Khái niệm , vai trò , yêu cầu của hồ sơ mời thầu xây lắp của Việt Nam 1.1.1 Khái niệm về hồ sơ mời thầu Theo Khoản 29 Điều 3 Luật đấu thầu 2013 thì Hồ sơ mời thầu được hiểu là toàn bộ tà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
HỌC PHẦN: Đấu thầu
ĐỀ TÀI:Nội dung soạn thảo hồ sơ mời thầu xây lắp Liên hệ thực tiễn Việt Nam Lớp học phần: DTKT1133(124)_08 Đấu thầu
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Ái Liên
Thành viên nhóm 8 :
Hà Nội, 9/2024
Trang 2MỤC LỤ
C
Chương 1 : Tổng quan về hồ sơ mời thầu và hồ sơ mời thầu xây lắp 1
1.1 Khái niệm , vai trò , yêu cầu của hồ sơ mời thầu xây lắp của Việt Nam1 1.1.1 Khái niệm về hồ sơ mời thầu 1
1.1.2. Vai trò của hồ sơ mời thầu 1
1.1.3 Yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu 2
1.2 Nội dung của hồ sơ mời thầu xây lắp 3
1.2.1 Thông tin chung 3
1.2.2 Thông tin cụ thể 7
1.2.3 Hợp đồng 9
Chương 2 : Liên hệ thực tiễn Việt nam 10
2.1 Tình hình thực tiễn của Việt Nam 10
2.1.1 Kết cấu hồ sơ mời thầu xây lắp của Việt Nam 10
2.1.2 So sánh kết cấu của hồ sơ mời thầu xây lắp của Việt Nam và hồ sơ mời thầu xây lắp sử dụng vốn tài trợ của ADB/WB 12
2.2 Một số hạn chế của nội dung hồ sơ mời thầu xây lắp 14
2.3 Giải pháp kiến nghị 15
Tài liệu tham khảo 17
Trang 3CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ MỜI THẦU VÀ HỒ SƠ MỜI THẦU XÂY LẮP
1.1 Khái niệm , vai trò , yêu cầu của hồ sơ mời thầu xây lắp của Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về hồ sơ mời thầu
Theo Khoản 29 Điều 3 Luật đấu thầu 2013 thì Hồ sơ mời thầu được hiểu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho tất cả các hình thức đấu thầu ( bao gồm hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế), hồ sơ mời thầu bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu mà bên mời thầu đặt ra dựa trên yêu cầu của dự án để làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu sẽ nhận hồ sơ dự thầu, sau đó bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để tiến hành thực
hiện gói thầu.
1.1.2. Vai trò của hồ sơ mời thầu
HSMT là tài liệu do bên mời thầu chuẩn bị và phát hành cho các nhà thầu khi tham gia đấu
thầu HSMT chứa các nội dung cần thiết đối với các nhà thầu như:
điều kiện cần đáp ứng khi tham gia đấu thầu,
các công việc cần phải thực hiện trong phạm vi gói thầu,
phương pháp đánh giá HSDT,
hợp đồng thực hiện gói thầu
…
HSMT có vai trò rất quan trọng đối với các bên có liên quan, bao gồm: bên mời thầu, các
nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu và nhà tài trợ Mặc dù hoạt động đấu thầu chịu tác động của nhiều yếu tố, song xét từ góc độ chủ quan của bên mời thầu thì HSMT được coi là yếu tố quyết định chất lượng của việc lựa chọn nhà thầu
Với các nội dung như đã nêu ở trên, HSMT là căn cứ để các nhà thầu chuẩn bị HSDT và là căn cứ để bên mời thầu đánh giá HSDT Điều đó có nghĩa rằng: nhà thầu chỉ cần chuẩn bị HSDT theo đúng những yêu cầu trong HSMT, còn bên mời thầu trong quá trình đánh giá HSDT chỉ được sử dụng phương pháp đánh giá HSDT cùng với những tiêu chuẩn đánh giá
đã đưa ra trong HSMT, kể cả khi những tiêu chuẩn này chưa thật sự hợp lý
HSMT có thể ví như "đề thi" trong một cuộc thi mà ở đó bên mời thầu là ban giám khảo, còn các nhà thầu là các thí sinh Vì vậy, những thông tin trong HSMT phải giúp các nhà thầu đưa
ra quyết định có tiếp tục chuẩn bị HSDT sau khi đã nghiên cứu HSMT hay không, và nếu
Trang 4tiếp tục chuẩn bị HSDT thì chuẩn bị như thế nào để đạt kết quả tốt nhất Trong quá trình nghiên cứu HSMT, các nhà thầu cũng có thể đề xuất với bên mời thầu những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung nhằm hoàn thiện hơn HSMT Tuy nhiên, bên mời thầu có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận những đề xuất này
Với các nhà tài trợ và cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu HSMT là căn cứ
để tổ chức này kiểm soát bên mời thầu về sự tuân thủ các nguyên tắc đấu thầu, cũng như các quy định về đấu thầu để kịp thời ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra HSMT không được kiểm soát một cách chặt chẽ về nội dung có thể dẫn tới tình trạng thông đồng giữa bên mời thầu với một hoặc một vài nhà thầu nào đó, làm ảnh hưởng đến các nguyên tắc cạnh tranh, công bằng và giảm hiệu quả sử dụng vốn
Những phân tích trên đây cho thấy rằng: HSMT là yếu tố quyết định cho sự thành công của
quá trình lựa chọn nhà thầu Do đó, HSMT cần phải được chuẩn bị một cách khoa học và phù hợp với thực tế của gói thầu trước khi tiến hành lựa chọn nhà thầu
1.1.3 Yêu cầu đối với hồ sơ mời thầu
Với vai trò quan trọng là "đề thi" cho một cuộc thi, HSMT phải đáp ứng các yêu cầu
về nội dung cũng như về hình thức:
Về nội dung, HSMT cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cần thiết cho nhà thầu, thông tin trong các phần
nội dung phải nhất quán, chính xác, tránh gây ra sự hiểu nhầm cho các nhà thầu Việc cung cấp thiếu thông tin sẽ khiến nhà thầu không đủ căn cứ để chuẩn bị HSDT hoặc HSDT được chuẩn bị thiếu Cụ thể, điều này cũng sẽ khiến bên mời thầu gặp khó khăn khi đánh giá HSDT.
Các yêu cầu đặt ra đối với nhà thầu cũng như đối với sản phẩm do nhà thầu cung cấp phải rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi
Hệ thống tiêu chí đánh giá HSDT phải được thiết kế một cách hợp lý, số lượng tiêu chí đủ để phản ánh các khía cạnh của HSDT
Tạo được sự cạnh tranh giữa các nhà thầu
Phát huy tính sáng tạo của nhà thầu,
Đảm bảo mục tiêu thực hiện dự án.
Việc đồng thời đáp ứng tốt các yêu cầu trên là không đơn giản Đôi khi, người soạn thảo HSMT muốn cung cấp thông tin một cách cụ thể nhất cho các nhà thầu, nhưng
Trang 5việc làm này lại ảnh hưởng đến nguyên tắc cạnh tranh Trong một số trường hợp, thậm chí người soạn thảo còn có thể bị nghi ngờ thông đồng để tạo điều kiện ưu tiên hơn cho nhà thầu nào đó
Về hình thức, HSMT bao gồm nhiều phần nội dung có liên quan, liên kết thông tin với nhau Vì vậy, cần được trình bày một cách khoa học để nhà thầu dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Nhằm chuẩn hóa công tác chuẩn bị HSDT, các nhà tài trợ và chính phủ các quốc gia thường quy định mẫu HSMT cho từng loại gói thầu (gói thầu tư vấn, xây lắp, hàng hóa, quy mô nhỏ, ) Tuy nhiên, chất lượng của HSMT vẫn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức nghề nghiệp của những người trực tiếp tham gia chuẩn bị Chuẩn bị HSMT được coi là một trong các dịch vụ
tư vấn của dự án đầu tư, nên HSMT là sản phẩm của gói thầu tư vấn chuẩn bị HSMT.
1.2 Nội dung của hồ sơ mời thầu xây lắp
1.2.1 Thông tin chung
1.2.2.1 Chỉ dẫn với nhà thầu
Chỉ dẫn về tính hợp lệ của nguyên vật liệu, vật tư
Bên mời thầu cần đưa ra các quy định về sự rõ ràng của nguồn gốc xuất xứ cũng như các bằng chứng về nguồn gốc xuất xứ
Các loại chứng thực: chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng, vận đơn, các tài liệu kỹ thuật có liên quan,
Chỉ dẫn về hình hình thức và giá trị của bảo đảm dự thầu
Bảo đảm dự thầu: khoản đặt cọc mà các nhà thầu phải nộp cho bên mời thầu khi tham gia đấu thầu để đảm bảo rằng các nhà thầu sẽ tham gia nghiêm túc Khoản đặt cọc này sẽ được trả lại cho các nhà thầu không trúng thầu và không vi phạm những cam kết hoặc các quy định cụ thể Bảo đảm dự thầu phải được nộp cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu, có thể nộp cùng hoặc không cùng các tài liệu khác của HSDT
Hình thức Bảo đảm dự thầu: Tiền mặt, giấy bảo lãnh của ngân hàng, các giấy tờ có giá trị khác
Hình thức giấy bảo lãnh của ngân hàng được áp dụng phổ biến nhất vì thuận lợi hơn cho các bên tham gia Trong khi đó, hình thức tiền mặt không được khuyến khích áp dụng
Trang 6Giá trị bảo đảm mời thầu: quá lớn có thể khiến các nhà thầu gặp khó khăn khi phải thu xếp tài chính để có được bảo đảm dự thầu, và điều này giảm bớt tính hấp dẫn của gói thầu Thông thường, nhiều quốc gia và nhà tài trợ đưa ra mức giá trị tối đa của bảo đảm dự thầu không lớn hơn 3% giá gói thầu
Chỉ dẫn về hình thức và giá trị của bảo đảm thực hiện hợp đồng
Bảo đảm thực hiện hợp đồng: khoản đặt cọc mà nhà thầu trúng thầu phải thực hiện đối với chủ đầu tư sau khi ký kết hợp đồng, nhằm đảm bảo nhà thầu thực hiện hợp đồng nghiêm túc.
Hình thức Bảo đảm thực hiện hợp đồng: giấy bảo lãnh của ngân hàng, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài nước
Giá trị của bảo đảm thực hiện hợp đồng: tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng Tỷ lệ này không nên quá cao vì có thể sẽ gây khó khăn về tài chính cho nhà thầu trúng thầu (2-10%)
1.2.1.2 Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu
Lựa chọn phương pháp đánh giá
Phương pháp dựa trên cơ sở giá đánh giá
Lựa chọn nhà thầu: nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và có giá đánh giá thấp nhất. Giá đánh giá: giá dự thầu của nhà thầu sau khi được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ giảm giá, đổi ra đồng tiền chung và đưa về mặt bằng so sánh
Mặt bằng so sánh: mặt bằng gồm các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, tiến độ, thương mại Phù hợp với các gói thầu có tính chất kỹ thuật từ mức tương đối phức tạp trở lên hoặc gói thầu quốc tế
Ưu điểm: có tính đến nhiều yếu tố, giúp việc lựa chọn nhà thầu khách quan hơn
Nhược điểm: các HSDT có nhiều khác biệt và mặt bằng so sánh không phải lúc nào cũng dễ lượng hóa thành tiền
Giá đánh giá làm căn cứ để so sánh đề xuất tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật Giá này không có vai trò trong thương thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng
Trang 7Phương pháp dựa trên cơ sở giá thấp nhất
Lựa chọn nhà thầu: nhà thầu đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và có giá dự thầu thấp nhất sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và giảm giá
So với phương pháp dựa trên cơ sở giá đánh giá, phương pháp này bỏ qua việc đưa giá của các nhà thầu về cùng một mặt bằng so sánh
Phù hợp với những gói thầu có tính chất đơn giản, các nhà thầu sẽ đề xuất việc thực hiện gói thầu với các điều kiện tương tự như nhau về kỹ thuật, tiến độ, thương mại, tài chính
Ví dụ: Các gói thầu xây lắp những công trình có tính chất kỹ thuật rất đơn giản như làm một con đường giao thông liên xã ở nông thôn, xây cây cầu nhỏ qua sông hẹp hoặc xây dựng trường tiểu học với quy mô nhỏ
Phương pháp dựa trên điểm tổng hợp
Khi áp dụng phương pháp đánh giá này, bên mời thầu lựa chọn nhà thầu có điểm tổng hợp-tính toán trên cơ sở kết hợp điểm cho đề xuất kỹ thuật và điểm cho đề xuất tài chính. Trong ba phương pháp thì đây là phương pháp ít được áp dụng nhất
Xác định tiêu chí đánh giá
Nhóm tiêu chí đánh giá sơ bộ: tính hợp lệ của HSDT, kinh nghiệm và năng lực của nhà
thầu
Cách đánh giá: Đạt/ Không đạt
Ví dụ về tiêu chí đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu
cầu
Kinh nghiệm của nhà thầu
Trang 8Kinh nghiệm chung về thi công
Số năm hoạt động trong lĩnh vực của gói thầu
Từ 04 năm trở lên
Kinh nghiệm thi công các gói thầu tương tự trong ba năm
gần đây
Từ 02 gói thầu trở lên
Nhóm tiêu chí đánh giá đề xuất kỹ thuật của hồ sơ dự thầu: tính hợp lý và khả thi của
giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công; các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy; đảm bảo tiến độ; các điều kiện bảo hành, bảo trì Cách đánh giá: Đạt/ Không đạt hoặc chấm điểm
Ví dụ về tiêu chí đánh giá kỹ thuật bằng phương pháp chấm điểm
đa
Kỹ thuật, chất lượng vật tư vật liệu xây dựng:
- Nhà thầu không cam kết cung cấp vật tư, vật liệu theo yêu cầu của HSMT
- Có bảng kê, thuyết minh về nguồn gốc, đặc tính kỹ thuật và cam kết nhưng
chưa đầy đủ
- Có bảng kê, thuyết minh vật tư vật liệu, có cam kết và thỏa thuận cung cấp
vật tư vật liệu của nhà cung cấp nhưng chưa đầy đủ
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của HSMT
15
0
10
13
15
Biện pháp tổ chức thi công và thiết bị
- Trình bày sơ sài
- Trình bày đáp ứng về cơ bản nhưng có một số điểm chưa hợp lý
60
0
Trang 9- Trình bày đủ, rõ ràng nhưng chưa chi tiết
- Trình bày đầy đủ, rõ ràng và hợp lý
50% 80% 100% Mức điểm tối thiểu được chấp nhận thường không dưới 70% số điểm
Ví dụ về tiêu chí đánh giá kỹ thuật bằng Phương pháp Đạt/Không Đạt
Tiêu chí đánh
giá
Mức độ đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
Biện pháp huy
động máy móc
thiết bị thi công
Bố trí đầy đủ các loại thiết bị thi công, thiết bị thí nghiệm, có tài liệu chứng minh thuộc tài sản của nhà thầu hoặc có
kế hoạch đi thuê
Không bố trí thiết bị thi công hoặc bố trí không đầy đủ, không có kế hoạch huy động thiết bị
1.2.2 Thông tin cụ thể
1.2.2.1 Mô tả phạm vi gói thầu
Mô tả dự án: Cung cấp thông tin cơ bản về dự án cho các nhà thầu, bao gồm căn cứ pháp lý, tên dự án, chủ đầu tư, đặc điểm chung, địa điểm, quy mô, nguồn vốn và vị trí của gói thầu trong dự án, giúp nhà thầu đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu dự án
Mô tả gói thầu: Cung cấp thông tin về phạm vi công việc, địa điểm, đặc điểm địa hình, tên công trình và cấp công trình, yêu cầu phải ngắn gọn, chính xác và đầy đủ
1.2.2.2 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và bảng tiên lượng
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công: yêu cầu xây dựng công trình theo bản vẽ, mô tả một cách chi tiết kích thước và kết cấu các hạng mục công trình của gói thầu xây lắp Hoàn thành trước khi soạn nội dung Thông tin chung
Bảng tiên lượng: Mô tả số lượng và khối lượng công việc trong gói thầu xây lắp Có thể do nhà thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật thi công hoặc một nhà thầu khác lập dựa trên bản vẽ thiết kế
Trang 10kỹ thuật Bảng tiên lượng cần đầy đủ và chính xác, dùng làm căn cứ để đề xuất giá thầu và đánh giá HSDT sau này, ngay cả khi chưa hoàn toàn đầy đủ và chính xác
Bảng tiên lượng gói thầu cải tạo hệ thống tiêu thoát nước
1.2.2.3 Yêu cầu về công việc xây lắp
Công việc xây lắp bao gồm: xây dựng và lắp đặt Nhóm chuẩn bị HSMT cần làm rõ danh mục xây dựng và lắp đặt để đưa ra yêu cầu phù hợp với đặc điểm công trình và quy định ngành
Lựa chọn tiêu chuẩn kỹ thuật:
Gói thầu xây lắp phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định chuyên ngành HSMT cần chỉ dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng nguyên vật liệu Đối với đấu thầu trong nước, áp dụng tiêu chuẩn trong nước (ví dụ TCVN 1651, TCVN 5709, ); với đấu thầu quốc tế, có thể sử dụng tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải đảm bảo sự phù hợp và khả năng kiểm tra
Ví dụ yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của gói thầu xây lắp
Trang 11Yêu cầu về công việc xây dựng:
Bao gồm chuẩn bị mặt bằng, vận chuyển và bảo quản vật liệu, trình tự và biện pháp thi công, huy động nhân sự và thiết bị, và các yêu cầu đặc biệt nếu có, phải khả thi
Yêu cầu về công việc lắp đặt:
Cần cụ thể các yêu cầu lắp đặt hệ thống như cấp thoát nước, điện, thông tin, và cứu hỏa, bao gồm tổ chức lắp đặt, nghiệm thu, vận hành, giám sát, kiểm tra chất lượng Nếu chất lượng lắp đặt phụ thuộc vào thời tiết, HSMT phải nêu rõ điều kiện thực hiện
Yêu cầu về tiến độ:
Phải tính đến điều kiện tự nhiên và thời điểm xây dựng để đưa ra tiến độ hợp lý và khả thi, bao gồm thời gian dự trù cho việc tạm ngừng công trình do thời tiết không thuận lợi
1.2.3 Hợp đồng
Hợp đồng thực hiện gói thầu xây lắp gồm hai phần: Điều khoản chung và Điều khoản riêng Phần Điều khoản chung có thêm các điều khoản về bảo đảm thực hiện hợp đồng, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, nhân sự, máy móc thiết bị, bảo hiểm công trình, vấn đề phát sinh tại địa điểm xây dựng, chất lượng nguyên vật liệu, thử nghiệm, thay đổi tiến độ do thời tiết, bản vẽ hoàn công và hướng dẫn vận hành
Có hai loại hợp đồng xây lắp:
Hợp đồng trọn gói: Áp dụng cho gói thầu kỹ thuật đơn giản, khối lượng nhỏ và dễ xác định, hoặc thời gian thực hiện ngắn
Trang 12Hợp đồng theo đơn giá: Có thể là đơn giá cố định hoặc đơn giá điều chỉnh Đơn giá cố định phù hợp với gói thầu đơn giản nhưng có thể thay đổi khối lượng công việc trong thời gian ngắn Đơn giá điều chỉnh phù hợp với gói thầu dài hạn, khi có yếu tố tác động đến chi phí như giá nguyên vật liệu và nhân công
Khi áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hệ số điều chỉnh cần được đưa ra trong HSMT
Hệ số điều chỉnh: k=a+b.(Ln/Lo)+c(Mn/Mo)+d.(En/Eo)+
L (Labour), M (Material), E (Equipment use) là những yếu tố chi phí cấu thành giá thành
và có khả năng sẽ thay đổi so với thời điểm hiện hành vi điều kiện khách quan
a là tỷ trọng của các yếu tố chi phí cố định trong giá thành
b, c, d, là tỷ trọng của các yếu tố chi phí có khả năng thay đổi
Ln, Mn, En là chi phí tại thời điểm thanh toán
Lo, Mo, Eo là chi phí tại thời điểm nộp HSDT
Đơn giá thanh toán tại thời điểm t là P.=Po k
Po : đơn giá được đề xuất trong HSDT tại thời điểm ký hợp đồng
=> Thường được áp dụng cho những gói thầu mà khối lượng công việc chưa xác định chính xác, thời gian thực hiện dài nên có nhiều khả năng xuất hiện những tác động khách quan, khiến chi phí của nhà thầu thay đổi (thưởng là tăng so với đơn giá khi ký hợp đồng)
`
CHƯƠNG 2 : LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
2.1 Tình hình thực tiễn của Việt Nam
2.1.1 Kết cấu hồ sơ mời thầu xây lắp của Việt Nam
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn trình bày nội dung của hồ sơ mời thầu xây lắp áp