1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giới thiệu, tìm hiểu về một tín ngưỡng văn hóa dân gian tiêu biểu của người việt ( tín ngưỡng thờ mẫu)

19 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới thiệu, tìm hiểu về một tín ngưỡng văn hóa dân gian tiêu biểu của người Việt (Tín ngưỡng thờ Mẫu)
Tác giả Bùi Ngọc Ánh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hoa
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 369,12 KB

Nội dung

Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề Tín ngưỡng văn hóa dân gian tiêu biểu của người Việt Tín ngưỡng thờ Mẫu để gửi đến cô.. - Thờ Mẫu

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

−−−−−−

MÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: Gi ới thiệu, tìm hiểu về một tín ngưỡng văn hóa dân gian tiêu

bi ểu của người Việt ( Tín ngưỡng thờ Mẫu)

SINH VIÊN TH ỰC HIỆN: A37719 – Bùi Ngọc Ánh

SĐT: 0966829241

L ớp: VHVN.3 – nhóm 8

GIÁO VIÊN: TS NGUY ỄN THỊ HOA

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2022

Trang 2

L ỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Thị Hoa Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn “Văn hóa Việt Nam” em đã nhận được sự quan tâm, giúp

đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp em tích lũy thêm được nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện về văn hóa, lịch sử cũng như đời sống của người dân Việt Nam Để từ đó em thấy được sự khác nhau về văn hóa giữa các nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới và sự khác nhau về văn hóa giữa xưa và nay Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu về vấn đề Tín ngưỡng văn hóa dân gian tiêu biểu của người Việt (Tín ngưỡng thờ Mẫu) để gửi đến

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chính xác Bản thân em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến đến từ cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện Em cảm ơn cô ạ

L ỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài tiểu luận này do bản thân em thực hiện cùng sự hỗ trọ, tham khảo

từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có sự sao chép y

nguyên từ các tài liệu đó

Trang 3

M ỤC LỤC

1 Khái niệm 1

2 Nguồn gốc lịch sử 1

3 Lịch sử phát triển 1

3.1 Giai đoạn thứ nhất: Xuất phát điểm 1

3.2 Giai đoạn thứ hai: Thời kỳ bắc thuộc 2

3.3 Giai đoạn thứ ba: Thời kỳ độc lập tự chủ 3

4 Thành phần 4

4.1 Phân theo lịch sử phát triển 4

4.2 Phân theo vùng miền 5

4.2.1. Miền Bắc 5

4.2.2 Miền Trung 5

4.2.3. Miền Nam 6

5 Nghi lễ thờ cúng 6

6 Cấu trúc đền thờ và bàn thờ 7

6.1 Cấu trúc nơi thờ Mẫu 7

6.2 Cấu trúc bàn thờ Mẫu 8

7 Ý nghĩa của việc thờ Mẫu 10

7.1 Giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc 10

7.2 Tôn vinh vai trò của người phụ nữ 10

7.3 Thỏa mãn nhu cầu và khát vọng của con người 10

8 Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu 10

9 Tài liệu tham khảo 13

Trang 4

Ph ần mở đầu

Trong vài thập kỉ trước có một số đất nước cho rằng chỉ cần tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghệ khoa học là có sự phát triển Nhưng sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu nhưng đã vấp phải xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càng tăng Từ đó kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, chậm phát triển Để từ đó ta thấy được vai trò của văn hóa quan trọng như thế nào đối với đời sống của con người Vậy văn hóa là gì? “Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội Qua văn hóa, người ta có khả năng đánh giá trình độ phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử nhất định.” Chúng ta cũng thể phủ nhận rằng văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước và đặc biệt là đối với đời sống con người Văn hóa góp phần ổn định xã hội, vì nó là cái đã có từ lâu đời, đi sâu vào nhận thức của mỗi người dân nên mọi hành vi của con người đều phải chịu sự điều chỉnh bởi một phong tục và khuôn khổ đạo đức của dân tộc Văn hóa đã góp phần cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, mang lại cuộc sống chất lượng hơn cho con người cả về vật chất và tinh thần Văn hóa được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, mang lại lợi ích tinh thần và vật chất cho con người, từ đó tạo nên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc Văn hóa là một trong những văn kiện minh chứng cho lịch sử vẻ vang và hùng mạnh của dân tộc Vì văn hóa được phát triển trong một quá trình hình thành lâu dài, chứa đựng bao thăng trầm của cả một đất nước nên thông qua những nét văn hóa đó, thế hệ sau mới cảm nhận được truyền thống văn hóa của ông cha ta để lại Văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp, biểu đạt là nhịp cầu nối con người với con người, nối thế hệ trước với thế hệ sau Văn hóa còn có chức năng giáo dục, giúp thế hệ sau hiểu biết về lịch sử dân tộc, đảm bảo cho sự bảo tồn và phát triển Văn hóa góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển Bởi văn hóa thể hiện vẻ đẹp độc đáo của một quốc gia, là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan và khám phá văn hóa của quốc gia đó Là một công dân Vệt Nam và đặc biệt là một người trẻ tuổi thì chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cần phải hiểu rõ về văn hóa của đất nước của dân tộc mình Vì thế môn Văn hóa Việt Nam giúp cho người học hiểu được khái niệm văn hóa, văn hóa học, qua đó hun đúc thêm tinh thần yêu nước và đoàn kết của dân tộc Những thông tin cung cấp trong môn học này sẽ giúp người học nắm vững những kiến thức như sự hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; hiểu rõ hơn được cấu trúc của văn hóa, những đặc tính truyền thống của văn hóa Việt Nam Từ đó đưa ra những nhận định về các mặt tích cực và hạn chế của những tính chất văn hóa trong quá trình hội nhập với các nước bạn Ngoài ra, người học còn có cơ hội mở rộng kiến thức và tư duy qua việc tìm hiểu các thành tố văn hóa như: Văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa giao tiếp ứng xử và sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và văn hóa phương Tây đối với Việt Nam Văn hóa gồm các yếu tố cơ bản như: Ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, cách cư xử và phong tục, các yếu tố vật chất, thẩm mỹ và quan trọng nhất là giáo dục Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện để truyền đạt thông tin và ý tưởng Nếu thông thạo ngôn ngữ, có 4 lợi ích: Trao đổi trực tiếp

Trang 5

và hiểu rõ ràng, dễ làm việc với đối tác vì chung ngôn ngữ, hiểu và đánh giá đúng bản chất, hiểu và thích nghi với văn hóa đối tác.Nhưng ngược lại sẽ rất khó khăn khi tham gia thị trường nước ngoài Có nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, Khổng giáo – Lão giáo, Ấn Độ giáo (Hindu) Các tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử của con người Các tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh Các tôn giáo khác nhau, được xây dựng trên nền tảng triết lý khác nhau Khi kinh doanh tại đâu, cần nghiên cứu tôn giáo ở đó cũng như đối tác kinh doanh theo tôn giáo nào Về giá trị và thái độ: Giá trị là những quan niệm làm căn

cứ để con người đánh giá đúng sai, tốt xấu, quan trọng và không quan trọng Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận hành xử theo 1 hướng xác định đối với 1 đối tượng Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của con người đặc biệt là kinh doanh quốc tế Ví dụ: việc chuộng hàng ngoại hay không chuộng hàng ngoại Phong tục và cách ứng xử làm nên giá trị con người hay giá trị của một đất nước khi người khác nhìn vào.Phong tục làm cho đất nước đó trở nên khác biệt so với các nước khác Vậy phong tục là gì? Phong tục là nếp sống, thói quen, là những lề thói trong xã hội hay 1 địa phương Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp với 1 xã hội đặc thù Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được dùng để thực hiện chúng Mỗi quốc gia, vùng miền đều có phong tục và cách cư xử riêng vì vậy nghiên cứu vấn đề này thì công việc trôi chảy, thuận lợi và ngược lại.Ví dụ: quan niệm về thời gian của Mỹ và người phương đông Trong 1 mặt nào đó, văn hóa là: Con người < ̶ > tự nhiên ̶ > của cải vật chất ̶ > sinh tồn Vật chất là những gì con người có thể nhận biết: có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra Khi nghiên cứu văn hóa vật chất, cần: Cách làm ra sản vật (khía cạnh kỹ thuật); Ai làm, tại sao làm (khía cạnh kinh tế) Khi đánh giá yếu tố của nền văn hóa, cần: Cơ sở hạ tầng kinh

tế, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng tài chính Thẩm mỹ ̶ > sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp ̶ >ảnh hưởng giá trị, thái độ của con người ở mỗi quốc gia khác nhau Giáo dục là quá trình hoạt động ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tri thức về tự nhiên và xã hội, cũng như kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống

Trang 6

Phong tục tập quán lễ hội là một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hóa xã hội, nó gắn bó mật thiết, sâu sắc với mọi tầng lớp con người trong xã hội Nước ta có nền văn minh lúa nước rất đặc trưng thì phong tục, tập quán, tín ngưỡng là một bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Hàng ngàn năm xa xưa, từ thời nguyên thủy đã hình thành nên các phong tục tập quán, phát triển đến ngày nay và chúng ta có thể khẳng định rằng không một gia đình Việt nào lại không có bàn thờ cúng Tổ tiên, không một làng xã nào lại không có một ngôi đình, đền, miếu thờ các vị Hoàng Làng, các anh hùng dân tộc hay thờ Mẫu

Nước Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em nên mang 54 phong tục tập quán riêng, sắc thái riêng biệt mà không nới nào giống nơi nào nhưng vẫn thống nhất một phong tục Việt như: tục cưới hỏi, các kiêng kị dân gian hay mỗi nơi có những lễ hội vào các dịp khác nhau trong năm

Cứ đời này qua đời khác, các tín ngưỡng phong tục trở thành mảng sinh hoạt tinh thần không thể thiếu trong đời sống Việt Những giá trị tinh thần đó đã khẳng định một bản sắc và sự trường tồn của văn hóa Việt trong văn hóa thế giới Ngày nay như chúng ta đã

biết với xu thế hội nhập và thế giới đang trải qua quá trình toàn cầu hóa một cách mạnh

mẽ và văn hóa Việt Nam được tiếp cận với nhiều nền văn hóa ở các châu lục, các quốc gia trên thế giới chính vì vậy chúng ta có cơ hội giao lưu với các nền văn hóa tiến bộ Nhưng không vì thế mà ta đánh mất đi bản sắc vốn có của nó, thay vào đó chúng ta đã phát huy và lan tỏa những bản sắc văn hóa tốt đẹp đến với các nước trên thế giới Tuy nhiên nó cũng đặt ra các vấn đề về bảo vệ nền văn hóa truyền thống, giữ gìn và tôn tạo thêm bản sắc của đất nước để phát huy những phong tục hay loại bỏ những hủ tục trong dân gian từ bao đời nay Vì thế sự cần thiết xây dựng và phát triển một nền văn hóa đậm

đà bản sắc dân tộc là một yêu cầu cấp thiết trong thời kì hội nhập ngày nay Việc nhận diện để bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc của từng vùng miền sẽ góp phần khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam trong kho tàng văn hóa thế giới

Tín ngưỡng Thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt Nền văn minh lúa nước rất coi trọng bàn tay khéo léo của người phụ nữ, và từ xa xưa người mẹ đã trở thành biểu tượng thân thuộc nhất đối với con người Tín ngưỡng Thờ Mẫu là sự tôn vinh thờ phụng gắn với các hiện tượng tự nhiên như: trời, đất, gió….ngoài ra còn thờ

phụng những vị nữ anh hùng dân tộc

Trang 7

1 Khái niệm:

- Tín ngưỡng thờ Mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có

lịch sử lâu đời gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước Việt Nam và biến chuyển, thích ứng với sự thay đổi của xã hội

- Thờ Mẫu chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ, được người đời cho rằng có quyền năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người như: trời, đất, sông nước, rừng núi….; thờ những thái hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi,

có công với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật tịnh

2 Nguồn gốc lịch sử:

- Nguồn gốc lịch sử của tín ngưỡng thờ mẫu không được ghi chép rõ ràng trong sách mà nó chỉ là sự truyền miệng của dân gian về người phụ nữ đó Có một số nghiên cứu cho rằng tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ Theo thời gian khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian – những người phụ nữ nổi lên trong lịch

sử với vai trò người bảo hộ, người có công với nước và giúp nhân dân Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu

- Các vị nữ thần được tôn vinh với các chức vị thánh Mẫu phải kể đến như như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thượng Ngàn Thánh Mẫu… hoặc Quốc Mẫu như Quốc Mẫu Âu Cơ, người mẹ của Thánh Gióng được tôn vinh là Vương Mẫu…

3 Lịch sử phát triển

3.1 Giai đoạn thứ nhất: Xuất phát điểm

- Người Việt xưa kia sống nhờ vào thiên nhiên, nhưng cũng phải chống chọi rất nhiều với thiên nhiên Do đó, con người luôn cầu mong sự phù hộ, giúp đỡ của các

“Mẹ” thiên nhiên và các Mẫu có nguồn gốc nhiên thần cũng lần lượt ra đời

- Đất là nơi bắt đầu cho sự sống của con người, nên tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn

gốc từ thờ thần đất Do đó, quá trình từ sự tín vọng về Mẹ Đất trở thành Mẫu Địa

là một quá trình cơ bản ban đầu trong tâm thức của người Việt cổ Đất chính là nguồn gốc đầu tiên cho sự sinh sôi nảy nở, là nơi cư trú và sinh sống của con người, do đó lẽ tất nhiên yếu tố đất được con người quan tâm đến đầu tiên

Trang 8

- Đất lại gần ngay dưới chân người, rất gần gũi, nâng bước chân con người, cho cây trái mọc tốt tươi, là nơi cư trú, sinh sống, do đó đất gần con người và thân thiết với con người Đất sản sinh, nuôi dưỡng cây trái, lúa ngô, hoa màu, tạo lương thực nuôi sống con người Với cư dân nông nghiệp “nhờ đất”, “cậy đất” để sinh sống và đất cũng là nơi “an nghỉ” cuối cùng, “sống nhờ đất chết rồi trở về với đất” Đất cũng như mẹ, sinh con, nuôi con, giúp con trưởng thành, quyết định trực tiếp tới

sự sinh tồn của con Từ những quan điểm đó, cư dân nông nghiệp đã tìm ra những điểm tương đồng về “tính âm” giữa đất và mẹ, hai tiếng “Mẹ Đất” cũng từ đó mà

ra đời

- Mẹ Đất là biểu tượng của sự sống, của sự sinh sôi nảy nở và ngay cả khi chết đi cũng trở về với đất, trở về bên mẹ Từ sự nhận thức đó, trong tâm thức của người Việt cổ đã “thần thánh” hóa mẹ, từ người mẹ cụ thể thành người mẹ tâm linh, coi

Mẹ Đất như một vị thần

- Cùng với đất, cây chính là cái đầu tiên đảm bảo cho sự sinh tồn của con người, nên ý thức về Mẹ Cây của con người cũng dần được hình thành Ở nước ta, cây cho rễ nhiều nhất là cây đa, cây si Rễ của các cây được ví như bàn tay người mẹ bện thành lưới võng, thành những cái nôi ru đưa, che chở cho con người ngày xưa

Do đó, người Việt thờ “Mẹ Cây” hay còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn

- Mẫu Thoải (mẹ của lực lượng sáng tạo ra sông nước) có rất nhiều dị bản, huyền tích khác nhau Nhưng tựu chung đó là “Mẫu” trị vì sông nước, xuất thân từ dòng dõi Long Vương (Thần Long) Khi con người lênh đênh trên những chiếc thuyền,

bè để tiến về xuôi, thì người mẹ nâng đỡ lúc này lại là nước, ý thức về Mẫu Thoải dần được hình thành Khi xuống đồng bằng định cư, sản xuất nông nghiệp lúa nước, chế ngự sông nước, biển cả, thì hình ảnh Mẫu Địa, Mẫu Thủy dần được hình thành tham dự vào “hàng Ngũ Mẫu” Các huyền thoại, sự tích về Mẫu Thoải đến nay chưa được rõ ràng vì mỗi nơi hiểu theo một cách, tuy nhiên, lại có những điểm chung cơ bản Mẫu Thoải có nguồn gốc thủy thần, ít nhiều gắn với Lạc Long Quân, Kinh Dương Vương, Kinh Xuyên, là những nhân vật nửa huyền thoại, nửa lịch sử

là thủy tổ tộc người Việt chúng ta

- Và thế là Mẹ Cây, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Trời, hay gọi theo tiếng Hán là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thiên đã ra đời Đó là hệ thống Mẫu cơ bản đầu tiên của tín ngưỡng thờ Mẫu

3.2 Giai đoạn thứ hai: Thời kỳ bắc thuộc

Trang 9

- Từ sau thất bại của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đất nước chính thức bước vào thời

kỳ Bắc thuộc với gần một ngàn năm đô hộ Dưới sự cai trị hết sức hà khắc của các triều đại phong kiến phương Bắc, ngoài việc phản kháng lại các thế lực bạo tàn, một điều chắc chắn, người dân Việt không thể không cầu vọng đến các thế lực thần linh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người mẹ tâm linh – Mẫu

- Đây là thời kỳ có nhiều truyền thuyết liên quan đến mẹ tâm linh, đặc biệt dựa trên những cội nguồn sẵn có, vai trò của người mẹ trong chế độ mẫu hệ tiếp tục được phát huy và được đưa vào trong đời sống tinh thần hàng ngày Do đó, thời kỳ này

đã xuất hiện nhiều chuyện kể hoặc những truyền thuyết về mẹ

- Nhưng phải khẳng định rằng, thời kỳ này, các truyền thuyết về mẹ tâm linh xuất hiện mang tính độc lập, chưa có sự liên kết hay các mối quan hệ ràng buộc với nhau Có thể do một phần nhận thức xã hội, hay một phần do sự trói buộc của các thế lực cai trị, các bà mẹ tâm linh xuất hiện chưa thể hiện rõ quyền năng cũng như

ý thức phản kháng rõ rệt Ở thời kỳ này, người dân dựa vào mẹ tâm linh chủ yếu là

an ủi về mặt tinh thần cũng như đáp ứng các yêu cầu của từng làng, xã riêng lẻ

- Căn cứ vào các câu chuyện kể, nhân vật lịch sử tiêu biểu, căn cứ trên một mô thức

tư duy được phát triển từ người mẹ tâm linh và được dân gian tôn vinh, những người mẹ mang yếu tố nửa nhiên thần, nửa nhân thần Những người mẹ mang yếu

tố nhân thần đã bắt đầu xuất hiện, như: Mẹ Âu Cơ (sau này tôn vinh là Quốc Mẫu), Hai Bà Trưng, Bà Lê Chân, Tứ vị Hồng Nương, Mẫu Man Nương…

3.3 Giai đoạn thứ ba: Thời kỳ độc lập tự chủ

- Sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài gần một ngàn năm, đến năm 938, khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi của đất nước, nước ta chính thức bước vào thời kỳ độc lập tự chủ Ngoài việc xác lập lại nền độc lập của đất nước, đây cũng là thời kỳ người Việt phục hưng các giá trị văn hóa của dân tộc, trong đó có các tín ngưỡng dân gian, điển hình là niềm tin về mẹ tâm linh Ngoài những đối tượng đã được thờ phụng trước đó, thời kỳ này còn phát triển nhiều truyền thuyết liên quan, thậm chí xuất hiện nhiều truyền thuyết mới và nhiều nhân vật mới

- Với ảnh hưởng của chế độ quan phương cũng như vai trò của nam giới đã hoàn toàn thay thế nữ giới, vai trò của người mẹ tâm linh cũng đã có sự thay đổi Trong các câu chuyện kể, truyền thuyết về mẹ tâm linh trong thời kỳ này đã “nhạt” dần

đi tính huyền bí, trái lại, tính đời thường lại được phát triển đậm nét Mẫu ngoài

Trang 10

việc xuất hiện trong đời sống thường nhật của người dân (đặc biệt là lớp người bình dân) đã tham gia vào việc bảo vệ giang sơn, giữ yên bờ cõi của đất nước

- Vấn đề này cũng tương đối dễ hiểu: Thứ nhất, về phương diện nhận thức, trình độ

lý luận cũng như sự hiểu biết của con người về các hiện tượng tự nhiên đã được nâng lên rõ rệt, những người có học xuất thân từ dân gian khá nhiều Thứ hai, cùng với sự phát triển của nhận thức, từ thực tiễn cuộc sống cũng như các chế độ

xã hội đã có sự thay đổi, vai trò của người phụ nữ cũng có sự thay đổi theo để thích ứng với thời cuộc Thứ ba (có lẽ đây là điều quan trọng nhất), các triều đại phong kiến Việt Nam, để bảo vệ và củng cố quyền lực thống trị của mình, ngoài việc chống giặc ngoại xâm thì việc “an dân” cũng là một vấn đề quan trọng không kém Do đó, việc sắc phong các vị thần có công với dân, với nước, với làng, xã và đời sống của người dân là một việc làm thường xuyên và cần thiết Trong những nhân vật đó, chắc chắn không thể thiếu vai trò của các Mẫu Ngoài những Mẫu đã được tôn vinh trước đó (có thể cả nhiên thần và nhân thần) thì những người phụ nữ quyền năng xuất hiện trong giai đoạn này, sau khi mất đi cũng đươc phong thần và lập đền thờ phụng

- Những nhân vật mẫu tiêu biểu thời kỳ này có thể kể đến: Nguyên phi Ỷ Lan (sau này được phong là Thánh Mẫu Ỷ Lan), Thánh Mẫu Liễu Hạnh (một nhân vật được người dân xếp vào hàng “Tứ bất tử” trong tâm thức của người Việt),… Những nhân vật lịch sử này được nhân dân thờ phụng, tôn làm Thánh Mẫu, giữ một vị trí trang trọng trong đời sống tâm linh nói riêng và đời sống tinh thần nói chung của người Việt Tín ngưỡng này trở nên phổ biến trong đời sống của người dân Bắc

Bộ, và có lễ hội thường niên hàng năm tổ chức rất quy mô và linh đình

4 Thành phần

4.1 Phân theo lịch sử phát triển:

- Thờ Mẫu thần: là những nữ thần: Sự phát triển từ thờ Nữ thần, trong đó chỉ có những Nữ thần là chủ thể của sinh nở mới được tôn là Mẫu Danh xưng Mẫu gắn với chức năng sinh đẻ, chăm sóc và nuôi dạy con cái Trong thờ Nữ thần có các nữ thần không bao hàm yếu tố như các “bà cô” (những người phụ nữ không có chồng, con hoặc chết trẻ.)

- Nhiên thần: Linh Sơn Thánh Mẫu, Quốc Mẫu Tây Thiên

- Nhân thần có thật: Thánh Mẫu Ỷ Lan

- Không có thật: Âu Cơ, Liễu Hạnh

Ngày đăng: 28/02/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w