Thủ tục thực hiện hoạt động khuyến mại

Một phần của tài liệu Tiểu luận có báo cáo Đề tài quy Định pháp luật về hoạt Động khuyến mại – liên hệ thực tiễn (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI

2.5. Thủ tục thực hiện hoạt động khuyến mại

Thông báo hoạt động khuyến mại của thương nhân trước khi thực hiện nhằm mục đích đảm bảo cho khách hàng được thông tin đầy đủ, chính xác và quan trọng nhất là tính trung thực của hoạt động khuyến mại.

Thủ tục thông báo áp dụng đối với các hình thức khuyến mại quy định tại các khoản 1 đến khoản 5 và khoản 7, khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại 2005. Đối với các hình thức khuyến mại kể trên thương nhân thực hiện cần nộp hồ sơ thông báo về cho Sở Công thương nơi tổ chức khuyến mại.Thời hạn nộp hồ sơ nói trên là tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện chương trình khuyến mại. Tuy nhiên, các nhà Lập pháp nước ta đặt ra trường hợp ngoại lệ của các trường hợp nêu trên. Nếu các hình thức khuyến mại kể trên có các điều kiện cụ thể sau sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo. Bao gồm: Thứ nhất, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng. Thứ hai, thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại

trực tuyến. Quy định trên căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Nếu các thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại kể trên chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo cũng như các nội dung bắt buộc có theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 81/2018. Mà không cần thực hiện việc đăng ký hay không cần sự xác nhận hay chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Tuy nhiên, đối với hình thức khuyến mại “bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố” thì thương nhân thực hiện cần phải thực hiện việc báo cáo với cơ quan chức năng về kết quả trao thưởng cũng như công khai kết quả trúng thưởng sau khi hết thời hạn trao giải thưởng.

Về cách thức thông báo chương trình khuyến mại hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ bao gồm: (i) nộp hồ sơ thông báo trực tiếp đến trụ sở của Sở Công thương nơi tổ chức khuyến mại. (ii) Nộp hồ sơ thông báo qua thủ điện tử. (iii) Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công thương cung cấp.

2.5.2. Thủ tục đăng ký hoạt động khuyến mại

Thủ tục đăng ký hoạt động khuyến mại tới các cơ quan chức năng đặt ra nhằm để đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực thương mại nhằm mục đích tuẩn thủ quy định pháp luật của thương nhân cũng như cam kết của thương nhân đối với người tiêu dùng.

Các hình thức khuyến mại cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước trước khi áp dụng bao gồm. (i) tổ chức chương trình khuyến mại mang tính may rủi tại khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại. (ii) các hình thức khuyến mại khác tại khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại 2005. Theo đó, trước khi áp dụng các thương nhân cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có chức năng liên quan như Sở Công thương đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Và đối với Bộ Công thương đối với các chương trình khuyến mại mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chương trình khuyến mại khác ngoài phạm vi tại Điều 92 Luật Thương mại 2005.

Đối với hình thức khuyến mại tại khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại 2005 ngoài thực hiện thủ tục đăng ký. Thương nhân khi thực hiện cần chờ kết quả từ việc chấp thuận của cơ quan chức năng. Lúc này, cơ quan chức năng liên quan cần xác định tính chính xác về pháp lý, về nguyên tắc khuyến mại ,về hạn mức các hàng hóa, dịch dùng khuyến mại. Khi có sự không phù hợp, cơ quan chức năng cần trả lời bằng văn bản và có sự điều chỉnh gửi về cho thương nhân chỉnh sửa.

2.5.3. Công bố kết quả, trao thưởng và báo cáo kết quả thực hiện chương trình khuyến mại.

Đầu tiên, thủ tục công bố kết quả, trao thưởng của chương trình khuyến mại pháp Luật Thương mạinước ta không bắt buộc tất cả hình thức khuyến mại phải thực hiện. Chỉ hình thức khuyến mại tại khoản 5, khoản 6 và khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại 2005 mới bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố kết quả, trao thưởng. Thời hạn để làm thủ tục kể trên là không được vượt quá 45 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thực hiện khuyến mại đã thông báo trên các phương tiện truyền thông hoặc in trên bao bì, biển quảng cáo hoạt động khuyến mại. Quy định trên đặt ra vì giá trị giải thưởng của các hình thức khuyến mại trên có thể rất lơn, lớn hơn so với giá trị của hàng hóa đã mua. Vì vậy, việc công bố kết quả trúng thưởng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như để cho các cơ quan chức năng có thể giám sát, xác định tính tủng thực, chính xác của hình thức khuyến mại mà thương nhân đó thực hiện.

Thứ hai, thủ tục báo cáo kết quả trúng thưởng chương trình khuyến mại. Cũng tương tự như quy định về thủ tục công bố kết quả. Hiện nay, pháp Luật Thương mạicũng không đặt ra quy định là tất cả hình thức khuyến mại phải thực hiện thủ tục báo cáo kết quả trúng thưởng. Các hình thức bắt buộc thực hiện báo cáo kết quả cũng tương tự như thủ tục công bố kết quả.

Thời hạn thực hiện việc báo cáo là không vượt quá 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn trao thưởng đã công bố. Trong thời hạn trên, thương nhân cần gửi văn bản báo cáo về cho cơ quan có thẩm quyền (nơi đã đăng ký, xác nhận). Trong trường hợp không có người nhận hoặc trúng thưởng thì thương nhân cần thực hiện nghĩa vụ góp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước.

2.5.4. Chấm dứt thực hiện hoạt động khuyến mại

Việc chấm dứt thực hiện hoạt động khuyến mai của các thương nhân được quy định cụ thể tại Điều 22 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Theo đó, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại không được chấm dứt thực hiện khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận. Tuy nhiên sẽ có trường hợp ngoại lệ, cụ thể như sau:

Đầu tiên, khi có tình huống bất khả kháng khiến cho việc khuyến mại không như dự tính ban đầu của thương nhân, Thì thương nhân đó phải thông báo công khai đến người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước trước khi chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại. Quy định trên nhằm mục đích phát thông tin chấm dứt khuyến mại để cho khách hàng nắm bắt thông tin, tránh mất thời gian, tiền của và thuận tiện tỏng công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, chấm dứt khuyến mại khi thực hiện khuyến mại hết số lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, phát hành hết số lượng bằng chứng xác thực trúng thưởng đã công bố công khai hoặc đã được cơ quan quản lý nahf nước xác nhận. Thì việc chấm dứt phải thực hiện sau khi thương nhân hoàn tất thủ tục thông báo công khai với người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước.

Và đặc biệt thương nhân phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại trước đó.

Thứ ba, trường hợp thương nhân bị cơ quan quản lý buộc chấm dứt khuyến mại.

Khi phát hiện sai phạm thương nhân có thể bị yêu cầu chấm dứt một phần hoặc toàn bộ chương trình khuyến mại. Sau khi nhận quyết định buộc chấm dứt, thương nhân phải thực hiện thông báo công khai và đảm bảo quyền lợi của khách hàng đã tham gia khuyến mại. Trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ đó cấm kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ chưa được phép lưu thông... các hành vi cấm quy định tại Điều 100 Luật Thương mại 2005 hoặc các hành vi trái với nguyên tắc tại Điều 3 Nghị định 81/2018/NĐ-CP.

Tóm lại, việc chấm dứt hoạt động khuyến mại có thể xuất phát từ quyền lợi của thương nhân khi có sự kiện bất khả kháng. Lẫn bảo vệ quyền lợi chính đnags của người tiêu dùng và trật tự an toàn xã hội. Khi chấm dứt khuyến mại thì pháp luật buộc thương nhân phải thông báo lẫn thực hiện hành động nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của

người tiêu dùng – người được xem là yếu thế trong quan hệ thương mại với thương nhân.

Một phần của tài liệu Tiểu luận có báo cáo Đề tài quy Định pháp luật về hoạt Động khuyến mại – liên hệ thực tiễn (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w