1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn học phần kinh tế chính trị mác lênin Đề tài công nghiệp hóa, hiện Đại hóa Ở việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thành Hưng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 558,88 KB

Nội dung

Kế thừa những di sản đó, vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp ra đời mở ra thời kỳ công nghiệp đi cùng với đó là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm á

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

Lênin

Hà Nội, Ngày 1 tháng 9 năm 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nhân loại, qua hàng triệu năm, loài người đã phát minh ra vô

số những công cụ nhằm hỗ trợ đời sống trên nhiều phương diện, tiêu biểu như trên lĩnh vực lao động sản xuất Bắt đầu từ thời kỳ đồ đá cách đây khoảng hai triệu năm trước với những công cụ thô sơ là những chiếc rìu đá, mũi tên đá được mài sắc Cùng với sự ra đời của kỹ thuật luyện kim, thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt lần lượt nối tiếp, đánh dấu những cột mốc quan trọng của lịch sử loài người Kế thừa những di sản đó, vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp ra đời mở ra thời kỳ công nghiệp đi cùng với đó là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng vào đời sống

Hiện nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ chủ trương nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách toàn diện, sâu rộng với mục đích cuối cùng là chuyển đổi nên kinh tế Việt Nam từ một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp lạc hậu lên nền kinh tế công nghiệp với trình độ công nghệ hiện đại, tiên tiến

Trang 3

I Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp

và tiến bộ khoa học - công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quy luật phổ biến

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quy luật phổ biến của sự phát triển sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua

* Về mặt lý luận

Bất kỳ một quốc gia nào trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng cần phải thực hiện nhiệm vụ tối quan trọng, đó là xây dựng nền kinh tế hiện đại, có cơ cấu nền kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại

Mặt khác thước đo cho sự hiện đại của một nền kinh tế lại là cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở vật chất, cơ sở vật chất – kỹ thuật càng phát triển thì nền kinh tế càng hiện đại Cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng là điều kiện để một xã hội đạt được một mức năng suất nhất định, cơ sở vật chất – kỹ thuật càng tiên tiến, năng suất lao động càng cao

Từ đây, theo tính chất bắc cầu, một nền kinh tế càng hiện đại thì năng suất lao động càng cao và để có được một mức năng suất cao thì điều bắt buộc là phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, những phát minh vào những hoạt động như sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội Nói cách khác là để quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội thì quốc gia đó cần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa

* Về mặt thực tiễn:

Để hiểu rõ hơn tại sao công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại là điều mà mọi quốc gia đều trải qua thì trước hết chúng ta phải bắt đầu từ công nghiệp hóa Công nghiệp hóa

có lịch sử kéo dài từ cuối thế kỷ XVIII đến nay Quá trình này gắn liền với những cuộc cách mạng công nghiệp

Trang 4

Khởi nguồn từ nước Anh, cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên dần lan sang toàn Châu Âu điển hình là các quốc gia như Pháp, Phổ, Châu Mỹ với Hoa Kỳ, Châu Á với đại diện là Trung Quốc và Nhật Bản

Khái niệm hiện đại hóa thì xuất hiện muộn hơn so với công nghiệp hóa vào những năm là thời gian diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, từ nền sản xuất

cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí Cuộc cách mạng này bắt nguồn từ Đức và Hoa Kỳ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba hay còn gọi là cách mạng kỹ thuật số, cũng có khởi đầu là Hoa kỳ và hiện nay cũng đã lan rộng với quy mô toàn cầu ngay cả đối với một quốc gia chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề của chiến tranh và được đánh giá là kém phát triển, lạc hậu so với thế giới tới cả thế kỷ vào thời kỳ 1975, đến nay chúng ta cũng đã tương đối hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và đang tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Như vậy ta có thể thấy điểm chung của những cuộc cách mạng công nghiệp kể trên là chúng bắt nguồn từ những quốc gia phát triển có tiềm lực về kinh tế mạnh mẽ, thế nhưng không chỉ dừng lại ở những quốc gia đó, cách mạng công nghiệp lại còn lan rộng ra cả những quốc gia lạc hậu và kém phát triển hơn rất nhiều gọi chung là các quốc gia đang phát triển Đi cùng với cuộc cách mạng công nghiệp chính là sự chuyển đổi các hoạt động sản xuất kinh doanh từ phương thức lỗi thời sang một phương thức hiện đại hơn nhằm tạo ra năng suất lao động cao Và điều này cũng đã chứng minh rằng bất kỳ quốc gia nào, không phân biệt giàu nghèo, địa lý cũng sẽ đều trải qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vấn đề ở đây chỉ là việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sớm hay muộn

2.2 Với những quốc gia kém phát triển trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng một xã hội mới cần phải được tiến hành toàn diện

Việt Nam là quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiện tại đang trong thời kỳ quá độ, đối với chúng ta, để quá độ thành công thì cần phải xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật thì phải thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế, dựa trên những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng phát triển thì cơ sở vật chất càng được tăng cường, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa càng hoàn thiện và được củng cố, nền sản xuất xã hội sẽ không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân trên các phương diện vật chất, văn hóa, tinh thần sẽ không ngừng được nâng cao

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao

Trang 5

3 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

3.1 Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ

Đầu tiên, để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải xây dựng những nền tảng cần thiết trên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống sản xuất, xã hội, bao gồm tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực, trình độ và văn minh của xã hội, ý thức xây dựng trình độ xã hội của người dân, môi trường quốc tế thuận lợi Những nhiệm vụ trên cần phải được thực hiện đồng thời với công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3.2 Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại

 Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại

 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệ đại, hợp lí và hiệu quả

 Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

II Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1 Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1.1 Thành tựu

a Thành tựu chung

Về cơ bản, kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ những năm 1960, dù vẫn được coi là một quốc gia nông nghiệp, tuy nhiên đã bước đầu đạt được một số thành tựu đáng chú ý

Một là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cải thiện thu nhập, đặc biệt là trong những năm gần đây

Trang 6

2017 2018 2019 2020 2021 2022 0

1 2 3 4 5 6 7 8 9

6.21

7.08 7.02

2.91

2.58

8.02

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2022

( Nguồn: Tổng cục thống kê - Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội, các

năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 )

Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, trong năm năm gần đây ( giai đoạn 2015-2022 ), tăng trưởng GPD của nước ta đều đạt ở mức cao, cá biệt là năm 2022 với tốc độ tăng kỉ lục đạt 8% Điểm sáng của nền kinh tế không chỉ nằm ở mức tăng trưởng cao, đặt trong tình trạng dịch bệnh COVID – 19 những năm 2020, 2021, 2022, Việt Nam là một trong số ít những quốc gia giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương

Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng

Cơ cấu các ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỷ trong

là nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, thuế trừ trợ cấp giảm

15.33%

33.33%

41.30%

10.04%

CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2017

Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

Trang 7

( Nguồn: Tổng cục thống kê -Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội năm 2017 ) ( Nguồn: Tổng cục thống kê

- Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội quý IV

và năm 2022 )

Trong năm năm ( giai đoạn 2017 – 2022 ) cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GPD – Gross domestic products) đã có những thay đổi đáng kể đặc biệt là sự gia tăng của tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng từ 33,34% lên 38.26%

Thông qua công nghiệp hóa hiện đại hóa, quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn, vào năm 2022 quy mô nền kinh tế nước ta đạt mức 404,6 tỷ USD

Ba là dưới góc nhìn của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia

có nền kinh tế tương đối năng động, có tốc độ phát triển cao, vượt ngưỡng trung bình chung của thế giới cũng như khu vực Châu Á, Ngân hàng thế giới ( World Bank ) đã thống kê được mức tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 2,9%, tăng trưởng khu vực châu Á đạt 4,2% theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong khi đó tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt mức 8,02% Trên các bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu, thứ hạng của Việt Nam liên tục được cải thiện, theo quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF – International money foundation ) Việt Nam đứng thứ 5 về GDP khu vực Đông Nam Á sau Indonesia (1,29 nghìn tỷ USD), Thái Lan (534,76 tỷ USD), Malaysia (434,06 tỷ USD), Singapore (423,63 tỷ USD) và xếp ngay trên Philippines (401,66 tỷ USD) , đứng thứ 37 toàn cầu về quy mô nền kinh tế năm 2022

b Trên lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đã thúc đẩy nền nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời gia tăng năng suất lao động từ đó gia tăng sản lượng

và khai thác tốt hơn tiềm năng nông nghiệp của từng vùng, địa phương góp phần vào phát triển kinh tế nước nhà

c Trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng

11.88%

38.26%

41.33%

8.53%

CƠ CẤU NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2022

Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

Trang 8

Nền công nghiệp xây dựng nước ta hiện nay tuy còn lạc hậu so với những quốc gia phát triển trên thế giới, tuy nhiên cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Tính đến năm 2022, nước ta có tổng cộng 563 khu công nghiệp, phân bố theo quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành, nổi bật là các khu Became Bình Phước, Tân Tạo, Mỹ Phước III, Nam Sơn – Hạp Lĩnh với tổng diện tích lần lượt là 1.993 ha, 443 ha, 997,7

ha, 800 ha Cùng với đó là sự hiện diện của nhiều nhà máy, công xưởng có vốn đầu

tư hoặc có chủ sở hữu là doanh nghiệp nước ngoài như Samsung, Canon,… mang đến nguồn thu và đóng góp không hề nhỏ cho ngành công nghiệp nước nhà

Trên lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đạt mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, đóng vai trò là điểm sáng của nền kinh tế, là “đầu tàu” cũng như động lực tăng trưởng của Việt Nam với mức tăng tương đối ổn định, ngay cả khi đặt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, với nhiều khó khăn về nhiều mặt, cả nước thực hiện giãn cách xã hội trong khoảng thời gian dài

2018 2019 2020 2021 2022 0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

12.98%

11.29%

5.82% 6.37%

8.10%

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

( Nguồn: Tổng cục thống kê - Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội, các

năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 )

Đặc biệt, vào ngày 14/06/2019, tập đoàn Vingroup đã khánh thành nhà máy sản xuất ô tô Vinfast có diện tích 335 Ha tại khu công nghiệp Đình Vũ, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, với công suất tối đa đạt tới mức 950.000 xe/năm, với mức độ

tự động hóa cao trên 90% đã đánh dấu một cột mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp nước nhà

Trang 9

Ngành công nghiệp khai khoáng cũng tương đối phát triển, số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, năm 2022 Việt Nam có khoảng 900 mỏ và điểm quặng đang khai thác, gồm 48 loại quặng-khoáng khác nhau như đất hiếm, bauxit, than, apatit, đá hoa trắng, titan, dầu mỏ,…

d Trên lĩnh vực dịch vụ

Dịch vụ hiện nay đang là ngành đóng góp vào GDP nước nhà cao nhất cả về mặt quy mô cũng như tỉ trọng Vào năm 2022, tổng doanh thu ngành dịch vụ đạt 60.298 tỷ đồng, chiếm 41,33% tổng GDP, để đạt được mức doanh thu cao như vậy, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành dịch vụ đã đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm tối ưu hóa phương thức vận hành, chi phí,…

Đầu tiên, đó chính là hoạt động kinh doanh bán lẻ Doanh thu trong năm 2022 của hoạt động này ước tính đạt tới con số 5.679,9 nghìn tỷ đồng và một phần không nhỏ trong số đó đến từ những nền tảng thương mại điện tử hiện đang là xu hướng Thương mại điện tử hay E-commerce ra đời vào năm 1979 trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, tuy nhiên chỉ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển của hệ thống internet vạn vật thì hoạt động này mới thật sự bùng nổ, nắm bắt thời cơ

đó hàng loạt các sàn thương mại điện tử ra đời như Shopee, Tiki,…

Đối với vận tải và logistic, trong năm 2022 vận tải hành khách ước đạt 3.661 triệu lượt khách vận chuyển, 2.009,6 triệu tấn hàng hóa Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 14% - 16% một năm Tổng doanh thu ngành vận tải đạt 2.261 tỷ đồng Đối với du lịch và lữ hành, đây là một trong những hoạt động áp dụng và thích nghi khá thành công tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong thời kỳ Internet vạn vật, khi mà phần đa con người chỉ cần một thiết bị có kết nối với mạng di động là

đã kết nối được với những tiện ích , những nguồn thông tin khổng lồ,… nhờ đó mà ngành du lịch cũng được hưởng lợi Đầu tiên đó chính là dựa vào internet, chúng ta dễ dàng quảng bá được hình ảnh về thiên nhiên, về văn hóa, con người Việt Nam thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, … hay là qua các nền tảng mạng xã hội đặc biệt là Tiktok Theo thống kê của Google, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam trong năm 2022 tăng trên mức 75% đạt vị trí thứ mười lăm toàn cầu

Trang 10

( Nguồn: https://destinationinsights.withgoogle.com/intl/vi_ALL/ )

Cùng với đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thủ tục đặt phòng, đặt các qua các ứng dụng đặt phòng trực tuyến như Klook, Agoda, Booking.com, Traveloka… từ đó hỗ trợ tối ưu những thủ tục, giảm thiểu những rào cản của lữ khách, thúc đẩy ngành du lịch và lữ hành phát triển Điều đó đã thể hiện rõ ràng qua ước tính doanh thu ngành du lịch nước nhà năm 2022 công bố bởi Tổng cục du lịch Việt Nam đạt 495.000 tỷ đồng, bao gồm 3,5 triệu lượt khách quốc tế, 101,3 triệu lượt khách nội địa

Đối với mạng viễn thông và internet, tỉ lệ dân số được phủ sóng mạng viễn thông 4G hiện đã đạt tới mức 95%, đa số dân cư đều được tiếp cận với nền tảng internet tốc

độ cao, ngay cả vùng sâu vùng xa, cùng với đó Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã cấp phép cho việc tiến hành thử nghiệm hệ thống mạng 5G tại một số khu vực thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,… của nhà mạng Viettel, Mobifone và Vinaphone biến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu về 5G Bên cạnh đó Việt Nam cũng được đánh giá rất cao về tốc độ internet Báo cáo của Speedtest -chuyên trang phân tích và đánh giá hiệu suất, tốc độ truy cập internet của các nhà mạng đã chỉ ra rằng tốc độ mạng cố định ở Việt Nam trung bình đạt 84,18 Mbps, xếp hạng thứ 45/138 quốc gia, tối đa đạt 243,55 Mbps Tốc độ mạng di động trung bình đạt 46,66 Mbps xếp hạng 43/138 quốc gia, tối đa đạt 78,80 Mbps Doanh thu ngành viễn thông cũng không hề nhỏ, ước tính đạt 333,9 nghìn tỷ đồng, với tổng

số thuê bao đăng kí dịch vụ khoảng 127,2 triệu thuê bao

e Trên lĩnh vực đời sống xã hội

Ngày đăng: 26/10/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w