Khát niệm của lượng giá TN&MT Trong nên kinh tế thị trường, TN&MT được xem như một loại tai sản quantrọng của xã hội, cung cấp cho hệ thống KT các yếu tố đầu vào của mọi hoạtđộng phát tr
Trang 1CHUYEN ĐÈ THỰC TẬP CHUYEN NGANH: KINH TE - QUAN LÝ TN&MT
DE TÀI : NGHIÊN CỨU MỨC SAN LONG CHI TRA CUA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC CẢI TẠO VÀ BẢO TÒNCÔNG VIÊN VƯỜN HOA
LÊ QUÝ ĐÔN TẠI THÀNH PHÓ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH
Sinh viên : Vũ Thanh Loan
Mã sinh viên : 11172852
Kinh tế - Quản lý TN&MT59
Chinh quyNgười hướng dan : TS Nguyễn Diệu Hằng
HÀ NOI, 2021
Trang 2CHUYÊN ĐÈ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH: KINH TE - QUAN LÝ TN&MT
ĐÈ TÀI : NGHIÊN CỨU MỨC SAN LONG CHI TRA CUA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC CẢI TẠO VÀ BẢO TÒNCÔNG VIÊN VƯỜN HOA
LÊ QUÝ ĐÔN TẠI THÀNH PHÓ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH
Sinh viên : Vũ Thanh Loan
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã việt là do bản thân thực hiện, không sao chép, cat phép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin chịu ky luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2021
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4LOI CAM ON
Em xin trân trong cảm on TS Nguyễn Diệu Hằng — Trường Đại học Kinh
tế quốc dân, anh Trinh Duy Hiển - Phó Giám đốc cùng các anh/chị trong Công ty
Cé phan Môi trường và Công trình Đô thị tỉnh Thái Binh đã hỗ trợ và tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình làm việc, tìm hiểu, phân tích và
nghiên cứu đề hoàn thành bài chuyên đề
Do các điều kiện và lí do khác nhau nên bài chuyên đề này có thể cònnhững thiếu sót nhất định, em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
từ các thầy, cô và những người quan tâm đến nội dung mà em đang nghiên cứu
dé em có thé kịp thời bố sung, chỉnh sửa và tiếp thu thêm những góc nhìn mới vềvấn đề nghiên cứu
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2021
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 5MỤC LỤC
MỞ DAU 5< «49.7.4014 07033 E7713197E44 07244 E994 9941eetrsdeeoroe 1
1 Lí do chọn để tài - -: 2c+cttEEkrtrtttrrr tre |
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - s11 HH TH TH HH kg 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨu 2-22 2+x+EE+£E£+E++EE+rEezEezrxsrxees 2
4 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 5 5c 33+ 33313 *2EE*EEEEEESeEEErrrersrererkrrrerreerske 2
5 Kết cau chuyên đề ¿2 s+Sk+SEEEE2EEEEEEEE21127171711211211 1121.211 xe 3
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET CUA LƯỢNG GIÁ TN&MTT 4
1.1 Khái niệm va vai trò của lượng giá TN&MIT - 25 25c sssesersee 4
1.1.1 Khái niệm của lượng giá TN@&MÏ” - Ă Sàn re 4 1.1.2 Vai trò của lượng giá TN&kMT” G Hs HH, 51.2 Cơ sở lý thuyết của lượng giá TN&MT -¿- ¿5c secs+cxezsrszsez 11
1.2.1 Giá trị kinh tế của TNé&MT cc-cscccccttrrrrtrrrrrtrrrrrrirerrriee II1.2.2 Cơ sở lý thuyết của lượng giá TN&MT -5¿©sz+cs+cxcse2 15
1.3 Các phương pháp lượng giá TNé&MIT' - án 21
1.3.1 Các phương pháp dựa vào thi trường thực -«c+-cx+ecs+ 21
1.3.2 Các phương pháp dựa vào thị trường thay thé -¿ 23
1.3.3 Các phương pháp dựa vào thị trường giả định 5 ‹+s-+ 24
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU -s°-es°°EV++s©©rY+ee©rvkdeeervkstrorrrrderie 26
2.1 Giới thiệu khu vực nghiÊn CỨU - 5 5+5 3k **skEseeEeekrresekesee 26
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên -¿ 2< x+x+sz+xxzrxerxee 262.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội - -ccc-ccscccrErtrrerrtrrrrrrirrrrrrrire 282.1.3 Tổng quan về hiện trạng Công viên Lê Quý Đôn tại thành phố Thái
Binh oo — 302.2 Thiết kế nghiên COU w.ocecceccecccscsscssessessesseseeseesessessessessessesscsssessessessessesseseees 34
2.2.1 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 5 5 + + 2+ 1E EvEeEeeeeresserek 342.2.2 Mô hình ước lượng mức sẵn lòng chi trả của cộng đồng 36
CHƯƠNG 3: UOC LƯỢNG MUC ĐỘ SAN LONG CHI TRA CUA NGUOI DAN TAI TP THAI BINH, TINH THAI BINH DE CAI THIEN
CHAT LƯỢNG CONG VIÊN LE QUÝ ĐÔN -°-sc-sccsecsscse 38
3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của mẫu điều tra - 2s x+s+cxezzxerez 383.2 Đánh giá của người dân về Công viên Lê Quý Đôn - 40
3.2.1 Lợi ích của cÔng VIÊN - - s11 1191 HH ng ng ng 403.2.2 Các vấn dé bat cập tại công viên - 252+cctccterxerxerxrrrres 403.3 Ước tính WTP cho việc bảo tồn công viên ¿5c s5s+cs+cszzzzez 453.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn
CONG VIED eee ce cce ce 48
3.4.1 M6 hinh hOi QUy 6 .a 483.4.2 Thảo luận các yếu tô ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho việc
Trang 6bảo tỒn công viên - ¿St St x2 2E 1E21E7111111211211211 11111111110 503.5 Một số đề xuất để quản lí và bảo tồn công viên tại TP Thái Bình, tỉnh Thái
Bình - 5 5c 21 2t x22 1211271111211 11.11111211 211 1111120111111 re 53
3.5.1 Định hướng cho việc quản lí và bao tồn công viên - 53
3.5.2 Giải pháp cho việc quản lí va bảo tồn công viên - 54KET 000000775 — 56
TÀI LIEU THAM KHẢO 2< 2 s£sesssss2ssevssevsssezsserssee 58
310000001257 59
PHU LUC 1: BANG HOI HO GIA ĐÌNH 2-55 55c+zzczxcrxez 59PHU LUC 2: KET QUA HOT QUY - 2-52 2+S+Ee£EeEeEeEerxrxee 66
PHU LUC 3: MOT SO HINH ANH VE CONG VIEN LE QUY DON TAI
TP THAI BINH, TINH THAI BINH 0 ccccccccccccccsccsesesesseseeseseeseseeeteees 67
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Trang 8Vị trí và chức năng của tài nguyên trong nền kinh tẾ - 7
Thiét hai môi trường do các tác động tự nhiên và kinh Ế cccccrree 8
Đường cong môi trường Kuznets c5 SĂ + **sseeereseerrse 9Mối quan hệ giữa hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế 12
Tổng giá trị kinh tế của môi trường - 2-2 2+s+x+x+zs+£zxzzsz 13
Sơ đồ lý thuyết đối ngẫu 22 2:22 2222x222 EEEErerkrrrrrrrre l6
Phúc lợi thay đôi khi giá thay đồi - 2 25c xecxccxererxrrsces 18
Bản đồ hành chính của tinh Thái Bình cccc-+cccecccez 26
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: Ví dụ về tong giá trị kinh tế của một hệ sinh thái rừng ngập mặn 15
Bang 1-2: Các đại lượng đo sự thay đồi phúc lợi khi chất lượng môi trường thay
00 20
Bảng 3-1: Trình độ học vấn của mẫu điều tra -¿-++s+ s+t+E+EvEEzEtEzEerxrsereree 39
Bảng 3-2: Nhận thức của người dân về các vấn đề bất cập tại Công viên Lê Quý200000 41
Bảng 3-3: Nhận thức của người dân về xu hướng phát triển va mức độ quan tâm
về Công viên Lê Quý Đôn 2-2 +¿©+©+++EE+2EEtEEEEEEESEEEEEEEEESrkrrrkrrrres 43
Bảng 3-4: Quan điểm của người dân về vấn đề bảo tồn và quản lí Công viên Lê
9058500001777 43Bang 3-5: Tỷ lệ phân bô mẫu bảng hỏi theo từng mức chi trả -. - 45
Trang 10DANH MỤC CÁC BIEU DO
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ phân bổ độ tuổi và giới tính của mẫu điều tra - 38
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ phân bổ nghề nghiệp của mẫu điều tra -: 39
Biéu đồ 3.3 Đánh giá của người dân về những lợi ích mà Công viên Lê Quý Đôn
Trang 11MO DAU
1 Lido chon dé tai
Trai qua gan ba thap ky đổi mới, Việt Nam đã dat duoc nhiều thành tựu,phat minh đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng những nhu cầu khôngngừng của con người Mặt khác, song hành với sự tiến bộ và phát triển đó thìcon người cũng phải đối mặt với những mặt trái của sự phát triển không bềnvững, nổi bật trong đó là sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường Trong
hơn 30 năm qua, sự phát triển của Việt Nam rất đáng ghi nhận Đổi mới kinh tế
và chính trị từ năm 1986 đã thúc đây phát triển nền kinh tế, nhanh chóng đưaViệt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốcgia có thu nhập trung bình thấp Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam luôn đượcxếp vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời có thành tích giảmnghèo nhanh trên thế giới Từ năm 2002 đến năm 2018, GDP đầu người tăng 2,7
lần, năm 2019 đạt trên 2.700 USD, với hơn 45 triệu người thoát nghèo Tỉ lệ
nghèo giảm mạnh từ hon 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức muangang giá) Phần lớn người nghèo còn lại ở Việt Nam là các dân tộc thiêu sé,chiếm 86% Bên cạnh đó, tốc độ gia tăng dân số ở Việt Nam cũng khá cao, từnăm 2009 đến 2019 quy mô dân số tăng thêm 10,4 triệu người Năm 2020, dân sốViệt Nam trung bình ước tính là 97,58 triệu người, tăng 1,098 triệu người, tươngđương tăng 1,14% so với năm 2019 Trong đó, dân số thành thị là 35,93 triệungười (chiếm 36,8%); dân số nông thôn 61,65 triệu người, (chiếm 63,2%) Đô thịhóa, tăng tưởng kinh tế và gia tăng dân số tăng nhanh đang đặt ra những tháchthức ngày càng lớn về quản lí và bảo vệ môi trường Một trong những trở ngại
này là sự suy thoái môi trường do ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải, rácthải đô thị Dé cải thiện chất lượng môi trường tại khu đô thị, các tổ chức và cơ
quan chính quyền Nhà nước đã xây dựng các công viên cây xanh vừa góp phần
giảm ô nhiễm môi trường vừa là khu vui chơi giải trí giúp nâng cao sức khỏe và
xây dựng cảnh quan đô thị Tuy nhiên, hiện trạng tại các công viên trên toàn quốc
nói chung và trên địa bàn TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình nói riêng lại đang gặp
nhiều vấn đề bất cập như việc vất rác thải bừa bãi chưa có hệ thống thu gom, cơ
sở vật chất còn nghèo nàn, sự quản lí không chặt chẽ từ cơ quan Chính phủ cộngvới ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và bảo tồn công viên còn kém,
chưa cao, nguồn tài chính cho việc bảo tồn còn eo hẹp, Việc cải tạo và duy trìcông viên tại Việt Nam đòi hỏi phải có một chương trình với nguồn nhân lực vàtài chính đủ lớn Hiện nay tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình nguồn ngân sách
Trang 12dành cho hoạt động bảo tồn công viên của địa phương còn hạn hẹp trong khi
nguồn ngân sách quốc gia vẫn chưa được phân bổ Vi vậy, trước khi xây dựngchương trình bảo tồn công viên cần có nghiên cứu về nhận thức của người dân vàlợi ích của hoạt động bảo tồn này Tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào vềnhận thức và thái độ của người dân đối với hoạt động bảo tồn công viên và đolường mức sẵn lòng chi trả của người dân cho hoạt động bao tồn được thực hiện
Từ những lí do trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phan tìm hiểunhận thức và thái độ của người dân về việc bảo tồn công viên, đồng thời đolường mức độ sẵn lòng chỉ trả của người dân cho việc bảo tồn công viên tại mộtcông viên tiêu biểu của TP Thái Bình, tinh Thái Bình là Công viên Vườn hoa LêQuý Đôn (hay được gọi là Công viên Lê Quý Đôn)
2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này gôm 3 mục tiêu chính:
Thứ nhất, là tong quan về hiện trạng và đánh giá nhận thức của cộng đồng
về các van dé bat cập tại Công viên Lê Quý Đôn ở TP Thái Binh, tinh Thái Bình
Thứ hai, là đánh giá mức độ sẵn lòng chỉ trả của người dân để bảo tồn Côngviên Lê Quý Đôn tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Thứ ba, là nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức WTP
Dựa trên các kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số kết luận và kiếnnghị các giải pháp và định hướng cho việc bảo tồn Công viên Lê Quý Đôn tại TPThái Bình, tỉnh Thái Bình.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: người dân trên địa bàn TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình
Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn TP Thái Bình, tỉnh Thái
Bình
- Phạm vi thời gian: Số liệu và thông tin được nghiên cứu và thu thập
được từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2021
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa tài liệu
Trên cơ sở các tài liệu, giáo trình về lượng giá, các nghiên cứu trong vàngoài nước lượng giá giá tri của công viên, từ đó kê thừa và chon lọc các phương
Trang 13pháp lượng giá dé định giá được giá trị mà công viên dem lại tại địa điểm nghiên
cứu.
Phương pháp thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp thiết kế bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp được áp dụng trongviệc thu thập các thông tin có liên quan đến việc săn lòng chi trả cho việc bảo tồncông viên của người dân tại địa bàn TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình cùng các bênliên quan Với cách thức phỏng van trực tiếp này, tư liệu được chia sẻ sẽ mangtính chất chính xác, chân thực hơn, và điều này rat cần thiết dé làm cơ sở cho bài
nghiên cứu từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợp
Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu được thu thập từ hai nguồn chính
mà bài nghiên cứu sẽ sử dụng nhiều nhất đó là thông tin, số liệu từ quá trình điều
tra bang hỏi, phỏng van trực tiếp và thông tin, số liệu thu thập từ các bài báo, các
bài thống kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu được cung cấp từ nơi thực tập
Phương pháp xử lí số liệu
Từ các sô liệu và thông tin thu thập ứng với các chỉ tiêu cân phân tích, bài
nghiên cứu sử dụng các phương pháp chọn mẫu và mô hình ước lượng đề đưa ra
kết quả và thảo luận cụ thê
Phương pháp phân tích tổng hợp
Sau khi đi sâu phân tích từng khía cạnh, bài nghiên cứu sử dụng phương
pháp tổng hợp nhằm khái quát lại van đề Phương pháp này ngoài mục đích tómtắt những nội dung chính, nó còn giúp ích trong việc xác định những vấn đề cầnlưu ý để từ đó đề xuất ra những giải pháp phù hợp
5 Kết cau chuyên đề
Bài nghiên cứu ngoài phần Mở đầu và Kết luận gồm 3 chương chính
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của lượng giá TN&MT
Chương 2: Giới thiệu khu vực nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Ước lượng mức độ độ sẵn lòng chỉ trả của người dân tại TP Thái
Bình, tỉnh Thái Bình đề cải thiện chất lượng Công viên Lê Quý Đôn
Trang 144CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET CUA LƯỢNG GIÁ TN&MT
1.1 Khái niệm và vai trò của lượng giá TN&MT
1.1.1 Khát niệm của lượng giá TN&MT
Trong nên kinh tế thị trường, TN&MT được xem như một loại tai sản quantrọng của xã hội, cung cấp cho hệ thống KT các yếu tố đầu vào của mọi hoạtđộng phát triển tạo ra hàng hóa và dịch vụ, chứa đựng và hấp thụ chất thải cũngnhư tạo nền tảng ôn định cho các hoạt động kinh tế Cụm từ lượng giá được hiểu
là việc xác định hoặc đánh giá giá trị bằng tiền của một hàng hóa, một khối tàisản hay một dịch vụ nhất định nào đó Khái niệm này được dùng phổ biến trongcác lĩnh vực tài chính và kinh tế
Vậy, lượng giá TN&MT (valuation of natural resource and en-vironment) là
việc xác định hoặc đánh giá giá tri bằng tiền của các tài nguyên (dịch vụ, hànghóa môi trường), nhằm cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định trong hoạch địnhchính sách, thiết kế công cụ kinh tế và bảo tồn thiên nhiên, Lượng giá
TN&MT là một nhánh ứng dụng của kinh tế TN&MT, đã phát triển mạnh mẽtrong gần 30 năm qua giúp con người nhận thức được giá trị bằng tiền của cáchàng hóa và dịch vụ môi trường cung cấp Lượng giá TN&MT có nền tảng lýthuyết của kinh tế học nhưng mở rộng và kết nối nhiều nhánh khác nhau của kinh
tế như kinh tế phúc lợi, kinh tế tài nguyên- môi trường, kinh tế lượng, mô hìnhtoán kinh tế, thống kê kinh tế, hạch toán tài nguyên- môi trường, hệ thống thôngtin địa lý và tổ chức không gian lãnh thổ, Từ đó cung cấp các thông tin đầu vào
để thiết kế, hoạch định và vận hành chính sách, công cụ, giải pháp quản lý
TN&MT.
Lượng giá TN&MT giúp cho việc lựa chọn giữa các phương pháp thay thế
và các phương thức sử dụng TN&MT khác nhau Có 3 hình thức lượng giá TN&MT tương ứng với từng mục đích khác nhau:
Lượng giá phân tích tác động: lượng giá thiệt hại về suy giảm chức năngTN&MT, khi có một tác động hay sốc từ sự cố bên ngoài như 6 nhiễm nôngnghiệp, ô nhiễm công nghiệp, tràn dầu
Lượng giá từng phan: được sử dụng dé lượng hóa giá trị kinh tế của hai hay
nhiều phương án sử dụng tài nguyên khác nhau (ví dụ nuôi cá, dịch vụ bảo tồnvườn quôc gia, công viên - cân lượng giá từng phương án đê so sánh).
Lượng giá tông thé: được sử dung để lượng hóa phan đóng góp tông thé của
Trang 155tài nguyên cho hệ thống PLXH, là cơ sở dé bảo tồn.
1.1.2 Vai trò của lượng giá TN&MT
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, lượng giá TN&MT đã được phát triển đểphục vụ cho quá trình ra quyết định trong quản lý TN&MT Lượng giá TN&MT
có nguồn gốc xuất phát từ kinh tế phúc lợi, sau đó các nhà kinh tế tiếp tục nghiêncứu và xây dựng hoàn thiện các phương pháp lượng giá thực nghiệm dé có thêquy đổi về giá trị tiền tệ các dạng hàng hóa và dịch vụ môi trường khác nhau.Ngày nay, lượng giá môi trường đã trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắclực không thể thiếu trong các hoạt động quản lí TN&MT Sau đây là một vàinhững vai trò cơ bản mà lượng giá TN&MT đem lại cho thế giới và Việt Nam
hiện nay.
Lựa chọn các phương án quản lý, sử dụng TN&MT
TN&MT được xem như là một loại tài sản gọi là tài sản môi trường đóngvai trò rất quan trọng trong cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất Hệthống MT cung cấp rất nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau dé phục vụ nhu caucủa con người và nền kinh tế, tiêu biểu là 3 dich vụ cơ bản là cung cấp nguồn tàinguyên đầu vào cho hệ thống kinh tế (nước, đất, rừng, biển, khoáng sản ), hapthụ và tiếp nhận các chat thải đầu ra (chất thai ran, nước thải, rác thải, khí thai )đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế Giống như các loại tài sản khác,
môi trường cũng có thé bị khấu hao và suy giảm giá trị nếu không được quản lí
khai thác và sử dụng hợp lý.
TN&MT là một dạng tài sản đặc biệt, chúng là một nguồn lực quan trọng
và cần thiết dé phát triển kinh tế Theo lý thuyết tăng trưởng, có 4 yếu tố quyếtđịnh dé tăng trưởng bao gồm: vốn vật chất, vốn con người, tài nguyên thiênnhiên và trình độ khoa học công nghệ Tat cả những nhân tố này tác động hỗ trợvới nhau dé làm gia tăng năng suất của nền kinh tế Qua đó, năng suất sẽ quyếtđịnh số lượng hàng hóa và dịch vụ mà một nên kinh tế tạo ra được trên một đơn
vị thời gian, khi quy đôi về thước do giá trị chính là thu nhập của nền kinh tế
Y = F(K,L,N,T)
Trong đó:
+ Y là thu nhập của nền kinh tế
+ K là vốn vật chất
Trang 16dé phục vụ hoạt động du lịch Tuy nhiên, ngoài những giá trị sử dụng trực tiếp thiTN&MT còn bao gồm cả những giá trị gián tiếp và giá trị phi sử dụng Rừngnhiệt đới không chỉ có giá trị cung cấp các sản phẩm từ gỗ, còn còn giá trị khácnhư điều hòa khí hậu, hấp thụ cacbon, bảo tồn đa dạng sinh học ( đa dạng gen,
loài, hệ sinh thái) cũng như các giá trị văn hóa và khoa học.
Tương tự như các nguồn lực khác, TN&MT có tính khan hiếm tức là có hạn
về mặt số lượng và chất lượng Bên cạnh đó, một số bộ phận người dân hiện nay
vẫn có quan điểm cho rằng TN&MT là nguồn lực vô tận, của “trời cho” nên sửdụng một cách khá tùy tiện và lãng phí, vô tội vạ dẫn đến sự suy thoái và cạnkiệt, suy giảm chức năng và tính hữu ích đối với hệ thống kinh tế Do đó, mục
tiêu quan trọng của quản lý môi trường là phải lựa chọn được các phương án sử
dụng tài sản môi trường một cách tối ưu nhất cho xã hội Lượng giá TN&MT là
việc định giá giá trị của tài nguyên bao gồm cả giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp
và giá trị phi sử dụng thành tiền để so sánh các phương án sử dụng tài sản môitrường hợp lý, nói cách khác lượng giá TN&MT là điểm then chốt trong lựa chọncác phương án quản lý sử dụng tài nguyên tôi ưu và hiệu quả.
Do có tính khan hiếm nên TN&MT cũng có tính chỉ phí cơ hội, nghĩa là khi
chúng ta sử dụng nó cho mục đích hoặc thời điểm này thì sé không thé sử dụng
cho mục đích hoặc thời điểm khác được nữa, việc khai thác và tiêu dùng chúngtại một thời điểm đồng nghĩa với việc bỏ qua cơ hội khai thác tiêu dùng chúng tạimột thời điểm khác Nếu không tính đến chi phí cơ hội của việc sử dụng tàinguyên thì không thé có sự phân bổ có hiệu quả theo thời gian Rừng bị chặt phárồi thì sẽ không còn chức năng phòng chống thiên tai, các dòng sông bị chặn déxây thủy điện thì không thé là nơi cư trú của sinh vật và mat da dang sinh học, Như vậy, mỗi phương án sử dụng tài nguyên đều gan liền với chi phí và lợi ích.Nếu không có thông tin về giá trị của các phương án thì sẽ không thể lựa chọn ra
được phương án sử dụng một cách tối ưu và mang lại hiệu quả cao nhất cho cộng
đồng được Chính vì thế, lượng giá TN&MT có vai trò quan trọng trong việc xác
Trang 17định giá trị TN&MT trong từng phương án sử dụng hiện tại và cả tương lai, chi
phí cơ hội của việc sử dụng tại các thời điểm khác nhau, từ đó góp phần tìm ra
đáp án về phương án phân bồ tài nguyên tối ưu
Bang 1-1: Vi trí và chức năng cua tài nguyên trong nên kinh tế
Nguồn: Barry C.Field, 1994
Môi trường không chỉ cung cấp tài nguyên đầu vào cho hệ thống kinh tế mà
còn là nơi chuyên hóa và hấp thụ các chất thải đầu ra Chất thải được tạo ra trongcuộc sống, tiêu dùng, sinh hoạt và quá trình sản xuất dưới nhiều hình thức khácnhau như khí thải, chất thải rắn, nước thải Các chất thải được phân hủy vàchuyền hóa qua các quá trình vật lý, hóa học, sinh học của môi trường Một SỐ
loại chuyên hóa tái tuần hoàn trở lại thành nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế,phần còn lại trở thành rác được môi trường tiếp nhận và hấp thụ Tuy nhiên giới
hạn chịu đựng của việc chuyên hóa và chứa đựng chất thải của môi trường cũng
có mức độ, khi vượt quá mức độ chịu tai thì sẽ gây ra 6 nhiễm và suy thoái môi
trưởng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên cũng như hệ thống kinh
tế - xã hội Ô nhiễm về lý thuyết có thể ở mức tối đa khi toàn bộ chất thải đượcđưa vào môi trường mà không được xử lí hay quan lý, 6 nhiễm có thé bằng 0 nêukhông sản xuất hàng hóa dịch vụ hoặc được xử lý toàn bộ Như vậy, lượng giá
môi trường cho phép đánh giá thiệt hại của ô nhiễm và suy thoái môi trường cùng
với đó là chi phí và lợi ích của các chính sách, chương trình giải pháp quản lí môi
trường Từ đó cung cấp cho các nhà quản lý một cách tiếp cận kinh tế về việc lụachọn các giải pháp quản lý môi trường tối ưu cho xã hội
Trang 18Lượng giá thiệt hại môi trường của các tác động tự nhiên và kinh tế
Việc lượng giá thiệt hại kinh tế là cần thiết và quan trọng trong lựa chọn
cách tiếp cận và các chính sách phát triển cũng như thiết kế và thực hiện các giải
pháp khắc phục phục hồi và sử dụng bền vững tài sản môi trường
Hình 1-1: Thiệt hại môi trường do các tác động tự nhiên và kinh tế
Dịch
vu môi trường
SƯ “ca a" S~~~TSEZ~~~Xsec~~~z=~==z-~~~== ~- Trang thái nên
Phân thiệt hại
Thời điểm tac dong xảy ra Thời gian
Trong điều kiện bình thường nếu không có tác động từ bên ngoài thì hệthống MT có khả năng cung ứng các hàng hóa và dịch vụ cho hệ thống KT được
gọi là trạng thái nền Tuy nhiên, khi xảy ra những tác động môi trường từ tự
nhiên hay từ hoạt động KT, cấu trúc và chức năng của hệ thống MT sẽ thay đổi
không còn ở trạng thái nền nữa, từ đó dẫn đến việc cắt đứt hoặc giảm sút số
lượng cũng như chất lượng hàng hóa, dịch vụ môi trường cung cấp cho hệ thống
KT so với trạng thái nền Sự thay đổi này được thé hiện thông qua những thay
đôi trong lợi ích và chi phí của cá nhân và xã hội, chính là các thiệt hại kinh tế
của các tác động môi trường Đánh giá thiệt hại môi trường cho phép xác định
được sự chênh lệch giữa phúc lợi tạo ra bởi hai trạng thái nên và trạng thái bi tác
động Chang hạn, việc thiên tai lũ lụt gây tôn thất cho hoạt động nông nghiệp,
chăn nuôi Ô nhiễm khu công nghiệp gây thiệt hai cho hoạt động nuôi trồng thủy
hải sản, trồng trọt và sức khỏe cộng đồng xunh quanh Vì vậy việc phát triển kinh
tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường dé đảm bảo các cơ hội kinh tế hoặc ít
nhất giữ nguyên mức phúc lợi cho xã hội hiện tại và trong tương lai tạo sự phát
Trang 19triển bền vững qua từng thế hệ.
Lượng giá TN&MT xem xét về mặt lượng mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế và chất lượng môi trường Vì thế nó là tiền đề quan trọng dé trả lời chocâu hỏi liên quan đến mối quan hệ bền vững giữa kinh tế và môi trường Hiệnnay, việc lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi
trường là một công việc phức tạp và đau đầu đối với các nhà kinh tế, không thể
phủ nhận rằng tăng trưởng kinh tế gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường
Về mặt lí thuyết, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi
trường theo thời gian được mô tả thông qua đường cong môi trường Kuznets
(EKC) Nó dựa trên giả thuyết mối quan hệ chữ U ngược giữa sản lượng của nền
kinh tế tính trên đầu người và thước đo của chất lượng môi trường
Hình 1-2: Đường cong môi trường Kuznets
IN Nên kinh tế ở thời kỳ công nghiệp Mức độ ô Nên hóa
nhiễm môi | kinh tế ở Điểm ngưỡng chuyên đôi
trường thời kỳ Nền kinh tế ở thời
tiên công ky hau công nghiệp hóa
nghiệp hóa
¬ l >
Giai đoạn phát trien kinh tê Thu nhập bình quần
đâu người
Vời thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, ưu tiên phát triển kinh tế,
gia tăng năng suất đầu ra và người dân quan tâm nhiều đến vấn đề việc làm và
thu nhập hơn là môi trường không khí, đất hay nguồn nước sạch Sự phát triển
nhanh chóng dẫn đến việc sử dụng bừa bãi, nhiều hơn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và phát thải ngày càng nhiều các chất ô nhiễm môi trường làm suy thoái hệthống môi trường nặng nề Đến một mức độ phát triển nhất định, các cá nhân bắt
đầu xem xét đến việc cân nhắc lựa chọn giữa chất lượng môi trường và tiêu dùng,
dẫn đến thiệt hại môi trường gia tăng nhưng với tốc độ thấp hơn Ở thời kỳ sau
của công nghiệp hóa sau khi đạt đến ngưỡng chuyên đổi, thu nhập tăng cao và
chi tiêu cho việc xử lý chất thải cũng tăng theo, người dân có ý thức hơn về giá
Trang 20trị môi trường, luật pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan quản lý và thi hành trở nên nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghệ tiên tiên, công nghệ sản xuât sạch hơn được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, phô biên tạo điêu kiệncải thiện chất lượng môi trường đi đôi với sự tăng trưởng kinh tế (Hình 1.3)
Như vậy, lượng giá TN&MT có vai trò vô cùng quan trọng trong lượng hóa
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường bởi nó góp phầnlượng hóa tác động của chất thải hay sự thay đổi của môi trường sinh thái dưới
dạng tiền tệ Hay nói cách khác, lượng giá cho biết phí tốn môi trường của tăngtrưởng kinh tế
Với mô hình phát triển của Việt Nam hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP
càng cao thì mức độ gia tăng chat thải sẽ càng lớn, ton thất PLXH sẽ càng nhiều
Tác động về môi trường không chỉ phụ thuộc vào quy mô các hoạt động kinh tế
mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cơ cấu kinh tế, trình độ khoa học công nghệ vàcác giải pháp khắc phục, quản lý Vì vậy, thông tin về lượng giá TN&MT có vaitrò cực kì cần thiết bởi nó cho phép nhìn nhận và đánh giá khách quan chính xáchơn chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng như lựa chọn mục tiêu tăng trưởng,chuyên dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng các giải pháp về bảo vệ môi trường trongnhững giai đoạn tiếp theo nhằm đạt được sự phát triển bền vững
Thiết kế các chính sách, công cụ kinh tế quản lý TN&MT
Đi đôi với sự phát triển kinh tế thì ô nhiễm và suy thoái môi trường là mộtthách thức to lớn với hầu hết các quốc gia bao gồm cả các nước phát triển haydang phát triển Vì vậy, dé hướng tới sư phát triển bền vững, việc quan lý môi
trường được coi là một trong những lĩnh vực trọng tâm cần thiết của các quốcgia Việc thiết kế và thực thi những chính sách, công cụ quản lý môi trường nhằm
vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo tính bền vững của hệ sinh tháivừa ôn định các vấn đề xã hội Thông tin về lượng giá TN&MT góp phần thiết kếcác công cụ, chính sách quản lý TN&MT, đặc biệt là các công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quản lí môi trường cơ bản.Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ chínhsách được các cơ quan quản lý sử dụng nhằm tác động tới lợi ích và chi phí tronghoạt động của các cá nhân tô chức kinh tế dé tạo ra các ảnh hưởng từ đó thay đôihành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường Ưu điểm củacác công cụ kinh tế so với các công cụ mệnh lệnh kiểm soát truyền thống là tính
mềm dẻo, linh hoạt, chi phí- hiệu quả, đồng thời có thé mang lại lợi ích kinh tế
Trang 21Các công cụ kinh tế bắt đầu ra đời và được áp dụng trong quản lý môi
trường tai các quốc gia phát triển từ thập niên 1980, sau đó trở nên phố biếntrong quản lý môi trường trên khắp thé giới Các công cụ kinh tế sử dụng phôbiến bao gồm các loại thuế phí TN&MT, hệ thống ký quỹ, đặt cọc - hoàn trả,giấy phép thải có thé chuyện nhượng, trợ cấp, quỹ môi trường hoặc các cơ chế tài
chính khác.
Từ đầu những năm 2000, Việt Nam đã bắt đầu sử dụng các công cụ kinh tếtrong quản lý môi trường, đặc biệt là các chính sách về thuế và phí môi trường.Hiện nay các chính sách này ngày càng được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn.
1.2 Cơ sở lý thuyết của lượng giá TN&MT
1.2.1 Giá trị kinh tế của TN&MT
Mối quan hệ giữa hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế
Xuất phát điểm của việc tiếp cận lượng giá môi trường là việc xem xét mốiquan hệ hữu cơ giữa hệ thống KT và hệ thống MT Trong hệ thống MT tại mọithời điểm đều có sự tác động qua lại giữa cấu trúc, quá trình và chức năng hệthống MT (Hình 1.3)
Trang 22Hình 1-3: Mối quan hệ giữa hệ thong môi trường và hệ thong kinh tế
Chức năng hệ thông môi trườn a
¬
Các thuộc tính của
hệ thông MT
Các hàng hóa, dịch vụ sinh thai cung cap cho con người
Nguồn: Tunner(2000)
Cấu trúc của hệ thống MT bao gồm các thành phần hữu cơ và vô cơ Các
quá trình bao gồm sự chuyển hóa vật chất va năng lượng Sự tác động qua lạigiữa cầu trúc và các quá trình hình thành nên chức năng sinh thái của hệ thống.Sau đó, các chức năng này lại cung cấp các hàng hóa, dịch vụ môi trường từ đó
mang lại lợi ích cho con người.
Nếu cá nhân, tổ chức có sự ưa thích đối với các lợi ích nói trên và sẵn lòngchi trả để nhận thêm một lượng lợi ích nhất định từ hệ thống môi trường thì cáclợi ích này sẽ có giá trị kinh tê Hay nói cách khác, các thuộc tích môi trường có
Trang 23giá trị kinh tế khi nó xuất hiện trên hàm lợi ích của một cá nhân hay ham chi phí
cả một doanh nghiệp Giá trị kinh tế là một khái niệm mang tính cụ thé và chỉ
xuất hiện khi có sự tương tác giữa các chủ thê và khách thể kinh tế Như vậy, cácchức năng của hệ thống môi trường tự nó không mang lại lợi ích kinh tế Thayvào đó, các chức năng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cùng với việc sử dụngcác hàng hóa và dịch vụ đó mới đem lại các giá trỊ kinh tê cho con người.
Các chức năng của hệ thống MT cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho hệ
thống kinh tế Theo nhà kinh tế học Edward Barbier (1994) phân loại các chứcnăng của hệ thống môi trường bao gồm 4 nhóm chính là chức năng sản xuất,chức năng điều tiết, chức năng cư trú và chức năng thông tin
Tổng giá trị kinh tế của môi trường
Tổng giá trị kinh tế của các tài sản môi trường là phương pháp đánh giá rấtquan trọng ở cấp độ kinh tế vi mô và khu vực, giúp xác định giá trị kinh tế củacác tài sản môi trường phi thị trường Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau
về nhóm giá trị khác nhau trong tổng giá trị kinh tế của môi trường Tuy nhiên,
các quan điểm này đều thống nhất chia tổng giá trị kinh tế thành hai nhóm chính
là các giá tri sử dụng và các giá tri phi sử dung.
Hình 1-4: Tổng giá trị kinh tế của môi trường
TONG GIA TRI KINH TE
GIA TRI SỬ DUNG GIA TRI PHI SỬ DUNG
trực tiếp trong sản xuất, sinh hoat,tiéu ding do môi trường cung cấp như gỗ, củi,
Trang 24thủy hải sản, giải trí, du lịch, Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá tri, lợi ích
từ các hoạt động sinh thái do hệ thống MT cung cấp và các chức năng sinh thái
như tuần hoàn dinh dưỡng, điều hòa khí hậu, phòng chống thiên tai, lọc và điềutiết nước, hấp thụ CO», bảo vệ đất, Về bản chat, giá trị lựa chọn là những giátrị sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp, là giá trị từ việc duy trì khả năng sử dụng củatương lai ( liên quan đến môi trường sống ) Mặc dù những giá trị này có thé sử
dụng trong hiện tại nhưng vì lí do nào đó mà chưa được sử dụng thay vào đó
được để lại tiêu dùng cho tương lai Ví dụ giá trị từ việc duy trì môi trường sống,
giá trị cảnh quan hay giá trị đa dạng nguồn gen
Giá trị phi sử dụng bao gồm những giá trị bản chất, nội tại của môi trường
và được chia thành hai nhóm là giá trị tồn tại và giá trị lưu truyền Giá trị tồn tại
là giá trị nằm trong nhận thức, cảm nhận và sự thỏa mãn của các cá nhân khi biếtcác thuộc tính của môi trường đang ton tại ở một trạng thái nào đó và được đolường thông qua sự sẵn lòng chi trả của cá nhân dé có được trạng thái đó Chang
hạn như có nhiều người sẵn lòng trả cho sự tồn tại các tài sản môi trường thôngqua các quỹ từ thiện bảo vệ động vật hoang dã hay môi trường khác; hay mọingười đều thấy rằng việc bảo vệ bờ bién khỏi nhiễm ban là quan trọng dù sự 6
nhiễm không có tác động trực tiếp đến cá nhân họ Giá trị lưu truyền là sự thỏa
mãn trong nhận thức của các cá nhân khi biết rằng môi trường được lưu truyền vàhưởng thụ bởi các thế hệ tương lai Giá trị này được đo bằng sự sẵn sàng chỉ trả
của các cá nhân đê bảo tôn TN&MT cho các thê hệ mai sau.
Trang 25Bảng 1-2: Ví dụ về tổng giá trị kinh tế của một hệ sinh thái rừng ngập mặn
Gia trị sử dung Gia trị sử dụng Giá trị lựa chọn | Giã trị phi sử
trực tiếp
+ Khai thác va nuôi | + Điêu hòa khí hậu |+ Nguồn được|+Giá trị bảo
trông thủy san (giá trị sản sinh ra | liệu tiêmnăng |tén đa dang
+Cung cấp nguồn O2 và hap thụ khi) cạnh quan sinh học
nguyên liệu như gỗ, CO) tiềm năng phục |+ Giá trị văn
củi + Chia đựng vả | vụ du lịch hoa, lịch sử
+ Khai thác diện | BẬP xử lý các chat + Giá trị lưu
tích mặt nước (thuê say 6 nhiêm nhu truyền
điện tích đất, mặt |
PI -nước nuôi trồng|+ Khả năng chan
thủy sản) bão làm lệch
Cung cấp một số hướng al của gió,
loại cây thuốc, được phòng chồng bão lũ
liệu + Tích trữ vả cung
+ Du lịch, giải trí | CẬP nước
cho động thực vật
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2021)
1.2.2 Cơ sở lý thuyết của lượng giá TN&MT
Như đã đề cập ở trên, nền tảng lý thuyết của lượng giá TN&MT có nguồngốc xuất phát từ kinh tế phúc lợi Gia tăng phúc lợi của tổng thé xã hội chính là
mục tiêu của các hoạt động kinh tế Vé bản chất, sự thay đôi tổng PLXH được
tính bằng tổng thay đổi trong phúc lợi của từng cá nhân Những cá nhân nàykhông chỉ sử dụng hàng hóa dịch vụ thông thường mà còn cả những hàng hóa dịch vụ môi trường.
Theo lý thuyết kinh tế phúc lợi, có 2 nguyên tắc được sử dụng cho quá trình
ra quyết định liên quan đến thay đổi PLXH là hiệu quả Pareto và đền bù Kaldor —
Hicks Thứ nhất về hiệu qua Pareto hay còn gọi là tối ưu Pareto phát biểu rằng
“những sự thay đôi được coi là có hiệu quả nếu làm cho ít nhất một người tốt lêntrong khi không có ai bị xấu đi” Tuy nhiên trên thực tế, nguyên tắc này rất khó
Trang 26và phan mat trong xã hội miễn là tổng phúc lợi có sự gia tăng” Nguyên tắc này
là tiền đề cho các phân tích chi phí - lợi ích mang tính thực nghiệm đồng thời là
cơ sở kinh tế cho việc thực thi các chính sách quản lý
Như vậy, đánh giá thay đổi phúc lợi cá nhân chính là tiền đề để đánh giáthay đôi PLXH Do vậy, mau chốt của TN&MT là xác định sự thay đổi trong giátrị bằng tiền của phúc lợi cá nhân khi chất lượng môi trường thay đổi
Lý thuyết đối ngẫu
Lý thuyết đối ngẫu là lý thuyết cơ bản trong đo lường phúc lợi cá nhân vàtrong ước lượng phúc lợi.
Hình 1-5: Sơ đô lý thuyết đối ngẫu
Max U(x) Min PX
điều kiện PX<M điệu kiện Uo
Đông nhất | | Bo dé |
thức Rov Shepphard
——_
Hình 1.6 mô tả sơ đồ lý thuyết đối ngẫu, trong đó có 2 cách tiếp cận được
sử dụng là tối đa độ thỏa dụng và tối thiêu hóa chỉ tiêu
Goi x là vecto hàng hóa (x1, Xn), U là hàm thỏa dụng cho mỗi sự kết hợpgiữa các loại hàng hóa khác nhau, P là vecto giá (P1 Pn) và M là thu nhập Tối đa
hóa độ thỏa dụng với giới hạn ngân sách sẽ có kết quả là XỶ, chính là hàm cầu
Marshall với mỗi loại hàng hóa Hàm cầu Marshall là hàm số của giá và thu nhậpX= X (P,M) Thay hàm cầu Marshall vào hàm thỏa dụng ta được hàm thỏa dụng
Trang 27gián tiếp U= U (X(P,M))= V(P,M) Có thé sử dụng hàm thỏa dụng gián tiếp dé
suy ngược lại hàm cầu Marshall bằng cách tối đa hóa hàm thỏa dụng gián tiếp sử
dụng mệnh đề của Roy:
Thực hiện bài toán tối thiểu hóa chỉ tiêu (PxQ) với độ thỏa dụng cho trước
Uo Kết quả của bài toán này là X° hay chính là hàm cầu Hicks Hàm cau Hicks làhàm số của giá và độ thỏa dụng X=h(P,Uo) Sử dụng hàm cầu Hicks dé tính chi
tiêu bằng cách nhân với giá của từng loại hàng hóa, từ đó sẽ cho hàm chỉ tiêu làhàm số của giá và độ thỏa dụng
Mối quan hệ giữa hàm chi tiêu và hàm cầu Hicks được biểu diễn trong bổ
dé Shepphard:
¡_ de
X¿= —
“Di
Do lường phúc lợi cá nhân theo ham cau Marshall
Ta có hàm thỏa dụng gián tiếp V(p,M), vi phân toàn phần hàm ta được :
dV = ov dp; + ov dM 1
Sử dụng đồng nhất thức Roy thu được:
Đặt 2 = ¬ chia hai vê cua (1) cho A và rút gọn ta được
dv
Zz = ~Ð _xi(p,M) dp, + dM
Về trái của biểu thức này chính là sự thay đổi bằng tiền của độ thỏa dụng,
về phải là sự thay đổi bằng giá nhân với hàm cầu Marshall cộng với sự thay đổitrong thu nhập Dé tính tông thay đổi ta tính:
dV 12
aw => = ->'| x¡(p,M)dp,+dM — (2)
Đ1
Trang 28Hình 1-6: Phúc lợi thay đổi khi giá thay đổi
Bị „1A Thay đổi thang dư tiêu ding
>
Trong hình 1.7, phan diện tích ABP)P2 nằm dưới đường cầu Marshall vànằm giữa hai mức gid Pi, P2 là phan thay đổi PLXH khi giá thay đổi Phan phúclợi thay đổi trong biéu thức (2) được gọi là thang dư người tiêu dùng cho biếtcách tinh sự thay đổi PLXH từ hàm cầu quan sát được Marshall
Do lường phúc lợi cá nhân theo hàm cầu Hicks
Gọi Mi, M2 lần lượt là mức thu nhập trước khi thay đổi và thu nhập sau khi
thay đổi Ui va U2 là độ thỏa dụng trước và sau khi thay đôi
Biến thiên dén bù (CV)
Biến thiên đền bù là lượng tiền cần đưa cho (hoặc lấy đi) từ người tiêu dùng
dé họ dat được mức thỏa dụng như cũ khi có sự thay đôi Khi đó hàm chi tiêu códạng :
e(p2,U,) = e(p2, U2) — CV
Biến đổi dang thức trên ta được:
CV = eŒ;,U;) — e(p2, U\)Cộng và trừ Mi vào về phải ta được:
CV = e(p,, U,) — e(p;, U) + dM
với mức thay đổi biên hoặc với tổng các thay đồi
Trang 29Biến thiên tương đương (EV)
Biến thiên tương đương là số tiền người tiêu dùng sẵn lòng bỏ ra (hoặcđược trả) dé tránh sự thay đổi Khi đó, hàm chỉ tiêu có dang:
e(p,,U2) = e(p,,U,) — EV
Chuyén về đăng thức ta được:
EV = e(Œm,U) — eŒ\,U;)
Cộng và trừ M2 vào về phải ta được:
EV = e(p;,U;) — e(m, U2) + dM
với mức thay đối biên, hoặc với tổng các thay đôi
Như vậy, biến thiên đền bù và biến thiên tương đường đều là phần chênh
lệch giữa các hàm chi tiêu với các độ thỏa dụng tương ứng Hai cách tính này là
cơ sở của phần lớn kinh tế phúc lợi mang tính ứng dụng và là cơ sở dé đánh giágiá trị môi trường Tuy nhiên trong đánh giá giá trị môi trường, chất lượng môitrường và tác động của nó thường không biểu hiện trực tiếp dưới dạng thay đổi
của giá và thu nhập Trong các phân tích ở trên, có thê coi chất lượng môi trường
là yếu tố ngoại sinh trong hàm thỏa dụng và hàm cau
Đo lường biến thiên đền bù và biến thiên tương đương khi chất lượngmôi trường thay đối
Sử dung hàm chi tiêu dé xác định mức phúc loi thay đôi Giả sử trong hàm
chi tiêu có thêm yếu tố chất lượng môi trường, phát sinh do trong hàm thỏa dụng
có Q Gọi Q¡ là mức chất lượng môi trường ban đầu, Q› là mức chất lượng môi
trường sau khi được cải thiện.
Ta có biến thiên đền bù khi chất lượng môi trường thay đổi là:
CV = e(,U\, Q1) — eŒ,U\, Q;) + aMBiểu thức của biến thiên tương đương khi chất lượng môi trường thay đôi
`
là:
EV = e(m,U;, Q1) — e(p1, U2, Q2) + dM
Trang 30Trên thực tế, CV và EV được đo bằng mức sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc sẵn
sàng chấp nhận (WTA) của cá nhân dé cải thiện hoặc đền bù một sự Suy giảmtrong chất lượng môi trường
Bảng 1-3: Các đại lượng do sự thay đổi phúc lợi khi chất lượng môi trường thay
đổi
Kịch ban thay đỗi
Chất lượng môi trường | WTA để đênbù chosự | WTP đề tránh suy giảm
được cải thiện SUY giảm chất lượng chất lượng
F ne gs beeen gg WTA dé dén bù cho
Chat lượng mỗi trường WTP dé cải thiện chat
suy giam lượng môi trường
Nguồn: Tunner và các cộng sự (2003)
Bản chất, WTP và WTA đều là những đại lượng thực nghiệm dùng dé đolường sự thay đổi trong phúc lợi cá nhân nhưng khác nhau ở bản chất sở hữu tàisản môi trường Nếu các cá nhân có quyền sở hữu với môi trường thi sẽ có quyềnchấp nhận những mức chi trả nhất định dé đền bù cho sự suy giảm chất lượngmôi trường Ngược lại nếu không có quyền sở hữu môi trường thì phải sẵn lòngchi trả tiền dé cải thiện hay chống lại sự suy giảm giá trị môi trường mà mìnhtiêu dùng Bên cạnh đó, WTP phụ thuộc vào thu nhâp của cá nhân và không thể
dao động quá nhiều xung quanh mức này, trái lại WTA lại không có giới hạn do
không có cá nhân nào từ chôi nhận thêm nhiêu lợi ích cho mình.
Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rang môi quan hệ giữa mức san lòng chi
Trang 31trả và mức chấp nhận đền bù phức tap hon rất nhiều so với việc điều chỉnh tác
động thu nhập Tôn tại sai khác hệ thống giữa mức sẵn lòng trả và mức chapnhận đền bù, phụ thuộc vào hình dạng đường bàng quan và khả năng thay thế củamỗi cá nhân Vì thế tùy thuộc vào từng trường hợp mà mỗi phương pháp tiếp cận
sẽ cho kết quả phù hợp hơn
Sw dụng thông tin về hàng hóa thị trường dé xác định giá trị hàng hóa
môi trường
Nếu biết được hàm chỉ tiêu hoặc hàm thỏa dụng gián tiếp thì có thể trực tiếpxác định được phúc lợi khi chất lượng môi trường thay đổi Tuy nhiên trên thực
tế thông thường chúng ta chỉ quan sát được những thay đổi trong hành vi mua
những loại hàng hóa có liên quan đến thay đổi hàng hóa môi trường Do vậy, đolường phúc lợi trong trường hợp này đòi hỏi một số giả định, sử dụng các thôngtin có được về hàng hóa thị trường đề từ đó xác định giá trị hàng hóa môi trường
1.3 Các phương pháp lượng giá TN&MT
Theo nhà kinh tế học Edward Barbier (1994): “Cac phương pháp lượng giáđược chia thành ba nhóm chính là các phương pháp dựa vào thị trường thực, cácphương pháp dựa vào thị trường thay thế và các phương pháp dựa vào thị trườnggiả định”.
1.3.1 Các phương pháp dựa vào thị trường thực
Phương pháp dựa vào thị trường thực bao gồm 6 phương pháp: phươngpháp giá thị trường, phương pháp chỉ phí thay thế, phương pháp chỉ phí thiệt hại
tránh được, phương pháp thay đổi năng suất, phương pháp chi phí sức khỏe,phương pháp phân tích cư trú tương đương.
1.3.1.1 Phương pháp giá thị trường
Day là phương pháp được sử dụng phổ biến trong lượng giá các giá tri sửdụng trực tiếp của TN&MT Phương pháp này được sử dụng nhằm ước lượng giátrị của các hàng hóa dịch vụ do môi trường cung cấp được trao đổi, mua bán trênthị trường Đồng thời, phương pháp giá thị trường còn được dùng để lượng giánhững thay đối về số lượng va chất lượng của hàng hóa Giả thiết cơ bản củaphương pháp này là khi giá thị trường không bị bóp méo bởi sự thất bại thịtrường (ngoại ứng, độc quyền) hay chính sách của Chính phủ hoặc sự bất đối
xứng thông tin thì nó sẽ phản ảnh chính xác chân thực giá tri của hàng hóa hay
chi phí cơ hội của việc sử dụng tài nguyên.
Trang 321.3.1.2 Phương pháp chi phí thay thé
Phương pháp chi phí thay thé thường được sử dụng dé xác định giá trị giántiếp của TN&MT thông qua việc tìm hiểu giá thị trường của các dịch vụ tươngđương do con người tạo ra Phương pháp này ước lượng giá trị của các dịch vụsinh thái của TN&MT xấp xi gần bằng với chi phí dé cung ứng hàng hóa và dịch
vu tương đương do con người tạo ra.
1.3.1.3 Phương pháp chỉ phí thiệt hại tranh được
Trong nhiều trường hợp, một vài các thuộc tính môi trường có chức năngphòng hộ, bảo vệ được các tài sản có giá trị kinh tế cho con người như rừng ngậpmặn, đất ngập nước, Phương pháp chỉ phí thiệt hại tránh được sử dụng thôngtin về giá trị của những tài sản được môi trưởng bảo vệ hay những những thiệt
hại tránh được khi có những tác động xảy ra từ bên ngoài như lợi ích của môi
trường.
Phương pháp này đặc biệt rất hữu ích trong việc đánh giá giá trị gián tiếp từnhững dịch vụ bảo vệ, phòng ngừa của môi trường, ví dụ như phòng chống thiêntai, ngăn chặn chống xòi mòn đất, lọc và điều tiết nguồn nước
1.3.1.4 Phương pháp thay đổi năng suất
Phương pháp này được sử dụng dé lượng giá thiệt hại môi trường bi tácđộng bởi các yếu tố bên ngoài Ví dụ: đo lượng sự suy giảm sản lượng mùa vụ dothiên tai, bão lũ hay nhiễm mặn đất gây ra Phương pháp thay đổi năng suất lấy
sự thay đổi trong năng suất làm cơ sở đo lường giá trị, đồng thời sử dụng giá thịtrường dé tính toán đầu vào và đầu ra trong sản xuất cũng như lượng giá nhữngthay đổi vật lý trong quá trình này
1.3.1.5 Phương pháp chỉ phi sức khỏe
Trong hầu hết các trường hợp, thay đổi chất lượng môi trường có ảnhhưởng tới sức khỏe con người, từ đó có thé dẫn tới những hậu quả làm phát sinhchi phí Phương pháp chi phí sức khỏe được sử dụng dé lượng giá chi phí bệnhtật của cộng đồng do ô nhiễm môi trường gây ra Các chi phí ở đây là chi phíchăm sóc y tế, chỉ phí điều trị và phục hồi, chi phí cơ hội do nghỉ việc, năng suấtlao động giảm trong những ngày bị ốm, chỉ phí cơ hội của người thân chăm sócngười bệnh, Tat cả các khoản chi phí này được sử dụng làm cơ sở ước tinhnhững ảnh hưởng tiêu cực về tình trạng sức khỏe do sự suy giảm chất lượng môitrường gây ra.
Trang 331.3.1.6 Phương pháp phân tích cư tru trong đương
Phương pháp phân tích cư trú tương đương là phương pháp được sử dụngtrong các tình huống lượng giá về thiệt hại các hệ sinh thái gây ra bởi ô nhiễmmôi trường và suy thoái môi trường Bản chất cốt lõi của phương pháp này chính
là lấy dịch vụ sinh thái tạo ra để bù đắp cho dịch vụ sinh thái mất đi Trước tiên,phải thực hiện dự án sơ cấp, tiễn hành các hoạt động tại hiện trường dé khôi phụclại toàn bộ lượng dịch vụ của hệ sinh thái như trước đây Dự án này đảm bảorằng trong khoảng thời gian nhất định sẽ khôi phục lại hoàn toàn dịch vụ sinh
thái đã mất đi do sự cố Thứ hai, phải tiến hành một hoạt động nữa là dự án thứcấp dé bù đắp lượng dịch vụ sinh thái bi mat đi trong khoảng thời gian dự án sơ
cấp diễn ra Dự án này đảm bảo rằng dịch vụ mà nó cung cấp bang đúng với tônthất tạm thời của lượng dịch vụ sinh thái và có thể thực hiện tại một nơi khác
Sau khi xác định được phương trình cân bằng dịch vụ giữa dự án sơ cấp và dịch
vụ thứ cấp thì các biến số kinh tế sẽ được đưa vào tính toán chỉ phí cho dự án sơcấp và phục hồi Từ đó xác định thiệt hại và đền bù kinh tế do 6 nhiém/ sự cố
môi trường gây ra.
1.3.2 Các phương pháp dựa vào thị trường thay thé
Trong một số trường hợp, một vài hàng hóa và dịch môi trường mặc dù
được mua bán trên thị trường nhưng giá thị trường lại không phản ánh chính xác
đầy đủ giá trị của các hàng hóa, dịch vụ này Vì thế nên, phải xác định giá trị củahàng hóa, dịch vụ trên các thông tin của thị trường thay thế Bao gồm 3 phương
pháp phổ biến và truyền thống thuộc nhóm này là chi phí du lich, giá trị hưởngthụ và hàm sản xuất
13.2.L Phương pháp chi phi du lịch
Day là phương pháp được sử dung dé đánh giá giá trị của TN&MT và các
hệ sinh thái Giả thiết của phương pháp chi phí du lich rat đơn giản và dé hiệu, đó
là số tiền bỏ ra dé tham quan một địa điểm du lịch phản ánh giá trị giải trí của nơi
đó Mặc dù không thé quan sát trực tiếp được sự trao đổi mua và bán này nhưng
bù lại có thể thu thập thông tin về hành vi và sự lựa chọn của các cá nhân tronghưởng thụ tài nguyên môi trường Có thé tính được phan phúc lợi cá nhân và xãhội khi tham gia thị trường du lịch tại địa điểm nghiên cứu bằng việc thông quahàm ước lượng đường cầu du lịch cá nhân và đường cầu thị trường
1.3.2.2 Phương pháp giả trị hưởng thụ
Phương pháp giá trị hưởng thụ được sử dụng để ước tính giá trị của môi
Trang 34trưởng ẩn trong giá thị trường của một số loại hàng hóa và dịch vụ thông thường
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong lượng giá giá trị của môi trườngđược ân trong giá bất động sản Chang hạn như khi các ngôi nhà đều có sự tươngđồng về diện tích, vị trí, không gian, an ninh thì ngôi nhà nao có đặc điểm môitrường tốt hơn ( cạnh hồ nước, nhiều cây xanh, gần công viên ) sẽ có giá cao hơnnhững ngôi nhà khác Kết quả lượng giá theo phương pháp này có thể được cácnhà quản lí môi trường hoặc các nhà đầu tư bất động sản sử dụng trong thiết kếthực hiện các giải pháp bảo vệ và nâng cấp chất lượng môi trường hoặc đầu tưcho các thuộc tính môi trường trong các dự án bất động sản mới
1.3.2.3 Phương pháp hàm sản xuất
Hàm sản xuất là phương pháp được sử dụng để tính toán các giá trị môitrường cung cấp cho hệ thống kinh tế, đa phần là các giá trị sử dụng gián tiếp.Khi những chức năng sinh thái của môi trường hỗ trợ cho các hoạt động kinh tếthì những chức năng này mang giá trị kinh tế, tuy nhiên chúng lại không có trênthị trường mua bán trao đổi trực tiếp nên không thé hiện giá trị thực Do vậy,phải lượng hóa giá trị của các dịch vụ thông qua thị trường thay thế Trong đó sửdụng thông tin của các hành vi quan sát được trên thị trường, từ đó suy ra các giátrị “ân” của các dịch vụ môi trường
1.3.3 Các phương pháp dwa vào thị trường giả định
Một số hàng hóa và dịch vụ môi trường vừa không xuất hiện trên thị trườngmua bán trao đối vừa không có giá cả nhưng van đem lại độ thỏa dụng cho cánhân và xã hội Các hàng hóa và dịch vụ này thường có các thuộc tính của hànghóa công cộng và có thể lượng giá thông qua việc xây dựng các thị trường giảđịnh rồi quan sát hành vi lựa chọn của cá nhân thông qua sự thông báo của họ vềviêc tham gia thị trường giả định đó Có hai phương pháp phổ biến nhất trong
nhóm này là đánh giá ngẫu nhiên và mô hình lựa chọn.
1.3.3.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Đây là phương pháp được sử dụng dé ước lượng giá trị của các hàng hóa vadịch vụ môi trường bao gồm cả giá trị sử dụng và phi sử dụng Phương pháp nàyđược tiến hành thông qua các cuộc điều tra với yêu cầu là các cá nhân trả lời họsẵn sàng chỉ trả bao nhiêu cho các hàng hóa và dịch vụ môi trường cụ thể Trong
một vài trường hợp, người được hỏi có thể được yêu cầu sẵn sàng chấp nhận một
số tiền bồi thường nhất định do bị mat đi các hàng hóa dịch vụ môi trường mà họ
có quyền sở hữu Phương pháp CVM có giả thiết phụ thuộc vào một thị trường
Trang 35Một số bước cơ bản khi thực hiện phương pháp bao gồm:
Bước 1: Xác định van đề lượng giá, cụ thé là lượng giá giá trị nào của
TN&MT
Bước 2: Thiết kế nghiên cứu bao gồm: Thảo luận nhóm, Thiết kế bảng hỏi
Bước 3: Thiết kế khảo sát thực tế gồm chọn mẫu điều tra và điều tra
Bước 4: Phân tích dữ liệu và báo cáo kết luận
1.3.3.2 Phương pháp mô hình lựa chọn
Mô hình lựa chon (CM) là phương pháp lượng giá thông qua tuyên bố về sở
thích được sử dụng để lượng giá các nhóm giá trị bất kỳ của TN&MT, nhưngđược sử dụng chủ yếu trong lượng giá các giá trị phi sử dụng Giống với phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên, phương pháp này cũng dựa trên các tình huống giảđịnh, tuy nhiên phương pháp này thường xây dựng ít nhất hai kịch bản khácnhau, mỗi kịch bản có nhiều thuộc tính khác nhau Dựa trên sự lựa chọn của các
cá nhân với từng kịch bản mà các nhà nghiên cứu có thể ước lượng được phúc lợi
cá nhân khi trong các kịch bản quản lý môi trường và sự đánh đôi giữa giá trị củacác thuộc tính trong các kịch bản.
Một số bước cơ bản khi tiến hành phương pháp là:
Bước 1: Xác định van đề nghiên cứu
Bước 2: Xác định việc điều tra nên thực hiện theo cách nào (thông qua thư,
email hay phỏng van trực tiếp)
Bước 3: Thiết kế điều tra
Bước 4: Tiến hành điều tra
Bước 5: Xử lý và phân tích kết quả, kết luận
Ngoài những phương pháp trên hiện nay còn có nhiều phương pháp khác
không chỉ giới hạn trong lĩnh vực lượng giá TN&MT mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu lượng giá phục vụ công tác quản lý TN&MT nhưchuyên giao lợi ích, phân tích chi phí lợi ich (CBA) va mô hình đầu vào — dau ra
Trang 36CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng, thuộc miền Bắc ViệtNam và là một tỉnh hành lang cận kề với tam giác phát triển kinh tế trọng điểmBắc bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thànhphố: tỉnh Hải Dương ở phía Bắc, tinh Hưng Yên ở phía Tây Bắc, thành phố HảiPhòng ở phía Đông Bắc, tỉnh Hà Nam ở phía Tây, tỉnh Nam Định ở phía Tây và
Tây Nam; phía Đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ) Địa hình tỉnh Thái Bình không
có rừng núi, tương đối băng phăng với độ dốc không quá 1%; độ cao phô biến từ
1-2 m trên mực nước biên, thấp dan từ bắc xuống đông nam, bốn bề là sông biểnbao quanh (một mặt là biên, ba mặt là sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa)
Tỉnh Thái Bình có diện tích 1.542,3 km2 nước với dân số 1.860.477 ngườitheo thống kê 2019 Về mặt hành chính, tỉnh Thái Bình gồm có thành phố tỉnh lyThái Bình và 7 huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Thái Thụy, Vũ Thư,Tiền Hải, Kiến Xương
Nguồn: Asean travel
Trang 37TP Thái Bình nam ở vi trí trung tâm và là đầu mối giao thông của tỉnh:
cách Hà Nội 110 km về phía tây bắc, cách Hải Phòng 60 km về phía đông bắc,
thành phố Nam Định 19 km về phía tây Địa giới TP Thái Bình: phía Đông Nam
và Nam giáp với huyện Kiến Xương, phía Tây và Tây Nam giáp với huyện VũThư, phía Bắc giáp huyện Đông Hưng
Tổng diện tích của toàn TP Thái Bình là 67,71 km2, dân số theo tổng điều
tra ngày 1/4/2019 là 206.037 người Gồm 10 phường và 9 xã: Thành phố Thái
Bình có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: BồXuyên, Đề Thám, Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong, Tiền Phong, Phú Khánh, TrầnLãm, Kỳ Bá, Quang Trung, Trần Hưng Đạo và 9 xã: Đông Hoà, Đông Mỹ, Đông
Thọ, Phú Xuân, Tân Bình, Vũ Chính, Vũ Đông, Vũ Lạc, Vũ Phúc.
Hình 2-2: Ban đô hành chính cua TP Thái Bình
Nguồn: điaocthongthai.com
TP Thái Bình là vùng đất bằng phang, có cao độ 2,6m, có sông Trà Lý chảyqua với chiều dai 6,7 km, có hệ thống sông dao đã được nâng cấp, kè bờ Nơi đâycũng rất ôn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệphay xây dựng những công trình cao tầng Bên cạnh đó, nằm trong vùng khí hậucận nhiệt đới 4m, tiểu vùng khí hậu duyên hải nên thành phố có 2 mùa rõ rệt
trong năm: mùa nóng 4m mưa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, còn lại là
mùa khô hanh ít mưa Nhiệt độ trung bình ở đây là 23° C, lượng mưa trung bình
từ 1.500-1.900mm, độ âm không khí dao động 70-90%, số giờ nắng khoảng
Trang 381.600-1.800 giờ mỗi năm.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tính đến ngày 01/04/2019, Thái Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đôngthứ 11 về số dân, xếp thứ 29 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ
49 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ tám về tốc độ tăng trưởng GRDP.Với 1.860.447 người dân, GRDP đạt 68.142 tỉ Đồng (tương ứng với 2,9595 tỉUSD), GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (tương ứng với 1.650 USD),tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,53 Cơ cấu kinh tế chuyên dịch tích cực, tỷtrọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ
tương ứng đạt 22,5% - 41,0% - 35,6% Trong đó, TP Thai Bình là trung tâm kinh
tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng của tỉnh và cũng là một trong 8 thànhphố của vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm trong vùng ảnh hưởng của khu vực kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ Tổng giá trị sản xuất năm 2019 của thành phố (giá so sánh2010) ước đạt 36.454,3 tỷ đồng, tăng 13,52% so với cùng kỳ Cơ cau ngành côngnghiệp tương đối cao, chiếm ty lê 56% tổng số giá trị các ngành kinh tế của thànhphố và chiếm gần 30% giá trị ngành công nghiệp tỉnh Thái Bình; ngành thương
mại dịch vụ chiếm tỷ lệ 27,1% và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm16,9% Cụ thể:
2.1.2.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Năm 2019, giá trị sản xuất (giá so sánh) ước đạt gần 773,5 tỷ đồng, băng97,5% so với năm 2018, trong đó: Gia tri sản xuất ngành trồng trọt ước đạt 397,8
tỷ đồng, tăng 0,03% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt trên
282 tỷ đồng, bằng 93,4%; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp ước đạt 0,18 tỷ đồng,bằng 100%; giá trị sản xuất ngành thủy sản ước đạt trên 57,2 tỷ đồng, bằng
99,7% so với cùng kỳ năm 2018.
2.1.2.2 Sản xuất công nghiệp - xây dựng
Sản xuất công nghiệp
Hiện nay trên địa bàn TP Thái Bình có 1.907 doanh nghiệp, trong đó có 383doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp băng 33.8% số doanh nghiệp côngnghiệp toàn tỉnh Năm 2019 giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010trên địa bàn thành phô ước đạt 23.432 tỷ đồng tăng 17,1 % so với kế hoạch năm,tăng so với cùng kỳ là 4.002 tỷ đồng hay tăng về số tương đối là 20,6% Chiatheo ngành kinh tế thì ngành Ngành công nghiệp khai thác mỏ đạt 36 tỷ; ngànhcông nghiệp chế biến ước đạt 22.791,6 tỷ đồng, tăng 20,72%; ngành phân phối
Trang 392.1.2.3 Lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mai
Hiện có 1.222 doanh nghiệp thương mai dịch vụ (tỷ lệ 64%) và chiếm50,2% số doanh nghiệp TMDV toàn tỉnh Năm 2019 tổng số doanh nghiệpTMDV tăng 9,2%; số cơ sở cá thé kinh doanh thương mại, dịch vụ là 17.565 cơ
sở, tăng 11,02% so với cùng kỳ.
Năm 2019 giá trị sản xuất khu vực thương mại, dịch vụ thành phố TháiBình ước dat 8.084 tỷ đồng, tăng 8.0% so với cùng kỳ; Giá trị xuất khẩu ước dat1.1150,8 triệu USD, tăng 0,03%; Gia trị nhập khẩu ước đạt 735 triệu USD, tăng8,56% so với năm 2018; Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu
dịch vụ ước đạt 13.732 tỷ đồng, tăng 10,81% so với cùng kỳ
Hoạt động vận tải
Vận tải hành khách va hàng hóa năm 2019 ước đạt 1.138,4 tỷ đồng tăng
11,77% so với năm 2018 Vận tải hành khách bang 6 tô trên địa bàn thành phố
Thái Bình chủ yếu là các tuyến xe buýt và xe khách nội tỉnh, liên tỉnh của các
công ty lớn như: Công ty CP xe khách Thái Bình, Công ty Cổ phần xe khách
Hoàng Hà, công ty TNHH TM và dịch vụ vận tải Phiệt Học
Về xã hội, Tổng điều tra dân số năm 2019, tổng số dân số TP Thái Bìnhtăng cao, tăng 23.055 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân 1 năm là 1,19%, là địa
phương có dân số tăng cao nhất so với 8 huyện và tăng cao so với tỷ lệ tăng bình
quân của tỉnh (toàn tỉnh tăng 0.34%) Bên cạnh đó TP Thái Bình có hệ thống cơ
sở giáo dục toàn diện với các 6 trường ĐH & CD, 5 trường THPT và nhiều
trường THCS và tiểu học Ngài ra, hệ thống y tế cũng đảm bảo đầy đủ phục vụngười dân với các bệnh viên từ cấp tuyến khu vực, ngành; tuyến tỉnh; tuyếnthành phó; tuyến phường xã; tuyến ngoài công lập
Cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận TP TháiBình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Thái Bình Những năm gần đây, TP Thái