Ý nghĩa và tính thực tiễn của tiểu luận Tiểu luận này góp phần cung cấp một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về các quyđịnh pháp luật về giao dịch điện tử tại Việt Nam, qua đó giúp các cá n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN
Đề tài:
GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG
VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Môn học: Luật hợp đồng - Lý thuyết về
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Kinh tế Luật đã đưa bộ môn Luật hợp đồng vào chương trình đào tạo, đem lại nhiều kiến thứcquý giá cho sinh viên khối ngành kinh tế chúng em
-Suốt quá trình học tập và nghiên cứu môn Luật hợp đồng, chúng em đã maymắn được tiếp thu sự quan tâm và hướng dẫn tận tình của cô Những kiến thức giá trị,những phương pháp vận dụng lý thuyết vào thực tiễn mà cô truyền tải qua từng tiếthọc đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về môn học, đồng thời có những suy nghĩ rõ rànghơn về các vấn đề liên quan đến Luật hợp đồng Nhờ vậy, chúng em đã hoàn thành tốtbài tiểu luận này
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên bài tiểu luận không thểtránh khỏi những sai sót Chúng em mong nhận được những nhận xét, góp ý quý báu
từ cô để có thể chỉnh sửa và hoàn thiện bài viết tốt hơn
Cuối cùng, tập thể nhóm xin được chúc cô có thật nhiều sức khỏe, thành công
và hạnh phúc Và chúng em hy vọng sẽ tiếp tục được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm
từ cô trong tương lai
Trân trọng23
Tập thể nhóm2
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Trang 42 Nguyễn Hữu Nghĩa K224101272 Nội dung chương 1 100%
3 Phạm Võ Hoài Nam K224101269 Nội dung chương 2 100%
4 Bùi Đức Anh K224101234 Nội dung chương 3 100%
Nhóm trưởng : Lưu Công Bảo
SĐT : 0935741262
Email : baolc22410@st.uel.edu.vn
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Đặt vấn đề 6
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp luận 7
5 Ý nghĩa và tính thực tiễn của tiểu luận 7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 8
1.1 Khái niệm giao dịch điện tử 8
1.2 Các hình thức giao dịch điện tử 8
1.3 Vai trò của giao dịch điện tử 9
1.4 Chức năng của giao dịch điện tử 10
1.5 Quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử 11
1.5.1 Hiệu lực pháp lý của giao dịch điện tử và hợp đồng điện tử 11
1.5.2 Điều kiện để hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý, quy định về chứng thực và chữ ký điện tử 11
1.5.3 Các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử 12
Kết luận chương 1 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM 14
2.1 Hình thức và tiêu chuẩn 14
2.1.1 Chữ ký số 14
2.1.2 Chứng thực điện tử 15
2.2 Khung pháp lý và hành lang pháp lý 16
2.2.1 Khung pháp lý 16
2.2.2 Hành lang pháp lý 17
2.2.3 Tình huống minh họa 20
2.3 Vấn đề bảo mật và an toàn thông tin 21
2.3.1 Các quy định 21
2.3.2 Thách thức thực tiễn 22
2.3.3 Liên hệ trong việc giao dịch điện tử trên các sàn thương mại điện tử 23
Kết luận chương 2 24
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM 25
3.1 Hiệu quả của Bộ Luật Giao dịch Điện tử 25
3.2 Bất cập của Bộ Luật Giao dịch Điện tử 26
Trang 63.3 Kiến nghị về bộ luật giao dịch điện tử 27
Kết luận chương 3 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ, giaodịch điện tử đã trở thành phương thức giao dịch phổ biến không chỉ trong lĩnh vựckinh doanh mà còn trong các hoạt động hàng ngày của người dân Tại Việt Nam, cùngvới sự phát triển của thương mại điện tử, việc sử dụng giao dịch điện tử trong các lĩnhvực kinh tế và hành chính đã mang lại nhiều tiện ích Tuy nhiên, sự gia tăng nhanhchóng này cũng đặt ra những thách thức và yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng mộthành lang pháp lý vững chắc, nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật và công bằng cho cácbên tham gia giao dịch Do đó, nghiên cứu về các quy định pháp luật đối với giao dịchđiện tử tại Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong thời đại số
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng này là hàng loạt thách thứcphát sinh Các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, xácthực danh tính và an toàn trong giao dịch điện tử đang trở thành mối lo ngại lớn chocác bên tham gia Việc thiếu một hệ thống pháp lý đầy đủ và đồng bộ có thể dẫn đếnnhững rủi ro như lừa đảo trực tuyến, xâm phạm quyền riêng tư và mất an toàn chongười tiêu dùng Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng và hoàn thiệnkhung pháp lý, nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền lợi cho tất
cả các bên trong các giao dịch điện tử
Pháp luật Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầucủa nền kinh tế số, như Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Công nghệ thông tinnăm 2006, Luật An ninh mạng năm 2018 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa bao quát được toàn bộ cáckhía cạnh của giao dịch điện tử trong bối cảnh công nghệ không ngừng thay đổi Sựphát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, tiền mã hóa, hợp đồng thông minh vàtrí tuệ nhân tạo đã tạo ra nhiều mô hình giao dịch mới mà pháp luật hiện hành chưa thểđiều chỉnh đầy đủ Vì vậy, nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật hiện hành
về giao dịch điện tử, cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện là một vấn đề cấp thiết vàmang tính thực tiễn cao
Trong đề tài tiểu luận của nhóm lần này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu và phântích về thực trạng của “Giao dịch điện tử trong pháp luật hợp đồng Việt Nam” Qua đónhóm đưa ra một số ý kiến đề xuất đóng góp cho việc xây dựng và xây dựng trong Bộluật Giao dịch điện tử năm 2005
Trang 82 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của bài luận này là làm rõ các quy định pháp luật về giao dịch điện tửtrong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuấthoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:
- Phân tích các quy định hiện hành về giao dịch điện tử
- Đánh giá thực trạng và những hạn chế trong việc áp dụng các quy định này
- Đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về giao dịch điện tử
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tửtrong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các văn bản luật và dưới luật liên quanđến thương mại điện tử, giao dịch điện tử và an ninh mạng Phạm vi nghiên cứu giớihạn trong bối cảnh pháp luật Việt Nam hiện nay
4 Phương pháp luận
Bài luận sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh Phương phápphân tích được áp dụng để làm rõ nội dung các quy định pháp luật, trong khi phươngpháp tổng hợp được sử dụng để hệ thống hóa các quy định thành một khối kiến thức
có hệ thống Cuối cùng, phương pháp so sánh sẽ giúp đối chiếu các quy định tại ViệtNam với những quy định pháp luật nước ngoài nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp
5 Ý nghĩa và tính thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận này góp phần cung cấp một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về các quyđịnh pháp luật về giao dịch điện tử tại Việt Nam, qua đó giúp các cá nhân và doanhnghiệp hiểu rõ hơn về các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia giao dịch điện tử.Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng là cơ sở để tham khảo trong quá trình hoàn thiệnkhung pháp lý về giao dịch điện tử, giúp bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và thúcđẩy môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch trong thời đại số hóa
Trang 9CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Khái niệm giao dịch điện tử
Giao dịch điện tử là hoạt động trao đổi, ký kết và thực hiện các thỏa thuậnthông qua các phương tiện điện tử, bao gồm máy tính, điện thoại di động, internet vàcác mạng truyền thông Khác với các giao dịch truyền thống, giao dịch điện tử khôngyêu cầu sự hiện diện vật lý của các bên tham gia và thường được thực hiện qua các nềntảng trực tuyến Các hoạt động như mua bán, chuyển tiền, ký hợp đồng, và nộp hồ sơđều có thể được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi nhờ vào giao dịch điện tử Trongmột nền kinh tế số hóa, giao dịch điện tử là cầu nối quan trọng giữa các cá nhân, tổchức, và chính phủ
1.2 Các hình thức giao dịch điện tử
Giao dịch điện tử bao gồm nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức có nhữngđặc điểm riêng, nhưng tất cả đều mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cao cho người sửdụng Dưới đây là năm hình thức phổ biến:
+ Thương mại điện tử (e-commerce): Đây là hình thức giao dịch điện tử
phổ biến nhất, liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ qua mạng internet.Các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki là những ví dụ điểnhình, nơi người tiêu dùng có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi chỉ với một chiếcđiện thoại hoặc máy tính
+ Ngân hàng điện tử (e-banking): Ngân hàng điện tử giúp người dùng
thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, vàquản lý tài khoản mà không cần đến ngân hàng Ví dụ, khách hàng có thể sửdụng ứng dụng của ngân hàng như Vietcombank, Techcombank để chuyển tiềnchỉ với vài thao tác đơn giản
+ Chữ ký điện tử (e-signature): Chữ ký điện tử là cách thức xác nhận
danh tính của các bên tham gia giao dịch, thay thế cho chữ ký tay Chữ ký điện
tử thường được sử dụng trong các hợp đồng số và các văn bản pháp lý để đảmbảo tính toàn vẹn và tính xác thực của giao dịch
+ Hóa đơn điện tử (e-invoice): Đây là hình thức hóa đơn được phát hành,
xử lý và lưu trữ dưới dạng điện tử, giúp doanh nghiệp và người mua hàng tiếtkiệm thời gian và chi phí in ấn, lưu trữ hóa đơn giấy
+ Dịch vụ công trực tuyến (e-government): Chính phủ cung cấp các dịch
vụ hành chính trực tuyến như nộp thuế, đăng ký kinh doanh, và cấp giấy phépthông qua các cổng thông tin điện tử Điều này giúp giảm bớt thời gian và chiphí cho cả người dân và chính phủ
Một ví dụ ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày một cá nhân sử dụng dịch
vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng để chuyển khoản cho người khác Quy trìnhnày bao gồm xác thực bằng mã OTP và các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt để đảm
Trang 10bảo chỉ người thực hiện giao dịch mới có thể hoàn tất quá trình Sự thuận tiện vànhanh chóng của giao dịch này mang lại lợi ích lớn cho người dùng Tuy nhiên, đểđảm bảo an toàn, ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý về bảomật thông tin và xác thực giao dịch.
Một ví dụ khác là việc sử dụng hóa đơn điện tử trong doanh nghiệp Các công
ty có thể phát hành hóa đơn trực tuyến, giảm bớt thời gian và chi phí in ấn, lưu trữ.Việc sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ giúp quản lý dễ dàng hơn mà còn đảm bảotính hợp pháp và an toàn, nhờ các quy định về chữ ký điện tử và lưu trữ dữ liệu điệntử
1.3 Vai trò của giao dịch điện tử
Giao dịch điện tử không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn đóng vaitrò quan trọng đối với cả nhà nước và người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàndiện của nền kinh tế và xã hội
Đối với Nhà Nước:
Giao dịch điện tử giúp nhà nước tăng cường hiệu quả kinh tế thông qua việcgiảm thiểu chi phí hành chính và tối ưu hóa quy trình quản lý Việc triển khai các thủtục hành chính trực tuyến như đăng ký kinh doanh, khai thuế, và cấp giấy phép giúpnhà nước tiết kiệm nguồn lực và thời gian, đồng thời giảm thiểu sai sót do xử lý thủcông Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận dịch vụcông một cách nhanh chóng, thúc đẩy môi trường kinh doanh hiệu quả và minh bạch
Ngoài ra, giao dịch điện tử tạo điều kiện cho nhà nước mở rộng thương mạitoàn cầu và thu hút đầu tư nước ngoài Các nền tảng thương mại điện tử quốc tế giúpcác doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩytăng trưởng xuất khẩu và tạo công ăn việc làm trong nước Nhà nước có thể thông quacác hiệp định thương mại và chính sách khuyến khích thương mại điện tử để tạo lợithế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
Về mặt quản lý, giao dịch điện tử giúp nhà nước đảm bảo tính minh bạch vàgiảm thiểu rủi ro trong quá trình giám sát và kiểm tra Các công nghệ bảo mật như chữ
ký số, mã hóa dữ liệu, và xác thực điện tử giúp chính phủ theo dõi và quản lý giao dịchmột cách an toàn, giảm thiểu tình trạng gian lận thuế và hành vi vi phạm pháp luật Ví
dụ, các hệ thống quản lý thuế điện tử giúp cơ quan thuế kiểm tra và thu thập thông tin
về giao dịch kinh doanh, từ đó giảm thiểu các rủi ro và tăng cường nguồn thu cho ngânsách quốc gia
Trang 11Đối với Người Dân:
Giao dịch điện tử mang đến sự thuận tiện cho người dân trong các hoạt độngkinh tế hàng ngày, từ mua sắm, thanh toán hóa đơn đến thực hiện các dịch vụ côngtrực tuyến Nhờ có các dịch vụ giao dịch trực tuyến, người dân có thể tiết kiệm thờigian và chi phí đi lại khi không phải xếp hàng tại các cơ quan hành chính Ví dụ, việcthanh toán hóa đơn điện, nước hoặc nộp thuế trực tuyến giúp người dân thực hiện giaodịch dễ dàng chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại hoặc máy tính
Đồng thời, giao dịch điện tử tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thị trườngtoàn cầu một cách dễ dàng và thuận tiện hơn Người dân có thể mua sắm hàng hóa từnước ngoài, tiếp cận với nhiều lựa chọn sản phẩm với giá cả cạnh tranh Các sànthương mại điện tử như Shopee, Lazada hay các dịch vụ quốc tế như Amazon và eBaycho phép người dân tìm kiếm và đặt hàng quốc tế một cách nhanh chóng Điều nàygiúp nâng cao mức sống và mở rộng cơ hội tiếp cận các sản phẩm chất lượng cao từnhiều quốc gia khác nhau
Về mặt an toàn, giao dịch điện tử cũng giúp người dân giảm thiểu rủi ro khi sửdụng các công nghệ bảo mật hiện đại Các dịch vụ thanh toán trực tuyến, ví điện tửnhư MoMo, ZaloPay áp dụng mã OTP, mã hóa dữ liệu, giúp đảm bảo an toàn thông tin
cá nhân và tránh gian lận tài chính Với sự hỗ trợ của chữ ký điện tử, người dân có thểyên tâm hơn khi ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến màkhông lo lắng về tính pháp lý và rủi ro
1.4 Chức năng của giao dịch điện tử
Giao dịch điện tử giúp thực hiện các giao dịch kinh tế, mua bán hàng hóa vàdịch vụ một cách nhanh chóng, tiện lợi, mà không cần gặp mặt trực tiếp Nhờ các nềntảng trực tuyến và công nghệ kỹ thuật số, người mua và người bán có thể dễ dàng giaodịch ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào, tiết kiệm thời gian và chi phí Ví dụ, kháchhàng có thể mua sắm trực tuyến, thanh toán hóa đơn hoặc chuyển tiền chỉ với vài thaotác trên điện thoại di động Bên cạnh đó, giao dịch điện tử cũng giúp giảm thiểu chiphí vận hành thông qua việc tối ưu hóa quy trình và giảm bớt sự phụ thuộc vào các thủtục hành chính giấy tờ Đối với doanh nghiệp, các nền tảng thương mại điện tử giúpgiảm chi phí mặt bằng, nhân công và chi phí kho vận Đối với nhà nước, các hệ thốngdịch vụ công trực tuyến như đăng ký kinh doanh, khai thuế điện tử và cấp phép hoạtđộng giúp tiết kiệm nguồn lực và giảm gánh nặng cho hệ thống hành chính công Giaodịch điện tử còn cho phép doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng tiếp cận thị trường toàncầu Các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Alibaba, Shopee vàLazada giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia màkhông cần hiện diện vật lý tại các nước khác, tạo cơ hội kinh doanh mới và gia tăngthương mại quốc tế Đồng thời, giao dịch điện tử với các công nghệ bảo mật như chữ
ký số, mã hóa dữ liệu và xác thực OTP giúp đảm bảo tính minh bạch và giảm thiểu rủi
Trang 12ro pháp lý trong quá trình giao dịch Nhà nước và doanh nghiệp có thể quản lý, theodõi các giao dịch một cách rõ ràng, minh bạch, hạn chế tình trạng gian lận và các rủi roliên quan đến pháp lý Hơn nữa, giao dịch điện tử hỗ trợ nhà nước trong việc quản lý
và giám sát các hoạt động kinh tế hiệu quả hơn, giúp thu thập và xử lý thông tin vềhoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu thuế và quản lý tài chính công Điều nàycũng giúp chính phủ xây dựng chính sách quản lý kinh tế minh bạch, công bằng Cuốicùng, giao dịch điện tử mang đến trải nghiệm tiện lợi và đa dạng cho khách hàng.Khách hàng dễ dàng so sánh giá cả, tìm kiếm sản phẩm và mua sắm trực tuyến nhanhchóng, trong khi các dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến, chính sách hoàn trả linhhoạt và thanh toán an toàn nâng cao sự hài lòng và gắn bó của người tiêu dùng đối vớidoanh nghiệp
1.5 Quy định pháp luật liên quan đến giao dịch điện tử
1.5.1 Hiệu lực pháp lý của giao dịch điện tử và hợp đồng điện tử
Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế số, giao dịch điện tử đóng vai trò quan trọng,thay thế cho nhiều hình thức giao dịch truyền thống Hiệu lực pháp lý của giao dịchđiện tử được quy định trong Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn nhằmđảm bảo rằng giao dịch thực hiện qua phương tiện điện tử có giá trị tương đương vớigiao dịch trực tiếp bằng văn bản Điều này giúp củng cố niềm tin của các bên tham giavào tính pháp lý của giao dịch điện tử
Theo Điều 13 của Luật Giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử có hiệu lực pháp lý khi đápứng các điều kiện về tính toàn vẹn của thông tin và đảm bảo sự đồng ý của các bên.Điều này có nghĩa là các giao dịch điện tử phải đảm bảo rằng nội dung không bị thayđổi và các bên tham gia tự nguyện ký kết Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử cần được lưutrữ và truy xuất dễ dàng để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết
1.5.2 Điều kiện để hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý, quy định về chứng thực và chữ ký điện tử
Hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý khi đáp ứng các điều kiện nhất định,bao gồm chứng thực và chữ ký điện tử Theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của LuậtGiao dịch điện tử, chữ ký điện tử có hiệu lực khi đảm bảo tính toàn vẹn và tính xácthực của dữ liệu Chữ ký điện tử không chỉ giúp xác định danh tính của người ký màcòn bảo vệ tính bảo mật của giao dịch, tránh các trường hợp giả mạo
Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cũngđược quy định rõ ràng trong luật pháp, nhằm đảm bảo rằng chữ ký điện tử được chứngthực có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay Điều này giúp gia tăng mức độ tincậy và giảm thiểu rủi ro pháp lý cho các bên tham gia giao dịch điện tử
Trang 131.5.3 Các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử
Luật Giao dịch điện tử quy định rõ các hành vi bị cấm nhằm bảo vệ quyền lợi của cácbên tham gia và đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong giao dịch Theo Điều 12 củaLuật Giao dịch điện tử, các hành vi bị cấm bao gồm: gian lận, xâm phạm quyền riêng
tư, và sử dụng thông tin bất hợp pháp Các hành vi này không chỉ gây thiệt hại tàichính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các cá nhân và tổ chức tham gia
Cụ thể, hành vi giả mạo chữ ký điện tử hoặc can thiệp vào quá trình truyền dữ liệu là
vi phạm nghiêm trọng và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật Ngoài ra, việc sửdụng thông tin cá nhân trái phép hoặc lạm dụng dữ liệu cá nhân cũng bị nghiêm cấmnhằm bảo vệ quyền riêng tư của các bên trong giao dịch Những quy định này đóng vaitrò quan trọng trong việc tạo ra môi trường giao dịch điện tử an toàn và minh bạch
Kết luận chương 1
Giao dịch điện tử là một yếu tố không thể thiếu trong thời đại kinh tế số hóa, giúp kếtnối các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ, thúc đẩy hiệu quả và tiện lợi trong cáchoạt động kinh tế và hành chính Qua các quy định pháp lý về hiệu lực, chứng thực,chữ ký điện tử và các hành vi bị cấm, pháp luật Việt Nam đã tạo cơ sở vững chắc đểgiao dịch điện tử phát triển trong môi trường an toàn, minh bạch và công bằng
Các hình thức giao dịch điện tử như thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, và dịch vụcông trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian vàchi phí mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận thị trường toàncầu Việc đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu là yêu cầu cấp thiết nhằm xâydựng niềm tin cho các bên tham gia, đồng thời bảo vệ quyền lợi và sự an toàn tronggiao dịch
Sự phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử không chỉ thúc đẩy hiệu quả kinh tế màcòn góp phần hiện đại hóa nền hành chính công và khẳng định vai trò của Việt Namtrong xu hướng toàn cầu hóa Tuy nhiên, các bên tham gia cần tuân thủ nghiêm ngặtcác quy định pháp luật để bảo vệ lợi ích cá nhân cũng như góp phần xây dựng một hệsinh thái giao dịch điện tử bền vững
Trang 14CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM
b) Phân loại
Có 2 loại chữ ký số : công cộng và chuyên dùng công vụ, trong đó:
+ Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động côngcộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng
+ Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạtđộng công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùngcông vụ
c) Các yêu cầu về hình thức và tiêu chuẩn hợp pháp được quy định về chữ ký sốtrong giao dịch điện tử:
Theo khoản 3, điều 22, luật Giao dịch điện tử, chữ ký số là chữ ký điện tử đápứng đủ các yêu cầu sau đây:
+ Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối vớithông điệp dữ liệu;
+ Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữliệu được chấp thuận;
+ Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểmký;
+ Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bịphát hiện;
+ Phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số Trường hợp chữ ký sốchuyên dùng công vụ phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chứccung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ Trường hợp chữ
ký số công cộng phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cungcấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
+ Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bịtiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được
Trang 15dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất; không làm thay đổi
có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ chứng thực điện tử
b) Các yêu cầu về hình thức và tiêu chuẩn hợp pháp được quy định về chứng thựcđiện tử trong giao dịch điện tử
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thẩm quyền chứng thựcbản sao điện tử từ bản chính như sau:
+ Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc có thẩm quyền vàtrách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơquan, tổ chức của Việt Nam; cơ quan, tổ chức của nước ngoài; cơ quan, tổchức của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nướcngoài cấp hoặc chứng nhận
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm chứngthực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyềncủa Việt Nam cấp hoặc chứng nhận
Như vậy, có thể thấy, chứng thực điện tử dù là thực hiện thông qua hình thứctrực tuyến, tuy nhiên vẫn là do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo thựchiện, có giá trị pháp lý Nhà nước, pháp luật ghi nhận hình thức chứng thực là bởi tínhnhanh gọn, thủ tục đơn giản, mang tính hiện đại, phù hợp với nhu cầu đời sống ở thờibuổi công nghệ 4.0 như hiện nay Hình thức này sẽ giải quyết được các vấn đề về thờigian đi lại, tụ tập xếp hàng chờ đợi mà chất lượng vẫn được đảm bảo Bản sao điện tửđược cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừtrường hợp pháp luật quy định khác