1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu nghề nặn tò he xuân la một nét đẹp văn hóa dân gian

114 55 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống đều có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa – vật chất của mỗi người dân bởi vì nó xuất phát từ nhu cầu của người dân.. Sự đa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

MỘT NÉT ĐẸP VĂN HOÁ DÂN GIAN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH BẢO TỒN BẢO TÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN QUỐC HÙNG

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Tình hình nghiên cứu 6

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 phương pháp nghiên cứu 8

6 Bố cục 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÀNG XUÂN LA 9

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 9

1.2 Lịch sử hình thành 10

1.3 Dân cư 12

1.4 Kinh tế 13

1.5 Truyền thống đấu tranh 14

1.6 Đời sống văn hóa – xã hội 15

1.6.1 Đời sống văn hóa 16

1.6.2 Đời sống xã hội 18

1.7 Tiểu kết 19

CHƯƠNG II: NGHỀ NẶN TÒ HE XUÂN LA 21

2.1 Lịch sử nghề và tổ nghề 21

2.2 Nghề nặn Tò he làng Xuân La 26

2.2.1 Nguyên liệu và cách sơ chế 26

2.2.2 Dụng cụ thực hiện 31

2.2.3 Kỹ thuật 33

2.2.4 Người thực hiện 37

2.2.5 Đặc trưng nghề 42

2.2.6 Đặc trưng sản phẩm 45

2.2.7 Giá trị văn hóa của Tò he 49

2.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 53

2.4 Bí quyết và trao truyền 56

2.5 Thu nhập của người làm Tò he 58

2.6 Tiểu kết 60

Trang 3

CHUƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỀ

NẶN TÒ HE XUÂN LA 62

3.1 Thực trạng nghề nặn Tò he làng Xuân La 62

3.1.1 Vấn đề chung 62

3.1.2 Vấn đề về nguyên liệu 64

3.1.3 Vấn đề thị trường tiêu thụ 66

3.1.4 Vấn đề về thu nhập 67

3.2 Giải pháp bảo tồn và phát triển nghề nặn Tò he Xuân La 70

3.2.1 Làng nghề & nghề truyền thống Việt Nam – Vì sao phải bảo tồn và phát triển 70

3.2.2 Các giải pháp bảo tồn và phát triển nghề nặn Tò he làng Xuân La 73

3.2.2.1 Tuyên truyền giáo dục giá trị văn hóa làng nghề 73

3.2.2.2 Mở rộng và phát triển thị trường 75

3.2.2.3 Tăng cường hoạt động tại làng nghề 80

3.2.2.4 Sự quan tâm & các chính sách ưu đãi của Nhà nước 82

3.3 Ý kiến của người dân Tò he Xuân La 84

3.4 Tiểu kết 86

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bài phát biểu của cựu bộ trưởng Trần Hoàn tại hội nghị “Làng nghề truyền thống Việt Nam 1995” có nói: “Làng nghề thủ công Việt Nam là linh hồn là tinh hoa của văn hóa dân tộc” Quả đúng như vậy, nghề thủ công Việt Nam có truyền thống quí báu từ lâu đời, Truyền Thống được gắn liền với những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống với những nét độc đáo tinh xảo và hoàn mỹ Các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống đều có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa – vật chất của mỗi người dân bởi vì nó xuất phát từ nhu cầu của người dân Là sự kết hợp giữa sự sáng tạo với tài năng và lao động của nghệ nhân Sự

đa dạng về sản phẩm thủ công truyền thống đã góp phần tạo nên sự khởi sắc,

đa dạng cho các ngành nghề thủ công Việt Nam, đưa các làng nghề truyền thống trở thành một nhân tố quan trọng trong bảng màu văn hóa của dân tộc Thế nhưng, vẫn còn có những làng nghề thủ công truyền thống mang trong mình những giá trị độc đáo kết tinh từ bản sắc văn hóa của một dân tộc lại đang đứng trước nguy cơ mai một và thất truyền Làng nghề mà tôi muốn nhắc tới đây chính là nghề nặn Tò he làng Xuân La xã Phượng Dực huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, nó vừa mang bản sắc dân tộc vừa mang tính khoa học, Tò he có tầm quan trọng trong cuộc sống học tập vui chơi giải trí và rèn luyện tính thẩm mỹ cho trẻ em Những người tạo ra

nó mặc dù chưa đủ nâng các sản phẩm của mình lên hàng mỹ nghệ (vì sản phẩm không để được lâu) nhưng các sản phẩm này đã để lại cho người xem những tình cảm thấm đượm Ngôn ngữ khối trong Tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ Nó giản dị như ca dao, là tích tụ từ trí tuệ của nhân dân qua bao nhiêu thế hệ Tò he thực sự là món ăn tinh thần rất gần gũi với người dân Việt Nam Mới đây thôi (2005) Tò he còn được chọn là một

Trang 5

trong những mặt hàng nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam tham gia trong chương trình giao lưu văn hóa Việt – Mỹ Sự kiện này đã đánh dấu cho

sự khởi sắc của một làng nghề thủ công truyền thống mà đã có thời gian tưởng chừng đã bị mai một Nó như luồng gió mát thổi vào bức tranh làng quê Xuân

La vốn ảm đạm và nghèo nàn Tuy nhiên bẵng đi sau 2 năm sự kiện này làng

Tò he Xuân La lại tiếp tục hơi thở nhọc nhằn của một vùng quê nghèo Sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng thưa dần bởi vậy mà cả một làng quê với nghề truyền thống giàu bản sắc dân tộc như vậy, được nhiều bạn bè trên thế giới biết đến nhưng lại không có đủ kinh phí để xây dựng và duy trì một câu lạc bộ làng nghề để gìn giữ, phát triển và quảng bá nét đẹp truyền thống của làng nghề Quả là một điều hết sức đáng buồn Hơn nữa trước xu thế hội nhập

và phát triển nghề Tò he có dấu hiệu bị mai một vì sự manh mún, mỗi người chạy một nơi tha phương cầu thực mà không đủ ăn Nếu như cứ để tình trạng như vậy không có sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, chính quyền địa phương một cách thiết thực và sâu sắc hơn nữa thì sẽ rất dễ dẫn đến nghề truyền thống độc đáo này sẽ chỉ còn là quá khứ đẹp mà thôi Do vậy vấn đề cấp thiết đặt ra lúc này là phải tìm hiểu nghiên cứu một cách cụ thể

và sâu sắc nhằm đưa ra những biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nghề thủ công độc đáo – nghề nặn Tò he

Vì lý do nêu trên tôi quyết định chọn đề tài nghề nặn Tò he Xuân La cho bài Khóa luận tốt nghiệp với chuyên nghành Bảo tồn bảo tàng Tôi hy vọng thông qua bài Khóa luận này sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Và đây cũng sẽ là nền móng tri thức vững chắc, là hành trang mà tôi sẽ mang theo trong sự nghiệp của mình

Qua đây tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng.Người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện

Trang 6

bài khóa luận này.Và cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân Xã Phượng Dực, gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Thuận và một số người thợ Tò he ở Xuân La đã tạo điều kiện một cách tốt nhất cho tôi làm việc Là sinh viên năm thứ tư kiến thức chưa thực sự vững chắc, thêm đó là kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót Vì thế tôi rất mong nhận được sự thông cảm và tham gia đóng góp ý kiến từ những nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm tìm hiều để bài nghiên cứu được đầy đủ và khách quan hơn

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Viết về các làng nghề thủ công truyền thống và các hình thức trò chơi dân gian nói chung hiện nay đã có rất nhiều bài báo, tạp chí và cả những bài nghiên cứu khoa học đề cập đến Bên cạnh đó còn có rất nhiều học giả nổi tiếng nghiên cứu về vấn đề này như: Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng với cuốn “ Phong trào mỗi làng một sản phẩm”; Tác giả Bùi Văn Vượng với “ Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”; Cố GS Trần Quốc Vượng “ Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm” cùng với Đỗ Thị Hảo là tác phẩm “ Làng nghề, phố nghề Thăng Long Hà Nội”… Và còn rất nhiều học giả khác trong đó có đề cập đến rất nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng của Việt Nam như: Gốm Bát Tràng, dệt lụa Hà Đông, đúc đồng Ngũ Xã, nghề thêu Xuân Nẻo….Trong khi đó nghề nặn Tò he Xuân la thì mới chỉ được nhắc đến trên những bài báo, tạp chí hay những bài phóng sự mang tính chất giới thiệu còn hầu như chưa có mặt trong những cuốn sách, các công trính nghiên cứu khoa học Nó chưa thực sự trở thành một cơ sở tài liệu khoa học để những độc giả quan tâm tìm hiểu nghiên cứu Luận văn thạc sĩ của tác giả Trương Công Nguyên chỉ là một trong số rất ít những đề tài nghiên cứu về nghề nặn Tò he và

nó cũng đề cập khá lâu từ năm 2001 Do vậy với tình hình có nhiều thay đổi như hiện nay đòi hỏi chúng ta phải có những công trình nghiên cứu khoa học

Trang 7

mới, đi sâu tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về nghề thủ công truyền thống với sản phẩm trò chơi dân gian độc đáo này Đó là cơ sở để gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc Thực hiện lời dạy của chủ tịch

Hồ Chí Minh “Để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về tính chất”

- Tìm hiểu những giá trị văn hóa độc đáo, những nét tiêt biểu đặc sắc mà sản phẩm Tò he mang lại đối với người dân địa phương nói riêng và người dân Việt Nam nói chung Thông qua đó chúng ta thấy được giá trị to lớn của nó từ đó tuyên truyền giáo dục việc gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

- Nghiên cứu thực trạng nghề nặn Tò he Xuân La với những thuận lợi và khó khăn là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm duy trì và phát triển dân gian cổ truyền trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tìm hiểu nghề nặn Tò he Xuân La – Tìm ra nét đặc trưng của sản phẩm Tò he và những đóng góp của nó trong đời sống văn hóa kinh tế làng 4.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu trong bài khóa luận này tập trung chủ yếu là làng Xuân La xã Phượng Dực huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây (có mở rộng nghiên

Trang 8

trên phạm vi xã Phượng Dực và một số nơi tiêu thụ Tò hè trong cả nước, có so sánh đôi chút với nghề năn Tò he ở Trung Quốc )

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện bài khóa luận này tôi đã lựa chon những phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tôi đã tiến hành tìm và thu thập những bài báo tạp chí, phóng sự có nội dung liên quan đến đề tài làng nghề Tò he Xuân

La cùng với việc tham khảo một số bài viết, các đề tài nghiên cứu về nghề và làng nghề thủ công truyền thống của một số học giả để phục vụ cho bài viết của mình

- Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành một số đợt khảo sát thực tế nghề nặn Tò he tại làng Xuân La theo những mục tiêu nghiên cứu đề ra

- Phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin: tiến hành gặp gỡ một số nghệ nhân, người dân làm nghề Tìm hiểu một cách đầy đủ, đánh giá một cách khoa học về thực trạng, tiềm năng và giá trị đích thực của Tò he để từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề trong điều kiện hiện nay

6 BỐ CỤC

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài khóa luận gồm có 3 chương chính sau:

Chương I: Tổng quan về làng Xuân La

Chương II: Nghề nặn Tò he làng Xuân La

Chương III: Thực trạng, giải pháp bảo tồn và phát triển nghề nặn Tò he làng Xuân La

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG XUÂN LA 1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Xã Phượng Dực thuộc huyện Phú xuyên tỉnh Hà Tây, nằm cách Hà Nội hơn 30km về phía tây theo đường giao thông quốc lộ 1A (Hà Nội – Sài Gòn) Với

Thôn Xuân La nằm ở vị trí:

Phía đông nam giáp xã Đại Thắng Phía tây nam giáp xã Văn Hoàng Phía tây bắc giáp thôn Phượng Vũ Phía đông bắc giáp xã Văn Tự, huyện Thường Tín Thôn Xuân La có diện tích đất thổ canh là 1.427.496 m2, diện tích đất thổ cư

là 225000 m2 Thôn được chia làm 4 xóm: Xóm Cả, Xóm Thượng, xóm trung, xóm hạ

Xuân La một thôn nhỏ thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ Sông Hồng Cái nôi của nền văn minh lúa nước, cội nguồn của những tinh hoa văn hóa dân tộc

mà cha ông đã lưu truyền còn lại cho đến ngày nay Với vị trí đó đã tạo cho

Trang 10

vùng đất này có được sự thuận lợi về điều kiện khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới chia làm 4 mùa rõ rệt tạo nên cơ cấu mùa vụ đa dạng Do vậy sản phẩm nông nghiệp hết sức phong phú không chỉ cung cấp cho chính cuộc sống người dân nơi đây mà còn cung cấp cho cả thị trường bên ngoài Đời sống của nhân dân vì thế cũng được nâng cao lên rất nhiều

1.2 Lịch sử hình thành

Thôn Xuân La xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây Xưa kia có tên gọi là làng Chạ Xuân Cái tên này cũng bắt nguồn từ một quá trình lịch sử lâu dài Đó là sau khi nước ta giành được quyền tự chủ từ thế kỷ X trải qua các triều đại quân chủ: Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần – Hậu Lê – Mạc – Lê Trịnh – Nguyễn (X – XIX) Từ đời Trần về trước huyện Phú Xuyên trong đó có làng Xuân La thuộc huyện Phù Lưu, châu Thượng Phúc Đời Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thiệu (1516 – 1522) đổi tên là huyện Phú Nguyên Đến thời Mạc

vì kỵ tên húy của vua Mạc Phúc Nguyên (1546 – 1561) nên huyện lại đổi tên là Phú Xuyên Tên này còn được lưu giữ cho đến ngày nay

Huyện Phú Xuyên có 4 xã là: Phượng Dực, Hồng Minh, Chí Trung và Phú Túc nhưng xã Phượng Dực nổi tiếng là vùng đất văn hiến Trước đây ít ra là từ đời nhà Lê cách đây trên 250 năm, Phượng Dực vẫn thuộc Thường Tín cho mãi đến năm 1953 mới cắt về huyện Phú Xuyên Đây là miền đồng bằng chiêm trũng, dân Phượng Dực xưa chỉ làn ruộng một vụ - vụ chiêm Theo truyền thuyết làng Xuân La có chung địa bàn dân cư với thôn Phượng Vũ hay nói cách khác Phượng Vũ là đất tổ của Xuân La Tương truyền cứ đến ngày rằm hàng tháng khi nghe tiếng trống đình thì mọi người kéo nhau về để tụ hội nhưng nhiều lần quy ước đó không thành hiện thực với những người ở quá xa nên một

số người đã rời hẳn xuống gò đất nổi này dựng đình lập làng Lúc đầu làng có tên là làng Chạ (Kẻ Chạ) rồi vì lý do định cư vào giữa mùa xuân nên đổi thành

Trang 11

Chạ Xuân và sau khi khai khẩn làm ăn ở vùng đồng ruộng bao la nên cái tên Xuân La ra đời

Cũng theo truyền thuyết xưa thì làng ngự trên một gò đất cao hình “Linh Quy nằm phục” Theo ý kiến của cụ Đặng Đình Hiếu nguyên cán bộ ngành văn hóa tỉnh Hà tây là người đã có nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử làng Xuân La cho biết: “Linh Quy nằm phục” là 1 trong 4 địa danh tứ linh của huyện Phú Xuyên: Hoàng Long (Long)

Phía nam có đường Nghiên Bút

Phía đông nam có đường mang tên đường Vọ sau đổi thành đường Vọng (vọng gác của nghĩa quân)

Phía đông bắc có đường khúc Tương (đường chữ Chi, đường Chiến Lược) Trên địa bàn làng có 3 ao lớn: Ao cả, ao trung, ao giao.Tương truyền là nơi trú ngụ của thủy quân Cụ Lĩnh Đồn Ở đó đã từng chứa những chiếc thuyền rồng lớn có thể bay lướt qua những mặt đường có chiều rộng hơn 1m

Xưa kia làng có 3 chiếc giếng nằm ở đầu làng, giữa làng và cuối làng Xưa giếng làng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt rất quan trọng Tương truyền khi động thổ đào giếng các cụ bô lão phải tiến hành làm lễ xin âm dương, đào 3 nhát Mai đặt bát úp xuống chỗ đó để xem màu nước, chất nước rồi mới cho khơi

Chiếc giếng ở đầu làng có tên gọi là “Hoa Sen”

Trang 12

Chiếc giếng ở cuối làng có tên gọi là giếng “Giếng Chùa”nghe nói rằng nước ở chiếc giếng này mà đem pha trà uống thì không đâu ngon bằng

Chiếc giếng ở giữa làng vào mùa nước lớn thường bị ngập phù sa đến mùa xuân làng thường cử những trai đinh khỏe mạnh xuống lấp mạch bùng, nạo vét giếng Tương truyền nước của chiếc giếng này thường lẫn nhiều mảnh vụn lá

“gồi” làm cho màu nước đục nhờ nhờ nhưng lấy nước đó tắm thì sẽ trị được nhiều bệnh

Nhưng hiện nay cả 3 chiếc giếng này cùng với 3 chiếc ao làng đều bị lấp

cả Người dân chuyển sang sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt

Vào những năm đầu của thập kỷ 80 chính nơi đây nhân dân lao động trong làng đã phát hiện và cùng với sự giúp đỡ của Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật 7 ngôi mộ thuyền cổ và một số cổ vật khác còn nguyên vẹn trong đó

có 1 chiếc trống đồng Hêgơ loại 1 Các ngôi mộ và cổ vật đó đã được viện khảo cổ học Việt Nam xác định là có niên đại trên 2000 năm văn hiến khai sinh lập địa trên mảnh đất này

Quả thực Xuân La là mảnh đất có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời trải qua bao thăng trầm, biến động của không gian và thời gian con người nơi đây vẫn kiên cường bám trụ giữ đất, giữ làng, giữ những truyền thống những tinh hoa của dân tộc để hòa nhịp với hơi thở của thời đại, bước những bước tiến vững mạnh hơn

1.3 Dân cư

So với hai thôn Phượng Vũ và Đồng Tiến thì thôn Xuân La có diện tích cũng như dân số đông hơn cả Trên 3.200 người với hơn 700 nóc nhà Nơi đây không có người đồng bào dân tộc sinh sống,cơ bản lại đồng nhất về tôn giáo nhờ vậy mà việc đưa ra các chính sách quản lý cũng dễ dàng hơn Độ tuổi dân

số ở mức trung bình Độ tuổi cao nhất từ 95 – 97 tuổi Dân cư sống tập trung thành từng cụm lớn nên có sự gắn kết rất chặt chẽ với nhau đã thể hiện được

Trang 13

tình đoàn kết chung sức chung lòng xây dựng quê hương của người dân nơi đây

Xuân La cũng là nơi sinh sống của nhiều dòng họ như: Đặng, Vũ, Lê, Chu, Nguyễn, Đào, Phạm, Vương và họ kiều Trong số đó có 2 dòng họ được coi là lớn và lâu đời nhất là họ Đặng và họ Nguyễn và cả 2 dòng họ này đều có nhà thờ tổ lâu đời nhất trong thôn Và tất cả những dòng họ trong thôn đều có tổ chức ngày giỗ của họ mình:

Họ Đặng ngày giỗ họ là ngày 15 tháng 4 (âm lịch)

Họ Nguyễn ngày giỗ họ là ngày 16 tháng 6 (âm lịch)

Họ Lê ngày giỗ họ là ngày 20 tháng 8 (âm lịch)

Họ Vũ ngày giỗ họ là ngày 5 tháng 5 (âm lịch)

Họ Chu ngày giỗ họ là ngày 14 tháng 7 (âm lịch)

Thông qua hình thức này họ muốn giáo dục con cháu của mình luôn tưởng nhớ đến công ơn của tổ tiên ông bà mà phấn đấu học tập lao động

Hiện nay được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền nhân địa phương đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân được nâng lên rất nhiều, đường làng ngõ xóm xây dựng ngày một khang trang hơn trước.các chính sách về y tế chăm lo đời sống sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội thiết thực và kịp thời nên người dân nơi đây hết sức phấn khởi để xây dựng và phát triển quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn

1.4 Kinh tế

Xuân La cũng như bao làng quê khác của Việt Nam, một làng quê đi lên từ nền văn minh lúa nước sông Hồng có lịch sử từ hàng ngàn năm trước do vậy nó mang trong lòng những đặc trưng của nền kinh tế cổ truyền Nghề chính là trồng lúa với những cây hoa màu để cung cấp lương thực, thực phẩm cho chính đời sống của người dân nơi đây Ngoài nghề chính là trồng lúa nước làng Xuân

La còn có làm nghề phụ và cũng khá phát triển với những nghề phụ như: cào

Trang 14

bông, may màn, chạm khắc gỗ…Và đặc biệt làng có nghề truyền thống mang đậm nét màu văn hóa dân gian của người xưa để lại đó là nghề nặn “chim cò” hay còn gọi là nghề nặn Tò he Tò he đã được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đánh giá cao là một nghề cổ truyền độc đáo trong nước mà nay chỉ còn duy có

ở Xuân la

Nằm ở vùng đồng bằng chiêm trũng, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, giao thông thì hạn chế, trình độ văn hóa chưa cao nhưng nhờ sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước từ năm 1992 với chính sách khôi phục các làng nghề truyền thống nền kinh tế của Xuân La

đã có sự khởi sắc và ngày một phát triển hơn Các nghề phụ xưa thì nay cũng

đã trở thành nghề lao động mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây Và theo chỉ thị của của xã Phượng Dực thì thôn sẽ cố gắng phấn đấu đạt 55% cho các hoạt động tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và thương mại, giảm xuống còn 45% hoạt động trong nông nghiệp Nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân địa phương Tính chung đến năm 2007 toàn xã thu nhập bình quân tính chung toàn xã là 6534000d/người/năm Đây quả thực là con số rất đáng mừng đối với vùng đất thôn quê còn nhiều khó khăn này.Hy vọng rằng Xuân La sẽ vẫn tiếp tục bước những bước tiến mới trong thời đại mới

1.5 Truyền thống đấu tranh

Xuân La còn lưu truyền những huyền thoại về cụ Lĩnh Đồn Vào một đêm giữa làng có một ngôi sao sa, các cụ trong làng cho trai đinh khiêng về thờ ở trong đình Ít lâu sau ngôi sao ấy tan mất Ngay sau đó trong làng nổi lên một người có sức mạnh, tài trí khác đó chính là cụ Lĩnh Đồn Cụ được coi là Thiên

tử Cụ lĩnh Đồn có tên thật là Vũ Văn Hồng Sau này cụ trở thành tướng lĩnh của -tướng quân Tây Sơn, Đô đốc Đặng Tiến Đông Cụ Lĩnh Đồn là người có tài thao lược, đã tập hợp được nhiều người tài giỏi quanh mình như cụ Tư Sọ ở Thanh Oai, cụ Đốc Đại ở Phú Xuyên để trợ giúp

Trang 15

Xưa kia Xuân La nằm ở vị trí xung yếu về mặt quân sự với 2 mặt là sông, đầm ao, một mặt là gò đống, một mặt là đường liên thôn khúc khủy Với vị trí chiến lược này đã tạo nên những lợi thế cho quân ta dựa vào đó để tác chiến tạo nên những thắng lợi bất ngờ Dấu vết xưa nay không còn nguyên vẹn nhưng cũng đủ để thấy người Xuân La vốn có truyền thống đấu tranh thượng võ đánh giặc giữ làng

Người Xuân La xưa cũng như nay đã có nhiếu lớp con cháu đứng lên theo các bậc tiền bối và nối nghiệp cha anh trong công cuộc bảo vệ xóm làng, bảo vệ đất nước Lịch sử đã ghi công và gắn tên tuổi những vị tướng lĩnh tài giỏi thời phong kiến tự chủ với quê hương như: Tướng quân Nguyễn Tường – Lĩnh Đồn (tức cụ Vũ Văn Hồng) Đó cũng chính là niềm tự hào của người dân Xuân La trong sự nghiệp bảo vệ của dân tộc ta

1.6 Đời sống văn hóa – xã hội

Thôn Xuân La được hình thành với 4 xóm dân cư: Xóm cả, xóm thượng, xóm trung và xóm hạ Làng được sum họp bởi nhiều dòng họ như: Đặng, nguyễn, vũ, Chu, Đào…Đặc trưng của làng có nền nếp gia phong tôn sư trọng đạo và tình thương nhân ái Từ xưa đến nay làng có truyền thống đánh giặc giữ làng cứu nước, trong các hoạt các kháng chiến cứu nước làng đã có lớp lớp thanh niên lên đường nhập ngũ đánh giặc góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc thân yêu Công tác chính sách hậu phương luôn được quan tâm giúp đỡ, trong sản xuất luôn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên giữ vững được 2 vụ lúa có năng suất cao Ngành nghề dịch vụ luôn được phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, đời sống kinh tế xã hội trong nhân dân ngày một cải thiện Nhân dân địa phương đã xây dựng được đường làng ngõ xóm khang trang, đường liên thôn liên xã được giao lưu thuận để không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực

Trang 16

1.6.1 Đời sống văn hóa

Xuân la quả thực là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa bởi nơi đây vẫn còn những dấu tích của nền văn hóa lâu đời qua hình ảnh của mái đình bến nước cây đa, của ngôi chùa cổ kính của miếu thờ linh thiêng và đặc biệt là những ngày hội làng náo nức đông vui thì nền văn hóa đó lại bộc lộ một cách sâu sắc hơn

* Đình Xuân La

Từ khi rời Phượng Vũ xuống lập ấp, khai canh, địa bàn Xuân La đồng trắng nước trong, đời sống rất cơ cực, nhưng không vì thế mà người dân Xuân La quên đi những nét đẹp văn hóa truyền thống Dựa vào trí nhớ của các cụ cao niên thì lúc đầu đình làng được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá và chỉ có một gian đại bái ở cuối làng mà này còn lại một địa danh mang tên: “nền đình” Năm 1938 do đời sống dân chúng khá lên và cũng do trong làng xuất hiện một

số người hiền tài đã góp của dựng lại đình Cũng như hầu hết các ngôi đình được dựng vào đầu thế kỷ XIX – Thời kỳ nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đình làng Việt Nam còn đang tiếp nối các giai đoạn trước Trong tâm thức người dân Xuân La thực sự ngôi đình của họ rất đẹp Đình gồm 3 gian đại bái, 1 gian hậu cung với cấu trúc hình “chuôi vồ” thờ “ Tản Viên Sơn Thánh” Toàn bộ kèo được làm bằng gỗ lim, được chạm khắc theo những đề tài tứ linh, tứ quý tinh xảo bằng bang tay khối óc của chính những người thợ làng Xuân La Nhưng đến năm 1950 đình đã bị giặc pháp đốt, các sắc phong bị đốt cháy hết Đến năm 1997 dân làng dựng lại đình nhưng dời vị trí về phía đầu làng Đình được xây dựng bằng gạch và vôi vữa nhưng vẫn theo kiến trúc ngôi đình cũ Trong đình vẫn giữ lại được ngai thờ xưa và bộ bát biểu, riêng hoành phi câu đối hương án đều làm mới và lấy nguyên mẫu từ đền Và (Ba Vì – Hà Tây)

* Chùa Linh Quy (chùa Xuân La)

Ngôi chùa nằm ở vị trí cuối làng có tên là: “Linh Quy Tự” (chùa Linh

Trang 17

mặt bằng với đơn nguyên kiến trúc, theo kết cấu chữ công (I) Mặt trước của chùa có những ao lớn – đây là một biểu tượng quen thuộc mang tính chất phương đông Trước chùa có tòa tiền đường và thượng điện, phía sau là nhà hậu để thờ thổ chùa, thờ mẫu, thờ những người có công với chùa Hai bên tả hữu là nhà kháh, nhà ở cho các tăng ni và nhà bếp

Năm 1950 cùng với đình, chùa đã bị thực dân Pháp triệt phá dẫn đến hư hỏng nặng nhưng sau đó chùa cũng đã được nhân dân xây dựng lại khá khang trang Hiện nay trong chùa còn bài trí rất nhiều pho tượng phật, các đồ thờ, một quả chuông đồng có ghi “kim Quy tự chung” (chuông chùa Kim Quy) cùng các câu đối, hoành phi được phòng Bảo tồn bảo tàng tỉnh Hà Tây giám định là những hiện vật cổ rất có giá trị

* Miếu Xuân La

Đầu làng chếch về phía tây là miếu thờ Quận công Nguyễn Tường Chiếc miếu này có thể được coi như một ngôi đền nhỏ vì nó cũng có cấu trúc hình

“chuôi vồ” Miếu gồm 3 gian tiền tế, 1 gian hậu cung Tương truyền miếu được lập để thờ Quận công Nguyễn Tường Hiện nay ở đây còn có ngai thờ ngài trên

đó có ghi “Tiền sơ Lê Trung Hưng công thần tả đô đốc tướng Phổ quận công Nguyễn Đại Vương” (Đại vương họ Nguyễn tước Phổ quận công tả đô đốc là công thần triều Lê Trung Hưng )

Hàng năm tại đây nhân dân tổ chức giỗ Ngài vào ngày 12/11 âm lịch Trong buổi lễ đó có cử hành tế lễ trang nghiêm

* Hội làng Xuân La

Ở Xuân La, hội lớn nhất trong năm là hội đình được tổ chức từ ngày 15 đến

18 tháng giêng âm lịch hàng năm Các cụ già kể lại rằng: trước khi đình bị tàn phá quy mô của hội khá to Ngoài việc tế rước, chơi các trò chơi dân gian như: Bơi thuyền, đấu vật, đánh gậy…Trong 3 ngày hội các cụ già còn tổ chức luyện

Trang 18

võ cho con cháu trong làng Đó là những thanh niên trai tráng, 2 tay xỏ vòng đá

to, đi một vòng quanh sân đình, nếu trụ được sẽ cho học võ Cũng trong những ngày hội làng các cụ còn tổ chức ăn uống giao hảo kết chạ với các làng bên như: làng Quán ở xã Hồng Minh; làng Vân Ở xã Hoàng Long; làng Lương, làng Phổ ở xã Đại Thắng….Việc kết chạ như vậy là để tỏ lòng hiếu khách và thắt chặt mối tâm giao Trong ký ức xa xưa của người dân Xuân La thì hội làng thật náo nhiệt, đông vui Từ người già cho tới trẻ nhỏ ai cũng háo hức chờ đón Mỗi dịp hội làng là mỗi dịp người dân tạm gác những lo toan công việc hàng ngày để được sống trọn niềm vui bình dị Và lẽ dĩ nhiên, ngày hội làng của Xuân La thì không thể thiếu sự góp mặt của những chú Tò he Quê hương đã sản sinh ra một thứ đồ chơi truyền thống gắn liền với lễ hội cổ truyền Mỗi dịp hội làng là mỗi dịp họ thi tài với nhau xem ai nặn đẹp hơn nhanh hơn để rồi khi chia tay ai cũng hả hê vui thích hẹn với nhau hội năm sau lại thi tài với nhau Sau khi đình làng bị giặc đốt cháy hội đã ngừng hẳn cho mãi đến năm 1999 nhân dịp khánh thành ngôi đình làng mới cho xây dựng lại làng mới tiếp tục tổ chức lễ hội Theo ý kiến của các cấp chính quyền địa phương và các đoàn thể thì do nguồn kinh phí tổ chức còn rất hạn hẹp nên làng dự định từ nay cứ 3 năm

sẽ tổ chức một lần tạo niềm hứng khởi cho người dân

1.6.2 Đời sống xã hội

Ngoài sự phong phú về đời sống văn hóa, mảnh đất Xuân La còn đa dạng bởi sự đóng góp của các ngành nghề thủ công truyền thống đã tạo ra những nét văn hóa truyền thống đậm chất dân tộc Đặc biệt người dân Xuân La còn chính

là người tạo ra những làn điệu, câu hát dân ca góp phần tô đẹp cho truyền thống văn hóa con người lao động nơi đây Những làn điệu lời ca ấy đã nuôi dưỡng bao tâm hồn bao người con trên mảnh đất nghèo vật chất mà giàu văn hóa này.Với lịch sử hình thành vốn xuất phát từ những người dân lao động thủ công quen với việc sử dụng đôi bàn tay và khối óc để sáng tạo ra những sản

Trang 19

phẩm độc đáo tinh tế phục vụ cho đời do vậy việc học hành ở đây cũng chưa có

gì nổi bật mới chỉ vài năm trở lại đây do thay đổi quan niệm tư duy đã quan tâm chú ý hơn do vậy mà việc hoạc hành đã có sự khởi sắc tỉ lệ đỗ đại học chiếm 5% đến 7% Đây là một tỉ lệ chưa cao nhưng cũng rất đáng khích lệ

Để phát huy truyền thống cách mạng, nếp sống văn hóa của làng và dựa trên

cơ sở pháp luật của Nhà nước đã ban hành Nguyện vọng chung của nhân dân

là giữ gìn được truyền thống văn hóa của làng xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn Vì vậy người dân Xuân La đã tự nguyện xây dựng bản quy ước của làng, đồng tâm nhất trí phấn đấu đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới; phát huy truyền thống yêu quê hương; tôn trọng

kỷ cương pháp luật; bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội Thực hiện xanh sạch đẹp xóm làng gìn giữ thuần phong mỹ tục đoàn kết xóm làng

Bản quy ước của làng gồm 5 chương với 17 điều có nội dung chính như sau:

Những quy định chung

- Chương I: Nếp sống trong gia đình và ngoài xã hội

- Chương II: Nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, mừng sinh nhật, lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan

- Chương III: Bảo vệ phát triển sản xuất, bảo vệ các công trình công cộng, bảo vệ môi trường giữ gìn cảnh quan làng xóm

- Chương VI: Bảo vệ an ninh trật tự giữ gìn kỷ cương làng xóm

- Chương V:Tổ chức thực hiện khen thưởng kỷ luật

1.7 Tiểu kết

Qua việc tìm hiểu nghiên cứu về mảnh đất Xuân La, ta có thể nhận thấy đây là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử cũng như truyền thống văn hóa Xuân La là một vùng đồng bằng chiêm trũng người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp tuy nhiên ở đây các ngành nghề truyền thống lại khá phát triển và hết sức đa dạng Ngoài ý nghĩa mà kinh tế mang lại thì các nghề truyền thống

Trang 20

nơi đây còn biểu hiện ý nghĩa về mặt văn hóa khá rõ nét Nghề nặn Tò he là một ví dụ điển hình Tuy giá trị kinh tế mà nghề mang lại trong thời đại hiện nay có sự thay đổi so với trước đây nhưng ai cũng nhận thấy rằng đây là một nghề truyền thống có giá trị văn hóa hết sức độc đáo Cuộc sống của người dân nơi đây mặc dù còn nhiều điều khó khăn nhưng họ vẫn luôn cố gắng vượt lên tất cả để xây dựng quê hương, xây dựng cuộc sống của chính mình

Trang 21

CHƯƠNG 2: NGHỀ NẶN TÒ HE XUÂN LA 2.1 Lịch sử nghề và tổ nghề

Đến với Xuân La từ người già cho đến trẻ nhỏ không ai là không thuộc câu đồng dao:

“Tò he cụ bán mấy đồng?

Con mua một chiếc cho chồng con chơi

Chồng con đánh hỏng thì thôi

Con mua chiếc khác con chơi một mình.”

Xưa kia Tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: ăn, chơi, cúng lễ…Cái tên

“Tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu và người làm nghề có ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (Phượng Dực – Phú Xuyên – Hà Tây) Theo lời các cụ già trong làng kể lại thì nghề nặn Tò he có lịch sử có dễ đến hơn 300 năm tuổi Nhưng cho đến nay thì vẫn chưa có thông tin gì chính xác về cái nghề Tò he này có từ bao giờ?.Và cũng thật lạ chẳng phải nghề bí truyền nhưng suốt hơn 300 năm qua duy chỉ có người làng Xuân La mới biết làm và tinh thục cách làm thứ đồ chơi có tên gọi Tò he này Nghề truyền nghề, đời nối đời người đàn ông Xuân La thường gắn với việc nặn Tò he từ lúc còn

để chỏm đến lúc tóc đã ngả nước thời gian

Nghề nặn Tò he khởi đầu từ đất sét, rơm rạ.Cố nghệ nhân Đặng Văn Tố, người có công lớn trong việc gìn giữ lưu truyền nghề này kể lại: “Ngày xưa, làng Xuân La nghèo lắm Đến tết trung thu, trẻ con không có quà để chơi Ông cha ta mới nghĩ ra cách lấy đất sét nặn những con giống, lấy rơm rạ nung rồi lấy gạch non phết màu phơi khô mang cho trẻ con chơi Sau đó một thời gian người ta chuyển sang dùng bột gạo để nặn Tò he, trẻ chơi xong là có thể ăn con giống Thời trước, khi mà đời sống của người dân Xuân La còn nghèo, đồ chơi cho trẻ con chưa có nhiều, người lớn thường hay mua Tò he cho trẻ con vừa để làm đồ chơi vừa để làm một thứ quà bánh sau những phiên chợ quê Người làm

Trang 22

Tò he cũng thường làm trước từ nhà gánh đến chợ bán nhưng vì đông trẻ con chúng tranh cướp hết thành ra sau đó người ta không làm sẵn từ nhà nữa mà đến địa điểm bán mới làm vừa tránh bị mất mát vừa có thể làm theo yêu cầu của khách

Ban đầu người ta gọi Tò he là đồ chơi chim cò bởi chúng có hình dạng của các con vật quen thuộc với đời sống của người nông dân như: Công, gà, cá, lợn, trâu…nhưng về sau sản phẩm này thường gắn với một chiếc kèn ống sây đầu kèn có dính kẹo mạch nha, nguyên liệu làm bằng bột gạo hấp chín, màu sắc tươi rói và có nhiều chủng loại Kèn có thể phát ra một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng: Tò….te tò… te Và vì thế người ta gọi nó là “Tò te’ Sau đó nói cho thuận miệng chệch thành “Tò he” và nhân bàn

về cái tên Tò he này thì cũng có một câu chuyện được các cụ truyền tụng lý giải về cổ tích nghề Tò he ở xuân La như sau : Xưa trong làng Xuân La có một

bà cụ đem thúng chim cò đi bán, có đôi vợ chồng còn rất trẻ đến mua Lây vui niềm vui của anh chồng (và cũng chính là của mình) cô vợ mới hắng giọng hát : « Tò he cụ bán mấy đồng ?

Con mua một chiếc cho chồng con chơi… »

Rõ ràng phảng phất trong câu chuyện là hình ảnh tảo hôn trong quá vãng, trong cái nếp của người xưa và từ đấy người tứ xứ gọi con giống là Tò he Tò he có nghĩa là gì thì chẳng ai luận ra nổi chỉ có câu chuyện kia thay cho lời giải thích được dẫn ra nôm na là vậy Nhưng gì thì gì với người Xuân La nói riêng và người dân Việt Nam nói chung thì Tò he vẫn là Tò he đơn giản như chính những sản phẩm của nghề được làm từ những đôi tay khéo léo

Một loại sản phẩm khác không thuộc loại chim cò mà là các mâm bồng như: Nải chuối, đĩa xôi, chân giò, quả cau, quả hông, quả oản….để phục vụ cho các bà các cô đi lễ chùa ngày rằm mùng một Sản phẩm này tương đối giống đồ thực, chúng có màu sắc đẹp đem pha thêm chút đường phèn là có thể ăn được

Trang 23

nên cả trẻ con và người lớn đều thích nên thường gọi là bánh Vệt, bánh Vòng hay còn gọi là “ Con bánh”

Nghề nặn Tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép để trong đình chùa cùng các sắc phong gia phả đã bị giặc Pháp đốt cháy nên hiện nay chưa tìm ra được ông tổ nghề Khi tiếp xúc với những nghệ nhân cao niên trong làng

và cán bộ địa phương Xuân La là những con cháu bao đời của các dòng họ lớn

ở đây Chúng tôi đã được nghe những truyền thuyết khác nhau phỏng đoán về

cụ tổ nghề nặn Tò he

* Truyền thuyết 1:

Tương truyền có một người vì tinh ý lại khéo tay đã học lỏm được nghề nặn Tò he này từ một người Trung Quốc có tên là Tắc Từ Người này đã mang nghề về làng đã chỉ dạy cho con cháu trong làng để kiếm kế sinh nhai

Như vậy với ý kiến về truyền thuyết này thì không những đã chỉ ra được

cụ tổ nghề là ai mà còn chỉ ra được nguồn gốc của nghề là từ Trung Quốc sang Mặc dù vậy đây chỉ là một ý kiến dựa trên truyền thuyết kể lại chưa có gì chứng minh một cách chính xác và khoa học Do vậy nó là ý kiến mang tính chất tham khảo

* Truyền thuyết 2:

Người đầu tiên làm những con Tò he là cụ Nguyễn Văn Đại Cụ cũng là người thông minh, tinh ý và khéo tay Cụ biết nặn những con vật rất đẹp từ chất liệu bằng đất, bột gạo và vì cụ thương bà con dân làng mình nghèo khó quanh năm cấy hái mò cua bắt ốc mà không đủ ăn nên cụ đã truyền nghề cho cả làng Duy chỉ không truyền cho con gái vì sợ mất nghề

Đứng từ góc độ địa phương và lịch sừ thì hiện nay cụ Nguyễn Văn Đại được coi là cụ tổ nghề nặn Tò he Tuy nhiên ý kiến này cũng chưa thuyết phục

vì chưa có bằng chứng để chứng minh chính xác nên vẫn vấp phải một số ý

Trang 24

kiến phản bác của các dòng họ khác Hiện nay con cháu cùng chính quyền địa phương đang tích cực tìm gia phả để chứng minh

* Truyền thuyết 3:

Những giả thuyết suy đoán ông tổ nghề là người trong dòng họ Đặng nhưng chưa rõ là ai Vì: Thủy tổ dòng họ Đặng ở Xuân La được coi là người lập ấp khai canh Phần mộ của cụ được an táng ở đất “vai rùa” của làng (Đây được coi là cơi chỉ dành cho những người uy quyền, có khả năng đóng góp cho việc làng nước thì khi chết mới được chôn ở đây) Đồng thời đó là người có chức tước trong làng lại có học hành khả năng cầm kỳ thi họa Do đó có thể tiếp thu nghề một cách nhanh chóng rồi mang về làng dạy cho người khác với mục đích ban đầu chưa phải là vì kinh tế

Cũng theo những giới thiệu trên cùng với những gì đang tồn tại trong đời sống cộng đồng ở làng hôm nay thì hậu duệ của cụ tổ nghề đã tới đời thứ 8 thứ

9 Như vậy chứng tỏ Tò he đã có từ rất sớm hơn nữa trong làng có rất nhiều dòng họ: Đặng, Nguyễn, Vũ, Chu, Lê….mà họ nào cũng biết nặn Tò he Vì thế chức danh ông tổ nghề được phong cho dòng họ nào cũng xứng đáng cả

Trải qua những năm tháng của chiến tranh, khi giặc Pháp triệt phá làng quê để trả thù những người cách mạng trong làng, thì một số người trong làng

đã đem theo con cái dời làng đi tị nạn ở các nơi khác Điều này cũng là một trong những căn nguyên để Tò he có mặt ở nhiều nơi như: Hải Phòng, Thái Bình, Thái Nguyên…Nhưng ở những nơi này Tò he không thực sự phát triển

để trở thành làng nghề như ở Xuân la hiện nay

Đến nay việc xác định nguồn gốc của nghề và ông tổ nghề nặn Tò he ở Xuân La quả thực là một điều hết sức khó khăn khi mà hầu hết những ý kiến đưa ra đều không có bằng chứng thuyết phục Những băn khoăn xoay quanh việc nghề nặn Tò he có nguồn gốc từ đâu? Là sản phẩm từ đôi bàn tay khéo léo

và óc sáng tạo của cha ông chúng ta hay nó được du nhập từ Trung Quốc sang?

Trang 25

(vì Trung Quốc cũng có sản phẩm Tò he giống với ta) Đây là những câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp chính xác và khoa học Có những ý kiến trái ngược xoay quanh vấn đề này nhưng có thể quy về 2 hướng sau:

+ Một số người cho rằng: Đất nước ta trải qua một thời gian dài suốt 1000 năm bắc thuộc Mọi thứ đều có thể xảy ra rất có thể chúng ta đã tiếp thu và tiếp biến nền văn hóa Trung Hoa bản địa thành nền văn hóa với bản sắc riêng có của chúng ta Do vậy có rất nhiều khả năng Tò he cũng là một sự tiếp thu và tiếp biến từ văn hóa của Trung Hoa

+ Họ cho rằng Tò he là của cha ông chúng ta tự nghĩ ra chứ không phải tử Trung Quốc mang sang Mặc dù sản phẩm của chúng ta không đẹp, không chau chuốt tỉ mẩn như của họ nhưng sản phẩm của chúng ta mang đậm nét truyền thống bản sắc riêng của con người Việt Nam Nếu như sản phẩm của Trung Quốc thường thiên về hình ảnh đời sống con người, của giới thượng lưu như các hình ảnh về: Vua chúa, các mỹ nhân – Rất tinh tế và đầy tình thẩm mỹ Còn sản phẩm Tò he của chúng ta lại khởi đầu bằng những con vật dân dã nơi thôn quê như con gà con lợn, con gà, con chim (mà thường gọi là đồ chơi chim cò), nó mang vẻ đẹp của sự ngộ nghĩnh, thơ ngây

Một điều khác nữa thuộc về kỹ thuật làm Tò he giữa Trung Quốc và Việt Nam là: Tò he Việt Nam được làm hoàn toàn thủ công không theo một khuân mẫu nào Người nghệ nhân hoàn toàn sử dụng đôi bàn tay, óc quan sát tinh tế

để tạo nên những sản phẩm của mình Trong khi đó Tò he Trung Quốc đẹp là thế, tinh xảo là thế nhưng để làm được nó không thể đơn thuần dùng đôi bàn tay là có thể làm được Những chi tiết rất nhỏ nhưng lại đòi hỏi phải sắc nét chính xác Muốn làm được vậy thì nhất thiết phái sử dụng đến khuôn để làm

Và để làm được những sản phẩm này thì rất mất thời gian và công sức

Như vậy, thì ý kiến nào cũng đều dựa trên những lý giải riêng của bản thân nó Mặc dù vậy chúng ta phải biết nhìn nhận một cách khách quan và tiếp

Trang 26

tục đi tìm những bằng chứng để chứng minh một cách thuyết phục về nguồn gốc của nghề truyền thống độc đáo này Nhưng dù cho nó có nguồn gốc là sự sáng tạo của cha ông chúng ta hay là sự vay mượn từ Trung Quốc về hoặc là sự trùng hợp ngẫu nhiên hiêm có thì chúng ta vẫn tự hào vì trên đất nước của chúng ta hình ảnh những con Tò he sặc sỡ sắc màu vẫn đang làm đẹp, làm giàu cho bản sắc văn hóa của xứ sở này Nó là nét độc đáo để giới thiệu và quảng bá với bạn bè về nền văn hóa giàu đẹp của đất nước ta

Kể từ khi xuất hiện tồn tại cho tới nay đã mấy trăm năm Tò he không phải

là không gặp những trắc trở như những làng nghề thủ công truyền thống khác Những năm trước thời kỳ đổi mới nghề nặn Tò he còn bị cấm vì cho rằng đã gây lãng phí Khi đó ở Xuân la mỗi ngày 1 người nặn Tò he của làng dùng ít nhất 1kg gạo nếp, có khoảng trên 200 người đi nặn Tò he Vậy nên Tò he bị cấm, chỉ còn một số ít gan lì vẫn đi nặn vì cuộc sống và cũng như một cách để duy trì nghề truyền thống đợi thời cơ Thế rồi mãi cho tới năm 1992 khi mà chính sách khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống của Nhà nước ta được ban hành Nghề nặn Tò he lại có cơ hội đểt khôi phục nghề truyền thống độc đáo của mình thế nhưng số phận của nó cũng như bao làng nghề truyền thống dân gian của Việt Nam khác phải chịu chung một số phân lận đận

2.2 Nghề nặn Tò he làng Xuân La

2.2.1 Nguyên liệu và cách sơ chế

Để nặn được những con Tò he nhỏ bé ngộ nghĩnh với những màu sắc rất sặc sỡ chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản gần gũi với cuộc sống của chính người dân thôn quê Đó chính là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra

Công việc sơ chế nguyên liệu trải qua 2 giai đoạn chính là:

Trang 27

Mùa đông: do thời tiết hanh khô phải tăng độ dẻo của bột lên một lượng vừa

đủ (tăng số phần của gạo nếp) để tránh bị nhanh khô bột Khi nặn bột sẽ cứng

và bở rất khó nặn

Mùa hè: thời tiết ẩm hơn nên lại phải rút độ dẻo của bột một lượng vừa đủ (giảm số phần của gạo nếp) để tránh cho bột khỏi bị nhão Khi nặn bột sẽ rất dính tay nên cũng rất khó nặn

 Tiêu chuẩn bột gạo

Gạo nếp được chọn để làm bột nặn phải là thứ gạo nếp dẻo mà trắng, tròn mà thơm Gạo được nhặt sạch sạn, thóc Sau đó đem nghiền mịn đến độ vê trên tay

mà không có cảm giác dính, đó là tiêu chuẩn bột gạo tốt nhất

 Các bước làm bột nặn

-Bước 1: Nhào bột sống

Đem bột nhào với nước lã cho đến khi bột nhuyễn quyện dính vào nhau, vê thành từng miếng bằng nắm tay Miếng bột không được dày quá, cũng không được mỏng quá, nếu dày quá luộc bột sẽ lâu chín và có thể ở giữa chưa chín được thì bên ngoài miếng bột bị ngâm nước lâu sẽ bị nát ra, còn nếu mỏng quá

bị thấm nhiều nước bột sẽ rất dễ nhão Như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của bột nặn

- Bước 2: Luộc bột

Trang 28

Đun nước cho sôi lên rồi thả những miếng bột đó vào luộc cho chín Khi nước sôi thì phải đun nhỏ lửa chừng 7 đến 10 phút để lấy độ dẻo cho bột nặn nhưng cũng không nên để quá lâu nếu không bột sẽ bị nhão

- Bước 3: Thấu bột

Sau khi bột luộc đã chín, vớt những miếng bột đó ra thấu nhanh tay cho bột quyện và dẻo Chú ý phải thật đều và nhanh tay để bột không bị nhão Đây là công đoạn làm khẩn trương vì bột đang nóng và cũng cần phải có kinh nghiệm

để tránh bị lõi bột hay còn gọi là bị “mắt cá” nếu bột bị “mắt cá” là coi như đã

bị hỏng và không dùng được nữa Sau đó mới nắm thành từng vắt tròn to nhỏ khác nhau để đấu màu (nhuộm màu cho bột nặn)

 Tiêu chuẩn của bột nặn

Tiêu chuẩn tốt của bột nặn là nó phải đạt được độ dẻo dai, không cứng cũng không nhão Người ta có thể vê nó thành những sợi nhỏ như que tăm, dài khoảng 5 – 7 cm mà không bị đứt và hơi có tính đàn hồi

Để chống bột bị lên da ở mặt ngoài thỉnh thoảng ta phải đảo bột Bột dùng ngày nào hết ngày ấy tránh lưu cữu nhiều ngày nếu không bột sẽ lên men mất đi độ dẻo cũng như độ mượt mà cho sản phẩm Hiện nay người ta có thể pha chế thêm bột hóa chất để chống nấm mốc như ôxit đồng hay phèn chua, bột đá để làm tăng tuổi thọ cho sản phẩm

Có một số nghệ nhân vẫn dùng kỹ thuật tạo tác Tò he để thử nghiệm trên một số chất liệu mới như: giấy dó trộn vôi hay bột đao Các chất liệu mới này so với bột màu nặn Tò he truyền thống có phần bền chắc hơn nhưng ngược lại sản phẩm lại kém phần sinh động, mất đi cái hồn ở trong đó

* Giai đoạn 2: Nhuộm màu cho bột nặn (đấu màu)

Nguyên liệu để tạo màu xưa kia cũng không có gì đặc biệt Đó là những thứ cây cỏ củ quả vốn rất quen thuộc với đời sống của người dân làng Xuân La: Màu vàng lấy từ củ nghệ hoặc hoa hòe…

Trang 29

Màu đỏ lấy từ quả gấc, hoa hiên, quả dành dành, gạch non, thân cây gỗ

vàng, đá chu sa…

Màu xanh lấy từ lá chàm tươi, lá giềng…

Màu đen lấy từ cây nhọ nồi, tro của lá tre hay rơm rạ, mực tàu…

+ Cách chiết xuất màu tự nhiên

 Màu vàng:

- Hoa hòe: hoa hòe được rang lên sau đó đem giã nhỏ rồi

nấu cho kỹ đến độ nước trong, bã hoa lắng xuống Đem ra lọc bằng lưới lọc được

nước đó đun cô lại cho màu đặc thêm

- Nghệ: Củ nghệ tươi đã già đem rửa sạch giã nhỏ rồi lọc

lấy nước cốt (nếu loãng có thể đun nóng cho đặc hơn)

 Màu đỏ;

- Gấc chín: khoét lấy lớp thị đỏ, bỏ hạt, cho một chút nước

nghiền lớp thịt đỏ với nước cho ra màu Sau đó đem lọc bỏ bã thịt lấy lớp nước

màu Bắc lên bếp đun nhỏ lửa cho màu đặc đến độ thì được

- Thân cây gỗ vang: đem chẻ nhỏ, cho nước vào đun kỹ

đến lúc màu ở gỗ thôi hết ra, đem nước đó cô lại cho màu đặc hơn

 Màu xanh:

- Lấy lá chàm tươi hoặc lá giềng xanh đem giã nhỏ đun sôi,

ngâm kỹ lấy màu dùng Cũng phải lọc kỹ lấy nước cô lại cho đặc đến độ cần

thiết thì thôi

 Màu đen:

- Cây nhọ nồi: cũng đem giã nhỏ cho nước cào đun sôi

ngâm kỹ Sau đó lọc bỏ bã, lấy nước đó cô lại cho đặc hơn là dùng được

- Tro của rơm rạ: thường lấy từ rơm nếp vì nó đen và

mượt hơn rơm tẻ, có thể lấy lá tre đốt thay rơm, đốt xong lấy vồ nện nhỏ cho

Trang 30

vào cối đá lại giã cho thật nhỏ rồi đổ nước ngâm cho thật mượt sau đó mới đem

ra lọc lấy nước

Tất cả những màu trên sau khi chiết suốt họ pha với một chút bột rồi cho lên bếp quấy từ từ cho chín tới Vừa để diệt khuẩn lại vừa giữ được độ bền cho màu Chính vì thế trẻ con có thể ăn được mà không sợ bị đau bụng hay ngộ độc

Ngày xưa vốn là như vậy hiện nay thì đơn giản hơn rất nhiều Thay vì giã bột cho nhỏ người ta có thể dùng máy xay cho nhuyễn, thay vì nhiều công đoạn làm bột rườm rà như: đồ bột cho chín, đổ ra thấu nhanh tay rồi đem đi nhào màu rồi lại cẩn thận cho vào nồi hấp cách thủy một lần nữa mới hoàn thành công đoạn làm bột nặn Nhưng hiện nay thì rút ngắn đi người ta chỉ luộc bột cho chín, đem ra thấu nhanh tay rồi nhuộm màu cho bột là có thể đem đi nặn sản phẩm rồi Còn về màu thay vì dùng những màu có nguồn gốc tự nhiên thì nay người ta dùng các loại màu công nghiệp cho tiện Màu sắc nom vậy mà phong phú lên rất nhiều

Từ 5 màu cơ bản: vàng, xanh, đỏ, trắng, đen Ta có thể phối thành nhiều màu khác nhau để tạo nên đa dạng hóa các chủng loại màu sắc:

- Màu lá cây: Bột màu vàng + bột màu xanh chàm

- Màu hồng nhung: bột màu đỏ + bột màu vàng

- Màu da cam: bột màu vàng + 1 ít màu đỏ

- Màu hồng: bột màu trắng + 1 ít bột màu đỏ

- Màu da tay: bột trắng + 1 ít bột màu hồng

- Màu nâu: bột đen + bột đỏ hồng nhung

Hoặc gồm cả 6 màu: Vàng, đỏ, xanh, trắng, đen và tím

Khi pha màu do lượng mắt người pha tự cảm nhận như thế nào là vừa là

đủ sẽ cho ra những màu khác nhau theo ý mình muốn Những gam màu tương phản nhưng lại được sử dụng rất hài hòa tạo nên những con Tò he đẹp mắt

Trang 31

Các sản phẩm được nặn nhiều màu ngoài yếu tố trang trí cho vui mắt hấp dẫn khách hàng nhất là những em nhỏ thì màu sắc của nó còn mang tính tượng trưng theo quan niệm tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân

5 màu sắc chính tức “ngũ sắc” phải tương ứng với ngũ phương ngũ hành, tượng trưng cho 5 phương trời: Đông, tây, nam, bắc và trung ương chính diện

Màu xanh ứng với phương đông - hành mộc

Màu trắng ứng với phương tây - hành kim

Màu đỏ ứng với phương nam - hành hỏa

Màu đen ứng với phương bắc - hành thủy

Màu vàng ứng với phương trung ương - chính diện hành thổ

Đó là ý nghĩa ngũ sắc của tư tưởng âm dương ngũ hành trong triết lý phương đông cổ đại

2.2.2 Dụng cụ thực hiện

Ngoài chất liệu chính là bột nặn sau khi đã được nhuộm màu thì trong quá trình tạo tác sản phẩm người làm Tò he còn sử dụng một số vật liệu như: vòng nứa (nếu làm bánh vòng); que tre ( nếu làm chim cò hoặc chiến sĩ) và một số dụng cụ rất đơn giản nhưng cũng rất cần thiết gồm: 1 con dao sắc nhỏ; 1 chiếc lược nhỏ (một đầu được vót nhọn); 1 miếng sáp ong (hoặc bánh xà phòng); 1 chiếc tráp gỗ và một chiếc ghế nhỏ để ngồi nặn

* Vòng nứa, que tre

Vòng nứa que tre dùng để làm đài hoặc cốt cho sản phẩm Vòng nứa, que tre được pha từ cây nứa tước bỏ cật Sau đó tiếp tục tước mỏng với độ dày 1mm và bẻ gập lại thành vòng như bao diêm

Có 2 loại vòng: vòng tròn và vòng vuông khép kín Mỗi loại vòng được xếp bởi hai tầng chồng lên nhau vòng to làm đài vòng nhỏ làm cốt Hai vòng được gắn với nhau bởi chất liệu bột nặn Kích cỡ các vòng to hoặc nhỏ phụ

Trang 32

thuộc vào ý đồ của tác giả khi có ý định làm sản phẩm lớn hay bé Thông thường thì đường kính mỗi cạnh chỉ độ 5-7cm

Với que tre thường pha và chẻ thành các que nhỏ độ dày 2-3mm, vót tròn, chặt ngắn khoảng 15-20 cm Dùng để làm cốt cho các sản phẩm như chim cò hoặc chiến sĩ, bông hoa

2 Sáp ong (hoặc bánh xà phòng)

Trước khi tiến hành thao tác nặn Tò he, người làm Tò he phải xoa sáp ong hoặc bánh xà phòng vào tay vì sáp ong và xà phòng làm cho bột nặn không bị dính vào tay người làm Nếu không xoa sáp ong trước khi cầm bột bột sẽ dính vào tay và như thế thì không thể nặn được Xét về bản chất của chất liệu tạo tác

là phải mềm dẻo để có độ bám nhưng khi tiến hành thực hiện lại không được dính tay Do vậy sáp ong có tác dụng chống bột dính vào tay rất thuận tiện cho những thao tác nặn sản phẩm nhanh, dứt khoát, sắc nét và có độ bóng

3 Lược

Chiếc lược có tác dụng tạo ra những chi tiết nhỏ trên sản phẩm làm cho sản phẩm trở nên chân thực và sinh động hơn Khi ấn lược theo phương nằm ngang những chiếc răng lược sẽ tạo nên những đường kẻ song song với nhau

Do vậy lược dùng để tạo những chi tiết nhỏ và đều nhau mà tay không thể làm được như: làm nếp tóc, ngón tay ngón chân, nếp quần áo Kẻ đường gân cho lá…

Đuôi lược thường được vót nhọn để có thể thực hiện những chi tiết nhỏ hơn như trên khuân mặt để tạo hai lỗ mũi, làm vành tai…

4 Dao nhỏ

Dùng để chẻ và vót những vòng nứa, que tre để làm đài, làm cốt cho sản phẩm

Trang 33

5 Tráp gỗ

Tráp gỗ người thợ dùng nó để đựng tất cả những vật liệu, dụng cụ khi đi hành nghề như: bột nặn, que tre, dao, lược, sáp ong thậm chí chu đáo hơn là cả chiếc ghế xếp nhỏ nữa Trên thành tráp có thể gắn thêm miếng xốp ở dưới nắp tráp hoăc ngoài phần nắp của tráp người ta chừa lại một chút để đục những chiếc lỗ nhỏ mà có thể găm được những con Tò he đứng trên đó như là một cách để bày hàng Chiếc tráp này khá gọn nhẹ và rất tiện lợi Hơn nữa ở đáy tráp ta có thể làm thêm chiếc chân xếp để có thể kéo ra làm chân đứng hoặc dễ dàng gấp lại khi di chuyển Ngoài ra ta còn có thể làm cả quai đeo cho nó nữa

6 Ghế ngồi

Đi song song với chiếc tráp gỗ là chiếc ghế xếp nhỏ Mỗi khi đến một địa điểm thuận lợi người làm Tò he có thể dừng lại, giở đồ nghề ra là có thể tiến hành ngay được Nhờ có chiếc ghế ngồi thoải mái, người nặn sẽ thuận lợi hơn

và đỡ bị mỏi mệt trong quá trình làm việc của mình

Trên đây là những dụng cụ hết sức đơn giản nhưng cũng hết sức cấn thiết Chỉ với những thứ ấy thôi người thợ nặn Tò he Xuân La có thể có mặt ở khắp mọi nơi những lễ hội, những chốn kẻ chợ tấp nập đông vui để vừa làm vừa bán sản phẩm Với đôi bàn tay khéo léo và tài hoa óc sán tạo, tư duy quan sát và khiếu thẩm mỹ tinh tế Người thợ nặn Tò he đã tạo cho đời một thứ đồ chơi dân gian thật độc đáo, thật ngộ nghĩnh và vui mắt biết bao nó không những đã hấp dẫn được trẻ nhỏ và đến cả người lớn cũng bị cuốn hút theo

2.2.3 Kỹ thuật

Để tạo nên những con Tò he ngộ nghĩnh đáng yêu thoạt đầu nhìn qua tưởng là rất đơn giản nhưng kỳ thực có làm mới biết nó phức tạp hơn rất nhiều Làm Tò he đòi hỏi phải khéo léo, nhẹ nhàng biết dung lượng, sử dụng chất liệu

Trang 34

tạo dáng Nhưng chỉ có khéo tay thôi thì cũng chưa đủ, người làm đòi hỏi phải

có tư duy quan sát, khiếu thẩm mỹ đến từng chi tiết rất tỉ mỉ nhưng đầy sáng tạo để chọn màu, kết hợp hài hòa và làm nổi bật lên những nét đặc trưng

Trong kỹ thuật thao tác người làm Tò he đặc biệt chú ý tới sự linh hoạt của đôi bàn tay các kỹ thuật ngắt bột, vê, dán phải thật chính xác linh hoạt thì sản phẩm mới sắc nét mới có hồn Tay véo bột cho vừa đủ với liều lượng cần dùng, không thừa cũng không thiếu, tay vê bột cho thật linh hoạt, tay dán bột tạo hình cho khéo léo chính xác Tất cả các kỹ thuật đó được thực hiện chỉ với hai ngón tay: ngón trỏ và ngón cái Với kỹ thuật dán thì trước khi dán, bột sẽ được đưa về ngón tay cái rồi mới dán lên sản phẩm Có khi cùng một lúc người nặn phải thực hiện cả thao tác đắp, vê và chuốt

Để có được những sản phẩm Tò he mang đầy vẻ tinh tế về hình dáng, màu sắc trang trí Người nặn Tò he phải có óc thẩm mỹ tốt những gam màu tương phản tưởng chừng đối chọi nhau vậy mà đặt gần nhau lại rất hài hòa tạo nên sản phẩm đẹp mắt, sinh động và rất đặc trưng Nhưng để đạt được sự thành công của việc tạo hình sản phẩm người nặn Tò he cũng đã phải trải qua một quá trình lâu dài khổ luyện để đúc rút kinh nghiệm sao cho sản phẩm được thực hiện vừa nhanh, vừa chính xác lại sống động và sắc nét

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Thuận thì nặn Tò he không theo một khuôn mẫu nhất định nào cả, đó là nghề tái tạo cuộc sống, người ta cứ nhìn thấy cái gì

là nặn cái đó Ngay cả cách pha bột cũng không thể dạy được chỉ có thể tự cảm thấy thế nào là vừa, thế nào là đủ mà thôi Nếu có so sánh những nghệ nhân nặn Tò he như những nhà họa sĩ, nhà điêu khắc tài ba thì cũng không có gì là không xứng đáng Quả thực, những tác phẩm họ làm ra khiến cho chúng ta không khỏi trầm trồ thán phục, chỉ loáng một cái những mẩu bột đã biến thành những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu biết bao

Trang 35

Thông thường với những đề tài trang trí như chim muông, cây cỏ, hoa lá hoặc 12 con giáp người nghệ nhân thường không dùng đến khung Họ thường bắt đầu từ cái đầu của con vật rồi đến mình, chân tay và cuối cùng mới đến mắt mũi tai của con giống để nặn Nghệ nhân hoàn toàn dựa vào sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình để tạo nên những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Nghệ nhân Nguyễn Văn Thuận còn cho biết: muốn học làm Tò he trước tiên phải học nặn đủ 12 con giáp làm căn bản, rồi từ 12 con giáp này sẽ liên tưởng đến những con vật khác bằng tư duy quan sát với trí tưởng tượng và sự sáng tạo của chính người thực hiện

Cứ như vậy sự liên tưởng và óc sáng tạo bay xa của người làm Tò he đã cho

ra đời biết bao sản phẩm lạ và hấp dẫn Ngay cả yêu cầu của khách tưởng là rất khó thực hiện nhưng người nặn Tò he Xuân La cũng nhanh chóng đáp ứng được Thật tài tình và khéo léo làm sao với đôi bàn tay của người nặn Tò he nhanh thoăn thoắt, dẻo như múa loáng một cái là những cục bột đã biến thành chim thành thú, thành cỏ cây hoa lá

Để hiểu hơn các thao tác nặn Tò he chúng ta cùng theo dõi quá trình làm một số sản phẩm sau:

* Quá trình làm một bông hoa

- Đầu tiên, bọc một lớp bột quanh que tre để lấy độ bám cho hoa, lá và cành phụ để làm nụ hoa Làm cánh hoa thường nên dùng màu sáng như đỏ, vàng, trắng Cũng có thể làm màu viền cho cánh hoa thêm phần sinh động như cánh hoa màu đỏ có viền trắng hoặc cũng có thể là viền vàng…

- Sau đó tiến hành làm hoa trước Để làm hoa, trước tiên phải làm những cánh hoa Để làm cánh hoa người thợ sẽ lấy một ít bột vê tròn lại rồi lấy ngón trỏ và ngón cái ép dần xuống cho cánh hoa mỏng dần ra đến độ cần thiết thì đưa cánh hoa về ngón tay cái để tiến hành dán Cứ như vậy, hết lớp này đến lớp khác cho đến khi hoàn thiện một bông hoa

Trang 36

- Tiếp sau phần làm hoa sẽ làm dần đến cuống hoa rồi lá hoa, nụ hoa cho đến khi hoàn chỉnh một bông hoa

Với kỹ thuật pha màu cộng với việc gắn từng cánh hoa thành một bông hoa như trên được gọi là kỹ thuật dán Trong cách dán này thoạt nhìn tưởng là đơn giản và giống nhau nhưng thực sự nếu không có kinh nghiêm, sự thành thục tinh anh thì khó có thể làm được dễ dàng một bông hoa mà lại ưng ý Và để đạt được sự mềm mại sinh động thì nó lại tùy thuộc đối với từng tay nghề cũng như có những kỹ xảo riêng của người thợ nặn

* Kĩ thuật làm sản phẩm “chiến sĩ”

Mặc dù chúng ta thấy có rất nhiều chi tiết đến rối rắm trên trang phục của những chú Tò he, nhất là trang phục cổ, trang phục dân tộc truyền thống, hưng cái đó chưa phải là khó và phức tạp Cái khó ở đây là việc dán các chi tiết mắt mũi mồm để thể hiện sắc thái, nội dung nhân vật vì những chi tiết ấy quá nhỏ Khi được xem và nghe người nghệ nhân giới thiệu chúng ta mới thấy được những thao tác chính xác thuần thục ấy Người nghệ nhân đã phải trăn trở tìm tòi khổ luyện lắm mới có được

Ví dụ: Để tạo một nét lông mày lá liễu hay một đôi mắt đen láy trên khuôn mặt cô thiếu nữ Người thợ nặn đã vê một sợi bột nhỏ đến nỗi tưởng chừng không còn nhìn thấy rồi đẩy nhẹ lên đầu ngón tay cái để dán lên gương mặt của nhân vật và phải dán sao cho thật chính xác một lần làm phải được ngay Nếu như dán không chuẩn mà bị lệch thì coi như tác phẩm đã bị hỏng

Hay để tạo hai lỗ mũi nhỏ xíu cho nhân vật hay các sóng tóc mượt mà, những ngón tay, ngón chân như thật Người thợ nặn đã phải cải tạo chiếc lược của mình bằng cách vót nhọn phần đuôi của lược để thực hiện các thao tác vừa nhanh lại vừa chính xác

Quả thực qua những tác phẩm của mình, người nặn Tò he Xuân La đã tạo nên những tác phẩm có mỹ thuật cao, thể hiện tài quan sát đối tượng, trí tưởng

Trang 37

tượng dồi dào, phong phú, cách giải quyết linh hoạt, thông minh và kỹ thuật diễn tả rất thoáng Qua những đôi bàn tay điêu luyện của người nặn làm cho chúng ta phải say sưa ngắm nhìn nhiều khi phải sửng sốt trước cái đẹp lạ lùng

và bất ngờ của nó để rổi ai nấy đều gật đầu thán phục và rất đỗi vui sướng tự hào

2.2.4 Người thực hiện

Đến Với xuân La xứ Đoài nơi sản sinh ra những con Tò he rực rỡ sắc màu mang trong mình nét văn hóa độc đáo của một vùng quê Ta không có gì phải ngạc nhiên khi đến Xuân La bắt gặp những em bé mới lên 5 lên 7 đã biết ngồi nặn Tò he Gần như cả làng Xuân La ai cũng biết nặn Tò he cả Từ những lão cao niên đến lớp thanh niên, thiếu nữ hay những em bé nhỏ đều nặn được

Tò he Bởi có lẽ từ khi sinh ra và lớn lên họ đã được sống trong môi trường của sắc màu Tò he Họ yêu và đam mê lắm cái công việc nặn nên cái thứ đồ chơi dân gian có tên gọi Tò he này Đó quả thực là một niềm vui rất lớn trong việc chung sức gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của quê hương

Tò he không giống như các sản phẩm thủ công truyền thống khác, không phải là thứ được sản xuất hàng loạt rồi bày bán trong các cửa hàng, nó là thứ đồ chơi được mua trực tiếp tại chỗ làm Với đặc thù đó người nặn Tò he Xuân La phải rong ruổi trên bao đường đất xứ người Từ các phiên chợ quê, các ngõ xóm phố phường tới các không gian lễ hội tấp nập du khách chen chân để mang lại niềm vui cho bao con mắt trẻ thơ, mang lại cả những hoài niệm thủa thiếu thời cho những người đã dày sương dạn gió Vì thế người đi nặn Tò he ở Xuân La chủ yếu là người đàn ông bởi họ có sức khỏe để có thể đi hành nghề ở những địa điểm xa nhà Những chuyến đi có thể ngắn chỉ là trong ngày rồi vài

ba ngày cũng có thể là rất dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí là hàng năm

Căn cứ vào tình hình hiện nay thì hình thức hành nghềcủa những người thợ nặn Tò he ở Xuân La có thể chia làm 2 loại cơ bản đó là những người thợ đi

Trang 38

làm không mang tính thời vụ và những người thợ đi làm mang tính thời vụ Sở

dĩ ta có thể phân ra làm hai loại như vậy là bởi:

- Những người thợ làm không mang tính thời vụ thường là họ sẽ đi làm quanh năm không phải chỉ là vào những dịp nông nhàn hay “ngày ba tháng tám” Đối với họ thì việc đi nặn Tò he đã trở thành một công việc chính và cũng là thu nhập chính của bản thân họ

- Những người thợ đi làm mang tính thời vụ: đó là những mgười thợ chỉ đi làm khi đến mùa lễ hội vào tháng giêng, tháng hai, tháng ba vì đây là mùa mà

Tò he làm ăn phát đạt trong năm Hoặc cũng có khi rỗi rãi lúc vào dịp nông nhàn họ mới đi làm để kiếm thêm thu nhập Đối với những người này thì nghề

Tò he chỉ là một nghề phụ và chỉ làm khi thị trường có nhu cầu cao còn không thì họ vẫn quay về với công việc đồng áng hàng ngày của mình

Nhưng dù cho Tò he có là nghiệp chính hay chỉ là nghề phụ đi chăng nữa thì người thợ nặn Tò he Xuân La hành nghề không hoàn toàn dựa vào nghề mà vẫn có sự kết hợp với những công việc khác để đảm bảo cuộc sống Để làm Tò

he thì nguyên liệu chính để tạo nên lại được lấy từ chính sản phẩm của nông nghiệp nếu như người nặn Tò he phải bỏ tiền ra để mua những sản phẩm nông nghiệp này để làm nguyên liệu nặn Tò he thì người làm Tò he lãi còn được chẳng là bao Do vậy bản thâm họ sẽ là người cung cấp nguyên liệu và cũng là người tiến hành sản xuất Chính vì điều này mà hiện nay hầu như người làm Tò

he cũng thường chính là người làm nông nghiệp

Ngày xưa khi phương tiện đi lại hầu như chưa có , người dân Xuân La còn bồng bế con cái, nồi xoong… phiêu bạt để kiếm sống chỉ đến khi vụ mùa đến người ta mới về Ngày nay thì khác sự phân công lao động trong gia đình trở nên rõ ràng hơn Thường thì người phụ nữ sẽ ở nhà chăm nom ruộng vườn nhà cửa con cái để người đàn ông đi làm ăn xa Những người già còn sức khỏe thì

đi những nơi ở gần không thì ở nhà mang bột nặn ra để dạy nghể cho các cháu,

Trang 39

âu cũng là một cách để đỡ nhớ nghề và cũng là để duy trì và bảo lưu cái nghề truyền thống độc đáo này

Tò he là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ kiên nhẫn nhưng lại không phải là thế mạnh của người phụ nữ mà thế mạnh ấy lại hội tụ ở người đàn ông Xuân La Thêm

đó với tố chất riêng có của người đàn ông là sự linh hoạt quyết đoán, tư duy quan sát nhạy bén kết hợp với sự cần cù tỉ mỉ kiên nhẫn họ đã tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm giá trị văn hóa truyền thống Những người đàn ông Xuân La cần mẫn như những con ong đang ngày ngày tỏa đi khắp các nẻo đường để nặn bán giới thiệu đến với tất cả mọi người

Ở Xuân La có rất nhiều nghệ nhân bằng đôi bàn tay khéo léo tài hoa, đầu

óc quan sát, trí tưởng tượng phong phú có thể tạo ra vô vàn những tác phẩm khác nhau nào là rồng - phượng, là Quan Công - Lưu Bị - Trương Phi, là ba ông Phúc - Lộc - Thọ… Xem họ nặn vừa nhanh lại vừa đẹp không chỉ có trẻ con thích mà đến cả người lớn cũng phải say lòng Dường như họ đã “phả hồn” vào các sản phẩm một cách khéo léo Các nhân vật được nặn đều rất sinh động nhất là khuôn hình, bộ mặt khối lớn khối nhỏ đều rất phân minh

Danh mục các nghệ nhân nặn Tò he Xuân La (2008) Nghệ nhân cao tuổi Nghệ nhân trẻ tuổi

Nguyễn Văn Thuận

Chu Văn Hải

Đặng Văn Tẫn…

Nguyễn Văn Hậu Chu Văn Thắng Đặng Đình Hưởng Nguyễn Văn Định Chu Văn Thụy Nguyễn Văn Sự Đặng Văn Đạt…

* Triết lý của nghệ nhân Tò he

Trang 40

Họ cho rằng mỗi chú Tò he là một tác phẩm nghệ thuật không đơn giản chỉ là một nắm bột lại càng không phải là một vật để cho trẻ con chơi thông thường Chỉ khi người nặn Tò he hiểu được như vậy những chú Tò he mà người đó nặn ra mới có hồn mới có sức sống Mỗi chú Tò he đều gắn với một vật cụ thể nào đó ở cuộc sống đời thường chúng ta cho nên nó phải biểu đạt được cuộc sống

Người nặn Tò he nếu tài hoa thì phải chuyển tải những điều đó đừng nghĩ đơn giản rằng người nặn Tò he chỉ cần đôi bàn tay khéo léo Khéo đây là một

tố chất cần thiết để có những chú Tò he đẹp nhưng như vậy thì chưa đủ bên cạnh sự khéo léo đó còn vô vàn những yếu tố khác bắt buộc người nặn Tò he phải hội đủ Nếu không những chú Tò he ai nặn ra cũng đều giống nhau và như vậy sẽ trở thành vô nghĩa

Những triết lý đó là những kinh nghiệm được tích tụ lại qua bao nhiêu năm tháng sống với nghề Tò he của những nghệ nhân Xuân La Họ yêu mến và quý trọng biết bao những giá trị mà Tò he mang lại, để rồi niềm đam mê cứ thôi thúc họ phải cố gắng giữ gìn cái nghề của cha ông để vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống đứng vững cho tới ngày hôm nay

Cũng rất cần phải khẳng định rằng: vai trò của nghệ nhân là rất lớn Không có nghệ nhân thì không có làng nghề hay ít nhất là không có làng nghề lừng danh Chính tài năng của các nghệ nhân với đôi “bàn tay vàng” đã tạo nên những sản phẩm quý giá, tinh xảo và độc đáo Những sản phẩm văn hóa ấy sẽ sống mãi với thời gian, góp phần làm nên vẻ vang cho dân tộc và cho mỗi làng nghề Chính những nghệ nhân đã giữ cho làng nghề tồn tại, đã đào tạo ra những người thợ mà trước hết chính là con cháu của họ, những người trong gia đình dòng tộc rồi đến con em trong làng thuộc các dòng họ khác Kiên trì truyền và dạy nghề hết ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, vừa làm vừa học Nghề Tò he cũng không nằm ngoài

Ngày đăng: 25/06/2021, 17:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Văn Vượng: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. NXB Văn hóa – Thông tin (2007) Khác
2. Bùi Văn vượng: Tinh hoa nghề nghiệp cha ông. NXB – VH (1997) Khác
3. Báo Lao động cuối tuần số 33 ngày 26/08/2007 Khác
4. Dương Bá Phượng: Bảo tồn & phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, NXB KHXH HN (2001) Khác
5. Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời. NXB Văn Sử Địa, Hà Nội (1958) Khác
6. Đinh Xuân Vinh: Sổ tay địa danh Việt Nam. NXB Lao động Hà Nội (1996) 7. Nguyễn Chí Bền: Văn hoá dân gian Việt Nam - Những điều suy nghĩ (1991) Khác
8. Kỷ yếu hội thảo và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam – Hà Nội, tháng 8 năm 2000 Khác
9. Phạm Ngọc Khuê: Đồ chơi dân gian Việt Nam. VHNT Hà Nội (1973). 1o. Tô Ngọc Thanh: Làng nghề truyền thống và những vấn đề cấp bách đặt ra.Tạp chí VHNT số 1 – 1996 Khác
11. Trần Hoàn: Nghề thủ công mỹ nghệ là tinh hoa, tâm hồn, trí tuệ và nhân văn dân tộc. Tạp chí VHNT số 1 – 1996 Khác
12. Trần Quốc Vượng: Đôi lời về nghề thủ công Việt Nam – Hà Nội (1996) Khác
13. Trần Quốc Vượng: Nghề thủ công truyền thống Việt Nam & các vị tổ nghề. NXB Dân tộc, Hà Nội Khác
14. Trần Quốc Vượng: Về việc nghiên cứu phục hồi- phát triển hội các ngành nghề truyền thống Việt Nam - Tạp chí VHNT số 4 – 1995 Khác
15. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo: Làng nghề, phố nghề Thăng Long Hà Nội Khác
16. Trần Minh Yến: Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Khác
17. Vũ Huy Phúc: Nhà nước và kinh doanh du lịch. NXB – VHTT, Hà Nội (1995) Khác
18. Vũ Từ Trang: Nghề cổ nước Việt. NXB – VHDT (2001) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w