Rằng, “sức hấp dẫn không gì cưỡng nổi đã lôi cuốh những người xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó, chính là ở chỗ nó kết hỢp tính chất khoa học chặt chẽ và cao độ đó
Trang 1VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM• • • •
VIỆN TRIẾT HỌC ■ ■
PGS.TS PHẠM VĂN ĐỨC, PGS.TS ĐẶNG HỮU TOÀN
TS NGUYỄN ĐÌNH HÒA (Đồng chủ biên)
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ NỘI-2 0 0 9
Trang 2MỤC LỤC• ■
1 PGS.TS Đặng Hữu Toàn
Trang
Các Mác, triết học Mác và thòi đại ngày nay (thay lời
PHÁN THỨ NHẮT
CÁC MÁC GIÁ TRỊ VÀ s ứ c SốNG TRƯỜNG TổN
CỦA TRIẾT HỌC MÁC
2 GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn Các Mác vĩ đại vẫn sống với
nhân loại ở thế kỷ XXI
Các Mác - người có trí tuệ và tầm nhìn sâu sắc về thòi đại ngày nay
Triết học Mác trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
Về giá trị thòi đại của triết học Mác
Giá trị bển vững của triết học Mác đối vói tương lai nhân loại trưốc những biến cô" lich sử
Trang 3Triết học Mác và thời (đại
Những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình nhận thức và vận dụng triết học Mác - Lênin về con đưòng và động lực đi lên chủ nghĩa xã hội ò
Việt Nam hiện nay Thực chất của cuộc cách
mạng trong lịch sử triết học
do C.Mác thực hiện và ý nghĩa của nó áối với việc phát triển triết học Mác - Lênin ở thòi đại ngày nay
Về thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ảngghen thực hiện Ý nghĩa của nó trong việc phát triển triết học Mác - Lênin ở thòi đại ngày nay Triết học Mác và nền văn minh công nghiệp
10 PGS.TS Trần Văn Phòng
11 PGS.TS Nguyễn Đình Tường
12 TS.ĐỖMinhHỢp
13 PGS.TS Đoàn Minh Duệ Thực chất và ý nghĩa thòi đại
của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ảngghen thực hiện
Trang 4Bản chất nhân văn của triết học Mác, chủ nghĩa Mác
Đấu tranh bảo vệ bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác, chủ nghĩa Mác trong thòi đại ngày nay 209 Tính sáng tạo của chủ nghĩa Mác - thực chất và ý nghĩa
Quan điểm thực tiễn của C.Mác và Ph.Ảngghen trong
Quan niệm của triết học Mác
về chân lý với tư cách một
PHẦN THỨ BA
QUAN NIỆM DUY VẬT VỂ LỊCH s ử CỦA CÁC MÁC:
GIÁ TRỊ LỊCH • • s ử VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI • 259
22 PGS.TS Phạm Văn Đức Quan niệm duy vật về lịch sử
của C.Mác và ý nghĩa thòi đại
Trang 58 Triết học Mác và thời đại
23 PGS.TS Đặng Hữu Toàn
24 PGS.TS Vủ Văn Viên
25 PGS.TS Nguyển Ngọc Hà
Quan niệm duy vật về lịch sử
- một trong hai “thành tựu vĩ đại nhất” trong “tư tưởng
Quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác và công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay 309 Chủ nghĩa duy vật lịch sử - một công hiến vĩ đại của C.Mác trong lĩnh vực triết học 321
PHẦNTHỨTƯ
HỌC THUYẾT MÁC VỂ HỈNH THÁI KINH T Ế - XẢ HỘI
VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ở VIỆT NAM
26 GS.VS Nguyễn Duy Quý
tế - xã hội
Bản chất khoa học và cách mạng trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội - cơ
sở lý luận để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Học thuyết Mác về hình thái kinh tê • xã hội và sự vận dụng nó trong công cuộc đổi mới ỏ Việt Nam hiện nay Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và cuộc thử nghiệm trong thế kỷ XX
Trang 631 TS Đỗ Lan Hiển Chủ nghĩa Mác Lênin
-phương pháp luận cho con đưòng cách mạng Việt Nam 387
32 PGS.TS Phạm Thị Ngọc Trầm Luận điểm khoa học trỏ
thành lực lượng sản xuất trực tiếp của C.Mác và vấn đề phát triển kinh tế tri thức ỏ
33 PGS.TS Nguyễn Hữu Khiển Học thuyết Mác và vấn đề
hoàn thiện các yếu tố* của lực lượng sản xuất ở Việt Nam
PHẦN THỨ NĂM
HỌC THUYẾT MÁC VỂ CON NGƯỜI VÀ GlẢl PHÓNG
CON NGƯỜI: GIÁ TRỊ LỊCH s ử VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI 417
34 GS.TS Nguyễn Văn Huyên Chủ nghĩa Mác trong khả
náng thực hiện lý tưởng phát
35 PGS.TS Văn Đức Thanh Triết học Mác về con ngưòi và
36 PGS.TS Hoàng Đinh Cúc Vấn đề con ngưòi trong học
thuyết Mác và phương hưỏng, giải pháp phát triển con ngưòi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
phóng con ngưòi trong thòi
Mục lục _ 9
Trang 710 Triết học Mác và thời đại
38 PGS.TS Nguyến Văn Tài Từ quan điểm của C.Mác về
con người trong lịch sử sản xuất vật chất đến vấn đề phát huy nguồn lực con ngưòi trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Việt Nam hiện nay Quan niệm của C.Mác về con người hoạt động và văn hoá Quan điểm của C.Mác về bản chất con ngưòi trong “Bút ký
PHẦN THỬ SÁU
QUAN NIỆM CỦA CÁC MÁC VỂ s ở HỮU
VÀ VẤN ĐỂ XOÁ B ỏ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU: GIÁ TRỊ LỊCH s ử
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI
Từ quan niệm của C.Mác về
“xoá bỏ chế độ tư hữu”, suy nghĩ về vấn đề sở hữu tư nhân trong nền kinh tê thị trưòng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Trang 8Mục lục 11
“xoá bỏ chế độ tư hữu” và việc kết hỢp hài hoà lợi ích cá nhân vối lợi ích xã hội 532
PHẦN THỨ BẢY
QUAN NIỆM CỦA CÁC MÁC VỂ VĂN HOÁ, XÃ HỘI:
GIÁ TRỊ LỊCH s ử VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI 539
của C.Mác vào việc phát triển nền vàn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 541
46 PGS.TS Nguyễn Văn Phúc Quan niệm của C.Mác về đạo
đức và ý nghĩa của nó đối với
sự nghiệp xây dựng đạo đức
mối ỏ Việt Nam hiện nay 554
Lý luận về môì quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội của C.Mác và ý nghĩa của nó đôi với sự phát triển ván hoá
Triết học Mác - nền móng cho
sự xác lập quan hệ hài hoà giữa
Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghía Mác về giáo dục và ý nghĩa của nó đôi vói vấn đề đổi mới giáo dục ở
47 TS- Nguyển Thị Lan Hương
48- TS Nguyễn Đinh Hoà
49 ThS Cao Thu Hằng
Trang 10CÂC MAC, TRIẾT HỌC MÁC VÀ THỜI DẠI NBÀY NAY
\m iLỞ IM ÚIBm
Đặng Hữu Toàn*
Lịch sử nhân loại ghi nhớ mãi ngày 5 tháng 5 năm 1818, ngày ra đồi một vĩ nhân, nhà tư tưỏng thiên tài, nhà cách mạng
vĩ đại, ngưồi sáng lập học thuyết khoa học và cách mạng nhất
trong mọi thòi đại - Các H enrích Mác.
Vối những cống hiến lý luận mang ý nghĩa và giá trị vạch thời đại, vối tư cách một nhà cách mạng kiên định, một lãnh tụ
thiên tài của giai cấp vô sản - giai cấp công nhân toàn thế giới, C.Mác đã đi vào lịch sử nhân loại như một trong những vĩ nhân nổi trội nhất trong hàng ngũ những vĩ nhân ở mọi thòi đại Gắn liền với tên tuổi của C.Mác và mang tên C.Mác là một thế giới
quan tiên tiến nhất, thật sự cách mạng, thật sự khoa học - thế
giới quan duy vật biện chứng, thế giới quan có khả năng đem lại
cho nhân loại tiến bộ và giai cấp công nhân cách mạng toàn thế giới một “công cụ nhận thức vĩ đại” để “cải tạo th ế giới” trong thời đại ngày nay
Gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của C.Mác là chủ nghĩa
xã hội từ không tưởng trỏ thành một khoa học, một học thuyết luận chứng một cách toàn diện và sâu sắc về phương diện lý luận cho công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới mà sứ mệnh lịch
sử của nó thuộc về giai cấp công nhân
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Phó Tổng biên tập Tạp chí Triết học.
Trang 11Không chỉ thế, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của C.Mác
là sự ra đòi của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, từ phong trào tự phát của giai cấp công nhân trở thành một cuộc đấu tranh tự giác nhằm cải tạo xã hội, theo những nguyên lý của một học thuyết khoa học dưới sự lãnh đạo của chính đảng cách mạng
Trong toàn bộ lịch sử tư tưởng cải biến xã hội suôt nhiều thế kỷ, không một tư tưởng nào, học thuyết nào có thể sánh
kịp tư tưởng, học thuyết của C.Mác về phương diện k h o a học
và cách m ạng Bằng việc phát hiện ra những quy luật khách
quan của sự phát triển xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, C.Mác đã chỉ ra cho giai cấp vô sản và nhân
loại tiến bộ toàn th ế giói những con đường và biện p h á p hiện
thực đê tự g iả i p h ón g khỏi ách áp bức vể mặt xã hội và tạo ra
những điều kiện, tiền đề cho một cuộc sông thật sự mang tính ngưồi - cuộc sông vối chữ Người viết hoa, cho hạnh phúc, cho
sự phát triển tự do và toàn diện mọi năng khiếu thế chất và tinh thần của mỗi ngưòi
Học thuyết khoa học và cách mạng của C.Mác đã được hình thành và phát triển trong bối cảnh hiện thực của châu Âu giữa thế kỷ XIX Song, sự hình thành và phát triển của học thuyêt này không phải là tách rời những trào lưu trưóc đó của tư tưởng
xã hội, không phải ở bên ngoài con đưòng phát triển của nền văn minh nhân loại Nó là sự kê thừa tất cả những gì ưu tú
n h ất mà nhân loại đã sáng tạo ra trong lĩnh vực nhận thức tự
nhiên và đòi sông xã hội, đặc biệt là những thành tựu của triết học cố điển Đức, kinh tê chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
T ất cả những yếu tô' hỢp lý trong các trào lưu tiên tiến của
tư tưởng xã hội đều được C.Mác tiếp thu, kế thừa một cách có
phê phán và kiểm nghiệm chúng qua phong trào vô sản, qua
thực tiễn đấu tranh cách mạng của bản thân mình và xây dựng
lại một cách sáng tạo theo lập trưòng của giai cấp vô sản cách
mạng Đánh giá một cách rõ ràng và sâu sắc ý nghĩa và giá trị
14 Triết học Mác và thòi đại
Trang 12trong những phát kiến khoa học của C.Mác đối với phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và nhân loại tiến bộ, V.I.Lênin đã khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã chỉ cho giai cấp vô sản con đưòng phải theo để thoát khỏi chê độ nô lệ về tinh thần, trong đó tất cả các giai cấp
bị áp bức đã sống lay lắt từ trước tới nay Chỉ có học thuyết kinh
tê của Mác là đã giải thích được địa vị thực sự của giai cấp vô sản trong toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa”\
Việc vạch trần những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư
bản đã đưa C.Mác đến kết luận khoa học rằng, sự diệt vong của
xã hội tư sản và sự ra đời của c h ế độ xã hội mới - xã hội xã hội • • •
chủ nghĩa đều là tất yếu n hư nhau Và, trên cơ sở phân tích một
cách sâu sắc quá trình phát triển của các quan hệ xã hội, C.Mác
đã đi đến nhận thức đúng đắn về vai trò lịch sử vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới vối tư cách lực lượng có khả năng cải tạo tận gốc các quan hệ xã hội, thủ tiêu tình trạng người bóc lột ngưòi và xây dựng chế độ xã hội mới, tự giải phóng mình và qua
đó, giải phóng nhân loại
Không chỉ khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, bằng sự phân tích khoa học sâu sắc, C.Mác đã chứng minh
rằng, chủ nghĩa cộng sản không phải là điều mong ước của những người mơ mộng, mà là một sự vận động lịch sử hiện thực
nhằm xóa bỏ thể chê xã hội hiện tồn “Đối vối chúng ta, - C.Mác
nhấn m ạnh, - chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái
cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực
phải khuôn theo Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong
trào h iệ n thự c, nó xóa bỏ trạ n g thái hiện nay”^.
Không ai khác ngoài C.Mác đã phát hiện ra quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại đương đại Và, cũng chính C.Mác đã luận giải một cách sâu sắc và chứng minh một cách có luận cứ
C á c Mác, triết học Mác và thời đại ngày nay 15
1 V.I.Lênin Toàn tập, t.23 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr.57-58.
2 C.Mác và Ph.Ảngghen Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1995, tr.51,
Trang 13cho khả năng trở thành hiện thực của quy luật tiến hóa đó trong một học thuyết cách mạng triệt để và khoa học thật sự mang tên ông, trên cơ sỏ của thế giói quan duy vật biện chứng Đúng như Ph.Ảngghen, khi khảng định phát kiến lón lao này của C.Mác, đã viết; “Trên hành tinh của chúng ta, Sáclơ Đácuyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giối hữu cơ Mác
đã phát hiện ra quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của lịch sử loài ngưòi”\
C.Mác, như Ph.Ảngghen đã khẳng định, “là một trong những ngưòi lỗi lạc hiếm có trong suốt cả một thế kỷ” Nhìn lại
sự nghiệp sáng tạo lý luận và cuộc đòi hoạt động cách mạng của C.Mác, chúng ta hoàn toàn có thể khảng định rằng, ông không chỉ là nhà bác học anh minh, nhà tư tưởng thiên tài, mà còn là một nhà cách mạng triệt để, đầy nhiệt huyết Những phẩm chất cao quý đó thống nhất làm một trong suôt cuộc đòi hoạt động cách mạng và sáng tạo lý luận của C.Mác Cống hiến lý luận và sức sống tư tưởng của C.Mác cũng chính là cống hiến và sức sống của sự nghiệp cách mạng - “sự nghiệp chân chính” mà ông suốt đòi theo đuổi
C.Mác, như Ph.Ãngghen nhận xét, còn là “con người của khoa học” Vối C.Mác, khoa học là “một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng” và do vậy, ông đã ra sức vận dụng những kiến thức mà nhân loại tích lũy được vào tất cả các lĩnh vực mà ông am hiểu, “đặc biệt là trong lịch sử”, với một khát vọng lớn lao là đem khoa học phục vụ những người bị áp bức và biến khoa học đó thành một vũ khí trong tay bản thân quần chúng nhân dân lao động
Toàn bộ sự nghiệp sáng tạo lý luận và cuộc đòi hoạt động cách mạng vối tư cách nhà bác học anh minh, nhà tư tưởng thiên tài, nhà cách mạng vĩ đại đã đem lại cho C.Mác vinh quang tột đỉnh của một vĩ nhân nổi trội nhất trong mọi thời đại
và trở thành môt mẫu mưc về tính khoa hoc và tình cảm cách
16 Triết học Mác và thời đại
1 C.Mác và Ph.Ángghen S đ d , t.l9 , tr.496.
Trang 14mạng hết sức cao đẹp của một con người luôn lấy đấu tranh cho
tự do và hạnh phúc của nhân loại tiến bộ làm lẽ sống, lý tưởng
và sứ mệnh của cả cuộc đời
Với tư cách nhà tư tưởng của giai cấp vô sản cách mạng toàn thế giới, trong suốt cuộc đòi tìm tòi và sáng tạo lý luận cho
giai cấp mà chính C.Mác đã trở thành lãnh tụ, C.Mác không chỉ
kế thừa và tiếp thu, mà còn phát triển sáng tạo tất cả những gì tiến bộ, hỢp lý trong các trào lưu tư tưởng xã hội tiên tiến của nhân loại, đồng thời luôn kiểm nghiệm chúng trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản thế giối và của chính bản thân mình Và, chính việc luôn tuân thủ một cách nghiêm ngặt sự thốhg nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn này đã đem lại cho C.Mác vinh quang của một người sáng lập học thuyết vừa mang tính khoa học, vừa mang bản chất cách mạng,
có khả năng làm thay đổi đòi sông hiện thực của cả nhân loại trong thòi đại ngày nay Cũng chính vì vậy mà học thuyết Mác
không chỉ mang g iá trị lịch sử, mà còn mang ý nghĩa vạch thời
đại trở thành kim chỉ nam, thành vũ khí lý luận sắc bén trong
cuộc đấu tranh tự giải phóng và giải phóng nhân loại của giai cấp vô sản, thành cưđng lĩnh, nguyên tắc hành động của các Đảng Cộng sản và Công nhân trên toàn thế giói Nói về cốhg hiến vĩ đại này của C.Mác, V.I.Lênin đã khẳng định: “Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại nêu ra Học thuyết C.Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho
ngưòi ta một thế giỏi quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp vâi bất
cứ một sự mê tín nào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản”\ Và, khi nói về giá trị, tính khoa học và bản chất cách mạng của học thuyết Mác, V.I.Lênin
cho rằng, toàn bộ giá trị của học thuyết Mác là ở chỗ, lý luận đó
“vê bản ch ất là m ột lý luận có tính ch ất phê phán và cách
mạng” Sự phê phán đó là “sự phê phán duy vật chủ nghĩa”, sự
C á c Mác, triết học Mác và thời đại ngày nay n
1 V.I.Lêmn S đ d , t.23, tr.49-50.
Trang 15phê phán duy nhất mà C.Mác coi là “có tính chất khoa học” và
do vậy, nó mang lại cho học thuyết Mác, về bản chất, là cách mạng Tính khoa học và tính cách mạng - đó là những cái “hoàn
toàn và tuyệt đối vốn có của chủ n ghĩa Mác" Rằng, “sức hấp
dẫn không gì cưỡng nổi đã lôi cuốh những người xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó, chính là ở chỗ nó kết hỢp tính chất khoa học chặt chẽ và cao độ (đó là đỉnh cao nhất của khoa học xã hội) với tinh thần cách mạng, và kết hợp không phải một cách ngẫu nhiên, không phải chỉ vì ngưòi sáng lập ra học thuyết ấy đã kết hỢp trong bản thân mình những phẩm chất của nhà bác học và của nhà cách mạng, mà là kết hỢp trong chính bản thân lý luận ấy, một sự kết hỢp nội tại và khăng khít"'
Như vậy, theo V.I.Lênin, cái hạt nhân làm nên tính khoa học và bản chất cách mạng của học thuyết Mác, chủ nghĩa Mác
chính là t h ế giới qu an duy vật biện chứng của C.Mác - cái thế
giới quan mà với nó, ông đã cùng vối Ph.Àngghen xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật vầ phép biện chứng thông nhất vối nhau một cách hữu cd thành
18 _ Triết học Mác và thời đại
1 V.I.Lênin, S đd., t l, tr.421.
Trang 16C á c Mác, triết học Mác và thời đại ngày nay 19
ra đời của triết học M ác là m ột tất yếu lịch sử không những vì
nó là sự phản án h k h ách quan th ự c tiễn x ã hội, m à còn là sự
phát triển hỢp lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại, đúng như V.I.Lênin đã khẳng định, "lịch sử triết học và lịch sử khoa học
xã hội" đã chứng tỏ một cách hết sức rõ ràng rằng, chủ nghĩa Mác nói chung, triết học của ông nói riêng "không có gì giống
"chủ nghĩa bè phái" hiểu theo nghĩa một học thuyết đóng kín
và cứng nhắc, nảy sinh ở n goài con đường phát triển vĩ đại của
vàn minh thế giới"\
Triết học M ác ra đòi đã khắc phục được sự tách ròi thế giới
quan duy vật và phép biện chứng Song, nó không phải là sự
"lắp ghép" đơn thuần phép biện chứng với đỉnh cao là phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật với đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc Để xây dựng triết học duy vật biện
chứng, C.Mác đã phải tiến hành p h ê p h á n và cải tạo triệt đ ể
phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật
siêu hình của Phoiơbắc, tạo ra một phương pháp tư duy biện
chứng "không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản,
mà còn đốì lập hẳn với phương pháp ấy"^ và g iả i thoát chủ
nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu hình vốh có, tính hạn chế
"đặc thù" của nó, làm cho nó trở nên "hoàn bị" và được mở rộng
"từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài
người", sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách "thành
tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học"^
Trên cờ sở giải quyết một cách đúng đắn, thực sự khoa học
"vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại" - vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất
và ý thức, C.Mác đã không chỉ xây dựng nên một hệ thông triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng thống nhất vối phép biện chứng duy vật thành một chỉnh thể, mà còn
1 V.I.Lênin Sđd., t.23, tr.49.
2 C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.23, tr.35.
3 V.I.Lênin Sđd., t.23, tr.53.
Trang 17đưa ra tuyên ngôn của một nền triết học hành động, triết học thực tiễn, khi khẳng định hoạt động của con ngưòi là "hoạt
động k h á ch quan", hoạt động thực tiễn và "vấn đề tìm hiểu
xem tư duy của con người có thể đạt tối chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một
vấn đề thực tiễn" và "chính trong thực tiễn mà con ngưòi phải
chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình"' Rằng, triế t học phải lấy sinh khí của mình và tự tạo ra sinh khí đó từ thực tiễn và do vậy vai trò xã hội của nó, vỊ trí không thể thay thê của nó trong hệ thống tri thức khoa học, cũng như sứ mệnh lịch sử lón lao của nó trong đồi sông nhân loại không phải là ở
chỗ "giải thích th ế giối bằng nhiều cách khác nhau, mà là ở chỗ "cải tạo thế giới" bằng cách mạng"^.
ở Hêghen, “phép biện chứng bị lộn ngưỢc đầu xuống đất", C.Mác đã "dựng nó lại" và bằng cách này, ông đã "phát hiện được cái hạt nhân hỢp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí" Và,
"dưới dạng hợp lý của nó", phép biện chứng của C.Mác đã "đêĩĩi lại sự giận dữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưỏng gia giáo điều của chúng", bởi "trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại", phép biện chứng ấy cũng đồng thòi "bao hàm
cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó"; bỏi "mỗi hình thái đã hình thành" đều được nó xem xét "trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thòi
củ a hình thái đó"; v à bỏi, vối phép biện chứng ấy, không một cái
gì khiến nó phải "khuất phục" và, "về thực chất", nó mang "tính chất phê phán và cách mạng"^
Trên cơ sở khái quát những thành quả mối nhất của khoa học đương thòi và xác định đúng đắn những quy luật vận động
và phát triển chung nhất của th ế giới, đồng thời phân định rõ
2 0 Triết học Mác và thời đại
1 C.Mác và Ph.Ángghen Sđd., t.3, tr.9, 10.
2 C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.3, tr.l2.
3 Xem: C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.23, tr.35-36.
Trang 18và tìm ra sự thông nhất về cd bản giữa biện chứng khách quan
và biện chứng chủ quan, C.Mác không chỉ cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen, mà còn khắc phục được những hạn chê vốn có của phép biện chứng tự phát thời cổ đại do Hêraclít sáng lập, làm cho phép biện chứng duy
vật trở thành một kh o a học Khoa học đó, như Ph.Ảngghen đã
khảng định, là "khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người
và của tư duy"\
Khoa học triết học này không chỉ là th ế giới quan k h o a học
của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trong thòi đại ngày nay, mà còn trở thành một sự cần thiết tuyệt đối, thành "hình thức tư duy quan trọng nhất", cao nhất, thích hỢp nhất đối vói
sự phát triển của khoa học hiện đại Nó đem lại cho các khoa
học hiện đại những chức năng có ý nghĩa phương p h á p luận
trong việc xem xét, lý giải bản thân sự phát triển của mình Không chỉ thế, vối bản chất cách mạng và khoa học, nó còn đem
lại một cơ sở đú ng đắn cho việc luận chứng và giải thích những
hiện tượng của đòi sống xã hội, nhất là cho việc "cải tạo th ế giối"
hiện thực Nó cũng đem lại cho chúng ta không chỉ quan đ iểm
toàn diện, quan điểm p hát triển trong nhận thức, trong hoạt
động thực tiễn, mà cả quan điểm lịch sử - cụ th ể khi xem xét,
giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra
Vận dụng triết học duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc xem xét xã hội, nghiên cứu lịch sử hình thành
và phát triển xã hội loài ngưòi, C.Mác không chỉ Ịàm cho chủ nghĩa duy vật trỏ nên hoàn bị, triệt để, mà còn hdn th ế nữa,
sáng lập ra ch ủ n g h ĩa duy vật lịc h sử vối tư cách "m ột cuộc
cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử thế giói" Khi
khẳng định "chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ
đại nhất của tư tưởng khoa học", V.I.Lênin đã coi đó là "một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ" Lý luận này đã
C á c Mác, triết học Mác và thời đại ngày nay ^
1 C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.20, tr.201.
Trang 19th ay th ế cho "sự lộn xộn và sự tù y tiện, vẫn ngự trị từ trư d c tới
nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị", đồng thời chỉ cho chúng ta thấy rằng, "do chỗ lực lượng sản xuất lớn lên, thì
từ một hình thức tổ chức đòi sống xã hội này, nảy ra và phát triển lên như th ế nào một hình thức tổ chức đòi sống xã hội khác, cao hơn"\
Với việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác không chỉ loại bỏ được khiếm khuyết căn bản của những lý luận lịch sử trước đó và "lần đầu tiên” giúp chúng ta “nghiên cứu một cách chính xác như khoa lịch sử tự nhiên, những điều kiện xã hội của đời sông quần chúng và những biến đổi của những điều kiện ấy", mà còn "mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi và toàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế xã hội"^ Và, khi nghiên cứu một xã hội cụ thế
- xã hội tư bản vói quan niệm này, C.Mác đã khám phá ra các
quy luật của sự phát triển xã hội, xây dựng nên học thuyết về
hìn h thái kin h t ế - xã hội và quan niệm về sự phát triển xã hội
với tư cách một quá trinh lịch sử - tự nhiên Đúng như
V.I.Lênin đã chỉ rõ, khi nghiên xã hội tư bản vối tư cách một chỉnh thể xã hội, C.Mác đã "làm nổi bật riêng lĩnh vực kinh tế"
và trong tất cả mọi quan hệ xã hội, "làm nổi bật riêng những
quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và
quyết định tất cả mọi quan hệ khác"; đồng thời, "đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất" Bằng cách đó, V.I.Lênin khẩng định, C.Mác đã "có được một cơ sỏ vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên"^
Trong toàn bộ lịch sử tư tưởng xã hội, V.I.Lênin nhấn mạnh, quan niệm duy vật về lịch sử của C.Mác là một "quan
22 Triết học Mác và thòi đại
1 V.I.Lênin Sđd., t.23, tr.53.
2 V.I.Lênin Sđd., t.26, tr.68.
3 V.I.Lênin Sđd., t.l, tr.l59, 163.
Trang 20niệm khoa học duy nhất về lịch sử", "một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học" và do vậy, tư tưởng coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử -
tự nhiên của ông, "tự bản thân nó, cũng đã là một tư tưởng thiên tài rồi"\
Khi xây dựng hệ thống triết học của mình, C.Mác không
chỉ làm cho phép biện chứng duy v ật trở th àn h một khoa học
và sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà còn tạo ra bưóc ngoặt cách mạng trong quan niệm về con ngưòi và giải phóng con ngưòi
Coi tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con ngưòi - đó là con ngưòi phải có khả năng sống rồi mỏi có thể "làm ra lịch sử", C.Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là "sản xuất ra bản thân đòi sốhg vật chất" Với quan niệm này, khi phê phán quan điểm duy tâm tư biện của Hêghen về con ngưòi, C.Mác đã đưa ra quan niệm coi con ngưòi là một thực thể sinh
học - xã hội hiện thực và khẳng định "con người không phải là
một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ỏ ngoài thế giới", mà
"con người chính là t h ế giới con người, là nhà nước, là xã hội"^
Với việc đặt ra theo một cách mỏi nhiệm vụ nhận thức đòi sống xã hội hiện thực của con người, C.Mác đă triệt để phê phán quan điểm của Phoiơbắc về con ngưòi Và, khi phê phán Phoiơbắc đă "hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của
nó", "hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người", C.Mác
đã khẳng định: "Bản chất con người không phải là một cái trừu
tượng c ố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội"^
Vối luận điểm coi "giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con ngưòi", C.Mác đã khẳng định rằng, "con ngưòi là một bộ phận
C á c Mác, triết học Mác và thời đại ngày nay ^
1 V.I.Lênin Sđd., t.l, tr 166,161.
2 C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.l, tr.569.
3 C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.3, tr.ll.
Trang 21của giối tự nhiên"^ Song, hoạt động sinh sống của con ngưíòi, theo C.Mác, là "hoạt động sinh sốhg có ý thức" và do vậy, bằ ng hoạt động lao động của mình, con người đã làm biến đổi biản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình Rằng, con người không chỉ sốhg trong môi trưòng tự nhiên, mà C(òn
sống trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con ngưòi gắn bó khăng khít với nhau; yếu tô' sinh học troing mỗi con ngưòi không phải tồn tại bên cạnh yếu tô" xã hội, nnà chúng hòa quyện vào nhau và tồn tại trong yếu tô' xã hội; ido
vậy, bản tính tự nhiên được chuyển vào bản tính x ã hội và đưíỢc
cải biến ở trong đó Và, chỉ có trong xã hội, con người mới tlhế hiện bản chất tự nhiên và xã hội của mình; do vậy, tự nhiên 'và
xã hội thống nhất vối nhau trong bản chất con người, làm clho con ngưòi trỏ thành một chỉnh thể tồn tại vối cả hai mặt itự nhiên và xã hội, hình thành nên mối quan hệ khăng khít: Con người - tự nhiên - xã hội
Khẩng định "bản chất con người là tổng hòa những quan }hệ
xã hội", C.Mác còn tiến hành phân tích vị thế chủ thể, vai tìrè sáng tạo lịch sử của con người Xem xét vị thế của con nịrưíời trong tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác đã đi đến quan niệm rằng, khuynh hướng chung của tiên trình phát triển lịtch
sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất - "k(ết quả của nghị lực thực tiễn của con người" Hoạt động thực tiễn này, đến lượt nó, lại bị quy định bởi những điều kiện sinh tc')n của con người, bởi "một hình thức xã hội đã tồn tại trước khi ccó những lực lượng sản xuất ấy" Mỗi thê hệ con người bao g:iò cũng nhận được những lực lượng sản xuất do thê hệ trưốc tạo ira
và sử dụng chúng làm phương tiện cho hoạt động sản xuất mớíi Nhò sự chuyển giao lực lượng sản xuất này mà con người đtã
"hình thành nên mối liên hệ trong lịch sử loài người, hìnih thành lịch sử loài ngưòi" Lực lượng sản xuất và do đó, cả qua.n
hệ sản xuất - quan hệ xã hội của con người, ngày càng phaít triển thì "lịch sử đó càng trở thành lịch sử loài người" Vối qua.n
24 Triết học Mác và thời (đại
1 C.Mác và Ph.Ãngghen S đd., t.42, tr.l3 5
Trang 22niệm này, C.Mác kết luận: "Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người", "lịch sử xã hội của con ngưòi luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân của những con ngưòi"’; và con ngưòi vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của tiến trình phát triển lịch sử, con người làm nên lịch sử của chính mình và do vậy, lịch sử là lịch sử của con ngưòi, do con ngưòi và vì con ngưồi.
Khẳng định bản chất xã hội của con ngưòi và vị thế chủ thể sáng tạo lịch sử của con người, C.Mác còn đi đến quan niệm rằng, trình độ giải phóng xã hội luôn được thể hiện ra ỏ sự tự do của xã hội; giải phóng cá nhân tạo ra động lực cho sự giải phóng
xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân; con người tự giải phóng mình và qua đó, giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội Rằng, con người đưỢc giải phóng và được tự do phát triển toàn diện - đó là một trong những đặc trưng cơ bản của chê độ
xã hội mối, chế độ xã hội mà giai cấp vô sản cách mạng và chính đảng của nó có sứ mệnh phải xây dựng
vỏi cách đặt vấn đề như vậy, C.Mác đã coi g iả i phón g con
người, p h á t triển con người toàn diện, "phát triển sự phong phú
của bản ch ấ t con người" là "mục đ íc h tự thân " củ a sự phát triển
và tiến bộ xã hội^ Giải phóng con ngưòi, phát triển con ngưòi toàn diện cùng vói phát triển lực lượng sản xuất là "phướng hưống duy nhất" để không chỉ "làm tăng thêm nền sản xuất xã hội", mà còn đế "sản xuất ra những con ngưòi phát triển toàn diện" và hơn nữa, còn là "một trong những biện pháp mạnh nhất" để cải biến xã hội hiện tồn, đưa cả cộng đồng nhân loại đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội^
Như vậy, có thế khẳng định, học thuyết Mác về con người và giải phóng con người chính là cái đã cùng vói luận điểm của ông
C á c Mác, triết học Mác và thời đại ngày nay ^
1 C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.27, tr.657, 658.
2 Xem: C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.26, ph.II, tr.l68.
3 Xcm: C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.23, tr.688.
Trang 23về sứ mệnh cao cả của triết học - không chỉ ''giải thích thê gicâi",
mà còn phải "cải tạo thế giới" bằng cách mạng và quan nuệm
duy vật về lịch sử mà ông là người đầu tiên phát hiện ra đã líàm
nên m ột cu ộc c á c h m ạ n g vĩ đ ạ i trong lịch sử tư tưởng triế t học
nhân loại và mang lại cho triết học Mác vinh quang tột đhnh
của một học thuyết cách mạng triệt để và khoa học thật sự Chính vì lẽ đó mà V.I.Lênin khẳng định học thuyết của C.Mác
là "học thuyết vạn năng", "học thuyết chính xác", "học thu^^^ết hoàn bị và chặt chẽ" đã cung cấp cho chúng ta "một thê griới quan hoàn chỉnh" để nhận thức và cải tạo thế giối; rằng "tr iết
học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật", "chủ nghĩa d.uy
vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khioa
học" và trong thòi đại ngày nay - thòi đại quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, triết học Mác là học thuyết cách mạng nhất, khoa hiọo nhất, “nó cung cấp cho loài ngưòi và nhất là cho giai cấp côing nhân những công cụ nhận thức vĩ đại"’ để cải tạo và xây dựing chê độ xã hội mỏi
Với tư cách một học thuyết cách mạng về bản chất, khoa hiỌC
về thực ch ất, triết h ọ c M ác không chỉ có g iá trị lịc h sử, mà C(òn
m ang^ nghĩa thời đ ại, mang hơi thở và sức sông của thòi đại và
do vậy, không chỉ trưòng tồn trong thế kỷ XXI này, mà còn miãi
trường tồn với lịch sử nhân loại.
Ý nghĩa thòi đại và sức sống trưòng tồn của triết học Mác là
ở chỗ, các giá trị bền vững trong hệ thống triết học này đã, đang
và vẫn sẽ là cớ sỏ lý luận nền tảng, phương pháp luận khoa hiỌC
đế nhận thức và cải tạo thê giới; còn những hạn chê lịch sử trong một sô luận điểm, quan điểm, tư tưởng cụ thể nào đó thì
tự thân tính khoa học và bản chất cách mạng của hệ thông triiêt
học này cũng đặt ra yêu cầu phải bổ sung và phát triển cho phù hỢp vối điều kiện mới.
Thật vậy, trong thời đại ngày nay, chỉ có triết học Mác mà hạt nhân của nó là phép biện chứng duy vật mới có khả năng
26 _ Triết học Mác và thời đại
1 V.I.Lênin S đd t.23, tr.54.
Trang 24giải đáp một cách khoa học những vấn đề mà tư tưởng tiến bộ của nhân loại đã đặt ra, soi sáng những nhiệm vụ lịch sử đã chín muồi của xã hội loài người - giải phóng con người và nhân loại, cải biến và xây dựng chê độ xã hội mói mà trong đó, tự do, công bằng, bình đẳng, dân chủ và văn minh là những giá trị nền tảng.
Không chỉ thế, triết học Mác với phát kiến vĩ đại là quan
niệm duy v ậ t về lịch sử m à nội dung côt lõi là lý luận hình th ái kinh tê - x ã hội đã và vẫn đang cho th ấy ý nghĩa thòi đại và
sức sông trường tồn của nó Lý luận này của C.Mác, ngay từ khi mói ra đòi, đã phải hứng chịu sự phê phán của những ngưòi phản đối, bác bỏ nó Giò đây, sau sự sụp đổ của Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, sự phê phán đó lại càng trở nên quyết liệt hdn nữa vói những lập luận về cái gọi là
"quy luật chung", "con đường phát triển chung" mà tất cả các dân tộc, dù ở trong điều kiện lịch sử nào, cũng nhất thiết phải tuân theo Thực tiễn lịch sử nhân loại cũng cho thấy rằng, sự phát triển của xã hội loài người theo các hình thái kinh tế - xã hội hay theo lịch sử thế giói đã không diễn ra một cách đơn tuyến hay theo một phương thức đặc thù nào đó Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, như Ph.Ảngghen nhận xét, những cái gì diễn ra không đúng theo ý nghĩa hình thái kinh tế - xã hội lại có thể đúng theo ý nghĩa lịch sử toàn thế giới Con đường phát triển của các dân tộc, các quốc gia khác nhau đã diễn ra một cách không giông nhau và đó chính là biểu hiện của tính đa dạng, phong phú, phổ biến và tự biến đổi của lịch sử nhân loại mà C.Mác đã nói đến khi cho rằng, "xã hội ngày nay hoàn toàn không phải là một khôi kết tinh vững chắc, mà một cơ thể có khả năng biến đổi và luôn ở trong quá trình biến đổi"' Tuy nhiên, trong sự phát triển khác nhau đó,
vẫn chứa đựng một số quy luật chung và chính các quy luật
này đã buộc các dân tộc, các quốc gia, tron g khi p h át triển một
cách đa dạng, vẫn phải trải qua một sô" giai đoạn tương đồng
C á c Mác, triết học Mác và thời đại ngày nay 27
1 C.Mác và Ph.Ảngghen S đd., t.23, tr.22.
Trang 25nhau, kể cả dưới hình thức phát triển "rút ngắn", để cùng t,ạo nên những hình thái kinh tê - xã hội đan xen nhau, kê tiíếp nhau của lịch sử thê giới Bởi lẽ, như C.Mác đã khẳng địnih,
"sự phát triển của những hình thái kinh tê - xã hội là một qiuá trình lịch sử - tự nhiên" và "một xã hội, ngay cả khi đã ph.át hiện được quy luật tự nhiên của sự vận động của nó, cũng không thể nào nhảy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên híay
dùng sắc lệnh để xóa bỏ những giai đoạn đó", m ặc dầu nó "(CÓ
thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ"'
Do vậy, có thế nói, trong thòi đại ngày nay, trước sự phiát triển hết sức đa dạng và vô cùng phức tạp của các dân tộc, cíác quốc gia thì quan niệm duy vật về lịch sử mà nội dung cô"t lõi 'là
lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác vẫn cứ là công cụ sắc bén nhất giúp chúng ta nhận thức và tìm ra tiến trình vậin động và phát triển của xã hội loài người Và, hơn nữa, vói Uý luận này của C.Mác, chúng ta vẫn hoàn toàn có thê tin tưởnig
vững chắc rằng, dẫu lịch sử nhân loại ngày nay có phải trải quia
sự vận động và phát triển với những khúc quanh co, phức tậỊp,
kể cả bưốc thụt lùi, thì xu hưóng chung của nó vẫn cứ diễn r a theo con đưòng lịch sử - tự nhiên là sự thay thế lẫn nhau củia các hình thái kinh tê - xã hội và đi lên chủ nghĩa xã hội vẫn Hà
một tấ t yếu khách quan, bỏi đó là quy luật tiến hóa của lịch S'.ử
nhân loại
Cùng với phép biện chứng duy vật và quan niệm duy vật v'ề lịch sử, học thuyết Mác về con ngưòi và giải phóng con ngườũ, giải phóng nhân loại cũng là cái làm nên ý nghĩa thòi đại và sứíc sông trường tồn của triết học Mác Bởi lẽ, như thực tiễn lịch siử
p hát triển nhân loại đã chứng tỏ, mọi sự phát triển củ a xã hoi
sẽ chẳng có ý nghĩa gì và cũng chăng là gì cả, nếu ở đó com người không được giải phóng, con ngưòi không được tự do phá-t triển những năng khiếu thể chất và trí lực của mình Thực tiễin lịch sử phát triển nhân loại cũng cho thấy học thuyết Mác vtề
28 Triết học Mác và thời (đại
1 C.Mác và Ph.Ảngghen S đd., t.23, tr.21.
Trang 26con ngưòi, về giải phóng con ngưòi và nhân loại khỏi mọi sự tha
hóa đế con người đưỢc tự do p h át triển, được sống vối bản ch ất
ngưòi đích thực, với chữ Ngưòi viết hoa vẫn còn nguyên giá trị trong đại ngày nay, vẫn là nguồn cổ vũ, khích lệ, thúc đẩy và là kim chỉ nam dẫn đường cho chúng ta trong cuộc đấu tranh vì con người, cho con người và giải phóng con người, giải phóng nhân loại, vẫn soi sáng con đường cách mạng tự giải phóng của nhân loại tiến bộ trên thế giỏi Rằng, học thuyết này, ý nghĩa nhân đạo và giá trị nhân văn của nó, luận điểm nổi tiếng của C.Mác về "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" và lý tưởng cao cả, mục đích duy nhất mà ông hưóng tối là đưa "con ngưòi từ vướng quố(' của tất yếu sang vưdng quốíc của tự do" càng chứng tỏ triết
học Mác duy nhất là triết học nhân văn tích cực, triết học nhân
văn hiện thực, có khả năng cải tạo thế giối và do vậy, triết học
đó luôn mang ý nghĩa thời đại và mãi trường tồn vối lịch sử nhân loại
"Mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần
của thòi đại mình"’ C.Mác đã khảng định như vậy Triết học
Mác cũng thế, nó là "tinh hoa" của thời đ ạ i chúng ta Triết học
Mác, với hạt nhân là phép biện chứng duy vật - khoa học về những quy luật phổ biến nhất của tự nhiên, của xã hội và của
tư duy con ngưòi, vói quan niệm duy vật về lịch sử - thành tựu
vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học, lấy con ngưòi làm trung tâm, lấv giải phóng con người, giải phóng nhân loại và phát triển con ngưòi toàn diện làm mục tiêu cuô'i cùng, không chỉ là "tinh hoa"
của thòi đại chúng ta - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn th ế giới, m à còn là tin h h o a tr í tu ệ củ a toàn n h â n
loại, là sự kết tinh những tinh hoa tư tưởng triết học của nhân loại trong suôt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của
nó Với tư cách đó, triết học Mác không chỉ mang ý nghĩa thời
đại, mà còn mãi trường tồn với lịch sử nhân loại.
Các ỉMác, triết học Mác và thòi đại ngày nay 2^
1 C.Mác và Ph.Ảngghen S đd., t l, tr l5 7
Trang 27Cái làm nên giá trị và sức sống trường tồn của triết họic Mác
không chỉ ở bản ch â t icách mạng triệt đê và tính khoa họ(C th ật
sự sâu sắc của nó, ở v,ai trò thê giới quan và phương pháp) luận của nó - kim chỉ nam cho hoạt động nhận thức và cải tạo thê
giối của cả nhân loại tiến bộ, mà còn ở sự thông nhất hữu cơ
giữ a lý luận và thực tỉễn - cái mà C.Mác luôn coi là nguyên tắc
nên tảng khi xây dựng học thuyết của mình Chính C.M.ác đã
đưa phạm trù thực tiên vào triết học và coi đó là cơ sỏ, là động
lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn khách quain, tốỉ cao của chân lý Với phạm trù thực tiễn này và khi coi sự ĩthống nhất hữu cơ giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc nền tảng trong hệ thông triêt học của mình, C.Mác luôn nhấn mạnh
rằng, triế t học củ a òng, học thuyết của ông không phải là giáo
điều, mà là kim chỉ nam cho hành động
Không chỉ thế, cái làm nên giá trị và sức sống trưòn.g tồn
của triết học Mác còn ở sự thông nhất giữa tính mở, tính phát
triền của hệ thống lý tuận và tính ổn đinh của lập trường duy vật biện chứng, ý n g h ía ph ương p h á p luận của nó Toàn bộ hệ
thống triêt học của C.Mác là một hệ thống lý luận mở và phát triển, không khép kin không ngưng đọng và bất biến Tínih mở
và phát triển của triết học Mác được thể hiện ở chỗ, nó luôn hướng về thực tiễn - xã hội và lịch sử, hướng về thòi đại, về tương lai, chứ tuyệt nhiên không phải là thứ lý luận kinh viện Chính C.Mác, khi coi mọi triết học chân chính đều là "tinh hoa" của thời đại, đã khẳng định rằng, với tư cách đó, "triết học, không chỉ về bén trong, theo nội dung của nó, mà cả về bên ngoài, theo sự biểu hiện của nó”, luôn tiếp cận và tác động qua lại với thê giỏi hiện thực ở thòi đại mình; khi đó, “triết học
sẽ không còn là một hệ thống nhất định đôi với các hệ thông nhất định khác, nó trở thành triết học nói chung đôl với thê
giối, trở th àn h triế t học cua thế giới hiện đại , trở th àn h linh
hồn sông của văn hóa , thành triết học thê tục, còn thê giỏi
thì trở th àn h th ế giởi triết học" Ràng, "triết học không- hứa hẹn gì cả ngoài ch â n ly , triết học không đòi hỏi tin tương vào
30 _ Triết học Mác và tlhời đại
Trang 28các Ikết luận củ a nó, nó đòi hỏi kiểm nghiệm những điều hoài
nghii"’ Triết học Mác là một lý luận như thế Nó không những khômg lảng tránh, mà còn luôn nhìn thang vào sự thật, lấy thế
giói quan duy v ậ t biện chứng để hướng dẫn, giải quyết những
vấn đề cơ bản và bức thiết do thực tiễn, do hiện thực cuộc sống đặt ra; đồng thòi nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luậm và dự báo tương lai Triết học Mác đôi xử với các hệ thống triế t học khác củng theo cách đó, theo tinh thần đó để không bác bỏ chúng một cách sạch trơn, mà kê thừa những hạt nhân hợp lý, những tinh hoa của chúng Chính vì thê mà triết học Mác: có khả năng tự đổi mới và phát triển, trỏ thành kim chỉ narrn cho hành động, mở đưòng và hướng dẫn nhân loại tiến bộ
tiếp tục tìm kiếm và nhận thức chân lý, chứ không đi tối chân
lý tLiyệt đỉnh, cuô'i cùng
'Triết học Mác là một hệ thống mỏ và phát triển, chứ không phảii là cái gì đó nhất thành bất biến và do vậy, trong nó còn có nhữìig hạn chế nào đó cần phải khắc phục, bổ sung, phát triển thêrn thì đó cũng là lẽ tất yếu C.Mác là một nhà bác học vĩ đại, nhà tư tưởng thiên tài, nhưng ông cũng là “sản phẩm của thòi đại của mình” và do vậy, ông vẫn bị quy định bởi chính những điềui kiện lịch sử của thời đại mình nên không thể tránh khỏi nhữ ng hạn chế nhất định Những hạn chê nào đó trong triết học
M ác là do lịch sử thời đại quy định, song chúng tuyệt nhiên không làm giảm giá trị thê giới quan và phương pháp luận, giá
trị gỢi mở và định hưống cũng như bản ch ất cách m ạng và tính kho a học của nó.
Hiện nay, do bôi cảnh lịch sử quy định và do những biến cố hiện thòi của lịch sử nhân loại, một số luận điểm, quan niệm
nào đó của C.Mác đã trở nên không còn thích hỢp với điều kiện lịch sử mối, song không phải vì thế mà triết học Mác mất đi ý nghĩa thời đại của nó Bản chất cách mạng và tính khoa học của
nó vẫn mãi trường tồn với lịch sử nhân loại, vẫn là cơ sở nền
C ác fMác, triết học Mác và thời đại ngày nay ^
] C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.l, tr.lõ7, 159.
Trang 29tản g để có thể k hảng định “kiên trì chủ nghĩa Mác - L ên in là vấn đề có tính nguyên tắc số một” đối với chúng ta trong công
cuộc đổi mối đất nướic
Ý nghĩa thời đ.ại và sức sôVng trường: tồn của triết học Mác chính là cơ sở đê chúng ta khẳng định xây dựng đất nưốc theo con đưòng x ã hội chủ nghĩa trêni nền tảng chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minlh mà Đảng ta đã xác định khi lựa chọn con đường đổi nriới là hoàn toàn đúng đắn và có cơ sở khoa học Sự đúng đắn và cơ sở khoa học đó bắt nguồn từ bản chất cách mạng và tính khoa học của triết học Mác Chúng ta kiên trì chủ nghĩa Mဠ' Lênin, triết học Mác - Lênin không có nghĩa
là áp dụng một cách nguyên xi, m.áy mó'C, mà là vận dụng một cách khoa học và sáng tạo những tư tưởng, nguyên lý, quy luật
nền tản g của nó tronig những điều kiệin lịch sử mới và phù hợp với thực tiễn đất nưc3c Những thành công rất đáng tự hàơ của
hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh điều đó
Do vậy có thê nó'i, đổi mới đất nviốiC Itheo định hướng xâ hội
chủ nghía với V‘iệc kiển trì chu nghia Kiâc - Lềnin, tư tướng Hồ
Chí Minh trên C'ơ sở lìhận thức lại,, nhận thức đúng và phát triển sáng tạo nhừng nguyên lý cớ bẳn của triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói c.hurug, thông qua nghiêru cứu
lý luận và tổng kết t hực tiễn thời đại, tlhực tiễn đổi mới ở Việt Nam không chỉ là quá trình thống nhất hữu cơ lý luận với thực tiễn, là vấn đề hết sức cần thiết, mang: C:ả ý nghĩa lý luận Lẫn ý nghĩa thực tiễn cấp bách, mà còn là phương thức đúng đắn đê triết học Mác mãi mang V nghĩa thòi đại và sức sống trường tồn của nó với thời đại chúng ta
32 Triết học Mác và thời đại
Trang 30PHẦN THỨ NHẤT
CỦA TRIẾT HOC MÁC
Trang 32CÁC MẮC Vĩ ĐẠI VẪN SÔNG vớt NHÂN LOẠI
ở THÊ KỶ XXI
Nguyển T rọng Chuẩn*
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nưâc Đông Âu, sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tê đã từng là đê tài của những cuốn sách, bài báo mà trong
đó, các tác giả của chúng đểu có một cái đích chung là “chứng minh” về cái chết của chủ nghĩa Mác, về cái chết của chủ nghĩa cộng sản dựa trên các học thuyết của C.Mác
Nổi bật trong số các cuốn sách loại đó phải nói đến cuôVi Sự
cáo chưng của lịch sử và Con người cuối cùng của Francis
Pukuyama (Phranxi Phucuyama) xuất bản tại Niu Oóc năm
1992' Theo sự so sánh của Giăccơ Đêrriđa Ụ acques D er rid a ) -
nhà triế t học người Pháp, một trong những nhà triế t học
phương Tây nổi tiếng thế giối ở thế kỷ XX, trong cuốh Những
bóng m a của M ác {Spectres de Marx), thì lúc đó, ỏ phưdng Tây,
"ngưòi ta m ua cuốn sách này như một bà nội trỢ xô vào mua đường và dầu, khi có những tin đồn đầu tiên về chiến tra n h ”^.
Bên cạnh nhiều đánh giá khác của G iăccơ Đ êrriđa về cuôn
* Giáo sư, Tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
1 Kukuyama Prancis The End o f History and the Last Man. New York: Free Press 1992.
2 Giăccơ Đèrriđa Những bóng ma của Mác. Nxb Chính trị Quôc gia và Tổng cục II Bộ Quô'c phòng, Hà Nội, 1994, tr 149.
Trang 33sách trên của Francis Pukuyama, thì những đánh giá sau đây của ông quả thật rất đáng lưu ý: “Nếu một luận thuyết kiểu như luận thuyết của Fukuyama đóng một cách có hiệu qu.ả vai trò gây mơ hồ và vai trò phủ nhận sầu thảm gấp đôi mà người
ta chờ đợi ở nó, thì nó đã làm một trò lừa gạt một cách khôn khéo đổi vói một sô ngưòi này và thô bạo đôi với một sô người khác’” Hoặc: “Phải thừa nhận là quyển sách này mang sắc thái tinh vi hơn, đôi khi để lửng, thậm chí đến mức mập
Nói cách khác, người ta không thề không nghi ngò về tính khách quan và tính khoa học của cuốn sách trên của Fukuyama.Không ai có thể phủ nhận một sự thật là Liên Xô và khôi Đông Âu xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ, chủ nghĩa xã hội đã bạ một tổn thất hết sức nặng nề Nhưng từ sự sụp đổ đó mà rút r;a kêt luận rằng, học thuyết của C.Mác đã chết, triết học Mác đã chết, chủ nghĩa cộng sản đã chết thì thật là một sự vui mừng quá sốm, là một sai lầm, nếu không muốn nói là do những động cơ không trong sáng, hay nặng hơn, là do sự thù ghét cay độ>c đôi vâi C.Mác và các học thuyết của ông
Hãy khoan nói đến ở đây những nguyên nhân gây ra sự sụp
đổ đó của Liên Xô và các nước Đông Âu với tính cách mộ t mô hình, một kiểu chủ nghĩa xã hội đã được người đòi sau thiết kế theo sự hiểu biết, sự giả định, một sự mong muôn chủ quan của mình nhưng lại mệnh danh, hoặc tưởng rằng, đã làm theo đúng chỉ dẫn của C.Mác, là xuất phát từ C.Mác, là trung thành tuyệt đôi với C.Mác, bởi những nguyên nhân gây nên sự sụp đổ ấy thì
có rất nhiều và cần phải đưỢc mổ xẻ trong một dịp khác
Trong dịp Kỷ niệm 190 năm Ngày sinh C.Mác (05/05/1818 - 05/05/2008), chúng ta hãy chỉ đề cập một cách hết sức vắn tắt đến các học thuyết cơ bản của C.Mác, chảng hạn như quan niệm
duy vật về lịch sử hay học thuyết về giá trị thặng dư, chứ chưa
nói đến rất nhiều những tư tưởng vượt thòi đại khác của ôrug đã
36 Triết học Mác và thời đại
1 Giăccơ Đêrriđa Sđd., tr.l51.
2 Giăccơ Đêrnđa Sđd., tr.l26.
Trang 34hợp thành chủ nghĩa mang tên ông, để có một cái nhìn thật sự khách quan, thật sự khoa học, thật sự tôn trọng C.Mác.
Trưốc hết, chúng ta hãy nhố lại một luận điểm nổi tiếng mà ngưòi tiền bối vĩ đại của C.Mác đã đưa ra trong lĩnh vực triết học, ngưòi đã được C.Mác cải tạo theo lối duy vật, đã kế thừa và
vượt qua Đó chính là luận điểm đưỢc H êghen trình bày trong
Những bài g iản g về lịch sử triết học của ông Hêghen viết:
“Triết học hiện đại là kết quả của tất cả những nguyên lý có từ trưốc đó; như vậy, không có một hệ thông nào bị lật đổ, không phải nguyên lý của triết học đó bị lật đổ mà chỉ có sự giả định
rằng, nguyên lý đó là định nghĩa tuyệt đối cuối cùng bị lật đ ổ
lý là một quá trình, chân lý nằm trong quá trình và việc đạt đến chân lý cũng là một quá trình
Các tư tưởng, các học thuyết của C.Mác về triết học, về xã hội, về kinh tế, về con ngưòi, về khoa học và kỹ thuật, v.v vốn
là kết quả của một sự nghiên cứu, phê phán, tiếp thu, vượt bỏ những thiên tài trước ông, tính từ thòi cổ đại cho đến tận L.Phoiơbắc; của sự khái quát lý luận và tổng kết thực tiễn cực
kỳ sôi động thế giới lúc bấy giò, và trên hết là sự sáng tạo tuyệt
vời của một bộ óc thiên tài, của một trong những vĩ nhân vĩ đại
nhất, có ảnh hưởng to lỏn nhất trong mọi thời đại của nhân loại,
P hẩn thứ nhất: C á c Mác Giá trị và sức sống trường tổn ^
1 Tereii CoMUHenue T IX MocKBa, 1932, c 40 (Hêghen Tác phẩm, t.IX Mátxcơva, 1932, tr 40).
Trang 35như một cuộc thăm dò dư luận phưdng Tây cuối thế kỷ XX tđã cho thấy Những tiền đề xuất phát để C.Mác rút ra các kết luiận
lý luận “không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà ngưòi ta chỉ có tlhể
bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi Những tiền đề ấy là có tlhé
kiểm nghiệm đưỢc bằng con đường kinh nghiệm thuần tuý”' Do vậy, những tư tưởng và những học thuyết của C.Mác hoàn toíàn
và tuyệt nhiên không phải là những “ảo tưởng chủ quan”, không phải là “duy ý c h r như những người phê phán C.Mác (đã
k h ó a của lịch sử đ ích thực" Với C.Mác, cái thúc đẩy sự vậin
động của lịch sử không phải là sức mạnh siêu tự nhiên, cũnig không phải là những tư tưởng hay ý chí của con ngưòi, của các
vĩ nhân, mà chính là sản xuất vật chất, là những lợi ích Viật chất, còn chính quần chúng nhân dân mới là những người sánig tạo chân chính ra lịch sử của mình Quan điểm mang tính châít
nền tản g đó có quan hệ ch ặt chẽ với quan niệm về sự phát triế;n
của lực lượng sản xuất và vai trò quyết định của lực lượng sả.n xuất đối với sự phát triển của mọi hình thái xã hội từ trước chio đến nay
Với C.Mác, không những các hình thái kinh tế - xã hội kháic nhau là một quá trình lịch sử - tự nhiên, mà sự thay thế cáic hình thái đó cũng là một quá trình lịch sử - tự nhiên Điều đó c:ó nghĩa rằng, khi đã là một quá trình lịch sử - tự nhiên thì C0)n
ngưòi hoàn toàn có thể khám phá được, có thế nhận thức đượcc,
có thể nắm được và vận dụng được các quy luật vận động củ;a
nó Và, C.Mác đã chứng minh điều đó một cách tài tình, vừ:a
khoa học, vừa hết sức thuyết phục trong nhiều công trình, đặ(C
38 _ Triết học Mác và thòi (đại
1 C.Mác và Ph.Ảngghen Toàn tập, t.3 Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nộii
1995, tr.28-29.
Trang 36biệt là trong bộ Tư bản - một công trình của suốt cả cuộc đòi
C.Mác, rằng hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, sớm hav muộn, tất yếu sẽ bị thay thế bằng một phương thức sản xuất tiên tiến hơn, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội sẽ đến một lúc
không còn có th ể chứa đựng trong các quan hệ sản x u ấ t tư bản
chủ nghĩa nữa Đó là quy luật tất yếu của lịch sử
Tuy nhiên, khi khẳng định như vậy, C.Mác không hề xác
định thòi điểm cụ th ể về sự th ay th ế đó hay về thòi điểm diệt
vong của chủ nghĩa tư bản Đáng tiếc là những ngưòi lãnh đạo
và các nhà lý luận đi sau C.Mác, do quá say sưa với thắng lợi và
sự lốn mạnh một thòi của chủ nghĩa xã hội trên quy mô thế giối, dường như muôn thúc đẩy nhanh “cái chết” đó của chủ nghĩa tư bản nên đã không đủ tỉnh táo để thấy rằng chính C.Mác, ngay
trong Lời tựa viết cho lần xuất bản đầu tiên tập I bộ Tư bản, đã
nhận ra rằng, xã hội tư bản “hoàn toàn không phải là một khối kết tinh vững chắc, mà là một cd thể có khả năng biến đổi và luôn luôn ỏ trong quá trình biến đổi”'
Rõ ràng, một xã hội, cũng như một cơ thể sống, khi còn có khả năng biến đổi và đang trong quá trình biến đổi thì có nghĩa
là cơ thê đó còn có khả năng thích nghi, nó chưa thể chết ngay
Vể điều này, C.Mác cũng đã từng nói rằng, “không một hình thái
xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất
mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân
xã hội cũ Cho nên, nhân loại bao giò cũng chỉ đặt ra cho mình
những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì khi xét kỹ hơn,
bao giò người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã
có rồi, hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành”^
Phần thứ nhất: C á c Mác Giá trị và sức sống trường tồn 39
1 C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.23, tr.22.
2 C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.l3, tr.15-16.
Trang 37Lịch sử nhân loại th ế kỷ XX và hiện nay đã hoàn toàn Xíác
nhận những chỉ dẫn hết sức tinh tường đó của CMác
Hệ thống tư bản chủ nghĩa hiện đại vẫn đang còn sức sốmg, đang thể hiện sức mạnh thực sự của nó ở những mặt nhất địinh
và đang chi phối khá mạnh nền chính trị và kinh tê thê giiới, chứ chưa phải đã đến lúc lịch sử của nó kết thúc Hệ thống đó vẫn đang có khả năng thích nghi, tự điều chỉnh và tiếp tục phiát triển Không thể không thấy điều đó Vậy, liệu có thể từ đó nnà rút ra kết luận rằng, chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng, là bất Itử,
là tương lai duy nhất của nhân loại hay không? Không Hoíàn toàn không thể! Mọi sự biện hộ theo kiểu đó đều không có cơ fSỎ Chủ nghĩa tư bản toàn cầu hoá hiện nay mà C.Mác đã từng (dự báo về sự ra đời của nó, vài sức mạnh của nó và vối cả nhữmg mâu thuẫn nội tại mà tự thân nó không thể nào giải quy'ết
đưỢc, là bước ch u ẩn bị cho sự th ay th ế nó trong tương lai, tức là
c á c đ iều k iện c h u ẩ n b ị c h o s ự th a y t h ế đ ó đ a n g tron g q u á trin h
hìn h thành ở ngay trong chính bản thân nó Lịch sử không biac
giò ngừng lại, không bao giò ngưng đọng Biện chứng của lịich
sử chính là như vậy và sẽ mãi mãi là như vậy
Những bí mật làm giàu của các nhà tư bản và sự bần cùng của ngưòi lao động cũng đã từng là một bí mật của lịch sử đã được chính C.Mác khám phá ra nhờ học thuyết về g iá trị thặmg
dư Việc phát hiện ra học thuyết này là “công lao lịch sử vĩ đ;ại
nhất lao động của Mác Nó chiếu sáng rực rõ lên những lĩnh viực kinh tế mà trưốc kia những nhà xã hội chủ nghĩa cũng mò mẫ;m trong bóng tối không kém gì những nhà kinh tế học tư sản Chiủ nghĩa xã hội khoa học bắt đầu từ ngày có giải đáp đó, và nó ]là điểm trung tâm của chủ nghĩa xã hội khoa học”’
Ngày nay, nhân loại đang từng bước tiến vào kinh tế t;ri thức; tri thức đang chuyển hoá “thành lực lượng sản xuất trự c
tiếp”^ như C.Mác đã từng tiên đoán Sự kiện nhân loại bước vàio
40 Triết học Mác và thời đại
1 C.Mác và Ph.Ảngghen Sđd., t.20, tr.286.
2 C.Mác và Ph.Ăngghen Sđd., t.46, phần II, tr.372.
Trang 38kinh tế tri thức này lại cũng là lý do đế cho một số người, cả ở
nước ta lẫn nước ngoài, ngộ nhận rằng, kinh t ế tư bản và các
nhà tư bản đã thav đổi về bản chất, không còn bóc lột ngưòi lao động, không tìm kiếm giá trị thặng dư như khi C.Mác viết bộ
Tư bản nữa Theo họ, sức lao động của con ngưòi ngày nay chủ
yếu đã được chuyển sang cho các máy móc cực kỳ tinh vi với
hiệu suất rất cao Tỷ lệ giá trị của lao động sống không thể so với giá trị do máy móc làm ra, do đó, theo họ, máy móc hiện đại mỏi là cái sản xuất ra giá trị thặng dư, nghĩa là nhà tư bản bây giờ chỉ còn bóc lột máy móc chứ không phải bóc lột công nhân!Thật ra, như C.Mác đã từng nói: Những máy móc có mộtsức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bốt lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con ngưòi Những nguồn của cải mới, từ xưa tới nay chưa ai biết, dưòng như do một sức
mạnh thần kỳ nào đó lại đang biến thành nguồn gốc của sự
nghèo khổ”' Nhận xét đó của C.Mác vẫn rất đúng trong điều kiện hiện nay Máy móc, dù có hiện đại đến đâu chăng nữa, cũng vẫn không thế thiếu đưỢc sức lao động của con ngưòi Hơn thê nữa, máy móc càng hiện đại, càng tạo ra nhiều sản phẩm hơii, các sản phẩm càng có hàm lượng tri thức nhiều hơn thì lại
càng đòi hỏi ch ất lượng lao động cao hơn, tri thức nhiều hđn, do
đó, càng không thể thiếu được công nhân tri thức N ghĩa là, sản
xuiít, dù hiện đại đến đáu, cũng không thể thiếu được sức lao động của con người, của ngưòi công nhân, của kỹ sư, của nhà khoa học, tức là không thê thiếu được lao động sông Vậy, nhà
tư bản lấy lợi nhuận ở đâu, có chiếm đoạt giá trị thặng dư ở đây không? Chắc chắn không khó để trả lời
Chính C.Mác đã chỉ rõ rằng, sự sản xuất ra giá trị thặng dư
là quy luật tuyệt đối của sản xuất tư bản chủ nghĩa; không có
lợi nhuận thì không một nhà tư bản nào chịu bỏ vốh để sản
x u ít, kinh doanh, mà "ỉợi n hu ận chỉ là hình thái thứ sinh, phái
Phần thứ nhất: C á c Mác Giá trị và sức sống trường tồn 41
] C.Mác và Ph.Ãngghen Sđd., t.l2 tr.io.
Trang 39sinh v à được biến đổi của giỏ trị thặng dư, là hỡnh thỏi tư Sỉản
trong đú đó xoỏ hết những nguồn gốc của nú”’
Dường như cú người đó khụng biết, hoặc đó cố tỡnh quờn đi
sự lu ận chứng rấ t quan trọng và khoa họ'C này của C.Mỏc về
mổỡ quan hệ giữa lợi nhuận và giỏ trị thặng dư Rừ ràng là, trong thũi đại hiện nay, hỡnh thức búc lột cú thay đổi, đó ttrỏ
nờn khú n hận biết hơn, tinh vi hơn và khỏc hơn so với thũi ciủa
C.Mỏc, nhưng bản chất búc lột của tư bản thỡ khụng khỏc đú
chớnh là nguồn gốc là nguyờn nhõn dẫn đến hụ ngăn cỏch giỡữa
người giàu và ngưũi nghốo, giữa những nưỏc giàu và nhữ;ng
nước nghốo hiện nay trờn thờ giới, kế cả ở cỏc nước tư bản phiỏt
triển nhất, đang ngày một doóng ra với tốc độ ngày càing
n h an h hơn.
Từ hai vấn đề quan trọng trờn, cú thể núi rằng, những hiọc thuyết quan trọng của C.Mỏc khụng hề lỗi thời, nếu chỳing
khụng bị tu yệt đụ"i hoỏ, nếu như nghiờn cứu và vận dụng chỳing
theo tinh thần biện chứng chứ khụng phải một cỏch giỏo điềm,
xơ cứng.
Đ iều này khụng chỉ chỳng ta núi và tin, mà ngay cả nhiớều
nhà triết học phương Tõy nổi tiếng cũng tin như vậy Và, ch.ắc: lũng tin đú của họ khụng thể coi là xuất phỏt từ hệ tư tưởng, nnà
chớnh là từ những sự trải nghiệm, sự phõn tớch thực tiễn và ớsụ tổng kết lý luận của chớnh họ.
Giăccơ Đờrriđa, trong Những búng rna của M ỏc đó dẫn rai ỏ
trờn, khi thừa nhận rằng, “tấ t cả mọi người trờn toàn trỏi đ;ất này, dự họ muốn, họ biết hay là khụng, đều là những người k ế
th ừ a củ a M ỏc và chủ nghĩa M ỏc với một mức độ nhất định”, đ ó
k hẳng định: “Luụn ỡuụn sẽ là một sai lầm, nếu khụng đọc đi đ(ỌC
lại và tranh luận những tỏc phẩm của Mỏc Đú sẽ càng ngàiy
càn g là m ột sai lầm một sự thiếu trỏch nhiệm vờ' mặt lý luậin
triết học và chớnh trị Sẽ khụng cú tương lai khi khụng cú trỏcĩh nhiệm đú Khụng cú nếu khụng cú Mỏc; khụng cú tương lai mià
42 Triết học Mỏc và thời đại
1 C.Mỏc và Ph.Ảngghen Sđd., t.46, phần II, tr.l60.
Trang 40lại không có Mác Nếu không có ký ức về Mác và không có di
Síin của M ác”'.
Chủ nghĩa Mác không chết, chủ nghĩa cộng sản đưỢc xây
dựng dựa trên các học thuyết chân chính của C.Mác không
chết như m ột sô" người từng tuyên bố C.M ác vẫn sông vói n h ân
loại không chỉ ở thê kỷ XXI, bởi những di sản của C.Mác đã trở thành tài sản chung của cả nhân loại và sẽ mãi mãi là như vậy; bởi như Michel Vadée - nhà triết học, thành viên của Trung tâm nghiên cứu và tư liệu về Hêghen và Mác thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quô'c gia Pháp, đã nhận định ràng, “tư tưởng của Mác đã “được biết đến nhiều”: nó đã cắm sâu vào thế giới”'^
Phần thứ nhất: C á c Mác Giá trị và sức sống trường tồn 43
1 Giãccơ Đêrriđa Những bóng ma của Mác. Sđd., tr.l90 - 191, 42.
2 Mxhel Vadée Marx-nhà tư tưởng cúa cái có thể, t.I Viện Thông tin
Khoa hoc xn ''.ôi Hà X ò i 1996 ' r l