Trong lịch sử nhân loại có cả hàng ngàn tôn giáo khác nhau tiêu biểu như: Đạo Phật của Ấn Độ, Đạo Thiên Chúa của người Do Thái,Hồi Giáo, Đạo Giáo,Nho Giáo,……Từ lâu đời người Việt Nam đã
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-TIỂU LUẬN
Đề bài:TÌNH HÌNH TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Thị
Thanh Trúc
Khóa: QH-2021-X
Khoa/Bộ môn:Đông Phương học
Môn: Đông Nam Á học
Hà Nội
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu……… .3
CHƯƠNG I:LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1.1.Nguồn gốc………5
1.2.Các giai đoạn của Đạo Mẫu………6
CHƯƠNG II:BA DẠNG THỨC ĐẠO MẪU 2.1.Dạng thức thờ Mẫu Bắc Bộ……… 6
2.2.Dạng thức thờ Mẫu Trung Bộ……… 6
2.3.Dạng thức thờ Mẫu Nam Bộ………7
CHƯƠNG III: MẪU TAM PHỦ VỚI TỨ PHỦ Ở MIỀN BẮC 3.1.Đạo Mẫu và Điện Thần ………7
CHƯƠNG IV:NGHI LỄ 4.1.Lên Đồng (Hầu bóng)……… 9
4.2.Tháng 8 giỗ cha , tháng 3 giỗ mẹ………10
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN……… 10
CHƯƠNG VI :TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….11
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Muốn hiểu về văn hóa dân gian của một đất nước thì không thể không tiếp cận nó từ góc độ tín ngưỡng,tín ngưỡng và văn hóa là hai thực thể không thể tách rời, chúng hòa quyện và bổ trợ lẫn nhau, cái này tạo tiền đề cho cái kia phát triển Trong lịch sử nhân loại có cả hàng ngàn tôn giáo khác nhau tiêu biểu như: Đạo Phật của Ấn Độ, Đạo Thiên Chúa của người Do Thái,Hồi Giáo, Đạo Giáo,Nho Giáo,……Từ lâu đời người Việt Nam đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các tôn giáo khác nhau từ Á đến
Âu , dân Việt đối với giang sơn tổ quốc thì có óc tranh đấu rất quyết liệt, ưa chuộng độc lập ,hòa bình thế nhưng đối với tôn giáo truyền sang dầu đã có khoảng thời gian từng chống đối quyết liệt song vẫn tìm cách cảm hóa bởi lẽ do thái độ của họ đối với đấng siêu nhiên vẫn là một lòng cảm phục, họ tin vào mối quan hệ khăng khít giữa cõi người sống và thần linh trên trời, những đấng bảo hộ và mang lại lợi ích cho họ trong đời sống hàng ngày.Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam phát triển rất mạnh nhưng họ không chỉ thờ tự những tín ngưỡng của các nước láng giềng mà tự họ cũng có riêng cho mình một tôn giáo Đó là Đạo Mẫu
Mặc dù là tôn giáo thuần Việt , của người Việt và ra đời cũng từ rất lâu nhưng sự hiểu biết của người Việt Nam về tôn giáo này vẫn còn rất hạn chế ,song trong thời kỳ hội nhập như hiện nay con người Việt Nam cần phải hiểu biết rõ về tôn giáo của dân tộc
để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đa dạng thế nên là một công dân Việt Nam tôi quyết định chọn đề tài này để hiểu rõ hơn về văn hóa của đất nước mình
2.Mục đích nghiên cứu về đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những nội dung cơ bản về tín ngưỡng thờ mẫu của nhân dân Việt Nam Tìm hiểu về quá trình hình thành và những đóng góp đã góp phần hình thành nên nền văn hóa đặc sắc của Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
- Sự hình thành và phát triển của Đạo Mẫu trong lịch sử cho đến hiện tại
- Phong tục và các nghi lễ
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân dân ta – một tài sản tinh thần vô cùng quý giá của dân tộc
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp lý luận thông qua việc nghiên cứu thu thập tài liệu của các nhà nghiên cứu về Đạo Mẫu
Trang 4- Sử dụng phương pháp hệ thống để thể hiện đầy đủ quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu
6 Kết cấu của đề tài
Đề tài tiểu luận gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận
7.Những Công Trình Nghiên Cứu Về Đạo Mẫu
Theo G.S Vũ Ngọc Khánh tính từ thế kỷ XVII đến nay đã có 25 công trình bao
gồm( (Hán,Việt Nôm) nghiên cứu về Đạo Mẫu (không bao gồm những ý kiến, bài viết , phân tích trên các sách báo)
Dưới đây tôi liệt kê một vài công trình nghiên cứu sau 1975 vì thời gian này nước ta
đã hoàn toàn độc lập nên những nghiên cứu có phần mới mẻ và tân tiến hơn
-“Đạo mẫu Việt Nam” 1996 và “ Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” 2004 của G.S Ngô Đức Thịnh
-“ Văn hóa tâm linh Nam Bộ” 1997 của tác giả Nguyễn Đăng Duy
- Cuốn “Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam”(2000), tác
giả Lê Quang Trứ
-Cuốn “Lịch sử tín ngưỡng Đông Nam Á”, xuất bản năm 2000 tái bản năm 2003 của
TS Trương Sỹ Hùng.Trong đó có bài viết “Thờ mẫu Việt Nam một tín ngữơng điển
hình ở Đông Nam Á”
-Phân viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật thành phố Huế năm 2001 viết, cuốn “Tín
ngưỡng thờ mẫu ở miền Trung” do Nguyễn Hữu thông chủ biên.
-Cuốn “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” của Giáo sư Vũ Ngọc khánh.
-Năm 2005 Mai Thanh Hải cho ra đời quyển sách “Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam”.
-Cuốn “Lễ hội dân gian ở Nam bộ” (2003) của TS Trương Quốc thắng.Có bài viết
“ Lễ hội thờ mẫu nữ thần nguyên gốc từ sinh hoạt dân gian Bắc bộ”.
-Cuốn “Văn hóa dân gian”, những phác thảo năm 2013 của tác giả Nguyễn Chí Bền.
-Cuốn “Văn hóa thánh mẫu” của Đặng Văn Lung (2004)
-“Góp phần tìm hiểu thì ngưỡng dân gian Việt Nam” (2005).Do tiến sĩ Nguyễn Đức
Lữ chủ biên
NỘI DUNG CHƯƠNG I:LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẠO MẪU 1.1.Nguồn gốc
Trang 5Về nguồn gốc của Đạo Mẫu thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhất nhưng theo các nhà nghiên cứu thì Đạo Mẫu được nhân dân ta truyền miệng và được các nhà Nho giáo thời phong kiến ghi chép lại có khi là sáng tác thêm để phù hợp với tư tưởng Nho giáo “Tương truyền rằng Đạo Mẫu đã có từ khi đất nước ta còn đang thuộc chế độ Mẫu hệ nhưng chỉ đến khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh.Tín ngưỡng thờ Mẫu mới được chính thức trở thành quốc đạo của Việt Nam Như vậy, Đạo Mẫu của Việt nam đã chính thức được ra đời vào thế kỷ 15 Cụ thể là kể từ ngày Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh
lần thứ nhất (năm 1434)” – “Nguồn gốc đạo Mẫu Việt Nam”,Phong Thủy Tâm
Nguyên,NXB 2010 Tam Nguyen Fengshui,1
(https://phongthuytamnguyen.com/kien-thuc/nguon-goc-dao-mau-viet-nam)
“Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng tôn giáo đồng nhất, mà nó là một
hệ thống các tín ngưỡng, trong đó ít nhất bao gồm ba lớp khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ và chi phối lẫn nhau, đó là lớp tín ngưỡng thờ Nữ thần, lớp thờ Mẫu
Thần và lớp thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ”-Quốc Bảo,2016, “Đạo Mẫu là gì”(Đạo mẫu là
gì | Tạp chí điện tử Thế giới Di sản (thegioidisan.vn) )
Trong quyển sách Đạo Mẫu Việt Nam của G.S Ngô Đức Thịnh viết: “Về phương diện
lịch đại,Đạo Mẫu hình thành và phát triển trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo dân gian Trung Hoa để hình thành và phát triển đến đỉnh cao là mẫu Tam phủ, Tứ phủ.Sau đó vào thế kỷ XVII-XVIII khi Mẫu tam phủ , Tứ phủ được định hình và phát triển thì nó lại Tam phủ,Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần , Mẫu thần.Về phương diện đồng đại Đạo Mẫu theo chân người việt di
cư vào Nam giao thoa tiếp biến với các tục thờ mẫu của người Chăm ,Khmer, từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Đạo Mẫu, trong đó có 3 dạng thức chính:Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ”
Nhưng nói nôm na để chúng ta dễ hiểu hơn thờ Mẫu có nghĩa là thờ “Mẹ” những người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội Nếu như trong Bà-la-môn giáo người
ta tôn thờ Brahma như một đấng tối cao và toàn năng nhất thì Đạo Mẫu cũng tôn thờ hình ảnh Mẫu(Mẹ) là đấng sáng tạo ra vũ trụ và bảo hộ cho con người, là nơi con người gửi gắm những mong ước cùng với những thỉnh cầu về đời sống hàng ngày của mình bao gồm lợi ích và tiền tài.Điều này có lẽ được khởi nguồn từ tính chất của nền nông nghiệp lúa nước rất cần đến đôi tay khéo léo của những người phụ nữ …Một điều nữa mà Đạo Mẫu rất giống với Bà-la-môn giáo của Ấn Độ đó chính là cả hai đều
là tín ngưỡng đa thần , Đạo Mẫu có trên dưới 60 vị Thánh và đứng đầu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Theo thời gian thì khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để chỉ các nữ anh hùng của dân tộc, những người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử như các vị công chúa ,nữ hoàng,…những người này rất được kính trọng và được thần thánh hóa và tôn thờ dưới hiện thân của Thánh Mẫu
1.2.Các giai đoạn của tín ngưỡng thờ Mẫu
Trang 6Dựa vào công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu gồm có 3 giai đoạn:
Giai đoạn I:Thờ các nữ thần riêng biệt, đây là giai đoạn mang tinh nguyên sơ các nữ thần chỉ mang tính đại diện cho thiên nhiên chưa có đặc điểm của con người của người phụ nữ và người mẹ
Giai đoạn II:Thờ các Thánh Mẫu, giai đoạn này các nhân vật nữ nổi tiếng trong lịch sử,
có công với đất nước sẽ được thần thánh hóa như Mẹ Âu Cơ, công chúa Liễu Hạnh, công chúa Mị Châu,…
Giai đoạn III:Thờ Thánh Mẫu Tam Phủ ,Tứ Phủ.Là hệ thống phát triển cao hơn hai hệ thống giai đoạn trên.Tam và Tứ là các thành tố của vũ trụ:Trời (Thiên phủ); Đất (Địa phủ),Nước (Thủy phủ);Núi rừng(Nhạc phủ)
CHƯƠNG II: BA DẠNG THỨC THỜ MẪU
2.1.Dạng thức thờ Mẫu Bắc Bộ
Trong ba dạng thức thờ Mẫu thì mô hình ở Bắc Bộ là đầy đủ nhất, có sự phát triển tuần tự và mang tính nội tại.Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần từ thời tiền sử do tầm quan trọng của họ trong xã hội bấy giờ Đến thời phong kiến một số Nữ thần được cung đình hóa , lịch sử hóa như hiện tượng thờ Mẹ Thánh Gióng, Mẹ Âu Cơ,….Mẫu thần cùng với các danh xưng như:Quốc Mẫu , Vương Mẫu hay Thánh Mẫu
Đến thế kỷ XV lớp thờ Mẫu Tam Phủ và Tứ Phủ hình thành và phát triển, trên cơ sở
Nữ thần và Mẫu thần bản địa cộng thêm sự tiếp nhận ảnh hưởng về vũ trụ luận và hệ thống thần linh của Đạo giáo Trung Hoa Trong đó Tam phủ là danh từ để chỉ 3 vị thần:Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn,Mẫu Thoải.Tứ phủ là 4 thành tố của vũ trụ
( trời,đất,nước,núi rừng)
Mối quan hệ giữa ba hệ thống này là mối quan hệ ngược chiều.Một chiều theo hướng phát triển lịch sử , từ thờ Nữ thần, Mẫu thần rồi đến Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ.Tuy nhiên chiều ngược lại là ,khi Mẫu Tam phủ, Tứ phủ định hình và phát triển , thì nó lại Tam Phủ ,Tứ phủ hóa tục thờ Mẫu thần và Nữ thần theo hướng sắp đặt hệ thống thần linh, nghi thức thờ cúng
2.2.Dạng thức thờ Mẫu Trung Bộ
Đặc trưng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Trung Bộ là không có sự hiện diện của Mẫu Tam Phủ ,Tứ phủ mà chỉ có Nữ thần và Mẫu thần tuy vậy nhưng hết sức phức tạp
Mẫu thần:Po Nagar,Thiên Ya Na,Tứ vị Thánh Nương
Nữ thần:Bà Ngũ Hành
Từ buổi sơ khai con người đã biết tự nhân cách hóa các hiện tượng tự nhiên.Miền Trung là nơi môi trường tự nhiên gắn với biển vì thế hầu hết các vị nữ thần ít nhiều
Trang 7cũng sẽ gắn với biển.Biển cả là nơi sinh ra nhiều huyền thoại là khởi nguồn của những
bí ẩn.Từ các vị thần Ngũ Hành nương nương,Tứ vị thánh nương nương,Thiên Ya Na, Thiên Hậu, Phật Bà Quan Âm,… Đều là các vị thần gắn bó với biển.Biển cả mênh mông nhưng cũng đầy thách thức và đe dọa nó đại diện cho tính hai mặt của các vị thần.Một mặt con người sẽ được họ bảo hộ và che chở nhưng nếu con người có cách ứng xử không tốt những vị thần như biến thành ác thần để trừng phạt họ
Quá trình hình thành và tồn tại hệ thống thờ Mẫu ở miền Trung thể hiện sự va chạm
và tính bản địa hóa cao.Sự va chạm giữa văn hóa giữa Chăm-Việt,người ta còn đặt ra giải thiết rằng vị Mẫu Liễu Hạnh cũng có nguồn gốc Chăm.Tư duy về lối giải thích nguồn cội của các hiện tượng tự nhiên bằng cách thần thánh hóa rất giống với hệ tư tưởng của Bà-la-môn giáo của Ấn Độ.Không những thế mà còn với Trung Hoa,Thiên Hậu trong Đạo Mẫu cũng chính là vị thần biển cả trong văn hóa tín ngưỡng Trung Hoa.Một đặc trưng nữa của hệ thống Đạo Mẫu miền Trung đó là tín ngưỡng thờ Nữ thần ở đây mang rõ nét tính dân gian và tính cung đình.Tương truyền rằng vào thời Lý,Trần trong quá trình binh Chiêm và mở rộng bờ cõi về phía Nam,được các nữ thần
Tứ vị Thánh Nương,Thiên Ya Na phù trợ nên mới chiến thắng,để trả ơn,triều đình
phong thần và thờ phụng dưới dạng cung đình hóa -(1996 ,Ngô Đức Thịnh, Dạng
thức thờ Mẫu Trung Bộ,Đạo Mẫu Việt Nam,46)
2.2 Dạng Thức Thờ Mẫu Nam Bộ
Nếu như ở Bắc Bộ , tục thờ Mẫu thần và Nữ thần có sự phân biệt rõ ràng thông qua tên gọi và xuất thân thì ở Miền Nam biểu hiện giữa hai lớp này ít rõ rệt hơn.Điều này được các nhà nghiên cứu lý giải là bởi vì miền Bắc là vùng đất lâu đời của Việt Nam nhưng miền Nam lại là vùng đất mới nên trong quá trình di cư nhân dân khắp nơi họ mang các tín ngưỡng truyền thống cũ tiếp nhận và giao lưu với dân cư sống ở đây từ trước tạo nên một bức tranh tín ngưỡng đầy màu sắc
Mẫu thần:Bà Chúa Xứ,Bà Đen,Thiên Hậu
Nữ thần:Ngũ hành, Thủy Long,…
CHƯƠNG III:MẪU TAM PHỦ VỚI TỨ PHỦ Ở MIỀN BẮC
3.1.ĐẠO MẪU VÀ ĐIỆN THẦN
Hệ thống điện thần Đạo Mẫu như sau:
-Phật Bà Quan Âm:
-Ngọc Hoàng
-Mẫu Tam Phủ,Tứ Phủ (Mẫu Thượng Thiên;Mẫu Thượng Ngàn;Mẫu Thoải)
-Ngũ vị Quan lớn (Từ Đệ Nhất đến Đệ Ngũ)
-Tứ vị Chầu bà (hay tứ vị Thánh bà) là hóa thân trực tiếp của Tứ vị Thánh Mẫu
-Ngũ vị Hoàng tử (gọi theo thứ tự Đệ Nhất tới Đệ Ngũ)
Trang 8-Thập nhị Vương cô (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12)
-Thập nhị Vương cậu (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12)
-Ngũ hổ
-Ông lốt (rắn)
(1996 Ngô Đức Thịnh,Đạo Mẫu,Điện Thần và Điện Tích,Đạo Mẫu Việt Nam,55)
Các vị Thánh trong Đạo Mẫu phân theo hàng:Quan,Chầu,Ông Hoàng,Cô,Cậu.Không những thế các vị Thánh cũng được phân theo các phủ
Phủ trong Tam Phủ , Tứ Phủ tướng ứng với 4 miền:Thiên phủ(miền trời);Địa phủ (miền đất),Thoải phủ (thủy phủ,miền sông biển),và Nhạc phủ (miền núi rừng).Mỗi vị Thánh đứng đầu trong một phủ như vậy là một Thánh Mẫu:Mẫu Thượng Thiên cai quản Thiên Phủ,Mẫu Địa (Địa Thánh Tiên Mẫu) cai quản Địa phủ,Mẫu Thoải( cai quản Thoái phủ) và Mẫu Thượng Ngàn cai quản Nhạc phủ
Không thể xác nhận được chính xác thời gian Tam Phủ và Tứ Phủ ra đời.Nhưng Tam Phủ và Tứ Phủ đều bắt nguồn từ những quan điểm về vũ trụ nguyên sơ là Âm và Dương
Tứ phủ ứng với bốn phương bốn miền của vũ trụ.Trong đạo mẫu biểu hiện bốn màu
cơ bản:Màu đỏ, màu trắng, màu vàng,màu xanh.Đó là màu sắc của trang phục các vị thánh khi giáng đồng là màu sắc của các đồ cúng lễ từ màu sắc này chúng ta có thể dễ dàng phân biệt mỗi vị thánh thuộc vào phủ nào trong hệ thống Tam phủ Tứ phủ
Phật bà quan âm là vị bồ tát của đạo phật vốn là nam thần Tuy nhiên, khi vào Trung Quốc từ thời Tống thì đổi giới tính thành nữ thần
Ngọc Hoàng là vị Thánh với tư cách vua cha trong Đạo Mẫu có bàn thờ riêng trong các đền và phủ.Vai trò của Ngọc Hoàng trong nghi lễ và thờ cúng trong tâm thức dân gian thì lại mờ nhạt
Mẫu Tam phủ ,Tứ phủ (Tam tòa Thánh Mẫu).Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất nhưng lại hóa thân thành Tam vị Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ Mẫu thiên; Mẫu Địa ;Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn
MẪU THƯỢNG THIÊN sáng tạo bầu trời và làm chủ quyền năng mây, mưa ,sấm ,chớp.Về phương diện vũ trụ quan ta có thể thấy quan niệm về Mẫu nói chung và Mẫu Thiên nói riêng trong quan niệm của dân gian về Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện,Pháp Lôi Đó là 4 vị nữ thần tạo ra mây ,mưa, sấm ,chớp.Mẫu trong điện thần Tứ phủ Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh xuất hiện khá muộn.Vào khoảng thế kỷ XVI thời Hậu Lê nhưng nhanh chóng trở thành vị thần chủ đạo của đạo mẫu Tam phủ ,Tứ phủ và được tôn vinh hơn tất cả các vị Thánh Mẫu khác
MẪU THƯỢNG NGÀN là hóa thân của Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền núi rừng,địa bàn chính sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số
Trang 9MẪU THOẢI là vị thần của vùng sông nước,xuất thân từ dòng dõi Long Vương liên quan trực tiếp với thủy tổ dân tộc Việt buổi đầu dựng nước
NGŨ VỊ QUAN LỚN : Sau hàng Mẫu là Hàng Quan.Thường thì 5 vị Quan đầu sẽ thường xuyên giáng đồng hơn 5 vị Quan sau điều này làm cho thần tích trở nên không
rõ ràng.Trong Ngũ Vị Quan lớn thì Quan Đệ Nhất và Quan Đệ Nhị vâng mệnh Ngọc Hoàng xuống trần thế cứu giúp dân lành khỏi những quấy phá của Tà Quan.Nổi bật nhất trong hàng Quan là Quan Đệ Tam và Quan Đệ Ngũ Hai vị này có đền thờ riêng
và thần tích riêng và đặc biệt là hay giáng đồng, nên được tín đồ tôn kính và thờ cúng
TỨ VỊ CHẦU BÀđược coi là hóa thân của Tứ vị Thánh Mẫu.Chầu Đệ Nhất là hóa thân của Mẫu Thượng Thiên.Chầu Đệ Nhị là hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn, cai quản vùng núi non , sơn cước
ÔNG HOÀNG: Các Ông Hoàng đều có gốc tích là con trai của Long Bát Hải Đại Vương tuy nhiên theo khuynh hướng địa phương hóa thì các Ông Hoàng đều gắn với một nhân vật nào đó ở cõi trần, những tướng lĩnh có công dẹp giặc ,những người khai quốc công thần
THẬP NHỊ VƯƠNG CÔ:Hàng Cô được gọi tên từ Cô Đệ Nhất(Cô Cả) đến cô thứ 12 (Cô Bé), đều là các thị nữ của Thánh Mẫu và các Chầu Giáng đồng và hóa thân vào các vai trò khác nhau của Tứ Phủ.Cô chữa bệnh cứu người bằng cách ban nước uống nhưng cũng gieo bệnh nếu kẻ nào làm trái sở thích của Cô
CÁC CẬU QUẬN:Các Cậu Quận là những người chết trẻ hiển linh thành các bé Thánh,
họ là các phụ tá cho Ông Hoàng, có tính cách nghịch ngợm , phóng túng,lời nói ngọng , Trong điện của Đạo Mẫu còn có sự hiện diện của Hổ (Ngũ Hổ) và rắn (Ông lốt).Theo quan niệm dân gian Hổ là kẻ thù của ác nhân , chuyên hãm hại người sống cũng như người chết , là vị thần canh của các ngôi đền , Hổ cai quản núi rừng còn Rắn thần ở nơi sông nước, tạo nên thế Âm-Dương cân đối
TRẦN TRIỀU: Đức Thánh Trần được coi là một vị Thánh Tứ Phủ.Hàng bậc của ông trong Tứ Phủ lại không hề dễ xác định.Thuộc phủ mang tính chất nhân thần thuần túy
CHƯƠNG IV: NGHI LỄ
4.1.Lên Đồng (Hầu bóng)
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu , hệ thống nghi lễ và lễ hội vô cùng đa dạng mang nhiều sắc thái khác nhau nhưng điển hình nhất là nghi lễ Lên Đồng (Hầu bóng) Hầu bóng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt Khi các vị Thánh đã nhập đồng thì Đồng chính là Thánh hiển linh để phán truyền cũng như ban
phúc cho các tín dân-(2017,Diệu Hoa,Tìm hiểu sâu hơn về Đạo Mẫu,Hành trinh tâm
linh,1)https://hanhtrinhtamlinh.com/tim-hieu-sau-hon-ve-dao-mau-viet-nam/
Lên Đồng thường được diễn ra vào nhiều dịp trong năm vào những ngày lành, mời các con nhang đệ tử, các bạn Đồng đến dự.Việc chuẩn bị các lễ dâng cúng tốn rất nhiều thời gian và tiền của.Khi làm lễ trình đồng tức là các con nhang đệ tử lúc này
Trang 10trở thành các ông Đồng, bà Đồng Trùm khăn phủ diện là nghi thức rất quan trọng trong nghi lễ Thánh giáng.Người ta quan niệm rằng người hầu đồng chỉ là cái xác , cái giá để cho Thánh nhập vào, nên khi các ông Đồng , bà Đồng trùm khăn vào thì họ được xem như là đã chết.Khi Thánh nhập người hầu Đồng sẽ dùng tay ra hiệu và tung khăn phủ diện
Mỗi vị Thánh sẽ có trang phục riêng ,sau khi thay trang phục các ông Đồng bà Đồng làm lễ dâng hương và tiến hành “khai quang” xua đuổi đi trần tục và ma quỷ.Ngoài ra
sự nhập hồn của Thánh vào cơ thể ông Đồng bà Đồng còn được thể hiện qua những điệu múa, tùy theo tính cách của các vị Thánh khác nhau mà có các điệu múa khác nhau , điệu múa kết hợp với nhịp điệu của chầu văn tạo nên không khí nhộn nhịp.Các con nhang đệ tử đến dự buổi chầu sẽ được ban phước , ban tài lộc
4.2.Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ
“Cha” ở đây là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, sinh vào khoảng cuối những năm 1220, mất ngày 20-8 năm Canh Tý (1300) Ông là nhà quân sự thiên tài, ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông – Nguyên (1258, 1285 và 1288), được phong chức Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước Ông còn là tác giả bài Hịch tướng sĩ, các sách Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư Tương truyền, sau khi mất, ông hiển Thánh (Đức Thánh Trần) và được thờ ở các đền Kiếp Bạc (Hải Dương), Bảo Lộc (Ninh Bình), Yên Cư (Ninh Bình) và ở TP Hồ Chí Minh
“Mẹ” ở đây là thánh mẫu Liễu Hạnh Tương truyền, bà là công chúa Quỳnh Hoa, con của Ngọc Hoàng thượng đế trên trời, vì lỡ tay làm vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần gian năm 1557, đầu thai vào nhà họ Lê ở xã Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định,
có tên là Giáng Tiên Sau được trở về trời nhưng bà xin xuống lại hạ giới, cứu giúp nhân dân Bà mất ngày 3-3 Âm lịch, được sắc phong là Thượng đẳng tối linh Thần và được thờ ở phủ Giầy (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Sòng, đền Phố Cát
(Thanh Hóa), đền Phủ Giầy (TP Hồ Chí Minh)…(2005,Hoàng Anh , Câu “tháng tám
giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” có ý nghĩa gì?,NXB Báo Sài Gòn Giải Phóng
Online,1)- https://www.sggp.org.vn/cau-thang-tam-gio-cha-thang-ba-gio-me-co-y-nghia-gi-129249.html
Để ghi nhớ công ơn của họ nhân dân ta đã tôn lên làm “cha” , “mẹ” và tôn kính, thờ cúng mỗi năm
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
Nhìn chung , Đạo Mẫu là một tín ngưỡng mang đậm tính chất bản địa và trường tồn đồng thời cũng đã có rất nhiều đóng góp đối với bản sắc văn hóa dân tộc:
- Thể hiện được lòng yêu nước thông qua các vị Thánh được lịch sử và cung đình hóa, ca ngợi những tấm gương yêu nước
- Nghi lễ hầu Đồng trong Đạo Mẫu tạo tiền đề cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu là hát chầu văn