1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường

145 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường
Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 31,33 MB

Nội dung

Thực trạng quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường THCS thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường...- 2-2-2 s++xe+xzxzzzeeced 5

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYEN THỊ KIM DUNG

QUAN LY HOAT DONG DAY HOC NOI DUNG GIAO DUC

DIA PHƯƠNG Ở CÁC TRUONG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

DỰA VÀO KE HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRUONG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI

TRUONG DAI HỌC GIAO DUC

NGUYEN THI KIM DUNG

QUAN LY HOAT DONG DAY HỌC NOI DUNG GIÁO DUC

DIA PHƯƠNG O CÁC TRUONG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH

DỰA VÀO KÉ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã so: 8140114.01

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN MINH TUẦN

HÀ NOI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các kết qua của luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bồ trong bat ky công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Giáo dục;

Quý thầy, cô giáo, cán bộ, viên chức khoa Quản lí giáo dục - Đại học Giáo

dục và các phòng chức năng của Đại học Quốc gia đã tận tình giảng dạy,

hướng dẫn và quan tâm, đặc biệt thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Minh Tuấn đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở Giáo dục và Đảo tạo tỉnh Thái

Bình, Phòng Giáo dục thành phó Thái Bình, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ

trưởng chuyên môn, giáo viên các trường THCS của Thành phố Thái Bình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình triển khai thực hiện các khảo sát

cho luận văn.

Luận văn được hoàn thiện cũng nhờ sự giúp đỡ, động viên hỗ trợ về tinh thần, vật chất của những người thân, thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp,

đồng môn.Dù cố gang, song luận van chắc không tránh khỏi thiếu sót, rất

mong nhận được các ý kiên chỉ dan từ các Thay cô, quý vi và các bạn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2023

Tác gia luận văn

Nguyễn Thị Kim Dung

il

Trang 5

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

CB-GV Cán bộ - giáo viên CBQL Cán bộ quan lý

CLB Câu lạc bộ

CNN Chuan nghề nghiệp

CNTT Công nghệ thông tin

CSVC Cơ sở vật chấtCTGDPT Chương trình giáo dục phô thông

DH Dạy học GD Giáo dục GD& ĐT Giáo dục và Đào tạo

GDPT Giáo dục phô thông

GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm HDGD Hoạt động giáo dục HS Học sinh

KHGD Ké hoach giáo duc

QLGD Quản lý giáo dục TB Trung bình

TBDH Thiết bị dạy học

THCS Trung học cơ sở XHH Xã hội hóa

lil

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LOi CaM GOAN 017 i LO CAM 0 ỒỘỎẳẲẮ ỶỶỶ 1

Danh mục các chữ viết tắt - -c- - sSkStE3 E38 58 115815158 18111815151 11111511151 1e rk ill

Danh mục các bảng, biểu đồ - - 5-5-5 E26 E9 9EEEEEEE 3E E211 11x 1X

MO DAU N 1 CHUONG 1: QUAN LY HOAT DONG DAY HOC NOI DUNG

GIÁO DUC ĐẠI HỌC Ở CAC TRUONG TRUNG HOC CƠ SỞ

DỰA VÀO KE HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG - 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề -cs ct c2 t2 eee 7

1.1.1 Những nghiên cứu ngoai "ƯỚC 5s + +*esseeeseeeeeees 7 1.1.2 Những nghiên cứu trong ƯỚC 5 - «+ +++++£+++eseeeeees II

1.2 Một số khái niệm cơ bản - 2-2 SE SE EEEEEEEEEEEEErkerkerkervee 14

I9 0 14 1.2.2 Quản lý giáo Uc G111 ng ng ng ng 16 1.2.3 Quản lý nhà trường - << 6 1xx vEsskskeerkerse 17 1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học c5 + 2S *++stseerseerereeses 18 1.2.5 Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương 20

1.3 Nội dung giáo dục địa phương cấp THCS 2- 2 555255: 20

1.3.1 Khái quát về giáo duc địa phương cấp THCS 20 1.3.2 Những yêu cầu về tổ chức day học nội dung giáo dục địa

phương cho học sinh TTHCS c5 22+ E2 **EE+eeeeereeersrerersee 25 1.4 Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương cho

học sinh trường THCS dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường 28

1.4.1 Quản lý lập kế hoạch dạy học nội dung giáo dục địa phươngcho học sinh THCS dựa vào kế hoạch giáo duc nhà trường 28

1.4.2 Quản lý tô chức hoạt động dạy học nội dung GDĐP cho học

sinh truOng THCS 11777 29

iv

Trang 7

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa

phương dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường -s+ 5: 31

1.4.4 Quan lý kiểm tra, đánh giá kết qua thực hiện day học nội dung giáo dục địa phương cho HS trường THCS dựa vào kế hoạch giáo dục

1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương cho học sinh trường THCS dựa vào kế

hoạch giáo dục nhà frường - - - - - sc vn HH TH HH ng ngư 33

1.5.1 Công tác chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên -z-+: 33

1.5.2 Năng lực của cán bộ quản lý - ¿+ + + +++*++eeseeeseeeseeeses 34 1.5.3 Trình độ năng lực của đội ngũ giáo vIÊn «++-«<++s+ 35

1.5.4 Đặc điểm tâm sinh ly và hoạt động hoc tap của hoc sinh THCS 351.5.5 Điều kiện cơ sở vật chất cccrtrrrriirrrriiirrrirerrie 36

1.5.6 Cha mẹ học sinh và cộng đồng dân CU -+- 37 Kết luận chương 1 - 2 2 2+SE+EE£EE£EESEEEEE2E1211271271 7171.21.11 xe, 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ TREN DIA BAN THÀNH PHO THÁI BÌNH, TÍNH THÁI BÌNH DỰA VÀO KE HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG 39

2.1 Khái quát về các trường THCS thành phố Thái Bình 39

2.2 Tổ chức tiến hành khảo sát thực trạng 2-2-5 sscsezse+ 40

2.2.1 Mục đích khảo sat <2 +22 1112223011 1129311 1 1 re 40 2.2.2 Nội dung khảo Sat - - 5c 2 13211122 11111 111111 ree 4I

2.2.3 Khách thé và địa bàn khảo sát 2-2 5 x+cxerxczxezresrxee 41

2.2.4 Phuong pháp va công cụ khảo sát - - +5 «+ + ++e+exs+ 42

2.2.5 Cách thức xử lý số liệu -. - 2-2 s+©E+E+2E£+EE+EE+Exerxerxerree 42

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương ở

các trường THCS thành pho Thái Bình, tinh Thái Bình dựa vào kế

hoạch giáo dục nhà frường - - -< +s + xi nh HH rưn 43

Trang 8

2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường THCS thành phố Thái

Bình, tỉnh Thái Bình - G6 2c 3+ 3x E 3E EEESEskrsrkeerreerrrerxee 43 2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các

trường THCS thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế

hoạch giáo dục nhà trƯỜng ¿+ + +cc 3+ E2 EEEEEseesrerrsrsrrersre 45

2.3.3 Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục địa

phương ở các trường THCS thành phó Thái Bình, tỉnh Thái Bình 49

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa

phương ở các trường THCS thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường - 2-2-2 s++xe+xzxzzzeeced 57

2.4.1 Thực trạng quản lý lập kế hoạch thực hiện hoạt động dạy học

nội dung giáo dục địa phương dựa vào kế hoạch giáo dục ở các

trường THCS thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 572.4.2 Thuc trang quan ly tô chức thực hiện hoạt động dạy học nội

dung giáo dục địa phương ở các trường THCS thành phó Thái Bình,tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường 60

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động dạy học nội dung giáo duc địa phương cho học sinh ở các trường THCS thành phó Thái

Binh, tỉnh Thai Bình dựa vào kế hoạch giáo duc nhà trường - 642.4.4 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

nội dung giáo dục địa phương ở các trường THCS thành phố Thái

Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch giao dục nhà trường 67

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý việc thực hiện

hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường

THCS thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo

dục nhà trwOng - - s6 2c +11 1n HH nh 70

2.6 Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo

dục địa phương ở các trường THCS thành phố Thái Bình, tỉnh

Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường 5- 5-2 73

VI

Trang 9

2.6.1 Những kết quả đạt được - +: + 5c +s2+E2E2E2Exerxerxerkeres

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân - ¿2£ ¿+ £+£+££+£z+£x+rxerxezes

Kết luận Chương 2 - 2-2-5 SE2E£2EE2E1EEEEEEE71 7171121121121 cxe CHUONG 3: BIEN PHÁP QUAN LÝ HOAT DONG DẠY HỌC NỘI

DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ THÀNH PHO THÁI BÌNH, TINH THÁI BÌNH DỰA VÀO KE HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG -cccccccerrrrrre

3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp - ¿+ 2+cz+zx+cxerxrrxerree

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích -2- 2 2 s55 5+:

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 3.1.3 Nguyên tắc đảm bao tính thực tiễn, khả thi -

-3.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa

phương ở các trường Trung học cơ sở thành phố Thái Bình, tỉnh

Thai Bình dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường

3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quanlý nhà trường, giáo viên, cha me học sinh về tầm quan trọng của

việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong trường THCS

dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường ««-+s«++«++se+sx 3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi bồi dưỡng nâng cao năng lực thực

hiện hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương cho đội ngũ

GV, CBQL trường THCS thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường ««++s«++«++++s+

3.2.3 Biện pháp 3: Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dụctham gia tô chức thực hiện hoạt động dạy học nội dung giáo dục

địa phương cho học sinh ở các trường THCS thành phố Thái

Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch GD của nhà trường 3.2.4 Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt

động dạy học nội dung giáo dục địa phương cho học sinh ở các

trường THCS thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế

hoach giao 100ì:80à 0

Vil

Trang 10

3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ

tổ chức hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương dựa vào kế

hoạch GD của ]NÏT” - - <2 1 1112111223303 10H 1 ng 1 ke rep 95

3.3 Mối liên hệ giữa các biện pháp 2-5 5scccccccrcrrrerreee 973.4 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện phap 97

3.4.1 Đối tượng khảo nghiệm 2 2© x+SE+EE+ESEEeEEeEEeErrerkeei 97

3.4.2 Các bước khảo nghiỆm 5 + x1 2v ngư 98

3.4.3 Tinh cần thiết và tính khả thi của các biện pháp dé xuắt 98Két ludin Chong c Ả ốốẼố 102KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHI o o ccccceccsscsscsscessesseesesseesssessessessesseesees 104

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -. -2- 52522 5225: 108

PHỤ LỤC

Vili

Trang 11

DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO

Tiêu chí va thang đánh gIá - 5 5 33+ * + +seseeeeesreeers 43

Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng

của nội dung giáo dục địa phương cho học sinh 43

Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các

trường THCS thanh phố Thái Binh, tinh Thái Binh dựa vào

kế hoạch giáo dục nhà trường 2-2 2 s+s+xe+xezxezrxee 46 Mức độ thực hiện các phương pháp tổ chức giáo dục địa phương

ở các trường THCS thành phó Thái Bình, tỉnh Thái Bình 50

Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động dạy học nội dung giáo

dục địa phương ở các trường THCS thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo duc nhà trường - 51

Thực trạng hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động dạyhọc nội dung giáo dục địa phương dựa vào kế hoạch giáo dục ở

các trường THCS thành phố Thái Binh, tinh Thái Binh 55Quản lý lập kế hoạch dạy học nội dung giáo dục địa phương

dựa vào kế hoạch giáo dục ở các trường THCS thành phố Thái

Bình, tỉnh Thai Bình - - ¿c5 2c 232 E + E+vseereersserseses 57

Thuc trang quan ly tô chức thực hiện nội dung giáo dục địa

phương ở các trường THCS thành phố Thái Bình 61

Thực trạng chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động dạy học nội

dung giáo dục địa phương cho học sinh ở các trường THCS

thành phố Thái Bình 2- 2 2 2+2 +E+EE+EE2E£+Ez£Esrxsrxzxez 64Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học nội

dung giáo dục địa phương ở các trường THCS thành phố

Thái Bình, tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo dục nhà

Yếu tô ảnh hưởng đến quan lý hoạt động day học giáo dục

địa phương cho học sinh trường THCS thành phó Thái Bình 70

1X

Trang 12

Bang 3.1 Kết quả khảo sát đánh giá mức độ can thiết và mức độ khả

thi các biện phấp - c1 TH HH nh ng rệt

Biểu đồ 2.1 So sánh đánh giá của cán bộ quan lý và giáo viên về tam

quan trọng của nội dung giáo dục địa phương cho học sinh

Biểu đồ 3.1 Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của

các biện pháp - - - - c 11H ng ng ng ng rry

Trang 13

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi

mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phô thông đã dé cập “Mục tiêu

giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thé chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi đưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo

dục lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tinhọc, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát

triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”

Chương trình giáo dục phô thông 2018 được xây dựng dựa trên cơ sở

quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống và tự học suốt đời.

Đồng thời phát triển những phẩm chat chủ yếu, năng lực đặc thù qua các môn

học và hoạt động giáo dục, trong đó giáo dục địa phương (GDĐP) là hoạt

động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 6 đến lớp 9 Giáo dục địa

phương (GDĐP) góp phan hình thành các năng lực, pham chat học sinh đượcquy định trong Chương trình giáo dục phô thông: Năng lực tự chủ và tự học,

năng lực giao tiếp và hop tác, năng lực giải quyết van dé và sáng tạo; các pham

chất yêu nước, nhân ai, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Bên cạnh đó, phat

triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổchức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiênvà xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xửvới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Đề thực hiện nội dung GDĐP, UBND tỉnh Thai Bình đã chỉ đạo SởGD&ĐT xây dựng nội dung giáo dục địa phương va tô chức biên soạn tài liệu

Trang 14

Giáo dục địa phương tỉnh Thái Binh dựa trên hướng dẫn của Bộ GD&DT Từnăm học 2021-2022 đã triển khai nội dung giáo dục địa phương lớp 6 trên

toàn tỉnh Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nội dung giáo dục địa phương đượctriển khai độc lập như một môn học bắt buộc ở THCS nên nhiều trường con

nhiều khó khăn vướng mắc trong đồ chức thực hiện như: tỉnh mới chỉ xây

dựng khung nội dung, biên soạn tài liệu lớp 6, chưa có tài liệu lớp 7 dé thựchiện trong năm học 2022-2023; hiện nay các trường gặp nhiều khó khăn trong

xây dựng kế hoạch nhà trường, đặc biệt là trong bối cảnh chưa có tài liệu đầy

đủ, đội ngũ giáo viên chưa được tập huấn một cách bài bản trong khi đây là

nội dung dạy học mới.

Dé đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018, khắc phục

được những hạn chế nêu trên, nhăm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

nói chung,nội dung giáo dục địa phương nói riêng, chúng tôi lựa chọn đề tài

“Quan lý hoạt động day học nội dung giáo dục địa phương ở các truong

THCS trên địa bàn thành pho Thái Binh, tỉnh Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trưởng ” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn đề xuất các biện

pháp quản lý hoạt động dạy học giáo dục địa phương ở các trường THCS trên

địa bàn thành phô Thái Bình tỉnh Thái Bình có hiệu quả hơn Việc đề xuất cácgiải pháp triển khai nội dung giáo dục địa phương cấp THCS tỉnh Thái Bìnhtrong chương trình GDPT 2018 là hết sức cần thiết, góp phần tổ chức các hoạt

động giáo dục trong các cơ sở giáo dục THCS của tỉnh Thái Bình, đáp ứng

yêu cầu đôi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đề xuất biện pháp quản lý hoạt động

dạy học nội dung GDĐP cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS thành

phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình nhằm nâng cao chất lượng thực hiện nội dungGDĐP, phát triển toàn diện năng lực, phẩm chat và phát huy tốt nhất tiềm

năng, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, góp phân nâng cao chất lượng giáo

Trang 15

dục trong thời kì đổi mới giáo dục của các trường THCS trên địa bàn thànhphố Thái Bình.

3 Câu hỏi nghiên cứu

3.1 Các trường THCS ở thành phó Thái Bình đã tô chức những hoạt động

dạy học nội dung GDĐP nao cho học sinh? Cán bộ quan lý, giáo viên, học sinh

nhận thức như thế nào về vai trò của nội dung giáo dục địa phương? Quản lýhoạt động này có sâu sắc, toàn diện và phát huy hiệu quả như thế nào?

3.2 Nếu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học nội dung GDĐPcho học sinh các trường THCS dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường hợp lý,

khả thi thì hiệu quả được nâng cao?

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Quan lý hoạt động day học nội dung GDĐP ở các trường THCS

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quan lý hoạt động dạy học nội dung GDDP cho HS trong

các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương trong các

trường THCS trên dia bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình hiện nay đã có

những kết quả nhất định nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu thực tiễn: việc quản lí, bồi đưỡng chưa bài bản; chương trình, tài liệu nội dung giáo

dục địa phương chưa phủ hợp với học sinh; tổ chức các hoạt động chưa theo

quy trình nên hiệu quả chưa cao Nếu phân tích đánh giá đúng thực trạng quản

lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương ở các trường THCS trên

địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình sẽ đề xuất được các biện pháp

quản lý phù hợp, có tính khả thi dé khắc phục được các bat cập dap ứng được

yêu câu thực tiễn giáo dục.

Trang 16

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học nội dung

GDĐP cho HS ở các trường THCS dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường

6.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học nội dung GDĐP

cho HS của cán bộ quan lý các trường THCS trên địa bàn thành phố TháiBình, tỉnh Thái Bình kế hoạch giáo dục nhà trường

6.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học nội dung GDĐP cho HS của cán bộ quản lý các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Bình,

tỉnh Thái Bình kế hoạch giáo dục nhà trường

7 Phạm vỉ nghiên cứu

7.1 Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện phápquản lý hoạt động day học nội dung GDĐP của cán bộ quản lý về GDĐP chohọc sinh trường THCS trên địa bàn thành phó Thái Bình, tỉnh Thái Bình dựa

vào kế hoạch giáo dục nhà trường

7.2 Giới hạn về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại các trường THCS trên

địa bàn thành phó Thái Bình, tinh Thái Bình.

7.3 Giới hạn về thời gian: Quản lý hoạt động day học nội dung GDDP

cho học sinh THCS năm học 2021-2022.

7.4 Giới hạn về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là CBQL, GV đang công tác tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh

Thái Bình và phụ huynh học sinh.

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu khoa học

liên quan đến các nội dung GDĐP và quản lý các nội dung đó trong trường

THCS, làm rõ các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết làm luận

cứ cho vân đê nghiên cứu.

Trang 17

8.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏiĐiều tra để thu thập thông tin từ đội ngũ CBQL, GV, HS và phụ huynh

HS của 06 trong trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

8.3 Phương pháp phỏng vấn

Trao đổi trực tiếp với CBQL, GV, HS và phụ huynh HS các trườngnhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trang quan lý thực hiện nội dung GDDP trongcác trường THCS và việc HS đã biết vận dụng các kỹ năng được học trongnhà trường vào cuộc sống như thé nào dé lý giải nguyên nhân của van dé

8.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu các báo cáo tổng kết, sơ kết, hồ sơ dạy học, quản lý của nhà trường các năm học đây nhăm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh

giá thực trạng việc tổ chức GDĐP của các trường THCS trên địa bàn thànhphố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

8.5 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình tiến hành luận văn chúng tôi thường xuyên xin ý kiến

chuyên gia về các lĩnh vực liên quan dé vấn đề nghiên cứu của dé tài Qua ý

kiến chuyên gia, tác giả có thể điều chỉnh các nhận định, đề xuất các phương

pháp được sử dụng trong quá trình xử lý các thông tin, xử lý các kết quả điềutra, kết quả khảo nghiệm

8.6 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin về thực trạng quản lý hoạt động dạy học nội dung tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Bình, tinh Thái Bình.

8.7 Phương pháp tổng kết các kinh nghiệm

Thông qua các kết quả điều tra để phân tích, tổng hợp, so sách Từ đóđưa ra những kết luận chủ yêu mang tính sự kiện có ý nghĩa

8.8 Phương pháp thống kê toán học Số liệu được thu thập và phân loại và được xử lí bằng phần mềm SPSS.

Dùng phương pháp thống kê dé mô ta, dé tính tan số và độ lệch các tiêu chí,

môi quan hệ giữa các yêu tô.

Trang 18

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo và phan phụ lục; luận văn được trình bay trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo

dục địa phương ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Bình, tinh

Thái Bình dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa

phương ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Binh, tinh Thái Bình

dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa

phương ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bìnhdựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường

Trang 19

CHƯƠNG 1QUAN LÝ HOAT ĐỘNG DAY HỌC NOI DUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DỰA VÀO KE HOẠCH GIAO

DỤC NHÀ TRƯỜNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ngoài nước

Chương trình giáo dục (curriculum) là khái niệm sớm được quan tâm

nghiên cứu Curriculum bắt nguồn từ tiếng La-tinh nghĩa là “trường đua”,“cuộc chạy đua” vì thế mang hàm ý cần có định hướng, quy chuẩn, lề lối,

hướng dẫn, v.v được hiểu là chạy, điều hành hoặc “to run a course” - điều

hành một khoá học Do vậy, định nghĩa truyền thống của chương trình giáo

dục là “một khoá học” (Course of Study) Không ít nhà tư tưởng cô đại đã đề cập đến khái niệm ban đầu về bài học, bài giảng trong dạy học Thời Trung

đại, chương trình giáo dục phát triển song hành với việc thực hiện chức năngnghi lễ, tôn giáo do sự chi phối của chủ nghĩa kinh viện và tôn giáo Cho tới

đầu thế ki XX, Montessori với triết lý “giáo dục thực nghiệm” [8] đã đưa ra quan điểm tạo dựng giáo dục và chương trình giáo dục Cuối thế kỉ XX, đầu

thế kỉ XXI, quan niệm phát triển chương trình, chương trình giáo dục nhà

trường có nhiều thay đổi Ngoài chương trình được nhà nước ban hành, trên thực tế còn có những chương trình giáo dục riêng do các địa phương, các nhà trường chủ động thiết kế các module học tập, chủ đề học tập với nội dung

riêng biệt, đặc thù, dựa trên thế mạnh của địa phương, nhà trường đó

Khái niệm địa phương được hiểu một cách rộng rãi, địa phương là thônxã cụ thể, nhưng cũng có thê là huyện thị, tỉnh, thành phó, hoặc lớn hơn là cácvùng miền của một quốc gia Giáo dục địa phương liên quan chặt chẽ đến các

lý thuyết văn hóa về khu vực, địa phương Sau những phát kiến địa lý vĩ đại,

nhân loại nhận ra tính khu biệt của văn hóa vì thê vân đê nghiên cứu địa

Trang 20

phương học và khu vực học rất phát trién Những kiến thức được nghiên cứutrong địa phương học, khu vực học dần được chắt lọc, đưa vào giáo dục thông

qua day học lồng ghép, tích hợp hoặc có những học phan riêng biệt

Tại các quốc gia trên thế giới, nội dung giáo dục địa phương đã được

chú trọng và nghiên cứu từ rất lâu Việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào chương trình dạy học là một cách giúp học sinh tiếp nhận những kiến thức gần gũi, thiết thực, gan với nền văn hoá, lich sử của dia phương, của dân

tộc nhằm hình thành bản lĩnh, nhân cách con người Nhờ thế, người học sẽ

thoát khỏi được tình trạng xa rời thực tế, thiếu tính cộng đồng, chia sẻ, trách

nhiệm Từ việc trang bị cho học sinh vốn ngôn ngữ, văn học, lịch sử, địa lý,v.v nơi mình sinh sống, người day sẽ góp phan thúc đây, hình thành ở họcsinh niềm yêu thích, hứng thú tìm tòi, ý thức lưu giữ và phát huy văn hóa

cộng đồng, bản sắc dân tộc Đây là điều kiện để hoàn thiện quá trình từ nhận

thức đến tự nhận thức, v.v như I E-ren-bua đã nói: “lòng yêu nhà, yêu làng

xóm, yêu miễn quê sẽ trở thành lòng yêu Tổ quốc”

Về vấn đề chương trình giáo dục địa phương liên quan chặt chẽ đến các lý thuyết văn hóa về khu vực, về địa phương: Trước thé ki XV, châu

Âu chưa có những phát kiến địa lí, nên họ tin vào giáo điều của Gia-tô vềsự hình thành các dân tộc, đất nước Sau nảy người châu Âu nhận ra tínhkhu biệt của văn hóa vì thế vấn đề nghiên cứu địa phương học và khu vựchọc rất phát triển Các thuyết “khuếch tán văn hóa” ở Tây Âu thế kỉ XIX(A.Bradford, Perxisk), trường phái văn hóa lịch sử ở Đức Áo (W.Schmit,

F.Rats), trường phái “Age and Area” của Bắc Mĩ, lí thuyết vùng văn hóa

của nhân chủng học Hoa Kì (F.Boas), khu vực lịch sử văn hóa (Xô Viết) `

đã tạo nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu địa phương học, khu vực học.

Qua đó, chương trình giáo dục cũng thừa hưởng thành quả và ý thức được

việc tạo dựng nội dung học về địa phương

Đi tiên phong trong lĩnh vực giáo dục về địa phương học là ngành địa

Trang 21

lí L.Berg (1925) gọi địa phương học là môn dia lí quê hương Bộ môn dia

phương học xem địa lí là trung tâm nhưng rất cần thiết với tất cả các ngành

khác Từ đó địa phương học chia ra thành địa phương học của nhà nước, địa

phương học nhà trường, địa phương học quần chúng Trong đó, địa phương

học nhà trường được hiểu là những hoạt động, nội dung do HS tiến hành

nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của GV.

Cuốn sách Cẩm nang quốc tế về nghiên cứu chương trình đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu chương trình thế giới và giới thiệu chương trình tiêu

biểu của các quốc gia Cuốn sách có 2 phan: phan 1 giới thiệu về nghiên cứuchương trình thế giới với 4 bài viết, tập trung vào các van dé lí luận, hướngtới chương trình và giáo dục toàn cầu Phần 2 gồm 24 bài viết về chương trìnhcác quốc gia Trong đó chương 7 viết về Hướng dẫn Chương trình ở Úc:

hướng tới một cáây chương trình địa phương của lĩnh vực chương trình.

Hướng dẫn chương trình ở Úc được thực hiện từ những năm gần đây Đầu

năm 1980, Văn phòng Chính phủ đã xây dựng Viện nghiên cứu chương trình (Curruculum Studies Association - ACSA) Trong chương đó, Bill

Green (Charles Stuart University) đã tổng thuật các quan niệm về chương

trình và chương trình địa phương ở Úc Ông điểm qua quan điểm củaBernstein (1975), cho rằng “nguyên tắc cao nhất là cỗ gắng lựa chọn, tổ chứcvà đánh giá những gi xã hội coi như kiến thức có giá trị” Điều nay là bởinhững kiến thức lựa chọn, nó được dạy ra sao và đánh giá như thế nào trong

nhà trường là van dé trọng tâm của cá nhân va xã hội” Moore (2007) cho

rằng “những gì chúng ta biết ảnh hưởng đến chúng ta tồn tạ” Vấn đề xung

quanh chương trình của Úc có mục tiêu là vấn đề nội dung (lựa chọn dạy cái gi) và hình thức (cách tổ chức giờ dạy, lớp học) Quan niệm truyền thống đến đương đại của các nhà giáo dục Úc đều thống nhất chương trình giáo dục có

tính chất địa phương, tính hệ thống và tính quốc gia”

Ở Hàn Quốc, chương trình giáo dục phổ thông được thay đổi rất nhiều

Trang 22

lần Đến tháng 9/1992 chương trình thứ 6 đã được ban hành Đến tháng 12/1997chương trình thứ 7 Chương trình 2007 xây dựng khung Đến năm 2009, chương

trình giáo dục cá nhân, chương trình thử nghiệm 2009, có 4 nội dung:

(1) Định hướng cá nhân: sự cân bằng, thể chất, kĩ năng tự chủ động:

(2) Sáng tạo cá nhân: kĩ năng cơ bản, suy nghĩ khác nhau về vấn đề, kĩ

năng giải thích, ki năng quan sat và sáng tạo giá tri mới;

(3) Trau déi cá nhân: văn hóa văn học, hiểu về giá trỊ cuộc song;

(4) Cá nhân hướng tới trí tuệ nhân loại: ki năng cộng đồng.

Chương trình 2009 cho phép các trường tổ chức chương trình, cấu trúcgiờ học riêng từ 20-35% Do đó các trường có thê kéo dài thêm chương trìnhbang cách tăng giờ cho âm nhạc, nghệ thuật và giáo dục thé chất hoặc tăng

giờ cho những HS kém Họ cũng dành cho âm nhạc, nghệ thuật, dân tộc hoc |

giờ/tuần Phụ huynh và HS có thé chọn những môn học thiết kế, sử dụng thời gian tăng cường cho việc học hoặc tham gia các hoạt động động đồng phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân.

Tác giả Kim Jin Sook, trong bài viết Sự liên hệ giữa sáng tạo và đổi

mới: trường hợp chương trình Han Quốc đã mô tả sự thay đổi chương trình

địa phương theo chương trình quốc gia 2009 Ông mô tả bang mô hình vị trícủa chương trình quốc gia, địa phương và chương trình nha trường như sau:

Chương trình quốc gia: Bộ giáo dục, khoa học và công nghệ

Tổ chức và hướng dẫn b6 sung (17 đơn vị Sở giáo dục Thủ đô và tỉnh,

10

Trang 23

giáo dục Tuy nhiên điểm thay đổi quan trọng ở chương trình địa phương: Mởrộng khuyến khích chương trình nhà trường Cách thức t6 chức của Hàn Quốcnhư sau: Bộ giáo dục có 2 người phụ trách chương trình địa phương Mỗi Sở

giáo dục tỉnh có khoảng 20 cé van cho trường trung học, trong đó cô van chochương trình nhà trường có 2 người, từ đó ở cấp phòng cũng sẽ có nhân sự

phụ trách như vậy tạo nên một hệ thong từ trên xuống chịu trách nhiệm giám

sát chương trình địa phương và chương trình nhà trường Những sự thay đổi

chương trình nhà trường còn đáp ứng nhiều chính sách của quốc gia Thậm

chí họ còn có giải thưởng trường học xuất sắc “Excellent school, diservecurricula” Trong đó chương trình địa phương tập trung vào các vấn đề:

(1) Nhiều hoạt động hơn trong phạm vi chương trình và sau chương

trình nhà trường

(2) Nhiều người tham dự hơn sau chương trình nhà trường

(3) Nhiều chương trình giáo dục nghệ nghiệp cho HS cấp 2

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước

Chương trình giáo dục địa phương có thê do nhà nước ban hành hoặc do các cơ sở giáo dục biên soạn, dé xuất và được cấp có thẩm quyền phê

duyệt Đó là cơ sở để biên soạn tài liệu, hướng dẫn học tập, tổ chức các hoạtđộng học tập để đạt mục tiêu giáo dục Căn cứ vao đó, giáo viên tùy hoàncảnh cụ thé của từng địa phương nơi mình công tác dé xây dựng nội dung chobài học này một cách phù hợp và thuận tiện cho giảng dạy Ở Việt Nam, việc

đưa nội dung giáo dục địa phương vào chương trình giáo dục nhà trường

không phải là quá mới mẻ, xa lạ Ban đầu, chương trình và sách giáo khoa

không có quy định riêng biệt bài học, nội dung địa phương mặc dù những đơn

vị kiến thức liên quan đến địa phương đã có mặt trong sách giáo khoa cácmôn học Từ những năm 2000, chương trình phổ thông chính thức đưa vàothực hiện nội dung giáo dục địa phương Trong đó, cấp THCS có phân phốihơn 30 tiết học cho chương trình địa phương đối với các môn Ngữ văn, Lịch

11

Trang 24

sử, Dia lý Tài liệu dạy học nội dung địa phương này được Bộ giao cho các

Sở GDĐT chủ động xây dựng nội dung, hướng dẫn dạy học

Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động quan lý dạy học, có thé kếđến các tác giả: Đặng Quốc Bảo (1997), vấn dé cơ bản về OLGD, TrườngCBQL - Hà Nội; Bùi Minh Hiền (Chủ biên) 2006, QLGD, Nxb Dai học suphạm Hà Nội; Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông,Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Hoàng Hà, Quản lý dạy học theo quan

điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay,

Luận án Tiến sỹ, trường Đại học Giáo dục, 2013; Ninh Văn Bình, Biện phápquản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chấtlượng dạy học, Luận án Tiến sỹ, Viện Khoa học Gido dục Việt Nam, 2008;

Nguyễn Văn Châu, Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt độngdạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, Luận án Tiễn sỹ Đại

học Sư phạm Hà Nội, 2003

Nghiên cứu đề xuất xây dựng nội dung chương trình Văn học địa phương ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học được tác giả Bùi Thanh Truyền đề cập đến trong bài viết Chương trình Văn

học địa phương với định hướng dạy học phát triển năng lực ở trường phổ

thông sau năm 2015.

Theo tác giả Định Thị Kim Thoa, “Xây dựng chương trình hoạt động

giáo duc địa phương trong chương trình giáo dục phô thông mới”; Kỷ yếu Hội

thảo khoa học quốc tế; Học viện quản lý giáo dục, 5/2015 đã khang dinh hoat

động GDTNST là một hoạt động giáo dục đặc biệt, trong đó, dưới sự chỉ dẫn

của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh sẽ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động giáo dục tổng hợp khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã

hội với tư cách là chủ thể của chính hoạt động, từ đó giúp cho mỗi em học sinhthực hành và phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy

được những tiêm năng sáng tạo của cá nhân của chính các em học sinh [30].

12

Trang 25

Trong bài viết “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục địaphương trong trường trung học” của nhóm tác giả Dinh Thị Kim Thoa, NguyễnHong Kiên đã đánh giá đến công tác tô chức hoạt động giáo dục địa phương

trong các trường trung học như xác định mục tiêu, nội dung chương trình và

cách thức, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục địa phương trong trường trung học; qua đó, tác giả còn xây dựng và đưa ra một số các tiêu chí để đánh gia trong

hoạt động giáo dục dia phương của các em hoc sinh trung hoc [30].

Bùi Tố Nhân (2015), Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, “Quản lý hoạt

động trải nghiệm sáng tạo tại các trường trung học cơ sở thuộc quận Lê Chân,

thành phố Hải Phòng” Trong luận văn, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luậnchung về quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo Đồng thời, tác giả phân tích

thực trạng hoạt động giáo dục địa phương sáng tạo và quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS tại các trường THCS thuộc quận Lê

Chân, thành phố Hải Phòng Từ đó đề xuất một số biện pháp triển khai đểthực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS Quận Lê Chân trong

đôi mới giáo dục hiện nay [25] Tác giả Lê Thị Nga (2015), Luận văn thạc sĩ

ngành sư phạm lịch sử, “Tổ chức hoạt động học tập giáo dục địa phương sángtạo cho học sinh trong day học lịch sử địa phương ở trường trung học phổthông huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Thông qua luận văn, tác giả đã đưa ramốt số cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động học tập giáo dục địa phươngtrong dạy học môn lich sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông: đồng thời

tác giả cũng đề xuất một số biện pháp hiệu quả nhất đề tổ chức hoạt động giáo dục địa phương trong dạy học lịch sử ở trường THPT huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đạt kết quả khả quan nhất trong giai đoạn hiện nay [24].

Tác giả Phạm Thị Lệ Nhân (2015), “Quản lý hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông thành phố Hồ

Chí Minh” Luận án của tác giả đã đưa ra thực trạng quản lý hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa, gan với các hoạt động thực tiễn

13

Trang 26

ở các trường trung học phô thông tại thành phố Hồ Chi Minh và đưa ra mộtloạt biện pháp cấp thiết va khả thi dé quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp theohướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh theo

hướng giáo dục hiện đại hiện nay [26].

Qua tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài nước về vấn đề nghiên

cứu, có thé nhận thấy:

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nội dung giáo dục địa phương

(chương trình giáo dục dựa vào địa phương) Đa số các nghiên cứu đều đánh

giá sự cần thiết của nội dung này trong việc hình thành năng lực người học

với tư cách là một công dân thành công trong tương lai, có trách nhiệm, và

đóng góp phát triển cộng đồng và địa phương

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới cũng đề cập đến việc tích hợp

các vấn đề của địa phương vào chương trình giáo dục nhà trường thông qua

các mục tiêu, nội dung môn học/hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học.

Tại Việt Nam, xây dựng và triển khai nội dung giáo dục địa phương là

một vấn đề còn khá mới mẻ Hiện nay mới chỉ có những văn bản hướng dẫn

về nội dung này, tuy nhiên những nghiên cứu mang tính học thuật còn lànhững khoảng trống Theo qui định nội dung giáo dục địa phương chủ yếuthực hiện thông qua hoạt động giáo dục địa phương (đặc biệt đối với cấpTHCS) do đó những lí thuyết về tổ chức hoạt động giáo dục địa phương hiệnđược xem là cơ sở lý thuyết chính cho van dé này Nhưng nghiên cứu chuyên

về van đề quan lý hoạt động xây dựng nội dung giáo duc địa phương ở các trường THCS dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trưởng chưa cơ quan, tô chức,

đơn vị nào nghiên cứu.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Khái niệm quản lý được hình thành từ rất lâu và cùng với sự phát triển

của tri thức nhân loại cũng như nhu cau của thực tiễn nó được xây dựng va

14

Trang 27

phát triển ngày càng hoàn thiện hơn Mọi hoạt động của xã hội đều cần tớiquan lý Quan lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển mộthệ thống xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô Hoạt động quản lý là hoạt động cầnthiết phải thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm,

các tô chức nhăm đạt mục tiêu chung.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thê quản lý (người quản lý) đến

khách thê quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tô chứcvận hành và đạt được mục đích của tô chức [23, tr.9]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011): Quản lý là chức năng vàhoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹthuật, xã hội), bảo đảm giữ gìn một cơ cau ôn định nhất định, duy trì sự hoạt

động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” Quản lý vừa là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật

phát triển (quy luật tự nhiên hay xã hội) của các đối tượng khác nhau, vừa là

một nghệ thuật, đòi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quản

lý Còn dưới góc độ chức năng, người quản lý phải thực hiện các chức năng

cơ bản: Lập kế hoạch; Tổ chức; lãnh đạo/Điều phối (chỉ đạo); Kiểm tra

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con ngườinhằm định hướng, tô chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động củamột nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra

một cách hiệu quả nhất” [20] Bat cứ một xã hội nao cũng được xem như là

một hệ quản lý, một nhà máy, một xí nghiệp, một trường học hay một quốc

gia Mỗi hệ quản lý bao gồm hai bộ phận gắn bó khăng khít với nhau: Bộ phận quản lý (giữ vai trò chủ thé quản lý) có chức năng điều khién hệ quản lý,

làm cho nó vận hành với mục tiêu đã đặt ra Bộ phận bị quản lý (đối tượngquan lý - giữ vai trò khách thé quản lý) gồm những người thừa hành trực tiếpsản xuất và bản thân quá trình sản xuất Trong quản lý chủ thể quản lý và đối

15

Trang 28

tượng quản lý lại có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau nhằm đạtđược mục tiêu của tổ chức Khi mục tiêu của tô chức thay đôi sẽ tác động đếnđối tượng quản lý thông qua chủ thé quan lý.

Tóm lại, quản lý là quan niệm chứ không phải kỹ thuật, là nhiệm vụ

thực tế chứ không phải lý luận, là trách nhiệm chứ không phải quyền lực.

Quản lý thực chất cũng là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra

và người chịu tác động Ngày nay hoạt động quản lý được định nghĩa rõ hơn:

Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức băng cách vận dụng các

hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra

Từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu cóthê hiểu: Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản lýđến khách thể quản lý nhằm dua hệ thống đạt đến mục tiêu đã định và làm

cho nó vận hành tiễn lên một trạng thái mới về chát.

1.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thê quản lý, nhằm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt

Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình day học, giáo dục thé hệ trẻ, đưa giáo dụcđến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất" (Phạm Minh Hạc, 2001)

Quản lý giáo dục có tính xã hội cao, vì vậy cần tập trung giải quyết tốtcác vấn đề xã hội để phục vụ công tác giáo dục Ngoài ra, quản lý giáo dụccòn được xem như quản lý một hệ thống giáo dục gồm tập hợp các cơ sở giáo

dục như trường học, các trung tâm kỹ thuật - hướng nghiệp dạy nghề mà đối

tượng quản lý là đội ngũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất kỹ thuật, các

phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập Nói chung, quản

lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quảnlý trong lĩnh vực giáo dục Nói một cách r ràng hơn, đầy đủ hơn, quản lý giáodục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của

16

Trang 29

chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dụcquốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đàotạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành,phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đây mạnh công tác giáo dục theo yêu

cầu phát triển xã hội.

1.2.3 Quản lý nhà trường

Nhà trường là một thê chế đặc biệt của xã hội, thực hiện các chức năng

kiến tạo kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó.Trường học là tế bào cơ sở chủ chốt của tất cả các cấp học trong hệ thống giáodục Do đó, quản lí trường học nhất thiết phải có tính nhà nước và tính xã hội

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản li trường học là hoạt động của cáccơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh

và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động toi đa các nguôn lực giáo duc dé nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [31].

Theo tác giả Trần Kiểm "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lỗi

giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm cua mình, tức là đưa nha

trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, dé tiến tới mục tiêu giáo dục, mục

tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thé hệ trẻ và với từng học sinh” [20]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt

động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng

thái khác dé dân dan tiến tới mục tiêu giáo dục ”(2S]

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường chính là sự cụ thể hoá của

công tác quan lý giáo dục Nhà trường là một tế bào chủ chốt của bat cứ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương tới địa phương, cơ sở Quản lý nhà trường thực chất ở đây là quản lý giáo dục ở cơ sở Cho nên, nhà trường là khách thể của tất cả

các cấp quản lý dưới góc độ khái niệm quản lý đa cấp Mỗi nhà trường đều cóngười đứng đầu là hiệu trưởng và hội đồng giáo viên (hội đồng sư phạm) là chủthê quản lý trực tiếp để vận hành hệ thong giáo dục di đến mục tiêu đào tạo

17

Trang 30

Quản ly nhà trường ở Việt Nam là thực hiện các chủ trương, đường lỗi giáo dục

của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà trường vận

hành theo nguyên lý giáo dục dé tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu dao tạo thé hệtrẻ, từng hoc sinh trong sự phát triển chung của đất nước”

Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động

day học - GD, tức là làm sao đưa hoạt động day học và giáo dục di từ trạng thái

này sang trạng thái khác dé tiến tới đạt mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo, góp phần đưa nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển lên một tầm cao mới.

Như vậy có thê hiểu, guản lí nhà trường là quá trình nắm vững các vănbản pháp quy, nắm vững thực trạng nhà trường về cán bộ, giáo viên và cácđiều kiện vật chát từ đó lựa chọn, sắp xếp, hướng dẫn thực hiện các quyếtđịnh quản lí theo một phương án toi uu nhằm làm cho các đối tượng quản lí

vận động hướng tới việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của nhà trưởng 1.2.4 Quản lý hoạt động dạy học

1.2.4.1 Khái niệm dạy học

Dạy học có thé hiểu đưới nhiều góc độ khác nhau:

Từ góc độ giáo dục học “Dạy học - một trong các bộ phận của quá trình

tổng thể giáo dục nhân cách toàn vẹn - là quá trình tác động qua lại giữa giáoviên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năngvà kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, dé trên cơ sở đó hình thành thégiới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩm chất

của nhân cách người học theo mục đích giáo dục” [12, tr.46].

Từ góc độ tâm lý học: Dạy học được hiểu là sự biến đổi hợp lý hoạt

động và hành vi của người học trên cơ sở cộng tác hoạt động và hành vi của người dạy và người học.

Từ góc độ điều khiến học: “Dạy học là quá trình cộng tác giữa thay vatrò nhằm điều khiến - truyền đạt và tự điều khiến - lĩnh hội tri thức nhân loạinhăm thực hiện mục đích giáo dục” [12]

18

Trang 31

Như vậy, có nhiều quan điểm dạy học khác nhau Theo tác giả “dạy họclà một quá trình tương tác (hợp tác) giữa thầy và trò, trong đó thầy giữ vai tròchủ đạo nhờ các hoạt động tô chức, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thứccủa học sinh, trò tự giác, tích cực, chủ động thông qua việc tự tô chức, tự điềuchỉnh hoạt động nhận thức của bản thân nhằm đạt tới mục đích dạy học”.

1.2.4.2 Hoạt động dạy học

Bản chất của day học là quá trình nhận thức độc đáo cua học sinh dưới

vai trò chủ đạo của giáo viên Hoạt động học của học sinh là hoạt động nhận

thức thế giới khách quan Cũng giống như nhận thức của nhân loại, nhận thứccủa học sinh tuân theo quy luật nhận thức chung: "Từ trực quan sinh động đếntư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện

chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” (V.I.Lénin).

Hoạt động dạy của giáo viên thực chất gồm hai hoạt động:

- Giáo viên nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, trình độ học sinh, điều

kiện của giáo viên, tài liệu tham khảo, nắm vững các phương pháp dạy, lựa chọn phương pháp dạy phù hợp với các điều kiện trên Trên cơ sở đó giáo viên xây

dựng một phương án thích hợp nhất dé day từng bài cụ thé cho từng lớp

- Giáo viên phối hợp hoạt động với học sinh trên lớp, đây là quá trình giảngdạy của giáo viên Giáo viên nêu vấn đề, giảng dạy kiến thức mới, rèn luyện kỹnăng, củng cô kiến thức, hướng dan học sinh tự học Trong quá trình giảng dạy,

các hoạt động của giáo viên được phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của họcsinh Giáo viên càng tăng cường việc hướng dẫn chỉ đạo thì học sinh càng có

nhiều thời gian hoạt động tìm hiéu kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành.

1.2.4.3 Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thong những tác động có mục dich,

có có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thé quan lý tới khách thé quản lý trongquá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra Là quá trình người hiệutrưởng hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của giáo

19

Trang 32

viên nhằm đạt được mục tiêu Trong toàn bộ quá trình quản lý nhà trường thìquản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng là hoạt động cơ bản nhất, quantrọng nhất Quản lý hoạt động dạy học là quá trình tác động có mục đích, có kếhoạch, điều khiến, điều hành kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên vàhoạt động học của học sinh nhằm đạt được kết quả cao nhất đề ra Đảm bảo

thực hiện đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch đảo tạo, nội dung chương trình giảng dạy theo đúng tiến độ và thời gian quy định (quản lý mục tiêu, nội dung) Đảm

bảo hoạt động dạy học đạt kết quả cao (quản lý chất lượng).

1.2.5 Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương

Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thé quản lýđến tập thể giáo viên và học sinh dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường qua

đó khơi dậy, bồi đắp lòng tự hào truyền thống lịch sử, văn hóa, tình yêu con người, quê hương, đất nước trong mỗi HS, góp phan hình thành và phát triển

toàn diện nhân cách HS đáp ứng mục tiêu giáo dục nhà trường, mục tiêu giáo

dục nhân cách thé hệ trẻ của xã hội 1.3 Nội dung giáo dục địa phương cấp THCS 1.3.1 Khái quát về giáo dục địa phương cấp THCS

Chương trình giáo dục phô thông ban hành theo Thông tư số

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 (CTGDPT 2018) nêu rõ: “Nội dung giáo dục của

địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí,kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương bồ sung cho nội

dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải

quyết những van dé của quê hương [8]

Theo CTGDPT 2018, nội dung giáo dục địa phương bao gồm: các vấnđề về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương (Về văn hóa gồm lễ hội

20

Trang 33

truyền thống: các loại hình nghệ thuật truyền thống: truyền thông quê hương;phong tục, tập quán địa phương: xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉcương, pháp luật Về lịch sử, truyền thống gồm danh nhân văn hóa; di tích

lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương) Các vấn

đề về địa lí, kinh tế hướng nghiệp của địa phương (Về địa lí địa phươnggồm địa lí tự nhiên; địa lí dân cư; địa lí kinh tế - xã hội; địa lí du lịch Về

kinh tế, hướng nghiệp gồm thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề

truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương) Các vấn đề về

chính trị - xã hội, môi trường của địa phương (Về chính trị - xã hội

gồm Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối

sống, kĩ năng sống Về môi trường gồm Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh

học; ứng phó với những biến đổi khí hậu)

1.3.1.1 Mục đích, ý nghĩa cua giáo duc địa phương

Hoạt động giáo dục địa phương nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông về những vấn đề cơ bản hoặc thời sự thuộc lĩnh vực văn hóa,

lich sử, dia lí, kinh tế - xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương dé

bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước; từ

đó trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho họcsinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu va vận dụng những điều đã học dégop phan giải quyết những vấn dé của quê hương, qua đó hình thành lòng yêu

quê hương, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào cho học sinh Cụ thé như sau:

Về phẩm chất, nhằm phát triển tình yêu, niềm tự hào, sự gắn bó với quê hương, với cộng đồng địa phương; ý thức được vai trò của bản thân và ý nghĩa của sự găn kết, hòa nhập với cộng đồng, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng quê hương và cộng đồng: có ý thức giữ gìn truyền thống quê hương,

phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kĩnăng đã học dé góp phan giải quyết các vấn đề của địa phương; chuẩn bị cho

cuộc sông xã hội và nghê nghiệp.

21

Trang 34

Về năng lực, nhằm giúp học sinh có hiểu biết cơ bản các vấn đề vănhóa, lịch sử truyền thống, địa lí, kinh tế, hướng nghiệp; về chính trị - xã hội,

môi trường của bản làng, xã, huyện, tỉnh, khu vực nơi mình sinh sống; từ đó,

phát triển tình yêu, niềm tự hào về quê hương, gắn bó với cộng đồng địa

phương; ý thức được vai trò của bản thân và ý nghĩa của gắn kết, hòa nhập với cộng đồng, sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng quê hương và cộng đồng: có ý thức giữ gìn truyền thống quê hương, phát huy tiềm lực và thế

mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học dé gdp phangiải quyết những van dé của địa phương; chuẩn bị cho cuộc sống xã hội vanghề nghiệp Bên cạnh đó, phát triển cho HS năng lực thích ứng với cuộcsống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghềnghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên,văn hóa, xã hội) vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát

triển bền vững và bảo vệ môi trường [5].

1.3.1.2 Nội dung của giáo dục địa phương

Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đảo tạo đã ban hành Thông

tư số 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình Giáo dục phổ thông, trong đó nội

dung giáo dục địa phương là hoạt động giáo dục bắt buộc: “Nội dung giáo dụcđịa phương là những vẫn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinhtế xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương bổ sung cho nội dung giáodục bắt buộc chung thông nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những

hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương” [8] Đồng thời, Bộ Giáo dục và Dao tạo không quy định cụ thé

nội dung giáo dục địa phương mà sẽ theo hướng mở, một chương trình đảm bảo

mặt bằng đại trà song vẫn dành cho những địa phương có điều kiện để có nộidung phát triển hơn, phù hợp cho học sinh ở mỗi địa phương: nghĩa là: “Họcsinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực giáo

22

Trang 35

dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội,tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sựhướng dẫn và tô chức của nhà giáo dục” [8] Theo đó, khi triển khai hoạt độnggiáo dục địa phương cho học sinh cần có nội dung trọng tâm là sự kiện, nhân vật,di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ hội, âm thực với các hình thức, các

phương pháp sử dụng điển hình, phù hợp Đồng thời, phải bảo đảm những định hướng cốt lõi về nội dung giáo dục địa phương; phản ánh được tính đặc thù về

văn hóa, kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; bảo đảmtính hệ thống, tính đa dạng và phong phú; bảo đảm tính thực tiễn, chính xác vàtriển khai hiệu quả tại địa phương

Đối với cap Trung học cơ sở và cấp Trung học phé thông thì nội dunggiáo dục của địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học, tổng thời lượng trong

cả 7 năm học là 245 tiết Dựa theo khung thời lượng này, các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu thực tế, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ lựa chọn

nội dung giáo dục phù hợp cho địa phương mình.

Đối với cấp THCS, nội dung giáo dục địa phương được biên soạn thành

bộ tài liệu giáo dục địa phương của một tỉnh có vi trí như sách giáo khoa với

nội dung về giáo dục địa phương thuộc 7 lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, địa lí,kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp Tài liệu giáo dục địa phương đượcbiên soạn theo từng bài học, chủ đề hoặc theo nhóm chủ đề

1.3.1.3 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nội dung giáo dục địa phương

Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực

nhằm phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của HS Tăng cường

hoạt động thực hành, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn trong đời sống địa phương Được thực hiện

với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng học tập và công cụ máymóc lao động sản xuất tại địa phương; đặc biệt là công cụ tin học và các hệthống tự động hóa của kỹ thuật số

23

Trang 36

Nội dung giáo dục địa phương được tô chức trong và ngoài khuôn viênnhà trường, đặc biệt gắn với môi trường, cuộc sống, di tích lịch sử, danh lamthang canh, của địa phương Kết hợp hài hoà hoạt động cá nhân, nhóm, lớp,trường Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi

HS đều phải được tạo điều kiện dé tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải

tích hợp nội dung dạy học di sản văn hóa vào các môn học, hoạt động giáo

dục; tổ chức hoạt động ngoại khóa, chương trình ngoài giờ lên lớp, các tiết

chào cờ, sinh hoạt tập thể Học sinh tham quan, tìm hiểu học tập và giáo dục địa phương, tọa đảm về giá tri các di san văn hóa tai địa phương; thành lập các câu lạc bộ dé tuyên truyền, lưu giữ và bảo tồn các giá trị lịch sử và văn hóa của các di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể Hơn thế, di sản văn hóa địa phương còn được tìm hiểu và trở thành đề tài đạt kết quả

cao trong các cuộc thi, vận dụng kiến thức liên môn dé giải quyết tình huống

thực tiễn, dạy và học tích hợp, tham gia thi khoa học kĩ thuật Qua những hoạt

động này, học sinh được bồi đắp tình yêu, niềm tự hào với truyền thống vănhóa, lịch sử và tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy những di

sản văn hóa của quê hương.

1.3.1.4 Kiểm tra, đánh giá

Mục đích kiểm tra, đánh giá: Nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp

thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và sự

tiền bộ của HS, dé nha giáo dục làm căn cứ điều chỉnh các hoạt động giáo dục,quản lí và phát triển nội dung, bảo đảm sự tiễn bộ của từng HS, nâng cao chấtlượng giáo dục theo yêu cầu của tỉnh và Chương trình giáo dục phô thông

24

Trang 37

Nội dung kiểm tra, đánh giá: Nội dung đánh giá là các biểu hiện củaphẩm chat và năng lực chung trong Chương trình giáo dục phổ thông va cácnăng lực được xác định của nội dung giáo dục địa phương: năng lực tìm hiểutự nhiên và xã hội, năng lực thích ứng với cuộc sống và môi trường, năng lựchướng nghiệp, năng lực giải quyết các vấn đề (của địa phương) được cụ thể

hoá trong yêu cau cần đạt của nội dung.

Căn cứ kiểm tra, đánh giá: Đánh giá dựa trên quá trình tham gia các

hoạt động, dự an, cua HS và các sản phẩm (số lượng, chất lượng sản phẩm)

HS cần làm được theo quy định của nội dung giáo dục địa phương

Hình thức kiểm tra, đánh giá: Sử dụng các hình thức như: Tự đánh giá,đánh giá đồng đăng (HS - HS), đánh giá của giáo viên, đánh giá của gia đình,cộng đồng

Tổng hợp và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá: Tổng hợp kết quả

kiểm tra đánh giá là sự ghi nhận cả quá trình và kiểm tra, đánh giá định kì về

sự phát triển phẩm chất và năng lực Kết quả đánh giá được ghi trong hồ sơ

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chuẩn kiến thức, kĩ năng

được hiểu là “các yêu cầu cơ bản, tối thiêu về kiến thức, ki năng của môn học

hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thé dat được, là căn cứ dé

các nhà khoa học giáo dục biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá

kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giáo dục góp phần bảo đảm tínhthống nhất, tính khả thi trong chương trình giáo dục phổ thông mới; đảm bảo

chất lượng và hiệu quả giáo dục tốt nhất Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học không phải chỉ đơn thuần nhắc lại những hướng dẫn đã có trong

25

Trang 38

chương trình giáo dục mà là trên cơ sở những hướng dẫn đó, xác định mộtcách cụ thể phương hướng, cách thức, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng

các môn học trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường ở hiện tại cũng

như trong tương lai”.

Việc xác định mục tiêu được thực hiện trên cơ sở xây dựng ma trận nội

dung kiến thức, yêu cầu cần đạt của tài liệu giáo dục địa phương cấp THCS.

Trong đó thể hiện các mạch nội dung, yêu cầu năng lực cần đạt, tính kết nốivới Chương trình Giáo dục phô thông tổng thé; dam bảo tích hợp ngang trong

từng lớp học và tích hợp đọc theo từng cấp học; đáp ứng quan điểm tích hợp và phân hóa của chương trình giáo dục phô thông tong thé theo trục: thế giới - khu vực - quốc gia - địa phương và đảm bảo là một bộ phận không thể thiếu

của Chương trình giáo dục phô thông tông thể.

Xác định được các lĩnh vực/môn học bắt buộc và cần thiết có vai trò

trong việc phát triển năng lực học sinh;

Xác định các tiêu chí chuẩn năng lực cho mỗi giai đoạn/cấp/lớp học cụ thé:

Xác định những nội dung năng lực mà hoạt động giáo dục/ môn học bắt

buộc có thể đảm nhận.

Trong mỗi hoạt động giáo dục/ môn học, các năng lực nêu trên lại được

trình bày cụ thé với ba nội dung: đặc điểm của năng lực; kết quả cần đạt về

năng lực; tiêu chí đánh giá năng lực.

1.3.2.2 Lựa chọn nội dung phù hợp với chủ dé học, với diéu kiện nha truong,

dia phuong

Các chủ dé được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đặc

điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương Đặc điểm thực tiễn địa phương làcơ sở hình thành nền văn hóa cũng như xu hướng khai thác các điều kiện tự

nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển Vì vậy, nó chi phối lớn tới nội dung giáo dục địa phương, đặc biệt là các lĩnh vực tự nhiên, môi trường, kinh té -

xã hội và hướng nghiệp Xây dựng nội dung các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế - xã

hội, môi trường, hướng nghiệp trong Chương trình Giáo dục địa phương.

26

Trang 39

1.3.2.3 Hình thức tổ chức giáo dục địa phương phải đa dạng phong phú, linhhoạt tạo cơ hội cho HS phát triển toàn diện

Nội dung giáo dục địa phương được tổ chức dưới các hình thức: dạytrên lớp, tô chức cho học sinh thăm quan các di tích, lịch sử, tham gia các hoạt

động cộng đồng, các hoạt động trải nghiệm Nhà trường thực hiện linh hoạt

hình thức trên, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đem lại hiệu quả

cao và thu hút được số lượng lớn học sinh tham gia.

Nhà trường t6 chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm như: thăm

quan phòng truyền thống, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về nhà trường, hiểu vàhành động vê nội quy trường học và những điều giao tiếp văn minh trongtrường học; Sân khấu hoá; thuyết trình; văn nghệ, cắm hoa; chia sẻ giúp đỡngười gặp khó khăn, trẻ m6 côi thông qua hoạt động thiện nguyện; giáo dụctruyền thông của địa phương thông qua cuộc thi gói bánh chưng và các tròchơi dân gian ngày tết; Phối hợp với các đơn vị khác tuyên truyền về an toàn

giao thông, xây dựng công trường an toàn giao thông, thuyết trình bày tỏ quan

điểm của mình về gia đình, thầy cô va tình bạn tình yêu, tiểu phâm về tư duy

tích cực, rèn kỹ năng xác định mục tiêu thông minh, xây dựng văn hoá đọc trong nhà trường

Ngoài các hoạt động chung dưới cờ, các tiết dạy trên lớp giáo viên cũngđa dạng về hình thức dạy học, tô chức cho học sinh hoạt động nhóm, sinhhoạt cá nhân, giáo viên lựa chọn các chủ đề phù hợp dé day cho học sinh, đặc

biệt dé khơi lên tình yêu và lòng biết ơn của học sinh tuổi mới lớn giáo viên còn kết hợp với các gia đình xây dựng một giờ học giáo dục địa phương cho

học sinh với chủ đề yêu thương và biết ơn

1.3.2.4 Kiểm tra đánh giả hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương tiễnhành theo yêu cầu chung của kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS theo qui

định hiện hành Bên cạnh đó, với các đặc thù của hoạt động dạy học nội dung

27

Trang 40

giáo dục địa phương dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường cũng đặt ra nhữnghình thức đánh giá như: Tự đánh giá Đánh giá đồng đăng Đánh giá từ giáoviên trực tiếp tham gia giảng dạy; Đánh giá từ những bên liên quan, cộngđồng trong quá trình giáo dục; Đánh giá từ phụ huynh học sinh; Quan sát các

tình huống hoạt động của giáo dục địa phương; Bảng ghi chép và lưu lại các đối thoại trong hoạt động ngoài giờ lên lớp; Bảng kiểm (Check list); Hệ thống câu hỏi và câu trả lời theo cấp độ của chương trình; Bảng hỏi khảo sát về thái độ, suy nghĩ, cảm nhận về nội dung giáo dục địa phương đã diễn ra; Bảng hỏi

về tự đánh giá bản thân khi tham gia vào hoạt động GDDP; Bảng hỏi về đánhgiá tương hỗ giữa giáo viên và học sinh; Phân tích “sản phẩm” của học sinh

tạo ra trong quá trình tham gia hoạt động GDDP; Bảng tiêu chí đánh giá quá

trình tạo ra sản phẩm của học sinh; Bảng tiêu chí phân tích việc thực hiện kế

hoạch hoạt động của giáo viên và nhà trường Bảng tiêu chí phân tích các bài

viết, bài phát biểu cảm nghĩ của học sinh khi tham gia các chương trình hoạt động giáo dục địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm Trao đổi ý kiến của GV với nhau (Moderation) trong quá trình triển khai nội dung giảng dạy

và thực hành GDDP 1.4 Quản lý hoạt động dạy học nội dung giáo dục địa phương cho học

sinh trường THCS dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường 1.4.1 Quản lý lập kế hoạch dạy học nội dung giáo dục địa phương cho học sinh THCS dựa vào kế hoạch giáo dục nhà trường

Lập kế hoạch là chức năng cơ bản của quản lý, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn tại của đơn vị Việc lập kế hoạch dạy học nội dung

GDĐP ở trường THCS là quá trình thiết lập, dự tính một cách khoa học các

mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức, hoạt động dạy học nội dung GDĐP,

chuẩn bị huy động các nguồn lực dé tô chức thực hiện tốt việc dạy học Lậpkế hoạch day học nội dung GDĐP là dip dé chủ thé quản lý nhà trường có kếhoạch tập trung các nguồn lực triển khai tổ chức dạy học nội dung GDĐP,

28

Ngày đăng: 27/09/2024, 02:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w