Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy
vật lịch sử
Lý luận &Thực tiễn
Trang 2Kết cấu
Phần 1 : Lý luận & Thực tiễn
Phần 2 : Chân lý và các tiêu chuẩn của chân lý
Trang 3Phần 1 : Lý luận & thực tiễn
Trang 4 Theo triết học mác – lênin lý luận được hiểu với tư cách là hoạt động nhận thức lý luận.
Trang 51.1 Định nghĩa Lý luận
Theo Lênin: “ Nhận thức lý luận phải trình bày khách
thể trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó, tự nó
và vì nó”
Như vậy theo Lênin có thể định nghĩa Lý luận như sau :
Lý luận là nhận thức cái bên trong, tất yếu của đối tượng
và biểu hiện nhận thức ấy dưới hình thức các khái niệm, phạm trù, quy luật.
Trang 61.2 Đặc trưng và tính chất của lý
luận
Lý luận phản ánh cái bên trong, tất yếu của đối tượng Cái bên trong, tất yếu này có thể là cái chung, cái bản chất, cái căn bản,
cái quy luật của đối tượng
Lý luận biểu hiện trình bày, đối tượng trong hình thức những khái niệm phạm trù quy luật hoặc hệ thống các khái niệm phạm trù
quy luật
Lý luận có tính chất trừu tượng hóa khái quát hóa, tổng hợp và những tính chất này hình thành trên cơ sở phân tích, so sánh
Lý luận mang tính khuynh hướng Có lý luận tiên tiến, cách mạng,
có lý luận bảo thủ, phản cách mạng, có lý luận giáo điều, chiết trung, ngụy biện, duy lý, phi duy lý, duy khoa học, có lý luận khoa
học và không khoa học, phản khoa học v.v
Trang 72 Phạm trù thực tiễn
2.1 Bản chất của thực tiễn
Mác chỉ ra khá rõ và toàn diện những đặc trưng của thực tiễn.Theo ông, thực tiễn là một quan hệ chủ thể khách thể, nó vừa là hoạt động khách
quan, cảm tính, vừa có tính phê phán cách mạng, đồng thời là thực chất của mọi đời sống xã hội Trong bút ký triết học, lenin nhận định: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) , vì nó có ưu điểm
không những của tính phổ biến, mà còn của tính hiện thực trực tiếp”
Trang 8Có ba loại hình cơ bản của thực tiễn:
Hoạt động sản xuất vật chất
Hoạt động chính trị - xã hội
Hoạt động thực nghiệm khoa học
Trang 92.2 Các đặc trưng và tính chất của thực tiễn
Thứ ba, thực tiễn
là hoạt động biến đổi không chỉ là cải biến hiện thực
Thứ tư, thực tiễn
là hoạt động căn bản nền tảng của mọi hoạt động của con người và xã
hội
Thứ năm, thực tiễn là hoạt động
có tính xã hội và
lịch sử
Trang 103 Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn
3.1 Sự thống nhất và đối lập giữa lý luận – thực
tiễn
Thứ nhất,thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thì hiện ra là mối liên hệ không thể tách rời giữa lý luận và thực tiễn Lý luận nảy sinh từ thực tiễn, Thực tiễn quy định nội dung lý luận , lý luận
hình thành, phát triển là vì mục đích thực tiễn
Thứ hai, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thể hiện ra là tính tương thích , tương ứng giữa chúng Thực tiễn bao giờ cũng là thực tiễn có những lý luận của nó và lý luận bao giờ cũng là của thực tiễn nhất định Không có thực tiễn của mọi lý luận, cũng
không có lý luận cho mọi thực tiễn.
Thứ ba, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cũng có nghĩa là đồng nhất giữa thực tiễn và lý luận, đó là sự chuyển hóa lý luận thành thực tiễn, áp dụng lý luận thành công trong thực tiễn, là
sự phù hợp của lý luận với thực tiễn.Đồng nhất giữa lý luận và thực tiễn còn thể hiện ở chỗ lý luận như một thành tố, một quá
trình, một sản phẩm tất yếu của thực tiễn.
Trang 11Quan niệm về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có nội dung cơ bản là về sự phù hợp của lý luận với thực tiễn Nhưng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là thống nhất trong khác biệt, đối lập.
Trang 12Sự đối lập giữa lý luận và thực tiễn :
Thứ nhất, với tư cách là hai mặt của thể thống nhất,lý luận
và thực tiễn đối lập với nhau với tư cách là đối lập của cái phản ánh, cái sản phẩm với cái được phản ánh, cái nguồn gốc, cái cơ sở
Thứ hai, chúng còn biểu hiện sự đối lập giữa cái bị quy định
Trang 133.2 Sự tác động qua lại của lý luận
và thực tiễn
Thứ nhất, vai trò quyết
định của thực tiễn với lý luận
Thứ hai, vai trò của lý
luận đối với thực tiễn.
Trang 14Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn không phải là mối liên hệ của hai quá trình độc lập với nhau mà là
sự kết hợp lại với nhau theo một cách thức nào đó,
mà trái lại, có cơ sở, căn cứ của chúng Cơ sở, căn
cứ ấy chính là bản thân thực tiễn Rõ ràng là chỉ có trong thực tiễn con người mới sinh ra nhận thức, lý luận của mình và sự ra đời của nhận thức, lý luận là
do yêu cầu tất yếu của thực tiễn vậy đó là thực tiễn cần phải nhận thức, được ý thức Như vậy, lý luận trở thành một yếu tố, vòng khâu của thực tiễn.
Trang 15Phần 2 : Chân lý và các tiêu chuẩn của chân lý 2.1 Chân lí
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức
có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn Theo nghĩa đó, khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức, cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết, đồng thời chân lý cũng là một quá trình
Theo V.I.Lênin: “Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình: tư
tưởng (= con người) không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một bức tranh (hình ảnh) đơn giản, nhợt nhạt (lờ mờ), không khuynh hướng, không vận động"
Trang 16Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý chí chủ quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp với
thực tế khách quan chứ không phải ngược lại
Chân lý còn có tính tuyệt đối và tính tương đối Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan Về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn tại một sự vật, hiện tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức được Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn Song khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau, của từng thực tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng được phản ánh
Do đó, chân lý có tính tương đối.
Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan mà
nó phản ánh
Trang 17V.I.Lênin viết: "Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tưởng đối đang phát triển, chân lý tương đối là
những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập đối với nhân
loại; những phản ảnh ấy ngày càng trở
nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học,
dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng
một yếu tố của chân lý tuyệt đối"
Trang 18Ngoài ra, chân lý còn có tính cụ thể Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và nhỏ hơn giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể
Điều đó có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung cụ thể, xác định Nội dung
đó không phải là sự trừu tượng thuần túy, thoát ly hiện thực mà nó luôn luôn gắn liền với một đối tượng xác định, diễn ra trong một không gian, thời gian hay một hoàn cảnh nào đó, trong một
mối liên hệ, quan hệ cụ thể
Trang 192.2 Các tiêu chuẩn của chân lý
Theo triết học Mác - Lênin, chỉ có thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý Chỉ có thông qua thực tiễn mới phân biệt được chân lý và sai lầm Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn mới "vật chất hóa" được tri thức
Thông qua đó, con người biết được tri thức nào đúng, tri thức nào sai.
Với tư cách là tiêu chuẩn chân lý, thực tiễn vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối
Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lí của lý luận khi thực tiễn đạt đến tính toàn vẹn của nó Tính toàn vẹn của thực tiễn là thực tiễn đã trải qua quá trình tồn tại, vận động, phát triển và chuyển hoá Đó là chu kì tất yếu của thực tiễn Thực tiễn có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Nếu lý luận chỉ khái quát một giai đoạn nào đó, một bộ phận nào đó của thực tiễn thì lý luận có thể xa rời thực tiễn Do đó chỉ những lý luận nào phản ánh được tính toàn vẹn của thực tiễn thì mới đạt đến chân lí Chính vì vậy, không phải bất kì thực tiễn nào cũng có thể là tiêu chuẩn của lý luận.
Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lí, của lý luận Nhưng vì thực tiễn vừa có tính tuyệt đối, vừa
có tính tương đối, do đó ngoài tiêu chuẩn thực tiễn còn có thể có những tiêu chuẩn khác như tiêu chuẩn lôgíc, tiêu chuẩn giá trị v.v…
Trang 202.3 Mối quan hệ giữa chân lý và
thực tiễn
Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công
và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn
Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện
chứng trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn:
chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn
Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi
trong hoạt động nhận thức con người cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình Đồng thời, phải tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội
Trang 21KẾT LUẬN
Tóm lại, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là mối liên hệ bản chất, phổ biến không chỉ của thực tiễn mà cả của nhận thức Mối liên hệ này chỉ khi được phản ánh, được nhận thức Mối liên hệ này chỉ khi được phản ánh, được nhận thức thì mang hình thức là những quan niệm, quan điểm của con người
về nó Từ những mối liên hệ hiện thực ấy, từ nhận thức, quan niệm của con người về chúng, người ta rút ra sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Còn chân lý, với một quan niệm đúng đắn về các tính chất, các tiêu chuẩn của chân lý và sự thống nhất biện chứng giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối có ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc phục những cực đoán sai lầm trong nhận thức và hành động