Mở Đầu· Nghiên cứu và hiểu sâu hơn về quy luật lưu thông tiền tệ: Phân tích cơ chế hoạt động của quy luật lưu thông tiền tệ, bao gồm vai trò của ngân hàng, quản lý tiền tệ, và tác động c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
*********
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
MÃ MÔN: POS 151
Chủ đề: Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề
rửa tiền
GVHD: Đoàn Thị Cẩm Vân
Mã lớp: POS 151 SU
Đà Nẵng, ngày 4 tháng 7 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
I. Mở Đầu···3
II. Nội Dung···4
Chương 1: Quy luật lưu thông tiền tệ ···
1 Giới thiệu về quy luật lưu thông tiền tệ···
2 Cơ chế hoạt động của quy luật lưu thông tiền tệ···
3 Yếu tố ảnh hưởng đến quy luật lưu thông tiền tệ ···
a Chính sách tiền tệ b Biến động kinh tế và thương mại quốc tế c Chính sách kinh tế và chính sách tài chính d Các yếu tố khác 4 Mối quan hệ giữa quy luật lưu thông tiền tệ và sự ổn định kinh tế···
Chương 2: Tìm hiểu về vấn đề rửa tiền ···6
1 Tìm hiểu các quan điểm về vấn đề rửa tiền···
a Rửa tiền là gì? b Các thủ thuật rủa tiền c Quy trình rửa tiền d Tác động tiêu cực của hành vi rửa tiền e Giải pháp hạn chế, ngăn chặn hành vi rửa tiền 2 Thực tiễn vấn đề rửa tiền trên thế giới và Việt Nam···
a Thực tiễn vấn đề rửa tiền trên thế giới b Thực tiễn rửa tiền ở Việt Nam 3 Đánh giá tác động của nạn rửa tiền đối với nền kinh tế···
III Kết Luận ···14
IV Tài Liệu Tham Khảo···15 V.
Trang 3I Mở Đầu
· Nghiên cứu và hiểu sâu hơn về quy luật lưu thông tiền tệ: Phân tích cơ chế hoạt động của quy luật lưu thông tiền tệ, bao gồm vai trò của ngân hàng, quản lý tiền tệ, và tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế
· Đánh giá tác động của quy luật lưu thông tiền tệ đối với ổn định
kinh tế: Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định và phát
triển kinh tế do quy luật này mang lại, cũng như các thách thức và cơ hội liên quan
· Phân tích các khía cạnh của vấn đề rửa tiền: Nghiên cứu các hình thức rửa tiền phổ biến, cơ chế hoạt động của chúng, và những hậu quả của hoạt động này đối với hệ thống tài chính và xã hội
· Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và giải pháp: Đề xuất các chính sách và biện pháp cụ thể để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro từ hoạt động rửa tiền, đồng thời củng cố và cải thiện quy luật lưu thông tiền tệ để đảm bảo tính minh bạch và ổn định tài chính
· Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu: Đánh giá những đóng góp của nghiên cứu này đối với lĩnh vực tài chính, chính trị và xã hội, đồng thời nhấn mạnh về sự cần thiết của việc áp dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn để tăng cường quản lý và điều hành hệ thống tài chính toàn cầu
Trang 4II Nội Dung
Chương 1: Quy luật lưu thông tiền tệ
1 Giới thiệu về quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là tập hợp các nguyên tắc và quy định quản
lý việc sản xuất, lưu thông và sử dụng tiền tệ trong hệ thống tài chính của một quốc gia
Quy luật này đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của hoạt động tài chính, giúp điều tiết lạm phát, duy trì sự ổn định kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
2 Cơ chế hoạt động của quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là hệ thống quy định và cơ chế quản lý việc sản xuất, lưu thông và sử dụng tiền tệ trong nền kinh tế Ngân hàng trung ương đảm nhận vai trò chính trong việc phát hành tiền tệ và điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm duy trì sự ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát
Cơ chế hoạt động của quy luật này bao gồm điều hành lãi suất, quản
lý chính sách ngoại hối, và giám sát các hoạt động thanh toán Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và an toàn trong các giao dịch tài chính, cũng như ngăn chặn hoạt động rửa tiền và tội phạm tài chính khác Quy luật lưu thông tiền tệ là nền tảng của các chính sách kinh tế
và tài chính quốc gia, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế
3 Yếu tố ảnh hưởng đến quy luật lưu thông tiền tệ
a Chính sách tiền tệ:
Lãi suất: Sự thay đổi lãi suất cơ bản có thể ảnh hưởng đến sự lựa
chọn tiêu dùng và đầu tư của các tổ chức và cá nhân Lãi suất cao thúc đẩy tiết kiệm hơn là chi tiêu, trong khi lãi suất thấp khuyến khích chi tiêu và đầu tư
Chính sách ngoại hối: Việc can thiệp vào thị trường ngoại hối để duy
trì sự ổn định tỷ giá và bảo vệ nền kinh tế khỏi những biến động bất thường
Trang 5b Biến động kinh tế và thương mại quốc tế:
Tăng trưởng kinh tế: Sự tăng trưởng hay suy thoái kinh tế có thể ảnh
hưởng đến cung cầu tiền tệ và lạm phát
Thương mại quốc tế: Các biến động trong thương mại quốc tế, chẳng
hạn như chiến tranh thương mại hoặc biện pháp bảo vệ thương mại,
có thể ảnh hưởng đến dòng vốn và tỷ giá hối đoái
c Chính sách kinh tế và chính sách tài chính:
Ngân sách công: Việc quản lý và vận hành ngân sách nhà nước, bao
gồm chi tiêu và thu thuế, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính và cung tiền tệ trong nền kinh tế
Chính sách kinh tế toàn cầu: Sự phối hợp và điều phối các chính
sách kinh tế quốc tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng tài chính
d Các yếu tố khác:
Biến động trong giá cả hàng hóa: Sự biến động trong giá cả hàng
hóa, đặc biệt là giá dầu và các hàng hóa quan trọng khác, có thể ảnh hưởng đến lạm phát và cung cầu tiền tệ
Biến động trong thị trường tài chính toàn cầu: Sự biến động và
không ổn định trong thị trường tài chính toàn cầu có thể lan rộng và ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia
4 Mối quan hệ giữa quy luật lưu thông tiền tệ và sự ổn định kinh tế
Ổn định giá cả và lạm phát: Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm kiểm
soát lạm phát và duy trì sự ổn định giá cả Bằng cách điều chỉnh lãi suất và can thiệp vào thị trường ngoại hối, ngân hàng trung ương có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa cung và cầu tiền tệ, từ đó ổn định mức lạm phát và giá cả trong nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy hoặc kiềm chế tăng trưởng kinh tế Bằng cách điều chỉnh lãi suất và các biện pháp khác, ngân hàng trung ương có thể tác động đến sự đầu tư và tiêu dùng của các cá nhân và doanh nghiệp Sự
Trang 6ổn định và dự báo trong chính sách tiền tệ thúc đẩy sự tin tưởng của thị trường và đầu tư, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sự ổn định tài chính: Quy luật lưu thông tiền tệ giúp duy trì sự ổn
định tài chính bằng cách quản lý các hoạt động thanh toán và dòng vốn Việc quản lý hiệu quả ngân sách công và thương mại quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự ổn định tài chính toàn cầu
Khả năng ứng phó với biến động kinh tế toàn cầu: Quy luật lưu
thông tiền tệ cũng giúp tăng cường khả năng ứng phó của nền kinh tế với các biến động và rủi ro từ thị trường tài chính toàn cầu Bằng cách duy trì các dự trữ tiền tệ và điều chỉnh thích hợp chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của những biến động này đến nền kinh tế nội địa
Chương 2: Tìm hiểu về vấn đề rửa tiền
1 Tìm hiểu các quan điểm về vấn đề rửa tiền
a Rửa tiền là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền đã nêu định nghĩa về hành vi rửa tiền Theo đó, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có Trong đó, tài sản
do phạm tội mà có là tài sản có được trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi phạm tội; phần thu nhập, hoa lợi, lợi tức, lợi nhuận sinh ra từ tài sản có được từ hành vi phạm tội
Hoạt động rửa tiền gây ra những hệ quả nghiêm trọng Nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, hệ thống tài chính mà còn đe dọa an ninh quốc gia
và quốc tế Do đó, việc chống rửa tiền trở thành một nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia và tổ chức quốc tế
b Các thủ thuật rửa tiền:
Thành lập các công ty “vỏ bọc” mua bán khống hàng hóa: Công ty
“bình phong” hay còn gọi là công ty “vỏ bọc” là một thực thể được thành lập hợp pháp, nhưng hoạt động của công ty không nhằm thực hiện các chức năng vốn có mà nhằm mục đích rửa các nguồn tiền bất chính, thông qua các hợp đồng khống tạm nhập tái xuất hàng hóa; hoặc khai báo nhiều hoặc ít hơn số lượng hàng hóa thực tế được vận chuyển Thậm chí, bên xuất khẩu có thể không chuyển bất kỳ hàng hóa nào lên tàu nhưng tội phạm thông đồng với các bên có liên quan (vận chuyển, hải quan, nhà
Trang 7nhập khẩu ), để có được bộ hồ sơ chứng từ khống đầy đủ thủ tục liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa…
Rút “tiền bẩn” qua nền tảng đánh bạc trực tuyến: tội phạm rửa tiền dùng tiền mặt có được từ hoạt động bất hợp pháp để mua một số lượng lớn thẻ đánh bạc, nhưng chỉ đánh bạc hoặc đặt cược một số tiền không đáng kể Sau đó trả lại thẻ và đề nghị được nhận lại tiền dưới dạng séc và tuyên bố đó là tiền được bạc Hoạt động của các đối tượng này rất tinh vi khi biết cách lợi dụng các công nghệ tin học tiên tiến “ẩn mình” trên mạng, rất khó phát hiện
Núp bóng các dự án gây quỹ, làm từ thiện, đi du lịch: Thủ đoạn của tội phạm thiết lập các dự án gây quỹ qua mạng giả trên nền tảng để gây quỹ
từ cái gọi là “các nhà đầu tư”, theo đó các nhà đầu tư sẽ thu tiền thông qua thanh toán trực tuyến Hoặc, tội phạm cũng sử dụng phương thức gây quỹ qua mạng xuyên biên giới như những kênh tài trợ khủng bố mới Những kẻ khủng bố hoặc những người ủng hộ có thể sử dụng tên giả hoặc địa chỉ IP đăng ký giả mạo để dựng nên một dự án mạng lưới gây quỹ qua mạng Bằng cách này, tội phạm có thể thu hút được những nguồn tiền xuyên biên giới Các đại gia có thể chuyển được khoản tiền khủng vào quỹ từ thiện và rút ra một cách hợp pháp từ đầu kênh bên kia
Chuyển tiền thừa kế ra nước ngoài cho người hưởng thừa kế: Mặc dù thủ đoạn này chưa “lộ diện” nhưng hoàn toàn có thể nếu các đối tượng lựa chọn, đó là việc chuyển tiền qua danh nghĩa được pháp luật cho phép
“chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài”
Nhờ người thân mua, chuyển nhượng hoặc tặng cho bất động sản: Hoạt động rửa tiền thông qua bất động sản có thể là một trong những kênh đầu tư mà tội phạm rửa tiền dễ khai thác vì so với các thị trường khác thì đầu tư bất động sản tương đối thuận lợi và không có quá nhiều thủ tục ràng buộc khi tham gia thị trường Bất động sản là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các
cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền
Mua cổ phiếu, trái phiếu: Để thực hiện hành vi rửa “tiền bẩn” thành
“tiền sạch”, bọn tội phạm sẽ đưa tiền mặt bất hợp pháp đến các trung tâm giao dịch chứng khoán để mua cổ phiếu chứng khoán, trái phiếu Thủ đoạn của tội phạm là chia nhỏ đồng tiền bằng cách mua nhiều cổ phiếu khác nhau, sau đó gom các cổ phiếu lại thành một khoản lớn, để tránh sự chú ý và nghi ngờ của cơ quan quản lý Thậm chí, tội phạm còn mua cả
cổ phần giả tạo do chính các công ty bình phong phát hành Bởi chúng thường không quan tâm đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khi lựa chọn để đầu tư, do đó, chúng mua cổ phần chứng khoán bằng mọi giá Đối với thị trường chứng khoán liên quốc gia, số cổ phiếu này sau đó có
Trang 8thể được tung ra ở các thị trường nước ngoài để biến chúng thành những đồng hiện hợp pháp
Cung cấp các dịch vụ tiền ảo, tài sản ảo: Ngân hàng Nhà nước nhận định, với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu nên tiền ảo là một kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng để rửa tiền, tài trợ khủng bố khi chúng có thể dễ dàng chuyển đổi các khoản tiền thu được thông qua những hoạt động bất hợp pháp thành “tiền sạch” hoặc chuyển các khoản tài trợ cho khủng bố thông qua việc mua bán, trao đổi đồng tiền ảo ở các quốc gia khác nhau Việc chuyển tiền được thực hiện giữa người với người qua các hệ thống thanh toán công nghệ mới thay vì thông qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính truyền thống khác Vì thế, các tài sản ảo
có thể được chuyển giao
c Quy trình rửa tiền:
Đặt tài sản vào hệ thống tài chính:
Đầu tiên, tiền từ các hoạt động phạm tội được đưa vào hệ thống tài chính hợp pháp, thường là qua các ngân hàng hoặc các cơ sở tài chính khác Người rửa tiền có thể sử dụng các công ty giả mạo hoặc tài khoản ngân hàng giả mạo để đưa tiền lậu vào hệ thống
Một phương pháp khác là sử dụng tiền mặt để gửi vào ngân hàng Sau
đó rút ra ở các vị trí khác nhau, nhằm làm cho tiền trở nên khó theo dõi Rửa tiền qua một số giao dịch phức tạp:
Sau khi tiền lậu đã được đưa vào hệ thống tài chính, người rửa tiền tiến hành một loạt các giao dịch phức tạp Điều này nhằm che đậy nguồn gốc của tiền và làm mờ dấu vết Các giao dịch này có thể bao gồm việc
chuyển tiền qua nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, thành lập công ty
ma để trộn lẫn các giao dịch tài chính
Rút tài sản ra khỏi hệ thống:
Cuối cùng, người rửa tiền sẽ rút tài sản ra khỏi hệ thống tài chính, thường là dưới dạng tiền mặt hoặc thông qua các hình thức tài chính khác Một phương pháp khác là đầu tư vào tài sản động như bất động sản, kim cương Hoặc đầu tư vào các công ty giả mạo để biến tiền lậu thành tài sản có giá trị hợp pháp Đây cũng là một trong những cách thức phổ biến của tội phạm
d Tác động tiêu cực của hành vi rửa tiền:
Khi tìm hiểu rửa tiền là gì, chúng ta không thể bỏ qua các tác động tiêu cực mà nó đem đến cho cá nhân nói riêng và quốc gia nói chung Các nỗ lực cần được tiến hành để chống lại rửa tiền, tăng cường hệ thống kiểm soát và xử lý vi phạm tài chính liên quan
Trang 9Mất cân bằng nền kinh tế: Việc chuyển đổi tiền lậu thành tài sản hợp pháp làm tăng sự giàu có bất hợp pháp của các cá nhân hoặc tổ chức tội phạm Nó gián tiếp tạo ra sự bất công và chênh lệch kinh tế trong xã hội
Lỗ hổng tài chính: Vấn đề này trực tiếp gây ra lỗ hổng, sự mất cân đối trong hệ thống tài chính Việc đưa tiền lậu vào hệ thống tài chính hợp pháp làm suy yếu tính minh bạch và đáng tin cậy của các ngân hàng, cơ
sở tài chính Đồng thời gây nguy cơ tài chính cho các tổ chức và cá nhân khác
Tăng cường hoạt động tội phạm: Nếu quốc gia không kịp thời ngăn chặn hành vi trái pháp luật này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phạm tội diễn ra nhiều hơn Thậm chí đặc biệt nghiêm trọng như buôn lậu, ma túy, buôn người và khủng bố Việc che đậy nguồn gốc của tiền lậu còn gây ra sự phân cực xã hội
Đe dọa an ninh quốc gia: Không thể phủ nhận là tội phạm rửa tiền thường liên quan chặt chẽ đến hoạt động tài chính của các nhóm khủng
bố và tổ chức tội phạm Tiền lậu được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động khủng bố, gây ra mất an ninh quốc gia và đe dọa sự ổn định toàn cầu
Gian lận thuế: Khi tìm hiểu rửa tiền là gì, bạn sẽ nhận thấy nó thường
đi kèm với việc gian lận thuế Việc chuyển tiền lậu qua các kênh không thể theo dõi giúp tội phạm trốn tránh trách nhiệm thuế, gian lận thuế Hành vi này gây mất cân đối trong ngân sách công, thiệt hại cho sự phát triển kinh tế
Tác động xã hội: Các tác động tiêu cực đến xã hội của hành vi này như làm gia tăng tội phạm, làm suy yếu công lý, sự tin cậy vào hệ thống pháp luật Nó cũng góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân cực, gây ra sự mất lòng tin và bất ổn trong cộng đồng
e Giải pháp hạn chế, ngăn chặn hành vi rửa tiền:
Quy định pháp lý và chuẩn mực chống rửa tiền:
Xây dựng và thực thi các quy định pháp lý, chuẩn mực rõ ràng, nghiêm ngặt về chống rửa tiền Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng các quốc gia
có hệ thống pháp luật toàn diện để xác định, ngăn chặn và truy cứu những hoạt động liên quan đến rửa tiền
Kiểm soát tài chính:
Tăng cường kiểm soát tài chính bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng, công ty chuyển tiền, sàn giao dịch và quỹ đầu tư…thực hiện các biện pháp kiểm tra chính xác nguồn gốc tiền gửi vào các giao dịch tài chính Cần áp dụng các biện pháp xác thực khách hàng mạnh mẽ, báo cáo giao dịch đáng ngờ và theo dõi sát sao các hoạt động tài chính
Tăng cường hợp tác quốc tế:
Trang 10Đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong việc chống lại rửa tiền Cần chia sẻ thông tin, tình báo tài chính, thiết lập cơ chế hợp tác nhanh chóng, hiệu quả Điều này nhằm mục đích điều tra, truy tìm các hoạt động rửa tiền hay tiếp tay cho tội phạm tài chính
Đào tạo và nâng cao nhận thức:
Đào tạo các chuyên gia về chống rửa tiền Tăng cường nhận thức về vấn đề này trong các ngành công nghiệp tài chính hay cơ quan thực thi pháp luật Các chương trình đào tạo nên tập trung vào việc nhận biết các dấu hiệu của rửa tiền, quy trình phòng ngừa, xử lý vi phạm Cũng như quy định về chuẩn mực chống rửa tiền hiện hành
Sử dụng công nghệ và phân tích dữ liệu:
Áp dụng công nghệ và phân tích dữ liệu để xác định các mô hình, hành
vi đáng ngờ liên quan đến rửa tiền Công nghệ như trí tuệ nhân tạo hay blockchain có thể hỗ trợ trong việc theo dõi, phân tích giao dịch tài chính Nhằm phát hiện và ngăn chặn các hoạt động rửa tiền là gì
Tăng cường truyền thông và tuyên truyền:
Tăng cường truyền thông và tuyên truyền công khai về tác hại của rửa tiền, tầm quan trọng của việc chống lại nó Cần tạo ra những chiến dịch truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức của công chúng, tạo ra một môi trường không chấp nhận cho hành vi rửa tiền
2 Thực tiễn vấn đề rửa tiền trên Thế giới và Việt Nam:
a Thực tiễn vấn đề rửa tiền trên Thế giới:
Vụ rửa tiền 220 tỉ đô la ở Ngân hàng Danske Bank:
Vụ của Danske Bank, ngân hàng lớn nhất Đan Mạch, bị phanh phui trong hai năm 2017-2018, liên quan đến các giao dịch nghi rửa tiền giá trị
200 tỉ euro (220 tỉ đô la) chủ yếu từ Estonia, Nga, Latvia, Anh được thực hiện thông qua chi nhánh của Danske Bank ở Estonia trong khoảng thời gian từ 2007-2015
30% khoản tiền này có nguồn gốc từ 150 nước khác Đây được xem là
vụ bê bối rửa tiền lớn nhất châu Âu Trước đây, Danske Bank là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế Năm 2007, Danske Bank thâu tóm Ngân hàng Sampo Bank và tiếp quản chi nhánh của Sampo Bank ở
Estonia Chỉ vài tháng sau đó, Danske Bank bị Bộ Tài chính Estonia và Ngân hàng Trung ương Nga cảnh báo về việc chi nhánh này phục vụ các giao dịch mờ ám với giá trị lớn
Standard Chartered bị cáo buộc giúp Iran rửa 250 tỉ đô la:
Ngân hàng Standard Chartered có trụ sở đặt tại London (Anh) và mạng lưới chi nhánh ở hơn 70 nước Năm 2012, ngân hàng này bị Cơ quan Dịch vụ tài chính bang New York (DFS) cáo buộc hỗ trợ chính phủ Iran lách các quy định chống rửa tiền của Mỹ để tiến hành 60.000 giao dịch