Công cụ tính toán KNK, thẩm định cân bằng carbon là một hệ thống đánh giá nham tính toán tác động của các dự án, chương trình, chính sách trong lĩnh vựcnông — lâm nghiệp va thay đổi sử d
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA MOI TRUONG & DO THI
CHUYEN DE THUC TAP
Chuyên ngành: Kinh tế - Quan ly Tài nguyên & Môi trường
Đề tài: NGHIÊN CỨU CÔNG CỤ TÍNH TOÁN KHÍ NHÀ KÍNH,
Giáo viên hướng dian: PGS.TS Lê Thu Hoa
Sinh viên thực hiện: Lê Thu Hà MSV: 11131064
Nguyễn Thế Lộc MSV: 11132410
: Kinh tế - Quản li Tài nguyên & Môi
trường 55 : 55
Chính quy
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LƯỤC 2-5625 S2 2EEE1E21211211271711211211211712112111111111 11.1111 |
DANH MỤC TU VIET TẮTT 2-2 S£+S£+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrred 3DANH MUC BANG e1 5 4DANH MỤC HÌNH 2-5£©5£+S<‡EEEEEEEE2E1E2171121121121711211211 711.11 cre 4
LOI (9527.100 - 1III 5
1 Sự cần thiết của nghiên cứu - ¿- - c©s+SE‡EEEEE2 212121 EEEEEEEEEEEErrkrrrrei 5
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - Ă 1313911391111 1111 11 8 11H ng nếp 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - + 2 2 ++++£+E2E++Exerxezxezrxerxees 7
4 Phương pháp nghiÊn CỨU - -.- 5S 33213321393 E#EEEEEEEEEEeeEErrrererrrkrrrerrrrke 7
5 Bố cục chuyên đề -:-2- 52+ 1+ExEEE21121127171121121121211211 1111111 xe 8CHƯƠNG I: BIEN DOI KHÍ HẬU VA CAC CONG CỤ TINH TOÁN KHÍ
1.2.1 Giới thiỆU ¿- 5c ©52+S<‡EEEEEEE2E1221712112112117121121111 11.21 xe 131.2.2 Mục đích và đối tượng sử dụng của các công cụ tính toán KNK 18
1.2.3 Nội dung và đặc điểm các công cụ tính toán KNK 22
CHƯƠNG II: CÁC CÔNG CỤ TÍNH TOÁN KHÍ NHÀ KÍNH, CÂN BẰNG
CARBON TRONG NÔNG NGHIỆP VA SỬ DUNG ĐẤTT - 31
2.1 Nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu 5 2 2552 31
2.2 Các công cụ tính toán khí nhà kính, cân bằng carbon trong nông nghiệp
Va SU GUNG Gat oo .Ầ.ẦỐỐ 5 32
2.2.1 Giới thiệu chung về các công CU .eeescssessessessessessesestssesessessessesseseeees 32
2.2.2 Mục đích sử dụng - - c2 s11 1n SH TH TH ng nh nrệt 34
Trang 32.2.3 Phạm vi tính tOá¡n << c E122 111112923111 11993 11 ng vn 36
2.2.4 Thê hiện kết quả tính toán KNK -:2- 52 5¿2cx2x+vcxesrei 41
2.2.5 Các yêu cầu về thời gian và kĩ năng 2-2 sz+sz+xzrxerxeee 43
2.2.6 Tính không chắc chắn trong kết quả tính toán -. : s: 452.2.7 Tính sẵn có và khả năng tiếp cận sử dụng các công cụ tính toán KNK462.3 Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ tính toán khí nhà kính 48
2.3.1 Kinh nghiệm của các nước phát triên -. ¿-¿©+¿cs++c+2 482.3.2 Kinh nghiệm của các nước đang phát triễn 5 25s 5+: 50
CHUONG III: BE XUẤT CHON CONG CỤ TÍNH TOÁN KHÍ NHÀ KÍNH,
THÂM ĐỊNH CAN BANG CARBON TRONG NÔNG NGHIỆP VA SỬ
DỤNG DAT TẠI VIET NAM -22- 2 5k2 2E 2E1E21E71211211211 2121211 xcrxee 51
3.1 Ung phó với biến đổi khí hậu tai Việt NÑam - 2-2 52+ 2 s+rxsres 51
3.2 Thực trạng hoạt động nông nghiệp, sử dụng đất va phát thải carbon 533.3 Đề xuất lựa chọn công cụ tính toán KNK, cân bằng carbon cho Việt
I0 563.4 Công cụ EX-ACT trong thâm định cân bằng carbon nông nghiệp và sử
3.4.1 Giới thiệu công cụ EX-ACT” - - S-c St HH ng re 60
3.4.2 Quy trình thâm định cân bang carbon theo công cụ Ex-Act 62.45080/.)00101015 ẦẮẦỀ 70DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 5+ SE+EEEE£EE+EeEEeEerxererxrrs 71
Trang 4DANH MUC TU VIET TAT
Co quan Môi trường & Quan lý Nang lượng Pháp
Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất
An ninh lương thực
Biến đổi khí hậu
Cơ chế phát triển sạch
Food and Agriculture Organization of the United Nations
-Tổ chức Nông nghiệp và Luong thực Liên hiệp quốc
Greenhouse gas
Global warming potentials - Tiềm năng nóng lên toàn cầu
International Institute for Applied Systems Analysis - Viện
Phân tích hệ thong ứng dụng Quốc tếIntergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liênchính phủ về Biến đồi Khí hậu
Khí nhà kính
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
United Nations Framework Convention on Climate Change
- Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hau
United States Agency for International Development - Cơquan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
Tổ chức Khí tượng Thế giới
Trang 5DANH MỤC BANG
Bảng 1 1 Các công cụ tính toán khí nhà kính trên thế giới -:- 2-52 14
Bang 1 2 Các khí nhà kính và nguồn được đánh giá bởi các công cụ - 23
Bảng 1 3: Đặc điểm các công cụ tính toán khí nhà kính -2¿ ¿52255522 26 Bang 2 1: Các công cụ tính toán khí nhà kính trong nông nghiệp và sử dụng đất 33
Bảng 2 2: Mục đích sử dụng của các công cụ tính toán khí nhà kính 35
Bang 2 3: Các hoạt động nông nghiệp được tính trong các công cụ KNK 38
Bảng 2 4: Nguồn gốc phát thai KNK được xác định trong các mô hình 40
Bảng 2 5: Các dạng kết quả được thé hiện bởi các công cụ KNK - 42
Bảng 2 6: Thời gian và kĩ năng yêu cầu dé sử dụng các công cụ -. -: 44
Bang 2 7: Ước tính độ tin cậy trong các công cụ KNK - 5525x555 <<+2 46 Bang 2 8: Dia chỉ các công cụ để người dùng có thé tải miễn phí - 47
Bảng 2 9: Các công cụ tính toán KNK tại một số quốc gia -¿ 5¿-55- 49 Bảng 3 1: Tổng hợp kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010 53
Bang 3 2: Phát thai KNK năm 2010 và ước tính cho các năm 2020 và 2030 54
Bảng 3 3: Pham vi thâm định của công cụ EX-ACTT -¿- 5¿+cx2x++zxesrxesree 62
DANH MỤC HÌNH
Hình 3 1 Ba phương pháp chính xác định kịch bản cơ SỞ - 55+ sx++c+vcss 63
Hình 3 2 Xây dựng kịch bản phát triển khi sử dụng EX-ACT -. -s: 65
Hình 3 3 Các kết quả chính của EX-ACTT - 2-2 s+E++E++E+E£EEeEEEEEEEEEEEEEkrrervees 67
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Nhân loại đang phải đối mặt với thách thức lớn trong thế kỷ 21, đó là Biếnđổi khí hậu (BĐKH) Nếu không có những hành động thống nhất của các quốc giatrên toàn cầu, hậu quả của BĐKH - chủ yếu là do các hoạt động của con người - sẽ
dẫn đến những biến động khủng khiếp trong cuộc sống của hàng tỷ người trên thế
gidi.
Trong các hoạt động kinh tế, nông nghiệp là lĩnh vực có mức phát thai khínhà kính (KNK) khá cao, góp phan làm gia tăng BDKH Phát thải KNK trực tiếp từsản xuất nông nghiệp chiếm 10 — 12% tổng lượng KNK toàn cầu Nếu tính cả lượngphát thải KNK do thay đổi sử dụng đất, bao gồm cả phá rừng (chủ yếu cho mụcđích nông nghiệp) thì phát thải KNK trong nông nghiệp chiếm khoảng 1⁄4 tổnglượng KNK toàn cầu Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc(FAO), quy mô phát thải KNK từ nông nghiệp và thay đổi sử dụng đất ngày càng
tăng do gia tăng dân số, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt, sữa và gia tăng sử
dụng phân đạm Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng là lĩnh vực có tiềm năng giảm phátthai KNK, giảm nhẹ BDKH với chi phí thấp và hiệu quả hơn khi so sánh với cáclĩnh vực phi nông nghiệp như năng lượng Các biện pháp có tiềm năng giảm nhẹBĐKH trong nông nghiệp cũng là những giải pháp có tiềm năng thích ứng, mang lạilợi ích kinh tế và an ninh lương thực nếu các mục tiêu này được đề xuất đồng thời
Là một quốc gia đã và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH, Việt Nam đã cónhiều chính sách và hoạt động cụ thé nhằm vừa thích ứng vừa đóng góp vào mụctiêu giảm nhẹ BĐKH toàn cầu Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình
mục tiêu quốc gia Ung phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QD-TTg); Chươngtrình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 — 2015 (Quyết
định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012); Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh(Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2013) và Kế hoạch hành động quốc gia vềTăng trưởng xanh giai đoạn 2013-2020 (Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày
Trang 720/3/2014) Các văn bản Chiến lược trên đã đặt ra các mục tiêu về giảm phát thảiKNK cho các giai đoạn tiếp theo, cụ thể: năm 2020 giảm cường độ phát thải KNK 8
- 10% so với mức 2010; định hướng đến năm 2030 và 2050 sẽ giảm mức phát thải
KNK ít nhất 1,5 - 2% / năm Nông nghiệp hiện chiếm khoảng 34% tông lượng phátthải KNK quốc gia (kiểm kê KNK 2000) Tỷ lệ này được đánh giá là đang có xu
hướng gia tăng Vì vậy, nông nghiệp và thay đổi sử dụng đất được xác định sẽ đóng
góp quan trọng trong thực hiện các mục tiêu giảm phát thải KNK ở Việt Nam.
Công cụ tính toán KNK, thẩm định cân bằng carbon là một hệ thống đánh
giá nham tính toán tác động của các dự án, chương trình, chính sách trong lĩnh vựcnông — lâm nghiệp va thay đổi sử dụng đất đến cân bằng carbon (là cân bằng thựccủa tat cả các loại KNK được quy đổi và thé hiện đưới dạng CO› tương đương phátthải hoặc hấp thụ trong quá trình thực hiện các dự án, chương trình, chính sách khi
so sánh với kịch bản cơ sở), hỗ trợ phân tích các khía cạnh kinh tế và môi trường
trong quá trình hoạch định chính sách Công cụ đánh giá và phân tích này đã được
nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng khá thành công, cần sớm được triển khai ápdụng tại Việt Nam nhằm hỗ trợ hoạch định các chính sách thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH.
Đề tài này nhằm nghiên cứu, góp phần làm rõ cơ sở khoa học, kinh nghiệm
quốc tế về các công cụ tính toán khí nhà kính và thâm định cân bang carbon; đềxuất lựa chọn mô hình, phương pháp áp dụng trong nông nghiệp và thay đổi sửdụng đất ở Việt Nam nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và thiết kế dự án
trong việc tính toán và xác định ưu tiên cho các hoạt động vừa có khả năng giảm
phát thải KNK, đồng thời có khả năng đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cao
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể của Đề tài là: nghiên cứu, làm rõ cơ sở khoa học, kinh nghiệmquốc tế về các công cụ tính toán KNK, thâm định cân bằng carbon; đề xuất lựa chọn
mô hình, phương pháp phù hợp áp dụng trong nông nghiệp và thay đôi sử dụng đất
ở Việt Nam.
Trang 8Mục tiêu chỉ tiết
> Làm rõ cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế về các công cụ tính toán
KNK, thâm định cân bằng carbon nói chung, các công cụ áp dụng trong nôngnghiệp và thay đôi sử dụng dat nói riêng;
> Đề xuất lựa chọn mô hình và phương pháp phù hợp áp dụng công cụ tính
toán KNK, thâm định cân bằng carbon trong nông nghiệp và thay đổi sửdụng đất ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
> Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở khoa học và mô hình, phương pháp áp dụng
công cụ tính toán KNK, thâm định cân bằng carbon trong nông nghiệp và
thay đổi sử dụng đất
> Pham vi nghiên cứu:
Về nội dung: Các công cụ thâm định cân bằng carbon nhằm tính toán phát thải
và hap thụ KNK áp dung trong lĩnh vực nông nghiệp và thay đổi sử dụng đất
Về không gian và thời gian: Nghiên cứu rà soát các công cụ tính toán KNK và
thâm định cân bằng carbon được sử dụng trên thế giới đến giai đoạn hiện tại, đề
xuất ứng dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và thay đổi sử dụng đất của Việt Nam.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tại bàn và tong quan tài liệu: Nội dung nghiên cứucủa đề tài là vấn đề rất mới ở Việt Nam, hầu như chưa có công trình nào được công
bố về vấn đề này Vì vậy, nhóm nghiên cứu chủ yếu tìm kiếm thông tin từ các tàiliệu quốc tế đã xuất bản, đăng tải trên các trang web chính thức của các tô chứcnghiên cứu và hành động quốc tế (trong đó đặc biệt phải ké tới như Tổ chức Nôngnghiệp và Lương thực thế giới FAO, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
IPCC ), nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận, các phương pháp và kinh nghiệm quốc tế ápdụng các công cụ tính toán KNK, thâm định cân bằng carbon nói chung, các công
cụ áp dụng trong nông nghiệp và thay đổi sử dụng đất nói riêng
Trang 9Quá trình tìm kiếm thông tin bắt đầu với các từ khóa chủ yếu như: green
house gas reduction (giảm phát thải KNK); green house gas calculation (tính toán
KNK); green house gas caculators (công cụ tính toán KNK); carbon balance (cân
bang carbon); carbon balance and management (quan lý và cân bang carbon); tools
for carbon balance in agriculture and land use change (công cụ cân bang carbon
trong nông nghiệp và thay đôi sử dung đất) Từ đó tiếp tục mở rộng ra các nội
dung liên quan khi tìm kiếm thông tin về kinh nghiệm áp dụng công cụ tính toánKNK, thẩm định cân bằng carbon trong các lĩnh vực kinh tế của các quốc gia/ tô
chức trên thế giới
Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh được nhómnghiên cứu sử dụng khi phân tích, so sánh nội dung và các đặc điểm chủ yếu của
các loại công cụ tính toán KNK.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, kết hợp đánh giá các yêu cẩu,
điều kiện thực tế Việt Nam đã được nhóm nghiên cứu sử dụng nhằm đề xuất lựachọn mô hình và phương pháp tính toán KNK, thâm định cân bằng carbon phù hợp
với Việt Nam.
5 Bố cục chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Biến đổi khí hậu và các công cụ tính toán khí nhà kính
Chương II: Các công cụ tính toán khí nhà kính, thâm định cân bằng carbon trongnông nghiệp và sử dụng đất
Chương III: Đề xuất công cụ tính toán khí nhà kính, thẩm định cân bang carbontrong nông nghiệp và sử dụng đất tại Việt Nam
Trang 10CHUONG I: BIEN DOI KHÍ HẬU VA CÁC CÔNG CỤ TÍNH TOÁN KHÍ
NHÀ KÍNH
1.1 Biến đỗi khí hậu và ứng phó với BĐKH
1.1.1 Biến đối khí hậu
Khí hậu là trạng thái trung bình theo thời gian (thường là 30 năm) của thời
tiết (tô hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ âm, tốc độ gid, mua, ) Su bién déicủa khí hau do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
làm thay đối thành phan của khí quyền toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí
hậu quan sát được trong những thời kì có thé so sánh được
Biến đổi khí hậu có bốn biểu hiện chính: Nhiệt độ tăng, nước biển dâng,lượng mưa thay đổi, các hiện tượng khí hậu cực đoan (bão lụt, han hán) gia tăng
Trong 100 năm qua (1906 -2005 ), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng0,74°C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm
trước đó Trong 10 năm qua (tính từ năm 2001), nhiệt độ trung bình cao hơn 0,5°C
So VỚI giai đoạn 1961 — 1990.
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cau, trong đó
không bao gồm triều, nước dâng do bão Nước biển dâng tại một vi trí nào đó cóthé cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độcủa đại dương và các yếu tổ khác Quan trắc mực nước biển cho thay mực nướcbiển trung bình tăng khoảng 20cm trong vòng 100 năm qua Trong thập ky qua,mực nước biển dâng nhanh nhất ở vùng phía tây Thái Bình Dương và phía đông An
Độ Dương.
Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các
thành phần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt độ của đại
dương, tan chảy các sông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các
nguồn chứa nước trên đất liền
Lượng mưa có chiều hướng tăng lên trong thời kỳ 1900 - 2005 ở phía Bắc vĩ
độ 30°N, tuy nhiên lại có xu hướng giảm đáng kế từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới
Trang 11Lượng mưa ở khu vực từ 10°N đến 30°N tăng lên từ năm 1900 đến 1950 ở vùngnhiệt đới và giảm trong thời kỳ sau đó Nhìn chung, lượng mưa có xu hướng biếnđổi theo mùa và theo không gian rõ rệt hon han so với nhiệt độ Hiện tượng mưa lớn
có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây;
Các hiện tượng khí hậu cực đoan (bão lụt, hạn hán) gia tăng Bão lụt: đi kèm
với hiện tương băng tan và nước biển dâng cao thì hiện tượng bão lụt cũng tăng.Theo số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây, những cơn bãomạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi Những vùng nước ấm đã làm tăng sức
mạnh cho các cơn bão Hạn hán: chính mức nhiệt cao trên đại dương và trong khí
quyền đã đây tốc độ cơn bão đạt mức kinh hoàng Khi một số nơi trên thế giới đangphải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước biên dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác
hạn hán lại đang hoành hành Các chuyên gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít
nhất 66% do khí hậu ngày càng ấm hon Han hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp
nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản phâm nông nghiệp, khiến nguồn
cung ứng lương thực trên toàn cầu trở nên bap bênh
1.1.2 Khí nhà kính và nguyên nhân gây biến déi khí hậu
Khí nhà kính là các khí gây ra hiệu ứng nhà kính - là nguyên nhân dẫn đếnBĐKH Các KNK có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản
xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời, sau đó phân tánnhiệt lại cho Trái Đất Hiệu ứng nhà kính của các KNK được đặc trưng bởi “tiềm
năng gây nóng lên toàn câu” (global warming potentials - GWPs) của một tan
KNK với một tan CO: trong khoảng thời gian xác định (100 năm) Các KNK chủyếu bao gồm: COa, CHa, N20, Os, hơi nước, các khí CFC
Có hai nhóm nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu: Nhóm nguyên nhânkhách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) và nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác
động của con người).
Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự
biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đôi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí
Trang 12và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyểntrong nội bộ hệ thống khí quyền
Nhóm nguyên nhân chủ quan (do tác động của con người) xuất phát từ sự
thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí
CO và các KNK khác từ các hoạt động của con người như: CO phát thải khi đốt
cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do conngười gây ra trong khí quyền CO> cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp nhưsản xuất xi măng và cán thép; CH¡ sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột
động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than; NO phát thải từ
phân bón và các hoạt động công nghiệp; HFCs được sử dụng thay cho các chất pháhủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22;PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm; SFe sử dụng trong vật liệu cách điện va
trong quá trình sản xuất magie.
Nhu vậy, BDKH là hau quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây ra sự nóng
lên của trái đất và các nguyên nhân khác Sự gia tăng nồng độ khí CO» và khí nhàkính trong khí quyền sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đềBĐKH là do trái đất không thé hap thụ được hết lượng khí CO và các khí gây hiệuứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyền
1.1.3 Ứng phó với biến doi khí hậu
Khi BDKH là thách thức thực sự cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong
tương lai, thì công tác ứng phó với BĐKH được đánh giá là hoạt động ưu tiên của
bat kỳ địa phương, quốc gia, lãnh thé nào trên thế giới Ứng phó với BDKH baogồm hai mảng: thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH
(1) Thích ứng BĐKH: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hay con người đốivới hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm kha năng bị tổn
thương do các tác động của BĐKH và tận dụng các cơ hội thuận lợi mà mỗi khí hậu
mang lại.
Trang 13ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu Mức đó
phải được đạt tới trong một khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thíchnghi một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, bảo dam rằng việc sản xuất lương thựckhông bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiễn triển một cách bền
vững Đề đạt được mục tiêu này, Công ước đưa ra những biện pháp dựa trên nguyên
tắc về tính công bằng; trách nhiệm chung nhưng có phân biệt; khả năng tương thích
cùng các điều kiện kinh tế và xã hội của các nước phát triển và đang phát triển; nhu
cầu về các biện pháp phòng ngừa; sự phát triển và một hệ thống kinh tế mở Côngước có hiệu lực ngày 21/3/1994 Cho đến tháng 12 năm 2009 Công ước đã có 192
bên tham gia.
Nghị định thư Kyoto (KP) nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về trách nhiệm
thực hiện UNFCCC Hội nghị các Bên lần thứ ba của UNFCCC tại Kyoto, Nhật
Ban, tháng 12 năm 1997 đã thong qua Nghị định thư Kyoto.
Thanh quả chính của Nghị định thu Kyoto là xác định những chỉ tiêu giảmphát thải của các nước công nghiệp và thành lập ba cơ chế linh hoạt dé các bên
tham gia Nghị định thư có thể cùng nhau phối hợp thực hiện mục tiêu chung, đó là:
Cơ chế cùng thực hiện (JI); Cơ chế phát triển sạch (CDM); Buôn bán phát thải quốc
Trang 14đặt mục tiêu đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiêu 100 tỷ USDmỗi năm dé giúp các nước đang phát trién chuyển đổi sang sử dụng những nguồnnăng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu Văn kiện này có hiệu lực trongbối cảnh khí phát thải nhà kính được dự báo sẽ tăng lên từ 12 tỷ tấn đến 14 tỷ tấnvào năm 2030 Gần 200 quốc gia đã tham gia Hiệp định Paris và đã được 55 nước
phê chuẩn, đại diện cho 55% tổng lượng khí thải toàn cầu, trong đó có Mỹ, Trung
Quốc, Án Độ, Canada, Brazil và Liên minh châu Âu (EU)
Hiệp định Paris về BĐKH có hiệu lực cho thấy các nước đã nhận thức rõ
những hiểm họa mà BĐKH gây ra và với cam kết này, các quốc gia có thé hạn chế
những nguy cơ từ biến đổi khí hậu và xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh
vuong.
1.2 Tống quan về các công cụ tinh toán khí nhà kính
1.2.1 Giới thiệu
Trong thời gian gần đây, cùng với các hoạt động của Ủy ban Liên chính phủ
về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change — IPCC) và cácphương pháp tiên tiến, các công cụ tính toán KNK đã được phát triển và áp dụngtrong thực tế, nhằm định lượng phát thải KNK hoặc giảm phát thải từ các dự án, cáctrang trại, các hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp cụ thể Các công cụ tính toánKNK bao gồm các công cụ định lượng dựa trên phần mềm web, excel hoặc cácphần mềm tự động khác Một số công cụ tính toán cũng có thể là “các mô hình dựatrên quá trình”, khi công cụ tính toán được điều khiển thông qua các mô phỏngđược thực hiện bởi một mô hình Các mô hình có thé chia theo các cách tiếp cận, từ
trên xuống (top-down) hoặc từ dưới lên (bottom-up) Các mô hình bottom-up
thường xem xét từ khía cạnh công nghệ một cách chi tiết dé thay được cơ cau côngnghệ, nhiên liệu và phát thải cho vùng, miền hoặc quốc gia; trong khi các mô hìnhtop-down thường xem xét lao động, vốn, năng lượng trên phương diện vĩ mô Nhiềucông cụ tính toán theo mô hình được thiết kế đặc biệt dé có giao diện thân thiện hơn
và được nhiều đối tượng sử dụng, có thé hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và
Trang 15các nhà quản lý dự án ra quyết định Công cụ tính toán KNK đã được phát triển theo
các cách tiêp cận khác nhau với mục tiêu cụ thê và mục tiêu tông quát khác nhau,
phù hợp với từng phạm vi địa lý Người sử dụng có thể lựa chọn công cụ tính toán
phù hợp nhât với nhu câu của mình.
Bảng 1.1 tổng hợp thông tin cơ bản về các công cụ tính toán KNK đã được
phát triên và nghiên cứu bởi các tô chức/ quôc gia khác nhau trên thê giới.
Bảng 1 1 Các công cụ tính toán khí nhà kính trên thế giớiere
Drew va Jan Coulter, | Scotland
2 | C-PLAN nông dân ở Central | 2007 vO, | http:/Awww2.cplan.org.uk
Scotland 2009 v2
http://www.calm.cla.org.uk/
CLA hop tác với
3 | CALM Anh, 2007 | http://www.naturalengland.org.uk/Images/calmre
Savills và EEDA
portfinal_tcm6-10148.pdf
http://www.climateactionreserve.org/how/protoco Cục Dự trữ hành động
4 | Car livestock My, 2009
1s/adopted/livestock/current-livestock-project-khi hau (CAR)
and U.S EPA http://www.nrs.fs.fed.us/pubs/gtr/gtr_nrs13R.pdf
CFF carbon | Jonathan Smith and
7 My, 2009 http://www.cffcarboncalculator.org.uk/carboncalc
calculator Mukti Mitchell
Cole National Council for http://www.fs.fed.us/ccrc/tools/cole.shtml
calculator Ar and Stream http://nrs.fs.fed.us/carbon/tools/#cval
8 : Mỹ, 2005
(bao gom | Improvement, Inc and
http://nrs.fs.fed.us/carbon/local-gcole, cole, | the USDA Forest resources/downloads/COLE_Handout.pdf
Trang 16colelite, cole- Service, Northern
ez) Research Station
COMET-USDA, NRCS and
9 | VR/COMET Mỹ, 2005 http://www.cometvr.colostate.edu
CSU, NREL 2.0
COMET -—J| USDA, NRCS and
10 My, 2005 http://cometfarm.nrel.colostate.edu/
FARM CSU, NREL
COOL John Hillier and Pete http://sustainablefoodlab.org/index.php?option=co
11 | FARM Smith; Christoph | Anh, 2010 | m content&view=article&id=l
17:gaca-TOOL Walter home&catid=18&Ite
Dịch vu Rừng của
USDA, Trạm Nghiên
http://www.fs.fed.us/ccrc/tools/ctcc.shtml cứu Tây Nam Thái
Trang 17Provisor Pty hợp dong | d,
26 | Wine Carbon - ; http:/www.wineinstitute.org/GHGprotocol
VỚI Các quoc gia California, Calculator
S.Africa;
2008
Trang 191.2.2 Mục dich và đối tượng sử dung của các công cụ tính toán KNK
Theo thứ tự liệt kê các công cu tại Bang 1.1, các công cụ có mục tiêu và đối
tượng sử dụng khác nhau được mô tả như dưới đây.
(1) Agri-LCI models: Cho phép mô hình hóa gánh nặng môi trường và sử dụng tài
nguyên liên quan đến việc sản xuất hàng hoá nông nghiệp và làm vườn ở Anh, sử
dụng các nguyên tắc đánh giá vòng đời (LCA) Mô hình có thé phân tích các thay
đổi trong các hệ thống sản xuất hiện có
(2) C-PLAN: Cung cấp cho nông dân, các nhà tư vấn, học giả và sinh viên dự toánmức trung bình, cao và thấp hơn ngân sách khí nhà kính của họ
Đối tượng sử dụng: Nhà sản xuất nông nghiệp
(3) CALM: Cung cấp một công cụ cho nông dân/ nhà quản lý đất để đo lượng khí
thai CO», CH¿ va NO hàng năm từ trang trai/ đất dai của họ và cân bằng lượng
carbon này bị hap thụ (lưu trữ) trong đất và cây cối Giúp các nhà quản lý đất đaihiểu được sự cân bằng carbon trong kinh doanh và làm nôi bật các cơ hội có thé cómột số tác động giảm nhẹ BĐKH bằng cách giảm phát thải KNK
Đối tượng sử dụng: Chuyên gia tư van nông nghiệp và nhà khoa học
(4) CAR LIVESTOCK Hỗ trợ các nhà phát triển dự án của dự án Chăn nuôi CAR vàtạo điều kiện báo cáo lượng phát thải phù hợp và hoàn chỉnh
Đối tượng sử dụng: Nhà phát triển dự án chăn nuôi gia đình
(5) CARBON FOORPRINT CALCULATOR: Cho phép đánh giá dấu vết cacbon của
một công ty, dựa trên việc thu thập dữ liệu đầu vào
(6) CCT: Cung cấp các chỉ số carbon và trữ lượng carbon cấp quốc gia (sự chênhlệch giữa các kho dự trữ liên tiếp) như được trình bày trong các kiểm kê rừng liên
tục.
Đối tượng sử dụng: Các cá nhân, chính quyền các bang, và các nhóm đối tượngquan tâm đến các xu hướng
(7) CFF CARBON CALCULATOR: Cho phép những người nông dân và người
trồng cây hữu cơ ước lượng lượng carbon thải ra trong hoạt động kinh doanh của
Trang 20cacbon cho báo cáo 1605b cho chương trình DOE 1605 (b) (báo cáo giảm phát thải khí nhà kính tự nguyện) (DOE, 2007).
(9) COMET-VR/COMET2.0: Đề xây dựng bản kiểm kê carbon đất cho chương trình
DOE 1605 (b) (Báo cáo giảm phát thải khí nhà kính) Giúp nông dân và người làm
ruộng đưa ra các quyết định về quản lý dựa trên hiệu quả của việc hấp thụ C
Đối tượng sử dung: Nhà quản lý đất đai, nhà khoa học và các lợi ích nông nghiệp
khác.
(10) COMET — FARM: Dé có thé tính toán tài khoản nhà kính cấp nông hộ
Đối tượng sử dụng: Nhà quản lý đất đai, nhà khoa học và các lợi ích nông nghiệp
khác.
(11) COOLFARM TOOL: Giúp nông dân và người làm ruộng đưa ra các quyết định
về quản lý dựa trên hiệu quả của việc hấp thụ C
Đối tượng sử dụng: Nông dân, quản lý chuỗi cung ứng và các công ty
(12) CTCC: Tính toán lượng CO2 và tiết kiệm năng lượng
(13) DNCD CALCULATOR: Dé định lượng lượng khí thải nhà kính phát thải từ đấttrồng trọt ở Hoa Kỳ
(14) FarmGAS: chủ yếu là công cụ hỗ trợ quyết định, cho phép nông dân hiểu rõhơn về những tác động về tài chính và phát thải khí nhà kính đối với các quyết định
quản lý trang trại.
Đối tượng: Các nhà quản lý trang trại
(15) FARMING ENTERPRISE GHG CALCULATOR: Cho phép người nông dân
xác định lượng khí nhà kính mà doanh nghiệp của họ tạo ra và sé lượng chúng cóthể bị giảm đi nếu họ thay đổi cách làm nông của họ
Trang 21Đối tượng: Nông dân, các nhà quản lý bất động sản/ cơ sở
(16) FIELDPRINT CALCULATOR: Là nguồn tài liệu giáo dục để giúp những hànhđộng của nông dân liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên và tính bền vữngnhư thế nào.Công cụ tính Fieldprint được thiết kế dé tìm ra các kịch bản khác nhau
và sự kết hợp của các quyết định quản lý trang trại Điều này có thể giúp cải thiệnviệc quản lý tài nguyên thiên nhiên và cuối cùng là cải thiện hiệu quả hoạt động và
lợi nhuận tài chính.
Đối tượng: Người nông dân
(17) FSGCEC: Cung cấp cho người dùng sự hiểu biết chung về các hoạt động quản
lý nông nghiệp khác nhau có thể được điều chỉnh để giảm thiêu tác động của khínhà kính đối với cây trồng và tối đa hóa cơ hội tham gia thị trường khí nhà kính mớinoi
Đối tượng sử dung: Sinh viên, nhà sản xuất, nhà giáo duc, nhà tổng hợp va các bênliên quan khác (yêu cầu dễ sử dụng)
(18) FVS- CarbCalc: Cung cấp cho các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên lượngcarbon bị rừng ngập mặn và ảnh hưởng của các hoạt động quản lý khác nhau đếnlượng carbon bị hấp thụ
Đối tượng sử dụng: Cán bộ quản lý rừng
(19) Greenhouse in Agriculture tools Grain Greenhouse Accounting Framework
V4: Giúp nông dân hiểu rõ hơn về tác động của việc canh tác của họ đối với việc
phát thải khí nhà kính.
(20) Greenhouse in Agriculture tools Dairy Greenhouse Accounting Framework
Võ: Nâng cao nhận thức về các nguồn phát thải khí nhà kính trên các trang trại bòsữa nhằm giảm lượng khí thải này đồng thời nâng cao hiệu quả nuôi trồng
(21) Greenhouse in Agriculture tools Sheep Greenhouse Accounting Framework
V2: Nâng cao nhận thức về các nguồn phát thải khí nhà kính trên các trang trai cừunhằm giảm lượng khí thải này đồng thời nâng cao hiệu quả nuôi trồng
Trang 22(22) Greenhouse in Agriculture tools Beef Greenhouse Accounting Framework V6:
Để tạo điều kiện cho việc kế toán phát thải khí nhà kính ở quy mô trang trại, xácđịnh các ngu6én phát thải chính và tìm ra sự ảnh hưởng của các lựa chọn trong quan
lý.
(23) HGCA Biofuel Calculator: Cung cap cơ sở dé tính toán đáng tin cậy các phát
thải khí nhà kính phát sinh từ nhiên liệu sinh học và Ethanol ở Anh Công cụ tính
toán cũng được thiết kế để cho phép nông dân và các nhà cung cấp Ethanol và nhiênliệu sinh học, xem các thay đổi quan lý như thế nào cho phù hợp
Đối tương sử dụng: Ethanol và các nhà sản xuất/ nhà cung cấp/ nhà đầu tư, các tổ
chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách.
(24) Holos Mục đích chính của Holos là định hình và kiểm tra những cách có thểlàm giảm phát thải khí nhà kính của các trang trại Holos được thiết kế như là mộtcông cụ thăm dò chứ không phải là một công cụ kế toán hay kiểm kê
Đối tượng: Nông dân
(25) I-Tree Canopy: Giúp người sử dụng đánh giá và quản lý cấu tạo, chức năng vàgiá trị của quần thê cây đô thị và tăng cường quản lý và khuyến khích
Đối tương sử dụng: Nhà tư vấn, tô chức phi lơi nhuận và các trường đại học
(26) International Wine Carbon Calculator: Cung cấp hướng dẫn chung về phát
thải đáng kể liên quan đến sản xuất rượu vang
Đối tượng sử dụng: Nhà xản xuất rượu vang
(27) IPCC: Công cụ trong hướng dẫn GPC-LULUCE của IPCC hỗ trợ các quốc giakiểm kê trữ lượng C trong đất trồng, chuyền đổi sử dụng đất va trồng rừng
Đối tượng sử dụng: Cơ quan quốc gia phụ trách phát triển các kho dự trữ khí nhàkính quốc gia
(26) Lincoln Farm Carbon Calculator: Cho phép nông dan dựa trên một loat các
đặc điểm dau vết CO2 dé thiết lập một tiêu chuẩn va đặt mục tiêu phan đấu, giám
sát từ năm này sang năm khác.
Trang 23(29) MANURE: Cho phép ước lượng phát thải khí nhà kính có liên quan đến việc
lắp đặt hệ thống ham khí phân chuồng, dự án thu hồi CH4 tại các trang trại.
(30) NDFU: Cung cấp ước tính tỉ lệ Carbon và các khoản cho trả cho người nôngdân từ các tín chỉ Carbon bù đắp do việc trồng thêm cây
(31) OVERSEER: Hỗ trợ nông dân New Zealand kiểm tra việc sử dụng và vậnchuyên chất dinh dưỡng trong trang trại (sản phẩm nông nghiệp, phân bón, chất
thải ) nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và ít tác động đến môi trường
(32) RAPCOE: phát triên bởi Nhà Lãnh Đạo Khí Hậu Mỹ và các bên liên quanEPA, 2008b Được sử dụng cho cả việc xác định ngưỡng hiệu suất dé bổ sung cũng
như thiết lập cơ sở và ước lượng tiềm năng bù đắp tổng thể
(33) USAID FCC Agroforestry Tool Công cụ này được thiết kế với mục đích cho
phép USAID tính toán các ảnh hưởng của khí hậu lên các dự án lâm nghiệp trên
toàn thế giới về sự giảm lượng CO2 hoặc sự giảm phát thải oxit Carbon
Đối tượng sử dụng: USAID và các đối tác
(34) USAID FCC: Afforestation/ Reforestation Tool: Công cụ này được thiết kế với
mục đích cho phép USAID tính toán các ảnh hưởng của khí hậu lên các dự án lâm
nghiệp trên toàn thế giới về sự giảm lượng CO2 hoặc sự giảm phát thải oxit Carbon.(35) USAID FCC: Forest Management Tool: Công cụ này được thiết kế với mục
đích cho phép USAID tính toán các ảnh hưởng của khí hậu lên các dự án lâm
nghiệp trên toàn thé giới về sự giảm lượng CO2 hoặc sự giảm phát thải oxit Carbon.(36) USAID FCC: Forest Protection Tool: Công cụ nay được thiết kế với mục dich
cho phép USAID tính toán các ảnh hưởng của khí hậu lên các dự án lâm nghiệp trên
toàn thế giới về sự giảm lượng CO> hoặc sự giảm phát thải oxit Carbon
1.2.3 Nội dung và đặc điểm các công cụ tính toán KNK
Bang 1.2 và bang 1.3 so sánh tóm tắt nội dung và các đặc điểm chính của các
công cụ tính toán KNK Bảng 1.2 liệt kê các KNK và nguồn phát thải được đánh giá
bởi từng công cụ tính toán Bảng 1.3 so sánh các tính năng khác nhau của từng loại
công cụ.
Trang 24Như đã nêu, có 6 loại KNK chủ yếu theo Nghị định thư Kyoto, bao gồmCO2, N20, CHa, HFC, PFC, SFs Tat cả các công cụ tính toán KNK đều đánh giá
CO: Công cụ (5) Carbon Foorprint Calculator được thiết kế cho phép đánh giá tat
cả các loại KNK Các công cụ còn lại, ngoài COa, thường chỉ đánh giá NaO va CHa.
Các lĩnh vực áp dụng của các công cụ bao gồm: Dat canh tác; Trồng trọt;
Dat chăn nuôi; Đồng cỏ; Nông lâm kết hợp; Vườn nho/ Vườn cây; Chăn nuôi;
Trồng rừng/ Phá rừng; Sản xuất lúa gạo; Vùng ngập nước; Rừng; Cây đô thị; Sử
dụng năng lượng,
Các thông tin cụ thé khác về loại KNK và nguồn đánh giá của từng công cụ
được giải thích trong nội dung tương ứng với các Ghi chú trong Bang 1.1.
Bảng 1 2 Các khí nhà kính và nguồn được đánh giá bởi các công cụ
Trang 253 Bao gồm nuôi lợn chuyên nghiệp, gia cầm chuyên dụng, sữa, chăn nuôi gia súc
ăn cỏ LFA, chăn thả đồng cỏ
4 Bao gồm hỗn hợp, khu bảo ton thiên nhiên
Trang 265 Bao gồm tat cả 6 loại KNK theo NDT Kyoto (nghĩa là CO2, N›O, CHa, HFC,
PFC, SFo).
6 Chi bao gồm những thay đổi về trữ lượng carbon hàng năm
7 Các vùng của Chương trình Nghiên cứu Bảo tồn (CRP)
§ Hệ thống canh tác mở rộng (có thể bao gồm 4 loại cây khô và 2 cây trồng thủy
lợi)
9 Hệ thống chăn thả gia súc (sản xuất thịt bò và cừu)
10 Chăn nuôi thâm canh (thức ăn chăn nuôi bò và lợn - không có sữa).
11 Cây trang trại (cây trồng môi trường)
12 Các trang trại bò sữa, với đất đai đưới đồng cỏ, dat trồng trọt và trồng cây
13 Trang trại chăn nuôi bò, với đất dưới đồng cỏ, trồng trọt và trồng cây
14 Trang trại cừu, với đất dưới đồng cỏ, đất trồng trọt và trồng cây
15 Trang trại cải dầu và lúa mỳ cho sản xuất biodiesel và bioethanol
16 Bao gồm đất hữu cơ
17 Trồng cây thắng hàng
18 Mô hình tính toán độ che phủ đất (che phủ cây) Tuy nhiên, điều này có théđược sử dụng trong các mô hình kế toán KNK, nơi thông tin này được yêu cầu déước tính trữ lượng carbon trong sinh khối cây
19 Cho phép bat kỳ lớp phủ nào được bao gồm trong công cụ (vi dụ: cây, cỏ, tòa
nhà).
20 Chỉ tính trữ lượng carbon đất
21 Bao gồm thảm thực vật bản địa, dành đất đai, và luân phiên bỏ hoang
22 Dat canh tác bảo tồn liên tục
23 Đất canh tác được chuyên thành cỏ vĩnh viễn hoặc cỏ khô, bao gồm cả cỏ vạnthọ và cỏ linh lăng đã dùng cho cỏ khô hoặc đi
24 Vùng đất dốc được quản lý dé tăng lưu trữ carbon dat
Trang 27Về chi phí sử dụng: Hầu hết các công cụ được đề cập trong Bang 1.3 đều cóthể truy cập và sử dụng miễn phí Duy nhất C-PLANv0 phải mat phí dé đăng ki,nhưng phi rất thấp miễn phí phiên bản đơn giản của công cụ) Nhóm công cụ củaUSAID được sử dụng miễn phí, nhưng chỉ có thể truy cập được đối với các hợpđồng của USAID
Về giao diện: các công cụ nhìn chung có giao diện khá thân thiện, dễ sử dụngtrên nền tảng hoạt động dựa trên web, excel hoặc một chương trình phần mềm ứng
dụng.
Các công cụ được chia thành 3 nhóm chính theo cách tiếp cận/ khả năng tínhtoán, gồm: công cụ tính lượng phát thải KNK; công cụ tính toán lượng tồn dư và
công cụ tính bù dap carbon Công cu (1) Agri-LCI models dựa trên cách tiép can
đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA); công cụ (5) Carbon Foorprint Calculator thựchiện tinh dau vết carbon của sản pham
Hau hết các công cụ đều nhận được phản hồi của người sử dụng và được tính
đến độ tin cậy của từng loại
Các thông tin cụ thé khác về đặc điểm của từng công cụ được giải thích trong
nội dung tương ứng với các Ghi chú trong Bảng 3.
Bảng 1 3: Đặc điểm các công cụ tính toán khí nhà kính
Trang 28v12
vis vis
v20
v13
v19
v27 v29
v14 v14 vil
v17
v26
v26 10
28 25
Trang 291 Công cụ đánh giá vòng đời (LCA)
2 Năng lượng sử dung cũng được tính toán, có thé là chỉ số tài chính
3 Chỉ có giá trị dé phân tích
4 Sự không chắc chắn không được phân tích trong các mô hình, nhưng một số dấu
hiệu không chắc chắn được đưa ra trong báo cáo (William và cộng sự, 2006 trang
84)
5 C-PLANv0 miễn phí phiên bản đơn giản của công cụ; C-PLANv0 phải mat phí
dé đăng kí nhưng phi rất thấp
6 Thông tin chung trên Web (“Giảm thiểu dấu chân của bạn”) với các liên kết cáctrang web khác chuyên về một lựa chọn giảm thiểu cụ thé Liên kết được chia nhỏtheo từng loại nguồn dé giúp người dùng đến khu vực có phát thai KNK lớn nhất.Giảm nhẹ là một trong những chủ đề trong những diễn đàn thảo luận; Website cũngcung cấp tư vấn về các lợi ích giảm nhẹ
7 Sự chắc chắn được định lượng theo hướng dẫn của IPCC và được trình bày dưới
dang ước tính trên và dưới trung bình.
§ Trong các ghi chú, nơi đưa ra lời khuyên giảm nhẹ, một số trong số này cũng phùhợp với tiết kiệm kinh tế (tức là dựa vào hiệu quả của đầu vào)
9 Phép đo Ex-post là chủ yếu (đo đạc CH¡ và trong quá trình đốt)
10 Công cụ này là cách tính dau vết Carbon
Trang 3013 Sai số chuẩn được cung cấp trên kết quả công cụ
14 Những sự không chính xác được ước lượng cho CO? và NaO sử dụng cách tiếp
cận dựa trên thực nghiệm, nơi có sự khác biệt giữa ước tính mô hình và dữ liệu hiện
trường được phân tích bằng các mô hình tuyến tính
15 Người dung tùy chọn dữ liệu đầu vào của các phép đo (DBH, số lượng câytrong một khu vực cụ thể)
16 Bao gồm không gian giao diện người dùng
17 Người dùng có thé thay được nguồn nào đóng góp nhiều nhất vào tổng lượngkhí thải nhà kính, vì thé mà tập trung vào các biện pháp giảm thiểu
18 Kế hoạch sẽ được thay thế bởi 1 phiên bản dựa trên Web với chức năng lớn hơn
19 Dựa trên những lỗi đã được sửa trên tông số lỗi cho mỗi loại nguồn
20 Do chiều cao của cây (DBH) và phương hướng là cần thiết dé nhập dữ liệu
21 Người dùng có thể lựa chọn giữa phương pháp Monte Carlo hay Phương phápnhạy nhất (Li et al., 1996, 2004) Đối với loại thứ hai, DNDC chạy hai lần cho mỗi
hệ thong canh tác trong mỗi lưới với hai giá trị cực trị của các yếu tổ chạy nhạy cảmnhất đối với các dòng hoặc hồ bơi C hay N
22 Một phân tích chi phí/ lợi ích được trình bày cho các biện pháp giảm nhẹ Ngoài
ra chi phí phát thải nông trại được tính dựa trên giá C đã nhập
23 Công cụ cung cấp các giải pháp giảm nhẹ phát thải NoO, CH¡ và tiết kiệm tài
chính
24 Chi phí nhiên liệu cho các hoạt động khác nhau (ví dụ như canh tác, sử dụng
phân bón, tưới tiêu) được trình bày ($ / BTU)
25 "Giả thiết" là giao diện người dùng đồ họa cho mô phỏng cây Rừng
Trang 31cho việc ước lượng phát thải GHG ròng từ một tập hợp các điều kiện nông trại cụ
30 Bao gồm thông tin về số tiền có thể được thực hiện từ các khoản bù đắp thôngqua một chương trình thương mại bù đắp (nghĩa là, CCX)
31 Miễn phí, nhưng chỉ có thé truy cập được đối với các hợp đồng của USAID
Trang 32CHUONG II: CAC CÔNG CU TÍNH TOÁN KHÍ NHÀ KÍNH, CÂN BẰNG
CARBON TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
2.1 Nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu
Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên
như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, chế độ thủy văn, nhiệt độ, độ ẩm nên sẽ làngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH Mặt khác, nông nghiệp cũng có
những tác động, cả tích cực và tiêu cực, tới BĐKH.
Theo hướng dẫn của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2006) thì quátrình phát thải KNK trong nông nghiệp có thể xuất phát từ các hoạt động quanghợp, hô hấp, phân hủy Nitrat hóa, khử Nito, lên men từ đường tiêu hóa của gia súc
và đốt thảm thực vật Các quá trình này liên quan đến sự biến đổi của Carbon và
Nito, do sinh học (đốt, rửa trôi và chảy tràn)
e Khi CO> từ dat trồng trọt hữu cơ
e Khi CO> từ việc đốt trên tất cả các vùng đất được quan lý
e CH¿ sản xuất từ trồng lúa
e — Phát thải NaO từ tất cả các loại đất được quan lý
e - Khí thải CO: liên quan đến việc sử dụng vôi va Ure
e = CHs4 sản sinh từ quá trình lên trong men ruột non cua gia súc.
e _ Phát thải CH¿ và NaO từ các hệ thống quản lý phân bón
Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế chủyếu, vì thế, việc cải thiện khả năng thích ứng với BDKH của các hệ thống nôngnghiệp là cần thiết dé phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực Mặt khác,
cải thiện các hệ thống sản xuất cũng sẽ đem lại cơ hội giúp giảm lượng KNK trong
bầu khí quyền, và như vậy góp phần giảm nhẹ BĐKH Các hệ thống nông nghiệpứng phó BĐKH có khả năng chống chịu với những thay đổi bat lợi của thời tiết(thích ứng BDKH), hấp thụ carbon từ bầu khí quyền và/ hoặc giảm lượng KNK
Trang 33phát thải vào không khí (giảm nhẹ BĐKH), và cho thu nhập cũng như hiệu quả kinh
tế tăng (tăng trưởng sản xuất, đảm bảo ANLT)
Có nhiều bằng chứng cho thay BDKH sẽ có xu hướng giảm nếu triển khai cóhiệu quả các giải pháp thích ứng với BDKH trong sản xuất nông nghiệp trong khivẫn có sự gia tăng về nhu cầu do tăng dân số và các nguồn phát thải khác Các biệnpháp có tiềm năng giảm nhẹ BDKH trong nông nghiệp thường cũng là những giảipháp có tiềm năng thích ứng, mang lại lợi ích kinh tế và an ninh lương thực nếu các
mục tiêu này được đưa ra đồng thời Các biện pháp canh tác nông nghiệp thông
minh với biến đổi khí hậu (CSA) được cho là các giải pháp có thể đảm bảo được
đồng thời các mục tiêu trên (FAO, 2013) Trong thiết kế xây dựng các chương trình,
dự án và chính sách, các mục tiêu về giảm nhẹ BĐKH có vai trò quan trọng đối với
dự án cùng với các mục tiêu khác.
2.2 Các công cụ tính toán khí nhà kính, cân bằng carbon trong nông nghiệp và
sử dụng dat
2.2.1 Giới thiệu chung về các công cụ
Đề thúc đây các hoạt động khác nhau trong xác định mục tiêu giảm nhẹ BĐKHđối với nông nghiệp, người hoạch định chính sách có thé lựa chọn các công cụ sẵn
có và phô biến dé tính toán phát thai và hap thụ KNK - cân bang carbon, từ nông
nghiệp và chuyển đổi sử dụng đất Những công cụ này thường được sử dụng cho
các mục tiêu chính khác nhau (như phục vụ nâng cao nhận thức, xây dựng báo cáo
quốc gia/ vùng hay đánh giá dự án) Suy rộng cho các lĩnh vực phát thải KNK nhưcác hoạt động nông nghiệp đối với các quy mô khác nhau (quy mô nông trại, vùngcảnh quan, dự án và quốc gia) Mỗi công cụ tính toán phát thải KNK có những ưu
điểm nhất định dé tạo nên đặc điểm đặc trưng cho việc áp dụng các công cụ
Trang 34Bảng 2 1: Các công cụ tính toán khí nhà kính trong nông nghiệp và sử dụng
đất
STT | Tên công cụ | Viện nghiên cứu Người phụ tách Email
1 ALU Colorado State University, | Stephen M Ogle ogle @nrel.colostate.edu
CBP; carbon | GEF, Colorado State | Elea r Milne Mark | eleanor.milne @colostate.edu;
6 benefit University (USA) Easter mark.easter @colostate.edu
project
CFF Carbon | Farm Carbon Cutting | Jonathan Smith jonathan @cffcarboncalculator.
7 Calculator Tookit ( UK) org.uk
ADEME, calculator | Sarah Martin, | sarah.martin@ademe.fr
8 Climagri® developped by Solagro | Sylvain Doublet, sylvain.doublet @ solagro.asso.
(FR) fr
Unilever Sustainable | Jon Hillier | j-hillier@abdn.ac.uk
9 CoolFarmTo | Agriculture, Sustainable | (Aberdeen
ol Food Lab; University of | University)
Aberdeen (UK)
Drew Coulter, Ron | drew @cplan.org.uk
10 CPLANv2_ | SEE360 (UK) Smith & Jan Dick
11 Dia'terre® ADEME (FR) Audrey Trévisiol audrey.trevisiol@ademe.f
Trang 35Martial Bernoux, | EX-ACT@fao.org,
12 EX-ACT FAO Louis Bockel martial.bernoux @ird.fr,
louis.bockel @fao.org
3 FarmGAS Australian Farm Institute | Renelle Jeffrey jeffreyr @ farminstitute.org.au
(AUS)
Farming Queensland university, | Peter Grace isr@qut.edu.au;
14 Enterprise Institute for Sustainable
Calculator Resources (AUS)
15 Australian Government nationalgreenhouseaccounts @
Full CAM (AUS) - climatechange.gov.au
16 Holos Agriculture and Agri-food | José M Barbieri Holos @agr.gc.ca
Canada (CAN)
David Kovaicic, | Holos @agr.gc.ca
7 Peter University of Illi is | Peter McAvoy, Tim
IFSC (USA) Marten, and Aaron
Petri
18 Winrock International | Felipe Casarim and | pete@octagonal.org
USAID FCC | (USA) Nancy Harris
Nguồn: Tong hợp cua tác giả từ các web site và tài liệu của Denef, K., et al, 2012
2.2.2 Mục đích sử dụng
Công cụ tính toán KNK trong nông nghiệp và thay đổi sử dụng đất đã đượcphát triển theo các cách tiếp cận khác nhau, với mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng
quát khác nhau Chúng cũng phù hợp với phạm vi dia lý được xác định Cách thức
dé phân loại các công cụ tính toán nay và giúp người sử dụng lựa chọn phù hợp nhất
cho nhu cầu của mình như sau:
(1) Nâng cao nhận thức: công cụ tính toán đơn giản, không cần đào tạo,phạm vi hạn chế, tiết lộ các điểm nóng chính, không phải là giải pháp định hướng
(2) Báo cáo: Mục đích là dé mô tả và phân tích chi tiết tình hình hiện tại Cáccông cụ tính toán này được tạo ra dé cung cấp các giá trị cho việc báo cáo, cho phép
so sánh giữa các quôc gia hoặc trang trại dựa trên cơ sở chung va dé giúp các nhà ra
Trang 36quyết định xây dựng các chính sách phù hợp Những công cụ tính toán này tính đến
sự đa dạng đầy đủ về thực tiễn quản lý trong từng khu vực hoặc trang trại
(3) Đánh giá dự án: Các công cụ tính toán dé đánh giá dự án so sánh đường
cơ sở với trường hợp "có dự án" Đánh giá có thể được phân thành hai nhóm, tùy
thuộc vào việc dự án có định hướng theo thị trường cacbon hay không.
(4) Công cụ tính toán định hướng thị trường và sản phẩm: Những công cụ
tính toán này cung cấp kết quả KNK cho mỗi sản phẩm Mục đích là dé so sánh các
sản phẩm khác nhau hơn là đánh giá cho một vùng lãnh thổ Điều này cho phép so
sánh phát thải với mức sản xuất tương tự (tránh rò rỉ) Kết quả được thể hiện bằng
khối lượng KNK phát thải trên 1 đơn vị sản phẩm
Bảng 2 2: Mục đích sử dụng của các công cụ tính toán khí nhà kính
Mục đích sử dụng Công cụ tính toán và khu vực áp dụng
Nâng cao nhận thức
Carbon Calculator for New Zealand Agriculture and Horticulture (NZ), Cplan v0 (UK); Farming Enterprise GHG Calculator(AUS); US cropland
GHG calculator (USA).
Công cụ cảnh quan ALU (World); Climagri (FR), FullCam (AUS);
Báo cáo Diaterre(FR); CALM (UK); CFF Carbon
Công cụ trang trai
Calculator (UK); IFSC (USA)
Tập trung vào các |Farmgas (AUS), Carbon Farming _ tool chương trình tín | (NZ);Forest tools: TARAM (world), CO2 fix Danh gia | dung carbon (world).
du an Không tập trung vào | EX-ACT (World);US AID FCC (Developing
các chương trình | countries), CBP (World), Holos(CAN), CAR
carbon livestock tools(USA).
truong va san pham
Công cụ tính toán định hướng thi Cool farm tool (World); Diaterre (FR), LCA
tools and associated database
Nguồn: Tổng hop của tác giả tu các web site và tài liệu của Deneƒ, K., et al, 2012