã sáng tạo khái niệm chủ nghĩa Marx - Lenin, kết hợp tư tưởng của Marx và Lenin và tóm lược chúng Nghiên cứu về kinh tế chính trị của Marx và Lenin tạo nền tảng lý thuyết cho các học thuyết chính trị, triết học và xã hội học khác của họ Trọng tâm của kinh tế chính trị Marx - Lenin là lý thuyết về giá trị thặng dư của Karl Marx

Như Các Mác đã nói: “Tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông tích

lũy ngày càng lớn” Tích lũy tư bản là quá trình mà các chủ sở hữu tư bản tích lũy tư

bản để sản xuất ra lợi nhuận ngày càng lớn Trong suốt quá trình tìm hiểu và viết tiểu luận được giao cho tìm hiểu, thì nhóm chúng tôi cảm thấy môn học này giúp chúng ta hiểu rõ cơ chế và cấu trúc của xã hội cũng như cấu trúc cảu xã hội tư bản Ý nghĩa của

lý thuyết tư bản tích lũy tư bản làm nên cơ sở của ý tưởng chủ nghĩa xã hội – nơi lợi ích cộng đồng được đặt lên hàng đầu trước lợi ích của cá nhân hoặc tư bản Đồng thời, hiểu rõ thêm về quá trình mà các nhà tư bản mở rộng quy mô sản xuất thông qua giá trị thặng dư

Thông qua đó, nhóm chúng tôi đã lựa chọn chủ đề 5 để có thể tìm hiểu sâu hơn vào

khái niệm này: “Trình bày tích lũy tư bản, các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy

tư bản và quy luật chung của tích lũy tư bản Liên hệ và vận dụng vào thực tiễn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, cho chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học Kinh tế chính trị Mác – Lênin vào trương trình giảng dạy và xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn - Thầy Nguyễn Minh Tuấn đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua Tham gia lớp học Kinh tế chính trị Mác - Lênin của thầy, chúng tôi đã được học thêm nhiều kiến thức bổ ích, rèn luyện tinh thần học tập hiệu quả và nghiêm túc Những kiến thức này chắc chắn sẽ là những đồng hành quý báu, giúp chúng tôi vững bước trên con đường phía trước Môn học Kinh tế chính trị Mác -Lênin không chỉ là một môn học thú vị mà còn rất hữu ích và có tính ứng dụng cao Bộ môn này cam kết cung cấp đầy đủ kiến thức liên quan đến thực tế, đáp ứng nhu cầu thực tế của sinh viên Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức cũng như khả năng tiếp thu thực tế, chúng tôi không thể tránh khỏi một số thiếu sót và chưa chính xác trong bài tiểu luận Chúng tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài tiểu luận này và mong rằng

cô có thể xem xét và đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn nữa Thành viên của nhóm 5 xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Chương 1: Tích lũy tư bản.

1.1 Trước hết ta phải làm rõ tư bản là gì?

Các nhà kinh tế học thường nói rằng, mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều

là tư bản Định nghĩa như vậy nhằm mục đích che dấu thực chất việc nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê, tư bản tồn tại vĩnh viễn, không thay đổi của hết thảy mọi hình thái xã hội

  Theo Các Mác: “Trong các phân tích của ông, thì tư bản không phải là tiền,

không phải là máy móc, công cụ, nguyên liệu, hàng hóa Bởi các tính chất phản ánh trên thị trường thể hiện rõ với các đảm bảo nhất định cho nhà tư bản Tư bản là quan

hệ sản xuất của xã hội hay một giá trị để tạo ra giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê Trong đó nhà tư bản với những nắm giữ trong khả năng chi phối thị trường cùng với các giá trị thặng dư Thông qua việc sử dụng chúng gắn với tư liệu sản xuất Người công nhân bán hàng hóa sức lao động mang đến thu nhập thể hiện qua tiền lương.”

1.2 Các hình thức của tư bản

-      Tư bản cho vay: Tính chất sản xuất kinh doanh phải ổn định theo thời gian Vì vậy, hình thức này nảy sinh nhằm huy động vốn mở rộng sản xuất Các nhà tư bản đánh giá nhu cầu và cơ hội trong hoạt động của họ Theo sự phát triển của quan hệ hàng hóa-tiền tệ, khi cần có những cơ hội mới Đảm bảo phát triển nguồn cung phù hợp với nhu cầu thị trường Và những giá trị vay mượn phản ánh nhu cầu cao hơn của các nhà tư bản Khi bạn đạt đến một mức nhất định thì số tiền đó là quá nhiều hoặc quá ít

-       Tư bản tồn tại dưới dạng vốn cổ phần:

+ Tính chất của vốn tham gia sản xuất, kinh doanh phản ánh hiệu quả của sự hợp tác Cần huy động vốn từ nhiều nhà tư bản khác nhau với tiềm năng của họ

Do đó lợi nhuận cũng được chia sẻ công bằng với các khoản thanh toán Hợp tác tạo ra sức mạnh mới cho các nhà tư bản thông qua hiệu quả của nhiều nguồn lực có thể

+ Phần vốn này tạo ra thu nhập thương mại cho người sở hữu Thu nhập phải được phân phối theo tính chất của các khoản thanh toán Từ đó, cổ phiếu được hình thành theo số đo Vốn ban đầu vẫn đang tìm kiếm giá trị gia tăng Và đó là giá trị mà công ty nhận được Và các nhà tư bản nhận được cổ tức - từ giá trị thặng dư

 

-       Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa:

Đặc điểm của tư bản kinh doanh nông nghiệp là có ba giai cấp tham gia:

– Chủ tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Với tiềm năng và lợi ích

Họ có vốn, phương tiện sản xuất và khả năng quản lý Hoặc họ không chỉ là chủ đất

mà còn là thương nhân Vào thời điểm đó, công nhân được thuê và được trả lương cho

Trang 7

công việc của họ Hiện nay, sự phát triển đang hướng tới những giá trị thu được từ đất nông nghiệp Và nhân viên mang đến giải pháp cho công việc

– Công nhân nông nghiệp: Người được thuê để bán hàng hóa lao động Làm việc theo lệnh của các nhà tư bản để mang lại lợi nhuận cho họ Nhân viên được trả tiền cho công việc của họ

– Chủ đất: Người có đất đai nhưng không trực tiếp được hưởng lợi ích từ nông nghiệp Họ cho các nhà tư bản thuê để kinh doanh Người sở hữu đất được hưởng những quyền lợi và đảm bảo nhất định theo thỏa thuận của hai bên

Đặc điểm của địa tô tư bản chủ nghĩa:

tư bản chủ nghĩa hình thành ba giai cấp: địa chủ sở hữu đất đai, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp trực tiếp làm việc Địa tô tư bản chủ nghĩa thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa ba giai cấp này

- Tiền thuê đất tư bản chủ nghĩa thể hiện rõ ràng rằng chủ đất chia sẻ giá trị gia tăng do vốn kinh doanh nông nghiệp và người lao động nông nghiệp tạo ra với vốn kinh doanh nông nghiệp

tạo ra vượt quá tỷ suất lợi nhuận trung bình trên vốn đầu tư vào nông nghiệp và phải được các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp trả cho địa chủ, chủ đất (ký hiệu R) Tiền thuê đất tư bản chủ nghĩa thể hiện rõ ràng rằng chủ đất chia sẻ giá trị gia tăng do vốn kinh doanh nông nghiệp và người lao động nông nghiệp tạo ra với vốn kinh doanh nông nghiệp

1.3 Khái niệm tích lũy cơ bản

  “Trong kinh tế chính trị Mác-Lênin, tích lũy tư bản là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong lý luận kinh tế học khác nó đơn giản là sự hình thành tư bản nghĩa là tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân Chung quy lại, tích lũy tư bản là sự chuyển hóa của giá trị thặng

dư trở lại thành tư bản.”

1.4 Bản chất và động cơ của tích lũy cơ bản

1.4.1 Bản chất

      Chúng ta biết rằng quá trình sản xuất là một quá trình liên tục luôn được lặp đi lặp lại và không ngừng đổi mới, hiện tượng đó được gọi là tái sản xuất Tái sản xuất được phân thành 2 loại là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

     + Tái sản xuất giản đơn là sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô như cũ Toàn

bộ thặng dư được tiêu dùng cho cá nhân không đầu tư trở lại sản xuất ( Ví dụ: một doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất 200 triệu sau quá trình sản xuất thu được 220 triệu với giá trị thặng dư thu được là 20 triệu, doanh nghiệp lại tiếp tục đầu tư 200 triệu vào tái sản xuất và 20 triệu đó được dùng để mua sắm tư liệu sinh hoạt cho cá nhân Việc tái sản xuất này vẫn lặp lại với quy mô như cũ)

Trang 8

    Tuy nhiên, tư bản không những được bảo tồn mà còn không ngừng lớn lên, thể hiện thông qua tích lũy tư bản trong quá trình tái sản xuất mở rộng

      + Tái sản xuất mở rộng là sản xuất được lặp đi lặp lại với quy mô và trình độ tăng lên Phần thặng dư thu được phải trích ra để đầu tư trở lại mở rộng sản xuất ( Cũng như ví dụ trên, nhưng nhà sản xuất trích 10 triệu để tiêu dùng cho cá nhân, gia đình còn 10 triệu sẽ được đưa vào đầu tư sản xuất tiếp theo Nhà sản xuất không dùng hết thặng dư tiêu dùng cho cá nhân mà biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm, do đó tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.)

       Vậy bản chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất. 

1.4.2 Động cơ của tích lũy tư bản:

    Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ

 Đầu tư mở rộng: Giá trị gia tăng nhằm thu thập một lượng nhất định có thể được chuyển đổi thành tư liệu sản xuất và tăng lực lượng lao động Điều này có nghĩa là các công ty có thể đầu tư mở rộng và cải tiến sản xuất Khi giá nguyên liệu sản xuất giảm, công ty có thể mua nguyên liệu, thiết bị rẻ hơn, giúp tăng hiệu suất sản xuất và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh

 Sự phát triển của khoa học công nghệ góp phần đáng kể vào sự xuất hiện của nhiều yếu tố bổ sung trong quá trình tích lũy Để đạt được mục đích này, các vật liệu mới và cách sử dụng mới của các vật liệu hiện có được sử dụng, đồng thời tiêu thụ và tạo ra chất thải xã hội và cá nhân một cách hiệu quả , hàng hóa thông thường không tạo ra giá trị Cuối cùng, năng suất lao động tăng dẫn đến

sự phục hồi nhanh chóng giá trị của tài sản cũ sang mục đích sử dụng hữu ích mới, làm tăng cả về số lượng và chất lượng. 

1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ cơ bản

Giá trị thặng dư là tổng của tư bản phụ thêm và tư bản tiêu dùng Chính vì thế, quy

mô tích luỹ bị tác động bởi khối lượng giá trị thặng dư và tỷ lệ phân chia giá trị thặng

dư giữa tư bản phụ thêm và tư bản tiêu dùng Để biết rõ hơn, chúng ta phải xét hai trường hợp khác nhau:

      Thứ nhất, nếu khối lượng giá trị thặng dư không thay đổi, quy mô của việc tích luỹ vốn phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành hai quỹ: quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản Tất nhiên, vì trong trong tình huống này giá trị thặng dư là không đổi nếu tỷ lệ của một quỹ tăng lên, tỷ lệ của quỹ còn lại sẽ giảm

đi và ngược lại

Thứ hai, nếu tỷ lệ phân chia đã được xác định, quy mô của việc tích luỹ vốn phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư Do đó, khi giá trị thặng dư có sự biến động, tức

Trang 9

là tỷ lệ phân chia khối lượng thặng dư được xác định thì giá trị thặng dư ràng buộc cả quy mô tích luỹ tư bản

Lúc đó, tư bản bổ sung sẽ tương đương với giá trị thặng dư Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư cũng sẽ cùng song song quyết định quy mô tích lũy tư bản

    - Tăng khai thác thặng dư

Thường thì để tăng giá trị lợi nhuận, những nhà tư bản cần phải đầu tư vào máy móc, thiết kế và thuê công nhân thêm Nhưng dù sao, thay vì làm như vậy, họ có thể tận dụng nhân công hiện có để tăng năng suất lao động bằng làm việc ngoài giờ Kèm theo đó, họ cũng có thể tận dụng máy móc có sẵn và chỉ mua thêm nguyên vật liệu để dùng trong quá trình sản xuất “Theo tư tưởng của Marx”, “giá trị thặng dư được tạo ra

từ giá trị mà lao động tạo ra” Trước đây, nhà tư bản đã tăng thời gian lao động hàng ngày để khiến cho giá trị thặng dư cũng tăng theo Tuy nhiên, phương pháp này không trụ nỗi được lâu vì gặp nhiều giới hạn như thời gian làm việc trong một ngày, sức khỏe của công nhân và sự đấu tranh của họ Ngoài ra, nhà tư bản còn tăng cường kiểm soát công nhân để tăng độ lao động Tuy nhiên, việc tăng độ lao động không giống với việc tăng năng suất lao động Chẳng hạn, người lao động vẫn sử dụng cùng công nghệ và thời gian nhưng bị các nhà quản lý ép hoàn thành việc nhanh hơn, gấp bội lần sức chịu đựng của mình bằng việc giám sát ngày một gắt hơn, hoặc thuê các công nhân khác để giám sát, trả lương theo sản phẩm Cả hai phương pháp trên đều thuộc phương pháp tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối

Bên cạnh đó, nhà tư bản còn áp dụng cách thức tạo ra giá trị thặng dư tương đối bằng cách giữ nguyên thời gian làm việc hàng ngày và bớt đi thời gian làm việc cần thiết Qua đó, thời gian làm việc dư thừa sẽ gia tăng Phương pháp này đang rất phổ biến trong những thời gian gần đây Mặc dù, thực tế cho thấy để thu được giá trị thặng

dư tối đa, công nhân không chỉ bị tư bản gia chiếm đoạt thời gian làm việc mà còn bị cướp đi một phần thời gian làm việc cần thiết, cắt giảm tiền công nhằm gia tăng sự khai thác lao động

  - Năng suất lao động

Khi năng suất lao động tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng sẽ giảm Theo đó, sự giảm này sẽ đem lại hai hệ quả cho quá trình tích lũy:

 Có hai điểm quan trọng cần lưu ý Đầu tiên, với một lượng giá trị thặng dư cố định, một phần được dành cho tích lũy có thể chuyển sang phần tiêu dùng, trong khi việc tiêu dùng của tư bản không có sự bớt đi mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước đó Thứ hai, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể biến đổi thành nguồn tài nguyên sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn so với trước đây

 Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm cho tích lũy nhờ sử dụng vật liệu mới và tạo ra các ứng dụng mới cho vật liệu hiện có, bao gồm các phế liệu trong sản xuất và tiêu dùng cá nhân trong xã hội, những thứ ban đầu không có giá trị Cuối cùng, việc tăng năng suất lao động sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái xuất hiện nhanh chóng dưới hình thức mới và hữu ích hơn trước đây

- Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

Trang 10

 Sự tiến bộ của lực lượng sản xuất có thể đo lường thông qua sự chênh lệch giữa

tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

+ Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị từ các tư liệu lao động mà sản phẩm được tạo ra từ đó hoạt động trong quá trình sản xuất

+ Trong khi đó, tư bản tiêu dùng là phần giá trị của các tư liệu lao động được chuyển vào sản phẩm dưới dạng khấu hao trong từng chu kỳ sản xuất

 Chúng ta nhận thức rằng các tư liệu sản xuất (hoặc tư liệu lao động) tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng độ hao mòn của chúng rất ít, chỉ từng chút một, không giống như nguyên liệu ban đầu Như vậy, giá trị của các thiết bị này từng bước được chuyển vào từng sản phẩm Điều này cũng tạo nên sự khác biệt giữa

tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng

1.6 Quy luật chung của tích lũy tư bản

1.6.1 Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Tư bản tồn tại dưới dạng vật chất và giá trị Cấu tạo của tư bản gồm có cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị

Tích luỹ tư bản là quá trình gia tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản

-   Tư bản tồn tại dưới hai dạng chính:

+ Vật chất

       + Giá trị

-   Cấu tạo của tư bản gồm:

+ Cấu tạo kỹ thuật: tỷ lệ giữa lượng lao động cần thiết và khối lượng tài nguyên sản xuất để sử dụng tư liệu sản xuất

+ Cấu tạo giá trị: tỷ lệ để tư bản dựa vào phân ra tư bản bất biến và tư bản khả biến để thực hiện quá trình sản xuất

=> C.Mác đã sử dụng lý thuyết cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ ra rằng sự thay đổi trong cấu trúc kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc giá trị

=>  Cấu trúc hóa hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, được xác định và phản ánh bởi sự biến đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản

Như vậy, trong quá trình tích luỹ, bởi sự tác động của tiến bộ khoa học cùng công nghệ mà bộ phận tư bản bất biến đã tăng nhanh hơn khả biến Tư bản bất biến có mức

độ tăng trưởng tuyệt đối và tăng tương đối trong khi đó tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm xuống một cách tương đối Điều đó dẫn tới việc không ngừng biến đổi theo xu hướng ngày càng tăng lên của cấu tạo hữu cơ tư bản

1.6.2 Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng.

Để tìm hiểu về sự ảnh hương của tích lũy tư bản lên tích tụ và tập trung tư bản, ta phải hiểu tích tụ tư bản là gì và tập trung tư bản là gì

- Tích lũy tư bản là hoạt động gia tăng quy mô tư bản cá nhân thông qua tích lũy từng chủ sở hữu tư bản riêng biệt Tích lũy tư bản, một phía, là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến; mặt khác, sự gia tăng giá trị thặng dư tạo ra cung cấp cơ hội thực hiện tích lũy vốn mạnh mẽ hơn

- Tập trung tư bản là quá trình kết hợp một số tư bản nhỏ lại thành một tư bản lớn đặc biệt Điều này đề cập đến việc tập hợp các tư bản đã tồn tại và loại bỏ tính độc lập của

Ngày đăng: 29/11/2024, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w