LỜI CẢM ƠNQuá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bì
Trang 1TÓNG THỊ MỸ HẠNH
QUAN LÝ HOẠT DONG BOI DUONG
NANG LUC DAY HỌC TÍCH HOP CHO GIÁO VIÊN CAC TRUONG TRUNG HOC CO SO TREN DIA BAN
THANH PHO THAI BINH, TINH THAI BINH
LUAN VAN THAC Si QUAN LY GIAO DUC
HA NOI - 2024
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN LÝ GIAO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã sô: 8140114.01
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO THANH TRƯỜNG
HÀ NOI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu độc lập, các số liệu và kếtquả nghiên cứu khách quan, trung thực và không trùng lặp với các công trình khoa
học đã được công bố
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Túc giả luận văn
Tống Thị Mỹ Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên
địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình”, tác giả đã nhận được sự chỉ đạo,hướng dẫn, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo và cơ
quan chức năng, khoa chuyên ngành cùng các Thầy, Cô và cán bộ hướng dẫn khoa
học Với tình cảm chân thành, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Thường vụ Dang ủy, Ban Giám hiệu Trường Dai học Giáo dục, Đại học
Quốc gia Hà Nội
- Phòng Đào tạo, Khoa Quan lý Giáo dục và các Thay, Cô giáo đã trực tiếpquản lý, giảng dạy.
- PGS.TS Đào Thanh Trường - Cán bộ hướng dẫn khoa học.
Quá trình học tập, nghiên cứu, tác giả luôn nỗ lực cố gắng vượt qua khókhăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ Tuy nhiên, do tính chất công việc và thời gian, kinhnghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên không tránh khỏi những khiếm khuyết Tác giảkính mong quý Thay, Cô và đồng nghiệp quan tâm, chi dan để luận văn được hoàn
chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm on!
il
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LO1 CAM GOAN i IEURNv in 01 1 Danh mục các bảng - - c2 3112101119101 19111 1119111 ng HH nrry Vii
Danh mục biểu đổ, sơ G6 cccceccccssececsssesessesescecsesesececsvsucacsvsucacsessacseavsusacsteearscaneaeaves ix
9027100 1
Chuong 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG
NANG LUC DAY HỌC TÍCH HỢP CHO GIAO VIÊN TRUONG TRUNG
2/9/0991.4IAKMmš%5ŸỖồẳùẦQd 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề - 2-2 + £+Ex+EEeEE£EE2EEeExerkerreerkeree 6
1.1.1 Các nghiên cứu về day học tích hợp . ¿-¿©z2cx++zx+zxsecseees 61.1.2 Các nghiên cứu về năng lực dạy học tích hợp và bồi dưỡng năng lực
dạy học tích hỢp - - - - 1 3211211189311 91111 11 911 t1 TT 7
I0 1041020 0n 9
1.2.1 Giáo viên trường trung NOC CƠ SỞ -c SG S113 sirresereeree 9
1.2.2 Năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trường trung học cơ sở 10
1.2.3 Bồi dưỡng năng lực day học tích hợp cho giáo viên trường trungHỌC CƠ SỞ TQ Q TQ Q99 0 TT ve 15
1.2.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáoviên trường trung HOC CƠ SỞ - 5 LH HH HH ru 161.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường
trung HOC CƠ SO oo eee eeccesccceseeeseecesceceseeceaeeeseecesceceaeeesaeceaecesceceaeecsaeesaeseneeseaneeaees 20
1.3.1 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực day hoc tích hợp cho giáo viên
trường trung NOC CƠ SỞ - «th TH HH Hà HH Thy 20
1.3.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
trường trung hỌC CƠ SỞ <2 11H HT HT HH TH 21
1.3.3 Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy hoc tích hợp cho giáo viêntrường trung NOC CƠ SỞ - c1 1991011191111 1119 111 118 111 g1 HH ng cư, 24
1.3.4 Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường
trung NOC CƠ SỞ - Gv rrt 26
1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
trường trung học CO SỞ: - - Ăn HH TH HH TH HH ng kg 266
11
Trang 61.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
08191158161)04158:10sve8 0A1 2661.4.2 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học
tích hop cho giáo viên trường trung HOC CƠ SỞ - 6+ *sscssesse 30301.4.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực
dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học CƠ SỞ - -‹++-<<++<<+ 331.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy
học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ Sở cc+cs+ssss2 366
Kết luận chương Doi e.ceccecceccceccececsecsessesssessessscsvcssessessecsecsuessessessessnessessessessessseeses 400
Chương 2: THUC TRẠNG QUAN LÝ HOAT ĐỘNG BOI DUONG
NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ THÁI BÌNH, TÍNH
Thai Binh 0 42422.2 Tổ chức khảo sát thực trạng - :- 2-52 S2+E2E2EeEEeEEEEEEEkrrkrrrrrerree 499
2.2.1 Mục đích khảo sát + 2< E332 11221 122v vn vn ng re 499
2.2.2 Nội dung khảo sát .- 5G nnHnHnHnHghgg n TnH nh rkt 4992.2.3 Đối tượng khảo sát ¿5 St St 2E121121121 717171111 1eEre 4992.2.4 Phương pháp khảo sát -.- nh nh HH gi 5050 2.3 Thực trạng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên các trường trung
học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 512.4 Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các
trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 533
2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên các trường trung
học cơ sở về day học tích hợp và bồi dưỡng năng lực day học tích hợp 53
2.4.2 Thực trang nội dung bồi duéng năng lực day học tích hợp cho giáoviên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh
iv
Trang 7Thai Binh 07 6222.4.3 Thực trạng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học
tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phốThái Bình, tỉnh Thai Bình - - - 5c 3c 3133332 E*EEEESeErrkrrrrrrkrrrrke 624
2.5 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp chogiáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh
Thai Binh 0 666
2.5.1 Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáoviên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình - 2- 2 52+ 662.5.2 Thực trạng chỉ đạo, tô chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy
học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình 682.5.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thànhphố Thái Bình -. - 2-2 ¿St +E9SE£EE£EEEEE2E12E121121717111111111 111111111110 702.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình s2 s2 +- 7112.7 Đánh giá chung về thực trang quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực
dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn
thành phố Thái Binh, tinh Thai Bình 2 + SE E+Ee+Eerxerxerxerxxee 73
2.7.1 Ưu điểm và nguyên nhân 2-2 2 2+ +E£EE£EE£EE£EE£EE£EerEerkerxrrsres 73
2.7.2 Hạn chế và nguyên nhân 2-2 2£ £+EE+EE+EE+EEE2EEEEEeEEerEerrrrred 755
Két Wu din J6 on ees aủOQ 7T1Chương 3: BIEN PHAP QUAN LÝ HOẠT ĐỘNG BOI DƯỠNG NANG
LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CAC TRUONG TRUNG
HỌC CƠ SỞ TREN DIA BAN THÀNH PHO THÁI BÌNH, TINH THÁI BÌNH 788
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện phápp -:- 2-52 2EcEEEeEEeExeEerrrrkrrreea 788
3.1.1 Đảm bảo nguyên tắc tính mục đích, sát hợp và đáp ứng chủ trươngđôi mới căn bản, toàn diện giáo dục trung học CƠ SỞ c << ss+sss2 788
3.1.2 Dam bảo nguyên tắc khả thi, chất lượng và hiệu quả - 7993.1.3 Đảm bảo nguyên tắc toàn diện, hệ thống, đồng bộ, kế thừa, phát
¡Ế 8080
Trang 83.2 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái
Binh, tinh Thai Binh An ờờừễ54 81
3.2.1 Tăng cường giáo duc chính tri tư tưởng, nâng cao nhận thức, phát
huy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đối với công tácbồi dưỡng năng lực dạy học tích hợpp - ¿+ + + ++E++E£+Ee£xerxerxersrrszes 81
3.2.2 Doi mới công tác xây dung kế hoạch quan lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học tích hợp cho giáo viên cấp trung học cơ SO 855
3.2.3 Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy chế, cơ chế quản lý hoạt độngbồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên cấp trung học cơ sở 899
3.2.4 Đổi mới nội dung gắn với đa dạng hóa hình thức, biện pháp quản
lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên cấptrung NOC CƠ SỞ - SG s1 TH HH tt 9292
3.2.5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác quản lý hoạt động bồidưỡng năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên cấp trung hoc cơ sở 955
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của hệ thống biện pháp quản lý
hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trunghọc cơ sở trên địa bàn thành pho Thái Bình, tỉnh Thái Bình - 99
3.3.1 Mục đích, nội dung khảo nghiệm 5 5c 25c 3+ *+vx+eseexesexss 999
3.3.2 Phương pháp khảo nghiệm tính cần thiết, tính kha thi của hệ thốngbiện pháp dé XuẤt -¿- ¿5£ StSxÉEEEEE9E121121121121712121 111.11 crrre 100100
3.3.3 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của hệ thống biệnpháp dé xuẤtt -:- se t2 k1 1 11121211211211211 1111111111111 1 re 101101
8.00) c8 a 35 1099KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 22-22 E2 E2 E2 EEEEEEerrrerrrrree 11010TÀI LIEU THAM KHÁO 2 5225E£2SE+EEE£EEE2EE2EEEEEEEEEEEEerrkrrrerree 11414
PHU LỤC 7 22122120112 1111 11111111111 y 118
VI
Trang 9DANH MUC CAC BANG
Hệ thống trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Binh - c2 1121112311121 11111151118 1110111101111 11g ky 43Thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật dạy học trường trung
học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 44Thực trạng cơ cấu, trình độ của đội ngũ giáo viên các trường trung
học cơ sở trên dia bàn thành phó Thái Binh, tỉnh Thái Bình 45
Thực trạng ơ cấu, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý các trườngtrung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tinh Thái Bình 46Thực trạng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên các trường
trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình - 52
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trung học cơ
sở về sự cần thiết tiễn hành bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp 54Thực trạng nhận thức của cán bộ quan lý và giáo viên về vai trò,
giá tri của dạy học tích hỢp - - + 5 + 33211391 91 911 1 ven 56Thực trạng nhận thức về yêu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành
phố Thái Binh, tinh Thái Bình 2-2222 s+£x+zx+Ezzxerxersez 59
Thực trang xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp 61 1
Thực trang cau trúc nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợpcho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố
Thái Bình, tỉnh Thái Bình - - - - + St + ssEersrsirskrrkee 622
Thực trạng hình thức tô chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợpcho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phốThái Bình, tỉnh Thái Bình - + St *++skseirkirkirsrree 644Thực trạng phương pháp tiến hành bồi dưỡng năng lực dạy học
tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn
thành phó Thái Bình, tinh Thái Bình 2 2 2 s2+sz+sz+s+£ 655Thực trạng chỉ đạo triển khai bồi dưỡng năng lực day học tích hợp
cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố TháiBình, tinh Thái Bình - - - + + +11 kg 1 ng ri, 688
vii
Trang 10Bảng 2.14:
Bảng 2.15:
Bảng 2.16:
Bang 3.1: Bang 3.2 Bang 3.3.
Thực trạng tô chức triển khai bồi dưỡng năng luc dạy học tích hợp
cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái
Binh, tinh Thai Binh 1117 69
Thực trang kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồidưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trunghọc cơ sở trên dia bàn thành phó Thái Binh, tỉnh Thái Binh 70
Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác quan lý hoạt độngbồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trườngtrung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tinh Thái Bình 722
Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp . : 101
Khao nghiệm tinh khả thi của các biện pháp - -« « + 102
Đánh giá về tính cần thiết với tính khả thi của các biện pháp 1066
vill
Trang 11DANH MỤC BIEU DO, SƠ DO
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sựcần thiết tiến hành bồi dưỡng năng lực dạy học tích hop 544Thuc trang lap kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình,tỉnh Thái Bình - - - - c1 119v nghe 677
Cấu trúc nội dung chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học tích hợp cho giáo viÊn - -++<++++++sssss 20Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên trường trung học CƠ SỞ s+S<++<+++++2 36
1X
Trang 12DANH MỤC BIEU DO, SƠ DO
Thực trạng nhận thức của cán bộ quan lý và giáo viên vê sự
cần thiết phải bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp 54Thuc trang lap kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phốThái Bình, tỉnh Thái Bình . - - - 11323 sgk rreg 67Mô hình về quản lý - - ¿5:52 52222222 2E2E£E£EEEvEeEeErrkrkrkrkrres 166Cấu trúc chức năng quan lý hoạt động bồi dưỡng năng lực
dạy học tích hợp cho giáo vIÊn cv v2 20Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên trường trung học CƠ SỞ s+S<++<+++++2 35
Trang 13MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của nền kinh tế tri thức và tác động
mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đây xã hội thông tin
bùng nổ, hình thành nền văn minh trí tuệ và xã hội học tập đã tạo ra những cơ hội
lớn, đồng thời cũng là thách thức đối với nền giáo dục hiện đại về mô hình nhân
cách con người thời đại mới Thực tế đó nảy sinh mẫu thuẫn giữa yêu cầu về nộidung học vấn phổ thông sâu rộng với thời gian học tập và khả năng tiếp thu khốilượng tri thức của học sinh; mâu thuẫn giữa chức năng tô chức, điều khiển, dẫn dắtngười học nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng ở từng môn học đáp ứng yêu
cầu của xã hội của người giáo viên với yêu cầu đòi hỏi người học phải biết tiếp thu,
chọn lọc, xử lý thông tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và hình thành kỹ năng thựchành trong thực tiễn Nhằm giải quyết triệt dé hai mâu thuẫn nêu trên, day học tíchhợp đã và đang trở thành xu thế trong nền giáo dục hiện đại của nhiều nước trên thếgiới Dạy học tích hợp đã thể hiện rõ giá trị ưu việt nhờ tạo dựng sự liên kết các đối
tượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch day học nhằm phát triển năng lực toàn diện, khả năng huyđộng, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của học sinh ở nhiều lĩnh vực khác nhau; quađó, người học không chỉ năm kiến thức sâu sắc, hệ thống và bền vững hơn, mà cònphát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu, vận dụng kiến thức linh hoạt vàtiết kiệm thời gian học tập Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp thực sự trở thànhnhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý giáo dục khi triển khai thực hiện Chương trìnhGiáo dục phổ thông 2018, nhăm trang bị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp học,bậc học những kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quảtích hợp trong dạy học, thực hành phương pháp dạy học tích cực, hiện đại, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới căn bản, toan diện giáo dục và đào tạo giai đoạn mới
Nhằm chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo, Đảng, Nhà nước đã xác
lập chủ trương, chính sách đôi mới, thực hành dạy học tích hợp ở các bậc học và
loại hình đào tạo Trong đó, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng
Trang 14nòng cốt, là nhân tố quyết định trực tiếp tiền trình hiện thực hóa quan điểm giáo dục va
dao tạo là quốc sách hàng dau, là động lực then chốt dé phát triển đất nước Nhằm tháogỡ điểm nghẽn, tạo đột phá chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồnnhân lực chất lượng cao và hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đất nước, Đại hội XIII củaĐảng nhấn mạnh: “Đây mạnh đổi mới đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước, quan ly và quan trị nghiệp vụ, chuyên môn trong giáo dục va dao tạo” [21,
tr.139] Quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp kiến tạo cơ sở
pháp lý thiết yếu theo phân cấp và mở ra cơ hội cho đội ngũ giáo viên được tiếp cậnvới lý luận giáo dục hiện đại, phương pháp dạy học tiên tiến để bố sung, cập nhật,ứng dụng vào thực tiễn công tác là van đề quan trọng, thiết yếu
Là địa bàn trung tâm về chính trị - xã hội của tỉnh Thái Bình, công tác giáodục và dao tạo của Thanh phố Thái Bình luôn được đặc biệt quan tâm, chú trọng -nhất là bồi dưỡng năng lực day học tích hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng năng
lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành
phó Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã có sự chuyên biến mạnh mẽ với nhiều kết quả tíchcực; song cũng còn những hạn chế, nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên chưa ngangtầm với yêu cầu dạy học tích hợp nói chung, ở bậc học trung học cơ sở nói riêng.Đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, tuynhiên chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáoviên vẫn tôn tại yếu kém, bat cập; đặc biệt là chưa có những biện pháp hữu hiệu
mang tính đột phá để quản lý có hiệu quả cao hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy
học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở Thực trạng đó đòi hỏi phải tăngcường nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợpcho đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở.
Từ những lý do trên, việc lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt độngbồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sởtrên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” làm luận văn thạc sĩ chuyênngành Quản lý Giáo dục là vấn đề có ý nghĩa lý luận và giá trị hiện thực sâu sắc
Trang 152 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lýhoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học
cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình nhằm đáp ứng tối ưu yêu
cầu Chương trình Giáo dục phô thông 2018 cấp trung học cơ sở và chủ trương đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 3 Câu hỏi nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáoviên các trường trung học cơ sở dựa trên cơ sở lý luận như thế nào?
Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên các trường trung học cơ sở trên địa ban thành phố Thái Binh, tỉnh Thái Binh đã
và đang đặt ra những vấn đề gì cần giải quyết?
Những biện pháp nào quyết định chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt độngbồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trênđịa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình?
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu4.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường
trung học cơ sở.4.2 Đối trợng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các
trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.5 Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợpcho giáo viên trường trung học cơ sở đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tô chứcthực hiện với những thành quả đáng khích lệ, song vẫn tồn tại một số bat cập và chatlượng chưa thực sự đáp ứng hữu hiệu yêu cầu nội tại của hoạt động day học tích hợp,cũng như yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học cơ sở Quảnlý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học
Trang 16cơ sở trên địa bàn thành phố thành phó Thái Binh, tỉnh Thái Bình chỉ có thé nâng caohiệu quả nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ hệ thống biện pháp khoa học, sát hợp, hữudụng, khả thi, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và dao tạo theohướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạyhọc tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ Sở.
Đánh giá, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạyhọc tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố
Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tíchhợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh
Thái Bình 7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở theo Chương
trình Giáo dục phổ thông năm 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số BGDDT, 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT, 03/8/2022 của Bộ Giáo duc và Dao tạo.
32/2018/TT-Giới hạn về dia bàn nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát Phòng Giáo dục vàĐào tạo Thành phố Thái Bình và các trường trung học cơ sở trên dia bàn thành phố
Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Trong ba năm học 2020 2021, 2021 2022, 2022 - 2023.
-8 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích - tông hợp; hệ thống - cau
trúc; phân tích, thống kê - so sánh; phân loại - hệ thống hóa và cụ thể hóa các tư liệucó liên quan dé xây dung cơ sở lý luận của đề tài
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiên: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi,
Trang 17phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu sản phamhoạt động, phương pháp chuyên gia, phương pháp tông kết kinh nghiệm thực tiễn.
Phương pháp thống kê toán học: Sử dung dé phân tác thông kê va xử lý số liệu.9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở dau, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,phu lục; luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học
tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực day học tích
hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình,tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình,
tỉnh Thái Bình.
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ HOAT DONG BOI DUONG NANG LUC DAY HOC TICH HOP
CHO GIAO VIEN TRUONG TRUNG HOC CO SO
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về dạy học tích hợp
Trần Viết Lưu (2011), “Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy
học môn lịch sử ở phô thông”, Tap chí Giáo duc, Số 261, Kì 1 - 5/2011 Bai báo
đưa ra những gợi ý chung về mục tiêu tích hợp gồm kiến thức, kỹ năng, tư tưởng vàtình cảm; xác lập nội dung cần bám sát dé vận dụng tích hợp và đưa ra những gợi ýtích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học môn lịch sử ở phổ thông
trong bài học cụ thê.
Hồ Lam Hồng (2011), “Dạy học theo tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm
non”, Tạp chí Giáo dục, Số 261, Ki 1 - 5/2011 Bài báo quan niệm là sự đan xen,kết hợp các nội dung và hoạt động giáo dục phù hợp tạo nên một chỉnh thê tác động
tích cực đến sự phát triển toàn diện các lĩnh vực ở trẻ em; xác lập mục tiêu dạy học
theo hướng tích hợp gắn học với hành, lý thuyết với các hoạt động cụ thé; giúp trẻ
năm vững nội dung cốt lõi của kiến thức chủ đề và phát triển năng lực tư duy Từđó, đề xuất cách thức tiễn hành dạy học tích hợp ở trẻ mam non, như: Tổ chức hoạtđộng giáo dục theo quan điểm “đơn môn”; tô chức hoạt động giáo dục theo quanđiểm “đa môn”
Trần Văn Xuyên (2012), “Dạy học tích hợp trong dao tạo nghề - Những vanđề đặt ra”, Tạp chí giáo dục, Sô 289, kì 1 - 7/2012 Bài báo luận giải cơ sở lý luận
về day học tích hợp và vận dung day học tích hợp trong dao tạo nghề với cả nhữngưu điểm, hạn chế Đồng thời, luận giải, làm rõ một số vấn đề đặt ra khi thực hành
dạy học tích hợp trong đào tạo nghề với một cấu trúc chỉnh thể thống nhất cả về
chương trình, giáo trình, giáo án; năng lực giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị;
quá trình dạy học; tài chính Trên cơ sở đó, tiến hành đề xuất biện pháp khắc
phục, triệt tiêu những tồn tại, hạn chế của dạy học tích hợp trong đảo tạo nghề.
Trang 19Phạm Quang Tiệp, Phạm Thị Vui (2016), “Dạy học tích hợp và thiết kế
chủ đề tích hợp trong day học tích hợp”, Tap chí Giáo dục, Sô 384, kì 2 - 6/2016.Bài báo làm rõ bản chất dạy học tích hợp là việc lồng ghép, đan xen tri thức thuộcnhiều lĩnh vực khoa học khác nhau vào trong cùng một chương trình, cùng một môn
học, cùng một hoạt động dạy học dé người hoc học được nhiều nhất trong một
khoảng thời gian xác định; nêu bật ưu điểm và các hình thức dạy học tích hợp, thiết
kế chủ đề tích hợp ở bậc tiểu học với một số ví dụ minh chứng điển hình
Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên) (2019), Dạy học tích hợp phát triển nănglực giải quyết vấn dé thực tiễn cho học sinh trung học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạmthành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung cuốn sách giới thiệumột số vấn đề cơ bản về thực hành dạy học tích hợp nhằm giải quyết những vấn đềthực tiễn trong trường trung học; vận dụng cách thức dạy học dự án dé tổ chức dạyhọc tích hợp; xây dựng chủ đề tích hop ở trường trung học; tổ chức dạy học tíchhợp giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trung học trong bối cảnh mới
1.1.2 Các nghiên cứu về năng lực dạy học tích hợp và boi dưỡng năng lực day
học tích hợp
Đỗ Mạnh Cường (2011), Năng lực thực hiện và dạy học tích hợp trong
đào tạo nghé, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội
Chuyên đề đi từ định nghĩa tích hợp để đưa ra quan niệm về tích hợp trong dạyhọc và dạy học tích hợp; về năng lực thực hiện (năng lực cá nhân, năng lực kỹthuật/chuyên môn, năng lực phương pháp luận, năng lực xã hội với các mức độcụ thể của năng lực thực hiện Trên cơ sở đó, luận giải hai cách tiếp cận trongdao tao nghé va di sâu làm rõ cách tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện với
nội dung đảo tạo là năng lực giải quyết các nhiệm vụ tại một vị trí làm việc; đơn
vi của năng lực thực hiện là các thành tố năng lực được xác định bởi công việcmà người lao động phải thực hiện.
Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học ở
trường trung học phổ thông”, Tap chí Giáo dục, Số 296, Kì 2 - 10/2012 Bài báo
khái quát tổng quan về dạy học tích hợp, làm rõ một số quan niệm về dạy học tích
hợp và trình bày quan điểm dạy học tích hợp theo các góc độ khác nhau Qua đó,
Trang 20tập trung luận giải việc hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trunghọc phổ thông theo quy trình hai bước: Bước 1 Biên soạn tài liệu; Bước 2 Tổ chứctập huấn cho đội ngũ giáo viên.
Huỳnh Văn Sơn (2016), Phát triển năng lực dạy học tích hợp - phân hóacho giáo viên các cấp học pho thông, Nxb Đại học thành phố Hồ Chi Minh, Thànhphố Hồ Chí Minh Nội dung cuốn sách chỉ ra xu thế dạy học tích hợp với những ưu
thế ở bậc trung học cơ sở va nhắn mạnh thực hiện dạy học tích hợp đang là mục tiêu
Việt Nam hướng tới nhằm triển khai hệ thống, đồng bộ Theo tác giả phải xác lập“khung chỉ dẫn” giúp cho giáo viên và học sinh biết được rõ họ cần làm gì và được
phép làm như thế nào dé thực hiện dạy học tích hợp một cách hệ thống Chính vì
thế, xây dựng chương trình giáo dục phô vừa phải đáp ứng yêu cầu đổi mới chươngtrình học và sách giáo khoa; vừa phải tạo ra một sự thay đôi về quan niệm và kỹthuật dạy học Đây cũng chính là những định hướng nhằm góp phần hoàn thiệnnăng lực dạy học tích hợp - phân hóa cho giáo viên bậc học phổ thông
Dang Thị Thuận An (2017), Phat triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh
viên su phạm hóa thông qua hoc phan phương pháp dạy học hóa học phổ thông,
Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Luận án đã
nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển năng lực dạy học tích hợp
cho sinh viên ngành sư phạm hóa và trên cơ sở đó, thiết kế, đề xuất những biệnpháp xây dựng, phát triển năng lực dạy học tích hợp trong đảo tạo giáo viên hóa họcthông qua học phần phương pháp dạy học hóa học phô thông
Vũ Thị Thu Hoài (2019), “Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho sinh
viên ngành sư phạm hóa học trường Đại học Giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội”,
Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lan thứ nhất về đổi mới đào tạo giáo viên, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội - Đại học Southem Cross (Úc), Hà Nội Bài hội thảo khang dinh
trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhânlực một cách toàn diện, thì bồi dưỡng năng lực day học tích hợp nói riêng, năng lực
dạy học nói chung cho sinh viên sư phạm là nhiệm vụ quan trọng của mỗi cơ sở đào
tạo Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng năng lực dạy học tích hợp của sinh viên
ngành sư phạm hóa học và giáo viên phô thông: tác giả đã xây dựng khung năng lực
Trang 21dạy học tích hợp cho sinh viên sư phạm hóa và đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng
năng lực dạy học tích cực cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học ở Trường Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
Từ Tổng quan nghiên cứu vấn đề cho thấy, năng lực dạy học tích hợp và bồidưỡng năng lực day học tích hợp đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ,chiều cạnh, phương diện và phạm vi khác nhau Tuy nhiên, trước yêu cầu thực hiện
Chương trình Giáo dục phô thông 2018 cấp trung học cơ sở với nhiều môn học tích
hợp như môn Khoa hoc tự nhiên, Lich sử và Dia lý, Giáo duc địa phương , chưa có
công trình nào nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thànhphố Thai Binh, tỉnh Thái Bình Đây là “khoảng trống” cả về mặt khoa học và trênphương diện thực tiễn cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Giáo viên trường trung học cơ sở
Điều 66, Luật Giáo dục xác định: “Nhà giáo giảng dạy ở co sở giáo dục mamnon, giáo dục phô thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấpgọi là giáo viên” [38, tr.27] Giáo viên là người thực hiện giảng dạy, giáo dục họcsinh, xây dựng kế hoạch, tổ chức tiến hành dạy học, thực hành và phát triển các khóahọc nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường; đồng thời thực hiện ra đề,kiểm tra, chấm thi và nhận xét, đánh giá chất lượng từng học sinh Giáo viên có vaitrò chủ đạo, là người định hướng, điều chỉnh, điều khiển quá trình dạy học và giáodục; “Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [38,tr.27], chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định thành công của hoạt động dạy học
Giáo viên trường trung học cơ sở là những người trực tiếp giảng dạy ở cácnhà trường cấp trung học cơ sở Chuan trình độ được dao tạo của giáo viên trunghọc cơ sở là: “Có băng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên Trường hợp
môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phảicó bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm” [38, tr.29] và phải đạt chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn,nghiệp vụ theo Thông tư Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ
Trang 22nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập
(Số 03/2021/TT-BGDĐT, 02/02/2021) của Bộ Giáo dục và Đào tạo Do đó, bồidưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở là vấn đề thiết yếu,trực tiếp góp phần nâng cao trình độ tri thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sưphạm, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đảo tạo
1.2.2 Năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trường trung học cơ sở
Năng lực: Là khả năng thực hiện một hành động nào đó theo tiêu chuẩn xác
định Năng lực được hội tụ bởi phẩm chat tâm sinh lý, tích hợp của kiến thức, kỹ năng,
thái độ tạo thành khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao
Dạy học: Dạy học là quá trình tương tác giữa người dạy và người học Trong
đó, người dạy định hướng, dẫn dắt người học tìm ra, khám phá, chiếm lĩnh hệ thốngtri thức, kỹ năng mà bản thân chưa biết, hình thành thói quen tư duy độc lập, sáng tạo
và phát triển phâm chất đạo đức, năng lực đáp ứng những chuẩn mực xã hội
Tích hợp: Theo nghĩa chung nhất, tích hợp là sự hợp nhất, kết hợp một số đốitượng cụ thể Theo bình diện Giáo dục học, “Tích hợp là hành động liên kết các đốitượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khácnhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy” [22, tr.384-385]; hoặc “Tich hợp là sự kếthợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn họckhác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luậnvà thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” [41, tr.27] Những quan niệm trêncho thấy, tích hợp là sự kết hợp hệ thống tri thức, kỹ năng của một số môn học khácnhau thành một chỉnh thê hữu cơ, thống nhất, khoa học dựa trên những giá trị đặctrưng, bản chất của mỗi đối tượng thành phần môn học
Dạy học tích hợp: Là sự liên kết, hợp nhất tri thức các môn học thành một hệthống thống nhất dé hình thành, phát triển năng lực tự học và tư duy sáng tao củangười học dưới sự định hướng, dẫn dắt của người dạy Dạy học tích hợp là một quátrình dạy học mà ở đó, các đơn vị kiến thức thuộc các môn học khác nhau được kếthợp hữu cơ, có hệ thống thống nhất nhằm hình thành, phát triển toàn diện phẩm
chất, năng lực của người học.
Năng lực dạy học tích hợp: Là khả năng huy động kiến thức, kỹ năng, thái
10
Trang 23độ của giáo viên để tạo sự liên kết, nhất thể hóa nội dung kiến thức các môn học
hoặc các phân môn trong một môn học một cách hữu cơ, có hệ thống theo những
cách thức khác nhau trong một bài học, kế hoạch giảng dạy nhằm hình thành, phát
triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh Dạy học tích hợp nhấn mạnh yếu
tố tìm tdi, sáng tạo và cách thức vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huốngthực tiễn sinh động nhằm mục đích phát triển tư duy sang tạo và năng lực toàn diệnở người học Đồng thời, xác lập mối liên hệ hữu cơ của hệ thống kiến thức, đảm bảo
cho học sinh có đủ khả năng huy động hiệu quả vào thực tiễn.
Năng lực day học tích hợp của giáo viên được thé hiện sinh động thông qua
nội dung dạy học tích hợp và phương pháp, kỹ năng tích hợp, chuyền tải hệ thống
kiến thức trong hoạt động dạy học Do đó, năng lực dạy học tích hợp đòi hỏi cao vềmức độ tích hợp toàn diện, hệ thống tri thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm
của đội ngũ giáo viên Năng lực dạy học tích hợp của giáo viên phải đáp ứng các
phương thức dạy học tích hợp hiện nay ở bậc trung học cơ sở, chủ yêu là tích hợp liênmôn Đồng thời, hiện thực hóa mục tiêu trọng tâm của dạy học tích hợp là dạy chohọc sinh phương pháp sử dụng kiến thức trong những tình huống khác nhau
Có nhiều phương pháp, phương diện tiếp cận về năng lực dạy học tích hợp,
song về cơ bản đều thống nhất năng lực dạy học tích hợp của giáo viên được cauthành bởi: Năng lực nhận thức về dạy học tích hợp; năng lực thiết kế và tổ chức
thực hành dạy học tích hợp; năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dạy học
tích hợp Năng lực nhận thức về dạy học tích hợp là khả năng phát hiện, phân tích,luận giải xu hướng, yêu cầu, nội dung của day học tích hợp Năng lực thiết kế và tôchức thực hành dạy học tích hợp là khả năng xác định điều kiện đảm bảo, thiết kếcau trúc nội dung dạy học và sử dụng, thực hành phương pháp day học tích hợp
Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tích hợp là khả năng thiết kế tiêu chí,
đưa ra những nhận định, cùng với khả năng vận dụng tổng hợp các phương pháp,kết hợp với sử dụng những công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh
Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích hợp: Là tính chất, dấu hiệu, chỉ số vàđiều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thé cấu thành năng lực dạy học tích hợpcho giáo viên Năng lực dạy học tích hợp bao gồm 7 tiêu chí, mỗi tiêu chí được đánh
11
Trang 24giá theo 4 mức với thang điểm lần lượt là: Mức 1 = 1 điểm; Mức 2 = 2 điểm; Mức 3= 3 điểm; Mức 4 = 4 điểm Trong đó, thấp nhất là mức 1, phản ánh yêu cầu tối thiểuvề năng lực dạy học tích hợp mà người giáo viên phải đạt được Mỗi mức cao hơnbao gồm tiêu chí của mức thấp hơn liền kề cộng yêu cầu mới tương ứng Việc phân
định các mức dựa vào số lượng, chất lượng những hoạt động mà giáo viên đã thực
hiện và được biểu đạt bằng những từ, cụm từ (từ khóa) để chỉ mức độ đạt được Hệthống tiêu chí đánh giá theo thang năng lực dạy học tích hợp của giáo viên như sau:
Tiêu chí 1: Năng lực hiéu biết về day học tích hợp.Mức 1: Hiểu biết cơ bản về dạy học tích hợp đề có thê đảm bảo mục tiêu dạy
học tích hợp.
Mức 2: Hiểu biết cơ bản về dạy học tích hợp và mối quan hệ giữa kiến thức
môn học với kiến thức tích hợp
Mức 3: Hiểu biết chuyên sâu về dạy học tích hợp, đảm bảo vừa cung cấp tri
thức của môn học, vừa tích hợp hiệu quả các nội dung khác theo chương trình dạy học tích hợp đã xác định.
Mức 4: Hiểu biết sâu, rộng về dạy học tích hợp, có thể giúp đỡ, hướng dẫn
đồng nghiệp về những nội dung dạy học tích hợp
Tiêu chí 2: Năng lực phát hiện, định vị mức độ tích hợp, phân loại và lôgíc
hóa các chủ đề tích hợp trong chương trình, nội dung dạy học tích hợp
Mức 1: Khả năng phát hiện, phân loại và logic hóa được một số chủ đề tíchhợp trong chương trình dạy học.
Mức 2: Phát hiện, phân loại và lôgíc hóa đây đủ các chủ đề tích hợp trong
Tiêu chí 3: Năng lực lập kế hoạch dạy học tích hợp
Mức 1: Biết tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp theo từng chủ đề cụ thé
Mức 2: Kế hoạch dạy học tich hợp day du mục tiêu dạy hoc thông thường vamục tiêu dạy học tích hợp phù hợp với tiến độ và khả thi
12
Trang 25Mức 3: Kế hoạch day học tích hợp được thường xuyên điều chỉnh, bồ sungsát hợp với yêu cầu thực tế.
Mức 4: Kế hoạch dạy học tich hợp chặt chế giữa day học với giáo duc và cóphương án tương thích với những nhóm đối tượng khác nhau, dự kiến được các tìnhhuống sư phạm và phương cách xử lý hiệu quả
Tiêu chí 4: Năng lực vận dụng hệ thống phương pháp dạy học tích hợp.Mức 1: Vận dung được một số phương pháp dạy học tích hợp sát với đặc thù
môn học va phát huy tinh fích cực nhận thức của học sinh được xác định trong kế
hoạch dạy học.
Mức 2: Vận dụng hợp jý hệ thống phương pháp dạy học tích hợp sát hợp đặcthù của môn học, phù hợp với tình huống sư phạm cụ thé theo hướng phát huy tinh
tích cực, chủ động học tập và tự học của học sinh.
Mức 3: Vận dụng hop lý, linh hoạt hệ thông phương pháp day học tích hop,
tạo sự hung thu, kích thích tính tích cực, chủ động học tập va rèn luyện kỹ năng tự
học cho học sinh.
Mức 4: Vận dụng thdnh thục, sáng tạo hệ thống phương pháp dạy học tích
hợp đúng với đặc thù của môn học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tích
hợp theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, phát triển kỹ năng tự học và phân
hóa học sinh.
Tiêu chí 5: Năng lực sử dụng thiết bị, phương tiện trong dạy học tích hợp
Mức 1: Sứ dung được các phương tiện theo guy định của chương trình môn
học trong dạy học tích hợp.
Mức 2: Biết lựa chọn và sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học phù hợp với
mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp dạy học tích hợp
Mức 3: Kết hợp sử dụng thành thạo thiết bị, phương tiện truyền thống và biếtsử dụng phương tiện dạy học hiện đại làm gia tăng hiệu quả dạy học tích hợp.
Mức 4: Kết hợp sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học truyền thống với máytính, mạng Internet và các phương tiện kỹ thuật khác, biết cải tiến và Sáng tạo những
phương tiện dạy học mới trong dạy học tích hợp.
Tiêu chí 6: Năng lực tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động học tập của
học sinh trong dạy học tích hợp.
13
Trang 26Mức 1: Có kha năng tổ chức, điều khiển, điều chỉnh được một số hoạt độngdạy học tích hợp theo kế hoạch đã xây dựng.
Mức 2: Có khả năng tô chức, điều khiển, điều chỉnh day đ các hoạt độngdạy học tích hợp theo kế hoạch đã xây dựng
Mức 3: Có kha năng tô chức, điều khiến, điều chỉnh đầy đủ, linh hoạt hoạtđộng dạy học tích hợp theo kế hoạch đã xây dựng
Mức 4: Có khả năng tổ chức, điều khiên, điều chỉnh /inh hoạt, sáng tao hoạt
động dạy học tích hợp theo kế hoạch đã xây dựng
Tiêu chí 7: Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dạy học tích hợp.Mức 1: Biế vận dụng kiến thức, kỹ năng của môn học dé tô chức, tiễn hànhhoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng qui định của
dạy học tích hợp.
Mức 2: Vận dụng được kiến thức, kỹ năng của môn học để xác định mụcđích, nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp dé tổ chức, tiến hành hoạt độngkiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp
Mức 3: Sử dung thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại dé tổ
chức, tiễn hành hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cáchcông khai, khách quan, chính xác, toàn diện, công bang; biét sw dung kết quả kiểm
tra, đánh giá dé điều chỉnh hoạt động dạy học tích hợp
Mức 4: Sử dụng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo các phương pháp truyềnthống và hiện đại, biết tự thiết kế công cụ dé tổ chức, tiễn hành hoạt động kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh thực sự công khai, khách quan, chính xác,toàn diện, công bằng; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá dé điều chỉnh hiéu quảhoạt động dạy học tích hợp và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh
Đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên phải căn cứ vào các minhchứng khách quan, cụ thé, khoa học và tường minh Hệ thống minh chứng đánh giánăng lực dạy học tích hợp của giáo viên bao gồm: Kế hoạch dạy học tích hợp; hồ sơdạy học tích hợp, số bôi dưỡng chuyên môn về dạy học tích hợp, biên bản kiểm tra,
đánh giá dạy học tích hợp, hồ sơ chuyên môn theo quy định, biên bản dự giờ giáo
viên, bộ đề kiểm tra, kết quả bài kiểm tra Hệ thống minh chứng trên được giáoviên tích lũy trong quá trình thực hiện các nội dung, chương trình dạy học tích hợp.
14
Trang 27Đánh giá năng lực dạy học tích hợp của giáo viên phải đảm bảo trung thực,khách quan, toàn diện, dân chủ, khoa học, công bằng thông qua các minh chứng xácthực, tin cậy với đầy đủ các tiêu chí quy định, theo đúng quy trình hiện hành và gắn
với điều kiện cụ thê, tính chất đặc đặc thù của môn học tích hợp
Dựa trên kết quả đạt được trong thực tiễn dạy học tích hợp thông qua cácminh chứng và đối sánh với các tiêu chí để chấm điểm từng thành phần là số
nguyên, tính theo thang điểm 4; nếu có thành phần chưa đạt 0.5 điểm thì không
chấm điểm Với cấu trúc 7 tiêu chí của năng lực dạy học tích hợp, tông điểm tối đađạt được là 28 Việc đánh giá, xếp loại năng lực dạy học tích hợp của giáo viên phảicăn cứ vào điểm số theo từng tiêu chí và tổng điểm của cả 7 tiêu chi Cụ thé:
Loại tốt: Mỗi tiêu chí đạt tối thiêu 3 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 4 tiêu
chí đạt 4 điểm và có tông số điểm là 25 đến 28 điểm
Loại khá: Mỗi tiêu chí đạt tối thiểu 2 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 4 tiêu
chí đạt 3 điểm và có tông số điểm là 18 đến 24 điểm
Loại trung bình: Tắt cả các tiêu chí đều đạt tối thiểu từ 1 điểm trở lên và tổng
số điểm đạt được là 10 đến 17 điểm
Loại yếu: Tổng số điểm nhỏ hơn 10 hoặc có tiêu chí không được cho điểm.
Căn cứ vào tông điểm, năng lực day học tích hop của giáo viên được đánh
giá theo hai bậc: Đạt chuẩn (bao gồm loại tốt, khá, trung bình) và chưa đạt chuẩn(loại yếu) Đánh giá khách quan, chính xác năng lực dạy học tích hợp của giáo viêntrường trung học cơ sở là yếu tố thực tiễn quan trọng dé xác định đúng, trúng nộidung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng năng lực day học tích hợp cho giáo viên
1.2.3 Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hop cho giáo viên trường trung hoc cơ sở
Bồi dưỡng: Là hoạt động trang bị, bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ
năng làm việc Nói cách khác, bồi dưỡng là quá trình bố sung, trang bị, cập nhậtkiến thức, kỹ năng và tích cực hóa hoạt động của của người lao động nhằm đáp ứngtốt hơn yêu cầu nghề nghiệp và vi trí việc làm Thực chất quá trình bồi dưỡng là débổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức và tối ưu hóa hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo nhằm đảm bảo cho người lao động thực hiện công việc tốt hơn, đạt được hiệu
quả cao hơn.
15
Trang 28Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên: Là hoạt động bỗ sung,cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm nâng cao khả năng kết hợp hiệu quả các
đơn vị kiến thức theo yêu cầu của môn học, ngành học, bậc học, của xã hội, thời đại,
bảo đảm cho người giáo viên hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao Bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên là hoạt động diễn ra thường xuyên,
liên tục nhằm kế thừa, bổ sung, phát huy, phát triển những phâm chat năng lực đãđược hình thành lên một tầm cao mới trong quá trình hoạt động nghề nghiệp
Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở làhoạt động bố sung kiến thức khoa học cơ bản, khoa học chuyên ngành, khoa học sưphạm và phát triển phương pháp, kỹ năng kết hợp, liên kết nội dung kiến thức các
môn học hoặc các phân môn trong một môn học một cách hữu cơ, có hệ thống trongdạy học các môn học tích hợp quy định thuộc chương trình trung học cơ sở di đôi
với khơi dậy tình yêu nghề nghiệp của người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền vàcơ quan chức năng.
1.2.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
trường trung học cơ sở
Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý là tô chức, điều khiến và kiểm soát hoạt động
của một đơn vi, cơ quan Harold Koontz khang định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục
đích của tô chức với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất [31,
tr.12] Như vậy, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể và đối tượng
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, điều khiển, kiểm soát và vận hành theo đúng
mục tiêu đã xác định Cau trúc của hoạt động quản lý được thé hiện theo sơ đồ sau:
quản lý
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý
16
Trang 29Quan lý là tổng thé những tác động hướng đích, có tô chức, có kế hoạch của
chủ thé quản lý đến đối tượng và khách thé quản lý nhằm khai thác, huy động và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ chung.Quản lý tô chức, chỉ đạo, điều khiển, phối hợp hoạt động của cá nhân và tổ chức tạothành hành động chung thống nhất của tập thé theo đúng mục tiêu đã xác định Hoạtđộng quản lý chi được thực hiện khi đồng thời bảo dam cả về tô chức và quyên uy.Tổ chức xác lập, phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của những chủ thê
tham gia hoạt động chung; quyên uy là địa vị pháp lý, mang lại khả năng áp đặt ý
chí của chủ thé quản lý với đối tượng quản lý Quyền uy là phương diện quan trọng
dé chủ thé quản lý tổ chức, chi đạo, điều phối hoạt động của đối tượng quan lý theo
đúng chức năng, thẩm quyền được giao
Lôgíc hóa quan niệm quản lý và bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp chogiáo viên trường trung học cơ sở có thể xác định, quản lý hoạt động bôi dưỡngnăng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở là sự tác động
có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ, khoa học bằng hệ thống công cụ dong bộthông qua chức năng quản lý của chủ thể quản lý tới đối tượng và khách thểquản lý nhằm bổ sung trì thức khoa học, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sư
phạm về dạy học tích hợp nhằm nâng cao khả năng dạy học các môn tích hợpquy định trong chương trình trung học cơ sở, góp phan nâng cao chất lượnggiáo dục của nhà trường dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính
quyền và cơ quan chức năng
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường
trung học cơ sở là nội dung quan trọng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về giáo dục và đào tạo của cơ quan chuyên trách theo thâm quyền và phạm vi phâncấp quản lý Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
các trường trung hoc cơ sở là hệ thống những tác động hướng đích của chủ thé quanlý đến đối tượng và khách thể quản lý nhằm nâng cao kiến thức, phương pháp, kỹnăng dạy học tích hợp và điều chỉnh hành vi, thái độ nhăm không ngừng nâng caokhả năng của người giáo viên, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, yêu cầu, nhiệm
vụ giáo dục ở câp trung học cơ sở.
17
Trang 30Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũgiáo viên các trường trung học cơ sở là cơ quan chức năng và cá nhân có đủ quyền
hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp, thống nhất hành động của tổ chức với cá
nhân nhằm đạt được kết quả nhất định trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học tích hợp theo mục tiêu chung Đối với công tác bồi dưỡng giáoviên trung học cơ sở, chủ thé quản lý là trưởng, phó phòng giáo dục và đào tạo, bangiám hiệu các trường trung học cơ sở Dựa theo phạm vi nghiên cứu của luận văn,chủ thé quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực day học tích hợp cho đội ngũ giáoviên trung học cơ sở được xác định là Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường trung học cơ sở.
Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên trường trung học cơ sở là một cấu trúc phức hợp Quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở là một dạng quản lýchuyên biệt và có cấu trúc nội dung quản lý khác nhau tùy theo góc độ, phương diệntiếp cận, luận giải Theo nội hàm chức năng quản lý, quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học tích hợp bao gồm: Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp; chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện kế hoạch bồi dưỡng Dưới phương diện quản lý các yếu tố đầu vào của hoạt
động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp, nội dung quản lý có: đội ngũ, chương
trình bồi dưỡng, cơ sở vật chat, tài liệu, tài chính phục vụ béi dung; quản lý quátrình bồi dưỡng va quan lý kết quả bồi dưỡng Tiếp cận với góc độ tiến trình củahoạt động bồi dưỡng, cấu trúc nội dung quản lý gồm: Quản lý việc thực hiện mục
tiêu bồi dưỡng: quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng; quản lýviệc sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng; quản lý việc kiểm tra, đánh giá
kết quả của hoạt động bồi dưỡng
Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
các trường trung học cơ sở Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợphướng tới nâng cao hiệu quả củng có, bé sung, cập nhật tri thức khoa hoc, kỹ năng
tiên tiễn về dạy học tích hợp và khả năng vận dụng nhuan nhuyễn, sáng tạo, hiệu
quả vào thực tiễn dạy học, giúp cho giáo viên không ngừng hoàn thiện năng lực,
chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của bản thân tương xứng với yêu câu đôi mới căn
18
Trang 31bản, toàn diện giáo dục ở bậc trung học cơ sở Mục tiêu quản lý hoạt động bồidưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở là nhăm
xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực dé thực hiện tốt
hơn yêu cầu đổi mới giáo dục cấp trung học cơ sở theo hướng day học tích hợp vàbảo đảm tính nhất quán trong toàn bộ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tíchhợp Trong đó, chủ thê quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lýhoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên Quản lý hoạt độngbồi dưỡng năng lực day học tích hợp là công tác căn bản trong toàn bộ quy trình bồidưỡng Tổ chức, chỉ đạo xây dựng và quản lý tốt việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
năng lực dạy học tích hợp là yếu tố căn bản, quan trọng, góp phan bảo đảm nâng
cao trình độ, khả năng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của người giáo viên và thúc day
sự nghiệp giáo dục của nhà trường không ngừng phát triển
Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên các trường trung học cơ sở Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên trung học cơ sở là sự phối hợp giữa các cấp quản lý và các lực
lượng xã hội có liên nhằm đây mạnh thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên Thực chất công tác quản lý hoạt động
bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên là việc thực hiện nội dung của
chức năng quản lý trong quá trình bồi dưỡng đội ngũ Công tác quản lý có kế hoạchkhoa học, toàn diện, đồng bộ, sát thực và có tính khả thi cao của chủ thể quản lý tạodựng những điều kiện thuận lợi nhất để mọi giáo viên được học tập, tích lũy, nângcao trình độ nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, năng lực dạy học tích hợp.
Trên cơ sở đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu, luận văn sử dụng
cách tiếp cận theo cấu trúc chức năng quản ly dé trình bày, phân tích, luận giải nội
dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các
trường trung học cơ sở trên dia bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Binh; bao gồm:Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp; Tổ chức, chỉ thực hiện kế hoạch
bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp Cấu trúc chức năng quản lý hoạt động bồi
dưỡng năng lực day học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở thê hiện ở sơ đồ sau:
19
Trang 32Kiểm tra i " Thông tin F—”| Tổ chức
Sơ dé 1.2: Cau trúc nội dung chức năng quản lý
hoạt động bỗi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên1.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường
trung học cơ sở1.3.1 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trườngtrung học cơ sở
Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sởlà cập nhật, bổ sung kiến thức còn thiếu và kiến thức mới của dạy học tích hợp.Củng có, bổ sung, phát triển hệ thống, đồng bộ phương pháp, kỹ năng, nghiệp vụday học tích hợp nhằm nâng cao chất lượng day học Giao lưu, trao đổi, phô biến,
học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng những mô hình và cách làm dạy học tích hợp sáng
tạo, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phô thông
Xét trên tổng thể, mục tiêu bồi dưỡng năng lực day học tích hợp cho giáo
viên trường trung học cơ sở nhằm làm cho người giáo viên có hiểu biết sâu rộngvề dạy học tích hợp; đó là: Hiểu rõ bản chất của dạy học tích hợp, phương thức tíchhợp, mức độ tích hợp, phương pháp và kỹ năng dạy học tích hợp Mục tiêu cụ thêbồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp là sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức với kỹnăng, nghiệp vụ sư phạm theo đúng yêu cầu của vị trí việc làm, ngành chuyên mônđã đào tạo, môn học tích hợp được phân công Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạyhọc tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở một là căn cứ quan trọng đề quản lý, chỉđạo, tổ chức, điêu chỉnh hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phẩm chat, năng lực
day học tích hợp của đội ngũ giáo viên, đáp ứng đúng chuân nghề nghiệp
20
Trang 331.3.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hop cho giáo viên các trường
trung học cơ sở
- Năng lực hiểu biết về sự cần thiết, tầm quan trọng và giá trị của dạy họctích hợp: Là khả năng, mức độ hiểu biết của giáo viên về sự cần thiết thực hiện tíchhợp trong dạy học; vai trò, giá trị của tích hợp trong dạy học; quan điểm tích hợptrong dạy học; mục đích của dạy học tích hợp; phương pháp, hình thức dạy học tích
hop va nguyên tắc tích hợp các môn học, bài học Năng lực hiểu biết về dạy học
tích hợp là thành quả khởi nguồn từ những yếu tố, như: Nhu cầu nâng tầm tri thức,mở rộng sự hiểu biết và phát triển, hoàn thiện hệ thống kỹ năng dé đáp ứng nhu cầuđó, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng dé bô sung hoan thiện tri thức của mình.Trình độ hiểu biết và tri thức dạy học tích hợp, các chủ đề tích hợp trong dạy học
giúp cho giáo viên tối ưu hóa mục tiêu “kép” là vừa đảm bảo cung cấp tri thức khoa
học cơ bản của môn học, vừa tích hợp giáo dục các nội dung khác trong dạy học.
- Năng lực hiểu biết về dạy học tích hợp: Là khả năng phát hiện, xác địnhmức độ tích hợp, định vị, phân loại và sắp xếp lôgíc các chủ đề tích hợp trong nộidung, chương trình dạy học Năng lực thiết lập kế hoạch dạy học tích hợp Năng lựcvận dụng kết hợp các phương pháp trong dạy học tích hợp Năng lực sử dụngphương tiện, thiết bị kỹ thuật, công nghệ vào dạy học tích hợp Năng lực tổ chức,điều khiển, điều chỉnh, định hướng, dẫn dắt hoạt động học tập của học sinh trong
dạy học tích hợp Năng lực nhận định, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tích hợp
- Năng lực phát hiện và xác lập mức độ tích hợp, phân loại, sắp xếp cácchủ đề cần tích hợp trong chương trình dạy học: Là khả năng của giáo viên tronghuy động năng lực tư duy tích cực, sáng tạo nhằm phát hiện, phân loại và sắpxếp các chủ đề tích hợp trong chương trình dạy học, xác định mức độ tích hợpphù hợp (tích hợp, liên kết, lồng ghép, nhất thé hóa) cho từng nội dung cụ thé
trong mỗi bài học; biết lựa chọn, tổ chức, sắp xếp các đơn vị kiến thức và sử
dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức một cáchlôgic, khoa học, sang tao trong quá trình dạy hoc Đáp ứng yêu cầu, nội dung dayhọc tích hợp, giáo viên phải thấu triệt nguyên tắc tích hợp các môn, nắm vữngkiến thức bai day và hệ thống chủ dé, nội dung dạy học
21
Trang 34- Năng lực lập kế hoạch dạy học tích hợp: Là khả năng xác định mục tiêu và
lựa chọn phương thức tối ưu để đạt được mục tiêu dạy học tích hợp Năng lực lập kếhoạch dạy học tích hợp được thé hiện ở khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch phùhợp với tính chất, đặc điểm, yêu cầu dạy học tích hợp; sát với đặc thù của nội dung vàphương pháp thực hành dạy học tích hợp; đặc điểm học sinh và cơ sở vật chất, kỹthuật trường học Năng lực lập kế hoạch dạy học tích hợp là kết quả hội tụ của tri
thức dạy học tích hợp và kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm dạy học tích hợp của người
giáo viên Kế hoạch dạy học tích hợp thé hiện tường minh mục tiêu, nội dung,phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, yêu cầu tích hợp, đặc điểmngười học và môi trường giáo dục, phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theohướng phát huy tính tích cực nhận thức và chủ thể hành động sáng tạo của học sinh
- Năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp: Là khả năng tiếp
cận, nhận thức và thực hành lồng ghép các đơn vị kiến thức liên quan từ những bàihọc, môn học khác nhau và chuyên tải tới người học nhằm giúp cho học sinh hiểu
sâu van đề bài học, hình thành phương pháp tự học, cách thức tư duy sáng tạo Năng
lực vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp thé hiện khả năng của giáo viên đối
với những hành động có kế hoạch, định hướng đúng mục đích trong vận dụng lý
thuyết và cách thức có tính hệ thống vào giải quyết các nhiệm vụ, nội dung dạy học
tích hợp Giáo viên phải có khả năng vận dụng nhuan nhuyễn, hiệu quả hệ thốngphương pháp dạy học tích hợp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động nhằmhình thành năng lực tự học, tư duy lôgIc và khả năng sáng tạo của học sinh Dạy họctheo quan điểm phát triển năng lực không chỉ dé cao tính tích cực hóa nhận thức của
học sinh trong hoạt động trí tuệ, mà còn quan tâm rèn luyện năng lực giải quyết vấn
đề gan với những tinh huống thực tiễn, tạo sự gan két hoat động trí tuệ với hànhđộng thực hành, thực tiễn Kết hợp sử dụng và thực hành hiệu quả phương pháp, kỹnăng dạy học tích hợp là điều kiện căn bản để hình thành năng lực dạy học của giáo
viên và quyết định trực tiếp chất lượng, hiệu quả dạy học tích hợp trong thực tiễn
- Nang lực sử dụng thiết bị và các phương tiện trong day học tích hợp: Là
khả năng nắm bắt, làm chủ và khai thác, ứng dụng hệ thống trang thiết bị, phươngtiện vào quá trình day học tích hợp Nang lực sử dụng hệ thống thiết bi và phương
22
Trang 35tiện kỹ thuật, công nghệ đồng bộ vào dạy học tích hợp là thành tố quan trọng, khôngthể thiếu của giáo dục và đào tạo hiện nay Thiết bị và phương tiện vừa là điều kiệnvật chất, kỹ thuật giúp giáo viên kết hợp hữu cơ hệ thống kiến thức và tối ưu hóa vaitrò dẫn dắt, định hướng cho người học, vừa gia tăng khả năng kích thích tư duy
sáng tạo, tích cực học tập của học sinh Thông qua đó giúp gia tăng chất lượng, hiệuquả của dạy học tích hợp với trọng tâm là dạy cho học sinh cách thức tìm ra những
ý tưởng mới và phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực tô chức, điều khiến hoạt động học tập của học sinh trong dạy họctích hợp: Là khả năng thiết kế, điều hành, điều chỉnh, điều khiển và quản lý, dẫn dắtquá trình học tập của học sinh Quá trình dạy học tích hợp, giáo viên thể hiện vai trò
chủ đạo trong hoạt động dạy thông qua việc xác định mục tiêu, nội dung dạy học,
thiết kế và tô chức hoạt động dạy học, dự kiến các tình huống sư phạm có théxảy ra và phương thức giải quyết tương ứng nhằm tổ chức, hướng dan, điều
khiến hoạt động học của học sinh một cách chủ động, tích cực, tự giác theo mục
tiêu dạy học đã được xác định Kết quả dạy học tích hợp phụ thuộc không nhỏvào khả năng tô chức, điều khiến bài học của giáo viên; bởi học sinh đồng thờivừa là khách thể trong hoạt động dạy, song lại chính là chủ thể tích cực, tự giác,
sáng tạo trong hoạt động học.
- Năng lực kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp: Là khả năng xem xét,thiết kế nội dung, xác định hình thức, biện pháp kiểm tra và thực hành đánh giá,nhận xét học sinh Năng lực kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên nắm được trình độ,
khả năng học tập của học sinh làm cơ sở xác định kết quả và điều chỉnh, bổ sung,
hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp dạy học tích hợp Dạy học tích hợpnhằm mục đích phát triển toàn diện năng lực của học sinh và do đó, việc đánh giá kếtquả học tập phải đặc biệt chú trọng khả năng vận dụng tri thức vào những tình huốngthực tế Vì vậy, người giáo viên phải có thái độ và quan điểm kiểm tra, đánh giá kết
quả của học sinh một cách công tâm, khách quan, toàn diện, chính xác, công bằng.
Đức tính khách quan, trung thực, công tâm của nhà giáo dục không chỉ đáp ứng các
yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục, mà còn tạo sức cảm hóa, thuyết phục đối với người học Đánh giá đúng đắn, chính xác kết quả học tập của học sinh sẽ tạo hiệu ứng lan
tỏa và tác động mạnh mẽ đên tính tích cực, tự giác học tập, rèn luyện của người học;
23
Trang 36đồng thời, làm căn cứ thực tiễn giúp người giáo viên điều chỉnh trong hoạt động dạyvà điều khiển hoạt động học ngày càng khoa học, hữu hiệu hơn.
1.3.3 Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên cáctrường trung học cơ sở
Phương pháp bồi dưỡng năng lực tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ
sở vừa tuân thủ nguyên tắc, quy trình của hoạt động dạy học và phù hợp với nộidung tích hợp, vừa đảm bảo sự phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn, thiết thực, hiệu quả.Ngoài việc tổ chức nghe giảng, giảng mẫu, giảng rút kinh nghiệm, cần chú trọng
một số phương pháp cụ thé, như:
Phương pháp diễn giảng: Với tư cách là một phương pháp dạy học, diễn
giảng là cách thức trình bày bằng lời nói dé mô tả, phân tích, giải thích, chứng minh,
nội dung và phương pháp dạy học tích hợp một cách chỉ tiết, có hệ thống do giáo viên
thực hiện, với sự tham gia đông đảo của các giáo viên khác Phương pháp diễn giảng
trình bày hoàn chỉnh nội dung bài giảng với các yếu tô cau trúc (kiến thức, phươngpháp, kỹ năng, thái độ) trong mối liên hệ hữu cơ với nhau theo kết cau légic nội dung
được quy định trong chương trình giáo dục trung học cơ sở Phương pháp diễn giảng
bao đảm tính toàn ven, dé nghe, dễ hiểu và ghi nhớ trong hoạt động bồi dưỡng năng lựctích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở.
- Phương pháp thảo luận: Là phương pháp day học tiến hành trên cơ sởphân chia tổng số giáo viên theo từng nhóm dé trao đổi ý kiến về một hoặc một sốnội dung, phương pháp dạy học tích hợp, trên cơ sở phân tích, luận giải có lý lẽ vớinhững luận chứng khoa học và đi đến kết quả thống nhất Thảo luận nhóm tạo cơhội tối đa cho mọi giáo viên được thể hiện trình độ nhận thức, năng lực tư duy,phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm dạy học tích hợp Phương pháp thảo luận tạodựng điều kiện thuận lợi và mở ra cơ hội cho giáo viên được “tương tác”, học hỏilẫn nhau và nâng cao khả năng đánh giá ý kiến của các thành viên khác một cáchđộc lập, khách quan, chính xác Đồng thời, hình thành thói quen tư duy tương tác
trong học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả làm việc nhóm
va gia tang sự hiểu biết, tôn trọng, đoản kết, tin cậy lẫn nhau Qua đó, phát huy trí
tuệ tập thể, tăng cường sự liên kết, tác động tương hỗ, giúp làm phong phú hơn trithức về dạy học tích hợp và tìm ra phương thức tối ưu trong thực hiện dạy học tích
24
Trang 37hợp nhằm chuyên tải hiệu quả hệ thống tri thức, hình thành phương pháp tư duy,
năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Phuong pháp thực hành chuyên môn: Là cách thức được người giáo viên
sử dụng trong toàn bộ các khâu, các bước của toàn bộ quá trình dạy học tích hợp.
Phương pháp thực hành chuyên môn biểu đạt mức độ và khả năng hệ thống hóa tri
thức trong các thao tác tư duy và phương pháp, kỹ năng thực hành thực tiễn của
người giáo viên vào thực hành xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp; phân loại, sắp
xếp và thiết kế cấu trúc lôgíc hệ thống chủ đề cần tích hợp trong chương trình dạy
học trung học cơ sở; cách thức biên soạn giáo án dạy học tích hợp (giáo án word và giáo án điện tử); cách thức lựa chọn và xác định phương pháp giảng bài Phương
pháp thực hành chuyên môn có vai trò quan trọng trong công tác bồi dưỡng năng
lực dạy học tích hợp của giáo viên các trường trung học cơ sở; góp phần không nhỏ
tới chất lượng, hiệu quả tích hợp trong dạy học và thực hành dạy học tích hợp
- Phuong pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu: La cách thức được người giáoviên sử dụng để tự làm giàu tri thức, nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ
trong quá trình tự bồi đưỡng năng lực dạy học tích hợp Bản thân người giáo viên
vừa là khách thé của hoạt động bồi dưỡng năng lực day học tích hợp, đồng thờicũng chính là chủ thể nhận thức và hành động sáng tạo trong hành động tự bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp của ban thân Do đó, dé tối ưu hóa hoạt động bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp đòi hỏi phải lay tự học tập, tự bồi dưỡng của giáo
viên làm khâu đột phá, quyết định; song phải tăng cường sự gắn kết hữu cơ trong mốiquan hệ tương hỗ với hệ thống tác động của chủ thé bồi dưỡng năng lực day học tích
hop và sự hợp tác với đồng nghiệp Đồng thời, phát huy vai trò quản ly của trưởng,phó phòng giáo dục và đảo tạo, hiệu trưởng, hiệu phó các trường trung học cơ sở và
tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác chỉ đạo, tổ chức, giám sát, kiểm tra, đánh
giá kết hợp với chế độ, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời, đúng đắn nham
tạo động lực thúc đây hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp di vào chiều
sâu, nền nếp và đạt được hiệu quả cao hơn, toàn diện, vững chắc hơn.1.3.4 Hình thức béi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trườngtrung học cơ sở
Là cách thức tô chức và tiến hành bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
25
Trang 38giáo viên các trường trung học cơ sở Hoạt động bồi dưỡng năng lực day học tíchhợp hướng tới cập nhật, bỗ sung và hoàn thiện năng lực của người giáo viên theo bacấp độ: Bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn nghề nghiệp, bồi dưỡng thường xuyên
theo quy định, tự bồi dưỡng của bản thân người giáo viên Theo đó, ba hình thức
bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên được sử dụng là:
- Bồi dưỡng tập trung: Là hình thức tổ chức bồi dưỡng theo khóa, hoặc từngđợt tại một (hoặc một số) cơ sở, địa điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đàotạo, Sở Giao dục và Dao tạo, Phòng Giáo dục va Dao tạo.
- Bồi dưỡng tại chỗ: Là hoạt động bồi dưỡng tại địa phương, do Phòng Giáodục và Dao tạo hoặc các cụm, trường trung học cơ so tô chức, tiễn hành
- Bồi dưỡng từ xa (online): Là hoạt động bồi dưỡng được tiến hành bang và
thông qua hệ thống công nghệ thông tin, các thiết bị nghe nhìn trên hạ tầng Internetvà hệ thống kỹ thuật số đề tiễn hành bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáoviên các trường trung học cơ sở.
Đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phé thông 2018, đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục va dao tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, “Chú trọng
hon giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sang tạo và các giá tri cốt lõi” [21
tr.136] hiện nay; hình thức tự bồi dưỡng đang được quan tâm, đề cao và chú trọng.Tự học, tự bồi dưỡng đã và đang trở thành phương sách hữu hiệu dé hiện thực hóachiến lược “học thường xuyên, học suốt đời” và xây dựng xã hội học tập Tự bồidưỡng chính là yếu tố nội sinh trong hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học tíchhợp chủ động, sáng tạo của người giáo viên Tuy nhiên, yếu tố nội sinh của ngườigiáo viên chỉ phát huy được hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng, dẫn dắt của cơquan chức năng, nhà quản lý giáo dục và sự tương tác cùng đồng nghiệp
1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các
trường trung học cơ sở
1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực day học tích hợp cho giáo viên các trườngtrung học cơ sở
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giáoviên các trường trung học cơ sở là một hệ thống tác động hướng đích của chủ thé
26
Trang 39quản lý đến đối tượng quản lý trong hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợpcho giáo viên, nhằm điều chỉnh thái độ và không ngừng nâng cao trình độ kiến thức,
phương pháp, kỹ năng dạy học của giáo viên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu,
nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Công tác quản lý hoạt động bồidưỡng năng lực dạy học tích hợp được thực hiện từ khâu lập kế hoạch bồi dưỡngnăng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trường trung học cơ sở.
Đặc trưng của công tác quản lý là tính kế hoạch Kế hoạch là vấn đề có tínhnguyên tắc của công tác quản lý và quản lý bằng kế hoạch là phương pháp căn bảncủa nhà quản lý trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thầm quyền được giao Xâydựng kế hoạch là hoạt động xác lập mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, biện pháp,
phương tiện và vật chất bảo đảm, thời gian tiến hành hoạt động bồi dưỡng năng lực
dạy học tích hợp cho giáo viên trên cơ sở lý luận và thực tiễn xác thực Theo cách
thức thông dụng, xây dựng kế hoạch được hiểu là việc quyết định trước xem sẽ làmnhững gi, làm như thế nào, khi nào làm, ai sẽ làm và điều kiện bảo đảm cho hoạtđộng đó? Xây dựng kế hoạch được thực hiện theo quy trình: Nghiên cứu, quán triệt
các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, quy định của các ngành, các cấp về dạy học tích
hợp, năng lực và bồi dưỡng dạy học tích hợp; khảo sát, đánh giá thực trạng năng lựcdạy học tích hợp của đội ngũ giáo viên đảm nhiệm dạy học tích hợp; hình thành dựthảo kế hoạch và chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạyhọc tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở.
Kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực day học tích hợp cho giáo viên trung
học cơ sở nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, tay nghề và
tăng cường lòng nhiệt huyết phan đấu, cống hiến của mỗi giáo viên Kế hoạch bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp hướng tới cải thiện, nâng cao khả năng của người
giáo viên trong thực hành dạy học tích hợp Kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học
tích hợp cho giáo viên thê hiện đầy đủ cấu trúc về mục đích, yêu cầu; mục tiêu; đối
tượng; nội dung; hình thức; chủ thể; biện pháp tổ chức thực hiện
Thành lập ban tổ chức và chỉ đạo bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên các trường trung học cơ sở; đảm nhiệm vai trò nòng cốt, chuyên trách
trong hướng dẫn, triển khai, thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên các trường trung học cơ sở Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quy định,
27
Trang 40thành phần Ban Chỉ đạo nên đảm bảo cơ cấu với sự tham gia của các tổ Hành
chính, Công đoàn, Thanh tra và nòng cốt là Tổ Giáo duc Trung học, do một đồng
chí phó phòng phụ trách chuyên môn làm Trưởng ban Căn cứ tính chất, yêu cầu,
nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học tích hợp và thực trạng năng
lực dạy học tích hợp của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn; Ban Chỉ
đạo trực tiếp tô chức xây dựng, hoặc chỉ đạo, hướng dẫn ban giám hiệu các trườngtrung học cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho độingũ giáo viên theo đúng thâm quyền, phạm vi phân cấp quản lý, cũng như quy
định hiện hành và triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là công đoạn tiên quyết, trọng yếu đảm bảokhung khổ của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trong
các nhà trường trung học cơ sở Tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy
học tích hợp phải dựa vững vào những luận cứ, luận chứng lý luận, khoa học, pháp
lý, thực tiễn và đúng với quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bìnhvề đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng day học tích hợp, giải quyết thấu đáo
những nhu cầu đòi hỏi nội tại về năng lực dạy học tích hợp của đội ngũ giáo viên.Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý thuộc Phòng Giáo dục và Đảo tạo, hiệu trưởng,
hiệu phó các trường trung học cơ sở cần xác định được nhu cầu, nội dung bồi dưỡng
năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên thông qua kết quả trả lời các câu
hỏi, như: Mức độ đòi hỏi phải tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp?; hệ
thống kiến thức, phương pháp, kỹ năng dạy học tích hợp hiện có và cần có của độingũ giáo viên?; hình thức, phương pháp hữu dụng, khả thi tiến hành bồi dưỡng nănglực dạy học tích hợp và đáp ứng có hiệu quả cao những thiếu hụt về kiến thức, nănglực dạy học tích hợp của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở?.
Nắm bắt đúng nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp là vấn đề quantrọng, làm cơ sở xác lập nội dung bồi dưỡng và từ đó, lựa chọn phương pháp, hình
thức bồi dưỡng tương ứng Nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp được xác
lập từ kết quả phân tích tô chức, kế hoạch hoạt động chuyên môn và nhu cầu, kếhoạch nguồn nhân lực; phân tích nhiệm vụ, nội dung dạy học tích hợp va kết quả
thực hiện; điều tra, khảo sát thực trạng năng lực dạy học tích hợp và bồi dưỡng năng
lực dạy học tích hợp; xin ý kiến chuyên gia
28