PHẦN MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
KINH TẾ - CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 12 năm 2023
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
TÊN ĐỀ TÀI: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Phan Quốc Thái
Trưởng nhóm: Nguyễn Duy Linh
Thành viên:
1 Phan Phước Phú
2 Hứa Phương Long
3 Nguyễn Duy Linh
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 12 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1
1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 1
1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 1
1.2.1 Nội dung chính hội nhâp kinh tế quốc tế 1
1.2.2 Sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.2.3 Xu hướng phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế 4
2 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 4
2.1 Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở cửa đến nay 5
2.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế lên Phát triển của Việt Nam 7
2.1.1 Tác động tích cực 7
2.1.2 Tác động tiêu cực 9
PHẦN KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất Sự hợp nhất về kinh tế của các quốc gia trên thế giới
đã tác động sâu sắc vào nền kinh tế chính trị của các nước và thế giới Đó là sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi phù hợp với thời đại
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra
cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển” Do đó, đây là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Bởi một nước mà
đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế Hơn thế nữa, một nước đang phát triển thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết
Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích và đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, từng bước tiến và thách thức mà nó mang lại Đồng thời, nghiên cứu cũng nhấn mạnh vào những cơ hội mà hội nhập kinh tế mang lại cho sự phát triển bền vững của đất nước
Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, từ đó đề xuất các chiến lược và chính sách phù hợp để nâng cao hiệu suất và bền vững của nền kinh tế quốc gia
Phương pháp nghiên cứu đề tài được thực hiện bằng cách nghiên cứu, tìm hiểu, chọn lọc
Trang 5thông tin qua các bài báo trên tạp chí khoa học, tài liệu tham khảo như sách, tài liệu từ internet, các văn bản, luận án,
Bài tiểu luận này không chỉ mang lại ý nghĩa lý luận trong việc bổ sung kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế mà còn có ý nghĩa thực tiễn khi cung cấp cơ sở hợp lý cho việc đưa ra chính sách kinh tế, quản lý doanh nghiệp và phát triển bền vững
Bài tiểu luận bao gồm phần mục lục, mở đầu, nội dung chính và phần kết luận
Trang 61 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu cơ bản chính là quá trình giao lưu, hợp tác, gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với quốc gia khác hoặc tổ chức kinh tế khu vực hội nhập với toàn cầu Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất được biết đến là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới
Trong hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế được biết đến là giai đoạn phát triển cao mà mỗi quốc gia sẽ tham gia vào quá trình áp dụng, xây dựng các quy tắc và luật lệ của cộng đồng Khi đó các thành viên tham gia vào quá trình này sẽ chịu sự ràng buộc theo các quy định chung của cả khối kinh tế nhưng các thành viên đó sẽ vẫn đảm bảo sự phù hợp và đạt lợi ích cho dân tộc mình.[1]
1.2.1 Nội dung chính hội nhâp kinh tế quốc tế
❖ Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công:
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp
Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trườnệ quốc tế; nền kinh tế có năng lực sản xuất thực là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công
❖ Thực hiện các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế:
Trang 7Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập
kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước
vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CT) Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc
tế, dịch vụ thu ngoại tệ [2]
❖ Các loại hình thức hội nhập kinh tế quốc tế:
➢ Hợp tác kinh tế song phương là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế:
Ta nhận thấy trong quá trình nền kinh tế hội nhập thì loại hình đầu tiên cần nhắc đến là hợp tác kinh tế song phương Loại hình hợp tác kinh tế song phương có từ rất sớm và tồn tại dưới dạng thỏa thuận, hiệp định kinh tế, thương mại, hay đầu tư, các thỏa thuận thương mại
tự do song phương…
➢ Hội nhập kinh tế khu vực là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế:
Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến tận ngày nay, xu hướng khu vực hóa đang ngày càng phát triển và có những ý nghĩa rất quan trọng Theo sự phát triển của nền kinh
tế thế giới cũng từ đó đã kéo theo các loại hình hội nhập kinh tế cũng có sự thay đổi Hội nhập kinh tế khu vực là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia trong một khu vực.[3]
1.2.2 Sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế
❖ Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu
Trang 8Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở
và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác Toàn cầu hoá kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất
Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan: Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc
tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đôi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh
tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu Do
đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển
❖ Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phố biến của các nước, nhất
là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình Khi mà các nước tư bàn giàu có nhất, các công ty xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toàn thế giới thì chỉ có phát triển kinh tế mở và hội nhập quốc
tế, các nước đang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được nhưng năng lực này cho phát triển của mình
Trang 9Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển
có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngán, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hoá, tăng tích luỹ; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.[4]
1.2.3 Xu hướng phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra thì lực lượng sản xuất có sự phát triển vượt bậc cùng với đó là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường Từ đó, đã thúc đẩy sự liên kết, hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới
Các quốc gia có nền kinh tế phát triển cần mở rộng thị trường để nhằm mục đích thực hiện việc giao lưu hàng hóa Đầu tư và chuyển giao công nghệ với các nước, bên cạnh đó chính là khai thác nguồn lực cụ thể như tài nguyên, lao động và thị trường… từ bên ngoài Nhờ vậy, đã góp phần quan trọng củng cố nền kinh tế và chính trị của quốc gia trên thế giới
Đối với những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế phát triển hơn Cũng do đó mà các quốc gia sẽ có thể chủ động được vốn, công nghệ và tìm cơ hội để nhằm mục đích có thể xuất khẩu hàng hóa nhằm tăng trưởng kinh tế của đất nước
Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang tính hai chiều và diễn ra ngày càng sâu sắc với nhiều cấp độ Xu hướng ngày càng toàn diện với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới chính là xu thế lớn và mang nhiều đặc trưng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế làm cấu trúc hệ thống thế giới thay đổi cũng như các chủ thể tham gia.[5]
2 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
Trang 102.1 Tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từ khi mở cửa đến nay
Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới từ năm 1986 Sau hơn 30 năm chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam, đã vươn lên và gặt hái nhiều thành tựu to lớn Hội nhập kinh tế đã góp phần giúp Việt Nam thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu, dần phát triển và theo kịp với các nước trên thế giới
Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7 /1995 đã mở đầu cho tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội phát triển Bằng việc tích cực, chủ động và ký kết các Hiệp định thương mại tự do mới với các đối tác
Tính đến tháng 04/2019, Việt Nam đã tham gia thiết lập 16 Hiệp định thương mại tự
do với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, bao gồm: AFTA (đối tác ASEAN) có hiệu lực từ năm 1993; ACFTA (đối tác ASEAN, Trung Quốc), có hiệu lực từ năm 2003; AKFTA
Trang 11(đối tác ASEAN, Hàn Quốc), có hiệu lực từ năm 2007; AJCEP (đối tác ASEAN, Nhật Bản),
có hiệu lực từ năm 2008; VJEPA (đối tác Việt Nam, Nhật Bản), có hiệu lực từ năm 2009; AIFTA (đối tác ASEAN, Ấn Độ), có hiệu lực từ năm 2010; AANZFTA (đối tác ASEAN,
Úc, New Zealand), có hiệu lực từ năm 2010; VCFTA (đối tác Việt Nam, Chi Lê), có hiệu lực từ năm 2014; VKFTA (đối tác Việt Nam, Hàn Quốc), có hiệu lực từ năm 2015; Việt Nam - EAEU FTA (đối tác Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan), có hiệu lực từ năm 2016; CPTPP (Tiền thân là TPP) (đối tác Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia), có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019
Trong 16 Hiệp định thương mại tự do, có 6 FTA thế hệ mới là Hiệp định Việt Nam -
EU và Hiệp định CPTPP (tiền thân là TPP) Đây là các FTA thế hệ mới với diện cam kết rộng và mức cam kết sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác như mua sắm Chính phủ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư… Có thể kể đến các FTA “thế hệ mới” như: FTA Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP); các FTA ASEAN + 1; FTA Australia - Hoa Kỳ (AUSFTA)…
Như vậy, sau hơn 3 thập kỉ mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế theo các thang bậc: Từ hẹp đến rộng về đối tác và lĩnh vực cam kết, từ thấp tới cao về mức độ cam kết Về hội nhập đa phương, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Phát triển Á Châu, Quỹ Tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương Về hội nhập song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu
Trang 12hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha.[6]
2.1.1 Tác động tích cực
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến
+ Mô hình tăng trưởng nội sinh (được trao giải Nobel Kinh tế năm 2018) chứng minh rằng, công nghệ là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng Chính công nghệ cùng với nguồn nhân lực phù hợp (có khả năng sáng tạo, sử dụng và kiểm soát công nghệ mới) là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để chúng ta đột phá vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng Chất lượng tăng trưởng được cải thiện
rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 43,3% trong giai đoạn 03 năm 2016-2018; giai đoạn 2016-2020 ước đạt 43,5%
Tính chung 10 năm 2011-2020 vượt mục tiêu chiến lược đề ra (35%) Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016-2018 đã tăng lên 5,8%/năm Đặc biệt năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong 10 năm,