Tích lũy tư bản là mô hình huy động vốn phổ biến của doanh nghiệp giúp các nhà tư bản vận dụng để có thể tối thiểu hoá chi phí, an toàn và dễ dàng thực hiện.. PHẦN NỘI DUNG I/ TÍCH LUỸ T
Trang 2MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN 3
LỜI CẢM ƠN 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Giới thiệu 5
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Đối tượng nghiên cứu 5
PHẦN NỘI DUNG 6
I/ TÍCH LUỸ TƯ BẢN 6
1.Khái niệm 6
2 Bản chất, động cơ 6
*Xuất phát từ lợi ích nhà tư bản mong muốn 6
*Tính liên tục và tái sản xuất 6
*Hướng đến tái sản xuất mở rộng 7
3.Nguồn gốc 7
II/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TÍCH LUỸ TƯ BẢN 8
1.Tăng khai thác thặng dư 8
2.Năng suất lao động 8
3.Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng 9
4.Qui mô tư bản ứng trước 10
III/ QUY LUẬT CHUNG CỦA TÍCH LUỸ TƯ BẢN 11
1.Tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản 11
2.Tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung của tư bản 12
3 Tích luỹ tư bản làm bần cùng hoá người lao động làm thuê 12
IV/ LIÊN HỆ, VẬN DỤNG THỰC TIỄN 13
1 Ý nghĩa của quá trình tích luỹ tư bản 13
2 Vận dụng tích luỹ tư bản 14
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ
đủ ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học, học phần
“Kinh tế chính trị Mác Lênin”, nhóm chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm của quý thầy
và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý thầy Nguyễn Minh Tuấn khoa
Lý luận chính trị, Đại học Kinh tế TP.HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian bắt đầu cho đến khi hoàn thành bài tiểu luận này Nếu không nhờ những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì bài tiểu luận này khó có thể hoàn thiện được Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn những kiến thức thầy đã truyền tải cho chúng em
Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn, ít tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp, kinh nghiệm thực tế chưa có nên trong nghiên cứu, kiến thức còn hạn chế, chính vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết ra bài tiểu luận này Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để có thể khắc phục cũng như cải thiện bài tiểu luận của mình
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Giới thiệu
Vốn được xem như là một vai trò quan trọng trong kinh doanh.Số vốn nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô kinh doanh, sản phẩm và năng suất lao động của doanh nghiệp Song vốn cũng được xem như cơ sở để đầu tư máy móc, thiết bị, thuê mướn lao động, Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của một quốc gia phụ thuộc phần lớn vào vốn Việc sử dụng vốn hiệu quả không hề
dễ dàng, cần có khả năng của doanh nghiệp Tích lũy tư bản là mô hình huy động vốn phổ biến của doanh nghiệp giúp các nhà tư bản vận dụng để có thể tối thiểu hoá chi phí, an toàn và dễ dàng thực hiện Trong bài tiểu luận này, ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm của tích luỹ tư bản, tìm hiểu tại sao đây lại là một nhân tố quan trọng trong kinh tế, từ đó áo dụng vào thực tiễn giúp nâng cao đời sống xã hội
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm giải pháp tối ưu cho các nhà tư bản trong sản xuất
- Tối thiểu hoá chi phí
- Giúp hiểu sâu hơn về tích luỹ tư bản
3 Đối tượng nghiên cứu
- Tích luỹ tư bản
- Thị trường các doanh nghiệp nói chung
Trang 5PHẦN NỘI DUNG I/ TÍCH LUỸ TƯ BẢN
1.Khái niệm
Tích lũy tư bản tiếng Anh là Capital formation, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân)
Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng Muốn vậy, cần phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm Việc biến giá trị thặng dư trở lại tư bản gọi là tích lũy tư bản Như vậy, thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư Muốn mở rộng sản xuất nhà tư bản không thể tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà chia thành
2 phần: một phần tích luỹ để mở rộng sản xuất, một phần để tiêu dùng cá nhân và gia đình nhà
tư bản Có thể thể hiện tích lũy tư bản với công thức sau:
Tích lũy tư bản = Giá trị thặng dư – Tiêu dùng cá nhân
2 Bản chất, động cơ
2.1.Bản chất
*Xuất phát từ lợi ích nhà tư bản mong muốn
Nhà tư bản mong muốn giàu lên với cá nắm giữ lớn hơn cho giá trị thặng dư Cho nên nhu cầu trong đầu tư luôn đuộc thể hiện Trong tính chất sản xuất hay kinh doanh, họ mua giá trị từ hàng hóa sức lao động của công nhân Từ đó tiến hành công việc để tìm kiếm giá trị từ hàng hóa được tạo ra Cũng chính các tính toán đó mà sau khi trừ các chi phí ban đầu, họ vẫn nhận về cho mình những giá trị thặng dư
*Tính liên tục và tái sản xuất
Các lợi ích ổn định có thể được tìm kiếm khi sản xuất hay kinh doanh được tiến hành ổn định Nhà tư bản với nhu cầu trong tiêu dùng hay tích lũy cũng không dừng lại Do đó mà tái sản xuất là bản chất của tích lũy tư bản
Trang 6Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại không ngừng Tính chất thực hiện hoạt động bên cạnh các lợi thế và tiềm năng mà nhà tư bản xác định Đồng thời, với tham vọng tìm kiếm lợi ích, nhà tư bản cũng xây dựng chiến lược cho việc mở rộng quy mô Điều này thể hiện với các đổi mới trong dây chuyền sản xuất, bằng việc thay thế các tư liệu sản xuất phù hợp Các nhân công cũng cần thiết đáp ứng tiêu chí lao động ngày càng cao Nó giúp cho các giá trị trả cho tiền lương được thực hiện hiệu quả Từ đó mà giá trị thặng dư có thể kiếm về cho nhà tư bản là lớn hơn
*Hướng đến tái sản xuất mở rộng
Hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng Trong tính chất sản xuất quan tâm đến nhiều yếu tố lâu dài và bền vững Đây có thể là các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thặng dư Tuy nhiên đều mang đến hiệu quả và thuận lợi cho nhà tư bản khi thu hút được nhiều nhu cầu hơn Bao gồm:
Tái sản xuất sức lao động của con người: Thông qua các máy móc hiện đại thay thế
sức lao động Cũng như khai thác về trình độ kỹ thuật nhiều hơn Nhờ vậy mà sức lao động được sử dụng hiệu quả và đảm bảo hơn
Tái sản xuất môi trường sống của con người: Phản ánh với các điều kiện sống được
nâng cao Bên cạnh việc sử dụng và khai thác, tác động đến môi trường Khắc phục những tác động đến môi trường mang đến tính chất xanh, sạch, đẹp
2.2.Động cơ
Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư.
Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích luỹ để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh
tư bản tích luỹ
Vậy động cơ chủ yếu của tích lũy tư bản là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB – quy luật giá trị thặng dư
3.Nguồn gốc
Trang 7Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư Bởi dù các giải thích có như thế nào, xuất phát từ gốc của giá trị tư bản tích lũy vẫn đến từ thặng dư Thặng dư lớn giúp nhà
tư bản nâng cao chất lượng cuộc sống Bên cạnh nhu cầu tìm kiếm thặng dư lớn hơn cho mình thông qua tính chất tái đầu tư Và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản Quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa
II/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TÍCH LUỸ TƯ BẢN 1.Tăng khai thác thặng dư
Thông thường, để gia tăng giá trị thặng dư, các nhà tư bản phải đầu tư máy móc, thiết kế
và thuê thêm nhân công Tuy nhiên, thay vì thực hiện điều đó, họ có thể bắt số công nhân hiện
có nâng cao năng suất lao động bằng cách tăng giờ làm Đồng thời, tận dụng triệt để số máy móc hiện có và chỉ mua thêm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
Ví dụ:
Một nhà máy sản xuất quần áo có thể tăng cường độ lao động của công nhân bằng cách yêu cầu họ làm việc nhanh hơn, nghỉ ít hơn, hoặc tăng số lượng sản phẩm cần phải sản xuất trong một ngày
2.Năng suất lao động
2.1.Tăng cường tiêu dùng
Một là, đối với phần khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng Tức, với giá cả thấp hơn, người tiêu dùng có thể mua được nhiều hàng hóa và sử dụng nhiều dịch vụ hơn từ cùng một số tiền
Ví dụ:
Trong những năm gần đây, thu nhập của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể, do đó nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên
Trang 8 Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm khuyến khích tiêu dùng, như giảm thuế, hỗ trợ lãi suất,
Các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
2.2.Đầu tư mở rộng :
Một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể chuyển hóa thành khối lượng tư liệu sản xuất và tăng thêm sức lao động phụ nhiều hơn trước Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có thể đầu tư mở rộng và nâng cao sản xuất Khi giá cả tư liệu sản xuất giảm, doanh nghiệp có thể mua được nguyên liệu và trang thiết bị với giá thấp hơn, từ đó tăng cường hoạt động sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh
Ví dụ:
Một nhà máy sản xuất ô tô đầu tư xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất mới để tăng công suất sản xuất từ 100.000 chiếc/năm lên 200.000 chiếc/năm
Một doanh nghiệp sản xuất điện tử đầu tư mua sắm thêm máy móc, thiết bị mới để nâng cao năng suất sản xuất từ 100 sản phẩm/ngày lên 200 sản phẩm/ngày
Một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đầu tư mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á để tăng năng lực sản xuất từ 10.000 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm
3.Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Tư bản sử dụng: Là khối lượng giá trị từ những tư liệu lao động mà toàn bộ hiện vật
của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm
Tư bản tiêu dùng: Là phần giá trị những tư liệu lao động được chuyển vào sản phẩm
theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao Do đó, sự chênh lệch giữa hai loại tư bản này chính là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất
Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn thì quy mô tích lũy tư bản càng lớn.
Trang 9Ví dụ:
Một nhà máy sản xuất ô tô có tổng tư bản ứng trước là 100 tỷ đồng Trong đó, 80 tỷ đồng
là tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, nhiên liệu, ), 20 tỷ đồng là
tư bản tiền lương
Trong quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất hao mòn dần, giá trị của chúng được chuyển vào sản phẩm dưới dạng khấu hao Như vậy, tư bản tiêu dùng của nhà máy này là 80 tỷ đồng
Tư bản sử dụng của nhà máy này là 100 tỷ đồng - 80 tỷ đồng = 20 tỷ đồng
4.Qui mô tư bản ứng trước
Tư bản ứng trước = tư bản bất biến và tư bản khả biến
Nếu trình độ bóc lột không thay đổi, khối lượng tư bản khả biến sẽ quyết định khối lượng giá trị thặng dư
Bộ phận tư bản khả biến càng lớn sẽ khiến cho khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn Từ đó, nhà tư bản có thể đồng thời có thêm quỹ tiêu dùng cho bản thân và tích lũy để mở rộng quy mô sản xuất
Như vậy có thể nói, quy mô của tư bản ứng trước càng lớn sẽ khiến cho tích lũy tư bản càng cao
Ví dụ:
Một nhà máy sản xuất ô tô có qui mô lớn cần ứng trước một khoản tiền lớn để mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,
Một doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ chỉ cần ứng trước một khoản tiền nhỏ để mua sắm đất đai, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp,
Một doanh nghiệp công nghệ cao cần ứng trước một khoản tiền lớn để mua sắm máy móc, thiết bị, nghiên cứu và phát triển,
Ý nghĩa
Trang 10Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Cụ thể, những nhân tố này có ý nghĩa như sau:
Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế: Quy mô tích lũy càng lớn thì tốc độ tăng
trưởng kinh tế càng cao Điều này là do tích lũy là nguồn lực chủ yếu để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tác động đến cơ cấu kinh tế: Quy mô tích lũy càng lớn thì cơ cấu kinh tế càng hiện đại.
Điều này là do tích lũy được sử dụng để đầu tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Tác động đến mức sống của người dân: Quy mô tích lũy càng lớn thì mức sống của
người dân càng cao Điều này là do tích lũy được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
III/ QUY LUẬT CHUNG CỦA TÍCH LUỸ TƯ BẢN
Trong quá trình nghiên cứu, theo C.Mác, quá trình tích luỹ tư bản đều mang đến những
hệ quả có tính quy luật, do đó, quy luật chung của chủ nghĩa tư bản được xem như là một quy luật kinh tế cơ bản giúp chúng ta dễ dàng xem xét và đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh
1.Tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Trong quá trình sản xuất của các nhà tư bản chủ nghĩa, để sản xuất, các nhà tư bản phải đảm bảo 2 yếu tố đầu vào chính là tư liệu sản xuất và sức lao động, cấu tạo của tư bản đầu vào
có thể xem xét dứoi hai hình thái cơ bản chính là hình thái hiện vật và hình thái giá trị, những hình thái hiện vật được gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản, còn những hình thái giá trị được gọi
là cấu tạo giá trị của tư bản
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động, nó hiện vật hoá bằng số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nhất định Cùng với sự phát triển của kỹ thuật máy móc và sự tiến bộ của kỹ thuật thì cấu tạo kỹ thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên
Trang 11Cấu tạo giá trị của tư bản được chia thành 2 phần là giá trị của tư bản bất biến và giá trị của tư bản khả biến, khi đó tỷ lệ giữa số lượng của tư bản bất biến và tỷ lệ giữa số lượng tư bản khả biến được gọi là là cấu tạo giá trị
Từ những định nghĩa trên ta có thể thấy cấu tạo kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với cấu tạo giá trị, sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi về cấu tạo giá trị, hay ta có thể nói cấu tạo kỹ thuật quyết định cấu tạo gía trị và cấu tạo gía trị phản ánh cấu tạo kĩ thuật, đây cũng chính là phạm trù cấu tạo hữu cơ mà C.Mác đã sử dụng để định nghĩa Như vậy cấu tạo hữu cơ bản chất chính là cấu tạo giá trị nhưng mang ý nghĩa toàn diện hơn
Trong thời đại ngày nay, việc tiến bộ khoa học ngày càng tích cực đã tác động trực tiếp đến mặt cấu tạo kỹ thuật, giúp các cơ sở vật chất trở nên đa dạng, máy móc phát triển, do đó kéo theo cấu tạo giá trị tăng, từ đó ta có thể kết luận răng quá trình tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
2.Tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung của tư bản
Tích tụ tư bản là quá trình nhà tư bản trích một phần giá trị thặng dư thu được trong quá trình sản xuất rồi đem trở lại đầu tư tái sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo Tích tụ tư bản là
sự kết hợp trực tiếp của tích luỹ tư bản, phản ánh quan hệ kinh tế xã hội của người công nhân và nhà tư bản, làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng theo
Tập trung tư bản là sự mở rộng quy mô sản xuất của các nhà tư bản bằng cách hợp nhất các tư bản cá biệt thành tư bản cá biệt có quy mô lớn hơn Tập trung tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tư bản xã hội thì vẫn như cũ
Tích tụ và tập trung tư bản có mỗi quan hệ tương hỗ lẫn nhau và tất yếu đều góp phần tạo tiền đề đẩy nhanh tích luỹ tư bản
3 Tích luỹ tư bản làm bần cùng hoá người lao động làm thuê
Song song với các mặt tích cực mà tích luỹ tư bản đem lại cho các nhà tư bản thì quá trình tích luỹ tư bản cũng đem đến những mặt tiêu cực cho người lao động, điều này dẫn tới sự chênh lệch thu nhập giữa tư bản và người lao động thuê
Bần cùng hoá được thể hiện dưới hai dạng chính là bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoá tuyệt đối