1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận kinh tế chính trị mac lênin chủ đề quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam

16 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Quá trình hội nhập kinh tế đã trở thành một yếu tố cấp thiết và quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.. Đồng thời chính sách đổi mới cũng đã tạo điều kiện thuận lợi ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA : QUẢN TRỊ KINH DOANH

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN

MÔN : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC - LÊNIN

CHỦ ĐỀ : QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM :

THÀNH TỰU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Giảng viên hướng dẫn : Đoàn Thị Cẩm Vân Lớp : POS 151 M

Trang 2

1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế 1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

2 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ

2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế 2.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

3 PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾQUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

3.1 Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 3

3.2 Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp 3.3 Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam

CHƯƠNG 2 : THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC CỦA HỘI NHẬPKINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

PHẦN D : DANH MỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO PHẦN E : BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ

Trang 4

PHẦN ALỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu hướng của thế giới hiện đại, nó góp phần quan trọng trong sự phát triển của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Từ năm 1986, đất nước ta chính thức thực hiện chính sách Đổi mới, chuyển từ mô hình kinh tế cơ động sang mô hình kinh tế thị trường - đây là một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, chính sách này nhằm mở cửa đất nước và thúc đẩy sự đổi mới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội Con đường hội nhập kinh tế quốc tế là con đường ngắn nhất giúp các nước đang phát triển như Việt Nam có thể sánh vai cùng với các nước phát triển trên thế giới

Quá trình hội nhập kinh tế đã trở thành một yếu tố cấp thiết và quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Trong quá trình này, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, sự gia tăng đáng kể về xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ và hơn hết là thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài và tạo ra nhiều cơ hội việc làm Nông nghiệp và công nghiệp cũng được đẩy mạnh, đóng góp vào GDP của đất nước Đồng thời chính sách đổi mới cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ đối tác quốc tế và tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế.

Tuy nhiên thì quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra một số vấn đề cần phải được xem xét và giải quyết Một trong những vấn đề quan trọng là sự cạnh tranh không công bằng từ các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là các nước có nguồn lực và công nghệ mạnh mẽ hơn Điều này có thể gây áp lực lên các ngành công nghiệp cũng như các doanh nghiệp trong nước, đồng thời gây ra những thách thức về chất lượng và cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trang 5

Và theo đó là sự chênh lệch phát triển giữa các khu vực và tầng lớp xã hội gia tăng, gây ra một số vấn đề bất công xã hội Ngoài ra, việc hội nhập kinh tế cũng đặt ra các vấn đề về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và quyền lao động Sự gia tăng nhanh chóng của các ngành công nghiệp đô thị hóa và xuất khẩu có thể gây hậu quả tiêu cực cho môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí và nước Ngoài ra, việc đảm bảo quyền lợi và điều kiện lao động công bằng và an toàn cho người lao động cũng là một thách thức đối với quá trình hội nhập kinh tế.

Với những thành tựu và những vấn đề đặt ra, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vẫn tiếp tục đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực từ phía chính phủ, các doanh nghiệp và xã hội Việc định hướng và thực hiện các chính sách phù hợp, tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ giúp Việt Nam tận dụng tối đa lợi ích từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và vượt qua những thách thức để đạt được sự phát triển bền vững và toàn diện Ngoài ra thì việc thực hiện chính sách đổi mới cũng cần phải đảm bảo quản lý tài nguyên và môi trường, bảo vệ quyền lao động và phát triển bền vững

Hội nhập kinh tế quốc tế tuy mang lại nhiều lợi ích song kéo theo đó là các hệ lụy tiêu cực Đây là đề tài sâu rộng và liên quan đến chính trị nên bài tiểu luận chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản về quá trình hội nhập kinh tế quốc của Việt Nam Bài viết còn một số sai sót, kính mong cô giúp đỡ để chúng em hiểu rõ hơn và đồng thời cùng nhau nâng cao kiến thức môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trang 6

PHẦN BNỘI DUNG

1 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế :

* Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế :

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung (1)

Hội nhập kinh tế quốc tế (International Economic Integration) là khái niệm được sử dụng để mô tả quá trình mở rộng và gia tăng sự kết nối của một quốc gia với các thị trường quốc tế và các hoạt động kinh tế quốc tế khác Hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện qua các hoạt động như : thương mại quốc tế - mở cửa thị trường và loại bỏ các rào cản thương mại như thuế quan và hạn chế nhập khẩu để tạo điều kiện cho việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - các doanh nghiệp từ một quốc gia đầu tư vào các quốc gia khác để mở rộng hoạt động kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo việc làm, hợp tác xuyên quốc gia - các quốc gia cùng hợp tác nhằm phát triển các ngành công nghiệp, cải thiện hạ tầng và chia sẻ công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và giúp các quốc gia phát triển kinh tế, tăng cường sự giao lưu, đảm bảo hòa bình và ổn định trong cộng đồng quốc tế, tạo nền tảng cho sự phát triển và hợp tác toàn cầu Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia tham gia vào sự chia sẻ lợi ích và cơ hội phát triển từ hệ thống kinh tế toàn cầu Nó bao gồm việc loại bỏ hoặc giảm bớt các rào cản thương mại như thuế quan và hạn chế nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và tạo điều kiện công bằng và cạnh tranh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trang 7

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thường đi kèm với việc áp dụng các chính sách kinh tế và cải cách trong nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh và năng lực sản xuất của quốc gia Điều này có thể bao gồm việc thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, cải thiện hạ tầng giao thông và viễn thông, và tăng cường quản lý và thể chế kinh tế.

* Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế :

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người Các cá nhân muốn tồn tại và phát triển phải có quan hệ và liên kết với nhau tạo thành cộng đồng Nhiều cộng đồng liên kết với nhau tạo thành xã hội và các quốc gia-dân tộc Các quốc gia lại liên kết với nhau tạo thành những thực thể quốc tế lớn hơn và hình thành hệ thống thế giới

Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung

Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nước Dưới đây, xin nêu những lợi ích chủ yếu của hội nhập quốc tế mà các nước có thể tận dụng được: Thứ nhất, quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội

Thứ hai, hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế

Trang 8

Thứ ba, hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến

Thứ tư, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế

Thứ năm, hội nhập tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước

Thứ sáu hội nhập tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước và không bị lề hóa

Thứ bảy, hội nhập giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội

Thứ tám, hội nhập tạo động lực và điều kiện để cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ hơn, và một nhà nước pháp quyền

Thứ chín, hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển

Thứ mười, hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới.

https://sapuwa.com/vi-sao-noi-hoi-nhap-quoc-te-la-xu-huong-tat-yeu-trong-thoi-dai-ngay-nay-.html

Trang 9

Hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam Việt Nam đã gia nhập WTO vào năm 2007 và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và khu vực khác nhau Nhờ đó, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với thị trường toàn cầu và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài Hội nhập cũng đã giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam có thể được lập luận dựa trên một số lợi ích và triển vọng mà nó mang lại.

1 Mở rộng thị trường xuất khẩu: Hội nhập kinh tế quốc tế cung cấp cơ hội để Việt Nam tiếp cận các thị trường xuất khẩu mới Điều này giúp đa dạng hóa nguồn tiêu thụ cho các mặt hàng xuất khẩu và tạo ra cơ hội tăng trưởng cho các ngành công nghiệp quốc gia Thông qua các thỏa thuận thương mại và hiệp định tự do, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh và xây dựng quan hệ thương mại đối tác với các quốc gia khác.

2 Tiếp cận công nghệ và kiến thức tiên tiến: Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội để Việt Nam tiếp cận công nghệ và kiến thức tiên tiến từ các quốc gia phát triển Các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng các phương pháp sản xuất hiện đại, quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ mới Điều này có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Việt Nam và thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo.

3 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Việc thu hút FDI không chỉ mang lại nguồn vốn mới mà còn đóng góp vào chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và phát triển hạ tầng Điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

4 Đa dạng hóa kinh tế và giảm độ phụ thuộc: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam đa dạng hóa kinh tế và giảm độ phụ thuộc vào một ngành hoặc thị trường duy

Trang 10

nhất Việt Nam có thể khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp đến công nghiệp và dịch vụ, từ xuất khẩu đến thị trường nội địa Điều này giúp tăng cường sự linh hoạt và khả năng thích ứng trong môi trường kinh tế biến đổi.

5 Hợp tác quốc tế và tăng cường quan hệ đối tác: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế và xây dựng quan hệ đối tác với các quốc gia khác Việt Nam có thể tham gia vào các hiệp định thương mại, liên minh kinh tế và tổ chức quốc tế để thúc đẩy hợp tác và trao đổi thông tin, kinh nghiệm và kiến thứctiếp thu từ các quốc gia khác Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế :

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công.

Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.

Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh tế có năng lực xuất thực là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công.

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực

=>Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là:

- Thỏa thuận thương mại ưu đã (PTA)

Trang 11

- Khu vực mậu dịch tự do (FTA) - Liên minh thuế quan(CU)

- Thị trường chung ( hay thị trường duy nhất) - Liên minh kinh tế

- Tiền tệ

Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong-mai/kinh-te-chinh-tri-mac-lenin/312-noi-dung-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/34692232

2 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNHPHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM :

2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế :

- Tăng trưởng kinh tế : hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận với nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), công nghệ và kỹ năng tiên tiến của thế giới Điều này đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua

- Tăng cường năng lực cạnh tranh : hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường - Nâng cao đời sống nhân dân : hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

- Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế : hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước trên thế giới Trong

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w