1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Đóng góp ý kiến cho việc xây dựng Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

152 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đóng Góp Ý Kiến Cho Việc Xây Dựng Chương Trình Đào Tạo Ngành Luật, Chuyên Ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Tác giả PGS. TS. Vũ Thị Hải Yến, S. Vương Thanh Thúy, ThS. LS. Trần Mạnh Hùng, ThS. Phạm Minh Huyễn, TS. Nguyễn Thị Hoàng Hạnh, ThS. Nguyễn Phan Diệu Linh, TS. Nguyễn Bích Thảo, LS. Lê Xuân Lộc, LS. Nguyễn Thị Mai Linh, Hoàng Thái Sơn, TS. Hoàng Thị Hải Yến, ThS. Hoàng Lan Phương, ThS. Bùi Thị Minh Trang, TS. Lê Đình Nghị
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại hội thảo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 67,32 MB

Nội dung

Vũ Thị Hải Yến”Tóm tat: Dé làm rõ sự cân thiết của việc xây dựng Chương trình đào tạo ngànhLuật - chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ, bài viết nhấn mạnh vai trò của việc bảo hộquyên sở hữu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỘI THẢO KHOA HỌC

Hà Nội, ngày 31 thang 8 năm 2022

Trang 2

DANH MỤC BAI VIET HỘI THẢO CAP TRUONG

ĐÓNG GÓP Ý KIÊN CHO VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH LUẬT, CHUYÊN NGÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ngày 31 thang 8 nam 2022

Sự cần thiết xây dựng Chương trình đào tao ngành Luật, chuyên

ngành Luật Sở hữu trí tuệ

PGS TS Vũ Thị Hải Yến

Đề xuất xây dựng mục tiêu và chuân đầu ra của Chương trình đào

tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

1S Vương Thanh Thúy

16

Đề xuất xây dựng các môn học kỹ năng trong Chương trình đào

tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

ThS LS Trần Mạnh Hùng

24

Đề xuất xây dựng các học phần trong Chương trình đào tạo trình

độ đại học ngành Luật - chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

ThS Phạm Minh Huyễn

33

Đề xuất các hoạt động hợp tác với các đối tác, đơn vị trong nước

dé thực hiện Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật

Sở hữu trí tuệ

TS Nguyễn Thị Hoàng Hạnh

64

Đề xuất các hoạt động nghiên cứu khoa học dé thực hiện Chương

trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

ThS Nguyễn Phan Diệu Linh

71

Kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ tai hoa ky

Những kiến thức, kỹ năng cần thiết của sinh viên chuyên nghành

Luật Sở hữu trí tuệ - Góc nhìn thực tiễn

LS Lê Xuân Lộc, LS Nguyễn Thị Mai Linh, Hoàng Thái Sơn

88

Kinh nghiệm của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

trong tô chức các hoạt động nghiên cứu khoa hoc và các cuộc thi

108

Trang 3

về sở hữu trí tuệ nhăm thúc đây sự yêu thích và năng lực của sinh

viên trong lĩnh vực này

TS Hoàng Thị Hải Yến

10

Đào tạo sinh viên chuyên ngành Sở hữu trí tuệ - Kinh nghiệm từ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân, Đại học Quốc gia Hà

Nội

ThS Hoàng Lan Phương

115

11

Cách thức giảng day Luật So hữu trí tuệ tại một sé truong dai hoc

trén thé gidi - Bai hoc kinh nghiém cho Viét Nam

ThS Bui Thi Minh Trang

130

12

Dinh hướng, chính sách, co sở pháp lý cho việc xây dựng Chương

trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

TS Lê Đình Nghị

137

Trang 4

SỰ CAN THIẾT XÂY DỰNG CHUONG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT,

CHUYÊN NGÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

PGS.TS Vũ Thị Hải Yến”Tóm tat: Dé làm rõ sự cân thiết của việc xây dựng Chương trình đào tạo ngànhLuật - chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ, bài viết nhấn mạnh vai trò của việc bảo hộquyên sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập và bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0;Chính sách của Nhà nước đổi với việc đào tạo Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam; phântích nhu cẩu của xã hội và thực trạng đào tạo về sở hữu trí tuệ trong các cơ sở đào tạo

đại học tại Việt Nam nói chung và tại Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng.

Từ khóa: Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ,

bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ

1 Vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập và bối cảnh

cách mạng công nghiệp 4.0

Từ lâu, trên thế giới, các tài sản trí tuệ (TSTT) đang ngày càng đóng vai trò quantrọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội,quyết định sự phát triển và thịnh vượng của mỗi doanh nghiệp, quốc gia, khu vực cũngnhư toàn xã hội, trở thành “động lực nội sinh cho sự phát triển kinh té”, “trở thành mộtnguồn của cải tạo ra sự thịnh vượng”.! Sở hữu trí tuệ (SHTT) được ghi nhận như mộttài sản vô hình quan trọng do nó đại diện 80% tổng giá trị của một công ty và là giảipháp dé đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong các dây chuyền giá trị đang được toàn cầuhóa? Các đối tượng sở hữu trí tuệ thường mang yếu té sáng tao và đổi mới, đặc biệt nó

CÓ SỰ gắn bó mật thiết với khoa học, công nghệ cũng như hoạt động sản xuất, kinhdoanh, do đó, pháp luật sở hữu trí tuệ cũng phải thay đổi không ngừng dé bắt kịp sự pháttriển nhanh chóng của khoa học, công nghệ Lịch sử nhân loại đã trải qua ba cuộc cáchmạng công nghiệp, mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng băng sự thay đổi về bản chất củanền sản xuất được tạo ra bởi các đột phá của khoa học công nghệ Hiện nay, thế giớiđang chuyền sang một cuộc cách mạng công nghiệp mới - Cách mạng công nghiệp lầnthứ tư hay Công nghiệp 4.0, với những đột phá về khoa học, kỹ thuật đã và đang làmthay đổi bộ mặt của thé giới và có tác động trực tiếp đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.SHTT có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng

* Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

! Kamil Idris, “Sở hữu trí tuệ - một công cụ đề phát triển kinh tế”, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tr 55 (bản dịch

của Cục Sở hữu trí tuệ)

> Marcos Eduardo Kauffman, “Intellectual Property Law in the Fourth Industrial Revolution: Trade Secrets Risks and Opportunities”, Revista Juridica vol 03, n° 52, Curitiba, 2018 tr 208 https://www.researchgate.net/publication/332255116 (Truy cập ngày 26/06/2022)

1

Trang 5

công nghiệp 4.0 Những sáng tạo trí tuệ đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh

vực khoa học, công nghệ, kinh doanh, là chìa khóa thành công tạo nên sự thịnh vượng

cho các doanh nghiệp, các quốc gia cũng như toàn xã hội Bảo hộ quyền SHTT ngàycàng trở thành yếu tố then chốt trong quá trình xây dựng chiến lược quốc gia nham datđược sự phát triển kinh tế xã hội bền vững thông qua việc nâng cao tính cạnh tranh củanền kinh tế Trước đây, mỗi quan tâm của các nhà làm luật sở hữu trí tuệ chỉ tập trungvào việc sử dụng quyền SHTT như một vũ khí dé bảo vệ các vật thể hữu hình như thiết

bị, đồ vật, cấu trúc hay sự liên kết hữu hình Tuy nhiên, với việc ứng dụng công nghiệp4.0, thách thức đặt ra là phải tập trung mở rộng phạm vi bảo vệ cả những sản phẩm vôhình như cấu trúc, phương pháp của hệ thống ảo; quyền sở hữu, xử lý và lưu trữ đối với

di liệu, các thuật toán, sự nhận diện thương hiệu Sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc kỹ thuật cùng với sự sáng tạo của con người và kết quả của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 đã có nhiều tác động đến các vấn đề pháp lý về luật sở hữu trí tuệ Nhữngđột phá về công nghệ trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lại đang đặt ra nhữngthách thức mới đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: tạo ra cơ chế bảo hộ phù hợpcho các đối tượng SHTT trong bối cảnh phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật;bảo vệ được quyền và lợi ích cho các chủ thé sáng tạo và đầu tư dé khuyến khích hoạtđộng sáng tạo mà không gây rào cản đối với sự tiếp cận của công chúng đối với các kếtquả sáng tạo; bảo đảm sự phát triển khoa học - kỹ thuật, văn hoá xã hội

Bao hộ quyền SHTT đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến bộ về khoa học côngnghệ, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững kinh tế - xã hộicủa mỗi quốc gia Ké từ khi SHTT trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầucủa Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nước đang phát triển như Việt Nam chỉ

có thé tiếp cận và khai thác nguồn tri thức nhân loại dé phục vụ cho sự nghiệp phát triểnkinh tế, xã hội của đất nước khi làm chủ được các van đề SHTT, nắm bắt và khai thácđược lợi thế của hệ thống SHTT quốc tế và quốc gia với một hệ thống các luật lệ, quytắc va thê chế

Đề có thê khai thác tối đa những lợi ích mà quyền SHTT có thể mang lại, tận dụngSHTT như một công cụ hữu hiệu cho sự nghiệp phat triển kinh tế xã hội của đất nước,bên cạnh việc xây dựng một hệ thống chính sách, pháp luật tạo cơ sở pháp lý cần thiếtcho việc bảo hộ quyền SHTT, một yêu cầu rất quan trọng là phải xây dựng và đào tạonguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về SHTT để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặcbiệt trước xu thế hội nhập khu vực và thế giới hiện nay

3 Marcos Eduardo Kauffman, “Intellectual Property Law in the Fourth Industrial Revolution: Trade Secrets Risks

and Opportunities”, Revista Juridica vol 03, n° 52, Curitiba, 2018 tr 208

https://www.researchgate.net/publication/332255116 (Truy cập ngày 26/06/2022)

2

Trang 6

2 Chính sách của nhà nước đối với việc đào tạo về sở hữu trí tuệ trong các

trường đại học của Việt Nam hiện nay

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước cùng với việc Việt Nam ngày càng hội nhậpsâu, rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế và hội nhập kinh tế thé giới đặt ra yêucầu về nguồn nhân lực pháp lý có chất lượng cao “Xây dựng đồng bộ thể chế, chínhsách dé thực hiện có hiệu qua chủ trương giáo duc và dao tạo cùng với khoa học vàcông nghệ là quốc sách hàng đâu, là động lực then chốt để phát triển đất nước Tiếp tụcđổi mới đông bộ mục tiêu và nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáoduc và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn điện,đáp ứng những yêu câu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thíchứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lan thứ tư ”°

Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đào tạo về SHTT dé đáp ứng nhu cầucủa xã hội và nền kinh tế đã được thé hiện rõ tại khoản 4 Điều 8 Luật SHTT: “Uw tiéndau tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ can bộ, công chức, viên chức, các đối tượng

có liên quan làm công tác bảo hộ quyên SHTT và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹthuật về bảo hộ quyên SHTT” Cụ thé hoá quy định này, Điều 3 Nghị định số103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 Quy định chỉ tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định: Bộ Khoa học

va Công nghệ có nhiệm vụ “Chui tri, phối hợp với Bộ Giáo đục và Đào tạo, Bộ Tư pháp

xdy dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, bôi dưỡng kiến thức, pháp luật về sởhữu công nghiệp” Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quyđịnh chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửađổi, b6 sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liênquan khang định một trong những chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liênquan là: “Uw tiên dau tư cho đào tạo, bôi dưỡng công chức, viên chức làm công tácquản lý và thực thi bảo hộ quyên tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địaphương” Bên cạnh đó, các văn bản kể trên cũng quy định trách nhiệm phối hợp giữa

Bộ KH&CN, Bộ GD&DT, Bộ VH-TT-DL trong việc xây dựng chương trình dao tạo, tổchức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phêduyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030 Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành mộtchiến lược mang tầm quốc gia về SHTT, đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnhvực SHTT, khang định SHTT là một công cụ quan trong góp phần thúc đây hoạt độngđổi mới sáng tạo cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Chiến lược

đã đặt ra chín nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện, trong đó nhiệm vụ thứ

* Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII - tập 1, Nxb Chính tri Quốc

gia Sự thật, Hà Nội, tr 136

3

Trang 7

7 là “Tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động sở hữu trí tuệ”, nhấn mạnh yêu cầuxây dựng kế hoạch tổng thé phát triển nguồn nhân lực về SHTT, chú trọng đào tạo nguồnnhân lực có trình độ cao về SHTT, tập trung đảo tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các

cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ quyền SHTT, xây dựng một số cơ sở đào tạo chuyênsâu về SHTT với các chương trình đào tạo, bồi đưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng;hình thành văn hoá SHTT trong xã hội thông qua xây dựng chương trình đào tạo, bồidưỡng về SHTT trong các cơ sở giáo dục đào tạo đại học

Trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước về dao tạo, nâng cao năng lựccho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và thực thi quyền SHTT, xuất phát từ nhu cầuthực tế về đào tạo SHTT, Quyết định số 2205/ QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày24/12/2020 về việc Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 với

mục tiêu chung “Đưa SHTT trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh

quốc gia, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đây phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội”, trong đó có đặt ra những nội dung về: “tang cường các hoạt động đàotao, nâng cao chất lượng nguôn nhân lực về đổi mới sáng tạo và SHTT”; “xây dựng vatriển khai các chương trình tập huấn, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về SHTT phùhợp với từng nhóm đối tượng”; “thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâmphạm quyên SHTT” Chiến lược SHTT đến năm 2030 với quan điểm hoạt động SHTT

có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thé trong xã hội, trong đó viện nghiên cứu,

trường đại học, các cá nhân hoạt động sáng tạo, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai

trò chủ đạo trong việc tạo ra và khai thác TSTT, đồng thời, thúc đây các hoạt động tạo

ra TSTT và khuyến khích, nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ là một trong cácnhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải thực hiện dé triển khaiChiến lược

3 Nhu cầu xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là không ít thách thức, một trong những thách thức

4

Trang 8

là khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam Để có thể đứng vững trong thị trườngquốc tế với sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn chủ động tìm

ra lợi thế cạnh tranh, nắm bắt cơ hội và những phương thức bảo vệ chỗ đứng của mình.Một trong những lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, đó là việcdoanh nghiệp tạo dựng, phát triển và bảo vệ hiệu quả TSTT của mình

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, thông tin trong cuộc cách mạng 4.0, đã trởthành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới, cũngnhư tại Việt Nam Thương mại điện tử đã từng bước xóa bỏ rào cản địa lý đối với hoạtđộng kinh doanh của các chủ thể, khách hàng từ mọi miền đất nước, thậm chí trên toànthế giới đều có thể truy cập, tìm hiểu và tiến tới giao dịch, mang đến sự linh hoạt cho cảngười mua và người bán Ngoài ra, thương mại điện tử giúp các chủ thê kinh doanh thực

hiện việc quảng cáo, phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình dễ dàng hơn, từ

đó, thúc đây việc mở rộng kinh doanh của các chủ thể Tuy nhiên, đi cùng với sự pháttriển và tiện lợi vượt bậc của thương mại điện tử là những thách thức trong việc bảo hộquyền SHTT trong môi trường này

Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế tri thức và cuộcCách mạng Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó,nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong việc đôi mới mô hình tăngtrưởng đất nước Các hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ trong thời kỳ hộinhập quốc tế, chịu sự tác động sâu sắc của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làmnhiều ngành nghé, lĩnh vực phát triển mạnh mẽ như Logistics, Bitcoin, Blockchange,Fmtech, Startup; mô hình kinh tế chia sẻ, mô hình kinh tế xanh, mô hình kinh tế tuầnhoàn; thương mại điện tử, bán hàng và thanh toán điện tử, cũng như áp lực chuyềnđổi sang nền kinh tế số, xã hội số Quyền SHTT đóng vao trò quan trọng trong các loại

hình kinh doanh mới này Tuy nhiên, chương trình dao tạo dai học hiện nay chưa có

những nội dung giảng dạy về những khía cạnh pháp ly của quyền SHTT trong bối cảnhcách mạng Công nghiệp 4.0, thương mại điện tử Việc trang bị những kiến thức cập nhật

về quyền SHTT trong bối cảnh cách mạng Công nghiệp 4.0, mô hình kinh tế mới, thươngmại điện tử cho sinh viên là hết sức cần thiết để cung cấp nguồn nhân lực sẵn sàngđáp ứng yêu cầu của hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế số đangphát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu

Thực tế cho thay ké từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 củaWTO và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những quan tâm của xã hộiđối với SHTT ngày càng tăng trên nhiều lĩnh vực khác nhau: phát triển hàm lượng trítuệ trong tài sản doanh nghiệp; xác lập quyền đối với các kết quả đầu tư, sáng tạo củacác nhà sản xuất, kinh doanh; thương mại hóa tài sản trí tuệ qua các hoạt động chuyểngiao, gop vốn, liên doanh, liên kết, nhượng quyền thương mại ; định giá tài sản trí tuệ

5

Trang 9

trong cô phần hóa, hợp nhất, sáp nhập chia, tách doanh nghiệp; giải quyết các tranhchấp và xử lý xâm phạm quyền SHTT trong kinh doanh, thương mại và rất nhiều vấn

đề khác nảy sinh trong xã hội hiện đại ngày nay Tat thay những van đề đó chỉ được giảiquyết nếu chúng ta không chỉ có một hệ thống SHTT vững chắc mà còn phải có một độingũ nhân lực có trình độ cao về SHTT trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau có liênquan đến SHTT Trong khi nhu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực có hiểu biết vềSHTT ngày càng tăng thì thực tế chúng ta đang thiếu hụt lực lượng này cả về số lượng,chất lượng

3.2 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức về Sở hữu trí tuệ

cho các cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay, các cơ quan Nhà nước, bao gồm cả lập pháp đến hành pháp đều cần cácchuyên gia giỏi về SHTT đề xây dựng, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triểntài sản trí tuệ quốc gia kết hợp với các hoạt động phát triển văn hóa, khoa học, côngnghệ, thương mại; ban hành và tô chức thực hiện các văn bản pháp luật về SHTT; quản

lý nhà nước về SHTT như cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo

hộ, Giấy chứng nhận về quyền SHTT, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật vềSHTT Lĩnh vực SHTT liên quan đến nhiều bộ ngành như Bộ Khoa học và Công nghệ,

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công

thương, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, mà ở đó luôn cần

có đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực còn khá mới mẻ này Thực tế cho thấycác cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang thiếu nguồn nhân sự được đào tạo bài bản, amhiểu kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ Trong những năm vừa qua, hệ thống kiếnthức về lĩnh vực SHTT được trang bị cho sinh viên mới “dừng lại” ở những kiến thức

lý thuyết mang tính đại cương; chưa đi sâu vào các vấn đề ở tầm vĩ mô như như xâydựng chính sách về SHTT, quản lý TSTT, hay những vấn đề về thương mại hoá, địnhgiá, kiểm toán, TSTT Vi vậy, các cử nhân luật còn thiếu hụt kiến thức hệ thống liênquan đến hoạch định chính sách, chiến lược hay quản lý về SHTT dẫn đến không khỏilúng túng, bỡ ngỡ trong công tác liên quan đến lĩnh vực này

Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi hành chính như Quản lý thị trường, Hải quan,

Uy ban nhân dân cũng rất cần đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi về SHTT để thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền SHTT của các chủ thétrong xã hội Thực tế cho thấy các cán bộ trong các cơ quan này hầu như chưa được đàotạo bài bản, hệ thống các kiến thức có liên quan đến SHTT mà mới chỉ được tham gianhững khoá đào tạo ngắn ngày về SHTT nên kiến thức mang tính chắp vá, thiếu hệthống Mặc dù nhu cầu về nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về SHTT là rất lớn,thực tiễn hiện nay cho thấy những hiểu biết của những người công tác trong các lĩnh vực

có liên quan về SHTT còn quá ít ỏi và hạn chế so với yêu cầu của thực tiễn Những kiến

6

Trang 10

thức về SHTT của những người làm công tác thực tiễn có liên quan hiện nay chủ yếuđược bồi dưỡng một cách chắp vá, thiếu hệ thống hoặc tự mày mò nghiên cứu.

3.3 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức về Sở hữu trí tuệcho hệ thông cơ quan tư pháp

Trên thế giới, dé theo kịp với sự phát triển và gia tăng không ngừng của các tài sảntrí tuệ cũng như giải quyết tranh chấp SHTT, nhiều quốc gia đã cải cách tư pháp đề thíchnghỉ với thực tiễn thực thi các quyền SHTT dé bảo đảm quyên và lợi ích cho các chủthé quyền một cách hiệu qua nhất Qua tham khảo kinh nghiệm bảo vệ quyền SHTT của

một số quốc gia trong khu vực châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn

Quốc, có thé nhận thấy các quốc gia này rất quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ Thâmphán xét xử là những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên sâu về SHTT dé bảo damđược tính chủ động, chính xác trong xét xử các vụ án về SHTT - vốn là những vụ án cótính đặc thù và phức tạp Nhiều quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc đã thànhlập riêng hệ thống Toà án chuyên trách để xét xử các vụ án về SHTT, trong đó, cácTham phán đều là những người được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên sâu và kinhnghiệm thực tiễn về bảo vệ quyền SHTT

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, Toà án có thé xét xử nhiều loại

vụ án khác nhau về SHTT như: Toà dân sự, Toà kinh tế xét xử các vụ án dân sự, kinhdoanh thương mại liên quan đến các tranh chấp, xâm phạm quyền SHTT; Toà hình sựxét xử các vụ án mà hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm; Toàhành chính có thâm quyền giải quyết các khiếu kiện về các quyết định/hành vi hànhchính có liên quan đến SHTT như: Quyết định chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo

hộ đối tượng SHCN, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạmquyền SHTT, Bên cạnh Toà án là cơ quan trực tiếp xét xử, các cơ quan Kiểm sát, Thihành án, Giám định tư pháp, Điều tra cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xét

xử cũng như thi hành ban án của Toà án nói chung, án SHTT nói riêng.

Về nhân sự, đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam hiện nayđang không ngừng được củng cố và phát triển Tính đến 15/3/2021 toàn ngành Toà án

có 13.361 cán bộ (trong đó có 6.028 thâm phán, 5776 thẩm tra viên, thư ký và các chứcdanh khác." Về đội ngũ cán bộ kiểm sát, tính đến ngày 30/12/2020, ngành kiểm sát nhândân có 14.425 cán bộ, trong đó có 5702 kiểm sát viên sơ cấp, 3612 kiểm sát viên trungcấp, 277 kiểm sát viên cao cấp và 14 kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tôi cao.” Vềđội ngũ cán bộ Thi hành án, tính đến cuối năm 2020, chúng ta có 9.088 cán bộ, trong đó

Š Toà án nhân dan tối cao, Tài liệu Hội nghị toàn quốc “Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ 6

tháng cuôi năm 2021” ngày 14-15/03/2021

5 Viện kiểm sát nhân dân tôi cao, Báo cáo công tác năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

7

Trang 11

có 4.099 Chấp hành viên, 790 Thâm tra viên, 1636 Thư ký thi hành án.” Đây chính lànhững người tham gia vào hoạt động xét xử, theo dõi, kiểm sát hoạt động xét xử và thi

hành bản án của Toà án.

Tuy nhiên, vì SHTT được coi là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam,nên phần lớn các cán bộ tư pháp, đặc biệt là cán bộ trực tiếp tham gia xét xử như thâmphán, thư ký toà án, kiểm sát viên, đều chưa được dao tạo bài bản về lĩnh vực này Dothiếu kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm xét xử án về SHTT, nên khi phải xét

xử loại vụ án này, thẩm phán, kiểm sát viên cũng như các cán bộ của cơ quan tư phápthường khá lung túng, mat nhiều thời gian dé tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu, văn bản

về SHTT, thậm chí, thường phải yêu cầu các cơ quan chuyên môn như Cục SHTT, CụcBản quyền tác giả hỗ trợ, cung cấp ý kiến tư van, dẫn đến thiếu chủ động trong việc xét

xử và kéo dài thời gian giải quyết vụ việc Sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm xét xử

về SHTT của đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnhhưởng đến hiệu quả của hoạt động xét xử, dẫn đến tâm ly e ngại, dé dat của chủ thể quyềnSHTT khi muốn việc lựa chọn toà án là cơ quan bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho

doanh nghiệp giữ lợi thế cạnh tranh từ các sáng tạo trí tuệ được bảo hộ độc quyền, tạo

sự ôn định và phát triển thị phần, xây dựng và phát triển uy tín đối với người tiêu dùng,

nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị

trường trong và ngoài nước Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tế, đặc biệt trong xuthế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động quản lý TSTT của các doanh nghiệp Việt Namvẫn còn rất hạn chế Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm hoặc lúngtúng, thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý TSTT của mình Nhiều doanhnghiệp chưa định hình được chính xác những TSTT mà mình nắm giữ và đặc tính của

nó, vì vậy mà chưa chủ động trong kế hoạch đăng ký, kiểm soát, quản lý, phát triểnTSTT Rat ít doanh nghiệp có sự quan tâm và đầu tư kinh phí và nhân lực cho hoạt độngtạo lập, quản lý, phát triển và bảo vệ TSTT Hoạt động thương mại hoá TSTT trí tuệ củacác doanh nghiệp Việt Nam cũng còn khá hạn chế

7 Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2020, phương

hướng nhiệm vụ và giải pháp năm 2021, ngày 11/12/2020

8

Trang 12

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý TSTT trong doanh nghiệp,ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến vấn đề này, trong đó có nhu cầuđối với các cán bộ chuyên trách về quản lý TSTT cũng như chuyên gia am hiểu về vấn

dé này dé hỗ trợ doanh nghiệp tư van, quản trị, phòng ngừa rủi ro đối với TSTT củadoanh nghiệp Việt Nam hiện có trên 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động và số lượngtăng nhanh trong giai đoạn gần đây; trong khi theo dự báo đến năm 2021, số lượngdoanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý là trên 90% Bên cạnh đó, xu hướngtích cực hội nhập vào thị trường quốc tế của Việt Nam thông qua việc ký kết nhiều hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) với Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đặt ra nhiều áp lực về nhân lực hiéu biết sâu sắc, nắm bat kịp thời, đầy đủ, có hệ thốngpháp luật trong lĩnh vực SHTT trong nước và quốc tế Các doanh nghiệp cần có các cán

bộ, chuyên gia am hiểu về SHTT dé xây dung, phát triển và quản lý tài sản trí tuệ củadoanh nghiệp; đối mặt với các vấn đề cạnh tranh không lành liên quan đến SHTT ở cảthị trường trong và ngoài nước; tăng cường hoạt động chuyền giao công nghệ, nhượngquyền thương mại, liên doanh, liên kết, hợp nhất, sáp nhập;

3.5 Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức về Sở hữu trí tuệcho các tô chức hành nghề luật sư, đại diện, tư van, thực hiện dịch vụ ve SHTTViệt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội còn chưa đạt được kỳ vọng vì nhiều nguyên nhânkhác nhau, trong đó, có nguyên nhân về sự thiếu hụt đội ngũ luật sư và người tư vanpháp ly trong lĩnh vực thương mại, sở hữu trí tuệ Hiện nay, các tranh chấp thương mại

- sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng nhiều không chỉ trong thị trường nội địa mà cả thịtrường quốc tế, do đó, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ pháp lý của các luật sư, chuyêngia để giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền SHTT của mình trên thị trường Đại diệnSHTT được hiéu là chủ thé đại diện sẽ thay mặt cho doanh nghiệp/cá nhân thực hiện cáccông việc liên quan đến SHTT tại các cơ quan Nhà nước có thầm quyền, được pháp luật

sở hữu trí tuệ Việt Nam ghi nhận là ngành nghề có điều kiện

Tính đến hết năm 2020, cả nước có 219 tổ chức đại diện SHCN và 367 cá nhânđược cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện SHCN Trong số các tô chức đại diệnSHCN đang hoạt động, 162 tô chức có trụ sở đặt tại Hà Nội, 56 tổ chức có trụ sở đặt tại

TP Hồ Chí Minh, 01 tổ chức đặt tại TP Cần Thơ Các tổ chức có trụ sở đặt tại Hà Nộiđều có văn phòng giao dịch tại TP Hồ Chí Minh và ngược lại

Dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trước các vụkiện, tranh chấp quốc tế, cần phải có đội ngũ đại diện, luật sư, chuyên gia pháp lý giỏi

về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu luật lệ thương mại quốc tế, SHTT và có trình độ sửdụng ngoại ngữ thành thạo nhằm tranh tung song phẳng với các luật sư quốc tế Rấtnhiều các tổ chức Luật sư, trọng tài thương mại, tổ chức Đại diện SHTT, Tổ chức giám

9

Trang 13

định SHTT, Tổ chức định giá tài sản, các Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyềnliên quan đang cần những người có kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ dé giải quyếtcác van đề liên quan đến SHTT không chi trong phạm vi quốc gia mà cả các tranh chấp

ở khu vực và trên thế giới Day là một lý do lý giải sự cần thiết của việc xây dựng chương

trình đào tạo ngành Luật - chuyên ngành Luật SHTT.

Theo đánh giá của Chính phủ Việt Nam, mặc dù đạt được những thành công nhấtđịnh nhưng đội ngũ luật sư của Việt Nam vẫn còn những hạn chế Đội ngũ luật sư nóichung còn bộc lộ nhiều hạn chế, bat cập và “chia đáp ứng được yêu câu của cải cách tư pháp;phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế”; theo đó: “ trong lĩnh vực tham gia to tụng, các luật

sư còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề cũng như việc tuân thủ quy tắc dao đứcnghề nghiệp và kỷ luật hành nghệ luật sư còn chưa cao đã làm ảnh hưởng đến chấtlượng giải quyết vụ việc nói chung cũng như chất lượng tranh tụng nói riêng Trong lĩnhvực tu van pháp luật, số lượng luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực đâu tư, kinh doanh,thương mại (sở hữu trí tuệ, tài chính ngân hàng, hàng không, hàng hải, bảo hiểm, thươngmại quốc tế ) còn rất ít, chiếm tỷ lệ 1,2%; trong đó, chỉ khoảng 20 luật sư có trình độngang tam với luật su trong khu vực Thời gian qua, phan lớn các vụ tranh chấp thươngmại quốc tế, các cơ quan, tô chức của Việt Nam vẫn phải thuê luật sư nước ngoài làm

đại diện, tư vấn và bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp của mình ”Š Thực trạng và hạn chế

này cần được nhanh chóng khắc phục với việc có đủ nguồn nhân lực cán bộ pháp lý chấtlượng cao trong lĩnh vực dân sự - kinh tế, SHTT, góp phần đảm bảo quyền, lợi ich hợppháp của nhà nước, của tô chức, cá nhân trong các vụ việc tranh tụng quốc tế với độingũ cán bộ pháp lý, luật sư am hiểu hệ thống pháp luật kinh tế, pháp luật quốc tế, luật

lệ, quy tắc, thương mại quốc tẾ, sử dụng thành thạo tiếng Anh pháp lý, tranh tụng tại cáctòa án, trong tài nước ngoài, Day là một lý giải sự cần thiết của việc xây dựng chuyên

ngành đào tạo ngành Luật - chuyên ngành Luật SHTT tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

4 Thực trạng đào tạo về SHTT tại Trường đại học Luật Hà Nội và trong các

trường đại học ở Việt Nam hiện nay

4.1 Đào tạo về SHTT trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách làm cơ sở nền tảng cho việc mở rộngmạng lưới đào tạo về SHTT trong các trường đại học Việt Nam cũng như nhu cầu của

xã hội đối với nguồn nhân lực có hiểu biết về SHTT là rất lớn, cho đến thời điểm hiệnnay, việc dao tạo về SHTT trong các trường Đại học của Việt Nam chưa được chú trọngmột cach đúng mức “Đào tao về SHTT tại các trường đại học hau hết mới mang tinh

tự phát, chưa bao dam tinh kết noi, liên thông giữa các bậc đào tao và giữa các ngành

8 Theo “Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020” được Ban hành kèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg

ngày 05 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

10

Trang 14

dao tạo”” Trong toàn bộ hệ thống các trường đại học, mới chỉ có một số cơ sở đào tạođưa nội dung SHTT vào chương trình đào tạo, chu yếu thuộc các ngành khoa học xã hộinhư Luật, Kinh tế, Thương mại, Khoa học quản lý,

Đối với chương trình đào tạo cử nhân Luật của các cơ sở dao tạo Luật hiện nay,hầu hết đều có môn học về SHTT Đối với chuyên ngành Luật nói chung, trước đây nộidung SHTT ít nhiều đã được đưa vào giảng dạy qua cách thức lồng ghép vào nội dungcủa môn học Luật Dân sự và Tư pháp quốc tế với thời lượng rất hạn chế Nhưng trongkhoảng gần 15 năm trở lại đây, ngày càng nhiều cơ sở đào tạo luật đưa giảng dạy LuậtSHTT như một môn học tự chọn (hoặc bắt buộc) của học chế tín chỉ

Ở các trường đại học thuộc khối Kinh tế, gần đây đã có sự thay đổi nhận thức vềvan đề giảng dạy SHTT bằng việc đưa một số môn học độc lập về SHTT vào chươngtrình giảng dạy, đi đầu là Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tếquốc dân Tuy nhiên thời lượng các môn học liên quan đến SHTT cũng khá hạn chế.Các trường đại học thuộc khối khoa học xã hội - nhân văn đào tạo theo hướng đangành, đa lĩnh vực về khoa học xã hội và nhân văn như văn học, ngôn ngữ, triết học,báo chí, lưu trữ học, quốc tế học, tâm lý học, thông tin, thư viện, khoa học quản lý, dulịch, Nhóm các trường thuộc khối văn hóa, nghệ thuật như Đại học Văn hóa, Đại học

Mỹ thuật, Đại học Sân khấu, điện ảnh, Nhạc viện mặc dù đặc thù có liên quan nhiềuđến lĩnh vực Quyền tác giả và Quyền liên quan nhưng hầu như chưa có sự quan tâm đầy

đủ đến lĩnh vực SHTT Các trường mới chỉ kết hợp với Cục Bản quyền tác giả mở một

số khóa tập huấn mang tinh chất giới thiệu về lĩnh vực này, trong khi đó, sinh viên saukhi ra trường, các hoạt động nghề nghiệp của họ luôn song hành với hoạt động bảo hộquyền SHTT Ngoại lệ có trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã có lồng ghép một số nộidung liên quan đến SHTT trong môn học “Các văn bản pháp luật về văn hóa và quản lývăn hóa” Có thể thấy Chương trình đào tạo của các trường thuộc khối văn hóa nghệthuật hầu như chưa triển khai

Trong các trường đại học ngành xã hội và nhân văn, Khoa Khoa học quản lý thuộc

Trường Đại học KHXH&NV là cơ sở duy nhất có Chương trình đào tạo về SHTT đã

được triển khai từ năm 2003, cho thấy sự nhạy bén, bắt kịp nhu cầu của xã hội trong đào

tạo SHTT Khoa Khoa học quản lý là cơ sở đầu tiên có đào tạo chuyên ngành SHTT cho

hệ cử nhân với các môn học chuyên sâu về SHTT Đối với chuyên ngành Khoa học quản

lý nói chung, bên cạnh môn học bắt buộc Tổng quan về SHTT (3 tin chi) trong Chươngtrình đào cử nhân, người học có thể tiếp tục được đào tạo chuyên sâu về SHTT trong

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Khoa học quản lý và Quản lý Khoa học và Công nghệ.

5 Bộ khoa học và Công nghệ, Báo cáo tổng kết đề án nghiên cứu cấp bộ “Nghién cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiên dé đưa sở hữu trí tuệ vào giảng day và đào tao tại các trường đại học”, năm 2008.

11

Trang 15

Dé đào tao nguồn nhân lực chất lượng cao về SHTT, từ năm 2004 đến nay, TrườngĐại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, và sau này là Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đãphối hợp với Cục SHTT tổ chức Khóa đào tạo 6 tháng cấp chứng chỉ C về Pháp luật vànghiệp vụ SHTT dé đào tạo những học viên có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về SHTT.

4.2 Thực trạng giảng dạy môn Luật SHTT cho hệ cw nhân ngành Luật học và

Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhận thức được nhu cầu của xã hội và tầm quan trọng của SHTT trong xu thế hộinhập và phát triển của Việt Nam, từ năm 2006, Trường Đại học Luật Hà Nội là mộttrong các cơ sở đào tạo Luật đầu tiên đưa môn Luật SHTT trở thành một môn học độc

lập trong chương trình đào tạo Cử nhân Luật, sau đó là chương trình Cử nhân ngành

Luật Thuong mại quốc tế và ngành Luật Kinh tế

Nội dung giảng liên quan đến SHTT cho Hệ cử nhân Ngành Luật học tại Trường

Đại học Luật Hà Nội có 2 môn học: (1) Luật SHTT là môn tự chọn với thời lượng 3 tín

chỉ và (ii) Kỹ năng tư van trong lĩnh vực SHTT với thời lượng 2 tín chỉ Với môn LuậtSHTT, do thời lượng hạn chế nên nội dung giảng dạy tập trung vào giới thiệu nhữngkiến thức cơ bản về quyền SHTT và quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này

Cụ thể, qua môn học này, người học nắm bắt được tổng quan về tài sản trí tuệ, quyềnSHTT (các khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc bảo hộ); các bộ phận cau thành của quyềnSHTT; các đối tượng SHTT; Môn học tập trung chuyên sâu vào quy định của Phápluật SHTT Việt Nam với 5 nội dung chính: Điều kiện bảo hộ với từng đối tượng SHTT;Căn cứ, trình tự thủ tục xác lập quyền SHTT; Chủ thé, nội dung, thời hạn bảo hộ và cácgiới hạn quyền SHTT; Chuyén giao quyền SHTT; Hanh vi xâm phạm và các biện phápbảo vệ quyền SHTT Do thời lượng môn học hạn chế nên không có điều kiện giảng dạychuyên sâu về các Điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc tế về SHTT, mà giảngviên chỉ lồng ghép dưới góc độ so sánh với pháp luật SHTT Việt Nam

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá

và hội nhập kinh tế quốc tẾ, nhận thức của các cá nhân, tổ chức về vai trò quan trọngcủa bảo hộ quyền SHTT ngày càng được nâng cao, nhu cầu được tư vấn các vấn đề liênquan đến bảo hộ quyền SHTT của các cá nhân, tô chức, đặc biệt là các doanh nghiệpcũng ngày càng phát triển Tư vấn trong lĩnh vực SHTT đã trở thành mảng hoạt động

quan trọng không chỉ của các văn phòng luật, công ty luật, đại diện SHTT mà còn cua

các cơ quan, tô chức có liên quan Môn Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực SHTT là mônhọc tự chọn 2 tín chỉ, điều kiện tiên quyết là sinh viên phải học môn Luật SHTT Mônhọc Kĩ năng tư vấn trong lĩnh vực SHTT cung cấp cho người học những kiến thức thực

tế và những kĩ năng cơ bản của hoạt động tư vấn trong lĩnh vực SHTT bao gồm các nội

dung chính.

12

Trang 16

Van dé 1 Tổng quan về hoạt động tư van trong lĩnh vực SHTT

Van dé 2 Kĩ năng chung trong tiến hành các thủ tục đăng kí, xác lập quyền SHTTVan đề 3 Kĩ năng đặc biệt trong đăng kí sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dang công nghiệpVan đề 4 Kĩ năng tư van trong hoạt động khai thác quyền SHTT

Vẫn đề 5 Kĩ năng giải quyết tranh chấp về SHTT

Vẫn đề 6 Kĩ năng quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp

Đối với hệ đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật Kinh tế, môn học Luật SHTT thuộckhối kiến thức chuyên ngành bắt buộc với thời lượng 03 tín chỉ Trước đây, môn họcnày đang được bé trí trong thời gian học 05 tuần Tuy nhiên, qua thực tiễn 03 năm giảngdạy, chúng tôi nhận thay bat cập là thời gian học như vậy quá ngắn, kiến thức bị dồn ép,dẫn đến không bảo đảm tốt chất lượng dạy và học, nên Bộ môn Luật SHTT đã đề xuấtchuyên đổi thành môn học trong 15 tuần và bắt đầu áp dụng từ tháng 08/2017 Bên cạnhmôn Luật SHTT, sinh viên mã ngành Luật Kinh tế còn có thể đăng ký môn học tự chọn

là “Quản lý TSTT trong các doanh nghiệp” Môn học cung cấp cho người học nhữngkiến thức chuyên sâu về quản lý TSTT trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp những

kỹ năng thực tế trong xây dựng chiến lược SHTT trong doanh nghiệp, xây dựng kếhoạch quản lý TSTT trong doanh nghiệp, tiến hành các thủ tục đăng kí, xác lập quyềnSHTT, khai thác thương mại quyền SHTT, giải quyết tranh chấp và bảo vệ TSTT của

doanh nghiệp.

5 Kết luận

SHTT là một lĩnh vực rộng, mang tính đa ngành liên quan đến nhiều khía cạnh củahoạt động thực tiễn như: nghiên cứu sáng tạo, khai thác, sử dụng, quản lý, chuyên giao,bảo vệ tài sản trí tuệ, Luật SHTT cũng điều chỉnh nhiều khía cạnh pháp lý khác nhauliên quan đến các quan hệ ké trên như: dân sự, thương mại, hành chính, tư pháp quốc tẾ,hình sự, Trên thực tế, việc đào tạo cử nhân luật hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu

và đòi hỏi của thực tiễn đối với nguồn nhân lực có hiểu biết chuyên sâu và có hệ thông

về cả lý luận và thực tiễn, các khía cạnh pháp lý, kinh tế của bảo hộ quyền SHTT

Dé đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cũng như nâng cao khả năng của sinh viên chuyên

ngành Luật sau khi ra trường, việc xây dựng Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên

ngành Luật SHTT là rất cần thiết để cung cấp những kiến thức hệ thống và đầy đủ vềlĩnh vực SHTT cũng như tăng cường thêm những kỹ năng hành nghề thực tế liên quanđến SHTT như: kỹ năng xây dựng và quản lý tài sản trí tuệ; kỹ năng tư vấn trong đăng

ký, xác lập quyền; kỹ năng trong thương mại hóa tài sản trí tuệ; kỹ năng tư vấn tronggiải quyết tranh chấp về SHTT Bên cạnh đó cũng nên chú trọng vào các nội dungchuyên sâu có liên quan đến quản lý SHTT như: quản lý Nha nước về SHTT và chuyểngiao công nghệ; chiến lược SHTT trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ

13

Trang 17

quốc gia; các chính sách thúc đầy phát triển tài sản trí tuệ; nguyên tắc cân bằng lợi ích

trong hoạt động SHTTT./.

14

Trang 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án

hành chính năm 2020, phương hướng nhiệm vụ và giải pháp năm 2021, ngày 11/12/2020

2 Bộ khoa học và Công nghệ, Báo cáo tổng kết đề án nghiên cứu cấp bộ “Nghiêncứu cơ sở ly luận và cơ sở thực tiễn dé đưa sở hữu trí tuệ vào giảng day và đào tạo tai

các trường đại học”, năm 2008.

3 Chính phủ, “Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020” được Ban hànhkèm theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính

9 Vichai Ariyanuntaka (2010), Intellectual Property And International Trade Court: A New Dimension For IP Rights Enforcement In Thailand, https://www.wipo.int, Bangkok;

10 Japan (Act No.119 of June 18, 2004) Katsumi Shinohara (2005), “Outline of the Intellectual Property High Court of Japan”, AIPPI Journal, pp 131-147;

11 Intellectual Property Strategy for SMEs - KIPO’s Supporting Programs for

SMEs, Jong-Hyub CHOI, Chánh án Toa Sở hữu tri tuệ Han Quéc (tài liệu Hội thao

“WIPO Asia Regional Workshop on IP for Managers and Staffs of SMEs and SME Support Institutions”).

15

Trang 19

ĐÈ XUAT XÂY DỰNG MỤC TIÊU VA CHUAN ĐẦU RA CUA CHUONGTRINH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT, CHUYEN NGÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUE

TS Vương Thanh Thuý"

Tóm tắt: Xuất phát từ nhu câu thực tiễn, Tì rường Đại học Luật Hà Nội lên kế hoạchxây dựng và triển khai Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên ngành Luật

sở hữu trí tuệ Chuyên đề này đưa ra những đề xuất đối với mục tiêu đào tạo và chuẩnđâu ra (vé kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và khả năng học tậpnâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp) của Chương trình đào tạo

Từ khóa: Chương trình dao tao cứ nhân ngành Luật, chuyên ngành Luật sở hữu

trí tuệ; mục tiêu đào tạo; chuẩn đâu ra

Thế giới đã bước vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật 4.0 với sự phát triển như

vũ bão của các thành tựu sáng tạo và công nghệ Đời sống xã hội được thụ hưởng rấtnhiều giá trị đem lại từ các thành tựu này Các kết quả sáng tạo ngày càng góp phần giatăng lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp và hỗ trợ sự tiện lợi cho cuộc sống của mỗi

gia đình, mỗi cá nhân Xuất phát từ thực tế này, nhu cầu xác định, công nhận và bảo hộ

các tài sản trí tuệ ngày càng phát triển, cùng với yêu cầu được bảo hộ chặt chẽ và hợp lítrước van nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ lan rộng, đặc biệt trong một thế giới phẳngkhi mà internet đã kết nối và xoá nhoà mọi ranh giới về địa lí

Pháp luật, với ý nghĩa là công cụ hiệu quả của Nhà nước, cần thiết được xây dựngphù hợp với chức năng quản lí xã hội, tạo điều kiện thúc đây và khuyến khích khả năngsáng tạo, góp phan phát triển nền khoa học, công nghệ của quốc gia nói riêng và thế giớinói chung Bên cạnh hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện, đội ngũnhân sự được đào tạo và có chuyên môn sâu trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ là vô cùng cần

thiết cho một xã hội đây mạnh và khuyến khích các kết quả sang tao tinh than, dem lai

nguồn lực mạnh mẽ đưa quốc gia vào dòng chảy vĩ dai của khoa học thé giới

Chính vì vậy, Trường Đại học Luật Hà Nội lên kế hoạch xây dựng và triển khaichương trình dao tạo cử nhân ngành luật chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ đối với sinhviên Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề này xin được góp ý và đưa ra những đềxuất liên quan đến mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành luật chuyên

ngành luật sở hữu trí tuệ.

1 Mục tiêu của Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

Mục tiêu của Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

* Khoa Pháp luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

16

Trang 20

được xây dựng với nền tảng về sứ mệnh và mục tiêu của Trường Đại học Luật Hà Nội,kết hợp với mục tiêu chung của Chương trình đào tạo ngành Luật, thắm nhuan tư tưởng

Hồ Chí Minh, mang đậm phong cách hiện đại, chuyên nghiệp của thời kì khoa học cáchmạng 4.0, hướng tới hình thành và phát triển những nhân sự ngành luật vững bước vào

xã hội, tự tin về nghề, có nền tảng đạo đức vững chắc và nhuan nhuyễn các kĩ năng,

công cụ đề tham gia được các công việc mang tính đặc thù, không chỉ trong môi trườngpháp luật quốc gia mà có thể tham gia vào môi trường pháp luật quốc tế

Chính vi vậy, Chương trình dao tạo trình độ dai học ngành Luật, chuyên ngành

Luật Sở hữu trí tuệ được xây dựng nhằm cung cấp cho xã hội nguồn lực con người cóchất lượng cao, có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học pháp lý nói chung và phápluật sở hữu trí tuệ nói riêng, có phẩm chất chính trị vững vàng; đủ năng lực đảm nhậnnhiều vị trí trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, góp phần xây dựng Nha nướcpháp quyền và hội nhập quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0

Với định hướng và nền tảng nêu trên, chương trình đào tạo trình độ đại học ngànhLuật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ trang bị cho người học về kiến thức, kĩ năng,thái độ và phâm chất sau:

Thứ nhất, người học có hiểu biết sâu sắc về những kiến thức nền tảng của khoahọc nói chung và khoa học pháp lý nói riêng; có kiến thức lý luận chuyên sâu và kiếnthức thực tiễn vững chắc về hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc gia và quốc tế

Hệ thống các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ mang tính chuyên ngành sâu sắc vàrat đặc trưng Dé có thé tiếp thu tối đa các kiến thức liên quan đến sở hữu trí tuệ, ngườihọc bắt buộc phải được trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học pháp lí cơ bản.Không chỉ có vậy, cái gốc của sở hữu trí tuệ chính là sáng tạo đôi mới, ứng dụng nhiềukiến thức khoa học dé có thé tạo ra các sản pham khoa học ki thuật, có kha năng áp dụngvào đời sống, tạo ra tiện nghi và hỗ trợ sức lao động của con người Do đó, nếu chỉ dừnglại ở kiến thức chung về pháp lí, người học mới tiếp cận các quy định của pháp luật sởhữu trí tuệ ở phần ngọn Dé có thé hiểu tận gốc rễ và có thé áp dụng phù hợp cũng nhưgóp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật chính xác, người học cần có nhữngkiến thức nền tảng về khoa học kĩ thuật ở mức độ nhất định

Thứ hai, người học có năng lực thích ứng và xử lý tình huống sáng tạo trong cáchoạt động thực tiễn theo chuyên ngành pháp luật sở hữu trí tuệ và trong mối liên hệ vớicác lĩnh vực pháp luật khác; vận dụng thành thạo kiến thức được dao tạo, các thành tựukhoa học pháp ly dé giải quyết những van đề thực tiễn

Có thê nói, pháp luật về sở hữu trí tuệ là khoa học pháp lý có tuổi đời trẻ trung hơn

so với các ngành khoa học pháp lý nền tảng Bởi vì, sở hữu trí tuệ là sản phâm của xãhội hiện đại, khi mà các thành tựu khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, hỗ trợ đắc lực

17

Trang 21

cho cuộc sống con người và các sản phẩm của hoạt động tỉnh thần sáng tạo ngày càng

có giá trị kinh tế to lớn trên thực tế Xuất phát từ tính trẻ và hiện đại của khoa học pháp

lý về sở hữu trí tuệ, bản thân những người làm việc trong ngành này cũng phải rèn luyệnđược những đặc trưng năng động, hiện đại, sáng tạo dé có thê theo kịp hơi thở của đờisống và ứng dụng hợp lí các van đề quy định pháp luật

Thứ ba, người học có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu và thựchành nghề luật, đặc biệt là chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ với hiệu quả cao trong mộttập thé đa ngành, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn với sự tham gia của các chuyên gia đến

từ nhiều ngành khác nhau; giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành, hội nhậptốt trong môi trường quốc tế bằng Tiếng Anh

Kĩ năng làm việc nhóm và thành qua tập thé là đặc trưng không thé thiếu của thànhcông trong thời đại mới Tư duy phản biện, sử dụng phong cách suy nghĩ đa chiều, rakhỏi lối mòn, kết hợp sức mạnh của các cá nhân dé bồ khuyết cho những điểm yếu từng

cá thê là những yếu tố không thể thiếu của doanh nhân cũng như những người thành đạt

x 6

hiện nay Đặc biệt, khi thé giới đã “phăng hoá” ngôn ngữ khác nhau không còn là rào

cản Do đó, nhân sự ngành luật nói chung và nhân sự chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ

nói riêng cần thiết phải trang bị cho bản thân những yếu tố dé có thé bắt kịp xu thế củathời đại và thu được những thành tựu vượt bậc trong nghề nghiệp

Thứ tr, người học có pham chat, thái độ của những công dân toàn cau thé hiện qua

tư duy và hành động có trách nhiệm xã hội, văn hóa cao, tinh thần cộng đồng gắn vớinăng lực cộng tác và hoạch định phát triển ban thân; có phâm chất đạo đức và đạo đức

nghề nghiệp tốt

Phụng sự cộng đồng, xây dựng xã hội là sứ mệnh chung của mỗi cá nhân khi được

sinh ra Điều này càng đúng hơn nữa đối với những nhân sự nghề luật Trong lĩnh vực

sở hữu trí tuệ, các sản phẩm của hoạt động tinh thần sáng tạo được bảo hộ xuất phát từmong muốn khuyến khích và thúc đây hoạt động sáng tạo của toàn xã hội loài người nóichung, từ đó, nâng cao đời sống cũng như tiện nghi của toàn xã hội Tuy nhiên, sự pháttriển của khoa học kĩ thuật luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt với trình độ kĩ thuật hiện đại nhưthời đại hiện nay có thê mang lại những đe doạ đối với đời sống con người tư chính sựphát triển như vũ bão của khoa học Do đó, nền tảng đạo đức, tinh thần trách nhiệm vớicộng đồng và bản lĩnh trí tuệ là những yếu tô vô cùng cần thiết đối với những nhân sựđược đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ

Có thể nói, mục tiêu đào tạo của ngành luật, chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ làhướng tới những người học, sau khi được đào tạo, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật

sở hữu trí tuệ, có hiểu biết về khoa học kĩ thuật, có thái độ song tích cực, có kĩ năng hoptac, làm việc nhóm, tinh than tập thé, có kha năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và

18

Trang 22

làm việc, có mục đích sống hướng tới phục vụ cộng đồng, định hướng vì con người, thái

độ sống đúng đắn, xác định thành công của cá nhân không tách rời thành công của tậpthé, là những con người đại diện cho thé hệ trẻ, nhiệt huyết, trí tuệ, giàu lòng trắc an, cóthé sống hài hoà và làm việc hiệu quả trong môi trường đa sắc tộc của một thế giới phang

và không ngừng phát triển

2 Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành luật sở

hữu trí tuệ

Trên cơ sở mục tiêu của Chương trình dao tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở

hữu trí tuệ, chuẩn đầu ra cũng được xây dựng dự kiến phù hợp và tương thích với mụctiêu đào tạo Cụ thể như sau:

2.1 Về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên ngành Luật

Sở hữu trí tuệ sẽ có các kiến thức:

- KI: Kiến thức nền tảng về văn hoá, chính tri, lịch sử, kinh tế, khoa học tâm lý,

quản lý.

Đây là khối kiến thức nền tảng, được trang bị thông qua các môn học cơ sở Nhữngkiến thức này phục vụ cho mục tiêu về khối kiến thức rộng bao quát trong xã hội và khốilượng kiến thức về khoa học nói chung

- K2: Kiến thức cơ bản cả lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật; lĩnh vựcluật hiến pháp; lĩnh vực pháp luật hành chính; lĩnh vực pháp luật dân sự và sở hữu trítuệ; lĩnh vực pháp luật hình sự; lĩnh vực pháp luật tố tụng; lĩnh vực pháp luật quốc tế vàlĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế

Đây là khối kiến thức luật nền tảng, phục vụ mục tiêu về đào tạo nhân sự chuyênngành luật sở hữu trí tuệ phải đáp ứng kiến thức về pháp lý nói chung Toàn bộ nhữngkiến thức này vô cùng cần thiết dé nhân sự chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ có thé vậndụng khi xử lí các tình huống cụ thể trên thực tế, như khởi kiện dân sự đối với vấn đề vi

phạm quyền, xác định tội phạm khi xem xét vi phạm sở hữu trí tuệ dưới góc độ luật hình

sự, thương mại hoá tài sản trí tuệ để góp phần nâng cao giá trị của các chủ thể sángtạo Với nền tảng kiến thức pháp lí sâu rộng này, người học chuyên ngành luật sở hữutrí tuệ, sau này là nhân sự chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ sẽ có những kiến thức hiệuquả, phục vụ cho công việc, hỗ trợ quá trình trợ giúp pháp lí đối với khách hàng, doanhnghiệp với những sản phẩm đạt chất lượng cao

- K3: Kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật

sở hữu trí tuệ như các vấn đề về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả,quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, các van đề xâm phạm và xử

lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ

19

Trang 23

Sinh viên chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ sẽ có thời gian được đào tạo chuyên sâu

về các kiến thức lí luận, pháp lý và thực tiễn về các khía cạnh khác nhau của sở hữu trítuệ Khối lượng kiến thức này được trải dài qua ba mảng kiến thức bao gồm: quyền tácgiả và quyền liên quan; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.Trong đó, nội dung kiến thức bao gồm các vấn đề về đối tượng, chủ thé, nội dung, giới

hạn quyền, thủ tục xác lập, thủ tục chấm dứt, vấn đề xâm phạm và xử lí xâm phạm, vấn

dé bảo vệ quyền Các kiến thức sẽ được trang bị dưới góc độ lí thuyết, phân tích các quy

định của pháp luật Bên cạnh đó, chuyên ngành sẽ mời sự tham gia của các chuyên gia

thực tiễn đến từ các cơ quan quản lí nhà nước, các tô chức tư vấn, cũng như những cánhân chuyên làm thực tiễn dé trao đối, trang bị màu sắc thực tế cho hoạt động đào tạo,cũng như phối kết hợp các hoạt động thực tế dé đào tạo mang tính hiệu quả, gan liền vớihơi thở của nghé nghiệp trên thực tế

- K4: Kiến thức từ vựng chuyên môn tiếng Anh pháp lý chuyên ngành, đặc biệt làchuyên ngành pháp luật sở hữu trí tuệ dé giúp cho người học có thể nghiên cứu các tàiliệu chuyên môn băng tiếng Anh và tham gia các hoạt động chuyên môn với các đối tác

nước ngoài.

Tiếng Anh là ngôn ngữ rat cần thiết hiện nay, là công cụ dé bat kì một nhân sự nào

có thê thành công và trở thành công dân toàn cầu khi thực tế kết nói và công việc là côngbang trên toàn thế giới Dé có thé phát triển trong lĩnh vực pháp lý nói chung và lĩnh

vực chuyên ngành sở hữu trí tuệ nói riêng, tiếng Anh lại càng đặc biệt cần thiết và quan

trọng Vốn tiếng Anh sâu rộng và chuyên ngành sẽ giúp người học có thé dé dàng tiếpcận khối lượng kiến thức sở hữu trí tuệ không lồ mà các quốc gia phát triển đã có thờigian tích luỹ lâu dai, cũng như có thé dé dàng tham gia các hoạt động thực tế, kĩ năng

và hành nghề sở hữu trí tuệ tại bất kì đâu trên thế giới và phục vụ các khách hàng khácnhau, đến từ các quốc gia khác nhau

2.2 Về kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật, chuyên ngành Luật

Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ

năng sau đây:

- S5: Kỹ năng thực hành nghề luật: kỹ năng nghe, đọc, hỏi, lập luận và tranh luận;

kỹ năng nói và kỹ năng viết; kỹ năng tra cứu, phân tích pháp luật và suy luận luật học;

kỹ năng đàm phán, trong thực hành nghề luật

Đây là nhóm kĩ năng nền tang dé thực hiện các công việc nghiên cứu và thực hànhnghề luật nói chung Nhóm kĩ năng này cung cấp công cụ cho người học và sau này làngười lao động khả năng tự làm việc, phát hiện vấn đề và trưởng thành trong nghề

nghiệp.

20

Trang 24

- S6: Kỹ năng tư vấn, xây dựng lập luận pháp lý, phản biện và bảo vệ quan điểm

cá nhân trong hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật sở hữu trí tuệ; kỹ năng đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực

pháp luật liên quan đến công việc đảm nhiệm

Đây là nhóm kĩ năng phục vụ trực tiếp hoạt động hành nghề Những kĩ năng này

sẽ giúp cho người học, nhân sự chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ rèn luyện và phục vụ

trực tiếp cho giải quyết các vụ việc cụ thé trong thực tế, cũng như góp phần vào thực

hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật nói chung của xã hội.

- S7: Kỹ năng làm việc độc lập, lập kế hoạch, điều phối, quản lý công việc, đánh

giá và cải thiện hiệu quả công việc; kỹ năng làm việc nhóm, hướng dẫn, giám sát và

phối hợp với các đồng nghiệp trong xử lý công việc; kỹ năng nghiên cứu khoa học; kỹnăng khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong nghề luật; kỹ giaotiếp ứng xử với đồng nghiệp, với cá nhân, đơn vị, tô chức

Đây là những kĩ năng mở rộng phương thức làm việc, mở rộng mạng lưới quan hệ

xã hội, mở rộng khả năng phát triển nghề nghiệp, tạo sự linh hoạt, chủ động và không

bó hẹp trong phạm vi một công việc cụ thể hay hạn chế Những kĩ năng này cộng vớikiến thức chung, kiến thức ngành luật và kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ sẽ lànên tang tạo ra sự thành công và chủ động ứng biến trước bat kì sự thay đổi nào trênthực tế

- S8: Kỹ năng Tiếng Anh giao tiếp (tối thiểu đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoạingữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương) và kỹ năng sử dụng Tiếng Anh chuyênngành pháp lý để nghiên cứu, học tập, làm việc với đối tác nước ngoài trong lĩnh vực

pháp luật sở hữu trí tuệ.

Tiếng Anh cần được sử dụng như một công cụ, phương tiện làm việc, không đơnthuần chỉ dừng lại ở kiến thức hay lý thuyết Do đó, kĩ năng tiếng Anh, đặc biệt là kĩnăng giao tiếp và kĩ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ là mộttrong những kĩ năng quan trọng hàng đầu trong chương trình đào tạo cho người học

ngành luật chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ.

- S9: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản (gồm đủ 6 mô đun cơ

bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT); khai thác hiệu quả thông tin qua

môi trường mạng, sử dụng thành thạo các phần mềm tin học tra cứu tài liệu nghiên cứunước ngoài trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ; kiến thức tin học ở mức độ nâng caotheo tiêu chuẩn quốc tế MOS (Microsoft Office Standard) phục vu cho công việc chuyênmôn.

Bên cạnh tiếng Anh và các kĩ năng mềm khác, ứng dụng công nghệ thông tin tronglàm việc là một kĩ năng thiết yeu va không thé thiéu khi lam viéc, hoc tap hién nay

21

Trang 25

Chính vì vậy, cử nhân ngành luật, chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ cần thiết được trang

bị nhóm ki năng này dé phục vu hiệu quả cho quá trình học tập, nghiên cứu khoa hoc taitrường, cũng như sẵn sàng tham gia môi trường làm việc năng động, hiện đại sau khi tốt

nghiệp.

2.3 Về năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Trên nền kiến thức, kĩ năng như đã định hướng, sinh viên tốt nghiệp Chương trình

đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật Hà Nội

sẽ có năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm như sau:

- T10: Tỉnh thần thượng tôn pháp luật, phụng sự công lý; công bằng, liêm chính

và nhân văn; tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi íchcông cộng và lợi ích của doanh nghiệp, công ty; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cầnthiết của một luật gia nói chung và của một cô vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ nói riêng

Theo một nghiên cứu của UNDP, sự thành công của cá nhân được tạo thành từ 4%

kiến thức, 26% kĩ năng và 70% thái độ Như vậy, thái độ sông, thái độ cống hiến vaphục vụ cộng đồng, vì lợi ích chung chính là nền tảng cơ bản và sâu sắc nhất của bất kìchủ thé nào trong xã hội Do đó, bên cạnh việc đào tạo kiến thức, rèn luyện kĩ năng, traudồi và tạo môi trường dé phát triển, thúc đây tinh than, thái độ đúng đắn là hoạt độngcần thiết không thé thiếu, cần chuẩn bị va trang bị cho người học ngành luật, chuyên

ngành luật sở hữu trí tuệ.

- T11: Tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc; chủđộng, tự tin trong công việc, dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biếtlắng nghe

Theo hầu hết các công trình nghiên cứu tâm lí học hiện đại, rào cản lớn nhất hạnchế sự thành công, cũng như khả năng thực hiện được ước mơ, hoài bão của con người,không đến từ các lực cản hoặc khó khăn ngoại cảnh mà lại đến từ chính sự hạn chế của

chính nội tâm Nói cách khác, nỗi sợ hãi của mỗi người, sự tự ti của mỗi người chính là

sự can trở lớn nhất dé bước di, để suy nghĩ khi gặp những van đề khó hoặc những van

đề mới Chính vì vậy, rèn luyện tinh thần tự tin và sự mạnh dạn trong bày tỏ quan điểm,dám nghĩ, đám làm là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với người học ngành luật,

chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ.

- T12: Tinh thần trách nhiệm va đạo đức của công dân toàn cầu: có ý thức, nhậnthức và tham gia các hoạt động của cộng đồng, trách nhiệm về hành động và vai trò củabản thân; tôn trọng sự khác biệt và cách thức vận hành của thế giới theo hướng côngbằng, phát triển bền vững

Sự phát triển của mỗi cá nhân không thé tách biệt so với sự phát triển của toàn xã

hội, của cộng đông nói chung Sứ mệnh của con người khi được sinh ra chính là đê đóng

22

Trang 26

góp vào sự phát triển của xã hội, tạo ra sự tốt đẹp và thịnh vượng của cộng đồng Đây

chính là quy luật mà ngày càng được nhận thức sâu sắc và được các diễn giả, các chươngtrình đào tạo cấp toàn cầu nêu rõ và nhân mạnh Do đó, người học ngành luật, chuyênngành luật sở hữu trí tuệ cũng không thể tách biệt khỏi quy luật chính thống và luônchính xác nay Trong chương trình đào tạo, những vấn đề này rất cần thiết đề trau dồi,

trang bị cho người học.

Có thê nói, bên cạnh kiến thức, kĩ năng thi thái độ, tinh thần trách nhiệm, sự đónggóp và ý thức đối với xã hội là những nội dung không thể thiếu khi xây dựng ngành luật,chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ Do đó, những yếu tô này rat cần thiết khi đào tạo cho

người học ngành luật, chuyên ngành luật sở hữu trí tuệ.

2.4 Kha năng học tập nang cao trinh độ sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữutrí tuệ của Trường Đại học Luật Hà Nội có thể tiếp tục theo học:

- Khoá đào tạo các chức danh tư pháp (thẩm phán, công chứng viên, chấp hành

viên, luật sư, dau giá viên ), các khóa đảo tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghề nghiệp

tại các cơ sở đào tạo nghề luật

- Khoá đào tạo luật ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo luật trong nước

và nước ngoài.

- Chương trình đào tạo chuyên sâu về pháp luật sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí

tuệ và các đơn vi dao tạo luật trong và ngoài nước khác.

Ngoài những đơn vi dao tao về luật và chuyên ngành về luật sở hữu trí tuệ học viên

có thể phát triển và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp, với những kĩ năng nền tảng vàthái độ, trách nhiệm phù hợp, đúng đắn, kĩ năng hiện đại, người học còn có thể phát triểnnâng cao trình độ ở nhiều chương trình, khoá học, thậm chí là ngành học khác nhau để

có thê linh hoạt và chủ động trong các công việc tương ứng

Có thể nói, học viên của ngành Luật, chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ được dựkiến sẽ tham gia chương trình đào tạo có đầy đủ kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực dé

có thé thực hiện được các công việc đa dạng trong lĩnh vực luật và chuyên sâu về khía

cạnh luật sở hữu trí tuệ Định hướng và mục tiêu của chương trình đào tạo hướng tới

những cử nhân luật có kiến thức tốt, kĩ năng thành thao, thái độ tích cực, tinh thần công

hiến, sẵn sàng thực hiện các công việc, phục vụ lợi ích của cộng đồng, hướng tới lẽ phải,

có đạo đức và vì một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh /

23

Trang 27

ĐÈ XUẤT XÂY DỰNG CÁC MÔN HỌC KỸ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNHĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT, CHUYÊN NGÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ThS LS Trần Mạnh Hùng"Tóm tắt: Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang trở thành một trong những vấn đề đượcquan tâm hơn bao giờ hết của nên kinh tế, cùng với đó nhu câu tuyển dụng đối với ngànhluật SHTT ngày một tăng cao Tuy nhiên, tình trạng nồi bật hiện nay là chất lượng sinhviên có định hướng phát triển theo ngành luật SHTT là chưa đảm bảo Trước thực trạngtrên, việc phát triển đào tạo các môn học kỹ năng thuộc chuyên ngành luật SHTT giúpcho các sinh viên có được các kỹ năng và kiến thức can thiết dé áp dung trong thực tiễnhành nghề luật Trên cơ sở đó, tác giả dé xuất các môn học về kỹ năng hành nghé luật

về SHTT nhằm đào tạo và củng cô kỹ năng cơ bản giúp cho sinh viên hội nhập, thíchnghỉ với nhu cầu của thị trường Cụ thể, tác giả đề xuất ba môn học kỹ năng bao gom:(i) Tra cứu, phân tích thông tin và các vấn đề pháp lý chuyên ngành luật SHTT(ii) Tu vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ

(iii) Thực thi và Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Từ khóa: Sở hữu trí tuệ, chương trình đào tạo ngành luật Sở hữu trí tuệ, kỹ năng

hành nghề luật Sở hữu trí tuệ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang trởthành một trong những van dé quan trọng của nền kinh tế và được quan tâm hơn bao giờhết Điều đó được thê hiện thông qua sự phát triển và thay đổi của pháp luật liên quanđến SHTT trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam

Khi xét đến lĩnh vực hành nghề luật, càng ngày càng có nhiều công ty/văn phòngluật tham gia tư van/hanh nghé liên quan đến SHTT Điều này khiến cho nhu cầu tuyểndụng các sinh viên định hướng phát triển nghề nghiệp theo ngành luật SHTT ngày mộttăng cao Sinh viên có thêm nhiều sự lựa chọn hơn nhưng kèm theo đó là yêu cầu vềkiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến SHTT mà nhà tuyển dụng đưa ra cũng cao

hơn trước đây.

Tuy nhiên, có một thực trạng mà các công ty/văn phòng luật nhận thấy là chỉ

có một số ít các bạn sinh viên có những kiến thức và kỹ năng cơ bản dé có thé thamgia tư vấn các vấn đề liên quan đến SHTT Đa phần các bạn sinh viên mới ra trường

được tuyển dụng để làm các công việc liên quan đến SHTT đều cần phải được dao tạo

* Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN (liên minh Baker McKenzie)

Trang 28

từ đầu và thường phải mất ít nhất từ sáu tháng trở lên, thậm chí là đến một năm hoặchơn, các bạn mới dần quen với công việc Điều này làm tốn rất nhiều thời gian và nguồnlực của các công ty/văn phòng luật, và hầu như chỉ có các công ty/văn phòng luật cóchính sách đào tạo nhân lực dài hạn mới có thé kiên nhẫn thực hiện được việc đào tạonày Ngay cả các nhân lực đã được đào tạo lâu dài, việc duy trì khả năng cạnh tranh đểton tại với nghề là cấp thiết, do sự đào thải của nghề nghiệp có tính cạnh tranh cao, sựthay đôi của thị trường, khách hang và công nghệ.

Chính vì vậy, bên cạnh việc học và nghiên cứu các kiến thức chuyên môn phápluật thuần tuý, bản thân các sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng tối thiêu dé

có thé tự tin hành nghề luật sau khi tốt nghiệp

Việc học các môn học kỹ năng có phần khác so với việc học các kiến thức vàphân tích lý thuyết thuần tuý, bởi các môn học kỹ năng tập trung vào cách xử lýcác tình huống thực tế, phát triển các kỹ năng mềm được đúc kết từ thực tiễn hànhnghề của các luật sư Bất kỳ sinh viên nào, bên cạnh một nền tảng kiến thức pháp lývững chắc, cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng dé thích ứng với môi trường hànhnghề luật nói chung và ngành luật SHTT nói riêng

Dựa vào thực tiễn hành nghề luật, việc xây dựng và đào tạo các môn học kỹ năngtrong chương trình đào tạo ngành luật chuyên ngành luật SHTT có thé xử ly các van đềcấp thiết dưới đây:

- Thứ nhất, việc học các môn học kỹ năng giúp cho các sinh viên có được các kỹnăng cơ bản cần thiết để áp dụng pháp luật trong thực tiễn hành nghề luật

- _ Thứ hai, việc học các môn kỹ năng giúp sinh viên có những hiểu biết và cái nhìnthực tế về môi trường hành nghề pháp lý cũng như thực tiễn hành nghề luật

- Tủ ba, việc học các môn kỹ năng giúp nâng cao năng lực và giá tri bản thân

của mỗi sinh viên luật, từ đó giúp các sinh viên có nhiều cơ hội việc làm từ phía các nhàtuyển dụng sau khi tốt nghiệp ra trường

Phan phân tích chi tiết các nội dung này như được trình bày dưới đây:

1.1 Thứ nhất, việc học các môn học kỹ năng giúp cho các sinh viên có được các

kỹ năng mềm cân thiết để áp dụng trong thực tiễn hành nghề luật

Thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên luật sau khi ra trường được trang bị một nềntảng kiến thức pháp lý vững chắc, nhưng lại thiếu những kỹ năng cơ bản cần thiết màbat kỳ đơn vi/t6 chức hành nghề pháp lý cũng yêu cầu, ví dụ như (i) kỹ năng tra cứu vaphân tích thông tin, (ii) kỹ năng xử lý các yêu cầu của khách hàng cũng như lên địnhhướng chiến lược tư van trao đôi công việc với khách hang, (iii) kỹ năng soạn thảo cácvăn bản pháp ly, (iv) kỹ năng tranh tụng về các van đề pháp lý, v.v

Trang 29

Bởi vậy, việc học các môn học kỹ năng sẽ giúp cho sinh viên có được các kỹ năng

cần thiết dé áp dung trong thực tiễn hành nghề luật sau khi tốt nghiệp ra trường Những

kỹ năng này không thể đợi đến khi đi làm thực tế mới được tiếp cận hoặc dé phụ thuộcvào việc đào tạo bởi các đơn vị/tổ chức hành nghề pháp lý, bởi các đơn vị/tổ chức nàyluôn muốn chọn cho mình những ứng viên xuất sắc cả về chuyên môn và kỹ năng, chứkhông phải tốn thêm thời gian đề đào tạo lại cơ bản từng kỹ năng khi sinh viên ra trường

và đi làm thực tế

1.2 Thứ hai, việc học các môn kỹ năng giúp sinh viên có những hiểu biết và cáinhìn thực tẾ về môi trường hành nghề pháp lý cũng như thực tiễn hành nghề luậtNhiều sinh viên khi ra trường luôn mang trong mình tâm thế có nền tảng kiến thứcpháp lý là đủ, trong khi việc bồi đắp các kỹ năng cần thiết cho việc hành nghề thì cònthiếu Đây là cách hiểu sai về thực tiễn hành nghề pháp ly, bởi hành nghề pháp lý khôngchỉ đơn giản là nghiên cứu khoa học pháp lý hay đào sâu vào các vấn đề học thuật mangtính lý thuyết, mà hành nghề pháp lý là việc áp dụng kiến thức pháp lý cùng với các kỹnăng dé xử lý các van đề pháp lý trong thực tiễn cuộc sống

Chính bởi cách hiểu sai về môi trường hành nghề pháp lý như đã nêu đã làm cácban sinh viên mat đi nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường Do đó, việc học các mônhọc kỹ năng có trong chương trình đào tạo cử nhân luật cũng phần nào giúp các bạn sinhviên có hiểu biết và cái nhìn thực tiễn hơn về môi trường pháp lý cũng như những kỳvọng và yêu cầu từ phía các đơn vị/tổ chức hành nghề pháp ly

1.3 Thứ ba, việc học các môn kỹ năng giúp nâng cao năng lực và gia trị ban

thân của mỗi sinh viên luật, từ đó giúp các sinh viên có nhiều cơ hội việc làm từ phíacác nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp ra trường

Đứng từ phía góc độ nhà tuyên dụng, tôi nhận thấy răng nếu các sinh viên luật đãtrang bị những kỹ năng cần thiết trong quá trình hành nghề luật từ khi còn đi học thì đều

có cho mình nhiều cơ hội việc làm tốt hơn sau khi ra trường Đó là quy luật của thị

trường lao động.

Việc trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết góp phần giúp sinh viên nâng

cao năng lực và vi thế cạnh tranh khi tham gia Ứng tuyển vào các đơn vị/tô chức hành

nghề pháp lý Một đơn vị/tổ chức hành nghề pháp lý thường xem xét tuyển dụng cácbạn sinh viên không chỉ vững về kiến thức pháp lý mà còn có các kỹ năng dé xử lý cáccông việc hàng ngày (dù chỉ ở mức cơ bản) Trên thực tế, những bài kiểm tra đầu vàokhi tuyển dụng hiện nay thường không hỏi những câu hỏi thuần lý thuyết mà đa sốthường đưa ra các câu hỏi dé ứng viên thé hiện kỹ năng đánh giá và xử lý vấn đề

Do đó, những ứng viên chứng minh được bản thân có các kỹ năng chuyên môn sẽ được đánh giá cao hơn Bởi vậy, việc học các môn học kỹ năng giúp nâng cao năng lực

Trang 30

và giá trị bản thân của mỗi sinh viên luật, từ đó giúp sinh viên có nhiều cơ hội việc làm

Tôi đề xuất đưa vào chương trình đào tạo luật chuyên ngành luật SHTT môn học

“Kỹ năng tra cứu, phân tích thông tin và các van đề pháp lý chuyên ngành luật SHTT”

với lý do như sau:

- Việc học cách tra cứu các thông tin liên quan đến SHTT là điều bắt buộc màsinh viên luật nào khi theo đuôi ngành luật này cũng đều phải nắm rõ Bên cạnh đó, khácvới các ngành luật khác, ngành luật SHTT đòi hỏi sự nhạy bén trong việc năm bắt cácthông tin trong cuộc sống, sự biến chuyên về xu hướng kinh tế, công nghệ cũng như sựphát triển của các doanh nghiệp, v.v Việc bảo vệ các tài sản SHTT như nhãn hiệu vasáng chế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển bền vững củabất kỳ doanh nghiệp nào nói riêng và xã hội nói chung

- Việc phát triển khả năng tra cứu và phân tích các thông tin sẽ giúp cho các sinhviên có được khả năng tìm tòi, phát hiện và phân tích đánh giá các vấn đề trong thựctiễn cuộc sống có liên quan đến lĩnh vực luật SHTT dé đưa vào các nội dung tư van pháp

ly cho khách hang.

Vị dụ, khi một doanh nghiệp yêu cầu luật sư tư vấn về việc bảo hộ sang ché, kiéudáng công nghiệp và/hoặc nhãn hiệu, việc chi biết cách tra cứu các văn bản pháp lý cóliên quan là không đủ Thay vào đó, các bạn sinh viên khi mới ra trường cũng phải nắmbắt được các kỹ năng tra cứu cơ bản liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp đãnêu dé có thé tham mưu và bàn bạc với luật sư phụ trách

Việc tra cứu và phân tích thông tin có thé kế đến việc tra cứu và phân tích thôngtin về (i) hoạt động hiện có và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp khách hàng, (ii)các đối tượng SHTT của khách hàng, (iii) các đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trườngcủa doanh nghiệp khách hang, (iv) các đối tượng SHTT của các bên thứ ba có thé ảnhhưởng đến việc bảo hộ tài sản SHTT cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng,

V.V

Thực tiễn áp dụng môn học có tính chất tương tự tại một số trường đại học trên thế

giới

Nhiều trường đại học trên thế giới đã đưa vào chương trình đào tạo luật chuyên

ngành luật SHTT các môn học có tính chất tương tự với môn học được đề xuất, thậm

Trang 31

chí là môn học cơ bản và bắt buộc trong chương trình đào tạo, có thể kế đến một số

trường đại học dưới đây:

- Đại hoc Fordham (Mỹ): Kỹ năng tra cứu thông tin pháp lý liên quan đến luậtnhãn hiệu và quyền tác giả (tiéng Anh: Legal Research: Copyright and TrademarkLaw)!9

- Đại học Boston (Mỹ): Kỹ năng phân tích và nghiên cứu pháp lý chuyên ngành

Luật SHTT (tiéng Anh: Intellectual Property Law Research)"

- Đại hoc Queen Mary (Vương Quốc Anh): Kỹ năng phân tích nghiên cứu trongngành luật SHTT (tiéng Anh: IP Research Seminar)!2

- Đại học New Hampshire (Mỹ): Kỹ năng phan tích thông tin và nghiên cứu pháp

lý (tiếng Anh: Legal Research and Information Literacy)!

Nội dung giảng day được dé xuat cho môn hoc

- Các nội dung được đề xuất cho môn học này bao gồm:

- Tra cứu các văn bản pháp lý về SHTT có liên quan trực tiếp đến các van đề pháp

lý cần xử lý hoặc theo yêu cầu của khách hàng

- Tra cứu, khai thác, phân tích và sử dụng các thông tin liên quan đến các nhómđối tượng SHTT, bao gồm (i) nhóm quyền tác giả và quyền liên quan, (ii) nhóm quyền

sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sang chế, v.v ) và (iii) giốngcây trồng

Trong đó, thông tin đa dạng và phong phú nhất là các thông tin về sở hữu côngnghiệp (SHCN) Thông tin về SHCN là các thông tin kỹ thuật, thông tin pháp lý và thôngtin thương mại do các Co quan SHTT quốc gia và các tô chức SHTT quốc tế công bốtheo định kỳ về các đối tượng SHCN

Vi du, môn học này cần hướng dẫn sinh viên một cách cơ bản nhất về kỹ năng tracứu và phân tích các thông tin liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, kiểu đáng công nghiệptrên các nguồn thông tin về SHTT và các cơ sở đữ liệu về các đối tượng SHTT như cơ

sở đữ liệu của Cục SHTT Việt Nam, hệ thống đữ liệu trực tuyến của Tổ chức Sở hữu trítuệ thế giới (WIPO), và các hệ thống đữ liệu quốc tế khác để có thể nắm bắt các thôngtin liên quan đến tài sản SHTT của khách hàng và thậm chí là của các bên thứ ba trênthị trường cùng với khách hàng - từ đó có thể đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý chính xác

Trang 32

2.2 Môn học “Tw vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ”

Lý do đề xuất môn học

Đây là môn học chủ đạo giúp cho sinh viên có được những kỹ năng mềm cần thiết

cho việc thực hành luật SHTT sau khi ra trường.

Bên cạnh việc nắm chắc kiến thức pháp lý, các sinh viên cần làm quen với các kỹnăng soạn thảo đơn đăng ký các đối tượng SHTT (ví dụ như soạn thảo đơn đăng ký nhãnhiệu, đơn đăng ký bản quyền, bản mô tả sáng chế), các văn bản trong quá trình làm việcvới các cơ quan nhà nước thay mặt cho khách hàng (ví dụ như đơn phản đối hay huỷ bỏhiệu lực đối tượng sở hữu công nghiệp), cách viết thư tư vấn cho khách hàng (ví dụ nhưthư tư vấn về khả năng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hoặc kiểu

đáng công nghiệp).

Song song với kỹ năng soạn thảo đó, sinh viên cần trang bị cho mình kỹ năng tưvấn pháp lý, ví dụ như cách tiếp cận một vấn đề pháp lý mà khách hàng yêu cầu hoặckhi nhận được các công văn/thông báo từ các cơ quan có thẩm quyền cần báo cáo lạicho khách hàng (ví dụ như khi nhận được yêu cầu tư vấn khả năng bảo hộ đối tượng sởhữu công nghiệp từ phía khách hàng, hoặc khi nhận được thông báo từ Cục SHTT vềđơn yêu cầu phản đối bảo hộ nhãn hiệu của khách hàng từ phía một bên thứ ba) Việcrèn luyện những kỹ năng này giúp sinh viên ngay khi tốt nghiệp có thể quen với cáccông việc cơ bản mà ngành Luật SHTT yêu cầu

Thực tiễn áp dụng môn học có tính chất tương tự tại một số trường đại học trên thế

giới

Nhiều trường đại học trên thế giới đã đưa vào chương trình đào tạo luật chuyên

ngành luật SHTT các môn học có tính chất tương tự với môn học được đề xuất, có thể

kề đến một số trường đại học dưới đây:

- Đại học Fordham (Mỹ): (i) Kỹ năng phân tích và tư van các van đề pháp lý vềSHTT và công nghệ thông tin (tiéng Anh: Counseling and Advocacy in IntellectualProperty and Information Technology Matters); (ii) Soạn thảo các văn bản SHTT (tiéngAnh: IP Drafting)'*

- Đại học George Washington (Mỹ): Kỹ năng thực tiễn và xây dựng chiến lược

tư van đối với sáng chế (tiéng Anh: Patent Strategies and Practice)'*

- Đại học Queen Mary (Vương Quốc Anh): Kỹ năng tư van bào chữa trong việcgiải quyết các tranh chấp thương mại (tiéng Anh: Advocacy in Commercial Disputes)15

!4 https://www.fordham.edu/info/22297/intellectual_property_and_information_law

'S https://www.law.gwu.edu/courses#ip

' https:/www.qmul.ac.uk/law/postgraduate/courses/llm/modules/

Trang 33

- Đại học Maastricht (Hà Lan): Kỹ năng soạn thảo bản mô ta sang chế tại Châu

Âu (tiéng Anh: European Patent Convention claim drafting)!”

Nội dung giảng day được đề xuất cho môn hoc

Các nội dung được đề xuất cho môn học này bao gồm:

- Nghiên cứu và phân tích các thủ tục và quá trình đăng ký bảo hộ các đối tượng

- Thương mại hóa quyền SHTT - kỹ năng tư van hợp đồng li xăng và nhượngquyền thương mại

2.3 Môn học “Thực thi và Giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ”

Lý do đề xuất môn học

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vẫn đề bảo vệ quyền SHTTtrở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tếquốc tế Thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam hiện nayvẫn khá phô biến và ngày càng phức tạp Do đó, việc thực thi các quyền SHTT là điềuthiết yếu

Theo quan sát, hiện nay các nội dung lý thuyết được giảng dạy trong nhà trường

về SHTT mới chỉ đề cập một cách sơ lược về quyền của các chủ thê quyền SHTT đượcbảo hộ theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, việc áp dụng các quyền đó vào thực tiễnnhư thé nào thì lại chưa được giảng dạy kỹ lưỡng Ví dụ, trong trường hợp một chủ sởhữu nhãn hiệu phát hiện ra một hành vi xâm phạm, sinh viên có thé biết thế nào là mộthành vi xâm phạm hay chế tài áp dụng đối với hành vi xâm phạm đó, nhưng chủ thểquyền có những biện pháp xử lý như thé nào trên thực tế và các thức dé áp dụng các chế

tài pháp luật thì các bạn chưa được học Trong khi đó, những nội dung này mới là những

nội dung mà khách hàng đòi hỏi luật sư cần tư vấn cho họ khi họ gặp phải vấn đề đó.Bên cạnh đó, việc thực thi và giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền SHTT đòihỏi luật sư cần phải có các kỹ năng riêng biệt dé tư van hay tham gia tranh tụng Những

kỹ năng này các bạn sinh viên có thê phân nào được trau đôi ở các khóa học sau đại học

17 https:/www.maastrichtuniversity.nl/sites/default/files/llimmsc.pdf

Trang 34

(ví dụ như khóa đào tạo hành nghề luật sư) Tuy nhiên, việc làm quen với các kỹ năng

cơ bản ngay từ khi học đại học sẽ tốt hơn rất nhiều

Thực tiễn áp dụng môn học có tính chất tương tự tại một số trường đại học trên thế

lỚI

Tương tự như trên, các trường đại học trên thế giới cũng đưa vào chương trình đào

tạo luật chuyên ngành luật SHTT các môn học có tinh chất tương tự với môn học được

đề xuất, có thê kế đến một số trường đại học dưới đây:

- Đại học Fordham (Mỹ): (i) Tranh tụng về bản quyền (tiéng Anh: Copyrightlitigation!3) (ii) Tranh tụng về sáng chế (tiếng Anh: Patent litigation'®)

- Đại hoc George Washington (Mỹ): Thực thi quyền SHTT tại Mỹ (tiéng Anh:

Enforcement of Intellectual Property Rights in the U.S International Trade Commission

Nội dung giảng day được đề xuất cho môn học

Các nội dung được đề xuất cho môn học này bao gồm:

- - Kỹ năng đánh giá, xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT (hành vi xâm phạmquyền tác giả, quyền liên quan; hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; hành vixâm phạm quyền đối với giống cây trồng: hành vi cạnh tranh không lành mạnh,v.v.)

- Kỹ năng áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT (biệnpháp hành chính, dân sự, hình sự, kiểm soát biên gidi)

- Các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong môi trường mang và các biện phápbảo vệ và thực thi quyền

3 Kết luận

John Dewey (nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ) cóviết: "Quá trình giáo dục thực sự nên là quá trình học cách tư duy thông qua việcthực hành trên những van dé thực tế” ("The real process of education should be theprocess of learning to think through the application of real problems") Do đó, kỹ

năng hành nghề sé là chìa khóa giúp cho sinh viên tự tin khi ra trường nếu tu duy pháp

Trang 35

ly học được trên giảng đường có thé áp dụng đề thực hành dé giải quyết các van đề thực

tiễn pháp lý

Kiến thức thuần túy sẽ có thé phai mờ theo thời gian bởi các quy định pháp luật sẽthay đổi theo từng thời điểm, nhưng những kỹ năng co bản thì luôn mới bởi nó giúp chosinh viên sẽ luôn sáng tạo dé có thể hội nhập, thích nghi với nhu cau của thị trường

Vì vậy, đổi mới việc giảng dạy các môn học kỹ năng liên quan đến SHTT là rấtquan trọng, giúp cho người học nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng hành nghềđối với sự thành công của một người hành nghề luật Điều cơ bản là các môn học kỹnăng sẽ trang bị hành trang tốt cho sinh viên, cũng như nâng cao chất lượng sinh viên

của trường Đại học Luật Hà Nội (như một "đặc sản" có khả năng tự thân phân biệt),

trong bối cảnh thị trường tuyển dụng nghề luật càng ngày càng sôi động và mang tínhcạnh tranh cao và khốc liệt hơn bao giờ hết./

Trang 36

DE XUẤT XÂY DỰNG CAC HỌC PHAN TRONGCHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT -

CHUYÊN NGÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

ThS Phạm Minh Huyền”Tóm tắt: Trong quá trình nghiên cứu xây dựng một chương trình đào tạo chuyênngành trình độ đại học, việc thiết kế các học phan phù hợp với quy định chung của BộGiáo duc và Đào tạo, gắn liền với chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo cũng như đápứng được nhu câu của xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng Trên cơ sở quy định hiện

hành, nghiên cứu đối sánh với Chương trình dạy học ngành Luật (hệ tiêu chuẩn) và

tham khảo một số chương trình đào tạo chuyên ngành có liên quan, bài viết dé xuất cáchọc phân trong chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật - chuyên ngành Luật

Sở hữu trí tuệ làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện Đề án xây dựng chương trình đào tạo ngành

Luật - chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Từ khóa: Chương trình dạy học; ngành luật; chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

1 Bối cảnh và nguyên tắc xây dựng các học phần trong chương trình đào tạo

trình độ đại học ngành Luật - chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

Thực hiện Quyết định số 2538 QD-DHLHN ngày 30/06/2022 ban hành Kế hoạch

5 năm thực hiện Chiến lược phát triển Trường Đại học Luật Hà Nội giai đoạn 2021

-2025, Khoa Pháp luật Dân sự đã triển khai nghiên cứu và đề xuất các học phần trong

chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật - chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ

(SHTT) hướng tới mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, có nền tangvững chắc về khoa học pháp lý nói chung và chuyên môn về sở hữu trí tuệ nói riêng, đủnăng lực và phẩm chat dé đảm nhiệm nhiều vi trí trong các ngành nghề, lĩnh vực khácnhau, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế trong thời đại công

nghệ 4.0 Việc xây dựng chương trình day học ngành Luật - chuyên ngành Luật SHTT

được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chính, đó là:

(i) Kế thừa Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật (hệ tiêu chuẩn)vừa được nhà trường tổ chức rà soát và ban hành mới ngày 30/6/2021 theo Quyếtđịnh số 2260/QĐ-ĐHLHN Trên cơ sở nguyên tắc này, về cơ bản đã giữ nguyên vị trí

và số tín chỉ nhiều học phần trong chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Luật

Trang 37

định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học Theo đó,

chương trình dạy học cần đáp ứng yêu cầu về khối lượng học tập, cấu trúc, nội dungchương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập cũng như thểhiện sự khác biệt nhất định của chương trình đào tạo chuyên ngành Cụ thé là chươngtrình chuyên ngành Luật Sở hữu trí tuệ được xây dựng với các học phần bao gồm cácmôn khoa học pháp lý cơ bản và các môn học trực tiếp và gián tiếp bổ trợ cho các hoạtđộng liên quan đến chuyên môn như Luật Dân sự; Luật Thương mại; Luật Hình sự; Luật

tố tụng Dân sự; Luật Tố tụng hành chính; Luật Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng; Tư pháp quốc tế; cũng như các môn học mang tính chuyên môn sâu nhưPháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp;Quản lý tài sản trí tuệ; Tiếng Anh chuyên ngành sở hữu trí tuệ; Bản quyền trong lĩnhvực truyền thông, báo chí, truyền hình; Bảo hộ quyền SHTT trong môi trường thương

mại điện tử

(iii) Đảm bảo tính liên thông giữa các CTĐT, đặc biệt là tính liên thông với

CTĐT ngành Luật hệ Chất lượng cao và CTĐT ngành Luật hệ tiêu chuẩn Tuân thủnguyên tắc này, các học phần Tiếng Anh nâng cao, Tiếng Anh pháp lý cơ bản, Tiếng

Anh pháp lý nâng cao là những môn học được giảng dạy trong CTĐT ngành Luật hệChất lượng cao được bô sung vào CTĐT chuyên ngành Luật SHTT Bên cạnh đó, đối

với các học phần dạy bang Tiéng Việt, các môn bắt buộc và tu chon trong CTĐT ngànhLuật hệ tiêu chuân hau hết đều có mặt trong CTĐT ngành Luật - chuyên ngành LuậtSHTT với số tín chỉ và vị trí môn học cơ bản như nhau Điều này thé hiện tính liên

thông giữa các CTĐT.

2 Phân tích đối sánh chương trình dạy học ngành Luật - chuyên ngành LuậtSHTT với chương trình đào tạo ngành Luật hệ tiêu chuẩn

2.1 Đối sánh về kết cấu chương trình dạy học

STT Thời gian và kết cầu Ngành Luật Ngành Luật - chuyên

chương trình (hệ tiêu chuẩn) ngành Luật SHTT

1 Thoi gian dao tao 4 năm 4 nam

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp hoặc D vu ¬

6 „ š ; 9 tin chi 9 tin chi

các hoc phân thay thê

2.2 Đối sánh chỉ tiết chương trình dạy học với chương trình dạy học ngànhLuật hệ tiêu chuẩn

- Về khối kiến thức đại cương: trong phần các môn học bắt buộc chung, thay mônNgoại ngữ học phan 1 (3 tin chỉ) và Ngoại ngữ học phan 2 (4 tín chi) bang môn TiếngAnh nâng cao (3 tin chi) và Tiếng Anh pháp lý cơ bản (4 tin chỉ); phần tự chọn bổ sunghọc phần Tiếng Anh pháp lý nâng cao (2 tín chỉ) nhằm tập trung và tăng cường kiếnthức, kỹ năng dịch thuật, giao tiếp Tiếng Anh cho người học bởi SHTT trở thành vấn đềmang tính quốc tế, chủ thể và nội dung tư vấn các vấn đề về SHTT đa phần là có yếu tốnước ngoài như các doanh nghiệp đến từ các quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật Bản,

Hàn Quốc, cO hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam hoặc khách hàng Việt Nam

muốn mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh ra nước ngoài Bên cạnh

đó, khoa học, công nghệ không ngừng phát triển, nảy sinh rất nhiều vẫn đề mới mẻ vàphức tạp nên nhu cầu tìm hiểu các điều ước quốc tế, pháp luật cũng như thực tiễn bảo

hộ quyền SHTT tại các quốc gia trên thế giới để hoàn thiện pháp luật và triển khai bảo

hộ trên thực tế tại Việt Nam rất lớn Do vậy, sinh viên theo học chuyên ngành về SHTTđược trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng thành thạo Tiếng Anh đề có thê tự tin theođuôi lĩnh vực này

- Về khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, phần bắt buộc thay thế một số mônnhư Lịch sử nhà nước và pháp luật, Tội phạm học, Luật Tài chính, Luật Đất đai, Phápluật cộng đồng ASEAN; chuyển môn Luật Lao động, Công pháp quốc tế từ bắt buộcthành tự chọn 3 tín chỉ; chuyên môn 2 học phan 4 tin chỉ là Luật Hiến pháp và LuậtHành chính Việt Nam xuống 3 tín chỉ (¡ham khảo CTĐT ngành Luật Kinh tế ban hànhkèm theo Quyết định số 22620D-PHLHN ngày 30/06/2021) đề bỗ sung các môn họcliên quan trực tiếp đến chuyên ngành như Luật tố tụng hành chính (lién quan đến việcgiải quyết các vụ việc về khởi kiện quyết định cấp van bằng/từ choi cấp/chấm dứt, hủy

bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các

cơ quan thực thi như Quan ly thị trường, Thanh tra, Hải quan, ), Luật cạnh tranh va

bao vệ quyền lợi người tiêu dùng (ién quan đến việc xem xét và xử lý các hành vi cạnhtranh không lành mạnh, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng

vi phạm quyền SHTT, ) Ngoài ra, CTĐT chuyên ngành Luật SHTT chuyền học phần

Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực SHTT từ tự chọn thành bắt buộc nhằm cung cấp chongười học những kiến thức thực tế và kĩ năng cơ bản của hoạt động tư vấn trong lĩnhvực SHTT như: kĩ năng tiến hành các thủ tục đăng kí, xác lập quyền SHTT; kĩ năng tưvan trong hoạt động khai thác quyền SHTT; kĩ năng giải quyết tranh chấp về SHTT; kĩ

Trang 39

năng quản tri tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp, Bên cạnh đó, CTDT chuyên ngành

Luật SHTT cũng được kết cấu lại và xây dựng bổ sung các học phần chuyên sâu vềSHTT như Nhập môn SHTT, Pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan, Pháp luật

về quyền sở hữu công nghiệp, Quản lý TSTT, Tiếng Anh chuyên ngành Luật SHTT Cụthể, học phần Nhập môn Luật SHTT bắt buộc 3 tín chỉ giới thiệu các khái niệm, đặcđiểm, nguyên tắc, các bộ phận cầu thành quyền SHTT, đề cập đến chủ thể, nội dung,phạm vi quyền, căn cứ xác định hành vi xâm phạm và các biện pháp bảo vệ quyền SHTTnói chung Trên cơ sở đó, học phần Pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan sẽ đisâu phân tích các học thuyết, lich sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật vềquyền tác giả, quyền liên quan trong các điều ước quốc tế, pháp luật của một số quốcgia trên thế giới cũng như pháp luật hiện hành của Việt Nam, tập trung luận giải cănnguyên của các quy định và thực tiễn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan Sinh viên

sẽ được nghiên cứu, trao đôi, thảo luận và rút ra những kết luận về các vẫn đề thông quanhiều vụ việc đã được biên soạn một cách hợp lý, khoa học Bên cạnh đó, học phần Phápluật về quyền sở hữu công nghiệp sẽ tập trung nghiên cứu sâu quy định của pháp luật vàthực tiễn áp dụng dé giải quyết các van đề xoay quanh điều kiện bảo hộ, chủ thé, nộidung, giới hạn, xác lập, chuyền giao, xác định hành vi xâm phạm và các biện pháp bảo

vệ quyền sở hữu công nghiệp cụ thé Ngoài ra, hoc phan Quản lý tài sản trí tuệ cung cấpcho người học những kiến thức chuyên sâu về quản lý TSTT trong doanh nghiệp, các

cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, đồng thời cung cấp những kỹ năng thực tế trong xâydựng chiến lược SHTT, xây dựng kế hoạch quản lý TSTT, tiễn hành các thủ tục đăng

kí, xác lập quyền SHTT, khai thác thương mại quyền SHTT, giải quyết tranh chấp vàbảo vệ TSTT của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị liên quan Hơn nữa, học phần TiếngAnh chuyên ngành Luật SHTT được xây dựng nhăm trang bị cho người học nhiều thuậtngữ chuyên ngành, phục vụ cho công việc liên quan đến lĩnh vực SHTT, đặc biệt là cácthuật ngữ về khoa học, công nghệ, lập luận về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, tínhsáng tao của kiêu dang công nghiệp, dịch thuật các văn bản, quyết định, soạn thảo hợpđồng chuyên giao công nghệ

Trong phần tự chọn, môn Luật SHTT đã được thay đôi kết cấu và chuyên thànhmôn bắt buộc; lược bỏ môn Luật La Mã, Luật Bình đăng giới, Luật Nhà ở và bô sungthêm các học phần phù hợp với chuyên ngành SHTT như Pháp luật về khai thác, thươngmại hóa TSTT; Bảo hộ quyền SHTT trong môi trường thương mại điện tử Trong đó,học phần Pháp luật về khai thác, thương mại hóa TSTT sẽ cung cấp cho người học nhữngkiến thức chuyên sâu về khái niệm, đặc điểm của thương mại hóa TSTT, kỹ năng nhậndiện, tạo lập các TSTT có thé khai thác thương mại, các phương pháp định giá TSTT,nghiên cứu và làm bài tập thực hành về từng phương thức khai thác, thương mại hóaTSTT như chuyển giao quyền SHTT, li-xăng chéo, chuyển giao công nghệ, nhượng

Trang 40

quyền thương mại, thế chấp, góp vốn băng TSTT, vận dụng các quy định của pháp luật

dé thúc đây thương mại hóa các TSTT tại địa phương, doanh nghiệp, cơ sở dao tạo, việnnghiên cứu Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và Cuộccách mạng công nghiệp 4.0, việc bảo hộ quyền SHTT trong môi trường thương mại điện

tử cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức bởi môi trường này có những đặc trưng

nhất định, khác biệt với việc bảo hộ trong môi trường truyền thống Chính bởi vậy, họcphần Bảo hộ quyền SHTT trong môi trường thương mại điện tử sẽ trang bị cho ngườihọc những kiến thức và kỹ năng dé xử lý các van đề mới phát sinh, các biện pháp côngnghệ, kỹ thuật dé bảo hộ quyền SHTT trong môi trường thương mại điện tử

Đối với các môn kỹ năng, CTĐT chuyên ngành Luật SHTT dự kiến lược bỏ cáchọc phần Kỹ năng thâm định, thâm tra văn bản quy phạm pháp luật, Kỹ năng tư vấnpháp luật trong lĩnh vực lao động, Kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực đất đai, Kỹnăng tư vấn pháp luật thuế, tài chính doanh nghiệp dé phù hợp hơn với chuyên ngành

và bố sung thêm học phần Kỹ năng tranh tụng nghé luật, Kỹ năng tra cứu và khai thác

thông tin sở hữu công nghiệp.

Bảng đối sánh chi tiết các học phần trong CTĐT trình độ đại học ngành Luật hệtiêu chuẩn và CTĐT trình độ đại học ngành Luật - chuyên ngành Luật SHTT thể hiện

như sau:

Ngày đăng: 27/11/2024, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN