MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề: Nhóm nhận thấy khu đô thị mới đang trong quá trình hiện đại hoá, tuy nhiên mảng xanh trong các khu công viên chưa thực sựđạt được mục đích cao cả mà nó mang trong m
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC
KHOA QUY HOẠCH
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN 3 TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ CẢI TIẾN CÔNG VIÊN XANH TRONG
KHU ĐÔ THỊ MỚI CELADON CITY
Họ và tên nhóm sinh viên (Mã số sv):
- Nguyễn Thị Yến Nhi 23510201346
- Nguyễn Minh Khuê 23510201322
- Trương Trần Thuý Nguyên 23510201343
Trang 2Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề: Nhóm nhận thấy khu đô thị mới đang trong quá trình hiện
đại hoá, tuy nhiên mảng xanh trong các khu công viên chưa thực sựđạt được mục đích cao cả mà nó mang trong mình đó là tạo nên mộtkhông gian xanh cho cư dân đô thị có thể hoà hợp với tự nhiên mộtcách bền vững và phát triển lâu dài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng được hệ thống công viên sinh thái
đáp ứng được nhu cầu về không gian xanh của cư dân và cân bằng
sự phát triển bền vững giữa đô thị với các sinh vật sống trong khu vực
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Xác định hướng phát triển hệ sinh thái trong bốicảnh hiện đại hoá đô thị Nâng cao nhận thức và cải thiện lối sốngxanh của con người hiện đại
- Ý nghĩa thực tiễn: Điều phối việc bố trí mảng xanh và mật độ xây dựngtrở nên hợp lí Tạo hệ sinh thái đa dạng bền vững và có tính thẩm mỹthời đại
1.4 Giới hạn nghiên cứu
Khu đô thị mới CELADON CITY
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu:
Vị trí: số 68, đường N1, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM
Diện tích công viên khoảng 16 ha; Địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu làlớp đất mùn pha cát sỏi, nổi bật với 3 hồ sinh thái rộng rãi; Khí hậu nhiệt đới gió mùanóng ẩm; Động – thực vật đa dạng các loài
2.2 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài:
a) Công viên Forest Park, St Louis, Hoa Kỳ (537 ha)
Trang 3Muny, Bảo tàng Lịch sử Missouri, và nhiều tiện ích công cộng khác.
Thiết kế, chức năng và tiện nghi chính
Forest Park có một trục không gian mở lớn kết nối nhiều điểm tham quanchính và cũng đóng vai trò như một hành lang của các loài động vật hoang dã.Những ngọn đồi nhấp nhô và những con đường ngoằn ngoèo tạo nên bầu không khíthư giãn kiểu “chốn khỏi thị thành” cho công viên
Dự án này có hai điểm nhấn có ý nghĩa quan trọng Thứ nhất là trên phươngdiện môi trường và lịch sử, thiết kế mới đã giúp tái sinh được dòng sông des Peressau nhiều xuống cấp và ô nhiễm Thứ hai là về cách thức thực hiện, dự án nàymang tính liên ngành và có sự tham gia của người dân, cụ thể là được bắt đầu bằngcác phong trào từ dân đi lên để cứu công viên, giữ lại và phục hồi các yếu tố lịch sử.Vào cuối những năm 1980, Forest Park Forever (FPF) và Tập đoàn Phát triển St.Louis bắt đầu tài trợ cho các cuộc họp, diễn đàn và hội thảo công cộng trong đó “các
cá nhân và nhóm công dân có thể truyền đạt ý tưởng của họ về công viên” Cáccuộc họp và khảo sát công khai là vô cùng giá trị trong cả quá trình, đóng góp vàoviệc chốt được “9 yếu tố thiết kế then chốt cuối cùng” là: nước, thiên nhiên, lịch sử,
cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, tiếp cận, giải trí và bảo trì Mỗi yếu tố đều đóngvai trò quan trọng trong kế hoạch tổng thể cuối cùng
Đầu tư và quản lý
Kế hoạch hồi sinh Forest Park bằng cách tạo một hệ thống không gian mởđược một tổ chức phi lợi nhuận đưa ra khoảng 30 năm sau khi xu hướng này ra đời
ở Hoa Kỳ Ban đầu, không có nguồn kinh phí nào để thực hiện việc phục hồi côngviên Tới năm 1986, một nhóm người dân và lãnh đạo TP đã thành lập Forest ParkForever (FPF) với sứ mệnh “khôi phục và duy trì Forest Park trở thành một trongnhững công viên đô thị tuyệt vời nhất của Hoa Kỳ” Trong thập niên tiếp theo, việc
Trang 4gây quỹ của FPF cùng với các khoản tài trợ từ các quỹ tư nhân và nguồn thu từ tăngthuế đã quyên góp được khoảng 100 triệu đô la cho việc khôi phục công viên Côngviên được quản lý và bảo trì bởi Sở Công viên, Giải trí và Lâm nghiệp Thành phố St.Louis và Cơ quan Bảo tồn Thực vật của Forest Park (một tổ chức tình nguyện).
b) Công viên Garden by the Bay, Singapore (101 ha)
Tổng quan
Gardens of the Bay (Những khu vườn bên vịnh) là dự án công viên kết hợp
du lịch lớn nhất ở Singapore và nằm trong chuỗi hiện đại hóa và mở rộng liên tụccủa Vịnh Marina ở trung tâm đô thị Công viên rộng 101 ha và bao gồm ba khu vườnbên bờ vịnh: Bay South Garden, Bay East Garden và Bay Central Garden
Thiết kế, công năng và cơ sở vật chất chủ chốt
Lấy cảm hứng từ loài hoa phong lan, quốc hoa của Singapore, bản quy hoạch
là sự hòa quyện phong phú giữa thiên nhiên, công nghệ tiên tiến và quản lý môitrường Quần thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc hiện đại, các khu trưng bàylàm vườn, hồ nước, khu rừng nhỏ, không gian tổ chức sự kiện và không gian bán lẻ.Toàn bộ công viên có cơ sở hạ tầng môi trường thông minh và tinh vi, cho phép cácloài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và ngoại lai phát triển mạnh mẽ
Vẻ hiện đại hào nhoáng của Singapore với bối cảnh công nghệ cao và ngoạnmục đòi hỏi các đặc điểm cảnh quan tại công viên phải phù hợp với bối cảnh chung
đó Vì vậy, các nhà thiết kế đã tạo ra 18 tháp đồ sộ và duyên dáng hình cây cáchđiệu được gọi là “Supertree” (cây khổng lồ) có chiều cao từ 25m đến 50m, với hàngnghìn cây leo và dương xỉ Ngoài ra, công viên còn có các khu vực cảnh quan khácnhư vườn trồng trọt, Hồ Chuồn chuồn, đường dạo bộ bên vịnh, khu chơi nước, bãi
cỏ lớn tổ chức sự kiện…
Trang 5c) Công viên Yên Sở, Hà Nội (323 ha)
Tổng quan
Nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm khoảng 10 km,công viên Yên Sở là công viên lớn nhất Hà Nội Nằm trong quần thể dự án GamudaCity do công ty Gamuda Berhad (Malaysia) phát triển và khai trương vào năm 2014.Với diện tích rộng tới 323 ha, trong đó diện tích mặt nước hồ và cây xanh lên tới gần
280 ha Điều thú vị cũng ở góc độ lịch sử – môi trường, nơi đây đã từng là vùng đất
bỏ hoang do ô nhiễm nguồn nước và các hồ, điểm nhức nhối về vấn đề sức khỏecộng đồng Chính quyền Hà Nội đã đề xuất chủ đầu tư xây dựng Nhà máy xử lýnước thải Yên Sở, cũng như cải tạo Công viên Yên Sở để đổi lấy việc cấp cho họquyền phát triển đất đai Kết quả là nhà máy đã được xây dựng và xử lý tới 40%lượng nước thải thải hàng ngày của Hà Nội (200.000 m3), đáp ứng yêu cầu thoátnước ở phía đông nam Quy hoạch và cải tạo Công viên Yên Sở đã khôi phục lại vẻđẹp tự nhiên của vùng đất, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đô thị và đầu tưtiếp theo đổ vào khu vực này
Trang 6Thiết kế và các chức năng và cơ sở vật chất chính
Có rất nhiều cơ sở vật chất hiện đại như phòng trưng bày nghệ thuật, bếnthuyền, sân khấu ngoài trời, vườn mê cung, làng di sản, làng văn hóa, khu cắm trại,bãi cỏ lớn đa năng, đường đua F1 thu nhỏ, đường đạp xe và đường chạy, và nhiềutiện ích cảnh quan khác
2.3 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan:
1 Quy hoạch chi tiết cây xanh đô thị tại công viên - vườn hoa đô thị
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 64/2010/NĐ-CP thì quy hoạch chi tiết cây xanh
đô thị tại công viên - vườn hoa đô thị như sau:
- Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa đô thị được lập làm cơ
sở để lập dự án đầu tư cây xanh, công viên – vườn hoa
- Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa baogồm:
+ Phạm vi, ranh giới, diện tích khu vực lập quy hoạch;
+ Các chỉ tiêu cơ bản về đất đai và hạ tầng kỹ thuật;
+ Các yêu cầu và nguyên tắc thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hạtầng kỹ thuật và lựa chọn loại cây trồng phù hợp;
+ Thành phần hồ sơ đồ án
- Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
Trang 7+ Phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực lập quy hoạch; các quy định của quy hoạchchung, quy hoạch phân khu có liên quan;
+ Thiết kế kiến trúc cảnh quan cây xanh, công viên – vườn hoa;
+ Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công viên – vườn hoa
- Hồ sơ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên – vườn hoa bao gồm:
+ Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất; bản đồ hiện trạng (kiến trúc cảnh quan, hệ thống
hạ tầng kỹ thuật); bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; bản đồ tổ chứckhông gian kiến trúc cảnh quan (vị trí, hình thức bố cục cây xanh …); các bản vẽminh hoạ; bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật; danh mục các chủng loạicây, tiêu chuẩn cây trồng;
+ Thuyết minh tổng hợp và các văn bản pháp lý liên quan
- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết câyxanh, công viên - vườn hoa trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quy hoạch
đô thị
2 Quản lý cây xanh, công viên, cảnh quan tự nhiên và mặt nước
Việc quản lý cây xanh, công viên, cảnh quan tự nhiên và mặt nước được quy định
cụ thể tại Điều 68Luật Quy hoạch đô thị 2009như sau:
- Công viên, vườn hoa, cây xanh trong đô thị có giá trị về văn hoá, lịch sử,cảnh quan tự nhiên, cảnh quan đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền đưa vàodanh mục quản lý hoặc được xác định trong quy hoạch phải được giao cho tổ chức,
cá nhân quản lý
- Việc xây dựng công viên, vườn hoa, trồng cây xanh theo quy hoạch đô thịphải đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn, môi trường đô thị; khônglàm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, trên không, dưới mặt đất
- Không được lấn chiếm hồ, mặt nước tự nhiên hoặc thay đổi các đặc điểmđịa hình khác, gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện tự nhiên và cảnh quan đô thị
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công viên, vườn hoa, cây xanh,mặt nước và các khu vực tự nhiên khác trong đô thị Việc chặt, phá, di dời cây xanhtrong danh mục quản lý; san lấp, thay đổi địa hình các khu vực tự nhiên phải được
cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép
Trang 8CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Khái quát về khu vực và phạm vi nghiên cứu
Công viên Celadon là một phần quan trọng của khu đô thị Celadon City thuộc quậnTân Phú, TP.HCM Với tổng diện tích 16,7 ha, trong đó không gian xanh chiếm 8,5
ha và mặt nước 3,2 ha, công viên được định hướng phát triển theo mô hình hệ sinhthái đô thị bền vững Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 1 đếntháng 6 năm 2024, tập trung vào việc đánh giá hiện trạng hệ sinh thái, đặc biệt làkhu vực wetland, một điểm nhấn nổi bật của công viên
3.1.2 Quá trình hình thành hệ sinh thái
Từ vùng đất trống thấp và hay ngập nước năm 2010, Celadon Tân Phú đã chuyểnmình thành một hệ sinh thái đô thị xanh độc đáo Điểm nhấn là việc biến đặc điểmđịa hình thành lợi thế, tạo ra hệ sinh thái wetland với hồ điều hòa và kênh rạch sinhthái Hệ thống này vừa giúp điều tiết nước, vừa tạo môi trường sống đa dạng chođộng thực vật, đồng thời mang lại không gian xanh đặc biệt cho cư dân, minh chứngcho sự phát triển đô thị hài hòa với thiên nhiên
3.1.3 Đặc điểm và cấu trúc hệ sinh thái wetland
Hệ sinh thái wetland tại công viên Celadon được thiết kế theo mô hình tự nhiên với
ba vùng chính:
● Vùng nước sâu (1,2-1,8 m) phục vụ cho các loài cá, trong đó có các loài như
cá chép và cá lóc
● Vùng nước nông (0,3-0,8 m) là nơi sinh sống của thực vật thủy sinh như
sen (3 giống), súng và các loài thực vật nổi khác
● Vùng đất ngập định kỳ tạo môi trường cho chim nước như le le và cò trắng.
Đặc biệt, hệ thống còn được bổ sung các đảo nhỏ nhân tạo với diện tích trung bình
50 m², tạo nên môi trường sống đa dạng cho nhiều loài sinh vật
3.1.4 Hiện trạng đa dạng sinh học
Qua khảo sát, hệ sinh thái thể hiện sự đa dạng đáng kể với sự hiện diện của hơn 20loài thực vật thủy sinh, bao gồm các loài sen, súng và thực vật ven bờ Về động vật,ghi nhận được khoảng 15-20 loài chim, trong đó có các loài thường trú như le le, còtrắng và chim bồ câu Ngoài ra, có khoảng 8-10 loài cá, bao gồm cá rô phi và cá trê.Đặc biệt, sự xuất hiện định kỳ của một số loài chim di cư theo mùa như chim sẻ thểhiện vai trò quan trọng của wetland trong việc cung cấp sinh cảnh cho động vậthoang dã đô thị
3.1.5 Các vấn đề tồn tại trong hệ sinh thái
Trang 9Nghiên cứu đã phát hiện một số vấn đề đáng quan tâm trong hệ sinh thái:
● Về môi trường: Hiện tượng tảo nở hoa xuất hiện cục bộ tại một số điểm,
kèm theo mùi hôi nhẹ tại các vùng nước nông, làm giảm chất lượng nước
● Về sinh học: Sự xâm lấn của một số loài thực vật ngoại lai như bèo tây và
mật độ cao của cá rô phi (chiếm tới 60% tổng số cá trong khu vực) đang gây
áp lực lên các loài bản địa
● Về quản lý: Việc thiếu hệ thống thông tin giới thiệu và quy định cụ thể về bảo
vệ động vật, như không có bảng hướng dẫn và biển báo khu vực bảo tồn,làm hạn chế hiệu quả bảo tồn
2.5 - 3.5 Chỉ số đo đa dạng sinh học
pH nước hồ 6.5 - 7.5 Phù hợp cho hệ sinh thái
Trang 103.2 Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu áp dụng phương pháp khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn và tracứu dữ liệu có sẵn Công cụ khảo sát chủ yếu là các thiết bị đơn giản, dễ tiếp cậnnhư điện thoại thông minh, sổ ghi chép và một số dụng cụ đo đạc cơ bản như bể đo
độ pH và nhiệt kế
3.2.2 Phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng
Đánh giá chất lượng không khí, chất lượng nước trong quá trình khảo sát
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phát triển ý tưởng thiết kế
Mặt bằng công viên sẽ chia ra hai khu vực là vườn sinh thái và khu vực sinh hoạtcho con người
4.1.1 Mặt bằng diện tích đất được quy hoạch như cũ do hệ thống giao thông
và khu dân cư đã được bố trí hợp lí.
Giảm nhiệt độ không khí 2-3°C So với khu vực đô thị xung
Lưu lượng nước mưa được
giữ lại 70-80% Giảm ngập úng cho khuvực xung quanh
Số loài cá trong hồ 10-15 loài Bao gồm cả loài tự nhiên
và nuôi thả
Trang 114.1.2 Hồ sinh thái tự nhiên không được tác động để tận dụng khả năng tích trữ nước và thải chất cặn.
4.1.3 Hệ thống đường chạy bố trí thêm nền đá nhám và tuyến vòng cung và đan xen.
4.1.4 Các khu vực dành cho người bố trí từng khu vực tiện ích riêng biệt nhưng liền kề nhau để dễ di chuyển.
4.1.5 Hệ thống cây xanh bố trí rải rác, thân gỗ mật độ cách đều tạo bóng bao phủ (trừ vườn sinh thái), các loài thân thảo bố trí dọc ven các tuyến đường di chuyển và dưới các gốc cây thân gỗ Một vài khu vực điểm nhấn sẽ là sự hài hoà giữa các loại cây cộng sinh cùng nhau.
4.1.6 Danh mục các loại cây
4.2 Bản vẽ thiết kế tổng thể
4.2.1 Bản vẽ mặt bằng phân khu chức năng
Trang 12Phân tích khu vực quanh hồ sinh thái ( Khu đánh dấu màu xanh lá )
Đặc điểm khu vực: Là khu vực có hệ sinh thái đa dạng, quy hoạch với nhiều loàithực vật thuỷ sinh tạo quan cảnh quanh hồ
Đề xuất bố trí các loài cây thuỷ sinh và các loài cây gỗ trung tầng, cây bụi mọcthành hàng như: + Súng, Sen, Thuỷ Trúc, Vẩy Ốc, Lưỡi Mèo,
+ Ngọc Lan, Xoan Đào, Cọ Dừa, Lộc Vừng, Bàng,
Lý do lựa chọn bố trí: Là khu vực trũng thấp, các cây cần hấp thụ nhiều ánh sángcũng như phân tầng và tán lá trải dài bao phủ bóng mát cho thảm cỏ Đồng thời giúpcho con người có đủ không gian tầm nhìn thoải mái cũng như nhận dạng được khuvực cảnh quan quanh hồ
Phân tích khu hoạt động trải nghiệm cho con người ( khu vực màu cam )
Là khu vực được quy hoạch chủ yếu dành cho người sử dụng, thường dùng để diễn
ra các hoạt động sinh hoạt, trải nghiệm, vui chơi
Nên bố trí chính nhằm vào cây to cao, tán lá rộng nhằm hạn chế chiếm diện tích trảinghiệm của cư dân nhưng vẫn đảm bảo đủ khả năng tạo bóng mát Đề xuất bố trícác loài cây thân gỗ cao tầng ở các rìa đường chạy, cây bụi mọc thành hàng hoặcchụm lại thành các góc trên đồi hoặc bao quanh theo các cây lớn
-Đề xuất: Móng Bò Tím, Lộc Vừng, Me Tây, Sao đen,
Bên cạnh đó dùng các cây bụi có hoa và màu sắc tươi sáng, hương thơm, xen kẽmột ít cây nhiều lá tạo điểm nhấn