Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp, các vấn đề chuyên dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề xã hội và ô nhiễm môi
Trang 1TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 3
TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN
KHOA MOI TRUONG VA DO THI
CHUYEN DE THUC TAP
Chuyên ngành: Kinh tế — Quản ly Tai nguyên và Môi trường
Trang 2Chuyên đề thực tập
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học cũng như hoan thành khóa luận tốt nghiệp
lần này thì ngoài sự nỗ lực và cố găng của bản thân tôi cũng đã nhận được sự giúp
đỡ rất tận tình từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè trong và ngoài trường cùng sự quan tâm
của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường- Đô thị.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trườngĐại học Kinh tế Quốc Dân, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường — Đô thị, các thầy cô
trong Khoa Môi trường — Đô thị đặc biệt là bộ môn Kinh tế- Quản lý tài nguyên va
môi trường, tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô đã dạy bảo và truyền đạt kiến thứccho tôi trong suốt những năm qua
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS Lê Thu Hoa
đã quan tâm nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tạitrường Đại học Kinh tế Quốc Dân cũng như hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp
lân này.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị DiễmHang - Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp
đỡ cho tôi rất nhiều trong đợt thực tập khóa luận
Mặc du bản thân đã có nhiều cố gang dé thực hiện dé tài một cách tốt nhất,song do bước đầu mới làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, tiếp cận vớithực tế, kiến thức và kinh nghiệm vẫn còn hạn chế nên không thé tránh khỏi thiếusót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý quý báu dé khóa luận được
hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người !
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2017
Sinh viên
Trịnh Thị Ngân
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 3Chuyên đề thực tập
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã việt là do bản thân thực hiện, không sao chép, cat ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin
chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2017
Ký tên
Họ tên : Trịnh Thị Ngân
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 4Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
LOI CAM ON
LOI CAM DOAN
DANH MUC CAC TU VIET TAT
DANH MUC CAC BANG, HINH VE, BIEU DO
0980006710057 1CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE TANG TRUONG
XANH 7 — 6
1.1 CÁC KHÁI NIỆM VE TANG TRUONG XANH . -s 61.2 KINH NGHIỆM TANG TRƯỞNG XANH TREN THE GIỚI 9
1.3 TANG TRƯỞNG XANH TẠI VIỆT NAM 5 s sccsessessesse 12
1.3.1 Thực tiễn tăng trưởng xanh ở Việt Nam . - 2s+scs+s+sezs+xez 12
1.3.2 Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam .¿ ¿¿©csz+5se2 16
1.3.3 Rút ra bai học kinh nghiệm tăng trưởng xanh cho Hà Nội 19
CHƯƠNG 2 THUC TRANG TANG TRUONG XANH TẠI HÀ NỘI 21
2.1 KHÁI QUÁT VE TINH HÌNH TANG TRUONG VÀ KE HOẠCH
TANG TRƯỞNG XANH CUA THÀNH PHO HÀ NỘI 212.1.1 Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Nội 212.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Thành Phố Hà Nội - 222.1.3 Kế hoạch tăng trưởng xanh của Hà Nội - 2-52 s+ss+cc+zzxcez 242.2 KÉT QUÁ ĐẠT ĐƯỢC TỪ VIỆC THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG
XANH CUA THÀNH PHO HÀ NỘI -. ° 2s ss©ssesssesse 262.3 THACH THỨC TANG TRƯỞNG XANH Ở HÀ NỘI 33
2.3.1 Những van đề đặt ra đối với tăng trưởng xanh ở Hà Nội 332.3.2 Những thách thức đối với tăng trưởng xanh ở Hà Nội 34
CHƯƠNG 3 ĐÈ XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP NHẰM THUC DAY TANG
TRƯỞNG XANH TẠI HÀ NỘI - 5< 5£ 5£ s2 se s£Ss seEsexsessessessessee 43
3.1 GIẢI PHÁP CHUNG .-. 5< ©sse©ss+vsvEseEestrserssesserssrssrssrrssre 433.2 GIẢI PHAP VE QUAN LY CHAT THAI RẮN -5<s 48
3.2.1 Mục ti8U .cceeccesssesssesssesssessuessvessecssecssecssesssesssesssesssessvsssesssesssessuessseeseeesesess 48 3.2.2 Giải pháp định hƯớng - - 5c +32 1331111911151 E111 1EEkrrrvre 48
3.2.3 Giải pháp cụ thỂ -: + 5s SE 21221 2211271271211211711211 112121111 1e 49
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 5Chuyên đề thực tập
3.3 GIẢI PHÁP GIAM PHÁT THAI KHÍ NHÀ KÍNH 5
cm ¡i0 51 3.3.2 Giải pháp - 2+ + 2k2 k2 12211211271122112111 2112111111111 erre 51
3.4 GIẢI PHAP QUAN LY VA SU DUNG NANG LƯỢNG 52
3.4.1 Mục ti6U.cecceeccccssesssesssesssesssesssessesssecssesssesssesssessssssesssvsssesssesssesssessseeseeesesess 52 3.4.2 Giải pháp định hướng - «xxx ng ng rnnưệp 52
3.4.3 Các giải pháp cụ thỂ 2-22c 2t 2x 2E 22112711211211211 21111 211.cEecre 53
3.5 GIẢI PHAP CHO LĨNH VUC GIAO THONG -. .s °- 54
3.5.1 Mục HOU cccccsssccccssssscecceesssseececeesseeececssseeecessssssececeesseeecessesseeesecsaaees 54 3.5.2 Giải pháp định hƯớng - - - - + 3311331111911 krrrxre 54
3.5.3 Các giải pháp cụ thé ccccccccccccccessessessessessessessessessessessessssssssesesssseeseseesees 553.6 GIẢI PHÁP CHO LĨNH VUC CAP THOÁT NƯỚC - 56
3.6.1 Mục tIÊU -c Q9 KH HT KH re 56
3.6.2 Giải pháp định hƯướng - + +3 2 9 1 xe, 56
3.6.3 Giải pháp cụ thỂ ¿- ¿5+ SE+SEExSEx2E221211211211211211211211211211 121.1 cv, 57KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, - 5-5 5£ s£ s£ s£ se s£SseEseSseEsessessessessee 60
TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 s° 52s s2 Ss£Es£EssESseEsEssexserserssersevsee 62
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 6DANH MUC CAC TU VIET TAT
: (The Economic and Social Commission for Asia and the
Pacific) Uy ban kinh tế - xã hội chau A Thai Binh Dương
: (Organization for Economic Co-operation and Development)
Tổ chức hợp tác va phát triển kinh tế
: (United Nations Environment Programme) Chương trình môi
trường Liên hợp quốc: (World Economic Forum) Diễn đàn kinh tế thé giới
: Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp
: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
: Công nghệ thông tin
: Ủy Ban Nhân Dân
: Cụm công nghiệp : Khu công nghiệp : Khoa học và công nghệ
Trang 7Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CAC BANG, HÌNH VE, BIEU DO
Bang 1 Vốn thiên nhiên trong tăng trưởng xanh: Một số vi dụ hàng hóa, dịch vụ hệ
sinh thái và giá trị kinh tẾ - 2-22 ++++++Ex+2EEt2EEtEExEEEEEEEEErkrerkrrrkrrred 7Bảng 2 Tổng quan những nội dung chính và chủ đề dé giám sát tăng trưởng xanh
và xây dựng Chỉ số tăng trưởng xanh -¿- 2 s¿++++x++zx+zrxerrsrrreee 8Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn trong GD 5 năm 23Bảng 4: Dự báo thành phan rác thải trong tương lai của Hà Nội -. 35Bảng 5: Diễn biến đô thị hóa Thủ đô Hà Nội 65 năm qua -. 2-2 2-55: 38Bang 6: Thống kê số lượng phương tiện cá nhân tại Hà Nội - : 41
Hình 1 Tang trưởng kinh tế chung va các lĩnh vực chính của Việt Nam, 2005-2012 14
Hình 2 : Ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề Hà Nội 2-2 2 2 5+: 42
Biểu đồ 1 Néng độ PM10 trung bình năm tại trạm Lang va tram đặt tai Trường Dai
học Xây dựng Hà Nội (gần đường Giải Phóng) từ 1999 — 2006 39
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 8Tăng trưởng xanh đang là xu thế tất yếu của toàn thế giới trong giai đoạn hậu
khủng khoảng kinh tế và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu thế này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc
gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai
đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đếnnăm 2050 theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày25/9-/2012 Dé triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, thành phố HàNội cũng đã xây dựng Chương trình hành động chiến lược tăng trưởng xanh của
Thủ đô.
Kinh tế Hà Nội thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phầnvào tăng trưởng kinh tế của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội liên tụctăng qua các năm, tuy nhiên chất lượng phát triển của Hà Nội nhìn chung còn một
số hạn chế nhất định, tính bền vững và hiệu quả tăng trưởng của Hà Nội còn thấp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, như chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp, các vấn đề chuyên dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề
xã hội và ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo, các tệ nạn xã hội
Đề khắc phục tình trạng trên và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Thủ
đô Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện: Chiến lược và Quy hoạch tông thê phát
triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm
2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo hướng: Xây
dựng Thủ đô Hà Nội phát triển bên vững, có hệ thống cơ sở hạ tang dong bộ, hiện
đại, phát triển hài hoà giữa văn hoá, bảo tôn sản, di tích lịch sử, với phát triển kinh
tế, trong đó chú trọng kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường
Thực hiện Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủtướng Chínhphủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Thành phố ban hành Kếhoạch 94/KH-UBND ngày 4/6/2013 triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia vềtăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thành phố Hà
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 9Chuyên dé thực tập 2
Nội Với mục tiêu phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững; kiểm soát ô nhiễmmôi trường; nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khínhà kính, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Thủ đô giai đoạn 2011 -2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
Do vậy, các giải pháp cụ thé dé thúc day tăng trưởng xanh của thành phố Hà
Nội là rất cần thiết để cụ thể hóa mục tiêu phát triển của thành phố.Xuất phát từ
thực tế trên, trong thời gian thực tập tại Viện nghiên cứu và phát triển kinh tế - xãhội Hà Nội, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Wghiên cứu và đề xuất một số giải pháp
về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc day tăng trưởng xanh
của Thành Phố Hà Nội”
- Tổng quan về tình hình thực hiện tăng trưởng xanh tại Hà Nội:
Các nghiên cứu về tăng trưởng xanh của các quốc gia trên thế giới và kinhnghiệm cho Việt Nam đã và đang được triển khai nhiều Tại Hà Nội, nhiều hội thảo
về tăng trưởng xanh cho thành phố cũng đã được tô chức với sự tham gia của nhiềunhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trong nước và quốc tế Trong đó, kế hoạch94/KH-UBND là bản cam kết của Thành phố về thực hiện Chiến lược tăng trưởngxanh quốc gia, trong đó đã dé ra 8 nhóm chỉ tiêu và 9 nhóm giải pháp khá cụ thé
Có thê thấy, các chỉ tiêu Hà Nội cam kết cụ thể hơn và bằng (các chỉ tiêu giátrị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP; giảm phát thải
cường độ phát thải khí nhà kính; giảm lượng phát thải khí nhà kính trong hoạt
động năng lượng: vận tải công cộng) hoặc cao hơn (các chỉ tiêu về nước sạch, xanh
hóa sản xuất; thu gom rác thải, nước thải) mức trung bình quốc gia
Thời gian qua, Thành phố cũng đã ban hành nhiều chương trình, chính sáchnhằm đưa Thành phố phát triển theo hướng kinh tế xanh, phát triển bền vững như:
Quyết định số 7209/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về
việc phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại cácCCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 — 2015; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 31/5/2012 của UBND Thành phố về Phát triển hạ tầng thoát nước đôthị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 — 2015; Kế hoạch 75/KH-UBND quản ly 6nhiễm môi trường công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2015; Kế hoạch số235/KH-UBND về thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bànthành phố Hà Nội giai đoạn 2016 — 2020; Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quy
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 10Từ những chiến lược và kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh được áp
dụng trên địa bản thành phố, hiện trạng và một số kết quả dat được trong 5 năm,
2011-2015 Đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và sử dụng nănglượng dé góp phan triển khai kế hoạch thúc đây tăng trưởng xanh thành phố Hà Nội
- Mục tiêu cụ thể
* Hệ thống lý thuyết, những vấn đề lý luận căn bản về tăng trưởng xanh Rút
ra bài học kinh nghiệm
* Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng tình hình ứng ụng tăng trưởng
xanh của Thành phố Hà Nội Đặc biết trong lĩnh vực bảo vệ môi trường va tiết kiệm
năng lượng
* Đề xuất một số giải pháp đề thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh, giảipháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng dé góp phan triển khai quy hoạchthúc đây tăng trưởng xanh thành phố Hà Nội
3 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo
vệ môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu qua được dé cập trong chiên
thúc đây tăng trưởng xanh thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu của dé tai:
e Phạm vi về nội dung: trong các lĩnh vực quản lý chất thải, giảm phát thải
khí nhà kính, giao thông công cộng, sử dụng năng lượng và cấp thoát nước của
thành phố Hà Nội
e Phạm vi về không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội
e Phạm vi về thời gian: từ 2011 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như :
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 11Chuyên dé thực tập 4
- Sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy như: Bộ Tài
nguyên & Môi trường, Sở sachTai nguyên & Môi trường, báo, tạp chí, các chương
trình kế hoạch, dé thu thập thông tin về tăng trưởng xanh ở thành phố Hà Nội
- Phương pháp điều tra, phân tích, thu thập tài liệu về thực trạng tình hìnhthực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh ở Hà Nội và những kết quả đạt được từ
việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của thành phố Hà
Nội Trong lĩnh vực về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, thu thập tài liệu
từ Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Viện nghiên cứu — phát triển kinh tế xã hội
Hà Nội, Các Báo cáo khoa học, Thủ tướng Chính phủ ách, tài liệu điện tử và những
nghiên cứu về tăng trưởng xanh, Các số liệu từ UBND thành phố Hà Nội
-Phương pháp phân tích đánh giá số liệu, tong hop y kién chuyên gia dé rat
ra những bai học kinh nghiệm về tăng trưởng xanh cho thành phố Ha Nội
-Phương pháp so sánh: so sánh các kế hoạch và dự án tăng trưởng xanh củamột số nước trên Thế Giới, so sánh thực trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội trước
và sau khi thực hiện các kế hoạch hành động tăng trưởng xanh
5 Các kết quả nghiên cứu:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởngxanh, đặc biệt trong lĩnh vực giảm gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường và tiết kiệm
năng lượng.
- Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp cụ thê cho 4 lĩnh vực của thành phố
Hà Nội Cụ thé:
+ Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải sinh
hoạt, chất thải công nghiệp của thành phó
+ Các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động vận chuyển hành khách côngcộng của thành phó và các giải pháp tăng cường giao thông thân thiện môi trường
+ Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong chiếu sáng
công cộng, hoạt động của các tòa nhà văn phòng cơ quan quản lý nhà nước.
+ Các giải pháp vê cung cap nước sạch cho khu vực nông thôn và hoàn
thiện hệ thống thoát nước cho khu vực nội thành
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 12Chuyên dé thực tập 5
6 Kết cấu đề tài:
Ngoài phân mở đâu và kết luận, nội dung của chuyên đê được trình bày ở
ba chương như sau:
Chương 1:Co sở ly luận và thực tiễn về tăng trưởng xanh
Chương 2:Hiện trạng tăng trưởng xanh tại Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh cho
Thủ đô Hà Nội
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 13Chuyên dé thực tập 6
CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA THỰC TIEN VE
TĂNG TRƯỞNG XANH
1.1 CÁC KHÁI NIEM VE TANG TRƯỞNG XANH
Từ năm 2006, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, nhiều tổ chức
quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Liên
minh Châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IME) ,cũng như các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đã triển khai và thúc đây các dự
án xanh và coi đây là một trong những giải pháp giúp chúng ta thoát khỏi tinh
trạng suy thoái hiện nay Nhận thức về “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” là gì và
nội ham bao gôm những nội dung nao còn là vân đê đang được thảo luận.
Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) định nghĩa “kinh tếxanh” là “nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội,
vừa giảm thiểu đáng ké các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thai” (UNEP,
2011) Một nền kinh tế xanh được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các
hợp phan kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của Trái đất.
Các hợp phan nay bao gồm năng lượng tái tạo, giao thông it phát thải cacbon, côngnghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nông-lâm-ngưnghiệp bền vững Hiểu một cách đơn giản, kinh tế xanh là nền kinh tế ít phát thảicacbon, tiết kiệm tài nguyên, tạo ra việc làm và công băng xã hội Trên thực tế,
vốn thiên nhiên đã đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người (xem bảng 1)
SV: Trinh Thi Ngan MSV: 11143064
Trang 14Chuyên dé thực tập 7
Bang 1 Vẫn thiên nhiên trong tăng trưởng xanh: Một số ví dụ hàng hóa, dich vụ
hệ sinh thái và giá trị kinh tế
Da dang sinh hoc
Hang hóa và dich vu hệ
sinh thái
Giá trị kinh tế
Hệ sinh thái (đa dạng và
mức độ/khu vực)
+Vui chơi giải trí
+Diéu tiét nước
+Luu trit cacbon
Giam phat thai khi nha
+Thụ phan cây trồng
Đóng góp của côn trùng
trong thụ phấn cây trồngcho sản phẩm nông
nghiệp toàn cầu 190 tỷ
USD/năm
+Chống chịu bệnh tật
+Năng lực thích ứng
25-50% trong tong sô 640
ty USD cua thi truong
dược của Hoa Ky có
nguồn gốc tài nguyên di
truyền
Nguồn: UNEP, 2011, Bang 1, tr 7
Tổ chức Sáng kiến Tăng trưởng Xanh của Liên Hợp Quốc (GEI) quan niệm,tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạtđộng kinh tế và cơ sở hạ tang dé thu được kết quả tốt hon từ các khoản đầu tư chotài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính (KNK),khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm
sự mắt công bằng trong xã hội
Theo OECD (Tô chức hợp tác và phát triển kinh tế) , tăng trưởng xanh là
thúc day tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời đảm bao rằng các nguồn tàisản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yêu chocuộc sống của chúng ta Dé thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố
xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng
cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới OECD cũng đưa ra bộ Chỉ số đánh giá giám sát
tăng trưởng xanh (Bảng 2).
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 15Chuyên dé thực tập
Bảng 2 Tổng quan những nội dung chính và chủ đề để giám sát tăng trưởng
xanh và xây dựng Chỉ số tăng trưởng xanh
STT | Nội dung chính Chủ dé
+ Hiệu suất cacbon và năng lượng
Hiệu suât tài ` Loge ˆ NA ata ~
ee + Hiệu suat tai nguyên: nguyên vat liệu, dinh dưỡng,
1 nguyên và môi l
l nước
trường
+ Hiệu suât đa yêu tô (multi-factor)
+ Nguồn dự trữ tai nguyên tái tạo: nước, rừng, thủy sản
Nên tảng tài sản R Sài ` ¬ „ „
2 " 1 + Nguôn dự trữ tài nguyên không tái tạo: khoáng sản
thiên nhiên
+ Đa dạng sinh học và hệ sinh thái
Chất lượng cuộc | + Sức khỏe và rủi ro môi trường
3 D ọ
sông về môi trường + Dịch vụ và tiện nghi môi trường
Cơ hội kinh tế vàphản hồi chính
sách
+ Công nghệ và đổi mới
+ Hàng hóa và dịch vụ môi trường
+ Dòng tài chính quốc tế+ Giá cả và chuyên nhượng
+ Kỹ năng và dao tạo
+ Quy định và cách tiếp cận trong quản lý
Nguồn: OECD, 201 la
Theo Ủy ban Liên Hop Quốc về Kinh tế và Xã hội Khu vực Chau A — TháiBình Dương (UNESCAP), tăng trưởng xanh có 6 nội dung chính: sản xuất và tiêudùng bền vững: xanh hóa thị trường và các hoạt động sản xuất kinh doanh; xây
dựng cơ sở hạ tâng bên vững: cải tô thuê và ngân sách xanh; đâu tư/bảo vệ tải
nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái ; xây dựng và thực hiện các chỉ sô hiệu quả ve sinh thái.
Còn Ngân hàng Thế giới (World Bank) thì cho rằng “Tăng trưởng xanh là
quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả
năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này.” (World Bank, 2005)
Trang 16Chuyên dé thực tập 9
Khái niệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc năm 2008: “Tăng trưởng xanh là
sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên vànăng lượng hiệu quả dé giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo
ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ
xanh, tạo ra cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế vả
bảo vệ môi trường.” (Hàn Quốc, 2008)
Khái niệm tăng trưởng xanh của Việt Nam: “Tăng trưởng xanh là sự tăng
trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cau nền kinh tế nhằmlợi dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nên kinh tế thôngqua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạtầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhàkính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lựcthúc đây quá trình phát triển kinh tế bền vững.”
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về tăng trưởng xanh nhưng nội dungcủa tăng trưởng xanh chủ yếu bao gồm các vấn đề sau:
1 Sản xuất và tiêu dung bền vững
2 Giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu
3 Xanh hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phát triển côngnghệ xanh, phát triển các ngành công nghiệp cao, sử dụng ít tài nguyên, áp dụngcác biện pháp sản xuất sạch hơn
4 Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững
5 Bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu qua tai nguyên
6 Cải tiến và áp dụng các công cụ kinh tế
7 Xây dựng và thực hiện các chỉ số sinh thái
1.2 KINH NGHIEM TANG TRƯỞNG XANH TREN THE GIỚI
Đến nay, thực tế cho thấy tăng trưởng xanh được xác định là nhiệm vụ trọng
tâm trong chính sách phát triển của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được
sự phát triển bền vững Trong đó, đáng chú ý nhiều quốc gia như Hàn Quốc, NhậtBan, An Độ ở châu A; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan ở châu Âu đã đi tiên phong trongviệc thúc đây tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kếtmạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh Tại các nước trong khu vực như Lào,
Campuchia cũng đang trong quá trình xây dựng một lộ trình tăng trưởng xanh
quôc gia Trung Quôc cũng đã có kê hoạch phát triên quôc gia nhân mạnh vào nên
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 17Chuyên dé thực tập 10
kinh tế tuần hoàn, trong khi đó Thái Lan nhấn mạnh vào nền kinh tế đầy đủ với
những đặc điêm chính của nên kinh tê xanh.
Nhiều nước rất chú trọng vấn đề phát triển xanh trong các gói kích thích
kinh tế và trong chiến lược phát triển dài hạn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc và một số nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latinh Đầu tư cho phát
triển xanh hiện chiếm 14% tổng giá trị các gói kích thích kinh tế toàn cầu (khoảng
3 nghìn tỷ USD), trong đó tập trung vào:
(1) Xây dựng nhà ở sử dụng hiệu quả năng lượng (Mỹ đầu tư khoảng 100 tỷUSD trong 4 năm cho phát triển nhà ở sử dụng hiệu quả năng lượng; Pháp đặt mụctiêu giảm 40% tiêu thụ năng lượng sinh hoạt đến 2020, v.v )
(2) Năng lượng thay thé và tái tao (đầu tư vào năng lượng tai tạo ở TrungQuốc tạo ra 1 triệu việc làm; An DO đặt mục tiêu đầu tư năng lượng sinh học tạo
900 nghìn việc làm đến năm 2025, v.v );
(3) Giao thông tiết kiệm năng lượng;
(4) Phát triển nông nghiệp bền vững, sử dụng nước hiệu quả
Bên cạnh việc đầu tư từ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ, các nướcrất chú trọng sử dụng các biện pháp kích thích, đặc biệt là thuế và mua bán hạnngạch khí thải (Mỹ, EU) để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng sang các ngành, lĩnhvực và sản phẩm xanh Ví dụ, để khuyến khích việc tiết kiệm năng lượng tronggiao thông, nhiều nước hiện đã áp dụng thuế nhiên liệu (Ba Lan, Thụy Dién ),
hạn ngạch giấy phép và thuế phương tiện giao thông (EU, Nhật Bản ), giảm hoặc
miễn thuế phương tiện tiết kiệm nhiên liệu (Đức, Nhật Bản, Mỹ ), bảo hiểm môi
trường bắt buộc, v.v
Các nước EU đã thông qua luật bảo vệ môi trường với trọng tâm:
(1) Đặt mục tiêu đến năm 2020 tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo từ
8,5% hiện nay lên 20% và giảm 20% lượng khí nhà kính;
(2) Đầu tư 0,5% GDP của EU cho việc thực hiện các mục tiêu nói trên;
(3) Áp dụng chế độ cấp hạn ngạch khí thải cho các ngành công nghiệp, theo
đó từ 2013 trở đi EU bán đấu giá 60% giấy phép hạn ngạch khí thải trong lĩnh vựcnăng lượng và đến 2020 tất cả các công ty công nghiệp đều phải mua giấy phép hạnngạch khí thải (trừ một số ngành như luyện kim, xi măng, hóa chất a)
SV: Trinh Thi Ngan MSV: 11143064
Trang 18Chuyên dé thực tập 11
Hàn Quốc gan đây ưu tiên rất cao cho phát triển xanh không chi nhằm giảiquyết thách thức năng lượng, môi trường mà còn tạo động lực tăng trưởng mới dé rútngắn khoảng cách với nhóm nước phát triển hang đầu (G7) Tại Lễ kỷ niệm 60 năm
thành lập, ngày 15 thang 8 năm 2008, Tổng thống Li- Myung-Bak đưa ra tam nhìn
mới “carbon thấp, tăng trưởng xanh”, coi đây là nền tảng cho phát triển của HànQuốc voi mục tiêu chuyên từ mô hình phát triển phụ thuộc năng lượng hóa thạch,tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình phát triển dựa vào năng lượng tái tạo, tăng
trưởng theo chiều sâu và bền,vững môi trường Cùng lúc theo đuổi ba mục tiêu bằng
cách tạo ra mối quan hệ thỏa hiệp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường :
(1) Đề thúc đây động cơ tăng trưởng mới thân thiện với môi trường cho nềnkinh tế quốc gia
(2) Đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho các thành viên của xã hội
(3) Dé đóng góp vào nỗ lực quốc tế chống biến đổi khí hậu
Tại Trung Quốc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm bộc lộ những
điểm yếu của mô hình phát triển kinh tế tích tụ sau 30 năm cải cách - mở cửa (như
cơ cau kinh tế dựa vào gia công nhưng giá trị gia tăng không cao, tiêu hao nhiều tàinguyên, năng lượng, phụ thuộc bên ngoài về nguyên liệu, xuất khâu, mất cân đốinông nghiệp - công nghiệp - dich vụ, v.v ), thúc day Trung Quốc định vị lại môhình phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững hơn Trung Quốc coi trọng đầu tưcho đổi mới công nghệ, tái cơ cấu kinh tế, phát triển năng lượng tái tạo nhằm từng
bước hướng tới phát triển xanh, chuyển dần sang mô hình tăng trưởng sử dụng
hiệu quả năng lượng.
Trung Quốc đang cơ cấu lại 10 ngành, nghề chủ chốt (thép, ôtô, xi măng,
V.V ) nhằm tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời bước đầu hiện
đại hóa các ngành này để tiếp cận công nghệ xanh, nhất là các ngành gây nhiều ô
nhiễm Với ôtô, Trung Quốc chuyên hướng chiến lược sang sản xuất ôtô tiết kiệmnăng lượng và sử dụng năng lượng mới; với ngành thép, khống chế sản lượng ởmức 300 triệu tắn/năm, loại bỏ công nghệ lạc hậu
Từ thực tiễn thực hiện tăng trưởng xanh trên Thế Giới, đòi hỏi Việt Nam cần
chú trọng hơn đên các yêu câu sau trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh:
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 19Chuyên dé thực tập 12
* Thứ nhất, đó là phải có sự tham gia của hệ thống chính trị cao cấp dé giảipháp quyết những vấn đề liên quan tới sự chuyên đổi và cải cách về thể chế, hệ
thống ưu đãi, tổ chức và có thé tổnghợp được sức mạnh dé phối hợp những quan
điểm và lợi ích khác nhau.
* Thứ hai là có sự can thiệp chủ động của chính phủ dé xây dựng khung thé
chế và pháp lý bền vững cho tăng trưởng xanh, giới thiệu những chính sách, kế
hoạch điều tiết thống nhất, thúc đây sự thay đôi trong thực tế Ngoài ra, sự can
thiệp của chính phủ có thé tối đa đa hóa sức mạnh và sự ảnh hưởng của thị trườngđối với tăng trưởng xanh, có một hệ thống khuyến khích phù hợp với sự tham gia
của khu vực tư nhân.
Dé chiến lược tăng trưởng xanh thành công cần có sự kết hợp hài hòa vahiệu quả từ trên xuống cũng như từ dưới lên Giải pháp toàn diện từ trên xuống sẽ
giúp chia sẻ tam nhìn và làm rõ những mục tiêu trung đến dài hạn về tăng trưởng
xanh, có thé tư vấn và hợp tác, thuyết phục các bên liên quan và thúc đây sự phốihợp hiệu quả giữa các bộ, ngành đối với các địa phương liên quan Còn sự chủđộng tham gia của cộng đồng từ dưới lên sẽ tạo một nền tảng bền vững cho tăngtrưởng xanh Vì vậy phải có những chính sách cần thê hiện rõ các hành động có sựtham gia của cộng đồng, gia tăng ý thức cộng đồng với tăng trưởng xanh, có nhữngbiện pháp chủ động dé thay đổi hành vi của cộng đồng Việc phé biến tăng trưởngxanh đối với các địa phương và khu vực nông thôn trên phạm vi quốc gia là việc
làm rất cần thiết Khi đã có sự ủng hộ của hệ thống chính tri cao cấp, sự tham gia
của chính phủ, của cộng đồng thì bước tiếp theo đó là huy động sự hợp tác toàn cầu
Những vân đê như biên đôi khí hậu không năm ở một quôc gia và một quôc
gia không thê giải quyét được vân dé này Vì vậy can có sự huy động nguồn lực từ các đôi tác khác nhau ở nước ngoài, chia sẻ kiên thức giữa các quôc gia lang giéng
và nhà lãnh đạo toàn cau, và phô biến những bai học kinh nghiệm tốt
1.3 TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI VIỆT NAM
1.3.1 Thực tiễn tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
Phát triển kinh tế ở Việt Nam những năm qua chủ yếu dựa vào khai thác tàinguyên, xuất khâu nguyên liệu thô và sơ chế Phát triển bền vững là chủ trương lớnnhưng chưa được thực hiện triệt để Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có chủ trươnghướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế sản xuất gây
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 20Chuyên dé thực tập 13
ô nhiễm môi trường, tuy nhiên việc thực hiện còn mang tính lẻ tẻ, chưa có tính đồng
bộ do các lĩnh vực này chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển rõ ràng theohướng xanh Đây cũng là tình hình chung của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế
Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng tâm trong phát triển
xanh, đồng thời cũng là lợi thế lâu dài của Việt Nam, tuy nhiên sản xuất nông
nghiệp vẫn ở trình độ kém phát triển và có nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn cácngành kinh tế khác
Từ thực tế đó, trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020, Chính phủViệt Nam đã xác định là phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, trong đóđổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm
trước mat và lâu dai
- Về cơ hội
Tăng trưởng xanh là một cơ hội để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với xuhướng phát triển xanh toàn cầu Việt Nam có những lợi thế so sánh về điều kiện tự
nhiên, tai nguyên vi thê, dân sô, xã hội — những tiên đê tot cho tăng trưởng xanh
Việt Nam có nhiêu tiêm năng đê:
+ Phát triển nông nghiệp và để trở thành ngành chủ chốt, có “quyền lực
xanh” trong vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới trong tương lai
+ Phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, năng
lượng biển, năng lượng thủy điện, năng lượng sinh khối ), yếu tố quan trọng nhất
trong Kỷ nguyên năng lượng - khí hậu sắp tới.
+ Đa dạng hóa nền kinh tế, dựa trên sự đa dang về địa hình, khí hậu và tài
nguyên/các HST để khai thác thế mạnh của vốn tự nhiên
+ Phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiênđộc đáo và đa dạng (28 di sản tự nhiên và văn hóa thế giới, 128 khu bảo tồn trêncan, 5 khu Ramsa, 8 khu dự trữ sinh quyền thé giới )
+ Phát triển vốn tự nhiên, với tính đa dạng sinh học cao (xếp thứ 16 trên thế
giới), với độ che phủ của rừng hiện nay xấp xỉ 40%, với vùng núi rừng phía Bắc vàdãy Trường Sơn chạy dọc đất nước, đảm bảo các dịch vụ HST cho sự phát triểnkinh tế-xã hội-văn hóa, đảm bảo an ninh nguồn nước, 9 cung cấp nơi cư trú và duytri văn hóa ban địa, kiểm soát thiên tai như lũ lụt, lở đất, xói mòn và bồi tu đất đai
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 21môi trường và suy giảm tài nguyên trong thời gian qua đã thức tỉnh các cấp lãnh đạo
và người dân ủng hộ hướng phát triển mới — nền kinh tế xanh — dé tạo đà cho sựđồng thuận cao của xã hội: loại bỏ phát triển “kinh tế nâu” Việt Nam đã rất thànhcông trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và là một trong số it nước có
kha năng hoàn thành các Mục tiêu nay (đặc biệt là Mục tiêu giảm nghèo) đúng thời
Em Nông+âm nghiệp, thủy san mag Công nghiệp và xây dựng — Dịch vụ
Nguôn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
Việt Nam có tình hình chính trị-xã hội ổn định, quan hệ quốc tế ngày càng
mở rộng, môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi, theo hướng đây mạnh
“tái cơ cầu nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng” và coi đó là nhiệm vụ hàngđầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 22Chuyên dé thực tập 15
Nguồn lực lao động của Việt Nam đang ở giai đoạn “dân số vàng”, cótruyền thống cần cù lao động, sống giản dị và hài hòa với thiên nhiên theo truyềnthống văn hóa phương Đông, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học — công nghệ và
kỹ năng quản ly dé phát triển nhân lực xanh.
Việt Nam đã, đang và sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc
tế (UNDP, Ngân hang Thé giới, Dan Mạch, Thuy Điển, Đức, Nhat Ban, Phap, Hoa
Ky ) trong ứng pho với BDKH nói riêng và tang trưởng xanh nói chung
Tất cả những yếu tố tích cực đó đang hội tụ lại thành bàn đạp cho Việt
Nam xây dựng nên kinh tế xanh và khẳng định sự lựa chọn “tăng trưởng xanh” là
phương án tối ưu cho phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo của đất nước
- Về thách thức
* Một: Trình độ phát triển nói chung còn thấp, bị tụt hậu so với nhiều nước
sau nhiều năm chiến tranh ác liệt, kéo dai dé lại những hậu quả không nhỏ, cần cóthời gian và nguồn lực lớn dé khắc phục Nhưng nếu biết cách tổ chức lại một cách
có hệ thống và khôn khéo thì Việt Nam hoàn toàn có cơ hội rút ngắn khoảng cách
phát triển trong thời gian không dài, bằng cách phi truyền thống.
* Hai: Hệ thống pháp luật đang phải tiếp tục xây dựng hoàn thiện nên chưađồng bộ, chưa thật sự phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hướng tới tăng trưởngxanh Hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý còn chia cắt chưa phù hợp với sự phát triểntrong liên kết của đất nước trong quá trình hội nhập
* Ba: Công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu còn phô biến, năng suất lao động thấp,sức cạnh tranh không cao Công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo chưa phát triển;
trình độ khoa học công nghệ, hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn thấp.
* Bốn: Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái nghiêm trọng do phương thứctăng trưởng còn nặng theo chiều rộng, sử dụng năng lượng hóa thạch và nguyênliệu đầu vào Trong khi đó trình độ sử dụng công nghệ mới để giảm tiêu hao vậtchất còn thấp, việc quản lý tài nguyên còn hạn chế
* Năm: Nhận thức và năng lực của toan hệ thống (con người, cơ sở hạ tầng,tài chính và thé chế ) còn thấp, những thói quen cũ trong sản xuất, đời sống va
quản lý chậm thay đổi, cần phải có ,những chuyền biến mang tính chiến lược hơn
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 23Chuyên dé thực tập 16
1.3.2 Chién lược tăng trưởng xanh của Việt Nam
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định: Phát triểnnhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốttrong Chiến lược Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triểnkinh tế xanh Kết luận Hội nghị T.W3 khóa XI cũng khang định: Đổi mới mô hình
tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, đảm bảo phúc
lợi và an sinh xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường Như vậy, những định hướng
tăng trưởng, phát triển mà Đảng ta lựa chọn trùng khớp với những tiêu chí của tăngtrưởng xanh và mô hình kinh tế xanh mà thế giới đang tiến hành
Nội dung cơ bản của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, đặc biệt
liên quan tới thúc đây sử dụng năng lượng sạch, giảm phát thải khí nhà kính, thúc
đây xanh hóa sản xuât, xanh hóa,lôi sông và tiêu dùng bên vững.
Từ các chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành các văn bản quan trọng
có tính chất chiến lược, góp phần thúc đây tăng trưởng xanh như: Quyết định số432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Namgiai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9-/2012 phê duyệtChiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2050; và Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 phê duyệt Đề án tổng thể tái
cơ cấu kinh tế gắn với chuyên đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất
lượng, hiệu quả và năng lực cạnh,tranh giai đoạn 2013-2020.
Để cụ thể hóa các chiến lược về tăng trưởng xanh, ngày 20/3/2014, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 403/QĐ-TTg về Kế hoạch hành độngquốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 — 2020, xác định các nội dung chủ
yếu của các hoạt động bao gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm
vu.Cu thé như sau:
(1) Quan điểm chiến lược
- Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm
bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiệnchiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc là,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sông vật chat và tinh thân của người dân.
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 24Chuyên dé thực tập 17
- Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường dau tư vào bảo ton, phát triển và sửdụng hiệu quả các nguồn vốn tự,nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nângcao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù
hợp với điều kiện Việt Nam
- Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chínhquyền, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội
(2) Mục tiêu của chiến lược
-Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiêntrở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững, giảm phát thải vàtăng các bề hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trongphát triển kinh tế- xã hội
- Tái cau trúc và hoàn thiện thé chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngànhhiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng
va tai nguyên với giá tri gia tăng cao.
- Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công ng,hệ tiên tiến nhằm sử
dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính,
góp phần ứng phó với hậu quả biến đổi khí hậu
- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trườngthông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành nông nghiệp xanh, công nghiệp xanh,
dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh
(3) Nhiệm vụ chiến lược
-Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đầy sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo:
* Giai đoạn 2011-2020: giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8-10% so với
mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1-1,5% mỗi năm Giảm phát
thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với dự án
phát triển bình thường.
* Định hướng đến năm 2030: giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ítnhất khoảng 1,5-2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động nănglượng từ 20% đến 30% so với các phương án phát triển bình thường
* Định hướng đến năm 2050: giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm
1,5-2%.
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 25Chuyên dé thực tập 18
- Xanh hóa sản xuât.
Thực hiện chiến „lược “công nghiệp hóa sạch”, sử dụng tiết kiệm và hiệuquả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với
cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi
trường, dau tư phát triên vôn tự nhiên, tích cực ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm.
Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020: giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao,công nghệ xanh trong GDP là 42-45%, tỉ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêuchuẩn về môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hon là 50%, đầu tư pháttriển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phan dau đạt 3-
4% GDP.
- Xanh hóa lối sống và thúc đây tiêu dùng bền vững
Thực hiện đô thi hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiênnhiên ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bề vững trong bối cảnh hội nhậpvới thé giới toàn cau
Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020: tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và
xử lí nước thải đạt quy chuẩn quy định: 60%, với đô thị loại IV, loại V và các làngnghé:40%, cải thiện môi trường khu vực bi 6 nhiễm nặng 100%, tỷ lệ chat thải đượcthu gom, xử lý hợp tiêu chuẩn theo quyết định số 2149/QĐ-TTg diện tích cây xanhđạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và
vừa 35-45%, tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh phấn đấu đạt 50%
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang triển khai thành lập Ban Điều phối liênngành về Tăng trưởng xanh trực thuộc Uỷ ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu do PhóThủ tướng đứng đầu và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó ban thườngtrực; triển khai xây dựng hướng dẫn đầu tư tăng trưởng xanh dé lồng ghép nộidung tăng trưởng xanh vào quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội
Từ những chiến lược và kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh quốc gia,
kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cũng đã được xây dựng trong các lĩnh vực
phụ trách của các bộ, ngành và địa phương như: Bộ Công Thương, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tàinguyên và Môi trường: các địa phương, như: Quảng Ninh, Bến Tre, Vĩnh Phúc, HàGiang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Trong đó, bước đầu
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 26Chuyên dé thực tập 19
tập trung đánh giá hiện trạng, xác định những ngành chính, tiềm năng, những lựachọn ưu tiên, đề xuất cơ chế huy động nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng xanh với
sự tham gia của khu vực tư nhân
Theo báo cáo của 59 đô thị từ loại IV trở lên trong cả nước, hiện nay đã có
24/59 đô thị đã ban hành các văn bản dé chi đạo, triển khai thực hiện đô thị Tăng
trưởng xanh Trong đó có 7 đô thị đã xây dựng Nghị quyết chỉ đạo, 15 đô thị đã xây
dựng kế hoạch, 6 đô thị đã có chương trình thực hiện Hai đô thị Sa Pa và SócTrăng đã ban hành Chiến lược về tăng trưởng xanh Một số các đô thị đang tiễnhành nghiên cứu xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí
hậu như thành phố Đà Nang, Bắc Ninh, Tam Kỳ
Thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, nhiều chương trình, hoạtđộng về bảo vệ môi trường được thực hiện gia tăng như các dự án về xử lý nước
thải sinh hoạt, làng nghề, các dự án hỗ trợ người dân xử lý nước nhiễm asen , các
chương trình, hoạt động về tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bềnvững cũng đang được triển khai, thực hiện Các chính sách, văn bản hỗ trợ doanh
nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện môi trường cũng được triển khai
thực hiện như:Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Dé án án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạoquốc gia đến năm 2025” Các chính sách thuế, phí từng bước được hoàn thiện theohướng chú trọng khuyến khích đầu tư, sản xuất theo công nghệ sạch, tiết kiệm nănglượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và hỗ trợ cho việc thực hiện Chiến lượctăng trưởng xanh của quốc gia
1.3.3 Rút ra bài học kinh nghiệm tăng trưởng xanh cho Hà Nội
Thành phố Hà nội xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế thủ đô nhanh, bềnvững; kiểm soát 6 nhiễm môi trường; nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH; giảm
phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh
tế-xã hội của Thủ đô giai đoạn 201 1-2020.
Các Bộ cần ban hành hướng dẫn về khung xây dựng kế hoạch hành độngtăng trưởng xanh, hướng dẫn sử dụng ngân sách Nhà nước xây dựng kế hoạch;thống nhất mô hình tính phát thải khí nhà kính; đồng thời, cần có các chỉ đạo mangtính pháp lý về chỉ tiêu phát thải khí nhà kính cho thành phố Hà Nội
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 27Chuyên dé thực tập 20
Cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thé chế, chính sách khuyến khích tăngtrưởng xanh như: xây dựng tiêu chuẩn về tăng trưởngxanh; lập quy hoạch đô thị vàcác điểm dân cư nông thôn theo hướng thân thiện với môi trường; đồng thời, cầnxây dựng các đề xuất dự án đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức, nhà tài trợ, nhàđầu
tư trong nước
Nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp, các t6 chức nghiên cứu và phát
triển trong việc đưa ra các sáng kiến trong tăng trưởng xanh là vô cùng quan trọng.Thêm nữa, việc thực hiện tăng trưởng xanh ở thành phố cần sự phối hợp của nhiềubên liên quan, nhiều cấp độ quản lý theo chiều doc, chiều ngang, cần sự hỗ trợ của
chính phủ cũng như sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân.
Cần hoàn thiện khung pháp lý về lồng ghép cáctiêu chí tăng trưởng xanh vào
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm Ứng dụng mô hìnhtăngtrưởng xanh, phát triển ít khí các bon bởi tăng trưởng xanh không những giảm khíthải nhà kính, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn nâng caochất lượng tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cau sản xuất và tiêu dùng theo hướngbên vững, cải thiện đời sống người dân
Cần có những biện pháp giải quyết ngay từ giai đoạn đầu các van đề môitrường phải dé giảm bớt bế tắc, cải thiện sức khỏe và trong dai han dam bảo tangtrưởng kinh tế bền vững
Có chiến lược khuyến khích để các doanh nghiệp luôn hướng đến sự pháttriển bền vững trong tương lai và cam kết hướng tới một công nghệ sản xuất sạch
hon, sử dung it năng lượng., giảm phat thải khí nhà kính.
Van đề môi trường ở thành phố cần được quan tâm hơn và có những chínhsách thiết thực dé thúc day tăng trưởng xanh : đầu tư vào cơ sở hạ tang xanh như
giao thông công cộng, hiệu quả năng lượng trong các tòa nhà công, năng lượng tái
tạo, lưới điện thông minh, nước và vệ sinh môi trường
Day mạnh nghiên cứu về phát triển xanh như nghiên cứu các chỉ số cảnh báomôi trường, hỗ trợ xây dựng cải tiến hiệu quả năng lượng; nghiên cứu khí hậu và thíđiểm các dự án nhiên liệu sinh học
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 282.1.1 Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên của thành phố Hà Nội
Hà Nội có diện tích 3.368,9 km2, nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sôngHing, tiếp giáp với 8 tinh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bac Giang - phía Đông Bac;
Bắc Ninh, Hưng Yên - phía Đông; Hà Nam ở phía Nam, Hòa Bình - Tây Nam, Phú Thọ - phía Tây; Vĩnh Phúc - phía Tây Bắc Hà Nội có hai dạng địa hình chính là
đồng bằng và đồi núi Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một
số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, năm bênhữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông Phần lớn địa hình đồinúi thuộc địa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức Một số đỉnh núi
cao như: Ba Vì 1.281m; Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên
Tru 378m; Bà Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m
Theo thống kê, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, dân số Hà Nội là7.558.956 người Trong đó, dân số thành thị: 3.928.600 người, dân số nông thôn:
3.399.800 người; dân tộc chủ yếu là người Kinh (99,1%)
Thành phó Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
có vi trí địa lý - chính tri quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương kháctrong cả nước Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 15 tháng 12 năm
2000) đã xác định: Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế
Từ Hà Nội di các thành phó, thị xã của Bắc Bộ cũng như của cả nước rất dễ
dàng bằng cả đường 6 tô, sắt, thủy và hàng không Từ thủ đô Hà Nội, có thé đi khắp
mọi miên đât nước băng các loại phương tiện giao thông đêu thuận tiện:
+ Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa phận huyện Sóc Son,
cách trung tâm Hà Nội chừng 35km) Sân bay Gia Lâm, vốn là sân bay chính của Hà
Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20 Bây giờ là sân bay trực thăng phục vụ bay dịch
vụ, trong đó có dich vụ du lịch Đây là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt 2
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 29Chuyên dé thực tập 22
+ Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam, Gia
Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo
các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,
Hà Giang: quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Băng: quốc lộ 5 đi Hải Phòng, QuảngNinh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu
+ Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong
nước Có đường sat liên vận sang Bac Kinh (Trung Quoc), di nhiêu nước châu Au.
+ Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi
Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
Đó là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả nước
và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển mạnh giao lưu buôn bán với nước
ngoài, tiếp nhận kip thời các thông tin, thành tựu khoa học và kỹ thuật của thế giới;
tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vàoquá trình phát triển năng động của khu vực Đông á - Thái Bình Dương
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Thành Phố Hà Nội
Trong Vùng Thủ đô, Hà Nội được khang định là thành phố trung tâm củavùng với mô hình chùm đô thị có hệ thống đa trung tâm hiện đại, đầu mối giao
thông chính, trung tâm nghiên cứu, dịch vụ tài chính, thương mại, văn hoá, du lịch
và dịch vụ hạ tầng xã hội mang tầm khu vực Đông Nam 4
Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, làtrung tâm khoa học, giáo dục - đào tạo hàng đầu của đất nước Với tiềm lực khoa
học — công nghệ lớn, nơi tập trung đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia hàng
đầu, Hà Nội phải đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyền giaocông nghệ lớn, trung tâm đào tạo chất lượng cao, tiến đến đạt được đẳng cấp khuvực và quốc tế Tại Hà Nội còn có các cơ quan ngoại giao, các văn phòng đại diệncủa các tô chức quốc tế
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi cung cấp các dịch vụ cao
cấp (tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông, y tế ), là trung tâmcông nghiệp công nghệ cao, có đóng góp lớn vào thu ngân sách của đất nước,
Trong GD 5 năm 2010-2014, tốc độ tăng trưởng của tông sản phẩm trên địabàn thành phố (GRDP) tăng dần vào 2 năm cuối chu kỳ, từ 8,1% (2012) lên 8,8%
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 30Chuyên dé thực tập 23
(2014) và tăng 7,8% (6 tháng đầu năm 2015) - mức tăng cao nhất trong 4 năm gầnđây Các ngành đều có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng so với năm 2014.Trong 3 nhóm ngành kinh tế chủ đạo, ngành Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhấttrong các ngành (10,04%), tiếp đến là nhóm ngành Công nghiệp — Xây dựng
(9,11%) và cuối cùng là nhóm ngành Nông — lâm - thủy sản (3,29%)
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn trong GD 5 năm
2015
Theo định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hoácủa Hà Nội sẽ đạt khoảng 67-70% Kết cấu hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ,hiện đại Hệ thống các mạng giao thông vành đai, đường hướng tâm được gắn kếtvới mạng giao thông đô thị với nhiều loại hình chuyên chở quy mô lớn như đường
sắt đô thị, tàu điện ngam , kết nối ngoại vùng, nội đô thuận lợi; hệ thống cầu được
xây dựng với những kiến trúc đa dạng tạo điểm nhấn trong không gian; hạ tầngthông tin và truyền thông, mang cấp điện, cấp nước và các công trình bảo vệ môitrường, các công sở, khu dân cư , đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và
nhu câu ngày càng cao của người dân thành phô.
Đồng thời Thủ đô Hà Nội sẽ là một đô thị sinh thái, môi trường trong sạch,
có sự gắn kết hài hoà các yếu tố tự nhiên - xã hội - con người (đất - nước - cây xanh
- văn hoátrên một không gian đô thị phát triển bền vững
Với vị thế đặc biệt như vậy cùng với những định hướng phát triển chiếnlược, Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội, lợi thế dé triển khai thực hiện Chiến lược tăng
trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011 — 2020.
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 31Chuyên dé thực tập 24
2.1.3 Kế hoạch tăng trướng xanh của Hà Nội
Kinh tế Hà Nội thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, gópphần vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nộiliên tục tăng qua các năm, tuy nhiên chất lượng phát triển của Hà Nội nhìn chungcòn một số hạn chế nhất định, tính bền vững và hiệu quả tăng trưởng của Hà Nội
còn thấp Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế Hà Nội vẫn còn một số hạn chế,
như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp, các vấn đề chuyên dich cơ cấu kinh
tê, vần đê xã hội và ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghẻo, các tệ nạn xã hội
Nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Thủ đô Hà Nội đã và đangtriển khai thực hiện: Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theohướng: Xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển bên vững, có hệ thong cơ sở hạ tangđồng bộ, hiện đại, phát triển hài hoà giữa văn hoá, bảo tôn di sản, di tích lịch sử,
với phát triển kinh tế, trong đó chú trọng kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường
Đề cụ thé hóa nhiệm vu phát triển bền vững, Thành phố đã ban hành Kếhoạch 104/KH-UBND ngày 03/8/2012 triển khai thực hiện Chiến lược phát triểnbền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của Thành phố Hà Nội; ban hành Kếhoạch 94/KH-UBND ngày 4/6/2013 triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia vềtăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thành phố HàNội Với mục tiêu phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững; kiểm soát ô nhiễm môitrường: nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà
kính, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ
đô giai đoạn 2011 -2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Đây là bản cam kết của Thànhphố về thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, trong đó đã đề ra 8 nhómchỉ tiêu và 9 nhóm giải pháp khá cụ thé Trong đó, nhiều chỉ tiêu của Thành phố đãcao hơn chỉ tiêu các của quốc gia (các chỉ tiêu về nước sạch, xanh hóa sản xuất; thu
gom rác thải, nước thải) 8 nhóm chỉ tiêu như sau:
(1) Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là
42-45% trở lên;
(2) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính: 8-10% (so với năm 2010); giảm
lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng khoảng 20% so với
phương án phát triển bình thường;
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 32Chuyên dé thực tập 25
(3) Diện tích cây xanh đô thị đạt 10-12m2/người;
(4) 100% số dan được sử dụng nước hợp vệ sinh, 80% dân số được sử dụngnước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; bình quân cấp nước đô thị đạt 150-180
(6) Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trong ngày ở nội thành đạt 100%, ngoại
thành đạt trên 95%;
(7) Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung và cục bộ từ nayđến năm 2015 hoàn thành nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Bay Mẫu, Hồ Tây và
100% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; khu đô thị mới
phải có hệ thống thu gom nước thải riêng và các trạm xử lý nước thải cục bộ;
(8) Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35-45% nhu cau đi lại của nhân
dân
Đồng thời, Thành phố cũng đã ban hành nhiều chương trình, chính sáchnhằm đưa Thành phó phát triển theo hướng kinh tế xanh, phát triển bền vững như:Quyết định số 7209/QĐ-UBND ngày 02/12/2013 của UBND Thành phố Hà Nội vềviệc phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại cácCCN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 — 2015; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 31/5/2012 của UBND Thành phố về Phát triển hạ tầng thoát nước đôthị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 — 2015; Kế hoạch 75/KH-UBND quan lý 6nhiễm môi trường công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2015; Kế hoạch số235/KH-UBND về thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bànthành phố Hà Nội giai đoạn 2016 — 2020; Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND quyđịnh về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội, trong đóđưa ra chính sách hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường cho khu vực làng nghé;
Ngoài ra Thành phố cũng đã tiến hành triển khai thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 33Chuyên dé thực tập 26
Hà Nội giai đoạn 2013 — 2015 theo Kế hoạch 170/KH-UBND; dau tư phát triển hệthống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước thành phố Hà Nội giai đoạn đếnnăm 2015 theo Kế hoạch 134/KH-UBND; Quyết định số 6165/QĐ-UBND phêduyệt Dé án “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đổi mới sáng
tạo Hà Nội”, theo đó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp vượt qua những khó khăn
ban dau, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong sản xuất,
2.2 KÉT QUÁ ĐẠT ĐƯỢC TỪ VIỆC THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANHCUA THÀNH PHO HA NOI
Đề thực hiện mục tiêu phát triển bền vững va chiến lược tăng trưởng xanh,Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các chính sách, đạt được một số kết quả
sau:
* Công tác tuyên truyền, giáo dục vẻ phát triển bền vững nói chung, thực
hiện tăng trưởng xanh nói riêng được quan tâm thực hiện:
Các cơ quan truyền thông của Thành phố đều xây dựng các chương trình
tuyên truyền định kỳ cho nội dung này Công tác tuyên truyền về phát triển kinh tếxanh, các mô hình bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh như như: tái chế CTR từphân hữu cơ phục vụ nông nghiệp ngoại thành, phát triển nông nghiệp sạch cũngđược quan tâm phổ biến đến địa ban các quan, huyện thông qua các tuyên truyền
viên Công tác tuyên truyền của các Sở đến các doanh nghiệp, làng nghề, khu vực
nông thôn cũng thường xuyên được thực hiện như các chương trình tuyền truyền
cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn; tuyên truyền, giáo dục về phát triển làng
nghề theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường do Sở Công thươngthực hiện; chuyền giao kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất rau an toàn do Sở Nôngnghiệp va phát triển nông thôn thực hiện
* Phát triển các đô thị vệ tinh, các thị tran sinh thái và mở rộng đô thị trungtâm dựa trên sự kết nối mang đa cực, da trung tâm, đa tầng bậc trên địa bàn các khu
vực ngoại thành, ngoại vi của Hà Nội.
Trong khoảng từ tháng 11/2011 đến tháng 6/2015 Thành phố đã phê duyệtkhoảng trên 420 hồ sơ nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chỉ tiết khu chức năng đô thị, hai
bên tuyến đường Trong đó đã có 4 đô thị vệ tinh được Thanh phố phê duyệt quy
hoạch (Sóc sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sơn Tây) va 1 đô thi đang chờ thâm định
phê duyệt (Hòa Lạc)
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 34Chuyên dé thực tập 27
* Giam tai cho khu vực trung tâm bang việc di chuyên một phân địa diém đặt
trụ sở các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các trường đại học, các cơ sở công
nghiệp gây ô nhiễm ra các khu vực phát triển đô thị mới:
- Hiện nay, một s6 các trường đại học, cao đăng đang tiễn hành thỏa thuậnđịa điểm tại các khu giáo dục, đào tạo tập trung theo Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô làm cơ sở từng bước thực hiện công tác di dời, chuyền đôi cơ sở đào tạo
hiện có nằm trong khu vực nội đô theo định hướng quy hoạch chung (Cụm trườngDục Tú — Mai Lâm; cụm trường Chúc Sơn; ) và các bệnh viện, cơ sở y tế (Bệnhviện Nhị, bệnh viện Thận tại Yên Nghĩa Hà Đông; cụm bệnh viện Mắt Hà Nội và
cơ sở 2 bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện Tìm).
- Thành phố cũng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch tỷ lệ 1/500 các ô
đất phục vụ giãn dân phố cổ tại khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên.
- Tính đến hết năm 2015, Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch xử lý triệt dé 25 cơ
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đã di dời được 41 cơ sở công nghiệp
sang đâu tư mới tại các huyện hoặc các tỉnh khác.
* Quy hoạch, xây dựng thêm các trung tâm văn hóa, bệnh viện, khu vui chơi
giải trí, phát triển các khu đô thị mới đồng thời với các biện pháp khuyến khíchxây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và thiết lập các trung tâm kinh
tế mới tại các khu vực ngoại thành Ha Nội và các tỉnh lân cận nhằm giảm bớtlượng dân cư ở nội thành, hạn chế tình trạng nhập cư vào Hà Nội:
- Trong năm 2015, Thành phố tiến hành khởi công xây dựng 10 bệnh viện,trong đó 9 bệnh viện đã được bồ trí quỹ đất; 1 bệnh viện được đưa vào hoạt động
(bệnh viện đa khoa huyện Gia Lam); 1 bệnh viện đã khởi công xây dựng (bệnh viện da
khoa huyện Mê Linh); 5 bệnh viện đã được UBND Thành phó phê duyệt chuẩn bị đầu
tư.
- Thành phố hiện đang tiếp tục triển khai thực hiện một số cơ chế, chínhsách nhằm đây mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và
nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập
thấp tại các khu vực đô thi
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064
Trang 35Chuyên dé thực tập 28
Trong đó về nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, Hà Nội đã đi đầu cả nước, khối lượng thực hiện đến tháng 5/2015 đạt khoảng 0,8 triệu m? sàn; bán nhà ở cho
người thu nhập thấp tại 07 dự án với 4.567 căn hộ, 285.083 m? san,
* Cải tạo hệ thống sông, hồ, mặt nước, quản lý chặt chẽ để hình thành hệthống hành lang xanh, vành đai xanh đi đôi với các nghiên cứu hình thành các đô
thị sinh thái và nền kinh tế tăng trưởng xanh trong tương lai:
- Thành phố đang tích cực triển khai chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm
nước hồ nội thành Đến nay, Thành phố đã xử lý ô nhiễm thành công trên 10 hồ với
5 công nghệ khác nhau và bàn giao cho đơn vị quản lý tiếp tục duy trì Đồng thời
với việc xử lý ô nhiễm nước hồ, công tác kè hồ và nạo vét, cải tạo cảnh quan xung
quanh hồ cũng được UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện
- Triên khai thực hiện các chương trình, nhiệm vụ thuộc nội dung Đê án tông
thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
- Day mạnh hoạt động trồng cây xanh, đặc biệt trong 2 năm trở lại đây,nhăm đạt được mục tiêu trồng thêm 1 triệu cây xanh trên địa ban; đồng thời đạt muctiêu về tỷ lệ cây xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh của Hà Nội
* Tăng cường đầu tư cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp điện, cấp nước, thoátnước thải, nghĩa trang nhất là hệ thống giao thông, vận tải công cộng với xươngsống là hệ thống đường sắt đô thị, các tuyến xe buýt năng lực cao (BRT) Bảo vệ
thủ đô Hà Nội an toàn trước ảnh hưởng của các hiện tượng mưa, lũ lớn, từng bước
khắc phục tình trạng nhập lụt, ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng cao”
Điểm nỗi bật nhất làthực hiện Luật Thủ đô, Thành phố Hà Nội đã và đangđược xây dựng bộ chỉ tiêu vềmôi trường riêng, cao hơn nhiều so với bộ chỉ tiêu
quốc gi, đòi hỏi yêu cầu cao hơn vềmôi trường đối với các hoạt động sản xuất —
kinh doanh trên địa bàn Bên cạnh đó,trong 5 năm qua, các quy hoạch liên quan đếnbảo vệ môi trường như quy hoạch thoát nước, quy hoạch xử lý chất thải rắn đã đượcphê duyệt và triển khai tích cực, mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ Nhiều côngtrình hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đâu tư như:
- Công tác cấp nước:
+ Thành phố đã xây dựng phương án vận hành tối ưu hệ thống mạng lướicấp nước dé điều tiết và cấp nước cho khu vực; đưa n ước từ nhà máy Bắc Thăng
SV: Trịnh Thị Ngân MSV: 11143064