1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

155 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

Nhưng có thể nói rằng nền kinh tế của huyện nhà trong giai đoạn 2016-2020 đã có bước tăng trưởng khá, cơ bản hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Huyện ủy và HĐND huy

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Luật Đất đai năm 2013, chương 5, từ điều 35 đến điều 51 đã khẳng định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo ngành, theo cấp lãnh thổ hành chính là một trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, và được quy định cụ thể tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ

Thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các ngành, các địa phương quan tâm thực hiện Sau 10 năm thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp, sử dụng đất đai hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện cũng còn có những hạn chế và phát sinh các vấn đề cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trong giai đoạn mới

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 và xa hơn nữa, với vị thế là một huyện đang trên đà phát triển thuộc hành lang Trung Tây tỉnh Quảng Nam, Thăng Bình đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đòi hỏi nhu cầu đất đai rất lớn Để đáp ứng được nhu cầu đó, huyện cần phải sắp xếp quỹ đất sao cho vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội và môi trường Do vậy, việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện là cần thiết Đây là hành lang pháp lý quan trọng cho việc quản lý và sử dụng đất; cụ thể hóa các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của tỉnh; làm cơ sở để huyện thực hiện việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi các loại đất; tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các chương trình phát triển, thúc đẩy các dự án đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội

Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam,

Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình xây dựng “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”

1 Mục tiêu

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững

Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện

2 Nhiệm vụ

2.1 Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước;

Trang 2

2.2 Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cấu sử dụng đất của huyện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng ĐVHC cấp xã;

2.3 Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai 2013 trong kỳ kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

2.4 Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án cấp quốc gia, cấp tỉnh và của huyện sử dụng vào các mục đích

2.5 Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 2.6 Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất

3 Căn cứ pháp lý để thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

- Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) tỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020;

- Quyết định số 3924/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, có xét đến năm 2035;

- Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Quảng Nam cho cấp huyện;

- Quyết định số 42/2021/QĐ-UBND ngày 21/12/2021của UBND tỉnh về Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 3924/2021/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh V/v Quy định đơn giá xây dựng nhà ở, vật kiến trúc, công trình, tài sản trên đất để thực

Trang 3

hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 3925/2021/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định đơn giá bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

- Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Thăng Bình;

- Quyết định số 4028/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thăng Bình;

- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh 5 năm giai đoạn 2015-2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 huyện Thăng Bình;

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Thăng Bình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt;

- Các thông tin, tài liệu có liên quan khác

4 Các sản phẩm của dự án

1 Báo cáo thuyết minh tổng hợp QHSD đất giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021, kèm theo hệ thống bảng biểu, phụ biểu tính toán, bản đồ thu nhỏ, Bản vẽ trích lục các công trình, dự án trong năm KHSD đất 2021: 05 tập

2 Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2020, tỷ lệ 1/25.000: 05 bộ 3 Bản đồ QHSD đất đến năm 2030, tỷ lệ 1/25.000: 05 bộ

4 Bản đồ QHSD đất đến năm 2030 chi tiết từng xã, thị trấn, tỷ lệ 1/10.000: 03 bộ 5 Bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2021, tỷ lệ 1/25.000: 05 bộ

6 Đĩa CD ghi nội dung báo cáo thuyết minh, bảng biểu và bản đồ: 05 đĩa

Trang 4

Phần I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1.1 Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Thăng Bình là huyện đồng bằng cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 25 km về phía Bắc

Có toạ độ địa lý: - Từ 15030’ đến 15059’ vĩ độ Bắc

Ranh giới hành chính được xác định như sau:

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính, bao gồm xã Bình An, Bình Trung, Bình Tú, Bình Quý, Bình Quế, Bình Triều, Bình Trị, Bình Phục, Bình Hải, Bình Giang, Bình Phú, Bình Đào, Bình Minh, Bình Dương, Bình Nguyên, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Sa, Bình Nam, Bình Chánh, Bình Lãnh và thị trấn Hà Lam

Huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi, đi qua địa bàn huyện có tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, quốc lộ 1A, 14E, đường sắt Bắc Nam, đường ĐT613 là các trục đường chính kết nối huyện với các tỉnh phía Bắc, phía Nam, cửa ngõ đi các huyện phía Tây của tỉnh Có bờ biển dài khoảng 25km là một tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành du lịch của huyện Nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh nên huyện có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội Đến nay có được 2 dự án lớn du lịch, nghỉ dưỡng, ven biển đã thi công đúng tiến độ tại Bình Minh và Bình Dương, làm đà phát triển cho các dự án tiếp theo trong những năm tới

1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình phần lớn là đồng bằng, nhưng nhìn chung địa hình khá phức tạp, cao ở phía Tây Nam và thấp dần về phía Đông Địa hình Đồng bằng chiếm trên 70% diện tích gồm đồng bằng phù sa và đồng bằng cát ven biển Một diện tích nhỏ phía Tây Nam là vùng núi tiếp giáp với huyện Tiên Phước và Hiệp Đức và một vùng gò đồi nhấp nhô tiếp giáp với vùng đồng bằng

Địa hình của huyện được chia ra 3 dạng chính:

Trang 5

Miền núi – Trung du: gồm 7 xã (Bình Lãnh, Bình Phú, Bình Trị, Bình Quế, Bình Định Nam, Bình Định Bắc và Bình Chánh)

Đồng Bằng: gồm 7 xã (xã Bình Quý, Bình Trung, Bình Tú, Bình An, Bình Phục, Bình Nguyên, và TT Hà Lam)

Đồng bằng cát ven biển: gồm 4 xã giáp biển (Bình Dương, Bình Minh, Bình Hải, Bình Nam) và 4 xã cận biển (Bình Giang, Bình Đào, Bình Triều và Bình Sa)

Đặc điểm địa hình đa dạng là cơ sở tạo nên một nền kinh tế đa dạng, phù hợp với từng vùng Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một điểm bất lợi trong việc mở rộng quy mô các loại hình chuyên môn hóa

Khí hậu phân dị theo mùa: Mùa mưa và mùa khô Mùa mưa: kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa khá nhiều Tổng lượng mưa trung bình năm khoảng trên 2000 mm;

Mùa khô: kéo dài tới 8 tháng, từ tháng 1- tháng 8 Độ ẩm trung bình năm là 82%

Gió: Huyện Thăng Bình chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Một năm xuất hiện hai mùa gió chính:

Gió mùa Tây Nam và Đông Nam hoạt động vào mùa hạ (từ tháng 3 - tháng 7) Gió mùa Đông Bắc hoạt động vào mùa đông (tháng 10 - tháng 2 năm sau) Các dạng thời tiết khí hậu cực đoan:

Giông, bão: Trong năm thường xuất hiện giông từ tháng 5 đến tháng 8 và bão từ tháng 8 đến tháng 11 Bão thường kết hợp với mưa lớn gây lũ lụt Trung bình hàng năm có 8 đến 10 cơn bão

Sương mù: Sương mù thường xuất hiện từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 2 năm sau

Với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phù hợp cho nhiều loại cây trồng nhiệt đới, tạo nên một hệ cơ cấu cây trồng khá đa dạng ở địa phương Tuy nhiên hoạt động của bão, lũ cũng gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống người dân, làm cản trở việc ra khơi đánh bắt của một bộ phận lớn lao động nam ở các xã ven biển

1.1.4 Thủy văn

Trang 6

Toàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua Ở khu vực phía Đông (Sông Trường Giang có 25 km chảy qua huyện) Sông Ly ly nằm giữa ranh giới huyện Thăng Bình và huyện Quế Sơn, có 16 km chiều dài chảy qua huyện Một số suối nhỏ như suối La Ngà, Phú Xuân, Trường An, Cẩm Tú, Điện An, Ngọc Khô, Bình Chánh Song các sông suối này đều ngắn và hẹp, lưu lượng nước không lớn

Trong điều kiện thủy văn như vậy và với hệ thống sông suối là nguồn nước chính cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân sẽ có thuận lợi nhất định trong tương lai, khi mà gia tăng các đột biện về thời tiết Tuy nhiên, do hệ thống sông suối nhỏ, lưu lượng không lớn nên vẫn có tình trạng thiếu nước cho sản xuất, đặc biệt vào các tháng mùa khô Sông Trường Giang nối TP Hội An với TP Tam Kỳ có thể khai thác được vào mục đích du lịch đường thủy

1.2 Phân tích đặc điểm các nguồn tài nguyên

1.2.1 Tài nguyên đất

Gắn liền với sự đa dạng về địa hình là các nhóm đất phục vụ cho phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng Sự đa dạng các loại đất, kết hợp với sự đa dạng của địa hình sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú đối với hệ cây trồng của huyện Tuy nhiên, đây cũng có thể là một điểm bất lợi để huyện phát triển nông nghiệp hàng hóa nếu như không liên kết với các huyện khác trong tỉnh, tạo thành các vùng hàng hóa tập trung, có tính chuyên canh cao

Đất đai của huyện bao gồm 11 loại đất, chia thành các loại chủ yếu sau: + Đất phù sa và đất xám trên nền phù sa cổ: chiếm tỷ lệ lớn nhất (36,5%) Đây là loại đất có chất lượng khá tốt, thích hợp với nhiều loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả; thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

Trang 7

+ Đất cồn cát và bãi cát trắng vàng: tập trung ở các xã ven và cận biển, chiếm tỷ lệ 32,6%, loại đất này phù hợp trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chắn cát bay hoặc xen lẫn các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, rau màu, dưa, cà, cây gia vị…và nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch có bảo vệ môi trường Đây là một nguồn lực cho phát triển nền nông nghiệp với những mô hình thâm canh trên đất cát Tuy nhiên, còn có một diện tích đất cát đáng kể chưa có hướng khai thác

+ Các loại đất đỏ vàng chiếm tỷ lệ 17,8%, phân bố chủ yếu tại các xã miền núi – trung du, thích hợp với trồng cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, cây dược liệu Các loại đất đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá không hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp chiếm 4,2%

+ Đến nay, huyện còn có 1.328,73 ha đất chưa sử dụng, chiếm 3,23% diện tích đất tự nhiên của huyện

* Nguồn nước ngầm Độ sâu mực nước ngầm thay đổi do địa hình chi phối, độ sâu trung bình từ 2,5 đến 4m, mùa khô lượng mưa ít mực nước ngầm cạn kiệt, nhiễm mặn một số vùng ven biển, khả năng sử dụng nước rất hạn chế Nhìn chung nguồn nước ngầm của huyện dao động phụ thuộc vào địa hình, lượng nước bình quân 2.300m3/ ha

1.2.3 Tài nguyên rừng

Hiện nay hiện trạng rừng của huyện Thăng Bình tương đối phong phú

Diện tích có rừng 7.488,99 ha, trong đó rừng sản xuất 4.209,04 ha, rừng phòng hộ

Pacsa

Các loại lâm sản trên địa bàn huyện chủ yếu bao gồm một số loại gỗ (keo lá tràm, keo lai, cao su ), tre, nứa, luồng, song, mây, đót…Do nằm trong vùng nhiệt đới, nên rừng thường xanh quanh năm, phong phú đa dạng về cấu trúc, nhiều loại

Trang 8

động thực vật Sản lượng khai thác gỗ năm 2018 đạt 117 nghìn m3, phân bố ở các xã phía Tây của huyện

1.2.4 Tài nguyên khoáng sản

Thăng Bình là huyện có thế mạnh tài nguyên khoáng sản, trong đó có những tài nguyên khoáng sản quý và không thể tái tạo như:

- Huyện có trữ lượng lớn cát Thạch anh (SiO2, hay cát trắng), phân bố chủ yếu ở các xã ven biển (xã Bình Phục, Bình Triều,…), chiều rộng từ 1- 6 km, chất lượng cát tốt, hàm lượng SiO2 đều đạt 95% trở lên, ít tạp chất, là nguyên liệu sản xuất kính, thủy tinh và nhiều sản phẩm cao cấp khác, đây là loại khoáng sản có giá trị xuất khẩu cao

- Huyện có mỏ titan được thành tạo dưới dạng sa khoáng ven biển có nguồn gốc trầm tích do gió, trữ lượng đạt 200.000 tấn, chiều rộng từ 200 đến 2.000 mét (ở xã Bình Hải, Bình Nam)

- Bên cạnh đó, huyên còn có 5 mỏ khoáng sản vàng quy mô khoảng 22 ha (Chưa có đánh giá cụ thể về trữ lượng)

Ngoài ra, các xã vùng Tây có nhiều mỏ đất sét, cát, sỏi, đá granit, đá vôi xi măng, cao lanh dùng làm vật liệu xây dựng Cát, sỏi thường phân bố chủ yếu ở các bãi bồi, thềm sông và giữa lòng sông Trường Giang, sông Ly Ly Cát có chất lượng tốt và sạch Huyện còn có than bùn được thành tạo trong các lòng sông cổ, ao, hồ, đầm lầy ở xã Bình Sa Tuy nhiên than bùn khu vực này có quy mô nhỏ, còn lẫn nhiều sét

1.3 Phân tích hiện trạng môi trường

* Hiện trạng môi trường nước

- Nước mặt: Nhìn chung, chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện

Thăng Bình tại các sông, suối, hồ, bàu nước, đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm như tại sông Trường Giang, bàu Hà Kiều do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, xả nước thải sinh hoạt của người dân, một số sông, hồ còn lại ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực hoặc ô nhiễm theo mùa

- Nước biển ven bờ: Huyện Thăng Bình có tổng chiều dài bờ biển khoảng

25km, trải dài qua 4 xã là Bình Dương, Bình Minh, Bình Hải, Bình Nam Trên bờ biển này đã và đang hình thành nhiều bãi tắm, hàng năm thu hút lượng lớn người dân và du khách tham quan, tắm biển Nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờ của huyện vẫn còn tốt

- Nước ngầm: Độ sâu mực nước ngầm thay đổi do địa hình chi phối, độ

sâu trung bình từ 2,5 đến 4m, mùa khô lượng mưa ít mực nước ngầm cạn kiệt, nhiễm mặn một số vùng ven biển, khả năng sử dụng nước rất hạn chế Nhìn

Trang 9

chung nguồn nước ngầm của huyện dao động phụ thuộc vào địa hình, lượng nước bình quân 2.300m3

/ ha Tại một số địa phương, khu vực, nguồn nước ngầm đã và đang bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của người dân, doanh nghiệp gây ra Các khu vực thôn Thái Đông - xã Bình Nam, chợ Hà Lam, Bệnh viện Đa khoa Thăng Bình, Bãi rác Đồi 42 - Bình Quý, Chợ Quán Gò - Bình An đã bị nhiễm Coliform và E.coli

* Hiện trạng môi trường không khí

Theo kết quả quan trắc môi trường, nhìn chung môi trường không khí ở các cụm công nghiệp, các khu dân cư vẫn đảm bảo Tuy nhiên, môi trường không khí dọc các tuyến đường giao thông nhất là Quốc lộ 1A, các tuyến đường ĐT, ĐH đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi,…

* Hiện trạng môi trường đất

Môi trường đất trên địa bàn huyện đang có dấu hiệu bị suy thoái Nguyên nhân chính gây suy thoái đất đai là do độ che phủ của rừng suy giảm do quá trình khai thác trong những năm trước đây trong khi lượng mưa hàng năm tập trung theo mùa cùng với địa hình đồi dốc gây xói mòn, rửa trôi lớp đất bề mặt gây bạc màu, thoái hóa đất Ngoài ra, việc sử dụng phân bón và các chất hóa học chưa hợp lý cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái nguồn tài nguyên đất Chất thải từ các hoạt động công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt chưa được xử lý thích hợp là nguyên nhân thứ ba dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất của huyện Để hạn chế quá trình này đòi hỏi cần tăng tỷ lệ che phủ rừng, bố trí có cấu sử dụng đất hợp lý, giảm thiểu các tác động của quá trình phát triển công nghiệp

1.4 Đánh giá chung

Áp dụng phương pháp phân tích SWOT để xác định như sau:

ĐIỂM MẠNH (Strengths) ĐIỂM YẾU (Weaknesses)

- Vị trí địa lý chiến lược của huyện trong định vị phát triển tỉnh Quảng Nam: nằm trong tuyến đô thị biển và du lịch biển; giữa 2 trung tâm kinh tế lớn Tam Kỳ, Núi Thành và Hội An, Đà Nẵng

- Nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch;

- Lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu

- Chịu ảnh hưởng bởi thiên tai: bão lụt, hạn hán

- Xuất phát điểm kinh tế thấp và tính liên kết giữa các ngành kinh tế còn yếu

- Giao thông đối nội chưa đầu tư đồng bộ, một số tuyến ĐH chưa cứng hóa Mức độ thuận tiện của hoạt động vận tải chưa cao

Trang 10

dân số vàng; - Có quỹ đất ven biển lớn, đang được đầu tư hạ tầng khung tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư

- Hạ tầng kỹ thuật còn kém, nhất là các xã phía Tây: Cấp nước nông thôn nhỏ lẻ, phân tán Thoát nước chưa đầu tư đồng bộ Hệ thống thủy lợi chưa được kiên cố hóa Chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và y tế

- Hạ tầng xã hội (y tế, văn hóa) chưa được đầu tư hoàn chỉnh Hạ tầng kỹ thuật đô thị, các thị tứ, trung tâm xã chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ

CƠ HỘI (Opportunities) THÁCH THỨC (Threats)

- Nằm trong hành lang phát triển Trung Quảng Nam bao gồm Duy Xuyên, Thăng Bình, Hiệp Đức, Nông Sơn , Phước Sơn; đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm

- Huyện Thăng Bình còn có dư địa phát triển với nguồn tài nguyên đất, rừng, biển, có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế văn hóa

- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ địa phương đến Trung ương

- Đối mặt với ứng phó với biến đổi khí hậu và bất định trong thiên tai - Áp lực cạnh tranh phát triển với các địa phương tương đồng

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn;

- Vấn đề ô nhiễm môi trường khi phát triển các khu đô thi, công nghiệp; - Khả năng kiểm soát nguồn tài nguyên

- Nguồn nhân lực qua đào tạo;

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

2.1 Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Trong 5 năm (2016-2020), huyện Thăng Bình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chung của tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động và diễn biến phức tạp Tình hình trong nước, của tỉnh và huyện gặp nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh xảy ra gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành tích cực, quyết liệt của các cấp chính quyền, phối hợp của Mặt trận, các Hội đoàn thể và sự nỗ lực của quân và dân huyện nhà đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Huyện ủy, HĐND huyện đề ra

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 11

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2020 ước đạt 9.995 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 14,54%/năm Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 3,82%, Công nghiệp - Xây dựng là 19,4%, Dịch vụ là 17,05% Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (chiếm 80,89%) Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương ứng là 19,11% - 43,26% - 37,63%; so với đầu nhiệm kỳ, cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 32,14% xuống còn 19,11%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 36,4% lên 43,26%; dịch vụ tăng từ 31,46% lên 37,63% Thu nhập thực tế bình quân đầu người năm 2020 ước đạt trên 42 triệu đồng/người/năm

2.1.2 Tình hình phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội

2.1.2.1 Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ

- Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 19-CTr/HU của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 Công tác giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên Công tác quy hoạch, sắp xếp, xây dựng hệ thống trường lớp được quan tâm Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học Dự kiến đến cuối năm 2020 có 71/73 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 97,2% Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 05 tuổi, huyện đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức 3 (Tăng 01 mức so với năm 2016) Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tăng lên Hoạt động khuyến học, khuyến tài được thực hiện tốt; mô hình khuyến học trong cơ quan, tộc họ, thôn, khu phố được duy trì và nhân rộng

- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình của Huyện ủy về thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ được tăng cường Việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ bám sát vào nhu cầu thực tế của địa phương Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã phê duyệt triển khai thực hiện 05 đề tài ứng dụng khoa học công nghệ Từ sản phẩm nghiên cứu của các đề tài, các cơ quan chuyên môn đã đưa vào ứng dụng trong sản xuất và đời sống, góp một phần cho người dân tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động khoa học công nghệ tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2019 – 2025

2.1.2.2 Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trang 12

- Công tác phòng, chống dịch Covid-19: Tổ chức thực hiện tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ, Bộ Y tế về việc cách ly và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Kịp thời ngăn chặn, bóc gỡ các thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận trên không gian mạng Thường xuyên theo dõi nắm tình hình công dân Thăng Bình từ các quốc gia, địa phương khác có dịch về Thăng Bình

Các cơ quan, ban ngành, UBMTTQVN huyện, các Hội đoàn thể chính trị - xã hội đã triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên, đồng thời thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban ngành của huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19

- Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân có bước chuyển biến tích cực Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ không ngừng phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân 100% trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia, tổng số bác sỹ 80 người, đạt 4,6 bác sĩ/vạn dân; tổng số giường bệnh là 418 giường, đạt 24,16 giường/vạn dân Công tác y tế dự phòng và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm được triển khai kịp thời, hiệu quả

- Thường xuyên chỉ đạo, triển khai các hoạt động bảo đảm về an toàn thực phẩm, không có xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt, không có bệnh nhân tử vong do ngộ độc thực phẩm Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 93%

- Công tác dân số, gia đình và trẻ em thường xuyên được chú trọng Các chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc quản lý, đầu tư phát triển về dân số, kìm hãm, mất cân bằng giới tính khi sinh được triển khai thực hiện Tỷ suất sinh thô duy trì và giảm bền vững, giảm từ 12,92‰ xuống còn 11,72‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 17,96% xuống còn 12,29% (giảm 5,67%) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi giảm mạnh từ 13,06 % xuống còn 9,9%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 10,15% còn 7%

2.1.2.3 Văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Công tác chăm lo xây dựng và phát triển văn hóa, con người được triển khai thực hiện Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên, thu hút được nhiều người tham gia Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt được một số kết quả nhất định

- Công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, các loại hình nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống được quan tâm Trong 5 năm qua đã làm hồ sơ đề nghị công nhận 01 di tích cấp Quốc gia, 01 di tích cấp Quốc gia đặc biệt và tổ chức lễ đón bằng di tích cấp Quốc gia đặc biệt đối với khu phế tích Phật viện

Trang 13

Đồng Dương, di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đối với di tích “địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Hà Lam – Chợ Được Toàn huyện có 35 di tích lịch sử, văn hóa vật thể và phi vật thể; trong đó có 24 di tích được trùng tu, tôn tạo, đạt 72,7% Một số công trình về văn hóa phi vật thể đang dần được phục hồi, bảo tồn như: Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được, Lễ hội Cầu ngư, Hô hát bài chòi Hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch từng bước đáp ứng được nhu cầu của du khách

- Các thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh, chất lượng hoạt động được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đạt được những kết quả nhất định, tỷ lệ người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt trên 32% Phong trào thể dục thể thao, văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia Tham gia đầy đủ các giải thể thao cấp tỉnh Chất lượng hoạt động thông tin - truyền thông, truyền thanh - truyền hình từ huyện đến cơ sở từng bước được nâng cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin, tuyên truyền đến người dân

2.2 Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

2.2.1 Lĩnh vực nông nghiệp

- Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 1.935 tỷ đồng (Giá so sánh năm 2010) Tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện, nâng cao giá trị gia tăng, đảm bảo phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, kinh tế hợp tác và làng nghề nông thôn HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng Tây và Nghị quyết về tích tụ, tập trung ruộng đất; triển khai thực hiện một số cơ chế hỗ trợ và khuyến khích trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp có hiệu quả Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từng bước chuyển dịch gắn với các hình thức sản xuất phù hợp hơn trong việc liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; một số địa phương đã thực hiện tốt các khâu dịch vụ trong sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng Một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện

- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt bình quân hằng năm đạt khoảng 92.000 tấn; giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha canh tác bình quân hằng năm đạt trên 70 triệu đồng Thực hiện Đề án tích tụ, tập trung ruộng đất đạt 544 ha Thực hiện liên kết sản xuất, chuyển đổi cây trồng, đưa giống mới vào sản xuất; sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao; tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như nuôi cấy mô, phát triển các mô hình nhà lưới để trồng rau thủy canh, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, phun sương, áp dụng mô hình 3 tăng, 3 giảm đưa cơ giới hóa vào sản xuất đã làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng Giá trị ngành trồng trọt chiếm 41,14% trong cơ cấu nội bộ ngành

Trang 14

- Ngành chăn nuôi được tập trung chỉ đạo, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2014 - 2015 và đến năm 2020 Một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao được nhân rộng, triển khai thực hiện hiệu quả Công tác thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm được chú trọng; đã thu hút

được 04 nhà đầu tư về chăn nuôi, giết mổ tập trung trên địa bàn huyện (Gồm 3 trang

trại chăn nuôi lợn tập trung tại xã Bình Giang (Công ty Nam Việt), xã Bình Trị (Công ty Thanh Tâm), xã Bình Phú (Công ty Thái Việt); 01 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại xã Bình Phục (Công ty sản xuất, chế biến thực phẩm Quảng Nam)) Tổng đàn bò, trâu

và gia cầm ổn định, chất lượng được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ đàn bò lai tăng từ 60% lên 77%; giá trị ngành chăn nuôi chiếm 22,46% trong cơ cấu nội bộ ngành

- Ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi: Dịch tả lợn Châu Phi phát hiện ở xã Bình Dương từ ngày 21/5/2019 và đã lây lan rộng trên toàn huyện gây thiệt hại ước tính trên 115 tỷ đồng trong năm 2019 Hiện nay, tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, nhưng vẫn xảy ra rải rác ở một số địa phương UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, các ngành liên quan kiểm tra, lập hồ sơ, thủ tục trình cấp thẩm quyền xem xét, công bố hết dịch để thực hiện tái đàn theo đúng quy định

- Kinh tế thủy sản tiếp tục được chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo các chương trình, kế hoạch của Huyện ủy thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế thủy sản được triển khai thực hiện khá tốt; các nghiệp đoàn nghề cá, tổ đội đoàn kết đánh bắt trên biển, dịch vụ hậu cần nghề các được thành lập, củng cố, từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả Việc áp dụng các biện pháp khai thác, sử dụng máy dò ngang, đèn led để thay thế các loại đèn truyền thống, sử dụng các hình thức khai thác mới như lưới vây, rê, lờ lươm… đem lại hiệu quả cao Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tôm thẻ lót bạt trên cát, nuôi tôm ven sông, khu sản xuất và kiểm định giống thủy sản tập trung và nuôi tôm thâm canh; tổng diện tích nuôi tôm ven sông và trên cát đạt 328,4 ha Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản bình quân hằng năm 18,038,8 tấn; giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên 1ha canh tác bình quân đạt 915 triệu đồng Giá trị ngành thủy sản chiếm 29,12% trong cơ cấu nội bộ ngành

- Kinh tế lâm nghiệp chuyển biến khá Công tác chăm sóc rừng trồng, giao khoán bảo vệ phát triển rừng được quan tâm; công tác quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng được quan tâm thực hiện Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện 8.533,64 ha, độ che phủ rừng là 20,7% Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng, chiếm 7,28% trong cơ cấu nội bộ ngành

- Kinh tế tập thể tiếp tục được quan tâm, củng cố theo Đề án củng cố và phát triển các loại hình HTX giai đoạn 2013 - 2015 và đến năm 2020 Chất lượng một số

Trang 15

HTX, tổ hợp tác được nâng lên, hoạt động có hiệu quả; kinh tế trang trại, kinh tế vườn có xu hướng phục hồi, một số trang trại mở rộng quy mô và phát triển ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao

2.2.2 Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng

- Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng hằng năm, trong 05 năm ước đạt 4.720 tỷ đồng (Theo giá cố định năm 2010), chiếm 43,26% trong cơ cấu kinh tế Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp về phát triển công nghiệp; hạ tầng khu công nghiệp Tam Thăng (Tam Kỳ) mở rộng về phía huyện Thăng Bình và hạ tầng các cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư Công tác xúc tiến đầu tư được triển khai tích cực, môi trường đầu tư từng bước được cải thiện; trong 05 năm có 12 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất tại các cụm công nghiệp Tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp được nâng lên

- Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, hoạt động ổn định Việc kết hợp các chương trình khuyến công theo hướng đầu tư chuyển giao công nghệ tiên tiến vào các làng nghề, ngành nghề nông thôn bước đầu nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm Công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm được triển khai thực hiện có trọng tâm và hiệu quả Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như gia công may mặc, chế biến nông lâm, thủy hải sản… đã đóng góp vào sự phát triển, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân

- Lĩnh vực xây dựng cơ bản tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp - xây dựng Công tác quản lý chất lượng xây dựng được quan tâm, đảm bảo đúng quy hoạch, mục tiêu, sử dụng có hiệu quả sau đầu tư Nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng hoạt động trên địa bàn huyện, góp phần tăng nguồn thu ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Trang 16

lịch, nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An hoàn thành và đi vào hoạt động đã thu hút khách du lịch đến Thăng Bình ngày càng nhiều, từng bước hình thành định hướng phát triển du lịch - dịch vụ tại vùng Đông nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung Trong 5 năm, trên địa bàn huyện có 222 doanh nghiệp và 2.737 hộ kinh doanh cá thể được thành lập mới, góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện

2.3 Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất

2.3.2 Tình hình lao động việc làm và thu nhập

Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng, thực hiện tốt Nghị quyết số 04-NQ/TƯ ngày 12-8-2016 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 UBND huyện đã sắp xếp, kiện toàn một số cơ quan, đơn vị thuộc huyện theo hướng tinh gọn, đáp ứng quy định hiện hành, hoạt động thông suốt và hiệu quả Triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm, phối hợp mở 02 lớp quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên tại huyện cho 200 cán bộ công chức cấp xã, thị trấn; cử 779 lượt cán bộ, công chức tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (cấp huyện: 66 lượt; cấp xã: 713 lượt) Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm thường xuyên, phối hợp tổ chức tuyên truyền, tư vấn, định hướng học nghề cho người lao động trên địa bàn huyện Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 14,72% năm 2015 lên 20,17% năm 2019, năm 2020 là 22%; số lao động có việc làm tăng thêm trong 05 năm qua 685 lao động

Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện chính sách an sinh xã hội được các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm chỉ đạo Đã hỗ trợ xây mới 60 nhà, sửa chữa 19 nhà cho người có công với cách mạng theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng 27 nhà tình nghĩa, 21 nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo và gia đình chính sách với số tiền 1,8 tỷ đồng; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được thực hiện tốt,

Trang 17

trong 5 năm qua đã vận động 1.369 triệu đồng Chi trả kịp thời trợ cấp xã hội cho các đối tượng ; cấp 690 tấn gạo cứu trợ cho các xã, thị trấn; mỗi năm cấp 17.007 thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm thường xuyên, phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, tư vấn, định hướng, đào tạo nghề 19 đợt/617 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 14,72% năm 2015 tăng lên 20,17% năm 2019, qua đó người lao động có việc làm ổn định thu nhập ổn định từ 4.500.000 đồng – 6.000.000 đồng/tháng, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ giảm nghèo hằng năm 6,3%, dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 22% Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, công tác vì sự tiến bộ phụ nữ, bình đẳng giới được quan tâm; vận động đóng góp xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em được trên 290 triệu đồng

Trang 18

2.4 Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn

2.4.1 Thực trạng phát triển đô thị:

Toàn huyện có 1 đô thị loại V Hà Lam và 21 khu trung tâm hành chính xã + Hà Lam: Là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thăng Bình Là đô thị trung tâm cấp huyện

+ Các khu trung tâm hành chính xã: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của xã và cụm xã Hiện nay, các trung tâm xã phát huy tốt vai trò động lực phát triển của địa phương Hình thái các trung tâm xã phát triển theo dạng tuyến bám theo các trục giao thông chính, một số trung tâm xã phát triển theo ô bàn cờ với lõi là các công trình công cộng hành chính và các nhà ở kết hợp với kinh doanh, dịch vụ xung quanh

Hình 1: Thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình

2.4.2 Thực trạng phát triển khu dân cƣ nông thôn:

Mật độ dân số năm 2005 là 490 người/km2, giảm xuống còn 442 người/km2 vào năm 2018 Dân cư phân bố tập trung tại thị trấn Hà Lam (mật độ dân số 1.286 người/km2), những vùng ven biển và phía Tây mật độ dân số thấp, như xã Bình Phú chỉ 144 người/km2

Các khu dân cư nông thôn hình thành chủ yếu theo 2 dạng: Tuyến và điểm Cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật nhìn chung cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và sinh hoạt cho nhân dân

Khu dân cư hình thành theo “dạng điểm” tập trung chủ yếu tại các khu vực trung tâm xã và một số điểm dân cư hình thành từ rất lâu, nơi có quỹ đất thuận lợi, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt sản xuất cho người dân như các khu trung tâm dọc các tuyến đường QL1A, QL14E, các khu dân cư ven biển Kiến trúc nhà ở theo kiểu nhà phố kết hợp với kinh doanh Đời sống nhân dân ở các khu vực này tương đối ổn định và tăng trưởng từng năm

Khu dân cư hình thành theo “dạng tuyến” tập trung phổ biến dọc theo các trục giao thông chính như quốc lộ 1A, 14E, tỉnh lộ ĐT 613 và các trục đường ĐX, ĐH trên

Trang 19

địa bàn huyện, nơi có mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đi lại và sản xuất của người dân Kiến trúc nhà ở theo kiểu nhà vườn truyền thống Đời sống nhân dân một số khu vực vẫn còn khó khăn

Toàn huyện có 21/21 xã đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới Trong đó có 07 xã đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đối cơ bản theo chương trình mục tiêu nông thôn mới và đã đạt xã nông thôn mới Bình quân trên toàn huyện đạt trên 15 tiêu chí/xã; không có xã đạt dưới 8 tiêu chí Các xã còn lại đang trong quá trình thực hiện, phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành xã nông thôn mới

2.5 Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

2.5.1 Giao thông:

2.5.1.1 Giao thông đường bộ:

Tính đến năm 2021, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn huyện đã làm là: 4.056,87 km (Đường ĐH 1983,40 km, đường nội thị 10,9km, đường xã 79,17km và đường dân sinh 1.983,40km) Hệ thống giao thông của huyện phân theo các tuyến như sau:

- Quốc lộ 14E: Đoạn từ Bình Minh đến ngã tư Hà Lam dài 8,3km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 6m, kết cấu thấm nhập nhựa Đoạn từ ngã tư Hà Lam đến ngã ba Cây Cốc đi trùng với quốc lộ 1A dài 2,4km đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đoạn còn lại nền đường 6,5m, bề mặt chỉ rộng 3,5m kết cấu bê tông nhựa Như vậy, quốc lộ 14E có đoạn còn rất nhỏ hẹp, bề mặt xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng khối lượng lớn xe cộ lưu thông, nhất là khi kết nối với tuyến đường Thanh Niên ven biển Vì vậy trong giai đoạn tới cần đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ 14E

Ngoài ra Huyện còn có tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đã hoàn thành) và tuyến đường bộ ven biển Việt Nam Đây là những tuyến đường huyết mạch chính nối Thăng Bình với trung tâm tỉnh Quảng Nam và các địa phương khác trong cả nước

* Đường Tỉnh lộ

Tỉnh lộ gồm tuyến đường tỉnh ĐT 613, ĐT 613B, ĐT 612 đi về phía đông dài 25,1km, kéo dài từ xã Bình Nguyên đến xã Bình Minh Trong đó 7km bắt đầu từ xã Bình Nguyên đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, nền 9m, mặt 7m, kết cấu mặt đường bê

Trang 20

tông nhựa; đoạn còn lại (18,10 km) đạt tiêu chuẩn cấp V, nền 6,5, mặt 3,5m, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa Với vai trò là tỉnh lộ nhưng tuyến đường này mặt đường nhỏ hẹp, cần được nâng cấp cải tạo trong thời gian tới

Đường nội thị:

Thị trấn Hà Lam có 10,90 km đường nội thị đã và đang được nhựa hóa, mở rộng Một số tuyến đường nội thị khác vào các cơ quan, trụ sở cũng đã được trải nhựa chiều rộng tương đối hẹp và chất lượng mặt đường không cao Các trục đường nội thị còn lại vẫn còn là đường đất và chưa đạt tiêu chuẩn đường đô thị

Đường hu ện

Theo Quyết định số 2429/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 về điều chỉnh, bổ sung, phân loại và đặt số hiệu hệ thống đường huyện (ĐH) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, toàn huyện có 230 tuyến đường huyện (ĐH) với tổng chiều dài 1.983,40 km

Hệ thống mạng lưới đường ĐH do huyện quản lý đã được cải thiện đáng kể cả về chiều dài đường và kết cấu đường

Đường

Đường thôn xóm, liên thôn có tổng chiều dài 1.390,1km, tỷ lệ cứng hóa đạt 34,9% Tuy nhiên, tỷ lệ trải nhựa và cứng hóa vẫn còn thấp, chất lượng mặt đường đạt trung bình xấu, ít được duy tu bão dưỡng định kỳ

Các tuyến đường đê và các tuyến đường quan trọng trong phòng chống lũ, bão đã được đầu tư làm kè chống sạt lở

(Nguồn: Theo quy hoạch giao thông vận tải huyện Thăng Bình – tỉnh Quảng Nam)

iện trạng các ến e tr n địa àn hu ện Thăng Bình

Toàn huyện có 01 bến xe loại 6 (bến xe Hà Lam), tuy nhiên chất lượng bến bãi thấp, quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư hoàn chỉnh, số lượng xe xuất bến và lưu lượng hành khách xuất bến tối thiểu trong ngày ít Hiệu quả khai thác chưa cao

2.5.1.2 Giao thông đường thủy:

Giao thông thủy, bao gồm giao thông đường biển và đường sông

Giao thông đường sông: Có 2 sông Trường Giang và sông Ly Ly Sông Ly Ly

nhỏ hẹp Sông Trường Giang mực nước phụ thuộc vào thủy triều, luồng lạch không ổn định, nhiều đoạn sông hẹp, cạn Do đó tuyến sông hiện tại chủ yếu nuôi trồng thủy sản và điều hòa lũ, không đảm bảo các thông số kỹ thuật cho giao thông thủy, việc lưu chuyển hàng hóa cho vận tải trên Sông Trường Giang còn hạn chế Vì vậy, để phát triển giao thông thủy phục vụ vận tải hàng hóa, phát triển du lịch, thời gian tới Huyện cần nạo vét sông Trường Giang

Giao thông đường biển: Huyện có 21 km đường biển, tuy nhiên, giao thông hàng

hải chưa được đầu tư khai thác Nguyên nhân cơ bản là mức đầu tư ban đầu cho giao thông thủy khá cao, do đó các chủ đầu tư chưa tập trung đầu tư phát triển khi mà lượng vận tải hàng hóa của huyện chưa lớn và vận tải đường bộ và đường sắt đang khá thuận

Trang 21

lợi Mặt khác, các trục giao thông bộ dọc tuyến ven biển, các trục kết nối vùng ven biển với vùng giữa và miền Tây còn hạn chế

Tuyến giao thông bộ ven biển và cầu Cửa Đại được đầu tư mới tạo ra cơ hội cho huyện khai thông tuyến Du lịch Nhưng vấn đề quan trọng là phải kết nối được đường Cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất tạo thành hành lang giao thông ven biển thông suốt để huyện có thể tận dụng cơ hội phát triển kinh tế dọc tuyến hành lang này Đây là tiềm năng có thể phát triển vận tải đường biển trong tương lai của huyện

2.5.1.3 Mạng lưới đường sắt

Trên địa bàn huyện có ga Phú Cang, là ga dọc đường của tuyến đường sắt Bắc Nam Hiện tại, các ga còn chưa được đầu tư xây dựng hiện đại, chưa đủ tiện nghi, chiều dài đường ga ngắn

Nhìn chung, mạng lưới giao thông của huyện Thăng Bình về cơ bản đảm bảo được nhu cầu vận chuyển hàng hóa liên vùng và nội vùng Với đường 14E khi được nâng cấp sẽ là tuyến kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh ven biển, với Quảng Nam, trong đó có huyện Thăng Bình Con đường này sẽ trở thành trục chính kết nối Tây Nguyên với các khu kinh tế và phát triển du lịch ven biển miền Trung

2.5.2 Hiện trạng thoát nước, cấp nước 2.5.2.1 Hiện trạng thoát nước

* Về thoát nước tự nhiên:

Về hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện có 2 con sông: Sông Ly Ly bắt nguồn từ núi Hòn Tàu (Quế Sơn) chạy dọc ven phía Bắc của huyện qua các xã Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định Bắc và Bình Quý rồi xuôi dần ra Cửa Đại (Hội An), phía bờ Bắc giáp huyện Quế Sơn; Sông Trường Giang chạy dọc theo bờ biển, sông có chiều dài khoảng 60 km, đoạn qua huyện Thăng Bình có chiều dài khoảng 25 km, nối liền với sông Ly Ly và sông Tam Kỳ

Vùng Tây của huyện có các hồ chứa nước lớn như La Ngà - Cao Ngạn (Bình Lãnh), hồ Đông Tuyển (Bình Trị), hồ Phước Hà (Bình Phú), nguồn nước chảy về chủ yếu là các con suối nhỏ từ các dãy núi phía Tây

Trên địa bàn huyện vùng bị ngập hằng năm vào mùa mưa lũ chủ yếu là các khu vực dọc theo sông Trường Giang, ngoài ra khu vực vùng trung (thị trấn Hà Lam, xã Bình An, Bình Trung) cũng bị ngập hằng năm do các tuyến suối phía Tây đổ về kết hợp với địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ nên nước lũ bị ứ đọng không thoát được

* Về hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện nhìn chung chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống thoát nước cũ đã xuống cấp chưa đảm bảo khả năng thoát nước, hệ thống thoát nước mới gồm các tuyến thu nước mưa dọc trục đường chính khu vực trung tâm huyện và một số đoạn dọc đường quốc lộ 1A Khu vực trung tâm các xã khác hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng còn hạn chế

Trang 22

Các khu vực thôn xóm, nước mưa chủ yếu chảy theo địa hình tự nhiên theo các mương tiêu ra các mương, suối

2.5.2.2 Hiện trạng cấp nước

* Cấp nước sinh hoạt:

Hiện tại huyện Thăng Bình có nhà máy cấp nước sạch Thăng Bình, ngoài ra còn có các hệ thống cấp nước tập trung tại các xã như: Bình Định Nam, Bình Trung, Bình Dương, Bình Sa, Bình Lãnh, Bình Hải, Bình Định Bắc Tuy nhiên một số công trình cấp nước tập trung không còn vận hành để cung cấp nước sạch cho người dân

Ngoài ra, trên địa bàn còn được cấp nước bởi Nhà máy nước Tam Kỳ và BOO Phú Ninh

Tỷ lệ hộ dân cư dùng nước sạch tăng nhanh, từ 5,75% năm 2013 lên 16,55% năm 2018

Tỷ lệ hộ dân cư dùng nước hợp vệ sinh đạt đến 97%

* Cấp nước Thủy lợi:

Huyện Thăng Bình có nguồn nước tưới từ các hồ Cao Ngạn (Bình Lãnh), hồ Đông Tiễn (Bình Trị), hồ Phước Hà (Bình Phú), Trạm bơm Quý Xuân (Bình Quý) Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của huyện về cơ bản đảm bảo được nước tưới Tuy nhiên còn một số công trình xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp, tỷ lệ kênh mương chưa kiên có hóa còn lớn, một số khu vực trên địa bàn huyện tình hình nước tưới còn rất nhiều khó khăn do còn phụ thuộc vào nước trời

Ngoài ra, kênh chính Bắc Phú Ninh chạy ngang qua địa bàn huyện, cung cấp cho một số xã vùng Trung

2.5.3 Năng lượng:

2.5.3.1 Nguồn điện:

Hiện trạng, huyện Thăng Bình cấp điện từ các nguồn sau: - Trạm 110/35/22kV Thăng Bình (E152), công suất 2x25MVA - Trạm 110/22kV Thăng Bình 2, công suất 1x40MVA

Trang 23

+ Nước thải sinh hoạt: hiện trạng là hệ thống thoát chung, chưa đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng

+ Nước thải bệnh viện: đã đầu tư hệ thống thoát nước riêng và hệ thống xử lý bệnh viện tại TTYT huyện và Bệnh viện Thăng Hoa

+ Nước thải công nghiệp: CCN Hà Lam – Chợ Được đã đầu tư hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung CCN công suất 500 m3/ng-đ

2.5.4.2 Quản lý chất thải rắn:

Đến nay 22/22 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác thải, triển khai việc thu gom rác thải từ các kiệt, hẻm tại 114/132 thôn, tổ, đạt tỷ lệ 87% Trong đó, có 2 xã Bình Đào và Bình Hải do HTX nông nghiệp đảm nhiệm công tác thu gom và thu phí

Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện do Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam thực hiện Riêng xã Bình Phú, địa phương tự xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại bãi rác thôn Long Hội, xã Bình Phú, diện tích 1ha

CTR nguy hại đồng ruộng đã được triển khai thu gom tại 21 xã, thị trấn (trừ Bình Minh) với tổng cộng 1450 hố thu tại các đồng ruộng trên toàn huyện

2.5.4.3 Nghĩa trang:

Diện tích nghĩa trang trên địa bàn huyện rất lớn, hiện trạng vẫn còn chôn cất rải rác ở một số nơi gây ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường, một số khu vực đã được định hướng vào các điểm chôn cất tập trung theo quy hoạch

2.5.5 Y tế:

- Mạng lưới y tế phát triển mạnh so với giai đoạn trước, cơ sở vật chất được tăng cường, trang thiết bị được đầu tư theo hướng chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu từng tuyến điều trị

- Trên địa bàn huyện có 26 cơ sở y tế, gồm: 02 bệnh viện (Trung tâm Y tế huyện, bệnh viện Thăng Hoa; 253 giường), 2 Phòng khám đa khoa (38 giường bệnh) và 22 Trạm y tế ở 22 xã, thị trấn (với 110 giường bệnh) Tổng số giường bệnh toàn huyện hiện là 401 giường

2.5.6 Giáo dục:

Công tác giáo dục và đào tạo trong những năm vừa qua đã được cải thiện cả về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục Toàn huyện có 62/74 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 83,8% (cấp THCS có 19/21 trường, tỷ lệ 90,5%; cấp Tiểu học có 22/30 trường, tỷ lệ 73,3%; cấp học Mầm non có 21/23 trường, tỷ lệ 91,3% Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được sắp xếp, bố trí tương đối hợp lý; 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, phương pháp dạy học có nhiều đổi mới

Mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện được bố trí đều khắp, đảm bảo cho công tác dạy và học trên toàn huyện; quy mô của một trường không có trường quá lớn (trên

Trang 24

35 lớp), không có trường có quy mô quá nhỏ (dưới 05 lớp) Bình quân tỷ lệ học sinh/lớp ở mỗi cấp học ở mức tương đối: Mầm non 26,9 học sinh/lớp; Tiểu học 25,1 học sinh/lớp; THCS 34,4 học sinh/lớp

2.5.7 Văn hoá - thông tin - thể dục thể thao:

Trong những năm qua, lĩnh vực văn hóa ở huyện Thăng Bình đã có sự tập trung cao cho mục tiêu xây dựng đời sống sống văn hóa, xây dựng con người mới

* Một số vấn đề đang đặt ra - Hệ thống cơ sở hạ tầng (truyền thanh, truyền hình, mạng internet, ) còn tương đối yếu kém

- Các thể chế văn hóa và di tích lịch sử chưa được bảo tồn và phát triển một cách đầy đủ và kịp thời Lễ hội hiện đang được tổ chức thiếu bài bản

- Cơ sở vật chất cho sinh hoạt văn hóa của thiếu nhi trên địa bàn huyện còn rất thiếu, do vậy chưa tạo ra được không gian sinh hoạt văn hóa cho các tầng lớp thanh, thiếu niên

2.5.8 Thương mại – dịch vụ

Ngành dịch vụ của huyện Thăng Bình trong 10 năm qua phát triển khá nhanh và là ngành có tốc độ tăng lao động cao nhất Cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ tăng gấp rưỡi từ năm 2014 là 4544 cơ sở lên đến 6153 cơ sở

Số lao động dịch vụ tăng từ 6.971 người năm 2014 lên 9517 người

Trong 05 năm (2016-2020), bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực huyện Thăng Bình đã vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ nghị quyết Huyện ủy, HĐND đề ra Kinh tế phát triển và đạt được tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo đúng định hướng; thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước; huy động tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là phát huy lợi thế để triển khai các dự án trọng điểm vùng Đông; diện mạo nông thôn, đô thị có nhiều khởi sắc Văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ; công tác giảm nghèo đạt những kết quả tích cực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên

Trang 25

Giai đoạn 2016-2020, tuy đã chịu tác động không nhỏ từ những khó khăn, thách thức như: là huyện có diện tích rộng, nhiều đơn vị hành chính, dân số đông, điều kiện sản xuất khó khăn, tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp hạn chế, ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sản lượng - năng suất cây trồng, dịch bệnh gia súc - gia cầm, dịch bệnh Covid-19 Nhưng có thể nói rằng nền kinh tế của huyện nhà trong giai đoạn 2016-2020 đã có bước tăng trưởng khá, cơ bản hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Huyện ủy và HĐND huyện đề ra; nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, nhất là việc lựa chọn giống đã được chú trọng, góp phần tăng năng suất cây trồng, con vật nuôi; hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện được quan tâm đầu tư đúng mức; công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển khá, hoạt động kêu gọi và xúc tiến đầu tư được tăng cường; các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, y tế, an sinh xã hội được chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực; quốc phòng - an ninh được đảm bảo; công tác cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" từng bước phát huy hiệu quả trong việc giảm thiểu gây phiền hà cho các tổ chức, nhân dân khi quan hệ công việc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính; công tác củng cố chính quyền thường xuyên được quan tâm; công tác quy hoạch, bồi dưỡng đào tạo cán bộ được tập trung đúng mức

2.6.2 Những khó khăn và tồn tại

2.6.2.1 Lĩnh vực phát triển kinh tế:

- Kinh tế tăng trưởng nhưng chưa bền vững Quy hoạch phát triển kinh tế vùng còn nhiều bất cập Sản xuất công nghiệp phát triển còn chậm, quy hoạch phát triển công nghiệp còn hạn chế Công tác xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư chưa mạnh, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra Thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, chưa tạo được môi trường thuận lợi để thu hút nhiều dự án đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài luôn yêu cầu có mặt bằng sạch để thực hiện nhanh việc triển khai dự án Dịch vụ phát triển khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện Một số làng nghề truyền thống quy mô còn nhỏ, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, sức cạnh tranh yếu, thị trường tiêu thụ còn hạn chế Sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ, tỷ suất hàng hoá thấp Kinh tế vườn, kinh tế trang trại hiệu quả chưa cao Hợp tác xã nông nghiệp phần lớn hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp; công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh gia súc còn nhiều hạn chế; đặc biệt, dịch tả lợn Châu Phi bùng phát năm 2019 làm tổng đàn lợn trên địa bàn huyện giảm trên 70% tổng đàn

- Một số chương trình, dự án trọng điểm đề ra chưa được triển khai thực hiện Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương, nhất là giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng các cụm công nghiệp Công tác điều hành, quản lý lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có mặt còn hạn chế Tiến độ xây dựng

Trang 26

thị trấn Hà Lam đạt chuẩn đô thị loại IV và xã Bình Minh đạt đô thị loại V vào năm 2020 còn chậm

- Công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý hiện trạng, quản lý đất đai còn nhiều bất cập Tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, xây dựng nhà trái phép vẫn còn xảy ra ở một số nơi, nhất là tại các xã vùng Đông Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư các vùng dự án thực hiện còn chậm so với tiến độ

2.6.2.2 Về lĩnh vực văn hóa - hội:

- Công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trên địa bàn huyện chưa được triển khai thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa chất lượng chưa cao, thiếu bền vững Tỷ lệ các cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa chưa đạt chỉ tiêu đề ra Chất lượng giáo dục được tiếp tục nâng cao nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; cơ sở vật chất ở một số trường học chưa đồng bộ; tỷ lệ trường mầm non, tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2 còn thấp so với các huyện đồng bằng trong tỉnh Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám, điều trị bệnh cho nhân dân có mặt chưa đáp ứng yêu cầu Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm hiệu quả chưa cao, chưa gắn kết giữa đào tạo với giải quyết việc làm, giữa đào tạo với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công, chính sách an sinh xã hội ở một số nơi còn để xảy ra sai phạm

2.6.2.3 Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nội chính:

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, tệ nạn cờ bạc, ma túy có chiều hướng gia tăng Công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án một số vụ việc còn chậm; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo một số trường hợp chưa kịp thời, triệt để

- Công tác tuyên truyền pháp luật, công tác tiếp công dân có nơi làm chưa tốt; một số địa phương chưa thực hiện tốt công tác phối hợp, vận động tuyên truyền, đối thoại, hòa giải nên còn để một số người bị lôi kéo, xúi giục, kích động tham gia khiếu

nại, khiếu kiện nhiều lần, vượt cấp 2.6.3 Ngu n nhân của những kết quả đạt được

- Các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã quán triệt, vận dụng đúng đắn chủ trương của Trung ương, của tỉnh vào tình hình thực tế của địa phương Đồng thời trong lãnh đạo, điều hành đã tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời của Huyện ủy, HĐND huyện, các ban ngành

- Giữ vững truyền thống đoàn kết, phát huy bản sắc văn hóa, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để phấn đấu xây dựng quê hương; tích cực phối hợp với các ban ngành ở tỉnh, BQL Khu KTM Chu Lai trong triển khai các dự án trọng điểm vùng Đông

Trang 27

- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm; tích cực vận động cán bộ, công chức và nhân dân triển khai thực hiện

2.6.4 Ngu n nhân của những tồn tại, hạn chế

* Về khách quan

- Thăng Bình là huyện có diện tích tự nhiên rộng, dân số đông, quy mô nền kinh tế còn nhỏ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; tác động của tình hình thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra

- Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm, xây dựng nông thôn mới lớn nhưng nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ hằng năm còn hạn chế, việc huy động nguồn vốn xã hội hóa trong dân còn quá ít nên gặp nhiều khó khăn Các công trình đã đưa vào kế hoạch đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện do nguồn vốn ngân sách huyện còn nhiều khó khăn, trong khi đó ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh chưa ghi vốn để hỗ trợ đầu tư

- Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, thiếu sự đồng thuận và hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội

*Về chủ quan

- Công tác đánh giá, dự báo tình hình có phần chủ quan, chưa sát tình hình thực tế nên một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tương đối cao nên không đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra

- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và từng địa phương, từng ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa cụ thể, chất lượng thấp

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành từ huyện đến cơ sở trên một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; trình độ, năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm

- Trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, một số địa phương, đơn vị còn thiếu kiên quyết; một số phòng, ban chuyên môn, địa phương chưa chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức năng lực chuyên môn còn hạn chế

- Công tác kiểm tra, đôn đốc để giải quyết những vấn đề tồn tại ở các ngành, các địa phương chưa thường xuyên, kịp thời Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật có mặt còn hạn chế

2.6.5 Những ài học kinh nghiệm

- Một là, các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải xác định đúng được nội dung trọng tâm của Nghị quyết và xây dựng được chương trình hành động sát hợp Lấy phát triển kinh tế -xã hội làm động lực bảo đảm ổn định quốc phòng - an ninh và phát triển các lĩnh vực khác

- Hai là, chăm lo kiện toàn củng cố tổ chức, nhất là đội ngũ cán bộ; thường xuyên quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực, ý thức phục vụ

Trang 28

nhân dân là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương

- Ba là, vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phát huy dân chủ cơ sở, ổn định, củng cố và xây dựng hương ước từng thôn, làng để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào yên tâm làm ăn phát triển, ổn định đời sống, không nghe kẻ xấu xúi giục gây rối làm mất ổn định chính trị ở địa phương

- Bốn là, tranh thủ thu hút sự đầu tư từ các nguồn bên trong và ngoài huyện, phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; khơi dậy tình cảm, trách nhiệm, tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau xây dựng và phát triển

- Năm là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra sâu sát của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể đối với cơ sở nhằm nắm chắc tình hình, kịp thời giải quyết, xử lý hiệu quả các tình huống, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa phương

III BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến các kiểu sử dụng đất thông qua những hệ quả của nó: thiếu nguồn nước, lũ lụt, bão,… Vì vậy việc lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất nhằm thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu là rất cần thiết

Quy hoạch sử dụng đất có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách đưa ra biện pháp để giảm hiệu ứng khí nhà kính, chẳng hạn như hạn chế tối đa diện tích rừng bị mất, trồng và khoanh nuôi rừng, khuyến khích sản xuất sạch,…

3.1 Đất bị khô hạn và hoang mạc hóa

Sự phối hợp không hài hòa giữa chế độ nhiệt và chế độ mưa tạo nên sự khắc nghiệt có khả năng thúc đẩy các quá trình hạn hán, hoang mạc hóa của đất Nguy cơ nắng nóng và đất đai bị khô cằn nhiều hơn làm giảm năng suất trồng trọt

Khô hạn

Mùa khô kéo dài tới 8 tháng, từ tháng 1- tháng 8 Hạn hán đã gây thiệt hại nhiều mặt cho huyện ở những năm vừa qua Hạn hán kéo dài, làm tăng nguy cơ cháy rừng và làm suy giảm đáng kể sức sản xuất của đất, mực nước trên các sông, hồ đều cạn kiệt

3.2 Đất bị ngập úng

Những năm gần đây thiên tai, lũ lụt, xảy ra liên tiếp đã làm cho vấn đề ngập úng đất ngày càng trở nên nghiêm trọng Nhiều diện tích đất canh tác sản xuất của người dân bị úng ngập

3.3 Đất bị xói mòn, rửa trôi

BĐKH gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây ra hiện tượng xói mòn nhiều hơn

Trang 29

Ở khu vực huyện Thăng Bình, mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, tổng lượng mưa trung bình năm khoảng trên 2000 mm là nguyên nhân chính gây xói mòn rửa trôi

3.4 Sạt lở đất

Tình hình sạt lở đất trong mấy thập niên vừa qua đã xảy ra rất phổ biến, đặc biệt trong năm 2020 vừa qua Những nơi có độ dốc cao, tầng đất không dày, sâu trên 1 m đã gặp những tầng đá vụn, đất không bám được vào lớp đá vụn phía dưới bị bong ra, lở xuống xuống phía dưới theo trọng lực Sạt lở đất làm một số tuyến đường trên địa bàn huyện hư hỏng, nước cuốn trôi như nút giao đường huyện (ĐH 14) với đường Võ Chí Công, địa bàn xã Bình Hải Sạt lở đất nền đường (tuyến ĐH 29, xã Bình Chánh đang thi công), sạt lở lề đất các tuyến đường đang thi công hoàn thiện, chưa nghiệm thu (tuyến ĐH 7, xã Bình Lãnh; tuyến đường ĐH 28, xã Bình Lãnh; tuyến ĐH 26, ĐH 20, xã Bình Định Bắc; tuyến ĐH 21, xã Bình Quế; tuyến đường ĐH 4, xã Bình An…

Trang 30

Phần II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI I TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1.1 Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có li n quan đến thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của huyện đã được phê duyệt Đây là cơ sở pháp lý nhằm nâng cao khả năng quản lý và sử dụng đất, tạo điều kiện sử dụng đất đai hiệu quả, đúng quy hoạch, kế hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Kể từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2014), được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, UBND huyện cùng với sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác quản lý nhà nước về đất đai theo thẩm quyền của huyện về cơ bản đã từng bước đi vào nề nếp, hiệu quả hơn Kết quả thực hiện các nội dung quản lý nhà nước của huyện trong thời gian qua như sau:

1.1.1 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

UBND huyện thường xuyên tiếp nhận các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai của các cơ quan Trung ương như Luật Đất đai 2013, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của Chính phủ, trong đó chủ yếu là các quy định có liên quan đến việc quy định trình tự, thủ tục thuộc thẩm quyền của cấp huyện như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thu hồi đất; chuyển mục đích sử dụng đất; góp vốn, xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đăng ký biến động sử dụng đất, cho các đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân

Ngoài ra, huyện cũng nhận được nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính cùng với các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam

UBND huyện đã giao phòng, ban và UBND cấp xã triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất Đây được xem là những cơ sở pháp lý quan trọng để huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai

1.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Từ khi thành lập, huyện đã chủ trì phối hợp các các cơ quan liên quan đo đạc cắm mốc ranh giới huyện và các xã Tổ chức bàn giao tại thực địa cho các địa phương quản lý

Trang 31

1.1.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

Đây là nội dung đầu tiên, làm nền móng cho quản lý Nhà nước về đất đai Chính vì vậy, căn cứ các văn bản Luật Đất đai hiện hành, công tác địa chính đã tập trung chủ yếu cho việc đo đạc bản đồ và kê khai đăng ký nhằm phục vụ cho công tác đăng ký xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ)

- Đo đạc thành lập bản đồ địa chính: Trên địa bàn huyện đã triển khai cho xã,

thị trấn về đo đạc thành lập bản đồ địa chính nhằm phục vụ trong công tác quản lý về đất đai một cách chặt chẽ

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

được thực hiện định kỳ 05 năm một lần trên cơ sở kết quả tổng kiểm kê đất đai Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (theo luật đất đai năm 2003) Đây là dữ liệu đầu vào quan trọng để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Đến năm 2015, huyện thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo luật đất đai năm 2013 để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

- Công tác điều tra đánh giá tài nguyên đất, điều tra xây dựng bảng giá đất:

theo quy định của Luật Đất đai 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất tại địa phương định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ Xây dựng bảng giá đất ổn định cho 5 năm, nhưng từng năm một, tùy theo thực tế biến động từng khu vực sẽ có điều chỉnh phù hợp

1.1.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Từ khi có luật đất đai 2013 ra đời thì công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm được triển khai đều đặn và liên tục, giúp cho công tác quản lý đất đai, giao đất thu hồi đất diễn ra 1 cách chặt chẽ và hợp lý, góp phần định hướng được cơ cấu đất đai và sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả

Về quy hoạch sử dụng đất: Huyện Thăng Bình đã lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ (2011-2020) và đã được UBND tỉnh Quảng Nam xét duyệt tại Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 Đến nay quy hoạch đã thực hiện được 05 năm đầu (2011-2015) Hiện nay huyện Thăng Bình đang rà soát lại kết quả thực hiện và xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Về kế hoạch sử dụng đất: Huyện Thăng Bình đã lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020 Hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt

Trang 32

1.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Đây là nhiệm vụ thường xuyên của ngành và cũng là cơ quan trực tiếp tham mưu cho từng cấp về mặt quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai Do vậy quá trình thực hiện phải đồng bộ, cụ thể, chi tiết, chính xác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho từng đối tượng sử dụng đất và đúng theo quy định pháp luật của Nhà nước

Công tác giao đất, cho thuê đất cơ bản đã thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai, việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất các dự án được triển khai khá nhanh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã; đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách

Trong 5 năm, từ 01/01/2015 đến 31/12/2019 trên địa bàn huyện không có các trường hợp sử dụng đất có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất mà chưa thực hiện

1.1.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai; xác nhận tư cách pháp lý của thửa đất và của người sử dụng đất Nhà nước nắm chắc đến từng thửa đất và giúp người sử dụng đất có đủ điều kiện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ

- Đăng ký đất đai: về cơ bản đến nay các xã, thị trấn đã được triển khai công tác

đăng ký đất đai, thành lập bản đồ địa chính chính quy

- Lập và quản lý hồ sơ địa chính: Hồ sơ quản lý được lập theo từng nội dung

cho từng xã, tổ chức, cá nhân theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Tuy nhiên, hệ thống hồ sơ địa chính hiện nay chưa đồng nhất giữa các cấp quản lý, việc cập nhật biến động liên thông 3 cấp vẫn chưa đầy đủ và không đồng bộ Trong tương lai, cần triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất và phần mềm quản lý cập nhật biến động bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính để thực hiện tốt cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Được

quan tâm chỉ đạo thực hiện từ khá sớm Đến nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã đạt được kết quả đáng ghi nhận

1.1.7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài

Trang 33

nguyên và Môi trường về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014, UBND huyện đã tổ chức kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn huyện dựa trên bản đồ số với chất lượng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế giữa các đợt thống kê, kiểm kê, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn

Năm 2015, huyện cũng đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện thống kê đất đai năm 2015 dựa trên cơ sở kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 và tình hình biến động đất đai trong năm 2015

Hiện nay, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm kê đất đai năm 2019 theo đúng quy định

Nhìn chung, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian qua được tiến hành thường xuyên đúng theo quy định pháp luật

1.1.8 Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai trên địa bàn huyện được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành

Về các nội dung thu, thu tiền sử dụng đất của Nhà nước có tỷ trọng lớn nhất, kế đến là tiền thu từ phí trước bạ và tiền thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng bất động sản

Số chi về đất chủ yếu là chi cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án Nhìn chung trong thời gian qua, UBND huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý tài chính về đất đai

1.1.9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Hiện nay, huyện đã ứng dụng phần mềm MicroStation SE vào quản lý và chỉnh lý biến động BĐĐC, bản đồ hiện trạng, bản đồ QHSDĐ;

Sử dụng phần mềm TK05 vào công tác thống kê đất đai hàng năm Tuy nhiên, huyện vẫn chưa kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính;

1.1.10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, huyện luôn quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như: Các thủ tục hành chính liên quan đất đai được hướng dẫn cụ thể và công khai hóa nơi công sở, kết hợp với tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ chuyên môn, nên huyện đã góp phần giải quyết hành chính theo yêu cầu của nhân dân kịp thời, hạn chế phiền hà cho nhân dân

Tuy nhiên, còn một số trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng sử dụng không theo quy hoạch có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trang 34

1.1.11 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Trong những năm qua, công tác tiếp nhận đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, đồng thời công tác thanh tra, kiểm tra cũng được chỉ đạo thực hiện khi có hiện tượng vi phạm ở cơ sở có đơn thư phản ánh Uỷ ban nhân dân huyện cũng thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban chức năng như: Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Nhà nước huyện, Thanh tra Xây dựng phối hợp kiểm tra phát hiện và xử lý các vi phạm về sử dụng đất trên địa bàn

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều dạng vi phạm, chủ yếu là xây dựng nhà ở, lều quán trên đất nông nghiệp ven các đường quốc lộ, trục giao thông chính, vi phạm lâm luật

1.1.12 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai đã được Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân huyện quan tâm, chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn giải quyết ngay từ cơ sở để thực hiện công tác hòa giải

Trong những năm qua Uỷ ban nhân dân huyện đã tích cực chỉ đạo phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp với Phòng Tư pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai với nhiều phương pháp như thông qua các buổi họp thôn làng, các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi Tuy nhiên do nguồn nhân lực còn thiếu, đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ nên thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao Mặt khác, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu nên người dân chưa quan tâm tìm hiểu pháp luật đất đai

Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện được thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai Việc cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý đơn, đặc biệt là việc lãnh đạo huyện và các phòng ban chức năng tiếp công dân định kỳ, đột xuất để giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân cũng như tổ chức thi hành các quyết định có hiệu lực thi hành đã hạn chế được những vi phạm trong sử dụng đất như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm đất đai , giải quyết cơ bản tình trạng khiếu nại kéo dài

1.1.13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Nhằm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg, trong thời gian sắp tới, huyện sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật đất đai; về những nội dung đổi mới của Luật Đất đai và các quy định chi tiết thi hành

Trang 35

1.1.14 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Thực hiện Nghị định 01/2017/NĐ-CP, Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng luôn được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện công khai, dân chủ; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật Nhất là, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi được đảm bảo, đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và khu dân cư góp phần phát triển kinh tế xã hội

1.1.15 Quản lý và thực hiện các dịch vụ công về đất đai

- Dịch vụ đo đạc, lập hồ sơ địa chính chủ yếu do sở Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài nguyên & Môi trường và Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai của huyện quản lý thực hiện

- Công tác tư vấn khảo sát, lập quy hoạch sử dụng đất do sở Tài nguyên & Môi trường, UBND huyện quản lý thực hiện

Việc quản lý và thực hiện các dịch vụ công theo đúng pháp luật và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

1.2 Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân

1.2.1 Những mặt đạt được

- Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện đã có những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao, nhất là công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Thời gian thực hiện thủ tục hành chính được giảm thiểu thông qua việc lồng ghép các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ chế “một cửa liên thông”

- Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất, UBND huyện chỉ đạo các xã rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đã từng bước nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất

- Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư, lao động, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, công ngiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cải thiện đáng kể, nâng cao đời sống nhân dân

- Ngoài ra, công tác thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất ở cho nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động đất đai được quan tâm chỉ đạo thường xuyên

- Với những trường hợp vi phạm về đất đai, huyện đã rà soát, đánh giá thực trạng, từ đó chủ động phân nhóm và xây dựng kế hoạch xử lý; trong đó đề ra thời gian, lộ trình cụ thể để xử lý đối với từng nhóm trường hợp vi phạm, phù hợp với đặc điểm

Trang 36

tình hình địa phương Bên cạnh đó, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gắn với việc vận dụng phù hợp các cơ chế chính sách về đất đai đã góp phần từng bước ổn định chỗ ở, đời sống, chuyển đổi ngành nghề, tạo được nhiều việc làm cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt là đối với những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; từng bước giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người có đất bị thu hồi, của nhà đầu tư, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội

1.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân

- Vẫn để xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, có hành vi lấn chiếm đất;

- Tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng ở các địa phương, chính quyền cơ sở một số nơi chưa làm tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên phê duyệt có nơi chưa làm tốt;

- Một số chính quyền địa phương cơ sở còn có lúc buông lỏng quản lý, có những yếu kém nhất định về công tác chỉ đạo, điều hành

Những hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân: - Người sử dụng đất chưa chú trọng quan tâm tìm hiểu các quy định pháp luật về đất đai để bảo vệ quyền lợi cho mình Cũng như chưa thực hiện đúng, đủ các nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về đất đai đến nhân dân trong địa bàn phường chưa chủ động, tích cực, chất lượng các buổi tuyên truyền chưa cao Người dân ít quan tâm tới công tác tuyên truyền trong lĩnh vực đất đai, chỉ khi nào quyền lợi của mình bị ảnh hưởng họ mới có ý kiến

- Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đất đai thường xuyên thay đổi - Giá đền bù quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, vì vậy công tác thu hồi, bồi thường cũng có những khó khăn nhất định

- Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức Địa chính cấp xã một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực quản lý nhà nước về đất đai, trong thời gian tới, huyện cần chú trọng chỉ đạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận, phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý đất đai, đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã, gắn tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ ứng xử, tiếp xúc khi giải quyết công việc với nhân dân, doanh nghiệp Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân và doanh nghiệp về chính sách, pháp luật đất đai để người sử dụng đất hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình Đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng… theo hướng đơn giản, công khai, minh

Trang 37

bạch và nhanh gọn đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện để từ đó có những cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý đất đai đạt hiệu quả cao trong tình hình mới

1.3 Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên Cũng như sự giám sát của Hội đồng nhân dân

- Ủy ban nhân dân huyện cùng phòng Tài nguyên môi trường cần có sự kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kết hợp kiểm tra đột xuất đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu thấy sự thiếu sót, buông lỏng trong công tác này cần có sự chấn chỉnh kịp thời, cũng như xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác quản lý đất đai ở cơ sở Bên cạnh đó Hội đồng nhân dân cấp xã cũng cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát nói chung, trong đó có hoạt động giám sát đối với công tác quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cùng cấp;

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho công chức Địa chính cấp xã Hằng năm, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường cần tăng cường các đợt tập huấn về kiến thức pháp luật đất đai, chuyên môn nghiệp vụ, cũng như nâng cao trình độ tin học để công chức Địa chính các xã, phường, thị trấn có thể khai thác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt cho công việc Chú trọng việc trang bị kỹ năng về giao tiếp hành chính, kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực thi công vụ;

- Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải không ngừng học tập, thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc các quy định của pháp luật đất đai, cũng như kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh trong lĩnh vực đất đai Đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai;

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thực hiện việc tuyển dụng đối với công chức Địa chính cấp xã, tạo cho họ yên tâm và tâm huyết với công việc được giao Công chức Địa chính tại cấp xã nên bố trí cố định trong thời gian dài để họ có thể bám địa bàn, nắm rõ tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc của các thửa đai;

- Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí hoạt động hằng năm cho lĩnh vực quản lý đất đai, trang bị máy móc, tủ đựng tài liệu - hồ sơ địa chính Ủy ban nhân dân cấp xã cần đề xuất những khó khăn hoặc kiến nghị cụ thể trong quá trình quản lý để cấp trên kịp thời hướng dẫn, giải quyết đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ đồng thời phục vụ nhân dân đạt kết quả cao;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai đến từng người dân trong địa bàn xã, phường, thị trấn đi đôi với việc thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có quyền sử dụng đất để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và

Trang 38

chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất Đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhằm đảm bảo tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa Tránh tình trạng còn cả nể, có những hành vi vi phạm trong quá trình sử dụng đất nhưng cán bộ, công chức cấp xã không thực hiện lập biên bản và không xử lý theo quy định của pháp luật;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng… theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và nhanh gọn đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện để từ đó có những cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý đất đai đạt hiệu quả cao trong tình hình mới

II HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT

2.1 Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 41.224,56 ha, cụ thể như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp: 28.850,56 ha, chiếm 69,98% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó:

+ Đất trồng lúa có diện tích 10.197,13 ha, chiếm 21% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó đất chuyên trồng lúa nước có diện tích 8.656,08 ha Đất chuyên trồng lúa nước tập trung hầu hết trên địa bàn xã, thị trấn (trừ xã Bình Minh)

+ Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 5.557,15 ha, chiếm 13,48% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn, nhưng tập trung nhiều tại khu vực các xã: Bình Quý, Bình Nam, Bình Phục, TT Hà Lam

+ Đất trồng cây lâu năm có diện tích 5.611,60 ha, chiếm 13,61% tổng diện tích tự nhiên và được phân bố ở tất cả địa bàn các xã, thị trấn, trong đó vùng tập trung nhiều nhất là: Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Quý, Bình Quế

+ Đất rừng phòng hộ có diện tích 3.687,50 ha, chiếm 8,94% diện tích tự nhiên và được phân bố ở một số xã: Bình Dương, Bình Minh, Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Phú, Bình Nam

+ Đất rừng sản xuất có diện tích 3.209,76 ha, chiếm 7,79% diện tích tự nhiên (Trong đó đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên là 126,80 ha), và được phân bố ở các địa bàn các xã, thị trấn: Bình Dương, Bình Giang, Bình Nguyên, TT Hà Lam,

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích 537,62 ha, chiếm 1,30% diện tích tự nhiên và được phân bố rải rác tại địa bàn các xã, thị trấn, những xã có diện tích nhiều gồm: Bình Sa, Bình Hải, Bình Nam,

+ Đất nông nghiệp khác có diện tích 49,80 ha, chiếm 0,12% diện tích tự nhiên và được phân bố rải rác tại địa bàn các xã: Bình Dương, Bình Nguyên, Bình Phục

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 11.045,27 ha, chiếm 26,79% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó:

Trang 39

+ Đất quốc phòng có diện tích 397,41 ha, chiếm 0,96% diện tích tự nhiên và được phân bố chủ yếu tại khu vực Hà Lam, Bình Nguyên, Bình Phục, Bình Minh, Bình Phú, Bình Trung, Bình Nam

+ Đất an ninh có diện tích 42,68 ha, chiếm 0,10% diện tích tự nhiên huyện và được phân bố chủ yếu tại địa bàn thị trấn Hà Lam, Bình Nguyên, Bình Phục

+ Đất khu công nghiệp có diện tích 52,77 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên huyện và nằm ở xã Bình Nam

+ Đất cụm công nghiệp có diện tích 36,27 ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên huyện và được phân bố chủ yếu tại địa bàn Hà Lam, Bình Triều, Bình Định Bắc, Bình Trung, Bình Nam

+ Đất thương mại, dịch vụ có diện tích 79,51 ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bố chủ yếu tại khu vực địa bàn thị trấn Hà Lam và tại khu vực trung tâm các xã Bình Dương, Bình Giang, Bình Nguyên

+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có diện tích 122,69 ha, chiếm 0,30% diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bố chủ yếu tại khu vực các xã, thị trấn: Hà Lam, Bình Dương, Bình Giang, Bình Phú

+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản có diện tích 49,26 ha, chiếm 0,12% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở xã Bình Giang

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm có diện tích 10,11 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bố tại Bình Giang, Bình Nguyên, Bình Lãnh

+ Đất phát triển hạ tầng có diện tích 5.274,40 ha, chiếm 12,79% diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bố trên toàn huyện Trong đó đất giao thông có 2.297,12 ha, đất thuỷ lợi có 786,74 ha, đất cơ sở văn hóa có 1,09 ha, đất cơ sở y tế có 10,30 ha, đất cơ sở giáo dục đào tạo có 93,56 ha, đất cơ sở thể dục thể thao có 56,48 ha, đất công trình năng lượng có 2,99 ha, đất công trình bưu chính, viễn thông có 1,51 ha, đất di tích lịch sử văn hóa 7,63 ha, đất bãi thải, xử lý chất thải có 3,34 ha, đất tôn giáo 14,19 ha, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng có 1.992,99 ha, đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ có 0,01 ha, đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội có 0,04 ha, đất chợ có 6,41 ha

+ Đất danh lam thắng cảnh có 32,10 ha chiếm 0,08% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bố trên địa bàn xã Bình Định Nam

+ Đất sinh hoạt cộng đồng có 23,61 ha, chiếm 0,06% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bố trên địa bàn 22 xã, thị trấn

+ Đất khu vui chơi, giải trí công cộng có 96,41 ha, chiếm 0,23% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và phân bổ ở một số xã, thị trấn Hà Lam, Bình Dương, Bình Minh, Bình Nguyên, Bình Phục, Bình Định Bắc

Trang 40

+ Đất ở tại nông thôn có 3.117,13 ha, chiếm 7,56% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và phân bố tại địa bàn 21 xã

+ Đất ở tại đô thị có 193,99 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và phân bố tại địa bàn thị trấn Hà Lam

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan có 17,88 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bổ trên địa bàn toàn huyện trong đó tập trung nhiều nhất tại địa bàn thị trấn Hà Lam

+ Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp có 18,67 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu tập trung tại địa bàn thị trấn Hà Lam và các xã: Bình Nguyên, Bình Đào, Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Quý, Bình Tú

+ Đất cơ sở tín ngưỡng có 56,16 ha, chiếm 0,14% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và phân bổ ở trên địa bàn 22 xã thị trấn, trong đó nhiều nhất là ở Bình Sa

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có 1.053,15 ha, chiếm 2,55% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và được phân bố trên địa bàn 21 xã, thị trấn (trừ xã Bình Minh)

+ Đất có mặt nước chuyên dùng có 370,64 ha, chiếm 0,90% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bổ ở trên địa bàn toàn huyện

+ Đất phi nông nghiệp khác có 0,43 ha, chiếm 0,001% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bổ ở xã Bình Quế

- Nhóm đất chưa sử dụng: 1.328,73 ha, chiếm 3,22% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

Bảng 2 1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2020

Diện tích hiện trạng

2020 (ha)

Cơ cấu (%)

Đất chuyên trồng lúa nước LUC 8.656,08 21,00

Ngày đăng: 19/09/2024, 03:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w