1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận có báo cáo Đề tài quy Định pháp luật về hoạt Động khuyến mại – liên hệ thực tiễn

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Pháp Luật Về Hoạt Động Khuyến Mại – Liên Hệ Thực Tiễn
Tác giả Dương Nguyễn Hà Mi, Trần Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Bảo Thụy Khanh, Nguyễn Huy Bình, Đặng Ngọc Hào, Nguyễn Tống Hoàng Giang
Người hướng dẫn GV Trần Thị Ngọc Hết
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật và Khoa học Chính trị
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 234,97 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (9)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Bố cục tiểu luận (10)
  • CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI (11)
    • 1.1. Khái niệm (11)
    • 1.2. Đặc điểm (11)
    • 1.3. Vai trò (15)
    • 1.4. So sánh khuyến mại và khuyến mãi (15)
  • CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI (18)
    • 2.1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và dùng để khuyến mại (18)
      • 2.1.1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại (18)
      • 2.1.2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại (19)
    • 2.2. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại (22)
    • 2.3. Các hình thức khuyến mại (23)
    • 2.4. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại (29)
    • 2.5. Thủ tục thực hiện hoạt động khuyến mại (31)
      • 2.5.1. Thông báo hoạt động khuyến mại (31)
      • 2.5.2. Thủ tục đăng ký hoạt động khuyến mại (32)
      • 2.5.3. Công bố kết quả, trao thưởng và báo cáo kết quả thực hiện chương trình khuyến mại (33)
      • 2.5.4. Chấm dứt thực hiện hoạt động khuyến mại (34)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN (36)
    • 3.1. Thuận lợi (36)
    • 3.2. Bất cập (37)
    • 3.3. Kiến nghị (40)
  • KẾT LUẬN (42)

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, để tạo lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp sản xuất và kinhdoanh không những nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà còn tích cựchơn

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về các hoạt động khuyến mại, bài tiểu luận sẽ làm rõ các quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại đồng thời đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khuyến mại trong thực tiễn.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ tính cấp thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài, bài tiểu luận đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận về các hình thức khuyến mại và Pháp luật về các hình thức khuyến mại.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp Luật về các hình thức khuyến mại.

+ Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Pháp luật về các hình thức khuyến mại cũng như nâng cao hiệu quả thi hành trong thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được khoá luận này, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:

+Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong tất cả các chương của bài tiểu luận nhằm đảm bảo nội dung được nghiên cứu có tính hệ thống, khái quát.

+Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận văn nhằm trình bày các vấn đề, nội dung của tiểu luận theo một trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ.

+Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật.

Bố cục tiểu luận

Chương 1: Khái quát chung về hoạt động khuyến mại.

Chương 2: Quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại.

Chương 3: Thực trạng hoạt động khuyến mại tại Việt Nam và liên hệ thực tiễn.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI

Khái niệm

Theo khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại năm 2005 : “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định” Khuyến mại được thực hiện dưới các hình thức khác nhau nhằm kích cầu hoạt động mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng như: giảm giá, tặng quà, đưa hàng mẫu, tặng kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền …

Dưới góc độ ngôn ngữ, “khuyến mại” hay “khuyến mãi” được hiểu là hành vi khuyên khích việc bán hàng, mua hàng “Mãi” là mua, “mại” là bán Như vậy “ Khuyến mại” là khuyến khích việc mua hàng, vốn được dùng để chỉ các biện pháp, chính sách của thương nhân nhằm khuyến khích nhân viên của chính mình thúc đẩy việc tiếp thị để tiêu thụ hàng hóa và là biện pháp, chính sách nội bộ của thương nhân. Với góc độ tiếp cận là hành vi của thương nhân nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn việc bán hàng, cung ứng dịch vụ, thì thuật ngữ “khuyến mại” được sử dụng trong pháp luật thương mại Việt Nam là chính xác và phù hợp.

Như vậy, khuyến mại là một hình thức của hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân Theo đó, thương nhân sẽ thực hiện các hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ bằng cách là dành cho khách hàng những lợi ích nhất định Đây chính là dấu hiệu phân biệt hành vi khuyến mại với các hành vi xúc tiến thương mại khác.

Đặc điểm

Trên cơ sở khái niệm nêu trên, có thể nhận thấy hoạt động khuyến mại có các đặc điểm như sau:

Thứ nhất, chủ thể khuyến mại là thương nhân mua bán hàng hóa của chính mình hoặc cho chính mình hoặc cung ứng dịch vụ của chính mình hoặc để được sử dụng dịch vụ cho chính mình Theo Khoản 2 Điều 88 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

“Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh; b) Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.” Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân có thể trực tiếp tổ chức thực hiện việc khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ.

Khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thương nhân được thực hiện những quyền cơ bản mà pháp luật quy định tại Điều 95 Luật Thương mại 2005 Theo đó, thương nhân có các quyền sau:

Một là quyền lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại Đây là quyền tự do hoạt động khuyến mại của thương nhân Nhà nước không bắt buộc thương nhân phải chọn những hình thức khuyến mại nào khi thương nhân muốn thực hiện chương trình khuyến mại Tùy theo từng thời điểm thích hợp mà thương nhân tự lựa chọn cho mình một hình thức khuyến mại mà đem lại hiêu quả cao nhất Bên cạnh đó, việc lựa chọn thời gian, địa điểm hay hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là tùy thuộc ở mỗi thương nhân sao cho việc khuyến mại đó không trái với quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình hoạt động, mục tiêu phát triển kinh doanh của thương nhân.

Hai là quyền quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng Thương nhân có quyền quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp vớiKhoản 4 Điều 94 của Luật Thương mại 2005 Với mục đích thu hút khách hàng về phía mình, thương nhân sẽ dành cho khách hàng những lợi ích tăng thêm qua việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ do chính thương nhân sản xuất Những lợi ích tăng thêm này nhiều hay ít là tùy thuộc vào khả năng tài chính của thương nhân đó và còn phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của mỗi thương nhân để vừa đem lại lợi ích cho khách hàng vừa đem lại lợi nhuận cho mình Vì vậy, việc quy định những lợi ích mà thương nhân đem đến cho khách hàng là quyền tự do của mỗi thương nhân nhưng những quy định đó phải phù hợp với quy định của Chính phủ về hạn mức tối đa giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt khuyến mại.

Ba là quyền thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình Tại Khoản 1 Điều 91 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền khuyến mại của thương nhân như sau:

“Điều 91 Quyền khuyến mại của thương nhân

1 Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.

2 Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.”

Do Luật Thương mại 2005 đã thừa nhận thương nhân kinh doanh khuyến mại nên Luật Thương mại 2005 cũng cho phép thương nhân có quyền thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho mình Kinh doanh dịch vụ khuyến mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác trên cơ sở hợp đồng Hợp đồng này được gọi là hợp đồng dịch vụ khuyến mại và phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Bốn là quyền tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại Thương nhân có quyền tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật Thương mại 2005, theo đó, có 8 hình thức khuyến mại Với quyền này thương nhân có thể đưa các chương trình khuyến mại mà mình đã lựa chọn thực hiện trên thực tế sao cho việc thực hiện và tổ chức không trái với quy định của pháp luật.

Bên cạnh các quyền cơ bản được luật pháp trao cho, thương nhân còn phải thực hiện nghĩa vụ của mình như sau:

Một là nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”

Trong quá trình hoạt động, thương nhân phải đăng ký hoặc thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh nếu có thay đổi Trong quá trình hoạt động, thương nhân muốn mở rộng hoạt động của mình thì phải đăng ký, nếu không đăng ký thì phải chịu trách nhiệm với tư cách thương nhân cho hoạt động thương mại đó.

Hai là nghĩa vụ khai báo và nộp thuế Dựa trên tinh thần chung của Hiến pháp năm 2013 tại Điều 47, trong quá trình hoạt động của mình thương nhân có nghĩa vụ khai báo trung thực và nộp thuế theo luật định Các loại thuế thương nhân phải nộp có thể kế đến như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Bảo vệ môi trường, Thuế Xuất nhập khẩu,…

Ba là nghĩa vụ cụ thể trong hoạt động thương mại quy định tại Điều 96 Luật Thương mại 2005 như thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục về hình thức khuyến mãi, thông báo công khai nội dung hoạt động cho khách hàng, bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung khuyến mại…

Thứ hai, đối tượng được hướng đến của hoạt động khuyến mại là khách hàng.

Khách hàng của chương trình khuyến mại có thể là người tiêu dùng trực tiếp mua bán hàng hóa dịch vụ hay trung gian phân phối như đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, nhà phân phối, siêu thị, trung tâm thương mại Tùy thuộc vào việc chủ thể thực hiện khuyến mại muốn tri ân hay thúc đẩy doanh số đối với đối tượng khách hàng nào mà đối tượng được hưởng khuyến mại khác nhau Các trung gian phân phối được hưởng lợi từ hoạt động khuyến mại từ đó cũng thực hiện nhiều chiến dịch khác nhau đến khách hàng của mình nhằm tăng cường quảng bá, tăng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ cũng đóng góp lớn cho hoạt động kinh doanh của chủ thể khuyến mại.

Vai trò

Khuyến mại là công cụ nhằm đẩy mạnh việc mua bán hàng hóa dịch vụ Có nhiều công cụ khác nhau nhằm tăng doanh số bán hàng hóa dịch vụ, trong đó khuyến mại là công cụ kích thích hành vi mua bản hàng hóa dịch vụ một cách nhanh chóng tạo ra doanh thu cho thương nhân Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại sử dụng những cách thức khác nhau như đưa ra cho khách hàng cơ hội nhận được những giải thưởng, quà tặng, giảm giá hay lợi ích khác từ đó tạo ra sức hút với khách hàng đối với việc tham gia các hoạt động khuyến mại Con người luôn có nhiều nhu cầu khác nhau, việc thực hiện chương trình cần làm cho nhu cầu trở thành động cơ từ đó thúc đẩy hành động mua hàng Cách thức thực hiện nếu đánh trúng tâm lý khách hàng có thể tạo ra mức doanh thu lớn cho thương nhân

Khuyến mại đem lại cho người tiêu dùng những lợi ích nhiều hơn so với thông thường Nhiều khách hàng có khuynh hướng lựa chọn hàng hóa dịch vụ có khuyến mại khi được hưởng kèm theo nhiều lợi ích nhất định Khách hàng có xu hướng so sánh lợi ích nhận được từ việc tham gia chương trình với việc mua hàng hóa dịch vụ không có khuyến mại So với việc mua hàng hóa dịch vụ thông thường thì khi mua hàng hóa dịch vụ có khuyến mại, khách hàng sẽ được hưởng lợi ích vượt lên Những lợi ích này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian tại nơi mua hàng hay có thể là lợi ích về mặt tinh thần hay sự kích thích, hồi hộp với cơ hội nhận được những giải thưởng lớn.

So sánh khuyến mại và khuyến mãi

Khuyến mại hay khuyến mãi đều là hoạt động tiếp thị và quảng cáo của thương hiệu giúp đẩy mạnh việc trao đổi và sử dụng hàng hóa/dịch vụ của người tiêu dùng.Tuy nhiên hai hình thức này vẫn có nhiều điểm khác nhau:

Thứ nhất, về khái niệm Khuyến mại là hình thức kích thích khách hàng mua hàng thường được thể hiện dưới hình thức giảm giá theo số tiền hoặc tỷ lệ phần trăm, hoặc tặng kèm các quà tặng miễn phí Mục đích của việc khuyến mại là tạo ra sự thu hút, hấp dẫn trong thời gian ngắn hạn để khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ một cách nhanh chóng Ví dụ: “Giảm giá 30% cho các sản phẩm trong bộ sưu tập mới trong tuần này” hoặc “Mua 1 ly nước tặng 1 ly nước cùng loại”.

Khuyến mãi là hoạt động tác động đến người bán hàng trung gian (đại lý bán hàng, nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ,…) nhằm nâng cao doanh số bán hàng Người bán trung gian càng bán được nhiều sản phẩm / dịch vụ thì càng nhận được nhiều quyền lợi từ nhà sản xuất Ví dụ: Doanh nghiệp kinh doanh sữa đưa ra chính sách cho nhà phân phối của mình khi nhập hàng số lượng càng lớn thì chiết khấu sẽ càng nhiều, để kích thích nhà phân phối nhập nhiều hàng hơn để nhận ưu đãi giá nhập thấp hơn từ đó thì khi bán hàng lãi sẽ càng lớn Nói ngắn gọn thì khuyến mại là hướng đến khách hàng và người được hưởng là khách hàng, còn thì hướng đến người bán hàng trung gian và người được hưởng lợi chính là họ.

Thứ hai, về căn cứ pháp lý Theo Luật Thương mại 2005 và Nghị định 81/2018/

NĐ-CP, khuyến mại là việc thương nhân cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua và sử dụng hàng hóa, sản phẩm Còn khuyến mãi không được quy định theo pháp luật nhưng được thực hiện dựa trên các nguyên tắc của Luật Thương mại 2005 và Nghị định 81/2018/NĐ- CP.

Thứ ba, về mục đích Mục đích của khuyến mãi và khuyến mại hoàn toàn khác nhau Đối với khuyến mại sẽ tập trung vào người tiêu dùng, trung gian marketing như người bán hàng và nhà bán lẻ, trong đó bao gồm cả phân phối và hỗ trợ cho các sản phẩm mới, duy trì hỗ trợ cho các thương hiệu đã thiết lập, khuyến khích nhà bán lẻ giới thiệu các thương hiệu đã tồn tại và xây dựng bản thông kê bán hàng, kích thích họ mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ hàng hoá của doanh nghiệp để gia tăng sức mua hàng của người tiêu dùng Còn đối với khuyến mãi thì sẽ tập trung vào người bán bao gồm khách hàng trung gian, đại lý, các nhà phân phối nhằm gia tăng doanh số bán hàng, từ đó đẩy mạnh khả năng bán hàng của họ.

Thứ tư, về bản chất cả hai hình thức trên không hề giống nhau Khuyến mại giúp tăng doanh thu, kích cầu mua sắm của khách hàng làm giảm lượng hàng tồn kho Còn khuyến mãi giúp giải phóng hàng tồn kho, gia tăng doanh số bán hàng của các đại lý,nhà phân phối.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI

Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và dùng để khuyến mại

Khuyến mại là một trong những công cụ xúc tiến thương mại theo quy định pháp luật về thương mại tại Việt Nam hiện nay, nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu dùng, tăng doanh số và xây dựng hình ảnh thương hiệu Bên cạnh đó, việc xác định hàng hoá, dịch vụ nào được khuyến mại hay được dùng để khuyến mại cũng và hạn mức tối đa áp dụng cho khuyến mại là việc hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình thực hiện chương trình khuyến mại Việc xác định này được pháp luật Việt Nam quy định một cách rõ ràng trong Điều 93, Điều 94 Luật Thương mại 2005 và Điều 5 Nghị định 81/2018 NĐ-CP.

2.1.1 Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại Đầu tiên, hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp theo quy định tại pháp luật Việt Nam Việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật là điều kiện cần Tiếp theo, những hàng hóa, dịch vụ này phải được thương nhân xúc tiến việc bán, cung ứng thông qua hình thức thực hiện các chương trình khuyến mại chứ không phải một hình thức nào khác là điều kiện đủ Nói đơn giản hơn thì đây là các mặt hàng có ưu đãi khi mua hàng như giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, quà tặng kèm, hoặc nhận thêm các chương trình khuyến mại khác thông qua các hình thức khuyến mại được quy định trong pháp luật

Bên cạnh đó, pháp luật nhằm ngăn chặn thương nhân lợi dụng hoạt động khuyến mại để bán phá giá làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh trường lành mạnh của nền kinh tế Theo đó, tại Điều 7 Nghị định 81/2018 NĐ-CP đã có quy định về mức giảm giá tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại như sau:

Thứ nhất, mức giảm giá tối đa không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại Ví dụ, chiếc laptop có giá niêm yết 10.000.000 đồng thì mức giảm giá tối đa của nó sẽ là 10.000.000 x 50% = 5.000.000 đồng Nghĩa là chiếc laptop này được khuyến mại với giá thấp nhất là 5.000.000 đồng

Thứ hai, mức giảm giá tối đa của hàng hóa, dịch vụ được khyến mại là 100%.

Mức giảm giá này áp dụng cho các chương trình khuyến mại trong một khoảng thời gian nhất định theo giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại (hay còn gọi là khuyến mại tập trung) Hình thức nêu trên sẽ được áp dụng trong chương trình khuyến mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định và mọi thương nhân đều sẽ được tham gia Với mục đích thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương thì lúc này mức giả giá tối đa 100% sẽ là công cụ mạnh mẽ để kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế Quy định này cũng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các ngành công nghiệp mới, phát triển vùng miền, hay phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng Ví dụ như các hội chợ sản phẩm làng nghề tổ chức chương trình khuyến mại, tặng sản phẩm miễn phí cho khách hàng tham quan Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hội chợ được phép tặng sản phẩm để thu hút khách hàng

Cả hai mức giảm giá tối đa đề cập ở trên sẽ không được áp dụng cho hàng hóa tươi sống; hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giả thể, đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh hay khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước (Khoản 3 Điều 7 Nghị định 81/2018 NĐ-CP).

2.1.2 Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại có thể là những sản phẩm mà thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại đang kinh doanh hay những sản phẩm khác. Dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền cho khách hàng Hay nói cách khác, đây là những món quà tặng kèm Ví dụ, khi hãng mỹ phẩm Cocoon Vietnam ra mắt sản phẩm mới, nhãn hàng sẽ tặng kèm bản mini của sản phẩm đó khi khách hàng mua các sản phẩm khác, nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm mới đến với khách hàng

Tương tự như hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại thì hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại cũng phải là những sản phẩm được kinh doanh hợp pháp Cũng được pháp luật quy định hạn mức tối đa tại Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, cụ thể là: Ở khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2018 NĐ-CP thì giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại Hạn mức giảm giá này không được áp dụng cho một số hoạt động tại Khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại 2005, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12,13,14 Nghị định trên.

Trước hết ta cần phải làm rõ "giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa" là gì? Đó là giá trị của phần quà, ưu đãi hoặc bất kỳ hình thức khuyến mại nào mà người tiêu dùng nhận được Giá trị này được tính toán dựa trên giá trị của chính sản phẩm đó trước khi có chương trình khuyến mãi Hay nói dễ hiểu hơn: “giá trị vật chất” là giá trị có thể đo lường được bằng tiền, không phải là các lợi ích vô hình như dịch vụ bảo hành, giao hàng miễn phí ; “đơn vị hàng hóa” là một sản phẩm cụ thể, có thể là một chiếc điện thoại, một ký gạo ; “giá trị khuyến mại” là giá trị của phần quà, giảm giá, hoặc bất kỳ lợi ích nào mà khách hàng nhận được khi mua hàng Ví dụ, Cocoon Vietnam có chương trình khuyến mại cho sản phẩm tẩy trang giá 200.000 đồng thì tổng giá trị của các phần quà tặng kèm sẽ không được quá 100.000 đồng.

Hạn mức tối đa dùng để khuyến mại tính trên một sản phẩm như trên sẽ thường được áp dụng cho các chương trình khuyến mại đơn giản, tập trung vào từng sản phẩm cụ thể Với ưu điểm dễ tính toán, quản lý đảm bảo giá trị khuyến mại cho từng sản phẩm không quá lớn Giúp người tiêu dùng dễ dàng so sánh giá cả và các ưu đãi giữa các sản phẩm khác nhau, từ đó đưa ra quyết định mua hàng hợp lý Ngược lại nó gây hạn chế tính linh hoạt của doanh nghiệp trong việc điều chỉnh giá cả và các chương trình khuyến mãi để phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu của khách hàng. Ở Khoản 2 quy định tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại Quy định này được hiểu là các món quà tặng kèm, ưu đãi, giảm giá, ngoài ra còn nhiều hình thức khuyến mại khác như: tích điểm, quay số trúng thưởng, đều được tính vào tổng giá trị dùng để khuyến mại Và nó không được vượt quá quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại.

Khác với hạn mức tối đa dùng để khuyến mại ở Khoản 1 được tính trên một sản phẩm cụ thể, quy định này bao trùm lên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại Hạn mức này sẽ thường được áp dụng cho các chương trình khuyến mại lớn, đa dạng sản phẩm và có nhiều hình thức khuyến mại khác nhau Ví dụ, ở các siêu thị sẽ áp dụng hạn mức tối đa tính trên tổng giá trị hàng hóa khuyến mại để tạo ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn, thu hút khách hàng đến mua sắm nhiều mặt hàng khác nhau. Với ưu điểm doanh nghiệp sẽ linh hoạt hơn trong việc phân bổ giá trị khuyến mại và tối ưu hóa lợi nhuận sẽ đảm bảo tổng giá trị khuyến mại của cả chương trình không quá lớn Ngược lại, việc đánh giá hiệu quả, tính toán và quản lý tổng giá trị khuyến mại của cả một chương trình là phức tạp hơn so với việc tính toán cho từng sản phẩm

Tóm lại, hai hạn mức trên đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng Doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố như quy mô, tính chất của doanh nghiệp, mục tiêu, ngân sách của chương trình khuyến mại, tính chất của sản phẩm và tình hình cạnh tranh trên thị trường để đưa ra lựa chọn hạn mức phù hợp với tình hình kinh doanh của mình. Ở Khoản 3, hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100% Tương tự như mức giảm giá tối đa 100 % của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, hạn mức này sẽ được áp dụng trong các chương trình khuyến mại tập trung Với mục đích thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương và mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình khuyến mại này

Ví dụ, theo Tạp chí Công thương đưa tin: Hà Nội triển khai Chương trình

Khuyến mại tập trung năm 2025 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Theo đó, ngày

17/10/2024 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Quyền, đã ký và ban hành Kế hoạch số 299/KH-UBND về việc tổ chức Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2025 Dự kiến chương trình khuyến mại này sẽ diễn ra trong ba tháng: tháng 5, tháng 7, tháng 11 Với sự tham gia của từ 1.000 đến 2.000 doanh nghiệp bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn và hệ thống ngân hàng Các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ để tặng sản phẩm hoàn toàn miễn phí cho những khách hàng mua một lượng hàng hóa nhất định Chương trình khuyến mại này nhằm kích cầu nội địa, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng GRDP của Hà Nội trong năm 2025, thực hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đặc biệt, tiền có thể được coi là hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP Trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức dùng thử, hình thức giảm giá, hoặc kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ Thì tiền sẽ được khuyến mại thông qua các hình thức: phiếu dự thi giải thưởng, chương trình tích điểm, trúng thưởng Vì bản chất tiền là loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, nên việc dùng tiền để khuyến mại có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như lạm phát, trốn thuế, rửa tiền đồng nghĩa với việc tiền sẽ không được dùng để khuyến mại trực tiếp mà nó là một hình thức khuyến mại gián tiếp liên quan tới tiền, là một công cụ để thực hiện khuyến mại Việc này rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lại người tiêu dùng, ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh, cũng tránh việc người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tiền thưởng mà đi ngược lại với mục đích của hoạt động khuyến mại là thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm tốt.

Nguyên tắc thực hiện khuyến mại

Hoạt động khuyến mại là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định pháp luật về Thương mại của nước ta Vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và hoạt động khuyến mại nói riêng ngày càng đống vai trò quan trọng trong thị trường, cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh Việc đặt ra các nguyên tắc riêng cho hoạt động khuyến mại là cần thiết nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng hay thực hiện hành vi khuyến mại sai quy định pháp luật

Căn cứ vào các khoản trong Điều 3 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn về hoạt động xúc tiến thương mại Cụ thể những nguyên tắc đó như sau: Đầu tiên, chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức và cá nhân khác Nguyên tắc nêu trên được hiểu là việc Nhà nước bắt buộc các chủ thể thực hiện khuyến mại phải đảm bảo được tính hợp pháp, điều này là điều kiện tất yếu đối với toàn bộ hoạt động thương mại chứ không riêng về khuyến mại Bên cạnh đó, chủ thể thực hiện khuyến mại cần công khai, minh bạch và đảm bảo quyền lợi, hoạt động khuyến mại ngoài việc giúp thương nhân trong hoạt động kinh doanh mà pháp luật còn yêu cầu họ đảm bảo cho quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng – người được xem là yếu thế hơn so với chủ thể thực hiện hoạt động thương mại.

Thứ hai, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thương nhân thực hiện cần có trách nhiệm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi họ trúng thưởng và nhận thưởng Trường hợp có xảy ra khiếu nại từ khách hàng thì thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại có nghĩa vụ giải đáp thắc mắc liên quan đến hoạt động khuyến mại mà mình thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi khi trúng thưởng của khách hàng.

Thứ ba, thương nhân thực hiện khuyến mại phải đảm bảo về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại Các nhà Lập pháp nước ta ban hàng nguyên tắc trên nhằm mục đích chính là câm các chủ thể thực hiện khuyến mại trục lợi, tuồn hàng tồn kho hoặc gây hại đến người tiêu dùng khi dùng hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm trong khuyến mại Nguyên tắc trên căn cứ vào khoản

3 Điều 3 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Thứ tư, căn cứ vào điểm a và b khoản 4 Điều 3 Nghị định 81/2018/NĐ-CP Có thể thấy nguyên tắc chung của khoản này là cấm các thương nhân thực hiện khuyến mại áp dụng chương trình khuyến mại mà tại chương trình đó có sự ép buộc khách hàng từ chối, từ bỏ hoặc đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để được hưởng chương trình khuyến mại bên mình Cùng với đó là không được có sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cảu thương nhân khác Quy định trên nhằm hướng đến môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân trên thị trường, cấm các trường hợp vì mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mình mà đưa ra các chương trình khuyến mại ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ năm, thương nhân tổ chức khuyến mại không được sử dụng kết quả xổ số để làm căn cứ trúng thưởng cho chuỗi chương trình khuyến mại tại khoản 5, 6 và 9 Điều 92 Luật Thương mại 2005 Pháp luật không cấm hình thức khuyến mại sử dụng phiếu dự thi hay hình thức có tính may rủi khác trừ việc sử dụng kết quả xổ số Và tại sao lại có quy định nêu trên? Xổ số là lĩnh vực thuộc sự độc quyền quản lý của nhà nước và khi sử dụng kết quả xổ số làm căn cứ trúng thưởng không gây sự tin tưởng, minh bạch cho khách hàng Việc áp dụng các căn cứ khác từ hình thức công bố kết quả do thương nhân đó tự tay thực hiện sẽ tạo lòng tin vững chắc hơn cho người tiêu dùng.

Các hình thức khuyến mại

Hiện nay, các hình thức khuyến mại được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 và nghị định 81/2018/NĐ-CP Thực tiễn áp dụng khuyến mại cho thấy có tám hình thức khuyến mại được áp dụng rộng rãi, phổ biến quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005.

Tuy nhiên, pháp Luật Thương mạiViệt Nam tôn trọng quyền tự do lựa chọn hình thức khuyến mại Các hình thức quy định tại Điều 92 Luật Thương mại mang tính mở, tức là các thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại có thể áp dụng các hình thức khuyến mại khác Nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và chấp thuận Sự xem xét và chấp thuận ở đây chỉ nhằm mục đích xem xét tính hợp pháp trên cơ sở pháp luật, cơ quan phải thể hiện sự tôn trọng và đưa ra chỉnh sửa để hoạt động khuyến mại đó nằm trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành.

Còn đối với các thương nhân thực hiện tuân theo tám hình thức khuyến mại tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 thì chỉ cần thương nhân thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký – cơ quan có thẩm quyền phải tôn tọng và không có quyền cấm đoán. Tức là nếu họ áp dụng theo sự chỉ dẫn tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 thì đương nhiên các hoạt động khuyến mại đó là hợp pháp và được triển khai ngay lập tức sau khi thực hiện thông báo hoặc đăng ký.

Các quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 ban hành nhằm mục đích tạo ra các điều kiện với hình thức khuyến mại đó Các điều kiện nêu trên có mục đích lớn nhất là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân Cụ thể đó là các hình thức khuyến mại sau đây:

Thứ nhất, “đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phảu trả tiền” Hiểu đơn giản hình thức trên là thương nhân thực hiện hình thức khuyến mại trên sẽ đưa các hàng hóa, dịch vụ sắp đưa ra thị trường cho khách hàng dùng thử mà không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán Lưu ý ở hình thức này là hàng hóa, dịch vụ chưa được chào bán trên thị trường Có thể dễ nhận thấy nhất hình thức trên qua các gói hàng hóa được đóng gói với một khối lượng hay thể tích nhỏ hơn hàng hóa sẽ bán chính thức sau này và thường kèm theo dòng chữ “hàng tặng không bán” hoặc từ ngữ khác tương tự Hiện nay, pháp luật nước ta chưa đặt ra khuôn khổ hạn mức về giá trị hay thời hạn áp dụng khuyến mại đối với hình thức nêu trên Tuy nhiên, thương nhân phải có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cũng như cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được dùng khuyến mại đó Quy định nêu trên được quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Thương mại 2005.

Thứ hai, tại khoản 2 Điều 92 Luật Thương mại 2005 “tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền” Khác với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Thương mại 2005 “ đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền”, ở hình thức này hàng hóa, dịch vụ được tặng phải là “ đồng nhất” với hàng hóa, dịch vụ đang được cung cấp trên thị trường Tức là hàng hóa, dịch vụ được đưa vào chương trình khuyến mại này đã được bày bán, cung ứng trước đó trên thị trường Hình thức khuyến mại này được thực hiện theo hai cách như sau:

Một là “tặng hàng hóa, dịch vụ không thu tiền có kèm theo việc mua bán hàng hóa, dịch vụ” Quy định nêu trên tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP Ví dụ như một hãng dầu gội đưa ra chương trình khuyến mại mua một sản phẩm dầu gội bất kỳ sẽ được tặng kèm một sản phẩm dầu gọi tương tự Lúc này, để khách hàng được hưởng lợi từ khuyến mại trên thì điều kiện tiên quyết là khách hàng đó phải mua sản phẩm để được tặng kèm một sản phẩm và sản phẩm tặng kèm đó sẽ không thu tiền.

Hai là “tặng hàng hóa, dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, dịch vụ” Quy định trên được nêu ra tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 81/2018/ NĐ-CP Có thể ví dụ như một thương hiệu mỳ đang cần quảng bá hình ảnh thương hiệu mỳ đang được bày bán tại các siêu thị Vì vậy, thương hiệu mỳ đó mở ra các quầy chế biến mỳ và tặng cho khách hàng dùng thử Để được dùng thử không phải trả tiền khách hàng không cần phải mua loại mỳ đó Lúc này, việc dùng thử loại mỳ trên là hoàn toàn miễn phí và không kèm theo điều kiện mua hàng hóa đó.

Thứ ba, “bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo” Hiểu đơn giản là các thương nhân áp dụng hình thức khuyến mại này sẽ áp dụng mức giá bán thấp hơn giá gốc cho hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp trước khi thực hiện chương trình khuyến mại trong một khoản thời gian nhất định được đăng ký, thông báo và tuân theo quy định của pháp luật thương mại Quy định trên được quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Thương mại 2005. Đối với hình thức khuyến mại nêu trên, pháp luật về thương mại nước ta đặt ra một số hạn chế nhằm tránh tình trạng bán phá giá lâu ngày ảnh hưởng đến cạnh tranh trong thị trường Cụ thể các hạn chế như sau:

Về mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại Điều kiện trên không áp dụng cho trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung theo(giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) cụ thể các chương trình kể trên quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP Đối với trường hợp khuyến mại thực hiện theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018 nói trên có thể áp dụng mức giảm giá tối đa là

100% Và các chương trình khuyến mại trong khuôn khổ của Thủ tướng Chính phủ quyết định cũng có thể áp dụng mức giảm giá tối đa là 100%

Và về loại hàng hóa được bán giảm giá Các thương nhân thực hiện khuyến mại không được bán giảm giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể Và đồng thời không được giảm giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tổi thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu Các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp nêu trên quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Luật Giá 2023.

Về thời gian thực hiện Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bán giảm giá quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Thương mại 2005 là không được vượt quá 120 ngày trong một năm Thời gian trên không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trinh khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung, các chương trình khuyến mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thứ tư, “bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hoặc một số lợi ích nhất định” Ở hình thức này thường được thuong nhân thực hiện nhằm kích thích khách hàng mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ khác của chính mình cung cấp hoặc của thương nhân khác Có nghĩa rằng hình thức trên có thể được thực hiện bởi một thương nhân độc lập hoặc thực hiện trên cơ sở thỏa thuận liên kết giữa nhiều thương nhân với nhau Đối với hình thức khuyến mại nói trên thì giá trị vật chất dùng để áp dụng khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại Tuy nhiên quy định hạn mức giá tối đa trên khôgn áp dụng cho toàn bộ loại hàng hóa, dịch vụ Loại hàng hóa dịch vụ được áp dụng hạn mức tối đa khi khuyến mại là 100% quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 6 Nghị định

81/2018/NĐ-CP Quy định nêu trên được ban hành tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 81/2018.

Bên cạnh đó, quy định về nội dung của phiếu mua hàng, phiêu sử dụng dịch vụ kèm theo mua hàng hóa sẽ có phải có những thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại 2005

Thứ năm, “bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố” Hiện nay, khuyến mại theo hình thức này không bị pháp Luật Thương mạikhống chế, đặt ra khuôn khổ cho hạn mức giá trị giải thưởng Khách hàng có thể nhận được giải thưởng có giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị mua hàng hóa trước đó Tuy nhiên, hình thức khuyến mại trên tồn tại nguy cơ thương nhân sử dụng lỗ hỏng pháp luật đó để lừa gạt khách hàng bởi giá trị giải thưởng lớn đó.

Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại

Trước hết, các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại được liệt kê trong Điều 100 Luật Thương mại 2005 Bên cạnh quy định trên, những quy định được pháp luật đặt ra liên quán đến các điều kiện, thủ tục đăng ký, thông báo mà thương nhân phải tuân thủ cũng được xem là các quy định cấm các hành vi làm trái lại với các quy định đó.

Có thể nhận thấy các hành vi mà pháp luật cấm quy định tại các khoản trong Điều 100 Luật Thương mại 2005 được ban hành nhằm bảo vệ ba nhóm lợi ích khác nhau và tất yếu phải có trong quan hệ thương mại giữa thương nhân và người tiêu dùng, với thương nhân khác Ba nhóm lợi ích mà nhóm tác giả đề cập cụ thể như sau:

Thứ nhất, “các hành vi khuyến mại bị cấm nhằm bảo vệ lợi ích công cộng” Bao gồm các hành vi: (i) khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng (ii) sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng (iii) khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi (iv) khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức (v) khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khỏe con người và lợi ích công cộng khác (vi) khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân (vii) khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP Những thương nhân thực hiện vi phạm vào vũng cầm kể trên Thương nhân đó có thể chịu xử phạt vi phạm hành chính theo mức xử lý vi phạm hành hcinhs trong thương mại hiện hành.

Thứ hai, “các hành vu khuyến mại bị cấm nhằm bảo vệ quyền lợi trực tiếp của người tiêu dùng” Bao gồm: (i) khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng (ii) hứa tặng thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng Những hành vi cấm trên được ban hành nhằm bảo vệ người tiêu dùng được hưởng, thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của họ - người được xem là yếu thế trong quan hệ thương mại với thương nhân Các thương nhân vi phạm ngoài bị xử lý vi phạm hành chính còn có thể chịu trách nhiệm Dân sự theo quy định tại Bộ Luật Dân sự.

Thứ ba, “các hành vi khuyến mại bị cấm nhằm bảo vệ quyền cạnh tranh trong kinh doanh của các thương nhân” Đây được pháp luật gọi là hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Tuy nhiên, hiện nay Luật Thương mại 2005 hay các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại không có quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết hành vi nào là khuyến mại nhằm hạn chế cạnh tranh Mà hành vi kể trên được quy định tại Điều 34 Nghị định 71/2014 NĐ-CP hướng dẫn về xử lý vi phạm trong lĩnh vực

Cạnh tranh Cụ thể các hành vi khuyến mại nhằm hạn chế cạnh tranh bao gồm: (i) Tổ chức khuyến mại gian dối về giải thưởng (ii) Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ lừa dối khách hàng (iii) Phân biệt đối xử đối với các khách hàng nhưu nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại (iv) Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng hàng hóa của mình

Như vậy, trên cơ sở quy định của Luật Cạng tranh có thể thấy các hành vi bị xem là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh của thương nhân khác trên thị trường mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Tại dây, có sự dẫn chiếu qua lại giữa việc áp dụng Luật Cạnh tranh hay Luật Thương mại Theo đó, các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ chịu sự điều chỉnh của cả cơ quan quản lý nhà nước về thương mại lẫn cơ quan nhà nước quản lý về lĩnh vực cạnh tranh. Cũng như bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể khiếu nại tố cáo đến cả hai cơ quan quản lý nhà nước kể trên khi gặp phải trường hợp khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của bản thân.

Nhìn chung, các hành vi khuyến mại bị cấm đặt ra nhằm tạo ra, bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân trên thị trường Đặc biệt, khuôn khổ pháp luật nêu trên được ban hành nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của khách hàng, người tiêu dùng – người được pháp luật bảo vệ với vị thế yếu thế hơn so với các thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại.

Thủ tục thực hiện hoạt động khuyến mại

2.5.1 Thông báo hoạt động khuyến mại

Thông báo hoạt động khuyến mại của thương nhân trước khi thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho khách hàng được thông tin đầy đủ, chính xác và quan trọng nhất là tính trung thực của hoạt động khuyến mại

Thủ tục thông báo áp dụng đối với các hình thức khuyến mại quy định tại các khoản 1 đến khoản 5 và khoản 7, khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại 2005 Đối với các hình thức khuyến mại kể trên thương nhân thực hiện cần nộp hồ sơ thông báo về cho

Sở Công thương nơi tổ chức khuyến mại.Thời hạn nộp hồ sơ nói trên là tối thiểu trước

03 ngày làm việc trước khi thực hiện chương trình khuyến mại Tuy nhiên, các nhà Lập pháp nước ta đặt ra trường hợp ngoại lệ của các trường hợp nêu trên Nếu các hình thức khuyến mại kể trên có các điều kiện cụ thể sau sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo Bao gồm: Thứ nhất, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng Thứ hai, thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến Quy định trên căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Nếu các thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại kể trên chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo cũng như các nội dung bắt buộc có theo quy định tại khoản

3 Điều 17 Nghị định 81/2018 Mà không cần thực hiện việc đăng ký hay không cần sự xác nhận hay chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại Tuy nhiên, đối với hình thức khuyến mại “bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố” thì thương nhân thực hiện cần phải thực hiện việc báo cáo với cơ quan chức năng về kết quả trao thưởng cũng như công khai kết quả trúng thưởng sau khi hết thời hạn trao giải thưởng.

Về cách thức thông báo chương trình khuyến mại hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ bao gồm: (i) nộp hồ sơ thông báo trực tiếp đến trụ sở của Sở Công thương nơi tổ chức khuyến mại (ii) Nộp hồ sơ thông báo qua thủ điện tử (iii) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công thương cung cấp.

2.5.2 Thủ tục đăng ký hoạt động khuyến mại

Thủ tục đăng ký hoạt động khuyến mại tới các cơ quan chức năng đặt ra nhằm để đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực thương mại nhằm mục đích tuẩn thủ quy định pháp luật của thương nhân cũng như cam kết của thương nhân đối với người tiêu dùng.

Các hình thức khuyến mại cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước trước khi áp dụng bao gồm (i) tổ chức chương trình khuyến mại mang tính may rủi tại khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại (ii) các hình thức khuyến mại khác tại khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại 2005 Theo đó, trước khi áp dụng các thương nhân cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có chức năng liên quan như Sở Công thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Và đối với Bộ Công thương đối với các chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chương trình khuyến mại khác ngoài phạm vi tại Điều 92 Luật Thương mại 2005. Đối với hình thức khuyến mại tại khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại 2005 ngoài thực hiện thủ tục đăng ký Thương nhân khi thực hiện cần chờ kết quả từ việc chấp thuận của cơ quan chức năng Lúc này, cơ quan chức năng liên quan cần xác định tính chính xác về pháp lý, về nguyên tắc khuyến mại ,về hạn mức các hàng hóa, dịch dùng khuyến mại Khi có sự không phù hợp, cơ quan chức năng cần trả lời bằng văn bản và có sự điều chỉnh gửi về cho thương nhân chỉnh sửa

2.5.3 Công bố kết quả, trao thưởng và báo cáo kết quả thực hiện chương trình khuyến mại. Đầu tiên, thủ tục công bố kết quả, trao thưởng của chương trình khuyến mại pháp Luật Thương mạinước ta không bắt buộc tất cả hình thức khuyến mại phải thực hiện Chỉ hình thức khuyến mại tại khoản 5, khoản 6 và khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại 2005 mới bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố kết quả, trao thưởng Thời hạn để làm thủ tục kể trên là không được vượt quá 45 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thực hiện khuyến mại đã thông báo trên các phương tiện truyền thông hoặc in trên bao bì, biển quảng cáo hoạt động khuyến mại Quy định trên đặt ra vì giá trị giải thưởng của các hình thức khuyến mại trên có thể rất lơn, lớn hơn so với giá trị của hàng hóa đã mua Vì vậy, việc công bố kết quả trúng thưởng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như để cho các cơ quan chức năng có thể giám sát, xác định tính tủng thực, chính xác của hình thức khuyến mại mà thương nhân đó thực hiện.

Thứ hai, thủ tục báo cáo kết quả trúng thưởng chương trình khuyến mại Cũng tương tự như quy định về thủ tục công bố kết quả Hiện nay, pháp Luật Thương mạicũng không đặt ra quy định là tất cả hình thức khuyến mại phải thực hiện thủ tục báo cáo kết quả trúng thưởng Các hình thức bắt buộc thực hiện báo cáo kết quả cũng tương tự như thủ tục công bố kết quả.

Thời hạn thực hiện việc báo cáo là không vượt quá 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao thưởng đã công bố Trong thời hạn trên, thương nhân cần gửi văn bản báo cáo về cho cơ quan có thẩm quyền (nơi đã đăng ký, xác nhận) Trong trường hợp không có người nhận hoặc trúng thưởng thì thương nhân cần thực hiện nghĩa vụ góp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước.

2.5.4 Chấm dứt thực hiện hoạt động khuyến mại

Việc chấm dứt thực hiện hoạt động khuyến mai của các thương nhân được quy định cụ thể tại Điều 22 Nghị định 81/2018/NĐ-CP Theo đó, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại không được chấm dứt thực hiện khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận Tuy nhiên sẽ có trường hợp ngoại lệ, cụ thể như sau: Đầu tiên, khi có tình huống bất khả kháng khiến cho việc khuyến mại không như dự tính ban đầu của thương nhân, Thì thương nhân đó phải thông báo công khai đến người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước trước khi chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại Quy định trên nhằm mục đích phát thông tin chấm dứt khuyến mại để cho khách hàng nắm bắt thông tin, tránh mất thời gian, tiền của và thuận tiện tỏng công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, chấm dứt khuyến mại khi thực hiện khuyến mại hết số lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, phát hành hết số lượng bằng chứng xác thực trúng thưởng đã công bố công khai hoặc đã được cơ quan quản lý nahf nước xác nhận Thì việc chấm dứt phải thực hiện sau khi thương nhân hoàn tất thủ tục thông báo công khai với người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước.

Và đặc biệt thương nhân phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại trước đó.

Thứ ba, trường hợp thương nhân bị cơ quan quản lý buộc chấm dứt khuyến mại. Khi phát hiện sai phạm thương nhân có thể bị yêu cầu chấm dứt một phần hoặc toàn bộ chương trình khuyến mại Sau khi nhận quyết định buộc chấm dứt, thương nhân phải thực hiện thông báo công khai và đảm bảo quyền lợi của khách hàng đã tham gia khuyến mại Trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ đó cấm kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ chưa được phép lưu thông các hành vi cấm quy định tại Điều 100 Luật Thương mại

2005 hoặc các hành vi trái với nguyên tắc tại Điều 3 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Tóm lại, việc chấm dứt hoạt động khuyến mại có thể xuất phát từ quyền lợi của thương nhân khi có sự kiện bất khả kháng Lẫn bảo vệ quyền lợi chính đnags của người tiêu dùng và trật tự an toàn xã hội Khi chấm dứt khuyến mại thì pháp luật buộc thương nhân phải thông báo lẫn thực hiện hành động nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng – người được xem là yếu thế trong quan hệ thương mại với thương nhân.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI TẠI VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Thuận lợi

Luật Thương mại, Nghị định 81/2018/NĐ-CP và các văn bản quy định chi tiết Luật về hoạt động khuyến mại đã tạo nên một hành lang pháp lý cơ bản và tương đối đầy đủ trong hoạt động khuyến mại Giúp cho cơ quan quản lý nhà nước có thể quản lý các hoạt động khuyến mại một cách dễ dàng hơn, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, gian luận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật.

Qua thực tế áp dụng các hình thức khuyến mại cho thấy các hình thức khuyến mại ngày càng được sử dụng phổ biến và diễn ra thường xuyên, bao phủ được hầu hết các tỉnh thành trên cả nước Các hình thức khuyến mại được thực hiện thông qua các chương trình khuyến mại như "Giờ vàng", "Ngày vàng", "Tuần lễ giảm giá", "Tháng khuyến mại" diễn ra với tần suất liên tục Các chương trình như: "Tri ân khách hàng",

"Đổi quà giá sốc" được tổ chức thường xuyên, đem đến cơ hội mua sắm giá rẻ đối với đại đa số nhân dân trong trung tâm thành phố, thị xã, các quận và các vùng phụ cận.

Các hình thức khuyến mại phong phúc thúc đẩy giao thương, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho các doanh nghiệp góp phần phát triển ngành thương mại dịch vụ, ổn định thị trường hàng hoá, dịch vụ, đồng thời góp phần ổn định giá cả thị trường Kích thích quá trình bán và mua, tần suất trao đổi và mua bán sản phẩm và dịch vụ gia tăng, dẫn đến thị trường được mở rộng, tăng sự linh hoạt trong kinh doanh để ổn định giá cả sản phẩm và dịch vụ.

Thông qua việc áp dụng các hình thức khuyến mại thương nhân mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng Khuyến mại giúp cho người tiêu dùng được thụ hưởng những lợi ích cộng thêm khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ Lợi ích đó có thể là lợi ích vật chất bằng tiền, hàng hoá hay là lợi ích phi vật chất Hiện nay, thương nhân thực hiện nhiều chương trình khuyến mại với nhiều loại hình hàng hoá, dịch vụ hết sức đa dạng với những thông tin của hàng hoá có sức hấp dẫn bằng việc kèm theo nhiều lợi ích thiết thực, từ đó nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, giúp cho người tiêu dùng có sự chọn lựa hàng hoá, dịch vụ thích hợp với mình hơn.

Bất cập

Qua các thực tiễn khi áp dụng các hình thức khuyến mãi, bên cạnh mặt thuận lợi thì đâu đó vẫn còn có những bất cập như sau:

Thứ nhất, đối với chất lượng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mãi Theo quy định của khoản 6 Điều 100 Luật Thương mại 2005 việc khuyến mại nhằm tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, gây tổn hại đến môi trường sinh thái, sức khoẻ của con người và lợi ích công cộng khác là hành vi bị nghiêm cấm nhưng cũng chưa quy định rõ thế nào là hàng chất lượng Tuy nhiên, trên thực tế quy định này hầu như không được các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện khuyến mãi Được mua những hàng hóa khuyến mại đa số mọi người sẽ thích điều này nhưng không phải bất kỳ sản phẩm khuyến mại nào cũng tốt Theo nhận định chung, không ít hàng hoá khuyến mãi là sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc có nguồn gốc nhập lậu Có nhiều cửa hàng tổ chức những chương trình khuyến mại rầm rộ và hoành tráng, hình ảnh quà tặng khuyến mại được in trên các tờ báo, poster tạo sự hấp dẫn cho người mua nhưng khi đến mua hàng thì không như thế, chất lượng lại kém hơn hẳn, chẳng hạn như chương trình mua bếp ga tặng một chảo chống dính nhưng sau một tuần thì chảo bắt đầu có hiện tượng dính. Đối với hoạt động khuyến mại đưa hàng mẫu cung cấp dịch vụ mẫu để khách hàng sử dụng thử không phải trả phí, Luật Thương mại 2005 và các văn bản liên quan không có hướng dẫn chi tiết về nội dung liên quan vì thế khi các thương nhân thực hiện việc cung cấp sản phẩm mẫu họ không biết bắt đầu từ đâu để có thể đưa hàng hoá của mình đến tận tay người tiêu dùng Tuy nhiên, có thể thấy các biện pháp phổ biến được thương nhân áp dụng hiện nay là bán hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu tại nơi bán hàng, nơi cung ứng dịch vụ; tổ chức cấp phát đến tận tay người dân

Các biện pháp cũng bộc lộ một số hạn chế trong việc tổ chức cung cấp đến tận tay người sử dụng nhiều hoạt động lừa đảo hay chào bán hàng hóa kém chất lượng đã được thực hiện thông qua phương thức này Do đó pháp luật cần có thêm những quy định chặt chẽ hơn đối với việc tổ chức các hoạt động kiểm tra trước khi cung cấp hàng hóa mẫu và dịch vụ mẫu.

Thứ hai, đối với các hình thức khuyến mại Mặc dù quy định của pháp luật thương mại có bổ sung thêm mục đích xúc tiến việc mua hàng nhưng quy định về các cách thức khuyến mại vẫn chỉ tập trung vào hoạt động xúc tiến việc bán hàng Trong số tám cách thức khuyến mại được quy định tại Điều 92 Luật thương mại năm 2005, chỉ có thể áp dụng hình thức tặng quà, hình thức tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên và tổ chức các sự kiện quy định tại khoản 2 và khoản 7, 8 cho hoạt động khuyến mại để mua hàng Trong thực tế, nếu như việc giảm giá để tiêu thụ hàng hóa có thể làm nảy sinh hiện tượng bán phá giá thì việc nâng giá để thu mua, gom hàng cũng có thể làm xuất hiện những nguy cơ đáng kể cho hoạt động kinh doanh của thương nhân trong cùng lĩnh vực hoạt động Tuy nhiên pháp luật thương mại hiện hành lại không quy định về hành vi này.

Thứ ba, đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các chương trình khuyến mại mang tính may rủi Trong các chương trình khuyến mại mang tính may rủi, thì việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là việc rất khó bởi lẽ theo khoản

3 Điều 96 Luật thương mại 2005 chỉ quy định thương nhân có nghĩa vụ “thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và cam kết với khách hàng” Chỉ với quy định này thì việc kiểm soát tính trung thực của thương nhân khi thực hiện khuyến mại bằng hình thức này là vô cùng khó khăn Ví dụ như trong chương trình khuyến mại

“bật nắp chai trúng thưởng" với cơ cấu 200.000 giải thưởng trong đó có 06 xe ô tô BMW của một công ty bia, không ai có thể chắc chắn rằng có đủ 200.000 giải thưởng với 06 nắp chai in hình xe BMW trong số sản phẩm được bán trong đợt khuyến mại. Như vậy, quyền lợi của người tiêu dùng là không thể đảm bảo trong khi hàng hóa vẫn được tiêu thụ trong thời gian khuyến mại.

Thứ tư, sự thiếu thống nhất trong quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại rượu, bia Cụ thể, đối với các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại được quy định tại Điều 100 Luật Thương Mại 2005 thì tại khoản 4 Điều 100 Luật Thương mại

2005, được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, thương nhân bị cấm “Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức” Theo quy định này, có thể hiểu là việc cấm khuyến mại hoặc sử dụng rượu để làm hàng hóa khuyến mại chỉ áp dụng đối với rượu có độ cồn từ 15 độ cồn trở lên, thương nhân hoàn toàn được phép khuyến mại hoặc sử dụng rượu có độ cồn dưới 15 độ để làm hàng hóa khuyến mại

Tuy nhiên, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về hàng hóa được khuyến mại hoặc dùng để khuyến mại đều không bao gồm rượu. Điều này có nghĩa thương nhân không được khuyến mại rượu hoặc sử dụng rượu làm hàng hóa khuyến mại dù cho độ cồn của rượu là bao nhiêu Song, theo quy định tại Khoản 2 Điều 93, Khoản 3 Điều 94 Luật Thương mại 2005, hàng hóa được khuyến mại hoặc được dùng để khuyến mại phải là hàng hóa được kinh doanh hợp pháp Vậy câu hỏi đặt ra là nếu thương nhân đủ điều kiện kinh doanh rượu thì có được phép thực hiện khuyến mại hoặc sử dụng rượu dưới 15 độ cồn để khuyến mại hay không, vì trường hợp này, thương nhân không làm trái luật?

Khi được hỏi về khả năng quảng cáo rượu (dù có nồng độ cồn dưới 15%) thì Sở Công thương ở một số địa phương đều trả lời rượu không thuộc hàng hóa được khuyến mại hoặc được sử dụng làm hàng hóa khuyến mại Sự tồn tại giữa 2 quy định này đã gây ra nhiều mâu thuẫn, quy định không phù hợp trong các văn bản pháp luật có thể gây lo ngại cho nhiều công ty và gây khó khăn trong hoạt động khuyến mại của họ.

Cuối cùng, đối với trách nhiệm pháp lý trong việc vi phạm pháp luật về hoạt động khuyến mại của thương nhân Quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của thương nhân khuyến mại chưa thật sự đầy đủ để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Trong thực tế khách hàng là người phải chịu thiệt thòi do những gian lận trong khuyến mại, do các sai sót kỹ thuật trong in ấn tem, phiếu, vật phẩm có chứa đựng thông tin về lợi ích vật chất mà khách hàng được hưởng trong đợt khuyến mại Và trong hệ thống pháp luật hiện hành đang rất thiếu các quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong những trường hợp này.

Như đã nêu ở Chương 1, một trong những đặc điểm của hoạt động khuyến mại đó là chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân, các quy định của pháp luật về khuyến mại hiện hành chủ yếu điều chỉnh các hành vi khuyến mại của thương nhân, do đó mà hầu như không cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân của thương nhân trong việc để xảy ra hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại Cần phải thấy rằng, dù nhà nước có đề ra các chế tài, biện pháp để quản lý, kiểm soát hoạt động khuyến mại của thương nhân thì một thực trạng đó là các hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại như đã đề cập ở phần thực trạng trên đây vẫn diễn ra và không có xu hướng thuyên giảm, thậm chí ngày một phức tạp, tinh vi và bất chấp pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Kiến nghị

Thông qua phần phân tích thực trạng về hoạt động khuyến mại, ta thấy rằng các bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật về hình thức khuyến mại gây hệ quả lớn cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả nền kinh tế thị trường Nhóm sẽ đề xuất một số kiến nghị để hạn chế các bất cập trên như sau:

Thứ nhất, bổ sung các quy định về chất lượng hàng hóa, phân loại hàng hóa được sử dụng cho khuyến mại nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp lừa dối khách hàng như đẩy hàng hóa tồn kho, hàng hóa đã hư hỏng, hàng hóa hết hạn, qua các chương trình khuyến mại Đồng thời, Nhà nước cần xem xét áp dụng các công cụ công nghệ để quản lý, truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các loại hàng hóa này, đặc biệt mặt hàng, sản phẩm dễ bị làm giả như: bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm

Thứ hai, sửa đổi những quy định không rõ ràng, khó phân biệt giữa hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu không phải trả tiền và hình thức tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dị và đồng nhất quy định về khuyến mại rượu giữa luật và các văn bản ban hành.

Thứ ba, đối với việc kiểm soát cơ cấu, số lượng giải thưởng mà thương nhân đã đăng ký và công bố cần có giải pháp “tiền kiểm” tức là có cơ chế kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thương mại (Sở Công thương, cơ quan chuyên ngành của Bộ Công thương) từ khâu in ấn giải thưởng gắn vào sản phẩm đến khâu đưa đủ vào dây chuyền sản xuất Có như vậy mới tránh được việc thương nhân gian lận khi thực hiện khuyến mại.

Thứ tư, tăng mức chế tài áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại Mức phạt tiền cần quy định cao hơn để đủ sức răn đe, xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật hay bổ sung các biện pháp như tịch thu toàn bộ lợi nhuận thu được trong thời gian khuyến mại, cấm thực hiện hoạt động khuyến mại trong một thời gian nhất định hoặc giữ giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp vi phạm trong một thời gian nhất định.

Thứ năm, Nhà nước cần quy định rõ trách nhiệm của thương nhân trong việc giải trình về giá của một đơn vị dịch vụ được khuyến mại, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hoá, dịch vụ cũng như tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại, đặc biệt đối với hai hình thức khuyến mại phổ biến hiện nay là giảm giá và tặng quà.

Việc khắc phục các bất cập trong việc áp dụng hoạt động khuyến mại là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của cả doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng Bằng cách phối hợp chặt chẽ, chúng ta có thể xây dựng một thị trường khuyến mại lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:13

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w