1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy hoạch các khu Đô thị mới của hà nội theo hướng carbon thấp planning new urban areas in hanoi in the orientation of low carbon

166 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Hoạch Các Khu Đô Thị Mới Của Hà Nội Theo Hướng Carbon Thấp
Tác giả Hoàng Thị Hương Giang
Người hướng dẫn TS. Lê Quỳnh Chi, PGS.TS. Lưu Đức Cường
Trường học Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
Chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 7,39 MB

Nội dung

Các kết quả của luận án sẽ bổ sung hệ thống cơ sở lý thuyết và phương pháp quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị mới theo hướng carbon thấp tập trung vào lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

Hoàng Thị Hương Giang

QUY HOẠCH CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘI

THEO HƯỚNG CARBON THẤP Planning new urban areas in Hanoi in the orientation of low -

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

Hoàng Thị Hương Giang

QUY HOẠCH CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI CỦA HÀ NỘI THEO

HƯỚNG CARBON THẤP Planning new urban areas in Hanoi in the orientation of low -

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nghiên cứu sinh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, bộ môn Quy hoạch - Trường Đại

học Xây dựng Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này

Tôi xin thành kính gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS Lưu Đức Cường, người thầy

và người lãnh đạo trân quý đã không may từ trần vào tháng 7 năm 2022 PGS Lưu Đức Cường là người đã đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường hơn 3 năm đầu của luận án, cũng là người dẫn dắt tôi tiếp cận với lĩnh vực phát triển carbon thấp thông qua dự án “Cam kết thành phố tham vọng” của ICLEI – Hội động địa phương

về sáng kiến khí hậu Sự ra đi của anh là sự mất mát với nền khoa học nước nhà và

cũng là mất mát to lớn đối với nghiên cứu này của nghiên cứu sinh

Tôi xin trân trọng cảm ơn và khắc ghi sâu sắc sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS Lê Quỳnh Chi trong suốt quá trình nghiên cứu luận

án, người đã đảm nhiệm trọng trách hướng dẫn chính cho nghiên cứu sinh sau khi PGS Lưu Đức Cường từ trần Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, chuyên gia đã đóng góp các ý kiến cho luận án; xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, chuyên viên, … đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi được khảo sát, lấy số liệu phục vụ

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN ÁN

Câu hỏi nghiên cứu

Luận án đặt ra những câu hỏi chính sau:

- Vai trò của quy hoạch đô thị trong công tác xây dựng các KĐTM carbon thấp?

- Mối quan hệ giữa sử dụng đất và phát thải carbon trong quy hoạch KĐTM theo hướng carbon thấp và phương pháp kiểm kê phát thải carbon cho các KĐTM tại Hà Nội gắn với sử dụng đất như thế nào?

- Làm thế nào để xây dựng mô hình quy hoạch các KĐTM tại Hà Nội theo hướng carbon thấp?

Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng hệ số phát thải/ hấp thụ carbon trên 1 đơn vị diện tích (m2 sàn) cho các chức năng sử dụng đất trong các KĐTM tại Hà Nội

Phương pháp xây dựng kịch bản phát thải carbon gắn với chức năng sử dụng đất tại các KĐTM của Hà Nội

Giải pháp quy hoạch sử dụng đất và không gian các KĐTM tại Hà Nội theo hướng carbon thấp

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp kế thừa; Phương pháp đánh giá tổng hợp; Phương pháp nghiên cứu điển hình; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp logic; Phương pháp kiểm kê phát thải carbon; Phương pháp mô hình thuật tối ưu đa mục tiêu sử dụng giải thuật tiến hóa; Phương pháp thực nghiệm

Kết quả nghiên cứu

- Tổng hợp các lý luận, nghiên cứu liên quan đến phát triển KĐTM carbon thấp trên toàn thế giới và ở Việt Nam

- Đề xuất phương pháp kiểm kê phát thải carbon tại các KĐTM tại Hà Nội dựa trên các chức năng sử dụng đất chính: (1) Đất ở cao tầng (2) Đất ở Biệt thự, (3) Đất

ở liền kề, (4) Đất TMDV, (5) Đất công cộng, (6) Đất cây xanh Các chỉ số phát thải/

Trang 6

hấp thụ trên 1 đơn vị diện tích được ước tính dựa trên các số liệu khảo sát và QC,

và hệ số áp dụng các giải pháp công nghệ và không gian nhằm giảm mức phát thải/hấp thụ của phương án Giải pháp này cũng đồng thời đưa ra 2 giải pháp sử dụng đất cây xanh theo mặt bằng và theo không gian Về cơ bản, các giải pháp sử dụng đất được đưa ra tương đối linh hoạt, nhiều lựa chọn phù hợp áp dụng cho từng trường hợp cụ thể, từng vị trí và tiềm năng kinh thế, trình độ khoa học khác nhau

- Chạy thực nghiệm cho KĐTM có diện tích 300ha

- Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian, tập trung vào mục tiêu giảm phát thải thông qua giảm tiêu thụ năng lượng điện (giảm hệ số k1) và tăng khả năng hấp thụ carbon của cây xanh (tăng diện tích hoặc tăng hệ số k2)

Kết luận

Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đều đã đưa ra các cam kết về cắt giảm lượng phát thải carbon Ngành xây dựng cũng đã đặt ra các mục tiêu cho các giai đoạn 2025 – 2030 và tầm nhìn 2050, trong đó có các mục tiêu dành riêng cho KĐTM Có thể thấy, mô hình phát triển theo KĐTM theo hướng carbon thấp rất được quan tâm và có tiềm năng trở nên ngày một phổ biến

Các kết quả của luận án sẽ bổ sung hệ thống cơ sở lý thuyết và phương pháp quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị mới theo hướng carbon thấp (tập trung vào lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian); Là tài liệu học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành kiến trúc, ngành quy hoạch tại các trường đại học chuyên ngành kiến trúc xây dựng; là tài liệu tham khảo cho công tác lập quy hoạch, quản lý phát triển đô thị theo hướng carbon thấp, gắn với phát

triển bền vững

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT LUẬN ÁN iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC HÌNH VẼ x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Những đóng góp mới của luận án 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

6 Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án 3

7 Cấu trúc luận án 6

NỘI DUNG 7

Chương 1 Tổng quan tình hình phát triển các KĐTM trên thế giới và tại Hà Nội theo hướng carbon thấp 7

1.1 Tổng quan tình hình phát triển các khu đô thị trên thế giới theo hướng carbon thấp: 7

1.1.1 Tổng quan tình hình phát triển đô thị carbon thấp trên thế giới 7

1.1.2 Tổng quan tình hình quy hoạch các khu dân cư carbon thấp trên thế giới 11

1.2 Tình hình quy hoạch các KĐTM tại Việt Nam theo hướng carbon thấp 14

1.2.1 Tình hình phát thải carbon tại Việt Nam 14

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển mô hình KĐTM tại Việt Nam 15

1.2.3 Phân loại KĐTM tại Việt Nam 17

1.2.4 Quy hoạch KĐTM theo hướng carbon thấp tại Việt Nam 19

1.3 Tình hình quy hoạch các KĐTM tại Hà Nội theo hướng carbon thấp 23

1.3.1 Tổng quan tình hình quy hoạch các KĐTM tại Hà Nội 23

1.3.2 Tổng quan tình hình phát thải carbon của thành phố Hà Nội: 33

1.3.2.1 Tổng quan tình hình phát thải carbon của thành phố Hà Nội: 33

1.3.2.2 Tổng quan tình hình phát thải carbon tại các KĐTM tại Hà Nội 34 1.4 Tổng quan các phương pháp kiểm phát thải carbon trên thế giới và Việt Nam 37

Trang 8

1.5 Tổng quan các tài liệu, dự án, công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề

tài luận án 40

1.5.1 Các công trình nghiên cứu thế giới 40

1.5.2 Các công trình nghiên cứu trong nước: 46

1.6 Những vấn đề cần nghiên cứu 48

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu nhằm Quy hoạch các khu đô thị mới của Hà Nội theo hướng Carbon thấp 50

2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 50

2.2 Phương pháp nghiên cứu 55

2.3 Khung thiết kế nghiên cứu 64

Chương 3 Cơ sở khoa học nhằm Quy hoạch các khu đô thị mới của Hà Nội theo hướng Carbon thấp 66

3.1 Cơ sở lý thuyết 66

3.1.1.Lý thuyết quy hoạch đô thị carbon thấp 66

3.1.2 Lý thuyết quy hoạch xây dựng đơn vị ở/ khu dân cư carbon thấp 67

3.1.3 Lý thuyết quy hoạch khu dân cư/ khu đô thị mới giảm sử dụng năng lượng 71 3.1.4 Lý thuyết quy hoạch đơn vị ở 74

3.1.5 Lý thuyết về nâng cao khả năng hấp thụ carbon của cây xanh đô thị 76

3.2 Cơ sở pháp lý 77

3.3 Cơ sở thực tiễn 85

3.2.1 Phương pháp kiểm kê phát thải carbon theo IPCC 85

3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch các KĐTM tại Hà Nội theo hướng carbon thấp… 88

3.2.3 Kết quả khảo sát quy hoạch sử dụng đất thông qua 09 KĐTM tại Hà Nội: 94

3.2.4 Kết quả khảo sát cây xanh thông qua 09 KĐTM tại Hà Nội: 96

3.2.5 Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch KĐTM carbon thấp 98

Chương 4 Giải pháp Quy hoạch các khu đô thị mới của Hà Nội theo hướng Carbon thấp 105

4.1 Quan điểm, nguyên tắc quy hoạch các KĐTM tại Hà Nội carbon thấp 105

4.2 Xây dựng phương pháp tính toán phát thải cho KĐTM theo chức năng sử dụng đất 108

a Xác định các nguồn phát thải và hấp thụ trong KĐTM 108

b Xác định mức phát thải/ hấp thụ trên 1 đơn vị diện tích của từng loại đất 109

4.3 Áp dụng tính toán phát thải carbon tại một số KĐTM tại Hà Nội 115

4.4 Bài toán quy hoạch sử dụng đất KĐTM theo hướng carbon thấp 117

Trang 9

4.5 Thực nghiệm bài toán quy hoạch sử dụng đất KĐTM theo hướng carbon

thấp… .120

4.6 Giải pháp tổ chức không gian các KĐTM tại Hà Nội theo hướng carbon thấp… .131

4.4.1 Về cấu trúc và tổ chức không gian: 131

4.4.2 Về tổ chức giao thông: 135

4.4.3 Về tổ chức không gian xanh nhằm tối ưu hóa khả năng hấp thụ carbon: 136

4.7 Bàn luận về kết quả nghiên cứu 140

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO 147 PHỤ LỤC……… PL1

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Bộ chỉ tiêu đô thị xanh Việt Nam [33] 21

Bảng 1.2 Tổng phát thải/hấp thụ khí nhà kính của 5 lĩnh vực năm 2030 của thành phố Hà Nội [25] 34

Bảng 1.3 Chỉ tiêu cấp điện và thu gom chất thải rắn đối với từng loại hình sử dụng đất trong KĐTM [7] 35

Bảng 1.4 Các lĩnh vực và tiểu lĩnh vực phát thải theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia IPCC [79] 40

Bảng 2.1 Danh sách 09 KĐTM điển hình được lựa chọn khảo sát 56

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp đánh giá 09 KĐTM được chọn theo các tiêu chí đề ra 56

Bảng 2.3 Mô tả phương pháp và nguồn số liệu sử dụng để kiểm kê 58

Bảng 3.1 Tổng hợp giải pháp quy hoạch khu dân cư ít carbon [72] 68

Bảng 3.2 Chỉ tiêu đất đơn vị ở bình bình quân toàn đô thị theo loại đô thị [7] 79

Bảng 3.3 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với đồ án QHCT [7] 79

Bảng 3.4 Quy mô tối thiểu của các công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở [7] 80

Bảng 3.5 Bảng phân loại cây bóng mát và các yêu cầu kỹ thuật 84

Bảng 3.6 Thống kê số liệu khảo sát tại các KĐTM tại Hà Nội 94

Bảng 3.7 Các chỉ tiêu trung bình của các loại hình nhà ở trong KĐTM 95

Bảng 3.8 Trung bình số dân trong 1 hộ theo từng loại hình nhà ở 95

Bảng 3.9 Thống kê diện tích cây xanh, mặt nước trong ranh giới KĐTM 97

Bảng 3.10 Đặc tính của cây xanh trong các KĐTM 98

Bảng 3.11 Tiêu chí xây dựng khu dân cư carbon thấp tại Trung Quốc [57] 98

Bảng 3.12 Các chiến lược quy hoạch khu đô thị mới carbon thấp tại Hàn Quốc [69] 103

Bảng 3.13 Các giải pháp quy hoạch thị trấn mới carbon thấp Geomdan, Hàn Quốc [69] 103

Bảng 4.1 Các số liệu hoạt động cấp điện và thu gom chất thải rắn trên 1 đơn vị diện tích (m2) của các chức năng trong KĐTM 109

Bảng 4.2 Hệ số phát thải trên 1 đơn vị diện tích (m2) của các chức năng trong KĐTM tại Hà Nội 110

Bảng 4.3 Mật độ trồng của cây xanh trong KĐTM 111

Bảng 4.4 Hệ số hấp thụ trên 1 đơn vị diện tích của đất cây xanh trong KĐTM 111

Bảng 4.5 Tham khảo các nghiên cứu về giảm tiêu thụ năng lượng để áp dụng hệ số k1, k2 [77] [78] [80] 113

Bảng 4.6 Hệ số sử dụng đất trung bình của các loại đất trong KĐTM tại Hà Nội 120 Bảng 4.7 Bảng thiết lập các tham số thực nghiệm 120

Trang 12

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Phát thải tấn các bon tương đương/ người (tCO2eq/người) trên toàn thế

giới [76] 7

Hình 1.2 Minh họa đặc điểm phân bố của các khái niệm thành phố bền vững trên toàn cầu [70] 9

Hình 1.3 Sự phân bố của các khái niệm bền vững đô thị khác nhau theo thời gian [70] 10

Hình 1.4 Quận mới Kalasatama tại Helsinki: Zero carbon - hạ tầng thông minh, người dân sinh sống trong khu vực có thêm 1 giờ mỗi ngày [50] 12

Hình 1.5 Khu phố ít carbon hình thành tại địa điểm nhà máy điện cũ trên bờ sông San Francisco: Khả năng đi bộ, giao thông hiệu quả, hạ tầng bền vững, Một cộng đồng hoàn chỉnh [50] 13

Hình 1.6 Phát thải carbon qua các thời kỳ của Việt Nam [28] 15

Hình 1.7 Cấu trúc không gian thành phố Hà Nội [15] 23

Hình 1.8 Phân bố các KĐTM tại Hà Nội [45] 24

Hình 1.9 Phân bố theo quy mô các KĐTM tại Hà Nội [45] 26

Hình 1.10 Mô hình đơn vị ở [31] 27

Hình 1.11 KĐTM Linh Đàm có tuyến đường chính đô thị - Vành đai 3 cắt qua 28

Hình 1.12 KĐTM Văn Phú có tuyến đường Văn Khê là đường liên khu vực cắt qua 28

Hình 1.13 KĐTM Việt Hưng 29

Hình 1.14 KĐTM Linh Đàm 29

Hình 1.15 KĐTM Thành phố Giao lưu 29

Hình 1.16 KĐTM Gamuda Garden 29

Hình 1.17 KĐTM Ciputra 29

Hình 1.18 KĐTM Mỗ Lao 29

Hình 1.19 KĐTM Văn Phú 30

Hình 1.20 KĐTM Bắc Cổ Nhuế 30

Hình 1.21 KĐTM Cầu Giấy 30

Hình 1.22 KĐTM Linh Đàm bố trí nhà cao tầng chưa hợp lý 32

Hình 1.23 KĐTM Ciputra được thiết kế tối ưu thông gió và chiếu sáng tự nhiên 32

Hình 1.24 Biểu đồ so sánh tỷ lệ phát thải khí nhà kính năm 2015 của các lĩnh vực [25] 33

Hình 1.25 Nguồn phát thải của một số chức năng sử dụng đất chính trong KĐTM 36

Hình 1.26 Các văn bản chính thức về BĐKH tại Việt Nam 38

Hình 1.27 Các bước thực hiện nghiên cứu đa mục tiêu không gian tối ưu hóa sử dụng đất [54] 43

Hình 2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu tổng thể 50

Hình 2.2 Các lĩnh vực phát thải trong KĐTM có thể tác động bằng QHĐT 51

Hình 2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu luận án 51

Hình 2.4 Mối liên hệ giữa QHĐT và giảm phát thải carbon trong KĐTM 54

Hình 2.5 Sơ đồ các bước Giải thuật di truyền 61

Hình 2.6 Các bước thực hiện phương pháp nghiên cứu của luận án 63

Hình 3.1 Nguyên tắc trung hòa carbon [79] 66

Trang 13

Hình 3.2 Mối quan hệ giữa các biện pháp quy hoạch đô thị và các giải pháp carbon

thấp [61] 67

Hình 3.3 Sáu khía cạnh quy hoạch đơn vị ở carbon thấp [72] 68

Hình 3.4 Các nguyên tắc thiết kế thiết kế khu nhà ở giảm sử dụng năng lượng 71

Hình 3.5 Sơ đồ sân trong các cụm nhà [38] 71

Hình 3.6.Thông gió xuyên qua tòa nhà [38] 71

Hình 3.7 Gió mùa hè Nhà ở được bố trí để đón gió vào khu đất [38] 72

Hình 3.8 Gió mùa đông: những dãy nhà liền mạch ở rìa Bắc cản gió lạnh mùa đông tràn vào khu đất [38] 72

Hình 3.9 Tính toán chiếu sáng và bóng râm các giờ trong ngày [38] 72

Hình 3.10 Sử dụng bóng cây xanh cho giờ trưa không có bóng râm [38] 72

Hình 3.11 Các giải pháp bố trí mặt bằng nhằm tối ưu hóa thông gió tự nhiên [38] 73 Hình 3.12 Sơ đồ bố trí, tổ chức không gian của khu dân cư [38] 74

Hình 3.13 Mô hình đơn vị ở của C.Perry [27] 75

Hình 3.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ và tưới tiêu tới khả năng hấp thụ carbon của cây xanh đô thị [64] 77

Hình 3.15 Các bước thực hiện và yêu cầu về nội dung nhiệm vụ và đồ án QHCT 1/500 83

Hình 3.16 Biểu đồ hướng gió chính và tốc độ gió trung bình của Hà Nội [73] 88

Hình 3.17 Biểu đồ quy mô dân số Hà Nội giai đoạn 2005-2022 [81] 90

Hình 3.18 Biểu đồ tỷ lệ tăng dân số thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2022 [81] 91 Hình 3.19 Cấu trúc làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ [35] 93

Hình 3.20 Bản đồ phố cổ Hà Nội trước 1945 [82] 93

Hình 3.21 Biểu đồ diện tích căn hộ (Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án) 95

Hình 3.22 Bố cục công trình kiến trúc khu đô thị mới [31] 96

Hình 3.23 Low Carbon City: Strategies and Case Studies [60] 100

Hình 3.24 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá của LCCF Malaysia [60] 100

Hình 3.25 Mô hình đô thị Xanh - Carbon thấp tại Hàn Quốc [69] 101

Hình 3.26 Mô hình Khu đô thị carbon thấp Wonju City, Hàn Quốc [69] 102

Hình 3.27 Cấu trúc phát triển thị trấn mới xanh – carbon thấp Geomdan, Hàn Quốc [69] 104

Hình 3.28 Cấu trúc trung tâm TOD xanh – carbon thấp Geomdan, Hàn Quốc [69] 104

Hình 4.1 Nguồn phát thải và hấp thụ trong KĐTM tại Hà Nội 109

Hình 4.2 Lồng ghép bài toán quy hoạch sử dụng đất KĐTM theo hướng carbon thấp vào quy trình quy hoạch hiện nay 118

Hình 4.3 Minh họa Giả thiết 3 123

Hình 4.4 Minh họa Giả thiết 4 127

Hình 4.5 Cấu trúc KĐTM có tuyến đường đô thị xuyên qua 132

Hình 4.6 Cấu trúc KĐTM không có tuyến đường đô thị xuyên qua 132

Hình 4.7.Bố trí mặt bằng mô hình hỗn hợp KĐTM có tuyến đường đô thị xuyên qua 133

Hình 4.8 Minh họa phối cảnh mô hình hỗn hợp KĐTM có tuyến đường đô thị xuyên qua 133

Hình 4.9.Bố trí mặt bằng mô hình hỗn hợp KĐTM không có tuyến đường đô thị xuyên qua 134

Trang 14

Hình 4.10 Minh họa phối cảnh mô hình hỗn hợp KĐTM không có tuyến đường đô thị xuyên qua 134 Hình 4.11 Bố trí mặt bằng mô hình cao tầng KĐTM có tuyến đường đô thị xuyên qua 134 Hình 4.12 Minh họa phối cảnh mô hình cao tầng KĐTM có tuyến đường đô thị xuyên qua 134 Hình 4.13 Bố trí mặt bằng mô hình cao tầng KĐTM không có tuyến đường đô thị xuyên qua 134 Hình 4.14 Minh họa phối cảnh mô hình cao tầng KĐTM không có tuyến đường đô thị xuyên qua 134 Hình 4.15 Minh họa tổ chức giao thông ưu tiên người đi bộ và phương tiện phi cơ giới trong KĐTM 136 Hình 4.16 Minh họa kết nối giao thông chính của KĐTM với tuyến đường chính đô thị 136 Hình 4.17 Minh họa tổ chức giao thông chính của KĐTM kết hợp với tuyến bus đô thị 136 Hình 4.18 Minh họa kết nối giao thông chính của KĐTM với tuyến đường chính đô thị 139 Hình 4.19 Minh họa tổ chức giao thông chính của KĐTM kết hợp với tuyến bus đô thị 139

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Theo báo cáo đánh giá của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại Nguyên nhân chính của BĐKH là do phát thải carbon, trong đó, các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người là nguồn phát thải chính Khu vực đô thị phải chịu trách nhiệm tới 70% lượng phát thải carbon trong khi chỉ chiếm có 2% diện tích Nhiều dự báo cho rằng đô thị hóa kết hợp với sự tăng trưởng chung của dân số thế giới có thể dẫn đến tăng thêm 2,5 tỷ người sống trong đô thị vào năm 2050 [32]

Tại Việt Nam –giảm nhẹ phát thải carbon đã trở thành mục tiêu quốc gia Ngày 12/05/2022, BXD ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn 2050, thực hiện cam kết của

Việt Nam tại COP26, trong đó xác định một số mục tiêu như: đến 2030, 25% các

KĐTM đạt tiêu chí khu đô thị xanh, phát thải các-bon thấp và tăng lên 50% vào năm 2050 [6]

Thành phố Hà Nội cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025: lượng phát thải carbon giảm 12,14% so với mức phát thải năm 2025 khi không có các biện pháp giảm phát thải carbon (khoảng 6,68 triệu tấn CO2); Đến năm 2030: lượng phát thải carbon giảm 18,71% so với mức phát thải năm 2030 khi không có các biện pháp giảm phát thải carbon (khoảng 13,76 triệu tấn CO2) [29] [30]

Theo kết quả kiểm kê phát thải carbon trên địa bàn thành phố cho năm cơ sở

2020, tổng phát thải carbon của Hà Nội năm 2020 của cả 5 lĩnh vực là 13.287,865

nghìn tấn eCO2 (carbon tương đương) [26], chiếm 7% tổng phát thải của quốc gia Số liệu cũng cho thấy phần lớn lượng phát thải carbon của thành phố xuất phát

từ các sinh hoạt hàng ngày của người dân

Đô thị Việt Nam đã và đang tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa từ 23,7% (1999) đã đạt 40% (2020) Trong đó, sự phát triển của các Khu đô thị mới (KĐTM) góp phần không nhỏ cho sự bùng nổ đô thị hóa (đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội) Đến năm 2020, cả nước có khoảng 2500 dự án nhà ở đô thị và KĐTM đang triển khai; tính riêng ở quy mô KĐTM là 764 dự án, thành phố Hà Nội dẫn đầu cả nước với hơn 250 dự án Nếu tất cả các dự án này đi vào hoạt động, dân

Trang 16

số được dung nạp trong các KĐTM tại Hà Nội sẽ là 2,8 triệu người (chiếm hơn ¼ dân số toàn thành phố) Cũng đồng nghĩa với việc các KĐTM sẽ trở thành khu vực phát thải chính của toàn thành phố Công tác quy hoạch đô thị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải carbon trong các KĐTM thông qua lựa chọn giải pháp sử dụng đất, định hướng không gian, quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở cũng như thiết kế đô thị

NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quy hoạch các KĐTM tại Hà Nội theo hướng carbon thấp” từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch nhằm giảm phát thải carbon cho các KĐTM nói riêng và góp phần cho mục tiêu giảm phát thải chung của thành phố Hà Nội và quốc gia

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Xây dựng hệ số phát thải/ hấp thụ carbon trên 1 đơn vị diện tích (m2 sàn) cho các chức năng sử dụng đất trong các KĐTM tại Hà Nội

Đề xuất Phương pháp xây dựng kịch bản phát thải carbon gắn với chức năng

sử dụng đất tại các KĐTM của Hà Nội

Đề xuất Giải pháp quy hoạch sử dụng đất và không gian các KĐTM tại Hà Nội theo hướng carbon thấp

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian các khu đô thị mới tại Hà Nội theo hướng carbon thấp dựa trên phương pháp tính toán giảm phát thải

Phạm vi nghiên cứu: Nội dung quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian của các khu đô thị mới tại Hà Nội với quy mô từ 75ha đến 300 ha, đến năm 2050

4 Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng hệ số phát thải/ hấp thụ carbon trên 1 đơn vị diện tích (m2 sàn) cho các chức năng sử dụng đất trong các KĐTM tại Hà Nội

Đề xuất phương pháp xây dựng kịch bản phát thải carbon gắn với chức năng

sử dụng đất tại các KĐTM của Hà Nội

Đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian các KĐTM tại Hà Nội theo hướng carbon thấp

Trang 17

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Các kết quả của luận án sẽ bổ sung các lý thuyết và phương pháp quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị mới theo hướng carbon thấp (tập trung vào lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian)

Đây có thể là tài liệu học tập chuyên đề cho sinh viên ngành kiến trúc, ngành quy hoạch tại các trường đại học chuyên ngành kiến trúc xây dựng; Là tài liệu nghiên cứu, tham khảo của học viên cao học, nghiên cứu sinh về lĩnh vực quy hoạch cũng như các lĩnh vực phát triển đô thị khác

Giá trị thực tiễn: Các đề xuất của luận án là tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch (cụ thể là QHCT 1/500) và công tác quản lý quy hoạch, mang lại những hiệu quả thiết thực, lâu dài và bền vững cho việc tạo lập các KĐTM theo hướng carbon thấp, gắn với PTBV, đặc biệt là ở những đô thị phát triển nhanh, có mức độ

đô thị hoá cao như Hà Nội và có thể nghiên cứu mở rộng áp dụng tại một số đô thị khác tại Việt Nam

6 Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án

a Khái niệm về giảm nhẹ BĐKH và carbon thấp:

Kịch bản phát thải là một cách trình diễn hợp lý sự phát triển tương lai về

lượng phát thải của các thực thể có hoạt động bức xạ tiềm năng, tức các khí nhà kính (KNK), aerosols, dựa trên một loạt giả định nội tại nhất quán và chặt chẽ về động lực (chẳng hạn phát triển dân số, kinh tế xã hội, thay đổi kỹ thuật) và quan hệ giữa chúng [79]

Kiểm kê phát thải carbon là một bản báo cáo về lượng carbon phát thải ra

hoặc hấp thụ từ bầu khí quyển Danh sách các báo cáo kiểm kê KNK, theo phân loại nguồn, là kết quả lượng KNK phát thải ra bầu khí quyển trong một khoảng thời gian nhất định [79]

Khí nhà kính (Green House Gas – GHG) là thành phần dạng khí và có khả

năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại) trong dải bước sóng của Trái Đất gây ra, được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính Khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO₂, CH₄, N₂O, O₃, các khí CFC [79]

Trang 18

Carbon tương đương (eCO2 – equivalent CO2) là đơn vị đo lường tác động

của các loại khí nhà kính (GHG) khác nhau đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, bằng cách quy đổi về lượng CO2 được tính toán trên cơ sở chỉ số Tiềm năng Nóng lên Toàn cầu Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc

đã xây dựng bộ chỉ số Tiềm năng nóng lên toàn cầu (viết tắt là GWP), đây là chỉ số

đo lường khả năng nóng lên được hấp thụ bởi một lượng khí nhà kính nhất định so với khả năng hấp thụ bởi cùng một khối lượng CO2 trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 100 năm Ví dụ, GWP của metan là 28, của oxit nitơ là 265 Vì vậy, trong khi một tấn metan tương ứng với 28 tấn eCO2, thì một tấn oxit nitơ tương ứng với 265 tấn eCO2 [80]

b Các khái niệm về Khu đô thị mới

Quy hoạch đô thị

Theo Luật Quy hoạch đô thị 2009, quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong

đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị [18]

Khu đô thị mới

Tại khoản 3, điều 3 Luật quy hoạch đô thị 2009: Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở Khi hình thành một khu đô thị mới cần đảm bảo được các tiêu chí được quy định tại khoản 3 điều 1.2 của QCXDVN 01:2008/BXD về khu đô thị [18] Theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, “khu đô thị mới” là khu xây dựng mới tập trung theo dự án, được đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và phát triển nhà của toàn khu, được gắn với một đô thị hiện có [4]

Theo Nghị định 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 (đã hết hiệu lực),

“Dự án khu đô thị mới" (sau đây gọi là dự án cấp 1) là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện có hoặc hình thành khu đô thị tách biệt, có ranh giới và chức năng được xác định phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khu đô thị mới có địa giới hành chính thuộc một tỉnh [5]

Trang 19

Trên thế giới, thuật ngữ KĐTM – new urban area không quá phổ biến, chủ yếu được sử dụng tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam Do vậy, luận án thực hiện nghiên cứu tổng quan với các mô hình phát triển tương tự như KĐTM như mô hình đơn vị ở (neighborhood unit), thị trấn mới (new town) hay quy mô tương đương như cộng đồng (community) hoặc quận (district)

Từ các khái niệm liên quan, luận án đưa ra một số cách tiếp cận của luận án như sau:

• Khu đô thị mới carbon thấp là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây

dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở, với mục tiêu giảm tổng mức phát thải carbon tạo ra trong quá trình vận hành bằng cách giảm lượng phát thải và tăng nguồn hấp thụ

• Quy hoạch khu đô thị mới carbon thấp là một cách tiếp cận của quy hoạch

đô thị, sử dụng các công cụ quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, cấu trúc đô thị, hạ tầng kỹ thuật, thiết kế đô thị,…) để đưa ra các giải pháp giảm phát thải

carbon và tăng nguồn hấp thụ

Trang 20

7 Cấu trúc luận án

Trang 21

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KĐTM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG CARBON THẤP

1.1 Tổng quan tình hình phát triển các khu đô thị trên thế giới theo hướng carbon thấp:

1.1.1 Tổng quan tình hình phát triển đô thị carbon thấp trên thế giới

1.1.1.1 Tình hình phát thải carbon trên thế giới

Phiên họp thứ 56 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC vừa

thông qua Bản tóm tắt Báo cáo Giảm thiểu biến đổi khí hậu Các số liệu cho thấy,

giai đoạn 2010-2020, phát thải carbon có mức tăng trung bình cao nhất trong lịch sử loài người, với 56 Gt CO2 tương đương/năm Lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra đạt 59 Gt CO2 tương đương vào năm 2020, mức cao nhất kể từ năm

1990 Khoảng 34% lượng phát thải của con người đến từ lĩnh vực cung cấp năng lượng, 24% từ công nghiệp, 22% từ nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, 15%

từ giao thông và 6% từ các tòa nhà.[32]

Các quốc gia thuộc Phụ lục I của Công ước Khung của LHQ về BĐKH (chủ yếu là các nước phát triển) chỉ chiếm 20% số dân toàn cầu nhưng đóng góp đến 46% tổng lượng phát thải carbon Mức độ đối lập giữa khu vực với mức phát thải đầu người cao nhất (Bắc Mỹ) và thấp nhất (Nam Á) còn rõ rệt hơn: 5% dân số thế giới ở Bắc Mỹ phát thải 19,4% trong khi 30,3% dân số ở Nam Á chỉ phát thải 13,1% (xem Hình 1.1) [76]

Hình 1.1 Phát thải tấn các bon tương đương/ người (tCO2eq/người) trên toàn

thế giới [76]

Trang 22

1.1.1.2 Tình hình xu hướng phát triển carbon thấp trên thế giới:

Việc thảo luận về và thực hành đô thị hóa bền vững không phải là mới, với những thảo luận ban đầu về các khái niệm như vậy đã có từ những năm 1980 Trên toàn cầu, có một loạt các sự kiện mang tính kỷ nguyên đã tạo nên và định hình lại đáng kể các khái niệm về thành phố bền vững Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) năm 1992 và hai Hội nghị liên tiếp (2009 và 2015)

về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Copenhagen và Paris đã hướng diễn đàn quốc tế về bền vững từ các vấn đề chung về mất rừng, biến đổi khí hậu và phát thải carbon đến các lộ trình giải pháp cụ thể Song song đó, hội nghị UN Habitat đã cập nhật các vấn đề về tính bền vững trong chương trình nghị sự đô thị mới, trong đó thiết lập các mục tiêu được xác định rõ ràng về phát triển đô thị trong thế kỷ mới (Stanley, 2016) Sau đó, một tập hợp con chi tiết hơn về các nguyên tắc quy hoạch, chiến lược phát triển và thiết kế đô thị đã được các nhà hoạch định chính sách, nhà quy hoạch, nhà xây dựng và nhà nghiên cứu thêm vào khái niệm chung về thành phố bền vững (Arkin & Crenshaw, 1992) [70]

Khái niệm về thành phố bền vững đã có nhiều đột biến vào đầu thế kỷ mới cùng với sự phát triển của công nghệ và chiến lược quy hoạch Một mặt, những đổi mới đã trao quyền cho các nhà hoạch định chính sách để có quyền lực lớn hơn trong việc nâng cấp môi trường đã xây dựng thành một hình thức bền vững hơn Mặt khác, khái niệm bền vững của đô thị ngày càng phát triển, tích hợp các khía cạnh mới ngoài kinh tế và sinh thái Hiện nay, khái niệm này đã trở nên phong phú đến mức nền kinh tế xanh, công bằng xã hội, tăng trưởng thông minh, người dân hòa nhập, nền kinh tế vòng tròn, v.v đều trở thành các thành tố của thành phố bền vững Kết quả là, các đổi mới công nghệ-xã hội đã tạo ra vô số khái niệm thành phố bền vững lý tưởng, với mỗi khái niệm đều bộc lộ những ưu tiên đặc biệt trong tam giác sinh thái - kinh tế - xã hội Cho đến nay, thành phố thông minh, thành phố sinh thái

và thành phố các-bon thấp là những khái niệm phụ nổi bật nhất dưới thuật ngữ chung là “thành phố bền vững”, lần lượt là trọng tâm về công nghệ thông tin, môi trường đô thị đáng sống, lối sống và hội nhập công nghiệp Tuy nhiên, có những phân nhánh khác ít nổi bật hơn như thành phố xanh, thành phố thông tin, thành phố kiên cường, v.v [70]

Trang 23

Trong khi khái niệm “đô thị thông minh” đang phát triển, nhằm tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật công nghệ để khắc phục các căn bệnh đô thị với những đột phá trong đổi mới công nghệ, thì khái niệm “đô thị sinh thái” được thúc đẩy để tạo ra một môi trường xây dựng có tính thẩm mỹ làm nền tảng cho lối sống bền vững của

cư dân đô thị Tương tự như vậy, sự xuất hiện của khái niệm “đô thị carbon thấp” là phản ứng trước sự gia tăng diễn ngôn các-bon thấp và áp lực ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu Nghị định thư Kyoto cũng như các hội nghị thượng đỉnh ở Paris và Copenhagen đã bổ sung nhiều điều khoản mới như carbon trung tính, carbon thấp

và giảm phát thải CO2 vào diễn văn học thuật và nêu bật tính cấp thiết của việc nâng cấp và hội nhập công nghiệp [70]

Hình 1.2 Minh họa đặc điểm phân bố của các khái niệm thành phố bền vững trên

& Zhang, 2017b) “Thành phố sinh thái và thành phố carbon thấp” chủ yếu là các thuật ngữ thực hành đô thị bền vững của châu Á và trong số tất cả các tài liệu liên quan đến hai khái niệm này, phần lớn là về Trung Quốc [70]

Trang 24

Hình 1.3 Sự phân bố của các khái niệm bền vững đô thị khác nhau theo thời gian

[70]

Hình 1.3 cho thấy sự phân bố của các khái niệm bền vững đô thị khác nhau theo thời gian Có thể thấy, mặc dù tại Việt Nam, khái niệm đô thị carbon thấp vẫn còn khá mới mẻ và ít các nghiên cứu liên quan, nhưng khái niệm này đã khá phố biến trên thế giới từ những năm 2011

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa các mô hình đô thị hướng tới phát triển bền vững

Đô thị carbon thấp (Low-Carbon City)

với việc bảo vệ và

tạo ra không gian

xanh và môi trường

ưu hóa tương tác giữa con người và

tự nhiên

- Đô thị sinh thái thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế và xã

- Đô thị thông minh liên quan đến sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để cải thiện quản lý và cung cấp dịch vụ trong đô thị

- Đô thị thông minh sử dụng dữ liệu và hệ thống thông tin để tối

ưu hóa quản lý

- Đô thị carbon thấp là một loại đô thị tập trung vào việc giảm lượng phát thải carbon thải

ra môi trường và tiêu thụ ít năng lượng carbon

- Các biện pháp thường được thực hiện ở các đô thị carbon thấp bao gồm sử dụng nguồn

Trang 25

việc cải thiện hệ

- Mục tiêu của đô

thị xanh là cải thiện

và tạo ra không gian sống lành mạnh

giao thông, năng lượng, an ninh, và dịch vụ công cộng

- Mục tiêu của

đô thị thông minh

là cải thiện hiệu suất và tiện ích của các dịch vụ

đô thị, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên của cư dân

năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cải thiện hiệu suất năng lượng, và tối ưu hóa

hệ thống giao thông

để giảm lượng khí thải từ phương tiện

di chuyển

Đô thị carbon thấp hay đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, đều là các khái niệm liên quan đến việc phát triển các đô thị có tầm nhìn bền vững và thân thiện với môi trường, điểm khác biệt mấu chốt là từ cách tiếp cận và lĩnh vực tập trung của các giải pháp Sự khác nhau giữa các mô hình này được thể hiện tại Bảng 1.2

Với mục tiêu chính là tập trung vào việc giảm lượng phát thải carbon thải ra môi trường, mô hình đô thị carbon thấp có thể sử dụng các giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để đạt mục tiêu giảm phát thải Tuy nhiên, để xác định được các giải pháp có đạt được mục tiêu đặt ra hay không, điểm mấu chốt của mô hình này là phải định lượng được lượng phát thải carbon thông qua các phương pháp tính toán, kiểm kê đã được Ủy ban liên chính phủ về BĐKH – IPCC hướng dẫn

1.1.2 Tổng quan tình hình quy hoạch các khu dân cư carbon thấp trên thế giới

Mặc dù khái niệm KĐTM không phổ biến trên thế giới, nhưng nếu xét các mô hình tương đương như neighbourhood (khu ở láng giềng), new town (thị trấn mới), zone (vùng), district (quận), residentials (khu dân cư)…carbon thấp thì sẽ thấy được

sự phổ biến của nó

Nếu như khái niệm neighbourhood (khu ở láng giềng)/ zone (vùng)/ district (quận) carbon thấp khá phổ biến tại Châu Âu và Mỹ, thì mô hình new town (thị trấn

Trang 26

mới)/ residentials (khu dân cư)/ neighbourhoods (khu ở láng giềng) khá phổ biến tại các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,…

Tại Châu Âu và Mỹ ngoài việc xây dựng chiến lược phát triển carbon thấp cho các khu dân cư hiện hữu, một số khu vực phát triển mới được quy hoạch và xây mới hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc của đô thị carbon thấp nhằm đạt được các mục tiêu giảm phát thải khá tham vọng như trung hòa carbon hoặc phát thải ròng bằng 0 Các khu dân cư mới carbon thấp nổi bật có thể kể đến như: Đảo màu mỡ (Fertile Isle) tại thành phố Paris, Pháp, quận mới Kalasatama tại thành phố Helsinki, Phần Lan, hay khu phố carbon thấp tại San Francisco, Mỹ,… Đặc điểm nổi bật của các khu vực này là một cộng đồng hoàn chỉnh được quy hoạch mới đồng bộ, đề cao tính cộng đồng, các giải pháp không gian và hạ tầng tập trung vào việc khuyến khích người dân đi bộ và giảm sử dụng phương tiện cá nhân, mục tiêu giảm phát thải được thiết lập ngay từ khi lên kế hoạch thực hiện và lượng phát thải carbon được tính toán định lượng

Hình 1.4 Quận mới Kalasatama tại Helsinki: Zero carbon - hạ tầng thông minh, người dân sinh sống trong khu vực có thêm 1 giờ mỗi ngày [50]

Trang 27

Hình 1.5 Khu phố ít carbon hình thành tại địa điểm nhà máy điện cũ trên bờ sông San Francisco: Khả năng đi bộ, giao thông hiệu quả, hạ tầng bền vững, Một cộng

đồng hoàn chỉnh [50]

Tại các nước châu Á, hệ thống chỉ tiêu quy hoạch và đánh giá các khu dân cư carbon thấp được nghiên cứu và xây dựng khá cụ thể Chẳng hạn, tại Malaysia Khung phát triển đô thị carbon thấp (LCCF – Low Carbon Cities Framework) được phát triển bởi Bộ năng lượng, công nghệ xanh và nước Malaysia (KeTTHA) là một

hệ thống dựa trên hiệu suất nắm bắt tác động môi trường thực tế của sự phát triển về tổng lượng khí thải carbon Hệ thống 15 tiêu chí và 41 tiêu chí nhánh được xây dựng trên 4 lĩnh vực chính là giao thông, môi trường và các tòa nhà Hay tại Trung Quốc, một Thông báo của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia về Công tác thí điểm phát triển các tỉnh, khu đô thị và thành phố có lượng carbon thấp đã được ban hành, người ta có thể đánh giá một khu đô thị có phải carbon thấp hay không dựa trên hệ thống gồm 7 chỉ tiêu Tại Hàn Quốc, năm 2009 Chính phủ đã chuẩn bị và công bố Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh, một kế hoạch dài hạn về tăng trưởng xanh đến năm 2050, cũng như Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng Xanh để thực hiện hàng năm chiến lược đến năm 2013, ba mục tiêu: giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo động lực tăng trưởng mới Các chương trình hành động được đưa ra và thực hiện xuyên suốt từ cấp quốc gia tới các thành phố, công đồng dân cư,…

Trang 28

Mặc dù mỗi quốc gia tại các khu vực khác nhau trên thế giới đều có những giải pháp và cách tiếp cận khác nhau trong việc xây dựng các khu dân cư carbon thấp,

và các nhóm giải pháp quy hoạch này có khá nhiều điểm tương đồng với các mô hình tương tự như đô thị xanh, sinh thái, thông minh,… nhưng đặc điểm nổi bật nhất của tất cả mô hình khu dân cư carbon thấp này là đều có các mục tiêu giảm phát thải được định lượng rõ ràng và các giải pháp tập trung hướng tới mục tiêu đó

Do sự quan trọng của yếu tố lượng hóa phát thải carbon đối với mô hình quy hoạch carbon thấp, nhiều công cụ tính toán đã được xây dựng để áp dụng vào công tác quy hoạch các khu dân cư carbon thấp nói riêng và quy hoạch đô thị carbon thấp nói chung Trong đó các thuật toán gắn mục tiêu phát thải carbon thấp với quy hoạch không gian và sử dụng đất là khá phổ biển Để tối ưu hóa cấu trúc không gian của việc sử dụng đất đô thị, nhiều thuật toán tiên tiến được thực hiện trong mô hình tối ưu hóa không gian để tìm ra các giải pháp thay thế có hiệu suất cao

Các ví dụ về sử dụng thuật toán trong tối ưu hóa không gian và sử dụng đất theo mục tiêu carbon thấp có thể kể đến như quy hoạch khu dân cư tại thành phố Einhoven, và Hommerts, Hà Lan, quy hoạch khu dân cư Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, …

1.2 Tình hình quy hoạch các KĐTM tại Việt Nam theo hướng carbon thấp

1.2.1 Tình hình phát thải carbon tại Việt Nam

Trong năm 2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam là 246,8 triệu tấn CO2 tương đương bao gồm lĩnh vực Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) và 266 triệu tấn CO2 tương đương không bao gồm LULUCF Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất

là 53,05% của tổng lượng phát thải không tính LULUCF, tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp chiếm 33,20% Phát thải từ các lĩnh vực quá trình công nghiệp và chất thải tương ứng là 7,97% và 5,78%

Trong giai đoạn 1994-2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam (bao gồm LULUCF) tăng nhanh từ 103,8 triệu tấn CO2 tương đương lên 246,8 triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng tăng nhanh nhất

Trang 29

Hình 1.6 Phát thải carbon qua các thời kỳ của Việt Nam [28]

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển mô hình KĐTM tại Việt Nam

Mô hình KĐTM tại Việt Nam không phải là một mô hình quy hoạch mới; nó mang nhiều nét tương đồng với dạng thức ‘đô thị mới’ (new town), đồng thời được xây dựng dựa trên nền tảng của mô hình ‘đơn vị ở láng giềng’ (neighborhood unit)

đã thịnh hành và phát triển trên phạm vi toàn thế giới trong thế kỉ 20 Do hoàn cảnh lịch sử đặc thù (chiến tranh, cấm vận…), quá trình phát triển đô thị nói chung và phát triển xây dựng KĐTM nói riêng tại Việt Nam có sự chậm nhịp so với các nước phát triển trên thế giới khoảng 50 năm, với các quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á, Đông Nam Á khoảng 20 năm Những nền tảng về chính sách, đường lối và bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và đô thị tạo điều kiện cho sự hình thành của KĐTM tại Việt Nam có thể kể đến: Công cuộc Đổi mới (1986) ảnh hưởng tới

sự phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc Sự ra đời của Luật Đất đai 1987 đã chấm dứt bao cấp trong sản xuất nhà; ở giai đoạn này nhà ở tư nhân phát triển mạnh, tự phát và không đồng bộ tạo nên sự lộn xộn trong đô thị đòi hỏi một sự phát triển đồng bộ có kiểm soát, đồng thời cũng cho thấy nhu cầu lớn về nhà ở và hạ tầng cần được đáp ứng Luật Đất đai 1993 (Sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001) đã giúp

‘hình thành thị trường bất động sản, tạo tiền đề cho cách thức phát triển không gian theo giá đất'

Những nền tảng quy hoạch KĐTM trên thực tiễn là việc nhà nước, các bộ ngành, các cơ quan chuyên trách về thiết kế, xây dựng và quản lý đã có kinh

Trang 30

nghiệm trong việc tạo dựng các khu ở tiểu khu quy mô lớn (khu tập thể) cũng như những những nhóm nhà ở tập trung (nhà tập thể) tại một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Hạ Long, TP Hồ Chí Minh, v trong giai đoạn bao cấp (1960s-1980s) trước đây Một bộ phận dân cư đô thị, tuy chiếm tỉ lệ nhỏ cũng đã được làm quen với môi trường sống mới (nhà ở cao tầng tập trung) được quy hoạch, được xây dựng đồng bộ theo hướng hiện đại

Vấn đề phát triển đô thị nói chung và đảm bảo nhu cầu nhà ở đô thị nói riêng bằng các dự án KĐTM được đặt ra từ đầu những năm 1990s song phải từ những năm 1996 - 1997 mới có những thí điểm đầu tiên được khởi công xây dựng ở Hà Nội (KĐT Linh Đàm, Định Công) và ở TP Hồ Chí Minh (KĐT Phú Mỹ Hưng) Các dự án kể trên là những dự án nhà ở thương mại và đô thị đầu tiên được thực hiện thí điểm theo định hướng mới: có sự phát triển đồng bộ, hiện đại về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cũng như có thực hiện quản lý tổng thể sau dự án Sự thành công của các dự án trong giai đoạn đầu này đã góp phần thúc đẩy cho chủ trương phát triển KĐTM theo dự án và việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển KĐTM được củng cố vững chắc trong hệ thống pháp lý và trên thực tiễn

Từ sự ra đời của những dự án KĐTM đầu tiên nêu trên cho đến nay, mô hình này đã có hơn hai thập kỉ hình thành và phát triển Các dự án KĐTM trước tiên phát triển ở các đô thị lớn (loại Đặc biệt, loại I), cho đến nay đã được phổ biến trên toàn quốc Thực tiễn phát triển KĐTM trên toàn quốc khá sôi động và đa dạng

Về tình hình phân bố và phát triển trên cả nước:

Các dự án KĐTM trước hết được phát triển tập trung và đa dạng loại hình ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… trong khi nhiều địa phương khác rất thưa vắng; Cụ thể: theo kết quả tổng hợp từ tài liệu của Cục nhà ở - BXD thì năm 2020: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dẫn đầu Trên cả nước

có khoảng 50/61 tỉnh, thành có dự án nhà ở đô thị và dự án KĐTM, còn hơn 20% địa phương chưa thực hiện đầu tư xây dựng khu ở quy mô lớn theo phương thức mới [67] Các tỉnh, thành tụt hậu phía sau thuộc về khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ Hiện nay, theo nghiên cứu và khảo sát trên thực tế, NCS nhận thấy rằng khoảng cách giữa các địa phương trên cả nước đã được thu hẹp lại, nhưng các KĐTM vẫn được phát triển tập trung ở các đại đô thị,

Trang 31

các vùng kinh tế trọng điểm lớn Tại các thành phố lớn, có đa dạng các quy mô, loại hình dự án KĐTM nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau (ở, sử dụng dịch vụ, việc làm - sinh kế, đầu tư) của dân cư đô thị; trong khi đó tại các đô thị nhỏ hơn (chủ yếu ở cấp III, IV, V), dự án KĐTM được xây dựng chủ yếu đáp ứng về nhu cầu nhà ở

1.2.3 Phân loại KĐTM tại Việt Nam

● Phân loại theo quy mô:

Trước đây, Nghị định 02/2006/NĐ - CP (đã hết hiệu lực) có đưa ra mốc 50 ha (và không dưới 20 ha) để xem xét quy mô của dự án KĐTM Trong khi đó, Nghị định 11/2013/NĐ-CP về Quản lý đầu tư phát triển đô thị (thay thế cho Nghị định 02/2006/NĐ-CP) nói riêng và hệ thống văn bản pháp quy tại Việt Nam nói chung lại không có quy định về quy mô cho KĐTM Do không có những quy định mang tính pháp lý về quy mô diện tích, các dự án KĐTM hiện nay đa dạng ở nhiều quy

mô khác nhau, từ vài ha đến hàng trăm, hàng nghìn ha - tuỳ thuộc vào khả năng và

ý định của chủ đầu tư Chiếm số lượng nhiều nhất là các dự án vừa và nhỏ (từ vài chục cho đến dưới 500 ha) Các đại dự án từ 500ha đến hàng nghìn ha là rất thưa vắng

Một vài con số minh hoạ:

- Theo các tài liệu được tổng hợp bởi Cục Nhà ở - Bộ Xây dựng, đến 2020 trên

cả nước gần 700 dự án phát triển nhà ở đô thị và KĐTM Tính riêng các dự án KĐTM, số lượng các dự án đang được triển khai là 96 dự án (100 %); trong đó: các

dự án có diện tích từ 20 đến 50 ha là 65 dự án (68%), các dự án có diện tích từ 50ha đến 500 ha là 30 dự án (31%), các dự án có diện tích từ 500ha đến 1000 ha là 1 dự

án và không có các đại dự án có diện tích trên 1000ha

- Còn theo Cục phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng, đến năm 2020 cả nước có khoảng 2500 dự án nhà ở đô thị và KĐTM đang triển khai vào thời điểm đó Trong hơn 700 KĐTM đã và đang được xây dựng (chỉ tính những KĐT có quy mô từ 20ha trở lên) (100%) có hơn 600 khu có diện tích từ 20ha đến 200ha (86%), gần 100 khu

từ 200 ha đến 1000ha (12%), 15 khu quy mô hơn 1000ha (2%);

Trang 32

Sự đa dạng về quy mô diện tích các dự án KĐTM nêu trên được NCS nhìn nhận tương ứng với 4 mức độ cấu thành môi trường ở (trong lý thuyết QH), gồm:

- Nhóm ở - tương đương diện tích vài ha đến dưới 20 ha;

- Đơn vị ở - vài chục ha đến khoảng dưới 75ha, gồm một vài nhóm ở;

- Khu ở - trên 75ha đến vài trăm ha, gồm một vài đơn vị ở và khu vực trung tâm;

- Đô thị hoàn chỉnh - khoảng 500 ha trở lên, gồm một vài khu ở và khu vực trung tâm;

Cần chú ý là ở Việt Nam có một sự không tương đồng giữa lý luận và thực tiễn: Các KĐTM trên lý thuyết thường được hiểu tương ứng với một hoặc một vài ĐVƠ láng giềng (neighborhood unit), nhưng trong thực tế, nhiều dự án phát triển đô thị nói chung vẫn được CĐT (tuỳ theo mục tiêu đầu tư) đặt tên và xin phê duyệt với tên gọi ‘Khu đô thị…’ Việc đặt tên này cũng xảy ra với trường hợp các dự án đô thị

có diện tích hàng trăm, hàng ngàn ha

* Phân loại theo chức năng trong đô thị

Xét về vai trò, mối quan hệ qua lại, sự gắn kết của KĐTM với các khu vực khác trong đô thị, NCS chia các KĐTM tại Việt Nam ra làm hai loại (1) Loại hình thứ nhất là những KĐTM với chức năng là những khu ở đơn thuần, được hình thành nhằm cung cấp môi trường ở cho dân cư đô thị Loại hình này được xây dựng ở khắp các đô thị, khắp các tỉnh thành trong cả nước (2) Loại hình thứ hai là những KĐTM được xây dựng gắn với với một khu vực đóng vai trò là nhân tố tạo thị Sự

ra đời của KĐTM nhằm cung cấp nhà ở và dịch vụ chủ yếu cho khối dân cư học tập, làm việc… và du khách đến tại các khu vực tạo thị này

Các dạng thức KĐTM thuộc loại hình nay gồm:

+ Khu đô thị đại học - gắn với cụm các trường đại học, cao đẳng (Ví dụ: KĐT Đại học Hoà Lạc, Hà Nội; KĐT Đại học Quốc gia Tp.HCM…);

+ Khu đô thị công nghiệp - gắn với Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao (Ví dụ: KĐTM-KCN VSIP, Bắc Ninh; KĐT-KCN Quế Võ, Bắc Ninh…);

+ Khu đô thị gắn với Trung tâm Thương mại - dịch vụ, Chợ đầu mối cấp vùng (Ví dụ: KĐT Bắc Lim tại Thị trấn Lim, Bắc Ninh; KĐT TM-DV Sóng Thần tại TX

Dĩ An, Bình Dương…);

Trang 33

+ Khu nhà ở nghỉ dưỡng - gắn với khu du lịch, những quần thể di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… cấp vùng, cấp quốc gia Theo NCS, không có quá nhiều khác biệt giữa hai loại hình trên nếu xét trên quan điểm theo đuổi mục tiêu xanh, bền vững Điểm cần lưu ý đối với loại hình thứ hai: các hoạt động giao thông của khối lớn dân cư từ nhà ở đến nơi học tâp, làm việc ở sẽ có xu hướng đẳng hướng và diễn ra với tần suất cao hơn Phát triển giao thông xanh (giảm phát thải/ thúc đẩy đi

bộ - đạp xe, đảm bảo chất lượng không khí, an toàn giao thông …) sẽ là những nội dung cần chú trọng khi quy hoạch loại hình KĐT này

1.2.4 Quy hoạch KĐTM theo hướng carbon thấp tại Việt Nam

Phát triển các KĐTM carbon thấp đã được quan tâm chú trọng, một số mô hình quy hoạch đô thị phổ biến như đô thị xanh, đô thị sinh thái, cũng đã đưa tiêu chí phát thải carbon thấp là một tiêu chí quan trọng Năm 2022 BXD đã ra Quyết định 358/QĐ-BXD V/v Phê duyệt kế hoạch hành động của ngành xây dựng ứng phó với BĐKH giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc

về BĐKH (COP26) trong đó đưa ra các mục tiêu chung cũng như mục tiêu nhiệm

vụ cụ thể của ngành xây dựng trong việc ứng phó với BĐKH Các mục tiêu, nhiệm

vụ liên quan đến quy hoạch KĐTM carbon thấp có thể kể đến như: Hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước của ngành xây dựng về kiểm kê phat thải carbon; đô đạc, báo cáo, thậm định (MRV) giảm nhẹ phát thải carbon áp dụng tới cấp cơ sở; đến năm 2030, ít nhất 25% KĐTM áp dụng tiêu chí khu đô thị xanh, phát thải carbon thấp; đến năm 2050, ít nhất 50% KĐTM, 10% KĐT đạt tiêu chí đô thị xanh, phát thải carbon thấp, Tuy nhiên, đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có hệ thống khái niệm, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá dành cho KĐTM carbon thấp các KĐTM chưa được kiểm kê carbon, chưa xác định được nguồn phát thải và nguồn hấp thụ chính [6]

Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 đã nhấn mạnh việc phát triển đô thị “hướng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế -

xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng và cả nước theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa” đồng thời đặt ra nhiệm vụ “nghiên cứu phát triển đô thị

Trang 34

xanh đảm bảo đô thị hóa nhanh, bền vững”, ban hành bộ chỉ số cạnh tranh đô thị (Chính phủ Việt nam, 2012)

Một số nghiên cứu cũng đề xuất một số tiêu chí phát triển đô thị theo hướng xanh hoặc bền vững Hoàng Hải (2014) đề xuất mô hình kiến trúc xanh trong đầu tư xây dựng đô thị phát triển bền vững trong đó tiêu chuẩn kiến trúc xanh bao gồm các tiêu chí về i) địa điểm xây dựng bền vững, ii) không gian xanh, iii) hiệu quả sử dụng nước, iv) hiệu quả năng lượng và v) cách thức sử dụng vật liệu xây dựng theo hướng sử dụng nguồn gốc tự nhiên, tận dụng tái chế vật liệu Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) cũng đưa ra hệ thống đánh giá công trình xanh LOTUS với những tiêu chí giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, tiết kiệm sử dụng nước, tiết kiệm sử dụng vật liệu

Ngày 05/01/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 01/2018/TT-BXD về việc quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh Thông tư này quy định các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh và hướng dẫn lập báo cáo xây dựng

đô thị tăng trưởng xanh theo các chỉ tiêu đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V Đối tượng áp dụng là các

cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng đô thị tăng trưởng xanh Theo đó, các chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh được chia thành 4 nhóm với 24 chỉ tiêu Nhóm chỉ tiêu kinh tế gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế về sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên trong đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Nhóm chỉ tiêu môi trường gồm 10 chỉ tiêu nhằm đánh giá về chất lượng môi trường và cảnh quan đô thị, mức độ áp dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường

và giảm thiểu ô nhiễm, xả thải, phát thải khí nhà kính trong phát triển đô thị Nhóm chỉ tiêu xã hội gồm 4 chỉ tiêu nhằm đánh giá về hiệu quả nâng cao chất lượng và điều kiện sống của người dân đô thị Nhóm chỉ tiêu thể chế gồm 5 chỉ tiêu nhằm đánh giá về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền đô thị đối với công tác xây dựng đô thị tăng trưởng xanh (Bộ Xây dựng, 2018) [33]

Thực tế việc ban hành Bộ chỉ tiêu Đô thị tăng trưởng xanh theo Thông tư số 01/2018 của Bộ Xây dựng với việc ban hành và thực hiện Thông tư số 19/2016 ngày 24/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi

Trang 35

trường cho thấy cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Bộ, ngành trong việc thực hiện các chính sách phát triển chung tại địa phương, mang tính liên ngành Cả hai Thông tư đều có nhiều điểm chung, đều do chính quyền cơ sở (huyện, xã) chịu trách nhiệm thi hành Vì vậy cần có sự thống nhất, tập trung đầu mối để thực hiện các nhiệm vụ trên Việc lồng ghép các nội dung của Thông tư 01/2018 và Thông tư 19/2016 thành một Bộ chỉ số Đô thị xanh có thể là một việc cần làm Trước mắt có thể áp dụng thử nghiệm Bộ chỉ số Đô thị xanh trên quy mô rộng hơn để có thể có các đánh giá chính xác, khách quan hơn về tính hữu ích, khả năng thực hiện của Bộ chỉ số này trên thực tế

Bảng 1.1 Bộ chỉ tiêu đô thị xanh Việt Nam [33]

Ở Việt Nam, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay chưa quy định khái niệm về đô thị sinh thái cũng như các tiêu chí cụ thể khi xem xét đánh giá đô thị có phải là đô thị sinh thái hay không Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà nghiên

Trang 36

cứu về đô thị sinh thái, các tiêu chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị:

– Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối

đa các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho không gian xanh

– Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú

tự nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để nghỉ ngơi giải trí

– Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận Phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu cầu di chuyển cơ giới Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân Chia sẻ ô tô con địa phương cho phép mọi người chỉ sử dụng khi cần thiết

– Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái

sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa

– Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng

Có 4 nguyên tắc chính để tạo dựng những thành phố sinh thái: (1) Xâm phạm

ít nhất đến môi trường tự nhiên; (2) Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người; (3) Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng; (4) Giữ cho sự phát triển dân số

đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu

Qua nghiên cứu, tổng kết về mô hình phát triển các khu đô thị mới ở Việt Nam theo hướng giảm nhẹ phát thải thì có 2 trường hợp đáng nghiên cứu là khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở phía Nam và Ecopark ở phía Bắc

Trang 37

1.3 Tình hình quy hoạch các KĐTM tại Hà Nội theo hướng carbon thấp

1.3.1 Tổng quan tình hình quy hoạch các KĐTM tại Hà Nội

Cụm từ “khu đô thị mới” xuất hiện ở Hà Nội vào năm 1995, khi mà xã hội đã

bắt đầu nhận ra những mặt trái của việc phát triển ồ ạt nhà chia lô, manh mún không theo qui hoạch Khái niệm “khu đô thị mới” chỉ thật sự ra đời khi Chính phủ ban hành Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 Theo nội dung của Nghị định,

“khu đô thị mới” là khu xây dựng mới tập trung theo dự án, được đầu tư phát triển

hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và phát triển nhà của toàn khu, được gắn với một đô thị hiện có Tại khoản 3, điều 3 Luật quy hoạch đô thị 2009 như sau: “3 Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về

Hình 1.7 Cấu trúc không gian thành phố Hà Nội [15]

Mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô Hà Nội: Cấu trúc vùng đô thị lớn, khai thác

05 không gian (không gian xây dựng; không gian sinh thái; không gian văn hóa; không gian số; không gian ngầm), hình thành cấu trúc vành đai và hướng tâm gồm

Trang 38

01 trung tâm (Khu vực nội đô); 03 vành đai (VĐ3, VĐ4, VĐ5); 08 trục hướng tâm (QL1; QL6; Đại lộ Thăng Long; Quốc lộ 32; Quốc lộ 5; Hà Nội Bắc Ninh; Quốc lộ 3; Quốc lộ 2) và 01 trục không gian cảnh quan sông Hồng; 05 vùng đô thị nông thôn Hệ thống đô thị gồm 1 đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và hệ thống các thị trấn sinh thái nằm trong vùng hành lang xanh [15]

KĐTM đầu tiên được biết đến tại Hà Nội là KĐTM Linh Đàm (năm 1994), cách trung tâm thành phố 8km về phía Nam Từ đó đến nay, 252 KĐTM đã được chính thức phê duyệt trong vùng đô thị Hà Nội, trong đó, hơn 150 khu đô thị mới đã được quy hoạch, 50 được triển khai và số còn lại đang trong giai đoạn thiết kế, giải phóng mặt bằng và xây dựng

Hình 1.8 Phân bố các KĐTM tại Hà Nội [45]

Phần lớn các dự án KĐTM của Hà Nội được xây dựng trong vòng bán kính 20km từ trung tâm thành phố và chí có 84 KĐTM nằm ngoài phạm vi này Chỉ 1/3

Trang 39

tổng số các KĐTM (83/252) có vị trí ở các quận nội thành, 2/3 số còn lại (169/252) nằm ở các huyện ngoại thành Sự phân bố về không gian của các KĐTM gắn chặt với sự phát triển của hạ tầng giao thông tại Hà Nội, nhất là các tuyến giao thông chính và cầu cống Hầu hết các KĐTM nằm dọc theo mạng lưới đường chính của thành phố Trong nhiều trường hợp, những dự án được xây dựng đồng thời với đường giao thông để tiếp cận những vị trí có dự án Một điều rõ ràng có thể quan sát nữa đó là sự tập trung của các KĐTM chủ yếu ở bờ Tây sông Hồng Tình trạng này

có thể một phần được lý giải bởi có quá ít kết nối trung tâm thành phố với bờ Đông

của dòng sông cho đến năm 2000 [45]

Giai đoạn trước 1998: Xây dựng KĐTM ở Hà Nội mới ở mức thăm dò nhu cầu

ở của người dân Các KĐTM tiêu biểu cho giai đoạn này như: Định Công, Linh Đàm, Trung Yên, Đại Kim, Nghĩa Đô v Với qui mô đầu tư không lớn, cơ cấu các loại hình nhà ở vẫn còn lẫn nhà chia lô Thành phố đã yêu cầu chủ đầu tư phải đầu

tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với công trình kiến trúc để đảm bảo cho người dân có cuộc sống tốt nhất thời điểm này [45]

Giai đoạn 1998 – 2001: Được đánh dấu khởi đầu bằng quyết định phê duyệt qui hoạch của Thủ tướng Chính phủ số 108/1998 QĐ-TTG ngày 20/6/1998 và mốc cuối bằng quyết định 123/QĐUB ngày 06/12/2001 của Uỷ ban nhân dân thành phố

Hà Nội qui định về tỷ lệ các loại nhà ở trong KĐTM Trong đó nhà ở thấp tầng là 40%, nhà ở cao tầng là 60% Tiêu biểu nhất cho các KĐTM giai đoạn này là các khu Trung Hoà Nhân Chính, Pháp Vân, Tứ Hiệp, di dân hai Bà Trưng, Bắc Định Công, Cầu Giấy, Dịch Vọng, Làng Quốc tế Thăng Long, Cầu Diễn, Hạ Đình, Mỹ Đình I …[45]

Giai đoạn 2001 – 2008: Giai đoạn các KĐTM của Hà Nội chủ yếu là nhà ở cao tầng và nhà vườn, biệt thự Tiêu biểu nhất cho các KĐTM giai đoạn này là các khu

Mỹ Đình I, II, Thạch Bàn, Trung Văn, Cầu Bươu, Sài Đồng vv…[45]

Giai đoạn từ nằm 2008 – nay: Nghị quyết của Quốc hội số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội, ký ngày 29/5/2008 có hiệu lực từ 1/8/2008 đã mang lại tầm vóc mới chưa từng có cho Thủ đô Hà Nội, trở thành Thành phố lớn thứ 17 trên thế giới, với diện tích 3344,6 km2 (tăng hơn 3 lần, chiếm khoảng 1% diện tích cả nước); dân số hiện gần 7 triệu người (tăng hơn 2 lần, chiếm

Trang 40

gần 8% dân số cả nước) và 555 đơn vị hành chính, trong đó có 29 quận, huyện và thị xã Tiếp quản địa giới hành chính rộng, trình độ dân trí không đồng đều, văn hóa

và kinh tế, sản xuất đa dạng là một thách thức lớn

Hình 1.9 Phân bố theo quy mô các KĐTM tại Hà Nội [45]

Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển bùng nổ của thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường nhà ở trong giai đoạn vừa qua, phát triển khu đô thị

“nóng” đã bộc lộ một số những tồn tại về mô hình phát triển, quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển bền vững của hệ thống các khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đặc biệt ở các nhóm vấn đề như: kiến trúc quy hoạch, hệ thống kỹ thuật hạ tầng, cung ứng dịch vụ tiện ích, quản lý hệ thống hành chính Những vấn đề tồn tại ở Hà Nội là điển hình và tương đồng với các đô thị lớn khác trên khắp cả nước

Ngày đăng: 29/11/2024, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w