1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm Đấu thầu Đề tài quy trình lựa chọn nhà thầu liên hệ thực tiễn việt nam

32 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Lựa Chọn Nhà Thầu Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Ái Liên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Chỉ định thầu Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: 1 Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-*** -BÀI TẬP NHÓM ĐẤU THẦU

ĐỀ TÀI:

QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Ái Liên

Hà Nội, 09/2024 MỤC LỤC

Trang 2

1.2.7 Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt 6

1.2.8 Tham gia thực hiện của cộng đồng 7

1.3 Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu 7

1.4 Sự cần thiết lựa chọn nhà thầu 8

1.5 Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu 9

1.6 Quy trình lựa chọn nhà thầu 11

1.6.1 Chuẩn bị đấu thầu 11

1.6.1.1 Chuẩn bị nhân sự 11

1.6.1.2 Sơ tuyển nhà thầu 12

1.6.1.3 Xác định danh sách ngắn đối với hình thức cạnh tranh hạn chế 13

1.6.2 Tổ chức lựa chọn nhà thầu 14

1.6.2.1 Thông báo mời thầu 15

1.6.2.2 Phát hành hồ sơ mời thầu 15

1.6.2.3 Gặp gỡ các nhà thầu trước khi nộp hồ sơ dự thầu 16

1.6.2.4 Tiếp nhận hồ sơ dự thầu 17

1.6.3.3 Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng 23

II LIÊN HỆ VIỆT NAM 24

2.1 Gói thầu Tổ chức Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 24

2.1.1 Thông tin gói thầu 24

2.1.2 Hình thức dự thầu 24

2.1.3 Quy trình lựa chọn nhà thầu 24

2.2 So sánh quy trình lựa chọn nhà thầu của WB-ADB và lựa chọn nhà thầu của các nhà đầu tư tại Việt Nam 27

2.3 Đánh giá về quá trình lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam 28

2.3.1 Ưu điểm 28

2.3.2 Nhược điểm 29

2.3.3 Đề xuất giải pháp 31

2.3.4 Kết luận 32

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà cung cấp (hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ)

mà trong đó bên mua và bên bán phải tuân thủ theo các quy định của tổ chức quản lýnguồn vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này

1.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu

1.2.1 Đấu thầu rộng rãi

Tại Điều 20 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đấu thầu rộng rãi như sau:

- Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạnchế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự

- Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnhcủa Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 LuậtĐấu thầu 2013

1.2.2 Đấu thầu hạn chế

Căn cứ Điều 21 Luật Đấu thầu 2013 quy định về đấu thầu hạn chế như sau:

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹthuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của góithầu

1.2.3 Chỉ định thầu

Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

(1) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra

do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước;

Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sứckhỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêmtrọng đến công trình liền kề;

Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng,chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

(2) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia,biên giới quốc gia, hải đảo;

(3) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phảimua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ,bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu,thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

(4) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xâydựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được

Trang 4

tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xâydựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tácgiả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

(5) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trựctiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật

nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

(6) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạnmức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiệnkinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

- Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu (2), (3), (4), (5), (6) phải đáp ứng đủcác điều kiện sau đây:

+ Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

+ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

+ Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

+ Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP,

EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

+ Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày

ký kết hợp đồng không quá 45 ngày;

Trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

+ Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầucủa cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

Lưu ý:

Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 LuậtĐấu thầu 2013 và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều 22 LuậtĐấu thầu 2013 nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quyđịnh tại các điều 20, 21, 23 và 24 Luật Đấu thầu 2013 thì khuyến khích áp dụng hìnhthức lựa chọn nhà thầu khác

- Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:+ Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;

+ Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bímật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

+ Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quảcao nhất theo quy định của Chính phủ

(Điều 22 Luật Đấu thầu 2013)

1.2.4 Chào hàng cạnh tranh

Căn cứ Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:

- Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theoquy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản

Trang 5

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹthuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng

+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phêduyệt

- Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt

+ Có dự toán được phê duyệt theo quy định

+ Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu

1.2.5 Mua sắm trực tiếp

Căn cứ Điều 24 Luật Đấu thầu 2013 quy định về mua sắm trực tiếp như sau:

- Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tựthuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác

- Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã

ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

+ Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với góithầu đã ký hợp đồng trước đó;

+ Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không đượcvượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồngtrước đó;

+ Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quảmua sắm trực tiếp không quá 12 tháng

- Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tụcthực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhàthầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ

sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó

1.2.6 Tự thực hiện

Căn cứ Điều 25 Luật Đấu thầu 2013 quy định về việc tự thực hiện như sau:

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trongtrường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính

và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu

1.2.7 Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể

áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22,

23, 24 và 25 Luật Đấu thầu 2013 thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủxem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Trang 6

1.2.8 Tham gia thực hiện của cộng đồng

Căn cứ Điều 27 Luật Đấu thầu 2013 quy định cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhómthợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu

đó trong các trường hợp sau đây:

- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảmnghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn;

- Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương

có thể đảm nhiệm

1.3 Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu

Căn cứ Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 quy định về thời gian trong quá trình lựa chọnnhà thầu:

- Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từngày nhận được báo cáo thẩm định;

- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được pháthành sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quantâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng, gửi thưmời thầu đến trước thời điểm đóng thầu;

- Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trongnước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâmđược phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu Nhà thầu phải nộp hồ sơ quan tâmtrước thời điểm đóng thầu;

- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trongnước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời sơ tuyểnđược phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự sơtuyển trước thời điểm đóng thầu;

- Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên

hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu Nhà thầu phải nộp hồ

sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu;

- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước

và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được pháthành đến ngày có thời điểm đóng thầu Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thờiđiểm đóng thầu;

- Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đềxuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể

từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kếtquả lựa chọn nhà thầu

Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đềxuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ

Trang 7

ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kếtquả lựa chọn nhà thầu.

Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuấtnhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án;

- Thời gian thẩm định tối đa là 20 ngày cho từng nội dung thẩm định:

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mờithầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơtrình;

- Thời gian phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ

sơ mời thầu tối đa là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơmời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầuhoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;

- Thời gian phê duyệt hoặc có ý kiến xử lý về kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu củabên mời thầu hoặc báo cáo thẩm định trong trường hợp có yêu cầu thẩm định;

- Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từngày có thời điểm đóng thầu;

Trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức haigiai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày cóthời điểm đóng thầu

Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dựthầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án;

- Thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mờithầu tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc

tế trước ngày có thời điểm đóng thầu;

Đối với sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu thì tối thiểu

là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu

Trường hợp thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ không đáp ứng quy định tại điểmnày, bên mời thầu thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu tương ứng bảo đảm quy định

về thời gian gửi văn bản sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mờithầu, hồ sơ yêu cầu;

- Thời hạn gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham

dự thầu theo đường bưu điện, fax là 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhàthầu được phê duyệt

1.4 Sự cần thiết lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện dự án vì

nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến độ và chi phí của dự án

Đầu tiên, chất lượng công việc là yếu tố hàng đầu cần xem xét Một nhà thầu cókinh nghiệm và uy tín sẽ đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng theo các tiêuchuẩn kỹ thuật và yêu cầu của dự án Chất lượng công việc không chỉ ảnh hưởng đến

Trang 8

kết quả cuối cùng mà còn phản ánh sự chuyên nghiệp và cam kết của nhà thầu đối với

dự án

Tiến độ thực hiện cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn nhà thầu Mộtnhà thầu có năng lực và nguồn lực đủ mạnh sẽ giúp dự án được hoàn thành đúng thờihạn Việc trễ tiến độ có thể dẫn đến những chi phí phát sinh không mong muốn và làmgián đoạn các kế hoạch tiếp theo của dự án Do đó, sự cam kết của nhà thầu trong việchoàn thành công việc đúng hạn là một yếu tố không thể bỏ qua

Chi phí là một yếu tố quan trọng khác khi lựa chọn nhà thầu Nhà thầu có khả năngkiểm soát chi phí và ngân sách hiệu quả sẽ giúp bạn tránh các khoản chi phí phát sinhkhông cần thiết Một đề xuất giá hợp lý và minh bạch từ nhà thầu có thể giúp bạnquản lý ngân sách dự án tốt hơn và đảm bảo rằng các khoản đầu tư được sử dụng mộtcách hiệu quả

Rủi ro và an toàn là những yếu tố cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình lựachọn nhà thầu Các nhà thầu có kinh nghiệm thường có các biện pháp kiểm soát rủi ro

và đảm bảo an toàn lao động tốt hơn Điều này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy

ra sự cố mà còn bảo vệ sức khỏe và an toàn cho đội ngũ lao động

Ngoài ra, việc tuân thủ quy định và hợp đồng cũng là một yếu tố quan trọng Nhàthầu cần phải tuân thủ các quy định pháp lý và các yêu cầu hợp đồng để tránh các vấn

đề pháp lý và đảm bảo rằng dự án được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn Việc lựachọn một nhà thầu có khả năng làm việc đúng quy định sẽ giúp đảm bảo sự thànhcông của dự án và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan

Khả năng phối hợp với các bên liên quan khác trong dự án cũng không kém phầnquan trọng Nhà thầu cần phải có khả năng giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm đểđảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phần của dự án Điều này giúp giảm thiểucác xung đột và đảm bảo rằng dự án được thực hiện một cách suôn sẻ và hiệu quả.Cuối cùng, danh tiếng và phản hồi từ các dự án trước đó của nhà thầu là những yếu

tố cần cân nhắc Các nhà thầu với danh tiếng tốt và phản hồi tích cực thường chứng tỏrằng họ có khả năng làm việc đáng tin cậy Điều này không chỉ giúp bạn yên tâm hơn

về chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm nhận được mà còn tăng cường sự tin tưởng vàonhà thầu

Tóm lại, việc lựa chọn nhà thầu là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến nhiều

yếu tố trong dự án Sự cân nhắc kỹ lưỡng và chọn lựa đúng đắn sẽ góp phần đảm bảothành công của dự án và sự hài lòng của khách hàng

1.5 Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu

Khi lựa chọn nhà thầu trong một quy trình đấu thầu, việc đánh giá dựa trên các tiêuchí chính là rất quan trọng để đảm bảo rằng dự án được thực hiện một cách hiệu quả

Trang 9

và đạt chất lượng mong muốn Các tiêu chí cơ bản bao gồm kỹ thuật, tài chính, nănglực, nhân sự, và máy móc thiết bị Mỗi tiêu chí đóng vai trò quan trọng và cần đượcxem xét một cách toàn diện để đưa ra quyết định lựa chọn chính xác.

Tiêu chí kỹ thuật là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình đánh giá nhàthầu Đánh giá kỹ thuật bao gồm việc xem xét phương pháp thiết kế và thực hiện củanhà thầu, đảm bảo rằng phương pháp này phù hợp với yêu cầu của dự án và có khảnăng thực hiện hiệu quả Bên cạnh đó, các giải pháp kỹ thuật mà nhà thầu đề xuất cầnđược đánh giá về độ khả thi và tính sáng tạo, đảm bảo rằng chúng đáp ứng được cácyêu cầu kỹ thuật cụ thể của dự án Kinh nghiệm và thành tích của nhà thầu trong các

dự án tương tự cũng là một yếu tố quan trọng, vì chúng giúp xác định khả năng thựchiện dự án một cách thành công

Tiêu chí tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng nhà thầu có đủkhả năng tài chính để thực hiện dự án Đánh giá tài chính bao gồm việc kiểm tra báocáo tài chính, bảng cân đối kế toán, và nguồn vốn của nhà thầu Những yếu tố nàygiúp xác định sự ổn định tài chính của nhà thầu và khả năng đáp ứng các yêu cầu tàichính của dự án Ngoài ra, giá đấu thầu của nhà thầu cũng cần được xem xét, mặc dùgiá thấp nhất không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất Cần phải đánh giá giá đấuthầu một cách hợp lý và phù hợp với ngân sách dự án, đồng thời đảm bảo rằng nhàthầu có khả năng quản lý chi phí và dự phòng tài chính hiệu quả

Năng lực của nhà thầu là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng dự án được thực hiệntheo đúng yêu cầu Đánh giá năng lực bao gồm việc xem xét trình độ kỹ thuật của nhàthầu, bao gồm khả năng thiết kế, thi công, và quản lý dự án Kinh nghiệm và thànhtích của nhà thầu trong các dự án tương tự cũng cần được đánh giá để xác định sự phùhợp với yêu cầu của dự án hiện tại Quy mô và kinh nghiệm của nhà thầu cần phải phùhợp với quy mô và yêu cầu của dự án, đảm bảo rằng nhà thầu có đủ khả năng thựchiện dự án thành công

Nhân sự là yếu tố quyết định đến chất lượng thực hiện dự án Đánh giá nhân sự baogồm việc xem xét trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của các nhân sự chủ chốttrong dự án, chẳng hạn như kỹ sư, quản lý dự án, và công nhân Đội ngũ quản lý cũngcần được đánh giá về khả năng điều phối, kiểm soát chất lượng, và quản lý tiến độ dự

án Hơn nữa, chương trình đào tạo và nâng cao trình độ của nhân sự cũng cần đượcxem xét để đảm bảo rằng đội ngũ nhân sự có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết

Việc đánh giá máy móc và thiết bị của nhà thầu là rất quan trọng để đảm bảo rằngthiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của dự án Đánh giá này bao gồm việc xem xét sốlượng, tình trạng và chất lượng của máy móc thiết bị Thiết bị cần phải được cập nhậtcông nghệ và có hiệu suất cao để đáp ứng yêu cầu của dự án Khả năng bảo trì và sửa

Trang 10

chữa thiết bị của nhà thầu cũng cần được xem xét để đảm bảo rằng thiết bị sẽ hoạtđộng ổn định trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Tóm lại, việc đánh giá nhà thầu dựa trên các tiêu chí kỹ thuật, tài chính, năng lực,nhân sự, và máy móc thiết bị là một quy trình toàn diện và cần thiết để đảm bảo rằng

dự án được thực hiện một cách hiệu quả và đạt chất lượng cao Mỗi tiêu chí cần đượcxem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định lựa chọn nhà thầu hợp lý và công bằng Quytrình này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng dự án mà còn giảm thiểu rủi ro và đảmbảo sự thành công của dự án

1.6 Quy trình lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu được tiến hành theo quy trình gồm 3bước: chuẩn bị đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, trong đó mỗibước lại có nhiều công việc khác nhau

Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Bước 3: Ký kết hợp đồng

1.6.1 Chuẩn bị đấu thầu

Chuẩn bị đấu thầu cho một gói thầu được tiến hành sau khi kế hoạch đấu thầu của

dự án được phê duyệt, hoặc sau khi gói thầu có liên quan đã thực hiện xong Các côngviệc có thể là: chuẩn bị nhân sự, sơ tuyển nhà thầu hoặc xác định danh sách ngắn(trong trường hợp cần thiết) và chuẩn bị HSMT Kết quả của bước này là: i) hìnhthành được nhóm nhân sự có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu (hình thành bênmời thầu trong trường hợp chủ đầu tư không đồng thời là bên mời thầu); ii) xác địnhnhững nhà thầu được tham gia đấu thầu (trong trường hợp cần thiết) và iii) HSMT đãđược hoàn thiện, phê duyệt và sẵn sàng cho việc lựa chọn nhà thầu

1.6.1.1 Chuẩn bị nhân sự

- Nguồn hình thành nhân sự cho đấu thầu

+ Một bộ phận chuyên trách: Đây là những người đã có sẵn trong cơ cấu tổ chức

của chủ đầu tư hoặc các đơn vị liên quan Họ có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc vềquy trình, thủ tục đấu thầu

+ Tổ chức tư vấn đấu thầu: Đây là các đơn vị bên ngoài được chủ đầu tư thuê để

thực hiện các công việc liên quan đến đấu thầu Họ thường có đội ngũ chuyên gia giàukinh nghiệm và các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp

Trang 11

+ Hình thành mới: Nhóm nhân sự được thành lập mới từ các nhân sự có sẵn của

chủ đầu tư kết hợp với việc thuê thêm tư vấn cá nhân nếu cần thiết Cách này thườnglinh hoạt và có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu cụ thể của từng gói thầu

- Yêu cầu đối với nhân sự

Hai yêu cầu cơ bản đối với nhân sự tham gia vào quá trình đấu thầu:

+ Trình độ chuyên môn: Nhân sự cần có kiến thức và kỹ năng phù hợp với đặc

điểm của gói thầu Ví dụ, đối với gói thầu xây dựng, nhân sự cần có kiến thức về kỹthuật xây dựng, quản lý dự án

+ Hiểu biết về đấu thầu: Nhân sự cần nắm vững các quy định, quy trình và thủ tục

đấu thầu, đặc biệt là các quy định của tổ chức sở hữu vốn cho gói thầu

- Nhiệm vụ của nhóm nhân sự

Nhóm nhân sự có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thành công của quá trìnhđấu thầu Các nhiệm vụ chính của nhóm bao gồm:

+ Thực hiện sơ tuyển: Trong một số trường hợp, nhóm nhân sự sẽ tiến hành sơ

tuyển các nhà thầu để lựa chọn những nhà thầu đủ năng lực tham gia đấu thầu

+ Soạn thảo hồ sơ mời thầu (HSMT): Đây là một trong những nhiệm vụ quan

trọng nhất HSMT phải đầy đủ, rõ ràng và đảm bảo tính công khai, minh bạch

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Nhóm nhân sự sẽ tổ chức các hoạt động đánh giá

hồ sơ dự thầu, lựa chọn nhà thầu trúng thầu và tiến hành đàm phán hợp đồng

Việc chuẩn bị một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và có đủ năng lực là yếu tố quyếtđịnh đến sự thành công của quá trình đấu thầu Nhóm nhân sự cần phải có sự phối hợpchặt chẽ, làm việc hiệu quả để đảm bảo các quy trình đấu thầu được thực hiện đúngquy định và đạt được kết quả tốt nhất

1.6.1.2 Sơ tuyển nhà thầu

Định nghĩa sơ tuyển nhà thầu: Là việc lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực

tham gia đấu thầu

Mục đích của sơ tuyển: Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng tính hấp dẫn cho

các nhà thầu có năng lực

Đối tượng áp dụng: Các gói thầu có yêu cầu kỹ thuật phức tạp hoặc quy mô lớn,

áp dụng hình thức cạnh tranh rộng rãi có sơ tuyển

Các công việc trong quá trình sơ tuyển: Chuẩn bị hồ sơ mời sơ tuyển, thông báo

mời sơ tuyển, phát hành hồ sơ, nhận hồ sơ dự tuyển, đánh giá hồ sơ và thông báo kếtquả

Trang 12

Quy trình thực hiện sơ tuyển nhà thầu

1.6.1.3 Xác định danh sách ngắn đối với hình thức cạnh tranh hạn chế

Trong hình thức cạnh tranh hạn chế, việc lập danh sách ngắn các nhà thầu là mộtbước quan trọng Danh sách này bao gồm những nhà thầu có đủ năng lực và mongmuốn tham gia dự thầu Mục đích của việc này là để giới hạn số lượng nhà thầu thamgia, từ đó tập trung vào những đơn vị có khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của dự án

Số lượng nhà thầu trong danh sách ngắn không phải là một con số cố định mà phụthuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy định của pháp luật, tính chất của dự án và sốlượng nhà thầu có đủ năng lực trên thị trường Mỗi quốc gia và mỗi dự án sẽ có quyđịnh riêng về số lượng tối thiểu nhà thầu trong danh sách ngắn

Để đưa một nhà thầu vào danh sách ngắn, bên mời thầu cần xem xét kỹ năng lực vàmong muốn của nhà thầu đó Năng lực bao gồm kinh nghiệm, tài chính, thiết bị vànhân lực Mong muốn thể hiện qua việc nhà thầu có thực sự quan tâm và sẵn sàngtham gia dự thầu hay không

Đối với những gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc giá trị lớn, việc xác định nănglực của nhà thầu càng trở nên quan trọng Bên mời thầu cần thu thập nhiều thông tin

từ nhiều kênh khác nhau để đảm bảo đưa ra quyết định chính xác

Việc xác định danh sách ngắn trong đấu thầu hạn chế gặp phải khó khăn đầu tiên làviệc thu thập thông tin về các nhà thầu Thông tin về nhà thầu thường không đầy đủ,chính xác và cập nhật, đặc biệt là đối với các nhà thầu ở các quốc gia đang phát triển.Điều này gây khó khăn cho bên mời thầu trong việc đánh giá năng lực và uy tín củanhà thầu

Quá trình xác định danh sách ngắn cũng chịu ảnh hưởng từ các mối quan hệ và sựthiếu thống nhất trong nội bộ bên mời thầu Các mối quan hệ cá nhân có thể tác độngđến quyết định đưa một nhà thầu vào danh sách ngắn Ngoài ra, sự thiếu thống nhấttrong quan điểm của các thành viên trong ban mời thầu cũng gây khó khăn cho việcđưa ra danh sách cuối cùng

Đối với một số lĩnh vực đặc thù, số lượng nhà thầu hoạt động trên thị trường rất hạnchế Điều này gây khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu về số lượng nhà thầutrong danh sách ngắn

Trang 13

Trong quá trình xác định danh sách ngắn, đặc biệt khi số lượng nhà thầu tiềm nănghạn chế, bên mời thầu cần chuẩn bị đầy đủ các căn cứ để giải trình cho các bên liênquan Việc này bao gồm việc chuẩn bị lý do tại sao chỉ chọn một số nhà thầu cụ thểvào danh sách, đồng thời phải đảm bảo rằng quyết định này tuân thủ các quy định vànguyên tắc của đấu thầu.

Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình đấu thầu, danh sách ngắncần được công khai trước khi tiến hành các bước tiếp theo Việc công khai này giúpmọi bên liên quan nắm rõ thông tin và có cơ hội để đưa ra ý kiến phản hồi nếu cầnthiết

Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi gói thầu có tính chất đặc thù, số lượng nhàthầu đáp ứng đủ yêu cầu có thể rất hạn chế Khi đó, bên mời thầu chỉ có thể lựa chọn

từ số ít nhà thầu còn lại để đưa vào danh sách ngắn Tuy nhiên, việc lựa chọn này vẫnphải tuân thủ các quy định và nguyên tắc của đấu thầu

1.6.2 Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Sau khi các công việc chuẩn bị đấu thầu được thực hiện xong, tùy theo phươngthức đấu thầu áp dụng cho gói thầu, bên mời thầu tiến hành công việc tổ chức lựachọn nhà thầu theo một trong hai quy trình sau

1.6.2.1 Thông báo mời thầu

Trang 14

Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, thông báo mời thầu đóng vai trò vôcùng quan trọng Đây là một tài liệu chính thức được ban hành bởi chủ đầu tư hoặcđơn vị quản lý dự án nhằm thông báo rộng rãi đến các nhà thầu về việc cần tìm nhàthầu thực hiện một gói thầu cụ thể Thông báo mời thầu cung cấp những thông tin chitiết về dự án, giúp các nhà thầu có cái nhìn tổng quan và đánh giá khả năng tham gia.Mục tiêu chính của thông báo mời thầu là tạo ra một sân chơi công bằng cho cácnhà thầu, qua đó lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm và giá cả hợp lýnhất để thực hiện dự án Bên cạnh đó, thông báo mời thầu còn giúp đảm bảo tính minhbạch, công khai trong quá trình lựa chọn nhà thầu, hạn chế tối đa tình trạng tiêu cực.Một thông báo mời thầu tiêu chuẩn thường bao gồm các nội dung sau:

- Thông tin chung về gói thầu: Tên gói thầu, mã số gói thầu, tên dự án, phạm vi

công việc, yêu cầu kỹ thuật, nguồn vốn…

- Thông tin về bên mời thầu: Tên, địa chỉ, người đại diện, thông tin liên hệ…

- Thời gian và địa điểm: Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu, thời gian đóng thầu,

địa điểm nhận hồ sơ…

- Yêu cầu đối với nhà thầu: Kinh nghiệm, năng lực tài chính, nhân sự, thiết bị…

- Hồ sơ mời thầu: Các tài liệu cần thiết để nhà thầu tham khảo và chuẩn bị hồ sơ

dự thầu

- Các thông tin khác: Cách thức nộp hồ sơ, địa điểm mở thầu, tiêu chí đánh giá…

Thông báo mời thầu đóng vai trò quan trọng đối với cả bên mời thầu và nhà thầu.Đối với bên mời thầu, thông báo này giúp thu hút được nhiều nhà thầu có năng lực,đảm bảo tính cạnh tranh của quá trình lựa chọn Đối với nhà thầu, thông báo mời thầucung cấp cơ sở để đánh giá khả năng tham gia dự thầu và chuẩn bị hồ sơ dự thầu mộtcách đầy đủ và chính xác

Thông báo mời thầu là một công cụ quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu.Việc soạn thảo và ban hành thông báo mời thầu một cách khoa học, chặt chẽ sẽ gópphần đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả trong quá trình thực hiện các dự

án đầu tư

1.6.2.2 Phát hành hồ sơ mời thầu

Việc phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT) là một bước quan trọng trong quá trình lựachọn nhà thầu HSMT cung cấp thông tin chi tiết về gói thầu, giúp các nhà thầu hiểu

rõ yêu cầu của dự án và quyết định có tham gia dự thầu hay không Thời gian và cáchthức phát hành HSMT có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình đấu thầu, đồngthời cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu

Trang 15

Có hai quan điểm chính về thời gian phát hành HSMT Quan điểm thứ nhất chorằng nên phát hành HSMT càng muộn càng tốt, đến tận thời điểm đóng thầu Điều nàygiúp thu hút được nhiều nhà thầu tham gia và tăng cơ hội lựa chọn cho bên mời thầu.Quan điểm thứ hai cho rằng thời gian phát hành HSMT nên ngắn để tránh lãng phí vàtạo động lực cho nhà thầu Tuy nhiên, phần lớn các bên mời thầu hiện nay đều ủng hộquan điểm thứ nhất.

Các vấn đề cần lưu ý khi phát hành HSMT

Chất lượng HSMT: HSMT phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ thông tin, rõ ràng

và dễ hiểu để các nhà thầu có thể nắm bắt được yêu cầu của dự án

Cách thức phát hành: HSMT có thể được phát hành qua nhiều hình thức như bưu

điện, trực tiếp hoặc tải xuống từ trang thông tin điện tử

Trả lời thắc mắc của nhà thầu: Bên mời thầu cần sẵn sàng giải đáp các thắc mắc

của nhà thầu để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của quá trình đấu thầu

Việc tổ chức gặp gỡ các nhà thầu trước khi nộp hồ sơ dự thầu là một hoạt động bổsung, giúp làm rõ các thông tin trong HSMT và tạo cơ hội cho nhà thầu trao đổi vớibên mời thầu Tuy nhiên, hoạt động này không bắt buộc và chỉ được thực hiện khi cầnthiết

Việc phát hành HSMT là một bước quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu.Thời gian và cách thức phát hành HSMT có ảnh hưởng lớn đến kết quả của quá trìnhđấu thầu Bên mời thầu cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố để đưa ra quyết định phùhợp, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệu quả của quá trình lựa chọn nhà thầu

1.6.2.3 Gặp gỡ các nhà thầu trước khi nộp hồ sơ dự thầu

Việc tổ chức gặp gỡ các nhà thầu trước khi nộp hồ sơ dự thầu (HSDT) là một hoạtđộng quan trọng nhằm tạo điều kiện cho bên mời thầu và các nhà thầu trao đổi, làm rõcác vấn đề liên quan đến gói thầu Mục tiêu chính của buổi gặp gỡ là giúp các nhàthầu hiểu rõ hơn về yêu cầu của dự án, giải đáp các thắc mắc, đồng thời giúp bên mờithầu nắm bắt được những quan điểm và đề xuất của các nhà thầu

Nội dung trao đổi trong buổi gặp gỡ thường tập trung vào việc làm rõ các quy địnhtrong HSMT, đặc biệt là những quy định gây khó hiểu hoặc có thể gây tranh cãi Cácnhà thầu có thể đặt câu hỏi về các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn đánh giá, thời gian thựchiện, thủ tục hành chính, và các vấn đề liên quan đến điều kiện thi công Bên mời thầu

sẽ cung cấp những thông tin bổ sung, giải thích rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằngtất cả các nhà thầu đều hiểu rõ yêu cầu của dự án

Buổi gặp gỡ giúp các nhà thầu có cơ hội hiểu rõ hơn về dự án, từ đó chuẩn bịHSDT một cách tốt nhất Qua việc trao đổi trực tiếp với bên mời thầu, các nhà thầu có

Trang 16

thể đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện HSMT, đảm bảo tính khả thi và hiệuquả của dự án Đồng thời, buổi gặp gỡ cũng giúp các nhà thầu nắm bắt được nhữngthông tin mới nhất về dự án, từ đó điều chỉnh kế hoạch và nguồn lực để tham gia dựthầu một cách hiệu quả.

Đối với bên mời thầu, buổi gặp gỡ giúp đánh giá được mức độ quan tâm của cácnhà thầu đối với gói thầu, đồng thời nắm bắt được những khó khăn và vướng mắc màcác nhà thầu gặp phải Từ đó, bên mời thầu có thể điều chỉnh HSMT cho phù hợp,đảm bảo tính công bằng và minh bạch của quá trình lựa chọn nhà thầu Ngoài ra, buổigặp gỡ cũng giúp bên mời thầu nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các nhàthầu để hoàn thiện dự án

Thời gian và hình thức tổ chức buổi gặp gỡ thường được quy định trong HSMT.Thông thường, buổi gặp gỡ sẽ được tổ chức trước khi thời hạn nộp HSDT một khoảngthời gian nhất định Hình thức tổ chức có thể là gặp mặt trực tiếp, hội thảo trực tuyếnhoặc kết hợp cả hai

Việc tổ chức gặp gỡ các nhà thầu trước khi nộp HSDT là một hoạt động cần thiết vàhiệu quả trong quá trình lựa chọn nhà thầu Buổi gặp gỡ giúp tăng tính minh bạch,công bằng và hiệu quả của quá trình đấu thầu, đồng thời giúp các nhà thầu có cơ hộihiểu rõ hơn về dự án và chuẩn bị HSDT một cách tốt nhất

1.6.2.4 Tiếp nhận hồ sơ dự thầu

Thời điểm đóng thầu là thời hạn cuối cùng mà các nhà thầu được phép nộp hồ sơ

dự thầu (HSDT) Có nhiều hình thức tiếp nhận HSDT, bao gồm: trực tiếp, qua đườngbưu điện, hoặc qua hệ thống điện tử Mỗi hình thức có những ưu nhược điểm khácnhau và cần tuân thủ các quy định cụ thể Việc tiếp nhận HSDT qua đường bưu điệnthường được sử dụng khi khối lượng HSDT lớn hoặc nhà thầu ở xa Khi tiếp nhậnHSDT qua đường bưu điện, bên mời thầu kiểm tra và ghi lại số lượng cũng như tìnhtrạng bưu phẩm chứa HSDT trước khi mở thầu Nếu nhận trực tiếp HSDT từ nhà thầu,bên mời thầu lập biên bản nhận HSDT, ghi rõ thời gian tiếp nhận, số lượng và tìnhtrạng niêm phong HSDT

Có hai quan điểm khác nhau về việc các HSDT nộp sau thời hạn đóng thầu có đượcchấp nhận hay không Quan điểm thứ nhất cho rằng bất kỳ HSDT nào nộp sau thờiđiểm đóng thầu đều không được chấp nhận, nhằm đảm bảo tính công bằng trong quátrình đấu thầu Các HSDT nộp muộn sẽ được bên mời thầu gửi trả lại cho nhà thầu.Theo quan điểm này, nhà thầu phải tự chịu trách nhiệm nếu rủi ro có thể ảnh hưởngđến việc nộp HSDT (ví dụ: yếu tố tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, động đất; yếu tố chínhtrị như biểu tình, đình công hoặc các yếu tố khác như ách tắc giao thông, người

Ngày đăng: 27/11/2024, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w