1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo cuối kỳ học phần Đầu tư quốc tế Đề tài thương vụ m&agiữa jollibee và highlands

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thương vụ M&AGIỮA JOLLIBEE VÀ HIGHLANDS
Tác giả Hồ Nguyễn Quỳnh Chi, Nguyễn Thị Thảo Vy, Đào Thị Thuỷ, Đoàn Thị Thu Hoài, Thân Thị Hạnh Vy
Người hướng dẫn Th.S Lê Thị Thanh Nga
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Đầu tư Quốc tế
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 506,66 KB

Nội dung

Highlands Coffee, một thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực cà phê và chuỗi quán café tại Việt Nam, có sức hút lớn đối với Jollibee nhờ vào thị trường cà phê đang phát triển mạnh mẽ ở khu v

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

-oOo -BÁO CÁO CUỐI KỲ HỌC PHẦN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

THƯƠNG VỤ M&AGIỮA JOLLIBEE VÀ HIGHLANDS

Giảng viên hướng dẫn:

Th.S Lê Thị Thanh Nga Nhóm sinh viên thực hiện: Hồ Nguyễn Quỳnh Chi

Nguyễn Thị Thảo Vy Đào Thị Thuỷ Đoàn Thị Thu Hoài Thân Thị Hạnh Vy

Huế, tháng 10 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC Lời mở đầu……… 1

Phần I: Đặt vấn đề………

Phần II: Nội dung về thương vụ giữa Jollibee và Highlands

Chương I: Tổng quan về Jollibee và Highlands

Chương II: Nội dung về thương vụ giữa Jollibee và Highlands

Chương III: Đánh giá và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh của Highland trong tương lai

Phần III: Kết luận

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Thanh Nga - Giảng viên bộ môn Đầu Tư Quốc Tế đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gian môn học Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của cô, chúng em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài báo cáo của mình

Tiếp đến, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế -Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có được nền tảng tốt như ngày hôm nay Ngoài ra, không thể không nhắc đến sự hậu thuẫn từ gia đình và bạn bè,

là chỗ dựa tinh thần của chúng em trong thời gian vừa qua Sự thành công của bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người

Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi nhiều thiếu sót Kính mong cô thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn

Nhóm thực hiện báo cáo

Trang 4

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tổng quan tình hình kinh tế:

Với sự ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, căng thẳng chính trị leo thang, đặc biệt sau tác động của 2 cuộc chiến Nga – Ukraine và cuộc chiến giữa Israel – Palestine,

và sự kết thúc không khả quan của thị trường M&A vào năm 2022, các hoạt động M&A năm 2023 vẫn chưa thể diễn ra sôi nổi và năng động như kỳ vọng

Nhiều ý kiến chuyên gia phân tích thương vụ M&A trên toàn cầu cho rằng họ tương đối lạc quan về triển vọng năm 2024, vì hoạt động giao dịch đang có dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn Tuy rằng những thách thức đối với các nhà giao dịch vẫn còn - đặc biệt là chi phí vốn cao hơn, nhưng điều này sẽ thúc đẩy các công ty xem xét các giao dịch lớn hoặc mang tính chuyển đổi với mức độ giám sát thậm chí còn cao hơn Họ cũng đồng tình rằng việc theo đuổi mua lại trong năm 2024 sẽ thúc đẩy tăng trưởng và định hình lại doanh nghiệp Ông Jens Kengelbach, người đứng đầu bộ phận M&A toàn cầu của Boston Consulting Group chia sẻ

1.1 Trên Thế giới

Sự chậm lại dai dẳng trong hoạt động M&A kể từ nửa đầu năm 2022 thể hiện rõ ở khắp các khu vực Các thị trường như Ấn Độ, Đài Loan, Ý và Romania cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn một chút, trong khi Mỹ, Canada, Pháp và Đức bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Các nhà giao dịch táo bạo của công ty, đặc biệt là những người có vị thế tài chính mạnh, đã tận dụng tình hình không chắc chắn bằng cách tìm kiếm món hời hoặc theo đuổi các cuộc đàm phán M&A mà hai năm trước không thể thực hiện được Khối lượng giao dịch M&A toàn cầu trong nửa đầu năm 2023 – bao gồm nhiều loại giao dịch khác nhau, như các giao dịch cổ phần thiểu số và các vòng tài trợ vốn mạo hiểm — tiếp tục sụt giảm so với năm ngoái sau hoạt động giao dịch phá

kỷ lục của năm 2021 Tính đến nửa đầu năm 2023, tổng trị giá giao dịch M&A chỉ đạt 1,3 nghìn tỷ USD, là mức thấp thứ hai trong vòng 10 năm qua Hai quý đầu năm nay có khối lượng giao dịch hàng quý thấp thứ hai và thứ ba kể từ năm 2017

Trang 5

Các số liệu này vẫn không có xu hướng tích cực sau các hoạt động M&A toàn cầu được công bố trong Quý 3 Cụ thể, tổng giá trị giao dịch M&A trong Quý 3 năm

2023 chỉ đạt 641 tỷ USD, đây là khối lượng quý 3 thấp nhất kể từ năm 2013 Ngoài ra, tổng khối lượng giao dịch M&A toàn cầu năm 2023 tính đến Quý 3 (1,95 nghìn tỷ USD) đã thấp hơn gần 1 nghìn tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022 (2,91 nghìn tỷ USD) và là tổng giá trị ba phần tư thấp nhất kể từ năm 2013 (1,77 nghìn tỷ USD)

Tại thị trường Nhật Bản:Trong thương vụ tư nhân hóa lớn nhất, Japan Industrial Partners đã công bố kế hoạch mua lại Toshiba – một gã khổng lồ công nghệ đang gặp khó khăn, với giá 15 tỷ USD Liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bất chấp giá trị đồng yên mất giá, các khách hàng chiến lược Nhật Bản vẫn quan tâm đến việc mua lại các công ty chăm sóc sức khỏe quốc tế, nhằm khai thác các nguồn doanh thu mới

Hay: Cola Europacific Partners tuyên bố mua lại các hoạt động của Coca-Cola tại Philippines với giá 1,8 tỷ USD, nhằm trở thành nhà đóng chai lớn nhất thế giới về loại nước giải khát mang tính biểu tượng này

1.2 Tại Việt Nam

Theo dữ liệu từ Công ty kiểm toán KPMG Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm

2023, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam có 265 giao dịch, đạt giá trị hơn 4,4 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG tại Việt Nam và Campuchia nhìn nhận, xu hướng chung thị trường M&A Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng M&A đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của nhiều tập đoàn lớn

Thứ hai, thương vụ M&A bất động sản công nghiệp khi ESR Group Limited mua lại cổ phần chiến lược Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (BW Industrial) với tổng giá trị 450 triệu USD

Trang 6

Thứ ba là thương vụ M&A y tế, Thomson Medical Group (Singapore) đồng ý mua lại cổ phần kiểm soát tại Bệnh viện Pháp Việt với giá hơn 381 triệu USD cũng được nhắc tới nhiều trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Thứ tư là thương vụ M&A bất động sản, Gamuda Land ký thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần để mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty Bất động sản Tâm Lực với mức giá trị thương vụ gần 316 triệu USD, tức tương đương khoảng 7.200 tỉ đồng

2 Tính cấp thiết

Đặc biệt, trong những năm gần đây không thể không kể đến thương vụ mua lại giữa Jollibee và Highland coffee

Jollibee quyết định mua lại chuỗi cà phê Highlands Coffee là một chiến lược phù hợp với mục tiêu mở rộng và đa dạng hóa hoạt động của tập đoàn Highlands Coffee, một thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực cà phê và chuỗi quán café tại Việt Nam, có sức hút lớn đối với Jollibee nhờ vào thị trường cà phê đang phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là tại Việt Nam – một trong những quốc gia có mức tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới

Một trong những lý do chính khiến Jollibee chọn Highlands Coffee là khả năng tăng cường sự hiện diện tại thị trường trong nước, cũng như việc tiếp cận thêm vào phân khúc khách hàng trung và cao cấp thông qua mô hình quán cà phê Bên cạnh

đó, Highlands Coffee có khả năng phát triển ra khu vực quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu cà phê chất lượng cao tại các thị trường châu Á khác cũng đang tăng Thương hiệu này mang lại cho Jollibee một cơ hội mở rộng thị trường và cung cấp dịch vụ đa dạng hơn, góp phần vào sự ổn định và phát triển lâu dài của tập đoàn trong khu vực Nhằm hiểu sâu và làm rõ về thương vụ mua bán giữa hai ông lớn trong ngành F&B và là một sự hợp tác kinh doanh xuyên quốc gia Nhóm chúng em đã thu thập dữ liệu, phân tích và nghiên cứu để đưa ra bài phân tích tổng quan về thương vụ mua bán của hai nhãn hàng trên

Trang 7

PHẦN II: NỘI DUNG VỀ THƯƠNG VỤ GIỮA JOLLIBEE VÀ HIGHLANDS

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ JOLLIBEE VÀ HIGHLANDS

1 Tổng quan về Jollibee

Ngày 28/1/1978, tập đoàn Jollibee được thành lập tại Philippines Jollibee là một câu chuyện thành công phi thường: từ 2 tiệm kem nhỏ hình thành vào năm 1975, chuyên bán các món ăn nóng và bánh mì kẹp trở thành công ty với 7 cửa hàng vào năm 1978, chuyên về bơ gơ, sau đó trở thành một công ty đã tạo nên cuộc cách mạng thức ăn nhanh tại Philippines Tập đoàn Jollibee đã xây dựng thành công hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh rộng khắp Philippines với trên 800 cửa hàng, cùng với hơn 100 cửa hàng tại thị trường quốc tế như Ả Rập Thống Nhất, Qatar, Hong Kong, các tiểu vương quốc Ả Rập Xê Út, Brunei, Trung Quốc, Singapore, Mỹ và Việt Nam

Hiện nay Jollibee đã trở thành tập đoàn thức ăn nhanh hàng đầu tại Philippines Với hơn 12 nhãn hàng, hàng ngàn cửa hàng kinh doanh ẩm thực, và hệ thống cửa hàng nhượng quyền rộng khắp trong nước và quốc tế, Jollibee khát khao mang đến cho khách hàng không chỉ những sản phẩm ngon, chất lượng mà còn thể hiện các nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất Khách hàng khi đến với Jollibee vừa thưởng thức những bữa ăn ngon, vừa trải nghiệm không gian ấm cúng, thân thiện, vui vẻ, và được tận hưởng những giây phút hạnh phúc, thoải mái nhất bên gia đình

và người thân

Cửa hàng Jollibee đầu tiên được mở tại Việt Nam vào năm 1996 Kể từ đó, Jollibee đã nỗ lực hết mình để mang đến các gia đình Việt Nam những bữa ăn ngon miệng với giá cả hợp lý nhất

Ngày 01/12/2011, tập đoàn Jollibee đã sát nhập thêm 2 thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam chuyên về kinh doanh nhà hàng và cà phê cao cấp là Highlands

Trang 8

Coffee và Phở 24, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tập đoàn Jollibee tại Việt Nam

Hiện nay hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee đã có hơn 70 cửa hàng trải dài hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam như: Hà Nội, Ninh Bình, Hạ Long, Hải Phòng,

Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương, Biên Hòa, Rạch Giá, Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau…

Hình 1.1 Logo thương hiện Jollibee

2 Tổng quan về Highlands

Từ tình yêu với Việt Nam và niềm đam mê cà phê, năm 1999, thương hiệu Highlands Coffee ra đời với khát vọng nâng tầm di sản cà phê lâu đời của Việt Nam và lan rộng tinh thần tự hào, kết nối hài hoà giữa truyền thống với hiện đại Bắt đầu với sản phẩm cà phê đóng gói tại Hà Nội vào năm 2000, công ty đã nhanh chóng phát triển và mở rộng thành thương hiệu quán cà phê nổi tiếng và không ngừng mở rộng hoạt động trong và ngoài nước

Năm 2002 Tập đoàn Việt Thái (Viet Thai International – chủ sở hữu Highlands) được thành lập Tập đoàn mở cửa hàng cà phê đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh gần nhà thờ Đức Bà sau đó có thêm một cửa hàng nữa ở Hà Nội

Trang 9

Tính đến năm 2009, công ty đã mở 80 điểm bán hàng ở sáu tỉnh thành trên toàn Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu

và Đồng Nai)

Năm 2011, Viet Thai International bán 49% bộ phận kinh doanh ở Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh ở Hồng Kông cho tập đoàn Joliibee của Phillipines với mức giá 25 triệu USD Cũng trong năm này, Highlands mua lại chuỗi cửa hàng Phở 24 của ông Lý Quý Trung với mức giá khoảng 20 triệu USD

Năm 2015 Highlands mở rộng số cửa hàng lên 75, tính đến cuối tháng 3 năm

2017, công ty có tổng cộng 180 cửa hàng trên 14 tỉnh thành của Việt Nam Tính đến tháng 2 năm 2019, hãng có 211 cửa hàng

Đến hiện tại chuỗi thương hiệu này đã mở rộng trên 500 cửa hàng và được biết đến là top chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất tại Việt Nam

Hình 1.2 Logo thương hiệu Highlands

Trang 10

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VỀ THƯƠNG VỤ GIỮA JOLLIBEE VÀ HIGHLANDS

1 Thông tin về thương vụ giữa Jollibee và Highlands

Thương vụ Jollibee mua lại Highlands Coffee diễn ra vào năm 2011, khi Highlands đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và mở rộng ra khu vực Đông Nam

Á Vào thời điểm này, thị trường cà phê tại Việt Nam cũng đang bùng nổ với sự gia nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế

Ngày 20/01/2012, Tập đoàn Jollibee, thông qua JWPL(Jollibee Worldwide Pte Ltd - đơn vị Jollibee năm giữ trực tiếp 100% vốn), đã mua 50% cố phần của SuperFoods Group Trong đó, 50% cổ phần tại SuperFoods Group sẽ bao gồm: 49% cổ phần của CTCP SF Vũng Tàu (thành lập tại VN) và 60% cổ phần Blue Sky Holding Ltd tại HongKong (bộ phận kinh doanh Hong Kong của tập đoàn VTI do doanh nhân David Thái sở hữu) Thỏa thuận thành lập liên doanh được ký kết vào 20/5/2011 giữa Tập đoàn Jollibee (thông qua JWPL) và đối tác CTCP Quốc tế Việt Thái và công ty TNHH Quốc tế Việt Thái (Công ty liên doanh được gọi là SuperFoods Group) Theo thỏa thuận, Tập đoàn Jollibee đóng góp tổng cộng

25 triệu USD để giành được 50% quyền sở hữu thực tế SuperFoods Group Ngoài

ra, có một điều khoản đáng chú ý JWPL thông qua JSF là phải cho các đối tác -những đơn vị đồng sở hữu SuperFoods Group - cụ thế là CTCP Quốc tế Việt Thái

và Công ty TNHH Quốc tế Việt Thái hoặc cả hai (điều này báo cáo tài chính của

Trang 11

Jollibee không nói rõ) vay khoản tiền trị giá 35 triệu USD với lãi suất 5%/năm, bắt đầu vào ngày 30/6/2011 và thời điểm thanh toán là tháng 6/2016, bao gồm gốc và lãi Việt Thái đã dùng số cổ phần của mình tại SuperFoods Group để thế chấp cho khoản vay 35 triệu USD này

Trong giai đoạn 2013 - 2015, Việt Thái tiếp tục vay Jollibee 2 triệu USD với mục đích ghi nhận phát triển doanh nghiệp Tính đến tháng 6/2016, tổng nợ vay phải trả của Việt Thái với Jollibee là 42.25 triệu USD, bao gồm 37 triệu USD nợ gốc (thế chấp bởi cổ phần SuperFoods Group) và 5.25 triệu USD tiền lãi Điều này dấy lên nghi vấn Việt Thái bán lần lượt phần vốn của mình tại SuperFoods Group và dần buông tay chuỗi cà phê Highlands Coffee Về phía Jollibee, để mua VTI, Tập đoàn

đã bán chuỗi cà phê Ti- Amo của Hàn Quốc khi mới sở hữu được hơn 1 năm Sau khi mua lại VTI, Jollibee sẽ được nhượng quyền Hard Rock Café tại Việt Nam,

Ma Cao và HongKong (thuộc quyền của VTI từ trước) và thương hiệu Phở 24 Jollibee khẳng định muốn đưa Highlands Coffee vào các hệ thống nhà hàng khác của Jollibee trên toàn châu Á Đây sẽ là giá trị gia tăng đáng kể cho Jollibee, bởi vì hiện nay cà phê Việt Nam đã được cả thế giới công nhận đạt chất lượng hàng đầu Ngược lại, hành động của Jolibee cho thấy rằng họ muốn đưa thương hiệu của mình thâm nhập sâu rộng vào thị trường Việt Nam thông qua Highlands Coffee Minh chứng là sau khi mua Highlands Coffee, JolliBee cũng đưa thương hiệu cà phê vào chuỗi nhà hàng của mình ngoài thị trường Việt Nam và ít nhiều gây được

ấn tượng với thực khách Tập đoàn Jolibee đã không công bố nhiều kế hoạch đẩy mạnh phát triển Highlands Coffee

Đây là một bước đi chiến lược quan trọng cho cả hai bên, cho phép Jollibee có quyền kiểm soát một phần hoạt động của Highlands và giúp Highlands phát triển mạnh hơn với sự hỗ trợ tài chính từ Jollibee

2 “Sức quyến rũ” của Highlands- Lý do tại sao Jollibee quyết định mua lại Highlands:

Tiềm năng thị trường: Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê

lớn nhất thế giới và văn hóa uống cà phê tại Việt Nam rất mạnh mẽ Highlands

Trang 12

Coffee đã khẳng định mình là một thương hiệu mạnh, có độ nhận diện cao tại thị trường Việt Nam với mô hình kinh doanh thành công nhờ việc kết hợp văn hóa cà phê truyền thống với phong cách hiện đại Thương hiệu này đã mở rộng đáng kể với hàng trăm cửa hàng trên toàn quốc, nhắm đến cả khách hàng trẻ và người tiêu dùng thành thị, những nhóm khách hàng có mức chi tiêu lớn

Kết quả kinh doanh ấn tượng của Highlands: Vào thời điểm thương vụ diễn ra,

Highlands Coffee đã có sự tăng trưởng ổn định với lượng khách hàng lớn và doanh thu khả quan Năm 2011, Highlands Coffee đã đạt được độ phủ sóng lớn với hơn

80 cửa hàng, phục vụ hơn 5 triệu lượt khách hàng mỗi năm, chiếm khoảng 15-20% thị phần trong phân khúc cà phê tại các thành phố lớn và liên tục mở rộng quy mô Điều này cho thấy Highlands là một thương hiệu có khả năng sinh lời lớn, đặc biệt

là khi xu hướng tiêu dùng cà phê tiếp tục tăng cao tại Việt Nam

Lợi thế cạnh tranh tốt: Highlands Coffee mang lại nhiều lợi ích cạnh tranh hấp

dẫn cho Jollibee đặc biệt trong bối cảnh thị trường thức ăn nhanh và đồ uống đang ngày càng cạnh tranh Thương hiệu mang lại lợi thế trong việc nắm bắt thị hiếu người Việt, nhờ vào kinh nghiệm lâu năm trong ngành, giúp Jollibee nhanh chóng thích nghi và cạnh tranh hiệu quả trên thị trường nội địa Sự kết hợp giữa hai thương hiệu lớn tạo ra hiệu ứng cộng hưởng, tăng cường nhận diện thương hiệu cho cả hai bên và tối ưu hóa chi phí hoạt động Đồng thời, Highlands đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới với sản phẩm lành mạnh và trải nghiệm khách hàng thú vị, giúp Jollibee thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn Sự thích ứng nhanh chóng với xu hướng tiêu dùng hiện đại và sự gia tăng nhu cầu cà phê trong khu vực Đông Nam Á sẽ giúp Highlands Coffee tạo ra một nền tảng vững chắc, hỗ trợ Jollibee trong việc mở rộng danh mục sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

Góc nhìn của nhà đầu tư: Jollibee nhận thấy tiềm năng mở rộng mạnh mẽ của

Highlands Coffee không chỉ ở Việt Nam mà còn trên các thị trường quốc tế Cà phê Việt Nam đã có tiếng tăm toàn cầu, và Highlands Coffee có khả năng trở thành một sản phẩm xuất khẩu chiến lược Thêm vào đó, thị trường cà phê toàn

Ngày đăng: 04/11/2024, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w