Trong quá trình thực hiện, các huyện còn gặp khó khăn, vướng mắc, do một số công trình, dự án đã được thông qua danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích đất trồng lúa, UBND thành ph
Trang 1Mục lục
1 Vấn đề trong chuyển mục đích sử dụng đất 2
1.1 Vấn đề trong chuyển mục đích sử dụng đất ở Hà Nội 2
1.1.1 Nguyên nhân 3
1.1.2 Giải pháp 5
1.2 Vấn đề trong chuyển mục đích sử dụng đất ở Indonesia 6
1.3 So sánh đối chiếu giữa Hà Nội và Indonesia 6
2 Vấn đề trong kiểm kê đất đai 7
2.1 Vấn đề trong kiểm kê đất đai tại Hà Nội 7
2.1.1 Nguyên nhân 10
2.1.2 Giải pháp 10
2.2 Vấn đề trong kiểm kê đất đai tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ 11
3 Vấn đề trong giải quyết tranh chấp đất đai 11
3.1 Vấn đề trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Hà Nội 11
3.1.1 Nguyên nhân 14
3.1.2 Giải pháp 15
3.2 Vấn đề trong giải quyết tranh chấp đất đai tại tiểu bang Colorado, Mỹ 16
3.3 So sánh, đối chiếu giữa Hà Nội và Colorado 17
Trang 21 Vấn đề trong chuyển mục đích sử dụng đất
1.1 Vấn đề trong chuyển mục đích sử dụng đất ở Hà Nội
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là vấn đề khó, chủ thể sử dụng đất còn gặp khó khăn bởi các quy định về nghĩa vụ tài chính đối với hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất, việc này tác động tới nhiều người dân, nhất là các hộ dân khu vực nông thôn, miền núi Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hàng nghìn thửa đất xen kẹt trong khu dân cư dẫn đến tình trạng bỏ hoang, gây lãng phí Trong khi đó nhiều nơi người dân lại thiếu đất để sản xuất kinh doanh
Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Đông Anh thu hồi, chuyển mục đích đất trồng lúa với diện tích 985,12ha để thực hiện 258 công trình, dự án Kết quả đã thực hiện thu hồi, chuyển mục đích xong đối với 695,24ha, đạt 70,57% Một số công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng đất chậm tiến độ do có quy mô lớn, quá trình chuẩn bị đầu tư mất nhiều thời gian, nhất là công tác cấp chỉ giới đường đỏ, đánh giá tác động môi trường
Còn theo báo cáo của UBND huyện Hoài Đức, từ năm 2021 đến tháng 4-2024, trên địa bàn huyện có 171 công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa được Quốc hội và HĐND thành phố ban hành nghị quyết, với tổng diện tích 417,72ha (trong đó có 23 dự án vốn ngoài ngân sách với tổng diện tích đất trồng lúa là 32,58ha; 148 công trình, dự án vốn đầu tư công với diện tích là 385,14ha) Đến nay, huyện đã và đang thực hiện thu hồi đất trồng lúa đối với 119/171 dự án (đạt 69,6%)
Trong quá trình thực hiện, các huyện còn gặp khó khăn, vướng mắc, do một số công trình,
dự án đã được thông qua danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích đất trồng lúa, UBND thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm, nhưng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng còn chậm Một số vướng mắc, khó khăn khi đăng ký dự án chuyển mục đích đất trồng lúa để thông qua HĐND phải bảo đảm các quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3-4-2023 của Chính phủ: Dự án phải thực hiện xong công tác thu hồi đất để xác định chính xác diện tích đất trồng lúa, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa xong mới đủ điều kiện để đăng ký, trình HĐND thông qua nghị quyết làm cơ sở chuyển mục đích sử dụng đất, dẫn đến mất nhiều thời gian, làm chậm tiến độ thực hiện dự án
Vậy nên trong Luật Đất đai 2024 đã có các quy định mới đơn giản hóa quy trình hành chính
mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tăng quyền lợi, giảm bớt gánh nặng thủ tục… Dù vậy việc chuyển mục đích sử dụng đất ở Hà Nội vẫn có những bất cấp trong công tác quản lý
1.1.1 Nguyên nhân
- Nguyên nhân 1:
Nhiều khu vực bị chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, đất nông nghiệp bị chuyển đổi thành nhà xưởng, công trình trái phép, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực và môi trường Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các hộ gia đình thiếu mặt bằng để sản xuất, kinh doanh, mặt khác còn bởi tốc độ đô thị hóa tại địa phương đang phát triển mạnh, giá đất tăng cao gấp nhiều lần so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên nhiều người bất chấp sai phạm chở đất về san nền, dựng nhà xưởng, mua bán trao tay, kiếm lời
Trang 3Ví dụ: Ở huyện Đông Anh xảy ra tình trạng san lấp trái phép ao, hồ và tự ý chuyển đổi mục
đích sử dụng, biến đất công, đất nông nghiệp thành nhà xưởng, kho bãi, công trình trên địa bàn huyện Đông Anh diễn ra từ nhiều năm nay UBND huyện Đông Anh đã tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ công trình, di dời tài sản, vật liệu ra khỏi khu đất vi phạm đối với 342 trường hợp, trong đó có những vi phạm tồn tại nhiều năm
Hay hành vi vi phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; khu sản xuất nông nghiệp chuyển đổi trái phép thành nhà hàng, khu vui chơi… của dự án trồng hoa cây cảnh tại xã Hiệp Thuận Trước đây, khu đất bồi xã Hiệp Thuận nằm bên bờ hữu sông Đáy, khó canh tác, nhân dân hầu như bỏ hoang Trước thực trạng đó, xã đã khảo sát và đề xuất dự án chuyển đổi để thu hút đầu
tư với 9.400 m2 và đã được huyện phê duyệt năm 2009, cho thuê 50 năm Dự án được đầu tư để trồng hoa, cây cảnh nhưng đến nay, dự án đã biến thành Khu du lịch sinh thái, đặt tên là "Vườn sinh thái Phúc Thọ Hoa Bay", trái với mục đích sử dụng đất được phê duyệt
- Nguyên nhân 2:
Chưa có biện pháp nghiêm minh, xử lý kịp thời đối với các hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất do chính quyền các địa phương buông lỏng công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng; việc kiểm tra, ngăn chặn vi phạm mới của chính quyền cơ sở còn chậm Khi tổ công tác phát hiện, đến kiểm tra, thiết lập hồ sơ vi phạm đối với chủ đầu tư thì phần lớn công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã hoàn thiện việc thi công Việc vi phạm cũng do ý thức chấp hành quy định pháp luật của người dân chưa cao; chính quyền cơ sở thiếu biện pháp ngăn chặn, xử lý khi phát hiện
vi phạm
Ví dụ: Trên địa bàn huyện Hoài Đức, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp bị người dân
tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng nhà kho, xưởng sản xuất Tình trạng này không chỉ khiến công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng gặp nhiều khó khăn, mà còn khiến đất nông nghiệp
bị biến dạng, khó cải tạo
Trên địa bàn xã Đức Thượng còn 4 trường hợp vi phạm đất đai chưa bị xử lý theo quy định Tại các xã An Khánh và La Phù, còn tồn tại 27 trường hợp có hành vi xây dựng nhà xưởng, kho bãi trên đất nông nghiệp Điều đáng nói, những vi phạm này diễn ra đã khá lâu nhưng đến nay chính quyền các địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lý nghiêm, dứt điểm
Ngoài những vi phạm tồn tại chưa xử lý, năm 2023, trên địa bàn huyện Hoài Đức phát sinh thêm 96 trường hợp vi phạm mới, vừa gây bức xúc dư luận, vừa ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, cũng như trật tự xây dựng trên địa bàn
- Nguyên nhân 3:
Sai phạm về tài chính ở các dự án chuyển mục đích sử dụng đất do giá đất chưa sát với thực
tế, giá công bố thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ, trục
Trang 4lợi và sự không rõ ràng trong việc hướng dẫn và quy định trong việc chuyển mục đích sử dụng đất của các bên cơ quan quản lý và chủ đầu tư
Ví dụ: Phát hiện hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP Hà Nội, Bộ
Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội Ngày 26-7-2021, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Hà Nội
Theo kết luận thanh tra, Thủ tướng đã có quyết định quy định việc các doanh nghiệp có quyền sử dụng đất cũ phải di dời được phép hợp tác đầu tư với nhà đầu tư khác để thực hiện dự án
Tuy nhiên UBND thành phố Hà Nội không có văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể, nên các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi đưa vị trí đất vào hợp tác liên doanh đã xác định giá chưa sát thị trường
Từ kết quả thanh tra cho thấy một số doanh nghiệp khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá đã thu về cho Nhà nước số tiền lớn, như dự án 31 Láng Hạ (514,9 tỉ đồng); dự án 378 Minh Khai (312,9 tỉ đồng)…
Một số doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thỏa thuận theo hình thức hỗ trợ) thu được thấp như: dự án số 1 Phùng Chí Kiên; dự án tại 365A Minh Khai; dự án 167 Thụy Khuê; Dự án 47 Nguyễn Tuân…
Dự án tại lô đất C3 là một phần dự án khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, khu đất sạch đã có
hạ tầng được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước Tuy nhiên cơ quan thanh tra phát hiện năm 2009 UBND thành phố Hà Nội thu hồi và giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án không qua hình thức đấu giá Việc giao đất không qua đấu giá tại dự án trên là vi phạm nhiều quy định pháp luật
1.1.2 Giải pháp
- Thường xuyên thực hiện công tác đo đạc, sử dụng các công nghệ như vệ tinh, máy bay không người lái để theo dõi quá trình sử dụng đất và lập bản đồ hiện trạng đất nông nghiệp để theo dõi tình trạng đất tại các địa phương Triển khai rà soát các khu đất để đăng ký vào kế hoạch sử dụng đất và đề xuất đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với những diện tích đất phù hợp với quy hoạch tránh để xảy ra hành vi lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng trái phép
- Các cơ quan quản lý cần phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm soát địa bàn, nếu phát hiện trường hợp xây dựng công trình trên đất không phù hợp với quy hoạch thì cần vào cuộc quyết liệt, sớm có biện pháp xử lý dứt điểm đối với các vi phạm Khuyến khích người dân tham gia giám sát và phản ánh các hành vi vi phạm pháp luật
Trang 5- Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ khâu lập hồ sơ đến phê duyệt và thực hiện Công khai các thông tin liên quan đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, như hồ sơ dự án, kết quả thẩm định giá, kết quả đấu giá, để người dân và các tổ chức xã hội có thể giám sát Đồng thời thường xuyên cập giá đất cho phù hợp với thực tiễn Các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cử đoàn kiểm tra đột xuất nắm tình hình và báo cáo về công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại các địa phương, kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết đối với các vi phạm pháp luật
1.2 Vấn đề trong chuyển mục đích sử dụng đất ở Indonesia
Ở Inđônêxia, tốc độ đô thị hóa nhanh làm tăng nhu cầu về nhà ở, kéo theo nhu cầu cao về đất
để phát triển nhà ở, do đó giá trị ĐNN sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp cũng tăng lên Giá trị kinh tế đất ngày càng tăng đối với nhà ở được chuyển thành đất phi nông nghiệp lớn và tạo ra một khu vực được gọi là khu vực ven đô Nghiên cứu “(Agricultural Land Conversion, Land Economic Value, and Sustainable Agriculture: A Case Study in East Java, Indonesia”, (Mohammad Rondhi, Pravitasari Anjar Pratiwi, Vivi Trisna Handini, Aryo Fajar Sunartomo, Subhan Arif Budiman, 2018 ) về chuyển đổi ĐNN cho thấy, tỷ lệ chuyển đổi ĐNN ở Inđônêxia hiện khoảng 187.720 ha/năm, và phần lớn đất chuyển đổi được sử dụng để phát triển nhà ở và khu công nghiệp Phát triển nhà ở chiếm 48,96% diện tích đất chuyển đổi, tiếp theo là phát triển công nghiệp (36,50%) và xây dựng văn phòng (14,55%)
Nguyên nhân chính của chuyển đổi ĐNN ở Inđônêxia là nhu cầu cao về đất cho mục đích sử dụng phi nông nghiệp và tỷ lệ quay trở lại sản xuất nông nghiệp truyền thống thấp Sự phát triển đô thị nhanh chóng ở các khu vực ven đô làm tăng giá trị của chuyển đổi ĐNN cho mục đích sử dụng
đô thị và do đó mang lại cho nông dân động lực chuyển đổi đất đai của họ cao hơn Hơn nữa, nông dân thường coi việc bán đất của họ là cơ hội để tìm một công việc có triển vọng hơn và là một cách hiệu quả để kiếm tiền nhanh và đầu tư vào các lĩnh vực khác Nhóm nghiên cứu đã tính toán giá trị kinh tế cho mục đích sử dụng nông nghiệp và phi nông nghiệp (nhà ở) ở hai khu vực thuộc Đông Java, Inđônêxia Kết quả của nghiên cứu cho thấy, ĐNN mang lại lợi ích kinh tế cao hơn ở khu vực nông thôn Ngược lại, so với ĐNN, nhà ở thành thị mang lại giá trị cao hơn gấp bảy lần ĐNN chỉ mang lại giá trị cao hơn 19%, nên ĐNN có thể dễ dàng chuyển đổi Điều này cũng được chứng minh qua số lượng các lõi đô thị mới ở khu vực ngoại vi ngày càng nhiều Có một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế đất đai, chẳng hạn như sử dụng nông nghiệp, độ phì nhiêu của đất, khả năng tiếp cận và mô hình trồng trọt, là những tham số quan trọng
1.3 So sánh đối chiếu giữa Hà Nội và Indonesia
Trang 6Cả hai quốc gia đều đang chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở do quá trình đô thị hoá và tăng dân số, giá trị trong việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cao hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng đất nông nghiệp để đem lại giá trị kinh tế
2 Vấn đề trong kiểm kê đất đai
2.1 Vấn đề trong kiểm kê đất đai tại Hà Nội
Căn cứ khoản 18, Điều 3, Luật Đất đai 2013, kiểm kê đất đai được giải thích như sau: “Kiểm
kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa
về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê”
Nội dung kiểm kê đất đai của thành phố Hà Nội năm 2024:
Theo đó, nội dung kiểm kê đất đai của thành phố Hà Nội gồm:
Diện tích các loại đất theo quy định và đối tượng đang quản lý, sử dụng đất;
Tình hình quản lý, sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân bay;
Khu vực sạt lở, bồi đắp;
Đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường và các chuyên đề khác
Theo Hà Nội, số liệu của kỳ Kiểm kê đất đai lần này, sẽ là cơ sở xây dựng dữ liệu đất đai trên địa bàn 27/30 quận, huyện, thị xã (trừ 3 huyện Đan Phượng, Quốc Oai, Ứng Hòa đã hoàn thiện dữ liệu đất đai trong một đề án khác)
Hiện tại, đã có 30/489 xã, phường, thị trấn của Hà Nội đã nhập dữ liệu đất đai trên phần mềm chuyên dụng; 260/489 xã, phường, thị trấn đang thực hiện kê khai, đăng ký đất đai Đối với công tác đo đạc bản đồ, 475/489 xã, phường, thị trấn của Hà Nội đã hoàn thành cơ bản việc đo đạc với 20.248 tờ bản đồ
Nội dung kiểm kê đất đai của Hà Nội năm 2019:
Việc kiểm kê đất đai phải xác định được đầy đủ số liệu về diện tích đất tự nhiên của các cấp hành chính trong năm 2019; như sau:
a) Loại đất kiểm kê bao gồm các loại đất theo quy định tại Điều 10 của Luật Đất đai năm 2013; diện tích các loại đối tượng đang sử dụng đất, đối tượng đang quản lý đất theo quy định tại Điều 5, Điều 8 của Luật đất đai 2013 Trong đó, kiểm kê chi tiết các loại đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
b) Diện tích đất ngập nước, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 của Luật Đa dạng sinh học
Trang 7c) Tình hình sử dụng đất do doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa quản lý sử dụng; đất do các ban quản lý rừng và các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp sử dụng; đất tại các dự án xây dựng nhà ở thương mại; đất xây dựng các công trình sự nghiệp ngoài công lập, công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
d) Việc kiểm kê đất đai năm 2019 phải đánh giá được thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất; tình hình biến động đất đai trong 5 năm qua của từng quận, huyện, thị xã và toàn Thành phố; nhất là việc quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc chấp hành pháp luật đất đai của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất; làm rõ nguyên nhân hạn chế, tồn tại; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật đất đai và các tăng cường quản lý, sử dụng đất để khắc phục hạn chế, tồn tại hiện nay
Hiện trạng đất đai Hà Nội sau kì kiểm kê năm 2014 và kì kiểm kê năm 2019:
(đơn vị: ha)
(2014)
Hà Nội (2019)
I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 335.901 335.984
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 25.502 25.957
Trang 82.1 Đất ở OCT 39.991 39.665
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 6.616 7.828
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 9.829 9.895
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 38.224 41.515
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 3.051 3.372
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 16.269 14.998
-1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản MVT -
-3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK -
Tổng diện tích đất tự nhiên thay đổi do có sự điều chỉnh cơ địa giới hành chính cho đúng theo bản đồ địa giới
Trang 9- Diện tích đất chưa sử dụng giảm (giảm 3.585ha) do nhu cầu sử dụng các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với điều kiện
tự nhiên
- Diện tích đất lâm nghiệp giảm (giảm 1.847ha) do sự chuyển đổi sang các loại đất trồng cây lâu năm, đất sản xuất kinh doanh
- Diện tích đất trồng lúa giảm mạnh (giảm 10.351ha) do quá trình đô thị hóa, sự phát triển nhanh của các công trình công cộng và các trụ sở cơ quan
- Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng (tăng 9.048ha) do hiện nay việc trồng các loại cây lâu năm đem lại thu nhập kinh tế cao và ổn định nên người dân sử dụng đất đồi, đất rừng chuyển
từ cây hàng năm sang cây lâu năm
Thực trạng:
Theo kế hoạch thực hiện được đề ra trong Kế hoạch 176/KH-UBND về kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, Hà Nội đưa ra thời gian thực hiện từ 1/8/2019 đến 15/4/2020 Trước đó, UBND thành phố cũng đã có Văn bản số 3260/UBND-ĐT về việc đôn đốc thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 thành phố Hà Nội, yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã nộp báo cáo kết quả kiểm kê đất đai cấp huyện trước ngày 30/7/2020 Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một số quận, huyện nộp hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường
2.1.1 Nguyên nhân
Theo Tổng cục Quản lý Đất đai, nguyên nhân của việc chậm hoàn thành công tác kiểm kê là
do các địa phương chậm phê duyệt dự toán kinh phí; nhiều địa phương có khó khăn về kinh phí và chờ kinh phí hỗ trợ từ trung ương nên chưa phê duyệt dự toán, dẫn tới việc đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện chậm trễ; việc bố trí kinh phí nâng cấp phần mềm kiểm kê còn thiếu, còn chậm Cùng với
đó, nhiều địa phương có thay đổi địa giới hành chính cấp xã, huyện do thực hiện Nghị quyết số 32 ngày 14/5/2019 của Chính phủ về kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2019 -2021 nên ảnh hưởng tới tiến độ công tác này Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên việc thực hiện ở các địa phương bị chậm, nhất là công tác thực hiện tại cấp huyện, tỉnh do chưa thể đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm…
2.1.2 Giải pháp
Tổng cục thường xuyên nắm bắt tình hình triển khai ở các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn khi triển khai công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019; ưu
Trang 10tiên công tác kiểm tra những nhiệm vụ đã thực hiện, trường hợp địa phương nào chậm trễ cần kịp thời đôn đốc, kiểm tra
Đồng thời, Tổng cục Quản lý đất đai tiếp tục tham mưu Bộ TN&MT có Văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc tiến độ thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019
Bên cạnh đó, cần tổ chức Hội nghị làm việc với Giám đốc Sở TN&MT các tỉnh, thành phố nhất là các tỉnh thành chậm tiến độ công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2019, chưa cập nhật sản phẩm trên hệ thống, để đôn đốc, cũng như tháo gỡ các khó khăn tại địa phương
2.2 Vấn đề trong kiểm kê đất đai tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Để tạo ra các chính sách quản lý dựa trên các nguyên tắc "Bền vững" và "Phương pháp tiếp cận toàn diện" đối với đất đai của Istanbul, cần có Quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/25000 để cung cấp việc quản lý và sử dụng đất cho cả khu vực nông thôn và khu dân cư như với điều này
tỷ lệ được định vị giữa Kế hoạch Môi trường 1/100000 và Kế hoạch Phát triển 1/5000 Theo nghiên cứu, một "nghiên cứu kiểm kê đất đai" đã được thực hiện phù hợp với cơ sở hạ tầng của
Hệ thống Thông tin Địa lý Quốc gia, sẽ làm cơ sở cho các kế hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/25000 nhằm đảm bảo quản lý tập trung tất cả tài sản đất đai ở Istanbul
Nghiên cứu kiểm kê đất đai ở Istanbul với tỷ lệ 1/25000 được thực hiện với các bước:
Xác định các nguồn dữ liệu sẽ đưa ra hiện trạng sử dụng đất
Cơ sở pháp lý của các tổ chức sản xuất dữ liệu và thu thập dữ liệu
Thiết kế hệ thống và nhập dữ liệu
Dữ liệu xâm nhập các khu vực có vấn đề (khu vực rủi ro, khu công nghiệp, khu vực cần tránh, v.v.)
Kết quả phân tích
Tình hình sử dụng đất hiện tại
=> Kiểm kê đất đai ở Hà Nội và nghiên cứu kiểm kê đất đai ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đều được thực hiện với quy trình có các bước thực hiện rõ ràng, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu để kiểm kê và phân tích hiện trạng sử dụng đất một cách chính xác
3 Vấn đề trong giải quyết tranh chấp đất đai
3.1 Vấn đề trong giải quyết tranh chấp đất đai ở Hà Nội