CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI
2.3. Các hình thức khuyến mại
Hiện nay, các hình thức khuyến mại được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 và nghị định 81/2018/NĐ-CP. Thực tiễn áp dụng khuyến mại cho thấy có tám hình thức khuyến mại được áp dụng rộng rãi, phổ biến quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005.
Tuy nhiên, pháp Luật Thương mạiViệt Nam tôn trọng quyền tự do lựa chọn hình thức khuyến mại. Các hình thức quy định tại Điều 92 Luật Thương mại mang tính mở, tức là các thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại có thể áp dụng các hình thức khuyến mại khác. Nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và chấp thuận. Sự xem xét và chấp thuận ở đây chỉ nhằm mục đích xem xét tính hợp pháp trên
cơ sở pháp luật, cơ quan phải thể hiện sự tôn trọng và đưa ra chỉnh sửa để hoạt động khuyến mại đó nằm trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành.
Còn đối với các thương nhân thực hiện tuân theo tám hình thức khuyến mại tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 thì chỉ cần thương nhân thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký – cơ quan có thẩm quyền phải tôn tọng và không có quyền cấm đoán.
Tức là nếu họ áp dụng theo sự chỉ dẫn tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 thì đương nhiên các hoạt động khuyến mại đó là hợp pháp và được triển khai ngay lập tức sau khi thực hiện thông báo hoặc đăng ký.
Các quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 ban hành nhằm mục đích tạo ra các điều kiện với hình thức khuyến mại đó. Các điều kiện nêu trên có mục đích lớn nhất là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân. Cụ thể đó là các hình thức khuyến mại sau đây:
Thứ nhất, “đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phảu trả tiền”. Hiểu đơn giản hình thức trên là thương nhân thực hiện hình thức khuyến mại trên sẽ đưa các hàng hóa, dịch vụ sắp đưa ra thị trường cho khách hàng dùng thử mà không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Lưu ý ở hình thức này là hàng hóa, dịch vụ chưa được chào bán trên thị trường. Có thể dễ nhận thấy nhất hình thức trên qua các gói hàng hóa được đóng gói với một khối lượng hay thể tích nhỏ hơn hàng hóa sẽ bán chính thức sau này và thường kèm theo dòng chữ “hàng tặng không bán”
hoặc từ ngữ khác tương tự. Hiện nay, pháp luật nước ta chưa đặt ra khuôn khổ hạn mức về giá trị hay thời hạn áp dụng khuyến mại đối với hình thức nêu trên. Tuy nhiên, thương nhân phải có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ cũng như cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được dùng khuyến mại đó. Quy định nêu trên được quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Thương mại 2005.
Thứ hai, tại khoản 2 Điều 92 Luật Thương mại 2005 “tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng không thu tiền”. Khác với hình thức khuyến mại quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Thương mại 2005 “ đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền”, ở hình thức này hàng hóa, dịch vụ được tặng phải là “ đồng nhất” với hàng hóa, dịch vụ đang được cung cấp trên thị trường. Tức là hàng hóa, dịch vụ được đưa vào chương trình khuyến mại này đã được bày bán, cung
ứng trước đó trên thị trường. Hình thức khuyến mại này được thực hiện theo hai cách như sau:
Một là “tặng hàng hóa, dịch vụ không thu tiền có kèm theo việc mua bán hàng hóa, dịch vụ”. Quy định nêu trên tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Ví dụ như một hãng dầu gội đưa ra chương trình khuyến mại mua một sản phẩm dầu gội bất kỳ sẽ được tặng kèm một sản phẩm dầu gọi tương tự. Lúc này, để khách hàng được hưởng lợi từ khuyến mại trên thì điều kiện tiên quyết là khách hàng đó phải mua sản phẩm để được tặng kèm một sản phẩm và sản phẩm tặng kèm đó sẽ không thu tiền.
Hai là “tặng hàng hóa, dịch vụ không thu tiền không kèm theo việc mua bán hàng hóa, dịch vụ”. Quy định trên được nêu ra tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 81/2018/
NĐ-CP. Có thể ví dụ như một thương hiệu mỳ đang cần quảng bá hình ảnh thương hiệu mỳ đang được bày bán tại các siêu thị. Vì vậy, thương hiệu mỳ đó mở ra các quầy chế biến mỳ và tặng cho khách hàng dùng thử. Để được dùng thử không phải trả tiền khách hàng không cần phải mua loại mỳ đó. Lúc này, việc dùng thử loại mỳ trên là hoàn toàn miễn phí và không kèm theo điều kiện mua hàng hóa đó.
Thứ ba, “bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo”. Hiểu đơn giản là các thương nhân áp dụng hình thức khuyến mại này sẽ áp dụng mức giá bán thấp hơn giá gốc cho hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp trước khi thực hiện chương trình khuyến mại trong một khoản thời gian nhất định được đăng ký, thông báo và tuân theo quy định của pháp luật thương mại. Quy định trên được quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Thương mại 2005.
Đối với hình thức khuyến mại nêu trên, pháp luật về thương mại nước ta đặt ra một số hạn chế nhằm tránh tình trạng bán phá giá lâu ngày ảnh hưởng đến cạnh tranh trong thị trường. Cụ thể các hạn chế như sau:
Về mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Điều kiện trên không áp dụng cho trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung theo (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) cụ thể các chương trình kể trên quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Đối với trường hợp khuyến mại thực hiện theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018 nói trên có thể áp dụng mức giảm giá tối đa là
100%. Và các chương trình khuyến mại trong khuôn khổ của Thủ tướng Chính phủ quyết định cũng có thể áp dụng mức giảm giá tối đa là 100%.
Và về loại hàng hóa được bán giảm giá. Các thương nhân thực hiện khuyến mại không được bán giảm giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể. Và đồng thời không được giảm giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tổi thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu. Các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp nêu trên quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Luật Giá 2023.
Về thời gian thực hiện. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bán giảm giá quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Thương mại 2005 là không được vượt quá 120 ngày trong một năm. Thời gian trên không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trinh khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung, các chương trình khuyến mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thứ tư, “bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hoặc một số lợi ích nhất định”. Ở hình thức này thường được thuong nhân thực hiện nhằm kích thích khách hàng mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ khác của chính mình cung cấp hoặc của thương nhân khác. Có nghĩa rằng hình thức trên có thể được thực hiện bởi một thương nhân độc lập hoặc thực hiện trên cơ sở thỏa thuận liên kết giữa nhiều thương nhân với nhau.
Đối với hình thức khuyến mại nói trên thì giá trị vật chất dùng để áp dụng khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại. Tuy nhiên quy định hạn mức giá tối đa trên khôgn áp dụng cho toàn bộ loại hàng hóa, dịch vụ. Loại hàng hóa dịch vụ được áp dụng hạn mức tối đa khi khuyến mại là 100% quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Quy định nêu trên được ban hành tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 81/2018.
Bên cạnh đó, quy định về nội dung của phiếu mua hàng, phiêu sử dụng dịch vụ kèm theo mua hàng hóa sẽ có phải có những thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại 2005.
Thứ năm, “bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố”. Hiện nay, khuyến mại theo hình thức này không bị pháp Luật Thương mạikhống chế, đặt ra khuôn khổ cho hạn mức giá trị giải thưởng. Khách hàng có thể nhận được giải thưởng có giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị mua hàng hóa trước đó. Tuy nhiên, hình thức khuyến mại trên tồn tại nguy cơ thương nhân sử dụng lỗ hỏng pháp luật đó để lừa gạt khách hàng bởi giá trị giải thưởng lớn đó.
Nhận thấy thực trạng bất cập trên, pháp luật ban hành ra các quy định nhằm giảm thiểu tình trạng nêu trên. Cụ thể là (i) chương trình dự thi không được trái với lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phòng mỹ tục Việt Nam. (ii) Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được công khai, có sự đại diện khách hàng. (iii) Thương nhân phải thông báo cho Sở Công Thương nơi tổ chức thi, mở thưởng, tuy nhiên trường hợp giá trị giải thưởng dưới 100 triệu đồng thì thương nhân không cần thực hiện thủ tục thông báo cho Sở Công Thương.
Thứ sáu, “bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố”. Có thể gọi tắt tên chương trình khuyến mại trên là “chương trình mang tính may rủi”. Vì giải thưởng được xác định bằng cách thức mang tính may rủi nên có thể xảy ra nhiều tranh chấp pháp lý. Vì thế pháp luật bắng buộc các thương nhân thực hiện chương trình trên phải thực hiện công khai, theo thể lệ, giải thưởng đã công bố trước đó, kèm theo sự chứng kiến của kahchs hàng và phải lập thành biên bản.
Thông thường giải thưởng được kèm theo chương trình khuyến mại trên có gái trị lớn hơn nhiều so với giá trị hàng hóa khách hàng mau trước đó và pháp luật cũng không đặt ra mực trần cho giá trị giải thưởng nói trên. Vì thế, để tránh trường hợp giả mạo trúng thưởng. Thương nhân phải phát hành bằng chứng trúng thưởng dạng vật chất hoặc thông điệp dữ liệu đính kèm hoặc kèm theo hàng hóa. Và trước khi phát hành bằng chứng trúng thưởng nêu trên thì thương nhân phải thông báo thời gian, địa điểm cho Sở Công Thương nơi phát hành bằng chứng trúng thưởng kèm theo hàng hóa áp dụng khuyến mại.
Hình thức xác định trúng thưởng của chương trình khuyến mại tại khoản 6 Điều 92 Luật Thương mại 2005 thì pháp luật nước ta buộc các thương nhân không được
thực hiện, tổ chức giống với hình thức xổ số độc quyền cảu nhà nước và không được dùng kết quả xố số để làm cơ sở xác định khách hàng trúng thưởng. Khi giải thưởng của chương trình khuyến mại mang tính mai rủi kể trên hết thời hạn nhận thưởng hoặc khôgn xác định được khách hàng trúng thưởng thì thương nhân tổ chức khuyến mại phải trích 50% giá trị giải thưởng vào ngân sách nhà nước.
Thứ bảy, “tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng và giá trị mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa và dịch vụ”. Ở hình thức khuyến mại này thương nhân trước khi bắt đầu phải thực hiện nghĩa vụ thông báo cho đông đảo khách hàng theo quy định tại Điều 97 Luật Thương mại 2005. Đồng thời, thương nhân tổ chức phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, xác nhận kịp thời sự tham gia mua sắm của khách hàng.
Nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng được ghi nhận, xác nhận đúng và đủ thì thương nhân phải thực hiện các giải pháp làm sao cho thông tin khách hàng, thông tin mua sắm khách hàng được thể hiện, lưu trữ đầy đủ trong thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Các thôn tin kể trên bắt buộc phải có được quy định cụ thể tại các điểm a,b,c khoản 2 Điều 14 Nghị định 81/2018. Các thông tin khác nhằm đảm bảo tính chính xác, đầy đủ việc mua sắm hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ được các thương nhân khác nhau áp dụng.
Thứ tám, “tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khách vì mục đích khuyến mại”. Hình thức này chủ yếu trau cho khách hàng các lợi ích mang giá trị tinh thần. Tuy nhiên, các thương nhân có thể quy các lợi ích đó ra giá trị vật chất. Nếu quy ra giá trị vật chất các thương nhân cần đảm bảo các quy định pháp luật về hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại như các hình thức khuyến mại khác.
Hiện nay, tại Nghị định 81/2018 chưa có quy định hướng dẫn cụ thể hình thức trên. Tuy nhiên, ngay trong tên hình thức khuyến mại có các cụm từ “văn hóa, nghệ thuật, giải trí”. Thì có thể suy ra khi các thương nhân tổ chức khuyến mại phải đảm bảo các chương trình đúng với thuần phong mỹ tục, văn hóa từ cổ chí kim và không được trái đạo đức, pháp luật Việt Nam.
Cuối cùng, “các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận”. Như đã đề cập ở phần trước, pháp Luật Thương mại
Việt Nam tôn trọng các sự sáng tạo trong việc áp dụng các hình thức khuyến mại của các thương nhân. Theo đó, các thương nhân có thể áp dụng hình thức khuyến mại khác so với 8 hình thức mà pháp luật đã ban hành tại Điều 92 Luật Thương mại 2005. Khi áp dụng hình thức khác thì thương nhân cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước đó sẽ xem xét trên phương diện có phù hợp pháp luật hay có đảm bảo được quyền, lơi ích chính đáng của người tiêu dùng hay không.
Ngoài ra, hiện nay hình thức khuyến mại hàng hóa, dịch vụ trên Internet, phương tiện điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin cũng được đông dảo các thương nhân áp dụng vì sự tiện lợi của nó mang lại. Tại Điều 15 Nghị định 81/2018 đặt ra khuôn khổ mà các thương nhân phải tuân thủ theo.
Khi đó, thương nhân áp dụng khuyến mại trực tuyến phải đảm báo tính đúng, đủ theo pháp luật Thương mại, nghị định số 81 và các pháp luật có liên quan điều chỉnh.
Ngoài ra, các thương nhân thực hiện khuyến mại qua các sàn điện tử cần tuân thủ theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 81/2018 về cơ chế quản lý, rà soát cũng như đảm bảo về hạn mức tối đa của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại, thời hạn áp dụng chương trình khuyến mại,...