1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo cuối kỳ học phần tư duy thiết kế và giải quyết vấn Đề thấu cảm (empathize)

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 900,83 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Sinh viên hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc quản lý chi tiêu, đặc biệt là những bạn mới bước chân vào cuộc sống đai học và phải sống xa nhà.. Sau khi tiến hà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

 BÁO CÁO CUỐI KỲ HỌC PHẦN TƯ DUY THIẾT KẾ VÀ

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Nguyễn Huyền Trâm Nguyễn Mai Kỳ Duyên Huỳnh Khánh Trang Nguyễn Thị Trúc My

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sinh viên hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc quản lý chi tiêu, đặc biệt là những bạn mới bước chân vào cuộc sống đai học và phải sống xa nhà Và ai trong số chúng ta cũng đã từng như vậy, có những lần gặp rắc rối, từ chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, từ tiền thuê nhà, điện nước đến ăn uống, việc cân đối tài chính trở thành một áp lực lớn

Sau khi tiến hành khảo sát những bạn sinh viên không chỉ đến từ Đại học Đông Á mà còn nhiều trường đại học xung quanh, thì nhóm tôi đã thấy được vấn

đề mà sinh viên gặp phải nhiều nhất là vấn đề quản lý chi tiêu Cụ thể hơn, nhiều sinh viên chưa có kinh nghiệm lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, dễ bị ảnh hưởng bởi những chi phí không cần thiết như mua sắm và giải trí Bên cạnh thu nhập chính

từ tiền sinh hoạt do bố mẹ cung cấp, một nhóm lớn sinh viên thường kiếm việc làm thêm thường không ổn định, lại có nguy cơ ảnh hưởng đến thời gian học tập

Áp lực từ xã hội, đặc biệt là mạng xã hội, cũng đẩy sinh viên vào vòng xoáy tiêu dùng để “bằng bạn bằng bè”

Biết được những khó khăn mà sinh viên hiện nay đang gặp phải, nhóm em đã tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó xem xét và đưa ra cách giải quyết hiệu quả

để có thể đáp ứng trực tiếp nhu cầu thực tế của sinh viên trong việc kiểm soát tài chính và sắp xếp cuộc sống Cuối cùng, nhóm chúng em đã tìm được một trong những giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề, đó chính là xây dựng ứng quản lý chi tiêu Ý tưởng này nhằm xây dựng một nền tảng không chỉ giúp sinh viên lập

kế hoạch chi tiêu mà còn hướng dẫn họ quản lý thời gian hiệu quả để đạt được mục tiêu tài chính và học tập Đây cũng chính là đề tài mà nhóm em muốn thực hiện và trình bày

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: THẤU CẢM (EMPATHIZE) 5

1 Tóm tắt quá trình thực hiện 5

2 Empathy map (Bản đồ thấu cảm) 5

3 Chân dung khách hàng 7

PHẦN II: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (DEFINE) 8

1 Tóm tắt quá trình thực hiện 8

2 Xác định vấn đề 9

3 Problem tree (Cây vấn đề) 9

PHẦN III: KHỞI TẠO Ý TƯỞNG (IDEATE) 11

1 Tóm tắt quá trình thực hiện 11

2 Khởi tạo ý tưởng 11

2.1 Ý tưởng 1: Ứng dụng “Hạn mức chi tiêu” (Spending Limit App) 11

2.2 Ý tưởng 2 Ứng dụng “Cộng đồng chia sẻ mẹo tiết kiệm” (Community Budget Tips) 12

2.3 Ý tưởng 3 Ứng dụng “Nhật ký chi tiêu thủ công” (Manual Expense Journal) 12

2.4 Ý tưởng 4 Ứng dụng: “Save Wisely” - Trợ lý quản lý chi tiêu cá nhân 13

PHẦN IV: TẠO MẪU THỬ (PROTOTYPE) 14

1 Công cụ thực hiện: 14

2 Tiêu chí: 14

3 Tính năng 17

PHẦN V: KIỂM TRA (TEST) 18

1 Quá trình thực hiện 18

2 Đánh giá 18

3 Kết luận 20

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Bản đồ thấu cảm 7

Hình 2 Kết quả khảo sát những khó khăn sinh viên gặp phải 7

Hình 3 Chân dung khách hàng 8

Hình 4.Mô hình Problem Tree 11

Hình 5 Đăng nhập vào app Save Wisely 14

Hình 6 Dễ dàng nhập tiền thu, chi 15

Hình 7 Các tính năng chính của app 16

Hình 8 Các biểu tượng và chữ của app 17

DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Bảng tổng kết kết quả khảo sát 9

Trang 5

PHẦN I: THẤU CẢM (EMPATHIZE)

1 Tóm tắt quá trình thực hiện.

- Công cụ đã sử dụng: Empathy map, User Persona, Khảo sát trực tuyến

- Trong quá trình tìm kiếm vấn đề thiết thực nhất đã và đang hiện hữu đối với sinh viên gặp phải trong quá trình học tập và sinh sống xa nhà Sau quá trình bàn bạc và thống nhất, chúng tôi đã thu hẹp phạm vi vấn đề mà chúng tôi sẽ thực hiện, vấn đề này sẽ xoay quanh việc “quản lý chi tiêu” Sau quá trình thực hiện khảo sát với quy mô nhỏ, có khoảng 50 sinh viên đến từ nhiều trường Đại học khác nhau, thông qua cuộc khảo sát,phần lớn mọi người (hơn 70% trên tổng số 50 sinh viên tham gia khảo sát) đều đồng tình rằng họ gặp khó khăn trong việc theo dõi chi tiêu hằng tháng, thiếu kế hoạch chi tiêu dẫn đến chi tiêu phung phí

- Thông qua kết quả từ những câu trả lời trên, chúng em đã tạo ra một Bản đồ thấu cảm và chân dung khách hàng như sau:

2 Empathy map (Bản đồ thấu cảm).

Hearing:

- “Liệu nó có giúp được mình quản lý chi tiêu không ta?”

- “Sử dụng app sẽ bị tính phí cao đó nha”

- “Tháng này mình phải tiêu ít hơn rồi”

- “Nghe thông tin từ quá nhiều phía”

Seeing:

- “Nhiều bạn bè cũng gặp khó khăn như mình”.

- “Nhiều thông tin không thể xác định tính chính xác”.

- “Thấy bạn bè sử dụng các ứng dụng, nhưng nó không phù hợp với bản

thân”

Trang 6

Saying and Doing:

- “Cuối tháng hết tiền phải vay mượn bạn bè”

- “Chi tiêu nhiều mà không kiểm soát được”

- “Ứng dụng quản lý chi tiêu nào dễ dùng và không phức tạp”

- “Nếu có một cách ghi lại mọi chi tiêu thì tốt quá!”

- “Mình cần có kế hoạch chi tiêu tốt hơn nhưng lai hay quên”

Feeling and Thinking:

- “Cảm thấy áp lực khi phải tự quản lý tài chính nhất là khi sống xa nhà”

- “Mình hối hận sau khi tiêu tiền vào những thứ không thực sự cần thiết”

- “Mất phương hướng vì không biết bắt đầu từ đâu”

Pains:

- “Thiếu kiểm soát tài chính”.

- “Không đạt được mục tiêu tiết kiệm”

- “Căng thẳng tài chính cuối tháng”

Gains:

- “Cảm giác an tâm”

- “Hỗ trợ tiết kiệm”

- “Quản lý tài chính đơn giản và thân thiện”

Trang 7

Hình 1 Bản đồ thấu cảm.

Hình 2 Kết quả khảo sát những khó khăn sinh viên gặp phải.

3 Chân dung khách hàng.

Trang 8

Hình 3 Chân dung khách hàng.

Bio: Nhật Minh là sinh viên năm nhất tại Đại Học Đông Á, là một sinh viên

sống xa nhà, hằng tháng phụ thuộc phí sinh hoạt vào gia đình và chưa có thu nhập riêng Vì vậy, Minh muốn học cách quản lý chi tiêu để tránh tình trạng hết tiền vào cuối tháng và để tránh nợ nần

Khó khăn:

- Thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân

- Thường xuyên quên ghi chép các khoản chi nhỏ lẻ

- Khó khăn trong việc phân loại các khoản chi tiêu như: Chi phí học tập, chi phí sinh hoạt và tiết kiệm

- Không biết cách tối ưu hoá các khoản đầu tư và tiết kiệm để đạt đươc mục tiêu tài chính tốt

Mong muốn:

- Cần một công cụ giúp theo dõi chi tiêu rõ ràng và trực quan

- Mong muốn ứng dụng có khả năng nhắc nhở về các khoản chi tiêu đã lập kế hoạch từ trước

PHẦN II: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (DEFINE)

1 Tóm tắt quá trình thực hiện.

- Công cụ đã sử dụng: Problem Tree, Khảo sát trực tuyến

- Ở giai đoạn Thấu cảm (Empathize), nhóm chúng tôi đã sử dụng biểu mẫu khảo sát để thu hoạch những số liệu thực tế, từ đó, chúng tôi xây dựng nên một chân dung người dùng hoàn chỉnh thông qua 2 công cụ: Bản đồ thấu cảm (Empathy map) và Chân dung khách hàng (User persona) Nhờ những thông tin đã thu thập

Trang 9

được làm tiền đề, vấn đề bắt đầu trở nên rõ ràng hơn, mở ra cho chúng tôi nhiều

cơ hội để nghiên cứu cũng như giúp ích cho việc xác định vấn đề, tìm ra nguyên nhân, ảnh hưởng hệ quả và tiến đến giải pháp

- Trong giai đoạn Define này, chúng tôi quan tâm đến cốt lõi của vấn đề nhằm đưa ra được một Tuyên bố vấn đề (Problem statement) chính xác và liên quan nhất Đồng thời, các nguyên nhân và ảnh hưởng, hệ quả của vấn đề cũng sẽ được chúng tôi đào sâu thêm qua mô hình Cây vấn đề (Problem tree)

2 Xác định vấn đề.

- Sinh viên sống xa nhà thường gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý chi tiêu

cá nhân do thiếu kinh nghiệm và công cụ hỗ trợ phù hợp Khi phải tự chi trả các khoản phí sinh hoạt như tiền thuê nhà, ăn uống, và các chi phí phát sinh khác, họ thường rơi vào tình trạng mất kiểm soát tài chính, dễ dẫn đến việc chi tiêu quá mức hoặc thiếu hụt tài chính vào cuối tháng

- Vấn đề này đang diễn ra xoay quanh các bạn sinh viên, khiến họ thất vọng và chán nản, dù hiện nay có rất nhiều các nền tảng khác nhau giúp cân bằng chi tiêu nhưng khó khăn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp, những giải pháp tối ưu nhất vẫn còn đó Bên cạnh sự nhìn nhận cá nhân, nhóm chúng tôi đã khảo sát một nhóm sinh viên để xác định rõ hơn tính thực tế và cấp bách của vấn đề:

BẢNG TỔNG KẾT KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Tỉ lệ sinh

viên sống xa

nhà

Tỉ lệ sinh viên không lập ngân sách các khoản chi hằng tháng

Tỉ lệ sinh viên gặp tình trạng hết tiền trước cuối tháng

Tỉ lệ sinh viên gặp khó khăn trong việc quản lý chi tiêu

Tỉ lệ sinh viên sẵn sàng

sư dụng ứng dụng quản lý chi tiêu

Bảng 1 Bảng tổng kết kết quả khảo sát

3 Problem tree (Cây vấn đề)

Trang 10

Nguyên nhân vấn đề:

- Thiếu sự hỗ trợ và hướng dẫn trong việc lập ngân sách.

- Áp lực tài chính từ chi phí sinh hoạt

- Thiếu các công cụ hỗ trợ tài chính phù hợp

Nguyên nhân gốc rễ vấn đề:

- Thiếu kỹ năng quản lý tài chính, không có kiến thức về lập kế hoạch chi tiêu Tuyên bố vấn đề:

- Sinh viên Việt Nam sống xa nhà gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý chi tiêu

do thiếu kỹ năng quản lý tài chính và công cụ hỗ trợ hiệu quả

Ảnh hưởng:

- Phải vay mượn

- Dễ bỏ qua các khoản chi tiêu nhỏ

- Khó kiểm soát số tiền còn lại

- Gây căng thẳng tài chính

- Chi tiêu không có kế hoạch

- Khó ưu tiên các chi phí cần thiết

- Cảm thấy luôn bị thiếu hụt tiền bạc

- Làm thêm nhiều giờ, dễ ảnh hưởng đến việc học

- Nhanh chóng tiêu hết số tiền có được

Trang 11

Hình 4.Mô hình Problem Tree.

1 Tóm tắt quá trình thực hiện.

- Chúng tôi thông qua những công cụ đã học trong Môn Tư Duy Thiết Kế để có thể đưa ra nhiều giải pháp tối ưu nhất mà sinh viên có thể áp dụng bao gồm câu hỏi “Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết được tình trạng quản lý chi tiêu cho sinh viên?” và “Động Não”

- Qua đó bằng những câu trả lời, những đề xuất của các thành viên trong nhóm cho câu hỏi “Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết được tình trạng quản lý chi tiêu cho sinh viên?” từ đó chọn lọc ra những đề xuất phù hợp Sau đó; bình chọn, tinh chỉnh và ghi lại ý tưởng đó để tiến hành thực hiện

2 Khởi tạo ý tưởng.

2.1 Ý tưởng 1: Ứng dụng “Hạn mức chi tiêu” (Spending Limit App).

- Mô tả: Ứng dụng giúp sinh viên đặt ra các hạn mức chi tiêu cho các mục tiêu

cụ thể hàng tháng như ăn uống, học phí, đi lại Khi chi tiêu chạm đến ngưỡng cho phép, ứng dụng sẽ cảnh báo và đưa ra các gợi ý tiết kiệm

Điểm mạnh Điểm yếu

1 Dễ sử dụng với nhiều sinh viên 1 Các hạn mức thường khó thiết

lập chính xác

Trang 12

2 Khuyến khích sinh viên tuân

thủ ngân sách

2 Nếu chi tiêu vượt quá hạn mức, sinh viên có thể không biết cách điều chỉnh hợp lý

3 Giúp kiểm soát chi tiêu ngay

lập tức

3 Không có tính năng để giúp người dùng bù đắp khi vượt hạn mức

 Kết luận: Không khả thi

2.2 Ý tưởng 2 Ứng dụng “Cộng đồng chia sẻ mẹo tiết kiệm”

(Community Budget Tips).

- Mô tả: Ứng dụng cho phép sinh viên chia sẻ các mẹo tiết kiệm và kinh nghiệm

quản lý chi tiêu trong cộng đồng người dùng Họ có thể bình luận và học hỏi lẫn nhau

Điểm mạnh Điểm yếu

1 Tạo môi trường giao lưu, giúp

sinh viên học hỏi từ kinh nghiệm

thực tế của người khác

1 Thiếu hướng dẫn trực tiếp và cụ thể cho từng cá nhân

2 Tăng cường động lực kiếm tiền 2 Khó kiểm soát chất lượng thông

tin chia sẻ, gây hoang mang cho người dùng

 Kết luận: Không khả thi

2.3 Ý tưởng 3 Ứng dụng “Nhật ký chi tiêu thủ công” (Manual

Expense Journal).

- Mô tả: Ứng dụng cho phép sinh viên ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày theo cách thủ công, sau đó sẽ thống kê chi tiêu cuối tháng và đưa ra phân tích

Điểm mạnh Điểm yếu

1 Tập trung vào việc tự giác ghi

chép, nâng cao ý thức kiểm

1 Quá phụ thuộc vào tính kỷ luật của

Trang 13

soát chi tiêu người dung.

2 Dễ sử dụng và đơn giản hóa 2 Khó duy trì thường xuyên, thiếu

tính năng tự động hóa, dễ khiến người dùng từ bỏ

 Kết luận: Không khả thi.

2.4 Ý tưởng 4 Ứng dụng: “Save Wisely” - Trợ lý quản lý chi tiêu cá

nhân.

- Mô tả: Save Wisely là ứng dụng giúp sinh viên quản lý ngân sách cá nhân một

cách toàn diện, gồm các tính năng lập kế hoạch ngân sách hàng tháng, theo dõi chi tiêu tự động, nhắc nhở khi sắp chạm ngưỡng ngân sách, và đề xuất các mẹo tiết kiệm dựa trên thói quen chi tiêu Ứng dụng cũng cung cấp các bài học ngắn gọn về quản lý tài chính cá nhân và một bảng tổng hợp chi tiêu hàng tháng

Điểm mạnh Điểm yếu

1 Đầy đủ tính năng tự động hóa,

giúp sinh viên tiết kiệm thời

gian và quản lý chi tiêu hiệu

quả hơn

Đòi hỏi khả năng tích hợp công nghệ

2 Dễ sử dụng, có hướng dẫn chi

tiết, trực quan hóa chi tiêu

3 Cá nhân hóa theo thói quen của

từng người dùng

 Kết luận: Phương án Khả thi nhất

- Qua những phương án được liệt kê ở trên, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn phương án khả thi nhất: Ứng dụng: “Save Wisely” - Trợ lý quản lý chi tiêu cá nhân Tuy phương pháp này vẫn còn một số thiếu sót nhưng sẽ giải quyết được vấn đề một cách tối ưu nhất có thể so với các phương pháp đề ra trước đó

Trang 14

PHẦN IV: TẠO MẪU THỬ (PROTOTYPE).

1 Công cụ thực hiện:

- Từ việc xác định được nhu cầu của các bạn sinh viên, nhóm chúng tôi bắt đầu tạo mẫu thử bằng cách sử dụng một số công cụ phần mềm như Sketch, Figma, Với những công cụ hỗ trợ này, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành mẫu thử dưới dạng cơ bản, đơn giản nhất nhưng vẫn có đầy đủ trọn vẹn những lợi ích cần thiết cho nhu cầu và mong muốn của các bạn sinh viên

2 Tiêu chí:

Hình 5 Đăng nhập vào app Save Wisely.

a, Tính khả dụng.

- Giao diện và tính năng đơn giản, dễ hiểu, dễ thao tác cho người dung, đặc biệt

là các sinh viên chưa quen với các công cụ quản lý tài chính

Trang 15

- Cách bố trí các nút, chức năng và các thành phần khác cần hỗ trợ trực quan và không gây nhầm lẫn

Hình 6 Dễ dàng nhập tiền thu, chi.

b, Phù hợp với nhu cầu.

- Bao gồm các tính năng quan trọng mà sinh viên cần, như quản lý chi tiêu hàng tháng, lập kế hoạch ngân sách, và nhắc nhở chi tiêu

- Tính năng và cách thiết kế phải giúp sinh viên dễ dàng theo dõi và điều chỉnh chi tiêu, từ đó giảm căng thẳng tài chính

Trang 16

Hình 7 Các tính năng chính của app.

c, Tính trực quan và thẩm mỹ.

- Các biểu tượng, màu sắc, và chữ dễ nhìn và giúp người dùng thao tác nhanh

chóng mà không cần nhiều hướng dẫn

- Được thiết kế với phong cách trẻ trung, hấp dẫn thu hút người dùng trẻ

Trang 17

Hình 8 Các biểu tượng và chữ của app.

3 Tính năng.

- Theo dõi chi tiêu:

+ Người dùng nhập chi tiêu bằng cách chọn danh mục, nhập số tiền, ghi chú và chọn ngày

+ Khi lưu, hệ thống sẽ tự động cập nhật tổng chi tiêu, ngân sách còn lại và hiển thị ở Dashboard

- Lập ngân sách:

+ Cho phép người dùng thiết lập hạn mức cho từng danh mục Khi mức chi tiêu chạm hoặc vượt quá ngân sách, ứng dụng sẽ gửi cảnh báo

+ Tính năng đặt lại ngân sách vào đầu tháng hoặc tùy chỉnh theo yêu cầu

- Thông báo nhắc nhở: Cảnh báo chuông hoặc thay đổi giao diện của ứng dụng khi chi tiêu sắp vượt ngân sách, với tùy chọn bật/tắt thông báo hoặc điều chỉnh tần suất thông báo

- Báo cáo và phân tích: Hệ thống sẽ tự động cập nhật và hiển thị báo cáo sau mỗi lần nhập chi tiêu, cho phép người dùng xem các khoản chi lớn nhất, xu hướng chi tiêu theo thời gian, và so sánh giữa các tháng

Trang 18

- Mẹo tiết kiệm và thông tin ưu đãi: Cung cấp một khu vực riêng để hiển thị các mẹo tiết kiệm dựa trên thói quen chi tiêu của sinh viên, và hiển thị các thông tin

ưu đãi từ các cửa hàng hoặc quán ăn cho sinh viên

- Thử thách tiết kiệm: Thiết kế phần thử thách tiết kiệm hàng tuần, tạo động lực cho sinh viên thực hiện các mục tiêu tài chính nhỏ

 Cùng với những cách thực hiện trên, mẫu thử của App Save Wisely của nhóm

chúng tôi đã ra đời, những giải pháp và chức năng đã đề ra trong app này không những giải quyết được các tình trạng của vấn đề quản lý chi tiêu đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi mà còn giúp cho sinh viên có khả năng tiết kiệm môt quỹ riêng

Vì lẽ đó, phương pháp giải quyết này là tối ưu hơn cả

PHẦN V: KIỂM TRA (TEST).

1 Quá trình thực hiện.

Dự án tiến hành thử nghiệm trên một nhóm nhỏ sinh viên nằm trong độ tuổi từ 18-24 và đang sống xa nhà Sau một tuần sử dụng, sẽ tiến hành thu thập các phản hồi từ người dùng thông qua khảo sát trực tiếp

2 Đánh giá.

- Về giao diện người dùng:

 Nguyễn Thanh Hương: “Giao diện ứng dụng rất thân thiện và dễ sử dụng Các danh mục chi tiêu được sắp xếp hợp lý và dễ tìm Tuy nhiên, phần màu sắc có thể làm nổi bật hơn ở các mục quan trọng, giúp người dùng dễ nhận biết các thông tin quan trọng hơn.”

 Trần Minh Khoa: “Mình thích phần thiết kế đơn giản, không quá rối mắt

Dễ dàng nhập chi tiêu và kiểm tra các danh mục Tuy nhiên, nếu thêm tính năng hướng dẫn ban đầu sẽ giúp mình làm quen nhanh hơn, vì lúc đầu hơi mất thời gian để hiểu rõ tính năng.”

- Tính năng theo dõi chi tiêu:

Ngày đăng: 29/11/2024, 11:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w