nguyén nhân làm trì trệ sự phát triển của xã hội Ấn Đụ Thời kỳ \Véda cũng là thời kỳ hình thành nhiều tên giáo lớn mà itu tưởng và tín ngưỡng của nó đã ảnh hưởng lớn tới đời sống tỉnh th
Trang 1DAL HOC QUOC GIA THANIL PHO HO CHE MINH ,
“TRƯỜNG DẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃ
DOAN CHÍNH (Chủ biên)
VŨ TÌNH - TRƯƠNG VĂN CHUNG
NGUYEN THE NGHIA
DAL CUONG
LICH SỬ TRIẾT HỌC
PHƯỚNG ĐÔNG CO DA
(Tái bản có sửa chữa và bổ sung)
NHÀ XUẤT BAN CHINH TRI QUOC GIA
Hà Nội - 1998
Trang 2DAL HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHE MINH | TRUONG DALHOG KHOA HOC XA HOLE VA NUAN VA
DOAN CHINH (Chu bién)
VU TINH - TRƯƠNG VĂN CHUNG
NGUYEN THE NGHIA
DAI CUONG
LICH SU TRIET HOC
PHƯƠNG ĐÔNG CÔ ĐA
(Tai ban có sửa chữa và bấ sung)
Trang 3PHAN THU HAI
SU PHAT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
“'TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ cổ DAI
Chuong 3
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC Ở ẤN ĐỘ CÔ ĐẠI
I KHÁI QUÁT VE LICH SU VA NHUNG DAC DIEM VỀ KINH TE, CHINH TRI, XA HỘI CỦA ẤN ĐỘ cổ ĐẠI
Ấn Độ là một bán đảo lớn — một “tiểu lục địa”, nằm ở miền Nam châu Á, hai mặt Đâng Nam và Tây Nam giáp
Ấn Độ Dương Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ án ngữ theo một vòng cung dài 2.600km, trong đó có tới hơn bốn - mươi ngọn cạo trên 7.000 mét, quanh năm tuyết phủ, được coi là những “trụ trời” Sự hiểm trở của núi non ở đây đã ngăn cách mối liên hệ của Ấn Độ với thế giới bên ngoài
Theo tiếng Phạn (Sanskrit) chữ Himalaya có nghĩa là
“nơi cư trú của tuyết” Từ xa xưa nơi đây đã từng là chến
tu hành lhổ luyện của những đạo sĩ và theo trí tưởng
a sl
Trang 4tượng của người Ấn Độ cổ, Himalaya là nơi trú ngụ của
Tiếp xuống phía dưới là vèng đồng bằng Ấn - Hằng
Các con song như sông An (Indus Ì hay con goi la Sindhu) chay vé phía Tây, cùng với bốn nhánh sông chính là Ravi, Thélum, Chénar va Sutleji, qua những vùng di tích cổ nổi tiếng của nền van minh séng Ấn như Harappa, Môhenjô,
- Đaro đổ'ra biển Oman ; sông Hằng (Gange) tuy bắt nguồn gần bên sông Ấn nhưng chảy theo hướng ngược lai,
về phía Đông đổ ra vịnh Bengale Nói một cách hình ảnh, sông Ấn và sông Hằng như hai cô gái kiểu diễm, vốn là hai chị em sinh đôi, nhưng ngay từ khi sinh ra đã ngoảnh mặt lại nhau và mãi mãi chẳng chịu nhìn nhau Sông Hằng
là dòng sông linh thiêng của Ấn Độ Nó chay qua thành phố Vanarasi (tức Đénarès) từ ngàn đời nay dã trở thành nơi hành hương thiêng liêng của người Ấn Độ Truyền thuyết cho rằng sông Hằng chảy từ trên trời xuống để rửa sạch mọi tội lỗi của trần gian, nếu người ta đến thành: phế này để được tắm dòng nước mát, hay được chết bên
bờ sông Hằng thì đó là một diễm phúc lớn của cuộc đời Ngoài ra còn con sông Brahmaputra cũng xuất phát từ Hymalaya cũng với sông Ân và sông Hằng ngày đêm mang nguồn nước?và - "phủ sa về tưới cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn: ở: miễn-: Bắc An Độ tạo điều kiện thuận lợi.cho
sự phát triển nông nghiệp ”
Giữa miễn Bắc Ấn và mién Nam Ấn được cách biệt nhau bởi day ndi-Vindhya O mién Bac, đồng bằng lưu vực sông Indus va déng bang luu vực sông Gange bị chia thành hai phần đông tây bởi dãy núi Aryavarta (nghĩa là dat nude của người Aryan) và vùng sa mạc Thar Miền Nam Ấn là, cao nguyên Đekkan, có nhiều rừng rú khoáng
on &
Trang 5sản và nhiều sông ngòi chay qua dé ra An Độ Dương Do địa hình là một vùng cao nguyên, có nhiều rừng rú, năm giữa hai đãy núi Đông Gát và Tây Gát (Ghats), nên mực nước các con sông ở đây không ổn định và chảy rất mạnh Nhìn chung điều kiện thiên nhiên của đất nước An
Độ rất phức tạp Địa hình vừa có nhiều núi non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những vùng đồng bằng
trù phú : có vùng khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, có vùng quanh năm tuyết phú, lại cũng có rhững vùng sĩ mạc khô khan, nóng nực
Tinh da dạng, khắc nghiệt của điều kiện tự nhiền vd khí hậu ở Ấn Độ luôn là những thế lục đè nặng len đời
song vad ghi đấu ấn đệm nót trong tâm tri nga Ấn Độ
cổ `
Từ xưa Ấn Độ là khu vực sinh sống của nhiều đân Lộc với những ngôn ngữ và trình độ văn hóa khác nhau Trước khi người Aryan xâm nhập Ấn Độ thì tại đây có nhiều
sắc tộc sinh sống Đặc biệt người ta cho rằng giống người
Dravidian la dan bản địa xưa nhất và nổi bật nhất trong các dân tộc ở đất Ấn, là chủ nhân của nền văn hóa
Indus Người Dravidian sống theo chế độ mẫu hệ Họ quy
tụ thành thôn xóm theo tổ chức gia tộc, rồi tiến dan lên chế độ bộ tộc Toàn thể bộ tộc theo một tôn giáo duy ` nhất Hlẹ thừ vị nữ thân sang tạo đất đai và dân tộc puoi Deavidian di tén tai qua thời đại đồ đồng, đến" thời đại đồ sắt thì người Ayran xâm nhập Tây Bắc Ấn
Độ rồi dần dẫn làm chủ bán đảo này Tuy về sau người
Dravidian bị người Aryan đồng hóa hay bắt làm nô lệ, nhưng người Aryan đã chịu ảnh hưởng rất lớn của tín ngưỡng, văn minh, kỹ thuật, nhất là kỹ thuật trồng trọt
của người Dravidian
59
Trang 6a
Nén văn hóa sớm nhất của những dân tộc Ấn Độ cô phải kể đến! nền văn minh sông Indus Những dong cuộc khai quật , di tích cổ ở các vùng thuộc hạ lưu sông Indus như Môhenjô-Darô và: Harappa vào những năm hai mươi của thế kỷ này do nhà sty hoc Anh Sir John Marshall va hai cộng sự người Ấn Dé la R.D Banerji, D-R Sani, da chứng tổ điều đó
_ Qua các di tích- cổ, người ta thấy nên văn minh sông
Ấn không thua kém gi văn minh Lưỡng Ha (Mesopotame, những nước ở khoảng giữa hai con sông Tigre và Euphrate tại Cận Đông) đương thời, mà có nhiều mặt còn đạt tới trình đệ cao hơn Theo kết quả của cuộc khai quật trên
ta thấy Harappa và Mohenjo-Daro (tiếng địa phương có
nghĩa “miễn đổi chết”) là những thành thị thủ công nghiệp
và thương nghiệp lớn, xuất hiện từ khoảng giữa thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên kỷ HI trước Công nguyên Những di tích khảo cổ tìm thấy chứng tỏ xã hội An Dé khi đó đã có sự phân chia giai cấp và dân cư đã biết chế
tạo, sử dụng đồ dùng bằng đồng Ngành kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp Họ đã biết đào mương đấp đập dẫn nước vào đồng, biết trồng bông, tiêu mạch, đại mạch và cả lúa Nghề chăn nuôi ở đây giữ một vị trí quan trọng Các nhà khảo cổ: đã tìm thấy XƯƠNG , nhiều loại động vật, các đồ vật như bản “Nôay-‹ đô gốm, bát:đĩa bằng bạc, vàng, sứ tráng men và các loại khí cụ như rìu, lao, đao gãm, cung tên
mà trình độ tỉnh xảo của nó phải làm nhà khão cổ học
người Anh John Marshall thốt lên : “tưởng như người ta
vừa mới mua được ở trong một hiệu kim hoàn trên phố chứ không phải nó đã nằm trong một ngôi nhà cách đây gần 5.000 năm” Ở đây còn thấy có nhiều pho tượng phụ
nữ mà người ta cho là tượng các Mẫu thần và phù điêu
Trang 7một đạo sĩ Yoga dang tọa thiển, xung quanh có dan súc vật ; có thể là hình ảnh của thần Shiva (than huy diét)
Các di chỉ còn cho biết thành phố ở Harappa và
Mồhenjỏ-Darô đã được xây dựng theo một quy hoạch thống nhất, chặt chẽ Đường phố rộng rãi, thẳng tắp có lát da chạy theo hướng Đông Tây, Nam Bắc lai bên đường phế
là những nhà xây bằng gạch nung, có các cửa hiệu và khu
chợ Các nhà đều có giếng nước và hệ thông thoát nước
Người ta còn thấy những gian phòng có bể tắm lớn, chiều dài 55 mét, rộng 33 mét Ở giữa là bổn nước hình chữ nhật dài 12 mét, rộng 7 mét, sâu tới 2,4 mét Có lõ đây
là bể tắm liên quan tới nơi tổ chức những lễ tắm nước
thánh theo tục lệ nghỉ lễ của người Ấn Độ cổ dai va của dao Balamon sau này, dược gọi là Đại Dục Đường (The
Great Barth)
Đặc biệt thành phố được chia thành hai khu : lhu “ở trên cao” và khu “ở dưới thấp”, cách biệt nhau về của cải
và nhà ở Điều đó chứng tỏ ở thời kỳ này, Ân Độ cổ đại
đã xuất hiện sự phân chia kể giàu người nghèo rõ rệt Có
lẽ xã hội Ấn Độ thời đó là xã hội chiếm hữu nô lệ mới hình thành
_ Vấn để quan hệ giữa nền văn hóa sông Ấn với nên văn hóa của người “Aryan dén An Độ sau đó, còn đang là vấn để tranh luận
Từ cuối thiên niên kỷ l] trước Công nguyên trở lại, nên văn hóa sông Ấn bắt đầu suy tàn VỀ nguyên nhân sụp đổ của nó, trước đây theo ý kiến chính thống, người
ta giải thích đó là do sự xâm nhập, tàn phá của những người Aryan có trình độ văn hóa thấp kém hơn so với
trình độ của người Dravidian Gần đây đa số các ý kiến
61
Trang 8lai nghiéng vé nguyén nhân nội tại, đã phá húy đột ngột nên văn hóa'đó
Nhưng vide nghiên cứu nền văn hóa sông Ấn còn dang
ở bước đầu Người ta đã tìm thấy gần một ngàn quả ấn
bằng đất nung, hình vuông hoặc tròn, trên mặt có khắc hinh cdc con thi và những chữ tượng hình mà người ta chưa đọc được Do đó chưa có thể nói được một cách chắc chắn và đầy dủ về xã hội An Độ cổ
Tiếp theo | nền văn hóa sông Ấn là nền văn hóa của người Aryan., Trong lịch sử Ấn Độ, người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ Véda — thời kỳ sử thi Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Aryan trên lu vực sông Hằng
Người Aryan là một trong những giống dân xa xưa từ phía bắc dãy núi Caucase ở vùng Trung Á di tản xuống
Ấn Độ Người Aryan hồi đó đang sống dưới chế độ công
xã thị tộc mại kỳ Họ nói theo một ngữ hệ chung là ngữ
hệ Ẩn~Âu, da màu sáng, vóc người cao, mũi thẳng Lúc đâu người, Aryan mới xâm nhập vùng Pundjab (Ngũ hà) ở Tây Bac An Độ (khoảng giữa thiên niên kỷ II) Sau đó họ tiến dân sang phía đông và làm chủ lưu vực sông Hằng, xuống phía nam vào cao nguyên Det:kan, đẩy lùi các tộc người Dravidian xuống dưới, lập nên đất nước Aryavarta của
họ Do họ vốn là giống đân du mục, quen cưỡi ngựa,-biết
chế tạo và sử dụng khí cụ bằng sắt nên đại bậ phận thể dân Ấn Độ đều bị chỉnh phục và biến thành nô lệ Đến khoảng thế kỷ X trước Công nguyên, người Aryan lập ra- tôn giáo Rig=Véda, do một phần ảnh hưởng tín ngưỡng của những dân tộc bản địa
Sau một thời gian chung sống lâu dài, người Aryan va
Trang 9người Dravidian da déng hóa với nhau Đặc biệt do tiếp thu kỹ thuật, văn mình của người Dravidian ; do chiếm được những vùng đất đai màu mỡ và thuận lợi, người Aryan
bắt đầu chuyển từ chăn nuôi du mục sang đời sống nông
nghiệp định cư, phát triển các nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp Từ đó tạo ra một bước thay đổi các quan
hệ xã hội
'l'ổ chức xã hội của người Aryan lấy gia dình và gia
tộc làm căn bản Đứng đầu mỗi bộ tộc Aryan là một thủ lĩnh chính trị, quân sự, được gọi là tiểu vương (rajan) Mới đầu chế độ bộc tộc trưởng tiểu vương được bầu Sau đó sự tiếp nối này trở thành thế tập của một giòng họ cha truyền, con nối
Giúp việc cho vua là một Hội đồng bộ tộc Việc nhỏ thì triệu tập thị tộc trưởng (samiti), việc lớn thì triệu tập Đại hội nhân dân, Hội đổng trưởng lão (sadha) Vé sau vai trò của vua càng được để cao, suy tôn lên bậc hoàng
hệ thị tộc đã kết hợp với quan hệ cư trú Đứng đầu làng
xã là các viên xã trưởng Dân chúng sống theo gia đình phụ hệ 7
Đặc trưng của nền kinh tế nông thôn thời kỳ này là kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình, nên tính chất tự cấp tự túc là nổi bật và việc quan hệ trao đổi giữa các công xã rất yếu ớt Đó cũng là
@3
Trang 10nguyén nhân làm trì trệ sự phát triển của xã hội Ấn Đụ
Thời kỳ \Véda cũng là thời kỳ hình thành nhiều tên giáo lớn mà itu tưởng và tín ngưỡng của nó đã ảnh hưởng lớn tới đời sống tỉnh thần xã hội Ấn Độ cổ đại ; như đạo Rig-Véda (hỉnh thức đầu tiên của Ấn Độ giáo, ra đời thể
ky thu X trước Công nguyên, thờ cúng thiên nhiên đa thần), sau đó là dạo Balamon (ra đời thế ký VI trước Công nguyên), củng với các tôn giáo -khác- như đạo- Phật,- đạo Jaina, dao Yoga sau nay
` Nhưng đặc biệt trong thời kỳ này ở Ấn Độ là sự xuất hiện chế độ đẳng cấp, gọi là chế độ “varna” - tiếng Phạn
cổ nghĩa là, “màu sắc”, “chủng tính” Lúc đầu đó là sự phân biệt về màu da, chủng tộc chủ yếu giữa người Aryan,
kế đi chỉnh:;phục, có trình độ văn, minh thấp kém hon người Dravidian, kể bị chỉnh phục ; nên người Aryan đã dùng chế độ chủng tính để dễ thống trị người bản ởịa Người Bẻ Đào Nha khi đến Ấn Độ đã dịch chữ
“varna” thành “casta” (gốc chữ Latin là “catus” nghĩa là
thuần túy, không pha trộn) để mệnh danh những tầng lớp đặc biệt trong xã hội bản xứ
Chế, độ “varna” đã góp phần quy định cơ cấu xã hội
và ảnh hưởng nhiều đến hình thái tư tưởng cổ Ấn Dd Dé
“la ché độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, về
màu da, vé'dong dõi, về nghề nghiệp, về tôn giáo, tục
cấm ky hôn nhân, quan niệm về sự trong sạch Họ có những
tổ chức, luật lệ riêng biệt quy định sinh hoạt tỉnh thần
và vật chất,( của họ, hình thành trong quá trình người Aryan chính phục : và thống trị người Dravidian, cũng như cả trong quá trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc với thường dan người Aryan
Trang 11Theo th! inh dién Balamon va theo bộ luật Manu, người
ta phân biệt trong xã hội Ấn Độ rất nhiều chủng tính, nhưng có "thể quy định thành bốn chủng Lính lớn và đó
cũng là bốn đẳng cấp lớn của Án Độ cô dại
Ding đâu là dáng cấp Brahmana tà những lễ sự, fdng fi Balamon)
Thi hai la ddugs cdp Ks shalriya (gam CƯỜNG cong, trưa Chia, ĐỘ SẼ)
- Phứ ba là đẳng cấp Vaishyu (gầm dd sở những ngựa bình dân Anyoan, thương nhân nà điền chủ)
Tha tu tà dạng cấp Shudia (là những ting lớp tiện
Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người Ùị coi là ngoài lệ đẳng cấp xã hội, đó là tầng lớp cùng định Paria nhu bo lac Chandala ‘Trong cuén Rig-Véda cuối cùng (úy Véda À, 90, 11) đã có đoạn thuyết giáo cho chế độ đẳng cấp như sau : “Phần sáng tạo Brahma (hay còn gọi là con người nguyên thủy Purusha) đã tự phân thân thành bốn
đẳng cấp Miệng thần là đẳng cấp Balamon Tay thần là
đẳng cấp Ishatriya Hai bắp đùi thần thành đẳng cấp Vaishya và bai bàn chân thần thành dẳng cấp Shudra”
Về sau những bộ luật Dharmashảsta (Pháp điển)
mà Manusmriti (Quật Manu) cũng xác nhận hệ thống bốn đẳng cấp (chaLurvarna) trong xã hội và quy định rõ quyển hạn cùng với các luật lệ phù hợp với mỗi đẳng cấp Thực
ra sự phân chia đân cư thành tứ đẳng cấp đó là sự phân hóa tai san dan dến sự phân hóa giai cấp, sự phân biệt nghề nghiệp và sự khác nhau về địa vị xã hội
Buổi đầu, với tư cách là người đứng đầu việc tổ chức
65
Trang 12'kiến thiết quốc gia và chỉ buy quân dội, các vương công,
“võ sĩ được tôn sùng là đẳng cấp cao nhất Trong các buổi
tế lễ tôn giáo, chính vua chúa (là giáo trưởng) đứng ra tổ chức cử hành, còn đẳng cấp Balamon chỉ đóng các vai phụ Nhưng dan dần khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại, người ta cần phát triển sản xuất, mở mang trì thức và sinh hoạt tỉnh thần, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, và các hình thức tế lễ tôn giáo, tôn giáo thời dó
đã giúp cho côn người cầu nguyện với Thượng đế thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, tai qua nạn khói dể phát triển canh nông, khí đó đẳng cấp Balamon lại được trọng vọng và được coi là đẳng cấp cao nhất Với quyển
uy được thân thánh hóa, họ có nhiệm vụ chăn đất phần
hồn của con người, nắm toàn bộ đời sống tính thần xã
hội, truyền đạt tri thức, chủ trì các buổi lế lễ tôn giáo
tiếp xúc với thần linh
Đạo Dalamon cho rằng chế độ đẳng cấp đó là sự an bài tự nhiên của một trật tự có sẵn, theo tính thần luật
lệ của thần thánh Hơn thế nữa, việc phân chia dân cư ra thành bến đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại lại được pháp luật quy định và pháp luật đó luôn bảo vệ quyền lợi cho các đẳng cấp trên Bộ luật Manu quy định : “Ưu tú nhất trong mọi sinh vật là loài động vật ; ưu tú nhất trong loài động vật
là giống xiệng vật có lý tính ; ưu tú nhất tronig-động vật
có lý tính là loài người ; ưu tú nhất trong loài người là
người Brahmana Brahmana sinh ra sớm nhất và có hiểu
biết về kinh Véda, nên cần phải thống trị toàn thế giới”
Có thể nói sự tổn tại của chế độ đẳng cấp với tính chất
phản động của nó đã làm trì trệ sự phát triển của chế độ
chiếm hữu nô lệ Ân Độ
Việc phân chia xã hội ra thành những dẳng cấp chẳng
Trang 13những đụng chạm đến quyển lợi của nông dân mà jcòn dụng chạm đến cả thương nhân và thợ thủ công thành thị Nó ngăn trở con đường phát triển của họ, do đó ngăn
trở sức sản xuất xã hội phát triển Một làn sóng phản
đối sự thống trì _của đạo Balamon và chế độ phân biệt đẳng cấp đã” rung - động cả nông thôn và thành thị ở Ấn
Độ thời cố đại Trong lĩnh vực tư tưởng cuộc dấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tầm, tôn giáo, đặc biệt là chống giáo lý dao Balamon dién
ra quyết liệt, thể hiện rõ ở phong trào Lự do tử tưởng, đòi bình đẳng xã hội ở Đông Ấn
Trong nhiều năm sau, các quốc gia nô lệ của người Aryan thường gây chiến tranh với các bộ tộc xung quanh
để cướp đất dai và bất nô.lệ ; giữa các quốc gia người Aryan cũng thường đấu tranh với nhau để thôn tính và thống trị lẫn nhau Tới thế kỷ VI trước Công nguyên cuộc đấu tranh đó kết thúc bằng sự thắng lợi của quốc gia Magadha Thời kỳ này trong lình vực kinh tế ở Ấn Độ
đã có những bước tiến bộ đáng kể Nông nghiệp đã phát triển cao Người Án Độ cổ biết mở mang các công trình thủy lợi trên cơ sở đó khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác, trồng các loại ngũ cốc mới Những người thợ thủ công đã tự tập hợp lại thành những tổ chức đặc biệt như hình thức phường hội Những nghề thủ công phát đạt nhất thời đó là : nghề dệt bông, đay, Lơ lụa, nghề
luyện kim, nghề làm đề gỗ, đổ gốm sử và trang sức Mặc dù nền kinh tế tự nhiên chiếm ưu thế, nhưng thương nghiệp cùng đã phát triển đáng kể, làm x"ất hiện một tầng lớp mới trong cơ cấu giai cấp xã hội Ấn Độ
tâng lớp thương nhân quý tộc Tiền tệ kim loại xuất hiện Nhiều thành phố trở thành trung tâm thủ công nghiệp và
67
Trang 14thương nghiệp quan trọng như Vanarasi (ểnarès), Snavasld
(nay là Svathi), Ratjagra (nay là Radjia), Patal iputiry (nay
là Patha) Nhiều con đường thương mại thủy bộ nối liền các thành thị đó với nhau và thông từ Ấn Độ qua các nước khác như Trung Hoa, Ai Cập và miền Trung A dan
““Ngay sau Ichi vua Asoka chết (năm 236 trước Công
nguyên) đế quốc Maurya bắt đầu sủy sụp Đầu năm 187 trước Công nguyên, vương triều Maurya bị lật đổ Một vương triểu mới, vương triểu ‘Shunga ra đời ở Ấn Độ Từ khi đế quốc Asoka sụp đổ, Ấn Độ thông còn là vương quốc thống nhất Trong hai thế kỷ cuối trước Công nguyên nhiều bộ tộc khác đã xâm nhập Ấn Độ qua cửa ngõ Tây Bắc như tộc người Xít (Csythian), Ba Tư, Apgan và Hy
Trang 15sap Sau day khoảng những năm 140 - 130 trước Công sguyên bộ lạc người Saka thude nước Kushana (tén Trung Quốc là Quý Sương thuộc tộc người Nhục Chí) ở miễn Irung Á đánh chiếm các vương quốc của người Hy Lạp ở
vứ Bac-tơ-rian Khoảng năm 100, người Saka xâm nhập miễn Bắc Ấn Độ, chiếm lĩnh đất cho tới vùng song Nac~ ga—da, va thanh lap ở đấy nhiều vương quốc của ho Tr ong
xã hội Ấn Độ cổ ngoài đặc trưng của chế độ đẳng cấp 'varni?, sự Lồn tai dại đẳng của những tổ chức công xã nông thôn và chế độ nô lệ kiểu gia trưởng cũng đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đời sông xã hội An Độ cô đạt
Trong ngỏn ngữ cổ Ấn Độ, khái niệm “nô lệ” dược gọi bằng “dasa”, vừa có nghĩa là nô lệ, vừa có nghĩa là tôi tớ
Đó là danh từ dùng để chỉ những hạng người mà thân phận bị lệ thuộc hoặc ít hoặc nhiều vào kể khác, kể cả
nô lệ bị lệ thuộc hoàn toàn vào chủ nô
Theo tập Artashashtra của Cautilia (Cautila là cận thần của Chandragupta, cuốn Artashashtra viết ở cuối thế
kỷ IV trước Công nguyễn bản những vấn để lý luận va thực tiễn về quản lý nhà nước, về chức trách của các bộ
và các quan lại, cùng các vấn để ngoại giao, chiến tranh, hòa bình và miêu tả sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội của vương triều Maurya) - thì chế độ chiếm hữu nô lệ Ấn
Độ có tới 15 loại nô lệ như": 1) nô lệ do cha mẹ là nô lệ sinh ra, 2) nô lệ mua về, 3) nô lệ do người khác đem cho, ` 4) nô lệ do kế thừa tài sản mà có, 5) do sự bẩn cùng mà
đi làm nô lệ, 6) do phạm tội mà bị xử làm nô lệ, 7) người làm con tin bị xem như là nô lệ, 8) nô lệ chiến tù, 9) nô
lệ được thưởng treng vác cuộc thi đấu, 10) vì bội ước
¡na phải làm nô lệ, 11) nô lệ tự nguyện, 12) nô lệ tam
69
Trang 16thời; 13) vì được kể lhác nuôi nấng mà xin làm nô lệ, 14)
vì lấy nữ nô lệ mà thành nô lệ, 15) bán mình làm nô lệ
Ở Ấn Độ cổ đại, thường là đại đa số quần chúng thuộc đẳng cấp thấp nhất là nô lệ Họ lao động nặng nhọc dưới quyển sở hữu của nhà nước hay dưới quyền sở hữu của cá nhân cha né Nhưng đại bộ phận nô lệ làm việc trong các gia đình chủ nô Trong đó số nô lệ đàn bà
thường đông hơn số nô lệ dàn ông ,
Nồ lệ ở Ấn Độ cũng được coi là tài sản tự hữu của chủ nộ như mọi thứ tài sản khác Nó là “tài sản hai chân”
(dripada) có thể đem bán, trao đổi như các gia súc, những
tài sản “bốn chân” (chatuchpada)
Điểm đặc biệt trong quan hệ giữa chủ nô và nô lệ ở
Ấn Độ là tính chất bóc lột gia Lrưởng Trong lao động sản xuất, nô lệ rất gần gũi với những tôi tớ và gần gũi cả với những thành viên thường của gia đình chủ nô Nhưng quyền hạn của chủ nô đối với nô lệ không vì thê mà giảm bớt Chủ nô vẫn có uy thế tuyệt đối trong mọi trường hợp đối
với nô lệ của mình, như bắt nô lệ phải lao động khổ
sai, như phạt nê lệ của mình bằng những hình phạt tàn
khốc : càm kẹp, đánh đập, thích dấu vào mặt
- Chế độ nô lệ ở Ấn Độ có tính chất rất đặc biệt, đó là
một chế độ xã hội chưa đạt tới trình độ phát triển thành:
thục như ở Hy Lạp - La Mã cổ đại, bởi sự kiên cố của chế độ công xã nông thôn, vốn dựa trên mối liên hệ có
tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và lao động
thủ công nghiệp, đã làm cho nên kinh tế của công xả
mang nặng tính chất tự cấp tự túc, đời sống xã hội phát
triển trì trệ, chậm chạp
C.Mác đã viết : “Cũng như nhân đân LấtL cả các nước
Trang 17phương Đông, nhân dan Ấn Độ trao cho chính phú trung ương chăm lo những công trình công cộng lớn, những công trình đó là điểu kiện cơ bản của nền nông nghiệp và thương nghiệp của họ ; mặt khác, dân cư Ân Độ, rải rác ở khấp lãnh thổ của đất nước, sống tập trung trong những
trung tâm nhõ nhờ vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng
giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp —
ca hai tình hình từ những thời kỳ xa xưa nhất, đã đẻ ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ công xã nông thôn, chế độ này đã dem lai cho mỗi dun ví bé nhỏ ấy:ẽáï
tố chức độc lập và cuộc sống biệt lập của nó”), Công xã nông thôn không chỉ là một đơn vị lính tế độc lập, mà còn là một đơn vị hành chính có quyển Lự trị rất lớn Nhà nước hầu như không hễ can thiệp vào nội bộ côrg
xã, và công xã cũng không hể quan tâm đến vận mệnh của nhà nước Mọi nghĩa vụ của nhà nước đều bổ vào công
xã nói chung chứ không bổ vào đầu cá nhân mỗi thành viên công xã Trong công xã có cơ quan hành chính của
nó, và những chức vụ hành chính của cơ quan này hoặc do
công xã bầu ra, hoặc do cha truyền con nối Nói về tính
chất khép kín và kiên cố của công xã nông thôn ở Ấn Độ
cổ đại C.Mác đã trích tr ong một bản báo cáo chính thức : của Ha nghị viện Anh về vấn để Ấn Dé; sé cho ching ta biết về những đặc điểm của chế độ ấy :
“Vậ mat, dịa lý, làng là một khoảng đất, rộng vài trăm hoặc vài nghìn a-cơ-rơ, gồm dấL canh tác và dất hoang ; về mặt chính trị, làng giống như một phường hội hoặc một công xã ở thành thị Nó thường có những nhà
(1) C Mác và Ph.Ẩng-ghen : Toản tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội,
1983, 1.9, tr 174-175.
Trang 18chức trách: và những viên chức sau dây : Potail hay trưởng
"thôn, như thường lệ, nắm quyển trông coi việc trong làng, dàn xếp các vụ.tranh chấp giữa nhân dân trong làng, làm chức năng của cảnh sát và chấp hành nghĩa vụ thu thuế trong làng, để thực hiện được nghĩa vụ đó, ông
ta phải là người thích hợp nhất do ảnh hưởng của cá nhân và sự hiểu biết tỉ mỉ tình hình và công việc của dan u; Kurnum theo đối lình hình nông nghiệp và ghỉ chép Lất cả những gì liên quan đến nông nghiệp Sau đó là'
“Taillier và Totlie : nghìa vụ của người thứ nhất là điều tra các tội-nặng, các tội nhẹ, hộ tống và bảo vệ những người
đi từ làng này sang làng khác, còn phạm vi và nghĩa vụ của người thứ hai hình như có hạn chế hơn trong phạm
vi làng và ngoài những công việc khác, người đó có nghĩa
vụ bảo vệ mùa màng, giúp việc thống kế, thu hoạch Người canh giữ biên giới, bảo vệ ranh giới của làng hay cung cấp chứng cứ về ranh giới đó trong trường hợp có tranh chấp Một người trông nom những hề chứa nước và những kênh dẫn nước, phán phối nước cho nhu cầu nông nghiệp Một người -Balamon chuyên trông nọm công việc cúng lễ trong làng Sau nữa là thầy giáo dạy trẻ em trong
làng đọc và viết trên cát ; một người Balamon chuyên `
theo dõi lịch hay là nhà chiêm tỉnh,v.v Những nhà chức trách và những viên chức ấy hợp thành cơ quan hành chính: của: tàng; -nhưng- 'ở- một số vùng rong nước,-thì số người ấy có thê giảm bót đi, bởi vì có một số nghĩa vụ và chức năng nào đó Trong những nghĩa vụ và chức năng kể trên lại do một người kiêm nhiệm và chấp hành, còn ở những địa nhương khác thì trái lại.số người ấy lại vượt
quá số người đã kể trên Dân cư đã sống dưới hình thức
quần lý công xã thô sơ ấy từ những thời kỳ rất xa xưa Ranh giới của các làng ít khi thay đổi và mặc dù bản
Trang 19thân các làng đôi khi bị thiệt hại nặng nề hay thậm chí
bị hoàn toàn: Làn phá vì chiến tranh, đói rét và bệnh tật, — nhưng cũng tên gọi ấy, cũng đường ranh giới ấy, cũng những lợi ích ấy, và thậm chí cũng những gia tộc ấy vẫn tiếp tục tổn tại từ thế kỹ này qua thế kỷ khác Dân làng ấy chẳng hề lo lắng đến sự diệt vong hoặc phân chia
cả một loạt các vương quốc ; chừng nào làng của họ vẫn nguyên vẹn và không bị thiệt hại thì dù làng của họ có Dị rơi vào một cường quốc nào, hay phải phục Lùng một ông
vưi nào đi nữa, họ cũng íL quản tâm đến, bởi vì đời sống
kinh tế trong nội bộ họ vẫn không thay đổi Potail vẫn
là người cẩm đầu công xã và vẫn hoạt động như một quan tòa hòa giải và một người thu thuế hay một người thầu thuế trong lang’)
Do tínH chất của chế độ nó lệ Ấn Độ là tính chất bóc lột gia trưởng và sự phân tan nô lệ trong các gia đình shủ nô đã ảnh hưởng không tốt đến cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ chống lại sự áp bức của giai cấp chủ nô 3ác hình thức đấu tranh của nô lệ An Độ thường mang ánh chất tự phát như bỏ trốn, đập phá các công cụ sản
uất và sản phẩm làm ra Nhưng dù sao quan hệ chiếm xữu nô lệ và chế độ công xã nông thôn đã thật sự chỉ phối
:ơ cấu xã hội Ấn Độ cổ đại
II SU PHAT TRIEN CỦA KHOA HỌC, VĂN HÓA,
NGHỆ THUẬT 6 AN DO CO DAI
€ An Độ cô dại, sự phát triển của lu tướng triết học uân gắn liên với những kết quả của khoa học Các thành l) C.Mác và Ph.Àngghen : Toản tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1993, L9, tr 175-176
Trang 20tựu khoa học tự nhiên đạt được ở Ấn Độ cô không chị thúc đẩy phát triển trình độ tư duy cúa con.người, khám phá bí mật của thế giới xung quanh phục vụ cho nhủ cầu của đời sống sản xuất vật chất mà còn là cơ sở hình thành nên thế giới quan triết học duy vật chất phác va ty tương Liện chứng tự phát
Ngay từ thời Véda, (hiện uăn học Ở Ấn Độ đã bắt đầu
" nây-nở: Lịch pháp Ấn Độ cổ đại đã quy định một tháng
có 30 ngày, một năm có 12 tháng, cứ 4 năm một lần lại
có thêm tháng nhuận Các nhà thiên văn cổ Ấn Độ cũng
đã chú trọng tới những hiện tượng tự nhiên như những
tuân trăng và đã phông đoán được trái đất là hình cầu
tự quay quanh trục nó Cuối thế ky V trước Công nguyêr thiên văn học Ấn Độ đã giải thích những hiện tượng nhậi thực và nguyệt thực
Về toán học, người Ấn Đệ cổ đại đã phát minh ra chỉ
số thập phân và hình tượng những chữ số còn giữ đượ
đến bây giờ Họ cũng đã tính được số Pi (7#) khá chín
xác; cũng như sớm biết được những định luật vé quan hi giữa cạnh và đường huyển của một tam giác vuông, biế giải phương trình bậc hai, bậc ba và đã xây dựng đượ những quy tắc của lượng giác học một cách sơ đẳng
- Nền ‹y học Ấn Đệ có từ rất sớm Ngay trong hìn., Vóda người ta đã tìm thấy nhiều tên cây làm thuốc chủ- bệnh và nhiều phương pháp trị bệnh đơn giản Ỡ thé k
V trước Công nguyên, Shursada ông tổ của y học Ấn D
đã viết một cuốn sách thuốc, trong đó trình bày một các
tỉ mi thuật chữa bệnh ngoại khoa, môn bảo trợ thai, phươn
pháp dưỡng sinh, tiêu độc, cách trị bệnh bằng các lo
cây cỏ và vấn để giáo dục vệ sinh Đặc biệt là vậ ois hài nhi Ông đã liêt kê ra trên một ngàn chứng bện
+ toe me
sat UT
Trang 21khác nhau và để ra phương pháp chuẩn đoán bệnh Ông cũng có-nói đến các dụng cụ dùng trong thuật chữa
Khoảng những năm của thế kỷ I, thuộc vương triểu Jfushana thời vua lanishka danh y Sharaka đã có những thành tựu xuất sắc trong khoa chẩn đoán bệnh, chữa bệnh bằng châm cứu và cây thuấc Sharaka đã kể tới 500 tên cây thuốc và nói: tới thuật -chủng đậu
Dén thé ky thi II, các nhà y dược học Ấn Độ dã có công tổng kết những thành tựu y dược hẹc trên thế giới thời bấy giờ trong một bộ sách bách khoa về y dược học
Về uăn học, nghệ thuật, với các bộ sử thị lớn như
Rainayana, Mahâbhârata cùng với bộ luật cổ Manu Đó
là niềm Lự hào của nên văn hóa Ấn Độ Đặc biệt dng chú ý là sự síng tắc ra ngôn ngữ SanskriL vào thế kỷ thứ
tư trước Công nguyên của Danini, trong đó “tất cả kết cấu của ngôn ngữ đều được phân tích đến chi tiết nhỏ nhất một cách chính xác lạ lùng” Trong thời kỳ ấy những tri
thức về ngôn ngữ giúp rất nhiều cho sự phát triển nhận
thức và nó được coi là một phần của triết học
Trong nghệ thuật biến trúc, người Ấn Độ cổ dại không
để lại những công trình kiến trúc đỗ sộ nhu Kim ty thap
Ai “ae Van lý trường thành ở Trung Quốc Nhưng nó đã
để lại một phong cách kiến trúc độc dáo, tỉnh tế, đặc biệt nhất là lối xây dựng chùa chiềển, tháp Phật, theo kiểu hình tháp (stupa) Phong cách đó sau này có ảnh hưởng sâu sắc đến lối kiến trúc của hầu hết các nước Đông Nam Á, như Thái lan, Miến Điện, Campuchia, lnđônêxia
Đặc biệt thời Asoka (nănt 265 trước Công nguyên}
Trang 22vương triểu Maurya đã cho xây nhiều cột đá lưu niệm và
các tháp Phật ở khắp nơi trong nước Trong khoảng 30 cột đá còn lại, nổi tiếng nhất là chiếc cột ở Sacnat (gần
thành phố Vanarasi) bang Uttar-Prades ngày nay, được dựng ngay ở vườn Lộc Uyển, nơi Đức PhậVPhích Ca
lần đầu tiên đã thuyết pháp khi đắc đạo
Các cột đá vừa là những nơi tưởng niệm đài, tượng
trưng cho triết lý của dạo Phật, vừa là biểu tượng cho uy
quyển của vương.triểư: Nó có ý nghĩa Lôn giáo và.tượng
trưng như “Thần trụ trời” giống như núi Meru trong thần
thoại Ấn Độ
Những năm đầu Công nguyên, nền văn hóa Ấn Độ đã
phát triển lên một bước mới với nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc qua những bức tượng Phật đầy vẻ sinh động, ở các vùng Gandara (Tây Bắc), Matura (Bắc Ấn) và Amravata (Đông Nam) Các bức tượng Phật bằng phiến: thạch xanh đã kết hợp nhuân nhuyễn vẻ trang nghiêm Ấn Độ với nét thanh thoát Hy Lạp (nên còn gọi là nghệ thuật Hy Lạp -
Tất cả những đặc điểm lịch sử, hùth tế, chính trị, xã hột cùng uới sự phái triển rực rỡ của nên uăn hóa va các thành tựu đạt được trong khoa học tự nhiên của Ấn Độ cổ đại, là những tiền đề thực tiễn ouà lý luận làm nảy sinh những tu tưởng triết học uớt các hình thúc phong-phú va
đa dụng
Trang 23qguyên, bất đầu từ thế giới quan thần thoại, tín ngưỡng
ôn giáo, giải thích vũ trự bằng hiện tượng các vị thần có ính chất tự nhiên — có nguồn gốc từ những hình thức tôn láo tối cổ của nhân loại : totemisme và tín ngưỡng vật
¡nh amimisme (chữ Latin “uanima” có nghĩa là linh hồn),
ến những tư tưởng triết lý trừu tượng, lý giải nguyên lý
lia vũ trụ, giải thích bản chất đời sống tâm linh của con
guéi, dan dan hình thành nên các hệ thống triết học đa ạng
Ngay từ thiên niên ký LỊ trước Công nguyên, người La
ñ thấy mầm mống của những tư tưởng duy vật mộc-mạc
à những quan niệm duy tâmm,tôn giáo Lrong những tài
êu cổ quan trọng ở Ấn Độ như : thánh kinh Véda, kinh Ibanishad, và những anh hùng ca cổ Ấn Độ nổi éng Ramayana, Mahabharata, cting nhu trong cdc.tai liéu
3 khác như : bộ luật Manu, luận văn chính trị và đạo đức
ọc Arthashâtra của Cautiliu Sau đó là sự ra đời của hững học thuyết triết học tôn giáo lớn như Phật giáo,
ao Jaina, m6n phai Samkhya, Vaisesika, Nyaya, Mimansa,
77
Trang 24Yoga và đặc biệt là phong trào tự do tự Lượng ở Đông An, với trường phái triết học duy vật triệt để Lokayata ` chống lại uy thế của kinh Véda, chống lại triết lý- duy tâm của tôn giáo Balamon, phản đối chế dộ phân biệtn đẳng cấp khắt lhhe ở Ấn Độ cổ đại E Trên cơ sở đó người ta đã chia lich su phat sinh , phái Ý triển của triết học Án Độ cổ đại ra thành hai thời kỳ h
- chính (theo cách phân chia truyền thống từ thời trung cổ
"sơ kỳ ở Ấn Độ): '””” - h
G
1 Thời hỳ thứ nhất là thời hỳ Véda - thời kỳ sử thì ;ụ
2 Thời kỳ thú hai là thời kỳ cổ điển hay thời hỳ PhạtT
I TU TƯỞNG TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ u
TRONG THỜI KỲ VÉDA
(Khoảng từ cuối thiên niên kỷ II trước Công nguyênY đến thế kỷ thứ VII trước Công nguyên) ũ Thời kỳ Véda là thời kỳ hình thành các quốc gia chiding hữu nô lệ đầu tiên của người Aryan trên lưu vực sông Gange, mở đầu bằng cuộc xâm nhập của các bộ tộc người, Aryan vào đất Ấn, chỉnh phục người bản địa Munda và, Dravidian Trong quá trình đó người Aryan đã tiếp thu” nền văn minh của người Dravidian và sáng tạo nên nền” văn hóa rực rỡ của mình, làm tiên đề cho toàn bộ nên,
p
(1) Gọi là thời kỳ Véda (2.000 tr CN đến 1.000 tr CN) va thoi ky ser thilé hay thời đại “anh hùng” (tử năm 1.000 tr CN dén nam 600 tr CN) viy, toàn bộ sinh hoạt xã hội và những tập quản, tư tưởng của Ấn Độ cổ
đại thời đó đều được phản ánh tập trung tronn nắn tỉnh X'$ 0a và sdu
đó là trong các tập anh hing ca co Mahabharata v
Trang 25ăn hóa của Ấn Độ sau này
Thời lỳ này cùng với sự hình th ành chế độ chiếm hữu
ô lệ, đã xuất hiện chế độ phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ lặc biệt vào thế kỷ thứ X trước Công nguyên dao Rig — 'éda, một thứ tôn giáo có tính chất đa thần, dựa trên tư đởng triết lý của thánh kinh Véda ra đời Sau đó là đạo mlamon, dựa trên triết lý của Upanishad và nền tảng xã
ôi là chế độ đẳng cấp thờ một thân là tĩnh than tối
nọ, toàn năng, tuyết đối, sang Lao ra tat et va chỉ phối
ất cả - thần Drahma — những hình thức ban đầu của đạo lindu, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành thế
iới quan triết học ở Ấn Độ cổ đại
J Kinh Véda, đạo Rig — Véda và những từ tưởng tôn giáo siết học Khởi nguyên ở Ấn Độ cổ đại
linh Véda là những bộ kinh cổ nhất của người Ấn Độ
à cũng là cúa nhân loại Nó được soạn thảo vào khoảng
hế kỷ XII trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ V trước
‘Ong nguyên, trong quá trình người Aryan xâm nhập Ấn
lộ Về nguên gốc thần học của kinh Véda, người ta
ho rằng : nội dụng của kinh Véda là những ‹ chân lý do
‘hugng dé mac khareho Toar người ở đầu mỗi chư kỳ vũ
“ụ (Chu kỳ vũ trụ là Kalpa bằng 4.320.000.000 năm) Những hân lý" ấy tôn Lại tự nó, tuyệt đối và có tính tiên thiên, iêu thời gian Người ta chỉ nhận Lhức được chân lý ấy
ng trực giíc, và người thấu thị Œrishi) những chân lý ấy hải trải qua quá trình tu luyện, chiêm nghiệm nội tâm
iu đài bằng phương pháp tà luyện hành déng (karma —
oga) va tu luyén tri thức ng ~ yoga)
Về nguồn gốc lịch sử, Véda không phải do một nhân
it nao sang tác Nó là một bộ sách thầu lượm lat ci
Trang 26những cầu ca dao, vịnh phú, những tư tướng quan niệm
tập tục lễ nghĩ của nhiều bệ lạc người Aryan ở nhiều dị,
phương, dọc theo sông Hindus, Gangc và chân nti: Himalaya Một thời gian đài các bộ kinh ay da dude truyé;
khẩu từ thế hệ này qua thế hệ kia Khoảng từ những nãn
1.000 trước Công nguyên đến năm 800 trước Công nguyên mới được sưu tập, biên chép lại bằng một thứ tiếng Phại
có, gọi là thánh kinh Véda `
_ Chữ “Véda” bắt nguồn từ căn tự “vid”, nghĩa den I:
“trí thức”, “hiểu biết” Nó cũng được dùng một cách chung
với ý nghĩa là “kinh thánh”, “sự sáng suốt cao nhất” The
các nhà nghiên cứu, kinh Véda cũng còn chỉ những kini Balamon : những sách trình bày, giải thích ý nghĩa các l nghi Véda ; những kinh Aranyaka, gọi là kinh rừng trong ải giải thích ý nghĩ huyển bí của những lễ nghỉ Véda vị phát hiện những ý nghĩa triết lý cao siêu của Véóda ; vì những kinh Ủpanishad, được biên soạn về sau này : l những sách bình chú tôn giáo triết học, giải thích ý nghĩ triết lý sâu xa của tư tưởng thần thoại, tôn giáo Véda
trong đó nêu lên hàng đầu lập luận khái quát về đấn:
sáng tạo tối cao, về “Tinh thân thế giới vô ngã” tuyệt đỡ Brahman hay Phạm thiên và bản chất tâm linh của coi người , ,
lĩnh Véda theo nghĩa hẹp gồm bốn cuốn thính kinl
chủ yếu :
(1) Bộ Rig — Véda : “Rig” có nghĩa là “tán ca”, Đây l
bộ kinh cổ nhất của nên văn hóa Ấn Độ Nó gồm 101
bài về sau lại bổ sung thêm 11 bài nữa, dùng để cải nguyện, chúc tụng công đức các bậc thần thánh, chuyên
dùng cho bậc “Khuyến thỉnh sư” (Hotri) Trong đó hai v thân được nhắc đến nhiễu nhất là thần Sấm sét Indri
Trang 27250 bai va than Lua Agni 200 bài
(2) Bộ Sama Véda : gọi là Ca vịnh Véda, gồm 1.549 bai
là bộ sưu tập những bài ca, ca ngợi thần thánh, dùng để
ca chầu khi hành lễ Trong lễ hiến tế người ta đồng thanh hát ngân nga những bài ca có vần dài tới 9 giây đồng hồ,
thường kết.thúc bằng một từ AUM (ôm) huyền bí lĩnh
này chuyên dùng cho bậc “Ca vịnh su” (Udgrat) _ OO (3) BO) Yajur - Véda : Goi là “Tế tự Véda”, -là bộ kinh Lập hợp những công thức khấn bái dùng trong lễ nghỉ hiến tế Tế tự Véda là kinh chuyên dành cho các “Hảnh
lễ sư” (Adhvaryu)
(4) Bộ Atharva ~ Véda tách riêng ra với ba bộ kính
trên, gồm 731 bài văn vẫn là những lời khấn bái mang
tính chất-bùa chú, phù phép, mã thuật nhằm đem lại những điều tốt lành cho bản thân và người thân, gây tai họa cho
và chủ yếu là của những tộc người Aryan hệ Ấn - Âu, là chủ nhân của thời kỳ Véda và thánh kinh Vé da
Với những hiện tượng tự nhiên an gidu những diéu bí mật và kỳ diệu, người Án Độ cổ đã sắng tạo ra một thế" giới thần linh tương ứng, để giải thích các hiện tượng tự nhiên ấy
Người Ấn Độ cổ đại tin và giải thích rằng trong vũ
trụ này đồng thời tổn tại ba lực lượng có liên quan với
81
Trang 28nhau : thân linh, con người và quỷ ác, ứng với ba cõi của
vũ trụ bao la là : thiên giới, trần thế và địa ngục Họ đã phân tích các hiện tượng tự nhiên và lý giải qua biểu tượng của thế giới thần linh phong phú, đả dạng, hiện
điện ở khắp mọi nơi và mọi thời, chia nhau chỉ phối mọi,
sự hoạt động của vũ trụ, theo sự điều khiển của nguyên
lý Rita (Rita nghĩa đen là chân xác, thích hợp, là trật tự vận.hành của vũ trụ vạn vật) “Toàn thể vũ trụ được thành lập trên nguyên lý Rita và vận hành ở trong đó” (Rig - Véda, l, 156, 3)
Các thần linh trong Véda ngụ ở khắp ba cõi : Đất hay
Hạ giới (Prithivi) ; Không trung hay cõi trung gian (Autarriksha) và Trời hay thiên giới (Dyaus) Hình ảnh
mà người ta cho là hiện thân của Thượng đế toàn năng
đó là Trời, thiên giới, không giới hạn, vô thủy vô chung, chứa dựng toàn thể vũ trụ Cùng với thiên giới Dyaus là cha, là khí dương, có Aditi nghĩa đen là vô tận,
là Đất, là mẹ, là khí âm Dyaus là tính thần, thi Aditi la vật chất Do hai nguyên lý âm dương, Trời cha Đất mẹ giao hợp mà sinh ra và nuôi dưỡng, điều hành toàn bộ vạn vật trong vũ trụ
"Thần cai quản hạ giới là thần Lửa Agni Thần cai
quản không trung là thần Gió Vâyu và thần cai quản thiên
-giđi là thần Mặt trời Surya Ba vị thần đó duge coi là Pa
— ngồi tối lĩnh trong kinh Védaˆ (Trimitri) :
Người Ấn Độ cổ cũng đã tôn thờ, thần Mặt trăng
Mosa soi sáng nhân gian vào ban đêm, thần Mưa với những hạt mưa mát lành (Parjanya) từ trên trời rơi xuống thấm sâu vào làng dat lam cho co cây tốt tươi, muôn loài sinh
nở Họ cũng thờ thần Sấm sét Indra với lưỡi búa tầm sét oai phong dã chặt đầu loài thần Rồng hạn hán Vittra,
Trang 29đưa nước từ trên trời xuống tưới mát cho vạn vật dưới
trần gian Than Khong trung Varuna bao la, rong ldn với muôn ngàn con mắt luôn đứng đõi trông sự vận hành của
vũ trụ và canh giữ, bảo vệ công lý, dưới sự phụ tá của thần điểu khiển, trật tự Rita Cùng với thần Sấm oai vệ là thần Nước Apas mạnh mẽ, thần Bao t6 Rudra gào thét
dữ đội, Nữ thần Rang đông Ushas được coi là nữ thần có sắc đẹp tuyệt trần ; với khuôn mặt hồng hào rực rỡ tượng trưng cho tuổi trẻ và tình yêu bất bận, bân cạnh là nữ thần Hoàng hôn và các nàng tiên Apasra kiểu điễm Họ còn tôn thờ cả thần Trí thức Samjnâ, thần Ánh sáng Prabha, thdn Bong toi Chaya, than Tai san Kubera, than Chién tranh Kartikuya va chu than khiac oahu Tử thần Yama, thần Bò cái Kâmadhenu tượng trưng cho đất mắm nuôi đưỡng, thần Dê cái Aja“tượng trưng cho nguyên lý
vé sinh (none) cua tu nhién, than Ganesha minh người đầu voi tượng trưng cho sự hợp nhất giữa tiểu vũ, trụ và dại vú trụ Đặc biệt thần Lửa Agni và thân Hượu Soma biểu tượng chu sự sinh hoạt của mỗi gia đình, (giúp cho
họ cất được rượu ngon cúng thánh, là môi giới giữa con người và thế giới thần linh) Ngọn lửa thiêng Agni thiêu
chấy những vật tế lễ bốc lên cao là để dưa những tặng
vật đâng lên các vị: thần lính, và rượu Soma làm cho các
vị thần hãng say, có thêm sức mạnh
Người Av Độ cổ xưa không chỉ giải thích các:hiện
tượng tự nhiên và đời sống xã hội bằng biểu tượng các vị thần, mà còn giải thích cá lĩnh vực đạo đức, trên nên
tLìng tín ngưỡng song song với quy định khất khe trên mặt nhân luận Vì vậy họ tôn thở Thần Không trung Vanura không chỉ là thần chuyên theo đõi sự vận hành của vũ trụ mà với muôn ngàn đôi mắt và thân mình bao là vỏ tân, thẳneVanura còn giám sát, báo vệ công lý
83
Trang 30|
cho nhân gian, toàn ‘quyén dé ra đường lôi, luật lệ chụ nhân gian noi theo, trừng phạt những kế phi đạo đức Thần linh dưới con mắt người Ấn Độ cổ là những bậc hiện sinh, siêu việt và mang tính tự nhiên Tuy vậy các v, thần cũng mang nặng tính người Thần cũng có vợ, có
chồng Thần cũng hay chọc ghẹo cả những người vợ của những thần khác Khi được nhân gian dâng rượu ngon
thì các thần cũng uống cho kỳ say, đến mức nhại lại cả những lời trong thánh kinh Cũng có những vị thần thích
khoe khoang, bộ tịch, tuy chẳng có việc gì nhưng cứ cẩm
khí giới, thắng xe ngông nghênh bay cùng khấp phương trời Lại cũng có những vị thần khiếm khuyết về đạo đức, thường gây gổ với các vị thần khác, hay có tính tà dâm, hung bạo làm khổ ải cả thế gian Nhưng nhìn chung, đối với người Aryan, thần linh bao giờ cũng là những bậc độ thượng và luôn tượng trưng cho sự tốt lành
Mặc dù mỗi vị thần biểu tượng cho mỗi sự vật, hiện tượng của vũ trụ và có nhiệm vụ cai quản, chỉ phối lĩnh vực riêng của tự nhiên và,xã hội với quyển lực ngang nhau, nhưng khi thi hành quyển lực ấy thì các vị thần lại
có sự liên hệ mật thiết, đổng điệu với nhau Khi nào than
thần Mưa Parjanya sắp ra tay tung nước xuống trần gian,
là có vị thần Sấm sét vung lưỡi tâm sét dương oai, và
thần Nước Apas, thần gió Vayu cũng xuất hiện Như.uậy
"khí giả thích uễ” -thế giới, tự tưởng triết học ‘An Độ thời khai nguyên đã dân khán phá rơ tính thống nhốt, cái chung, cái bản chất ổn dếu đằng sơu các sự uật, hiện tượng phong phú, đu dạng của hiện thực Có lẽ đây là phần quý giá nhất của tư tưởng triết học trong buổi đầu hình thành dưới màn sương bao phủ của tín ngưỡng tôn giáo và thần thoại ở Ấn Độ cố
Trang 31Càng về sau, trong nnững bài kinh Véda và dặc biệt
là trong kinh Upanishad, quan niệm tự nhiên về các vị thân linh đa dạng mà đồng diệu nhau, biểu tượng cho các biện tượng phong phú của hiện thực đã dẫn dân mờ nhạt Thay vào đó, ngày cà» nổi bật lên những nguyên lý trữu tượng, khái quát, giải thíc] h căn nguyen vẻ hẵn chất của
vũ trụ trong sự phát triển những tư tưởng triết học An
"Tử tưởng ‘Ay được thấy ở trong các bài kinh thánh tín
ca Rid — Véda nói về khởi nguyên của vũ trụ, được gọi là Nasniva, chứa đương những quan niệm về sự sáng tạo ra
vũ trụ j- do “Phân chủ tế sáng tạo”, “Đấng sáng tao” Drahmanespati Gốc của danh từ này ở thánh ngữ Brah- man trong các bài ca về vị thần sáng tạo này
Thánh cá về sự Sáng Lạo vũ trụ (Ïasadiya) giải thích nguồn göc củn thế giới bằng tư duy triết học viết::
1 Thud dy Nhóng có Hữu thể mà cùng không có Phi thể, chẳng cá không săas-chúa đây khí trời mà cũng chẳng
có tầng trời nào 6 0¿ïc sa hÀo«ng khéng dy Cdi gi buo trim hết thủy ? Ở đâu ? Do ai bảo hộ Phải chăng là trùng dương thăm thầm khén do ?
Thu th hàng có chốt mà cũng không có bất tử,
có gì phân biệt ngày đêm Dáng NIột (Tad Ekam)
hộ hiển bằng nột lực, hhông tao nên hơi thở Tuyệt nhiêu không có cải gi Mien haa Gn; gual Ay vd khdc vdi eat Ấy
Trang 32nidng tối sơ cửà tinh’ than Cde‘thi nhén dao sĩ quan Sal nội tâm va ding minh trí khám pha được mối liên hệ của Hữu thể trong Phi thể
5 Dao st chang ngang một đường phân ranh Có gid dưới có gì ở trên ? Có những hệ mang trần mống, có những lực phát triển Bên dudi la tự lực, bên trên là š ực
6 Ai là người vén duoc man bi,mdat ? AI là người cha
ta biết sự súng tạo muôn uật do đâu mà có ? Chính các thần lính căng ra đời sau sự sáng tạo thế gian này Vậy thì ai là người, “biết được sự sáng tạo mẫu nhiệm: đó từ đâu mà có ?
7 Đấng nào đó đã gây ra sự sáng tạo đẹp đẽ đó, là
uô tình hay hữu ý ? Đống tối cao trên tang trời cao nhất kia la có thể biết được, nhưng biết đâu, có thể chính Ngài
cũng không biết nữa”
Thần Brahmanaspati được coi là “tay thợ tuyệt kỹ
đắp lò, quạt lửa xong Người muốn làm gì là Người làm
ngay cái ấy thực hoàn hảo”
Lại có những bài thánh tán ca khác gọi “Đấng sáng
tạo tối cao” là Hoàng kim thái tử - Iliranyagarbha Giữa không gian mờ mịt, hỗn mang, lĨoàng kim thái tử sinh ra, trôi nổi trên mặt biển vô biên Sau khi nằm một năm „ +.trohng' trứng vàng; “Ngài” mới phần ra "thành Trời và Đất, còn giữa không trung “Ngài” nặn cho núi cao, đào cho biển sâu, ban sinh khí cho chư thần, tạo ra thân thể
và sự sống cho muôn loài, trao quyển hành chỉ phối muôn
(1) Wiliam James Durant: “Our Oriental heritage” Simon and Schuster, New York 1954 Xem thêm Rig ~ Véda X 129, theo Radhakrishnan “Indian philosophy", Allen and Unwin, London, 1956
Trang 33loài cho các thần, quy định trật tự vũ trụ Thánh kính Véda ca ngợi công due, cua Hiranyagarbaha rằng : “Con tôn phục Ngài là đấng tối thượng và duy nhất trong vũ
trụ thế gian, Ngài là đấng tột bậc trên hết các vị thần
tinh”
Theo bai ca “Vis Vakarman” (Nhớ công ơn Ngài là dang van nang tao nén mudn loài), Hoàng kim thái tử mặt vuông, mắt vuông, có tay vuông, chân vudng “Ngai” chất củi vào lò, “Ngài” dùng hai tay như hai chiếc quạt
lớn để quạt lò lửa, Lạo nên trời, đất Tro than do
“Ngài” quạt bay ra tới đâu là không gian mở rộng ra tới
dé Phan bụi rớt xuống đâu TÀ vạn vật sinh ra ở đó, Trong một bài ca khác của lìng — Védn, lại dưa ra quan niệm về sự sản sinh ra chư thần, vạn vật, muôn loài trong vũ trụ rằng : giữa thế gian có “Đấng nguyên nhan” được coi là con người nguyên thủy, đầu Liên Purusha Durusha có một ngàn đầu, ngàn mắt, ngàn chân phân
ta cùng khắp không gian bao la, trong đó có đến ba phần
tư là bất diệt đều ở cả trên không cao Purusha được mệnh danh là “Đấng Duy nhất” (Tad Eakm) Duy nhất nên không có cái gì sinh ra trước, không có cái gì sinh ra
ở sau, không có cái có hay cái không, trong cái sống
có cái chết, trong cái sáng có cái tối Đó chính là quan niệm về tính thing nhất và tính vô: cùng vô tận của vũ Lrụ của người Ấn Độ cổ Sau đó Durushn mới sinh ra chư thần, và muôn loài Từ miệng “Ngài” sinh ra đồng hợ Balamon, từ hai đùi “Ngài” sinh ra thứ đân Vaishya và từ bàn chân của “Ngài” sinh ra bẩy nô lệ Shudra
Từ tâm trang Durusha sinh ra mặt trăng Mosa, từ cặp mất Purusha sinh ra mặt trời Pusan hay Surya và từ miệng than sinh ra than Indra, than Agni Hơi thở của “Ngài”
7
Trang 34sinh ra cõi trời, và chân làm cõi đất, hai tay thành bốn phương trời đất.:
Đó là cách lý giải nguyên lý hình thành và biến chuyển của vũ trụ của người Ấn Độ cổ Tuy được tượng trưng bằng một vị thần bao quát nhất, toàn năng nhất, nhưng
đó lại là sự phản ánh trực quan mọi sinh hoạt hiện thực của con người xã hội Nhưng điều quan trọng nhất là
từ những cái riêng lẻ, cụ thể triết lý Ấn Độ đã vạch ra được cái chung, cái bản chất với nguyên lý trừu tượng để
giải thích về căn nguyên sáng tạo nên vũ trụ
Và đó cũng là xu hướng chủ yếu của tất cả các tư tưởng tôn giáo triết học Ấn Độ sau này Trong đó nó chủ yếu tôn sùng ba vị thần đại diện cho một lực lượng tối cao, mang tính trừu tượng, khái quát, chì phối sự hình thành, tên tại biến đổi của vạn vật, muôn loài trong vũ trụ Chẳng hạn như trong tư tưởng triết học của kinh Upanishad, trong Bhagava — Gita (Chí tôn ca) và đặc biệt trong học thuyết triết học Védanta Ba vị thần, ba xu hướng, nhưng thực chất chỉ là sự thể hiện của một quá trình thống nhất của vũ trụ hay một nguyên lý tối cao của
vũ trụ ; đó là thần Sáng tạo Brahma, thần Hủy diệt
Shiva, gọi là Tamas và thần Bảo vệ Vishnu, gọi là Sattava nghĩa là tính thuần khiết, tính tĩnh :
*.“ Sáng Lạo; hủy diệt-và bảo tổn là ba mặt liên hệ-khắng
“khít của một quá trình biến hóa của vũ trụ Sáng tạo là
để bảo vệ rồi hủy diệt ; hủy diệt để sáng tạo rồi bảo vệ ;
bảo vệ để húy diệt rổi sáng tạo
Trong đó Brahman - Phạm thiên hay “Tỉnh thần sáng
tạo tối cao”, “Tinh thần thế giới vô ngã” thường coi là
biểu tượng chung nhất cho nguyên lý vũ trụ trong triết học Ấn Độ cổ
Trang 352 Tư tưởng triết học trong thanh kinh Upanishad
Upanishad là một trong những bộ kinh quan trọng
nhất của kinh Véda Nó là những lời bình giải tôn giáo triết học cổ Ấn Độ về các lẽ thiếu yếu, về ý nghĩa của
các lễ nghỉ và ý nghĩa triết lý sâu xa của các bài kinh, cũng như các bản thần thoại Véda, được biên soạn qua nhiều thế kỷ bởi các Lông phái, các vùng khác nhau Upanishad được giải nghĩa là.“thị tọa”, “cận tọa” Vi
“upa” là gần, “ni” là nghiêm trang và “shad” là ngỗi Nó
không phải là một tác phẩm trình bày có hệ thống những quan điểm của các trường phái triết học, mà được viết
dưới hình thức hội thoại giữa các ông thầy và học trò của họ Upanishad có tới hơn 200 bài kinh Người ta cho mười kinh đầu là cũ nhất và đặc biệt nhất, được viết vào khoảng thế ký X — VI trước Công nguyên Trong đó có những kinh quan trọng như : Brithda âranyalka, Chândogya, Isha, Katha,v.v
Upanishad phân sự nhận thức của con người thành hai trình độ khác nhau : hạ trí (apara - vidây) và thượng trí (para — vidây) Hạ trí là tri thức phản ánh những sự
vật, hiện tượng riêng lẻ có hình tướng, danh sắc đa dạng,
có sinh có diệt của hiện thực, gồm các tri thức khoa học
thực nghiệm, các ngành nghệ thuật, kể cả “Tứ Véda”
Thượng trí là sự nhận thức đạt tới ình độ vượt qua tất
cả thế giới hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường xuyên biến đổi như ảo ảnh (maya), để nhận thức một thực tại tuyệt đối, duy nhất, bất diệt (aksara) không có sinh
không có tử, là bản thể của tất cả mọi cái đang tổn tại Tuy nhiên, hạ trí cũng có vai trò, công dụng của nó đối
với nhận thức, là phương tiện cẩn thiết đưa người ta tới
trình độ hiểu biết thượng trí
39
Trang 36Xu hướng chính của Upanishad Ja nhầm biên hộ chy học thuyết duy tôu: tên giáo, vốn có trong kinh Véda vệ cái gọi là “Tinh thần sáng tạo tối cao” gming tạo ra thể giới này Lap luận của đa số các trường phái triết học duy tâm sau này đều xuất phát từ tư tưởng triết học của Upanishad Những trường phái này tìm thấy trong đó uy thế tối cao của mình — uy thế mà họ cho là không có
nguồn :gốc.Lừ hiện thực, mà là sự lĩnh: báo: thần thánh
Trả lời cho cầu hỏi”: “Cái gì là thực tại cao nhất, là căn nguyên của tất cả mà khi nhận thức được nó, người
ta sẽ biết cả vũ trụ”) và có thể giải thoát được linh hồn
khỏi sự lo âu, khổ não của đời sống trần tục và thế giới
hiện tượng, biến ảo vô thường ? Upanishad đà dưa ra một cách giải đáp duy tâm rằng : đó là thế giới vô ngã Brahman, hay “Tỉnh thần vũ trụ tối cao”, là thực thể duy nhất, có trước nhất, tổn tại vĩnh viễn, tuyệt dối, bất diệt
là cái từ đó nảy sinh ra và chỉ phối mọi cái tổn tại Tất
cả thế giới hiện thực đều sinh ra từ “Tỉnh thần vũ trụ tối: cao” và nhập vệ với nó sau khi chết `
Linh hỗn sống của con người chỉ là sự biếu hiện, là bộ
phận của “Tinh: thần tối cao” trong cơ thể của con người
Cơ thể, nhục thể chỉ là cái “vỏ bọc” của linh hồn, là nơi trú ngụ, hay hiện thân của linh hồn tối cao, tuyệt đối, bất tử Jrahrnan- ;-là tia nắng.của mặt rời Vì “toàn bộ vũ trụ
là l3rahman”, “Toàn thé vi tru tiém ẩn trong lòng ta, đó
là Brahman” (Chéndogya Upanishad, U1, 14, 1) Nén về bẩn chất linh hồn là đồng nhất với “Linh hồn tối cao” TŒnh Chânđaz~2 viết “Ủái ngá trong long ta nhỏ hơn hạt gạo, nhỏ hơn hạt mè, nhỏ hơn hạt cải, nhỏ hơn hạt
(1) Áo nghĩa thư Upanishad An Tiêm, Sải Gòn, 1972, tr 291-292
Trang 37kí Câi ngê trong lòng tạ Jẩ- Hil đất, lớn hon khí quyển, lớn tất a#.-+vHÍ gian (1) Vậy trong vũ trụ, từ câi s2 vụng lớn đến câi vô cùng nhỏ, đều lă sự biểu hiện cia mat edi duy nhất “Tỉnh thần vũ trụ tôi cao” Brahman
Vì Âtman (tiểu ngê) lă một phần hiện thđn của Brah-
man (đại ngê) nín linh hồn câ biệt về bản chất lă đồng
nhất với “Lính hồn tối cao”, cũng Lín tại vĩnh viễn, tuyệt
đối, bất điệt nhu “Linh hồn vũ trụ Lối cao” Nhưng vì nó
gắn bó, thể hiện trong thể xâc con người ở đời sống trần
tục, nín ý thức con người ta lầm tưởng rằng linh hồn lă
câi khâc với “Linh hồn vũ trụ”, khâc với nguẫn sống của
vũ trụ, lă câi của ta, do ta Những ý chí, ham muốn, dục vọng vă hănh động của con người nhằm thỏa mên những ham muốn đó trong đời sống trần gian đê gđy ra những hậu qui, gico đau khổ cho lĩnh hồn ở kiếp năy vă cả những kiếp sau, gọi lă nghiệp bâo karma Do kết quả ham muốn vă hănh động của con người gđy nín lĩnh hồn sất tử cứ bị giam hêm văo hết thể xâc năy đến thể xâc thâc, gọi lă sự luđn hồi samsara, không nhận ra vă trở
yễ đồng nhất với chđn bản của mình được
Muốn giải thoât lĩnh hôn bất tử khỏi vòng vđy hêm
tủa nghiệp bâo, luđn hồi, thoât khỏi sự chỉ phối của đời
;ống nhục dục, của thế giới hiện tượng cảm tính-như ảo Ảnh, thường biếu, VạU tới sự đồng nhất với “Dĩnh than vũ
ru Luyệt đối, tối cao”, “con người phải đốc lòng, toăn tđm
u luyện hănh động larma-yoga vă tu luyện trị thức jđna- roga Bằng nhận thức trực giâc, thực nghiệm tđm linh,
on người nhận ra chđn bản của mình, -khi đó linh hồn
1) Chadogya Upanishad, Ill, 14, 4 trong “Những kinh Upanishad chủ yếu": London, 1953 Theo Nhập? môn triết học Ấn Độ, Lí Xuđn Khoa
91
Trang 38bat dau dong nhất VỚI ina chân ai cao”, nghị
la bat dau siêu thodt moksa
Triết Tí duy tâm tân giáo cds ¬ osnd giải thích
căn nguyên của thế giới bằng ngu iv Tỉnh thần vụ
trụ tối cao” tuyệt đối, bất diệt là sở hø những học thuyết triết học duy Lâm sau nay ve d + vai trò là cụ
sở lý luận cho đạo Balamon cũng nk !:- 1indu ở Ấn Độ
cổ dai
Triết "học triết lý Véda va À Up: ¡hoc cùng với đạo Balamon: đã trở thành hệ t2 tưển, Ar, trị trong đời song tinh thần của Ấn Độ cổ Uy: c: nó mạnh mã đến mức, tư tưởng triết lý duy Lâm fu inénh danh là
tư tưởng chính thếng của An Dé <5 vA tat cả những môn phái triết học có tư tưởng vô L!:ìn, -y vật, chống
lại uy thế của kinh Véda và triết Ì' sên đáo Balamon,
đều bị coi là những tư tưởng triết học khô:: z chính thống
3 Tu tưởng triết học trong những cuốn sử thi hay anh hùng
ca cổ Ấn DO Ramayana va Mahabha rata
Nhing su liéu xudt hién it lầu sas kinh Véda, Upanishad và đặc biệt là trong hai bộ sử tị Ramayana
và Mahâbhârata được sáng tác trong nhiều thế hệ thuộc
—thiên niên kỷ ] trước Công nguyên là một bước phát triển của triệt học An Độ: Ở dạy trinng tự tuởc duy xật triết học cũng được thể hiện rõ rệt hơn
4) Tư tưởng triết học trong bộ sử thí Nânmãv¿na
.Râmâyana nói về những kỳ tích của hoàng tử Rama
dòng dõi vương triểu thần Mặt Trời, một mẫu hình cổ
điển của người anh hùng thuộc đẳng cấp vỏ sĩ Kshatriya cua An Độ cổ đại Rama đã từng chịu đựng nhiều nỗi oan nghiệt của cuộc đời ; đã từng vì danh dự củ: đẳng cấp võ
Trang 39| Ị
sĩ — một phần hién than cia Brahman, ma từ bó cuộc sống vương giả, nơi triểu đình, cùng với người em trai cùng cha khác mẹ là: Lakshmana và tướng khỉ thân tín Hanuman vượt qua mọi thử thách của thiên nhiên cũng như những âm mưu ác độc của con người và ma quỷ để chiến đấu giành lại người vợ thân yêu xinh đẹp của mình
Ja nang Sita Sita đã từng theo Rama đi dày suốt mười
bốn năm trong rừng và Dị quỹ Ravana mười đầu bất cóc đem về giam giữ, ép làm vợ tại đảo Lanka Nhung trong cuộc chiến dấu cuối cùng với chính mình, Mama lại bị gục ngã trước sức mạnh hiểm độc của lòng ghen tuông nghỉ ky
im ảnh, nhẫn Lâm ruồng bỏ người vợ trẻ trung trinh đến nức ngọn lửa thiêng cũng không đốt cháy được nàng, trong
úc Sita đang mang trong bụng giọt máu của chính ltama Khi Rama kịp nhận ra lỗi lầm của mình thì sự tình đã quá muộn Nàng S¡ita bất hạnh vì quá thất vọng trước ình đời đen bạc đã kêu gọi nữ thân Đất, mẹ nàng giang Ong đôi tay đón nàng mãi mãi trong lòng mẹ, nơi Sitat)
lã sinh ra
Trong Râmâyana quan niệm về thế giới qua biểu tượng
ác vị thần vẫn mang dấu ấn, như một cái nền cho mọi
ành vi, đời sống của con người trong cốt truyện Tư tưởng
riết học trong tác phẩm cũng toát lên ở quan điểm duy
ật ngây thơ cho rằng con „người ta sinh ra từ đất và chết
¡ lại trở về với-đất vĩnh viễn trường tồn
Nhưng tư tưởng chủ yếu như dấu son trong Ramayana
5 là ý nghĩa triết lý ~ dạo đức — 'nhân sinh trong quan
} Sita nghĩa den là "luống cày" Vua Janaka xứ Videha trong ngày lễ
hạ điển, đã gặp một hài nhỉ ở luống cày Vua đem về nhận lâm con nuôi và đặt tên la Sita
“93
Trang 40niém vé con ngudi, về xã hội, về cái thiện và cái ác của người Ấn Độ cổ xưa Con người ta không phải là một cái
gì tuyệt đối đơn điệu, mà luôn luôn chứa đựng những mâu thuẫn ; có phần cao đại, có cái thiện (arya) nhưng cũng
có phản thấp hèn, có cái ác (dasya) luôn đun đẩy, giằng
co nhau
Rama va Sita là tấm gương điển hình của triết lý
nhân -sinh- lý tưởng của người Ấn Độ Đức hy sinh, lòng quả” cảm," ÿ* chí Khăng định: vì trách nhiệm, bổn phận, lương tâm, đức tin theo lẽ trời (dharina) một cách tự nhiên,
vô tư, nhiệt thành, không bị mê hoặc bởi tình cam, nhục: dục, và sự quyến rũ của thế giới hiện tượng, thường biến như ảo ảnh phù du của Rama là bài học sống động cho ý, nghĩ và hành động sống của người Ấn Độ từ giai đoạn tu tập thuở niên thiếu đến giai đoạn nhập thế hành động lúc trưởng thành Còn lòng trung trinh can đảm, giàu nghị ` lực và nhân từ của Sita trong chuỗi dài những gian nan, bất hạnh, khổ đau lại là một bậc hiển thục, đức độ, thánh:
thiện hàng đầu cái thiện của con người
Trong Râmâyana cũng ghi lại những quan điểm duy: vật phê phán cái gọi là linh hồn bất tử, phê phán giáo lý đạo Balamon nghị ngờ “đức tin”, “lẽ phải” và “bổn phận”,! qua cuộc hội thoại giữa lama và nhà t đuy vat Jabali, mét! -con -ngudi “hoài nghỉ tuyệt đối rằng : (
+ ca Í
“Nay Rama, tai sao lai để những loi cách ngôn tại hại
đó làm mờ ám lượng tâm, méo mó trỆ óc nhữ cây ? - Những cách ngôn đó dã làm cho bao nhiều kẻ chất ( phác không suy nghĩ phải lam lạc
Ôi, ta thương hại những hề lân lac dé et mai miét di tìm ade bổu phận, hão huyền (