Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.Cốt lõi của nghi lễ này là dùng thân xác của những ông đồn
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐỀ TÀI HẦU ĐỒNG – NÉT ĐẸP VĂN HÓA ĐẶC SẮC TRONG TÍN
NGƯỠNG THỜ MẪU Ở HÀ NỘI XƯA
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Hầu đồng – Nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội xưa” là trung thực và chưa từng công bố dưới bất
kỳ hình thức nào trước đây Tất cả các nguồn tài liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau và được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024
Tác giả
Nguyễn Xuân Trường
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm, động viên từ các thầy cô Giảng viên Khoa Quản lý xã hội đặc biệt là giảng viên cố vấn học tập cùng thầy cô hướng dẫn đề tài
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo, ThS Nghiêm Xuân Mừng – Giảng viên Khoa Quản lý xã hội, người trực tiếp hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành
đề tài nghiên cứu khoa học
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong Quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài sẽ có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2024
Tác giả
Nguyễn Xuân Trường
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
2.1 Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu 2
2.2 Những công trình nghiên cứu về nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1 Mục đích nghiên cứu 3
3.2 Nhiệm vụ 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Bố cục của đề tài 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 6
1.1 Cơ sở lý thuyết 6
1.1.1 Các khái niệm 6
1.1.2 Nguồn gốc lịch sử của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu 10
1.1.3 Khái quát về thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu 12
1.1.4 Giá trị của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu 14
1.2 Khái quát đặc điểm văn hóa và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn thành phố Hà Nội 16
1.2.1.Khái quát đặc điểm văn hóa của Thành phố Hà Nội 16
1.2.2.Khái quát về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội 17
Tiểu kết chương 1 18
Trang 5Chương 2 THỰC TRẠNG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG TÍN NGƯỠNG
THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 19
2.1 Quy trình thực hiện nghi lễ 19
2.1.1 Công việc chuẩn bị 19
2.1.2 Các nghi thức chính trong nghi lễ hầu đồng 20
2.2 Các nguyên tắc và đặc điểm của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu trước cách mạng Tháng Tám (1945) 21
2.2.1 Nguyên tắc 21
2.2.2 Đặc điểm 26
Tiểu kết chương 2 28
Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 29
3.1 Những vấn đề đặt ra trong thực hành nghi lễ hầu đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 29
3.1.1 Xu hướng hiện đại hóa và đa dạng hóa 29
3.1.2 Xu hướng “vật chất hóa” và thương mại hóa 31
3.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 34
3.2.1 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước 34
3.2.2 Chú trọng việc nghiên cứu, đào tạo cho đội ngũ tham gia thực hành nghi lễ hầu đồng 38
3.2.4 Tăng cường hoạt động quảng bá di sản 41
Tiểu kết chương 3 43
KẾT LUẬN 44
PHỤ LỤC 47
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu, không thể không nhắc tới nghi lễ hầu đồng, một trong những nghi lễ quan trọng nhất, đặc trưng nhất cấu thành tín ngưỡng thờ Mẫu Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.Cốt lõi của nghi lễ này là dùng thân xác của những ông đồng, bà đồng để thông linh với các vị thần thánh trong quan niệm của những người tin theo tín ngưỡng thờ Mẫu
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về nghi lễ hầu đồng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ Các công trình nghiên cứu giúp chỉ ra được cơ
sở hình thành, thực trạng và xu hướng vận động của nó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tín ngưỡng thờ Mẫu để có thể định hướng đúng đắn các hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu trong sinh hoạt tín ngưỡng, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú cho con người Chính vì vậy, nghiên cứu về nghi lễ hầu đồng là một chủ đề không mới nhưng cũng chưa phải là cũ, cần có
sự tiếp tục đi sâu nghiên cứu để tìm ra những giá trị nhiều mặt của nghi lễ hầu đồng trong bối cảnh hiện nay
Hà Nội là thủ đô, trung tâm của cả nước Trong lịch sử Hà Nội đã từng là
cố đô, đất Thăng Long - Kinh Kỳ, nơi “hội tụ quan yếu bốn phương”, hội tụ các giá trị văn hóa của cả nước Đặc biệt, những sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng ở nơi đất rất đa dạng, phong phú và tập trung, tron đó có sinh hoat tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng với những nét đặc trưng riêng Qua các tư liệu và điều tra hồi cố từ những người cao tuổi, có thể thấy thời gian càng lùi về trước, thực hành nghi lễ hầu đồng các mang những nét nguyên sơ, thuần phác Tìm hiểu về nghi lễ hầu đồng xưa không chỉ góp phần làm sảng tỏ thêm những giá trị và nét đẹp của nghi lễ hầu đồng mà con giúp chúng ta thấy được sự vận hành, biến đổi của nghi lễ này trong đời sống đương đại, làm cơ sở cho việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như tinh thần mà Nghị quyết
Trang 7TW5 của BCH TW Khóa XIII Đảng CSVN đã chỉ ra Với ý nghĩa lý luận và
thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài “Hầu đồng - Nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội xưa” làm công trình nghiên cứu khoa học sinh
viên Học viên Hành chính Quốc gia năm 2024
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu
Hiện nay, đã có rất nhiều công trình viết về tín ngưỡng thờ Mẫu Một số công trình khoa học tiêu biểu có thể kể đến như sau:
- “Các nữ thần Việt Nam” (1984) của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin về hệ thống các Nữ thần ở Việt Nam
- Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh là một trong những tác giả có nhiều công trình sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu như: “Đạo Mẫu” (1994), tái bản thứ
tư năm 2012 mang tên “Đạo Mẫu Việt Nam”
- Cuốn “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” (2001) do Ngô Đức Thịnh chủ biên nghiên cứu cá hình thái tín ngưỡng của Việt Nam, trong đó
2.2 Những công trình nghiên cứu về nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Hầu đồng là một nghi lễ đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu Vì vậy nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu không thể không nhắc tới hầu đồng Cho đến nay, đã
Trang 8có nhiều công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nghi lễ hầu đồng Có thể kể đến các công trình và bài viết tiêu biểu như sau:
- Cuốn Lên đồng, hành trình của thần linh và thân phận của GS, TS Ngô Đức Thịnh trân trang Đạo Mẫu Việt Nam (2008) đã cung cấp một bức tranh khá toàn cảnh về nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
- Cuốn “Những bậc thầy hầu bóng ở Việt Nam” của Tủ sách văn hóa Việt Nam (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2014) đã giới thiệu khá chi tiết về thân thế, sự nghiệp của một số thanh đồng nổi tiếng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
- Luận án của Nguyễn Ngọc Mai “Nghi lễ lên đồng lịch sử và giá trị” Thông qua nghiên cứu nghi lễ hầu đồng, tác giả khẳng định nghỉ lễ lên đồng là một hiện tượng văn hóa phức tạp, hội tụ đủ cả các yếu tố như: Đạo giáo (phép thuật, ảo thuật để trừ tà), Mật tông (bùa chú, phù chú ), khả năng tâm linh của một số người được quan niệm là có căn, có quả
- Tác giả Nguyễn Kim Hiền (2001) với bài “Lên đồng một số hoạt động tâm linh mang tính trị liệu” Tạp chí Văn hóa dân gian số 4 đã góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị trị liệu, chữa bệnh của nghi lễ hầu đồng đối với các con nhang, đệ tử và đồng cô, đồng cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu
- Báo pháp luật Việt Nam viết về “Hầu đồng dưới góc nhìn hiện thực” của Bùi Trọng Hiền đăng ngày 13 tháng 7 năm 2011
Các công trình trên đã cung cấp nguồn tri thức khá đa dạng và sâu sắc của nghi lễ hầu đồng Tuy vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào đề cập, nghiên cứu về biến đổi nghi lễ hầu đồng tại Hà Nội xưa (cụ thể là từ Cách mạng Tháng Tám (1945) trở về trước Kế thừa nguồn tài liệu trên, tác giả vận dụng vào nghiên cứu, tìm ra những đặc điểm, giá trị của nghi lễ hầu đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám (1945)
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 9- Tìm hiểu về nghi lễ Hầu đồng ở Hà Nội để tìm ra những giá trị văn hóa độc đáo của nghi lễ này ở Hà Nội so với các nơi khác
- Đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ Hầu đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ
- Xác định một số vấn đề lý thuyết về tín ngưỡng thờ Mẫu: khái niệm, giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng
- Khảo sát, đánh giá về thực trạng việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại
Hà Nội và những khuynh hướng biến đổi nghi lễ hầu đồng trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là giá trị của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống tại Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu giá trị nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Địa bàn nội thành thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian thực hiện nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ cuối năm 2023 đến tháng 4/2024
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sưu tầm các cuốn sách, đề
tài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Từ đó lựa chọn và kế thừa các thông tin liên quan nhằm phục vụ cho việc viết và nghiên cứu đề tài
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trên cơ sở thu thập nguồn tin từ
nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, website, tài liệu thống kê…Từ đó, đề
Trang 10tài đã tổng hợp, phân tích, chọn lọc và rút ra những kết luận trong việc thực hành nghi lễ Hầu Đồng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Hà Nội
- Phương pháp điền dã: Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, tác
giả đã thực hiện việc khảo sát tại hiện trường cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tín ngưỡng Thờ Mẫu Tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi tập trung vào việc phân tích, đánh giá việc sử dụng bằng cách hỏi trực tiếp Từ
đó thu thập các thông tin từ thực địa hiện trường làm cứ liệu cho việc hoàn thành đề tài
6 Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề có tính chất lý luận về giá trị của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng và các nhà quản lý đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, đồng thời có thể là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu
về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
là phép tắc, khuân mẫu phải tuân theo khi thờ cúng tổ tiên, quỷ thần, hoặc giao
tế trong xã hội Lúc đầu “Lễ” chỉ là cách thức cúng tế, về sau được dùng rộng
ra để chỉ những quy tắc được tập thể thừa nhận trong đời sống cộng đồng như cưới xin, tang chế, giao tiếp… Lễ có giá trị đặc biệt với đạo Nho, vì được coi như bắt nguồn từ trật tự của trời đất, từ “thiên lí” tức lẽ trời gồm những quy tắc thiết yếu như “tam cương” (quân - sư - phụ), “ngũ thường” (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) mà con người phải tuân theo Đạo Nho quan niệm “Hễ làm con khi cha mẹ còn sống phải phụng sự cho có lễ, khi cha mẹ mãn phần phải chôn cất cho có lễ; rồi những khi cúng tế, cũng phải giữ đủ lễ phép nghiêm trang” (người biết giữ lễ kính, tức là không ăn ở trái ngược) [7, tr.17]
Lễ tức là một trật tự xã hội, kỷ cương trong xã hội mà dân chúng phải tuần theo Khổng Tử, người đầu tiên sáng lập ra đạo Nho ở thời Xuân Thu (551
- 479 TCN) nói: “Muốn dẫn dắt dân chúng nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh; muốn trị dân nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết, thì chẳng những dân biết hổ
Trang 12ngươi, họ lại còn cảm hoá mà trở nên tốt lành” [7, tr.15] Lễ chế (phép tắc về việc lễ) gắn liền với nghi lễ (nghi thức về việc lễ), hợp với điều nghĩa để hoà nhập với xung quanh Lễ cũng gắn liền với Nhạc Trong xã hội, Lễ phân biệt trên dưới, ngăn cản những gì quá đáng, thiên về lí trí, nên cần có Nhạc kèm theo để điều hoà tình cảm tạo nên sự hoà nhập tương thân Đối với cả Lễ
và Nhạc điều cơ bản là phải xuất phát từ đức nhân bên trong Khổng Tử thường nói: “Người ta mà chẳng có lòng nhân, thì làm sao mà thi hành lễ tiết? Người ta
mà chẳng có lòng nhân, làm sao mà dùng âm nhạc?” [7, tr.33] Trong tôn giáo
lễ được hiểu là các hoạt động chủ chốt trong đời sống tín ngưỡng của người có đạo, gắn liền với Phật, với Chúa, với các tín đồ như Tăng Ni với Phật Tử, giáo
sỹ với giáo dân Lễ trong tôn giáo được coi là thiêng liêng nên được coi là Phật lễ, Thánh lễ Lễ trong lễ hội dân gian các làng xã là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có
Như vậy, nghi lễ có nghĩa là hành vi (hoặc hệ thống hành vi) của cá nhân hoặc tập thể tuân theo một quy tắc nhất định, lặp đi lặp lại thuộc một sơ đồ có sẵn (về sau có thể tuỳ thời gian điều chỉnh cho thích hợp hơn với tâm lý lớp người sau), nhằm đạt tới một mục đích tín ngưỡng tôn thờ một thế lực siêu nhiên nào đó Nghi lễ thường được thể chế hoá (có thể thành văn bản có hể không) Nghi lễ tôn giáo nguyên thuỷ thường gắn liền với huyền thoại, mang nhiều dấu ấn về hoạt động sinh hoạt người thời xưa như chèo đò, leo cây, săn bắn bằng cung nỏ, hú gọi, đốt lửa… Nhiều nghi lễ gắn với việc thay đổi trạng thái của cá nhân hay tập thể (sinh đẻ, cưới xin, làm nhà…) Sau này nghi lễ tôn giáo ngày càng được sử dụng nhiều hình thức văn hoá nghệ thuật như múa hát,
ca nhạc, sắc phục, nhịp điệu, ánh sáng đèn nến… để hỗ trợ hiệu quả hoặc tăng sức cuốn hút Tóm lại nghi lễ có nghĩa là lề lối, phép tắc trong việc lễ Nghi lễ
có ý nghĩa rất rộng, bao trùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hoá
Trang 13ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về nghi lễ, trong phạm vi đề tài, tác giả sử dụng khái niệm nghi lễ của tác giả Dương Văn Sáu:
“Nghi lễ là những nghi thức của các cá nhân, cộng đồng tiến hành trong những thời gian và không gian nhất định theo những quy tắc, luật tục truyền thống hoặc thông lệ hiện tại mang tính biểu trưng nhằm mục đích cảm tạ, tri
ân, tôn vinh, ước nguyện với mong muốn nhận được sự giú đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta tôn vinh, thờ cúng” [14, tr.13] Ví dụ một số nghi
lễ của người Việt: Lễ sóc (ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch); lễ vọng (ngày 15 giưa tháng âm lịch), lễ khai hạ (mồng 7 tháng Giêng âm lịch), lễ Thượng nguyên (15 tháng Giêng âm lịch), Tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy âm lịch),
lễ Thu tế (ngày Đinh đầu tháng Tám âm lịch, tế Khổng Tử và các Tiến sĩ Nho học ở Văn Miếu và các văn chỉ địa phương), Tết Trung Thu (Rằm Tháng Tám),
Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp),
Nghi lễ được thực hiện trong tín ngưỡng, tôn giáo thường gồm các bài tán, tụng, các bài văn khấn, văn tế được thực hiện do một người hoặc một nhóm người thực hiện và được được phụ họa bằng các nhạc cụ như chuông, trống, đàn, kèn, tiu, cảnh, mõ, thanh la, não bạt v.v… Thư tịch cổ cho biết từ Đời nhà Chu ở Trung Quốc cách ngay nay hơn 2000 năm người ta đã sử dụng cách đánh chuông rộng rãi Ấn Độ cổ đại đã dùng trống rất sớm Ngày nay, ở nước ta, chúng ta có thể xem các buổi tế lễ tại đình làng, trong các ngôi chùa và đặc biệt
là nghi lễ hầu đồng, một trong những nghi lễ rất phổ biến của Tín ngưỡng thờ
Mẫu Đây là những nghi lễ có từ xa xưa được duy trì và còn lại cho đến nay
1.1.1.2.Nghi lễ hầu đồng
Theo tác giả Bùi Xuân Đính “Lên đồng vốn là một nghi thức của Sa man giáo có ở nhiều tộc người Về bản chất, lên đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh qua các tín đồ Sa man giáo (ông đồng, bà đồng) Người ta tin các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác ông đồng, bà đồng Khi đó, họ là hiện thân
Trang 14của vị thần nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử (người hầu bóng)” [3, tr.679]
Như vậy, có thể hiểu: Nghi lễ hầu đồng (hay hầu bóng) là nghi lễ chính
của thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ Đó là nghi lễ nhập hồn, xuất hồn của các vị thần thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tú Phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng, nhằm phán truyền, chữa bệnh ban phúc, lộc cho tín đồ
1.1.1.3 Tín ngưỡng
Theo điều 2, chương 1 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 do Quốc hội
ban hành: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua
những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” (Quốc hội, 2016, tr.1) [13]
Cơ sở của mọi tín ngưỡng là niềm tin của con người vào thực thể, lực lượng siêu nhiên hay gói gọn lại là niềm tin của con người vào thực tế, sự ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể
sờ mó, quan sát được Có nhiều loại niềm tin, nhưng niềm tin ở đây là niềm tin tín ngưỡng, tức là niềm tin vào “cái thiêng” Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó ra đời và tồn tại cùng loại người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh con người, tồn tại bên cạnh đời sống vật chất, đời sống xã hội, tin thần – tư tưởng, đời sống tình cảm,… So với tôn giáo, tín ngưỡng mang tính chất dân tộc nhiều hơn, nó không có đầy đủ các dấu hiệu như giáo chủ, giáo lý, có tổ chức điều hành chặt chẽ như tôn giáo
1.1.1.4 Tín ngưỡng thờ Mẫu
Theo Nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính, “Thờ Mẫu là hình thái tín ngưỡng
của người Việt và nhiều tộc người ở khu vựa Nam Trung Quốc Thờ mẫu của người Việt bắt nguồn từ việc thờ nữa thần có nguồn gốc xa xưa, liên quan đến chế độ mẫu hệ và thờ tổ tiên thị tộc mẫu hệ Dân gian tin rằng, Mẫu là mẹ của mọi người nên luôn che chở, phù hộ độ trì cho con người gặp nhiều thuận lợi,
có sức mạnh và niềm tin để vượt qua tai ương, vận nạn hay bệnh tật, đem đến cho cuộc sống sự bình yên, sung túc…” [3, tr 676]
Trang 15Trong lịch sử, thời phong kiến, một số nữ thần đã được lịch sử hóa và nhà nước hóa, với các danh xưng như Quốc mẫu, Vương mẫu, Thánh mẫu, như hiện tượng Nguyên phi Ỷ Lan, mẹ của Thánh Gióng
Từ khoảng thế kỷ thứ XVI trở đi, các hình thức thờ Mẫu được định hình
và mở rộng, với các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo và được biểu hiện bằng Mẫu Tam phủ, gồm Thiên phủ (Mẫu Thượng thiên, sáng tạo và cai quản vùng trời), Địa phủ (sáng tạo và cai quản miền đất) và Mẫu Thượng Ngàn (sáng tạo
và cai quản miền rừng) Ở các làng ven sông ven biển thì gọi là Thoải phủ (sáng tạo và cai quản miền sông nước, biển)
Thế kỷ XVI còn xuất hiện Mẫu Liễu Hạnh – một nhân vật nửa thật, nửa huyền thoại, trở thành Mẫu Tứ phủ Trong điện thờ Tam tòa Thánh mẫu, Mẫu Liễu Hạnh với tư cách Mẫu Thượng Thiên luôn ở vị trí trung tâm, với tư cách thần chủ của Đạo Mẫu, mặc đồ đỏ Trong quan niệm của dân gian, Liễu Hạnh
có thể hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn
Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu có bản chất là thờ Mẫu thần và nữ thần, một hình thái tín ngưỡng mang đậm yếu tố văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam
1.1.2 Nguồn gốc lịch sử của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Nguồn gốc, lịch sử của hầu đồng: Nghi lễ hầu đồng hay còn gọi là Chầu Văn xuất hiện từ đầu thế kỉ XVI nhưng bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỷ XVII (đặc biệt ởNam Định và các quần thể di tích lớn ) Phát triển rực rỡ cuối triều nhà Nguyễn
Hầu đồng là nghi lễ truyền thống, có từ lâu đời Không rõ Hầu đồng xuất hiện trong đời sống dân gian từ khi nào, chưa có một tài liệu cụ thể nào nói về nguồn gốc và xuất xứ của nghi lễ Hầu đồng Tuy nhiên trong dân gian truyền thuyết cũng như ký ức còn đọng lại ở một số già làng về sinh hoạt cúng lễ tự phát trong các luỹ tre xanh Đây là hình thức dân gian từ cánh học trò, trẻ mục đồng đã chơi đùa, hành động tinh nghịch trong những khi nhàn rỗi, đó là trò
Trang 16phụ đồng chổi, phụ đồng ếch,…Và tuy các trò chơi này bán tín bán nghi, nhưng ít ra cũng để lại trong họ những ấn tượng, đôi lúc họ muốn được thể hiện, hoặc được trông thấy, xem nữa bởi sự bốc đồng như có siêu nhiên nhập vào tạo sự lạ lẫm mà bình thường không thấy Lớp trẻ nhàn rỗi này không cần khăn chầu áo ngự, có lúc chăn trâu mặc quần áo bình thường và chỉ cần chiếc khăn, mảnh vải phủ đầu là có thể khoanh chân nhắm mắt nghe bạn
bè kiều thỉnh nôm na (không cần có đàn nhạc chầu) với nén nhang cắm trước mặt và tay cầm chiếc chổi, ấy vậy mà khi nghe đọc bài cùng với âm thanh gõ vào chén bát lập tức bốc đồng Một vài đoạn trong phụ đồng chổi như sau: Nghi lễ hầu đồng với tên gọi “Tín ngưỡng thờ Mẫu” được UNESCO vinh danh
ở hạng mục “ Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” vào ngày 1/12/2016 tại Phiênhọp Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ
11 diễn ratại thành phố Addis Ababa – Ethiopia với tên gọi “Thực hành Tín ngưỡng thờ MẫuTam Phủ của người Việt”
Nghi lễ Hầu đồng còn đặc biệt ở chỗ đó là không chỉ là riêng nghi lễ của người Việt mà còn ở một số dân tộc khác như Then của người Tày, Mỡi của người Mường, Lễ cấp sắc của người Dao, Một của người Thái,… Then là tín ngưỡng của cộng đồng người Tày, thầy Then là người thuộc các bài cúng về đưa ma, cúng cầu an, cầu tự… Thầy Then có thể xuất hồn đi huy động binh mã
về làm việc khi cúng lễ, thêm vào là lời ca, âm nhạc nên có sức cuốn hút Trong Then còn chứa đựng tín ngưỡng Saman giáo, một đạo giáo có từ thời bộ lạc xa xưa, có cả sự xuất hồn, nhập hồn Người Tày Đăm ở Nghĩa Lộ quan niệm tổ tiên khi chết phải vất vả vượt qua ba tầng Trời mới đến Mường Trời của tổ tiên Đây cũng là con đường về với cội nguồn do vậy con cháu nếu có đức độ sẽ được tổ tiên phù hộ để sau này được lớn cành xanh lá
Bên cạnh Then Tày còn có Then Nùng mang nhiều sắc thái riêng Lễ cấp sắc của đồng bào Dao cũng là một dạng của nghi lễ Hầu đồng Lễ cấp sắc mà người Dao gọi là quả tăng hay quá tăng, người Việt gọi là cấp đèn, người Trung Hoa gọi là quải đăng tức lễ thụ phong trong Đạo giáo Lễ cấp sắc gồm các cấp
Trang 17thụ phong như cấp 3 đèn, cấp 7 đèn Sau khi được cấp 7 đèn mới được lựa chọn làm Thầy, được học tập các nghi thức Đạp giáo, từ đó mà thụ phong cao hơn để chủ trì lễ cấp sắc cho người khác, biết phép trừ tà bắt quỷ, sai khiến âm binh thần tướng chữa bệnh cứu dân… Muốn thành thầy cúng (thầy tào hay đạo sĩ) thì phải qua lễ cấp sắc Lễ cấp sắc 7 đèn được đánh đồng thiếp (chết giả) Trong đồng thiếp được lên thiên đàng… Sau đó các thầy cúng lại giải đồng cho sống lại (tái sinh)Lễ cấp sắc của đồng bào Dao cũng có xuất hồn qua đánh đồng thiếp, có trừ tà bắt quỷ, đặc biệt tập thể người dự có tục sám hối, tự hành hạ mình để sửa lỗi và lễ cấp sắc cũng mang nặng tính chất phù thuỷ, Saman giáo Nói cách khác Then Tày - Nùng hay lễ cấp sắc của người Dao đều mang tính đồng bóng
Theo giáo sư Vũ Ngọc Khánh thì hình thức giao lưu này có nhiều trên thế giới Ở Trung Quốc muốn hỏi Thần người ta đặt lễ trên bàn, một bàn khác đặt mâm đựng cát khô, dùng bút hình chữ v dài hai, ba tấc, hai người cầm hai đầu dụng cụ hình chữ v đó cắm xuống mâm cát Qua cầu nguyện bút ghi trên cát lời phán bảo, tất nhiên phải khó khăn mới đoán ra chữ rồi chép thành bài Tylor lại kể thuật viết Hầu đồng ở Anh cũng có sự giống nhau với Trung Quốc, mặc dù về thần học Anh và Trung Quốc khác nhau Người ta dùng một bàn nhỏ hình trái tim dài khoảng bảy tấc có ba chân, hai chân có bánh
xe, chân thứ ba là cây bút Một tờ giấy đặt dưới cây bút người cầu đồng đặt tay trên bàn, chờ câu trả lời viết trên giấy… Và Tylor cho hiện tượng này bị linh hồn ám ảnh
1.1.3 Khái quát về thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Nghi thức hầu đồng (lên đồng, hầu bóng) là nghi lễ hết sức đặc biệt trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh huyền bí của người Việt “Hầu đồng” là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của nhiều vị thần linh, trong đó mỗi lần một vị thần linh nhập hồn (ốp đồng, giáng đồng) rồi làm việc quan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ nhảy múa, ban lộc, phán truyền) và xuất hồn (thăng đồng) thì được gọi là một giá đồng
Trang 18“Đồng” còn mang nghĩa là cùng, tức là người cùng cái bóng của Thánh thần hòa nhập làm một Thời gian người ngồi đồng là thời gian người đó thể hiện cái bóng của Thánh thần, mọi cử chỉ, lời nói của người lên đồng lúc đó là của Thánh thần Hầu đồng là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp hát chầu văn, thay vì đọc văn thì người hầu đồng sẽ hát văn, thay vì cúng bái thì người hầu đồng lại thể hiện bằng các động tác múa được cách điệu từ những hoạt động lao động đời sống thường ngày Đây một loại hình âm nhạc đặc sắc mang tính tâm linh với lời ca trau chuốt, giai điệu dặt dìu cuốn hút cùng với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm từ đó đưa con người (thanh đồng) vào trạng thái thăng hoa Như vậy, nội dung của nghi thức hầu đồng chính là hát và múa thông qua các ông đồng, bà đồng để giao tiếp với thần linh Trong nghi lễ này, những người lên đồng hóa thân, tái hiện hình ảnh các vị Thánh Mẫu nhằm phán truyền, ban phúc lộc… cho các tín đồ đạo Mẫu
Trong nghi lễ hầu đồng có tất cả 36 vỡ diễn xướng, tục gọi là 36 giá đồng, mỗi giá đồng nói về huyền tích của một vị Thánh, làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền trong tiếng hát văn và nhạc cung văn Tuy nhiên, trong một buổi hầu đồng các thanh đồng không bao giờ trình diễn đủ 36 giá, mà thường chỉ chọn một số giá có nội dung phù hợp với buổi hầu đồng đó mà thôi Khi diễn xướng hầu đồng, tuỳ theo ý nghĩa của từng giá đồng mà các thanh đồng thực hiện những điệu múa khác nhau như: múa tay không, múa tung nước thánh, múa ban lộc, múa dâng đèn, múa quạt, múa kiếm, múa kích, múa cung Phụ giúp thanh đồng trong các buổi hầu đồng còn có 2 hoặc 4 người hầu dâng (tục gọi là tứ trụ), có nhiệm vụ giúp thanh đồng việc dâng hương, dâng lễ vật, thay trang phục khi chuyển từ giá hầu này sang giá hầu khác…
Để phục vụ cho buổi hầu đồng người ta chuẩn bị đầy đủ lễ vật dâng cúng gồm thịt gà, thịt heo, rượu, xôi, cơm, hoa quả, bánh trái, tiền vàng, giấy bạc, đèn nhang Tất cả các mâm lễ vật được bày trí theo hình tháp đặt ở các bàn trên điện thờ Nhiều đồ hàng mã bằng giấy và tre được cắt dán theo các vật dụng của con người như: nón mũ, dày dép, nhà cửa, đồ trang sức, quần áo,
Trang 19gương, lược Ngoài ra, còn có rất nhiều lễ vật mà các con nhang, đệ tử dâng cúng trong lễ hầu đồng.
Trang phục của thanh đồng cũng rất phong phú, đa dạng tùy theo nội dung của từng giá đồng, thường thể hiện rất rõ đặc tính cũng như nguồn gốc xuất thân của từng vị Thánh trong mỗi giá đồng Mỗi một giá đồng tương ứng với một bộ trang phục của thần thánh ấy Thông qua trang phục thì thân thế, nguồn gốc, phong cách, diện mạo của các vị thần thánh được thể hiện một cách đầy đủ rõ nét từ hàng Mẫu đến hàng Quan, ông Hoàng được quy định bởi màu sắc, hoa văn riêng biệt giữa Thánh nam và Thánh mẫu Cụ thể là Thiên phủ màu đỏ, Nhạc phủ màu xanh, Thoải phủ màu trắng, Địa phủ màu vàng Thông thường trang phục trong hầu đồng gồm có: áo dài, quần trắng, khăn đỏ phủ diện, khăn tấu hương, thắt đai lưng màu, thẻ ngà, kiềng bạc, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, xuyến, quạt và son phấn
1.1.4 Giá trị của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu
1.1.4.1.Giá trị nhận thức xã hội
Khác với các tôn giáo và tín ngưỡng khác quan tâm đến thế giới bên kia, thế giới của linh hồn con người sau khi qua đời để giải quyết tâm lý và khát vọng bất tử của con người, giữa cái hữu hạn và cái vô hạn của con người, Đạo Mẫu và Nghi lễ hầu đồng quan tâm trước hết đời sống trần gian của con người
Đó là các vấn đề cơ bản, thiết thực trong đời sống hiện thực mà mỗi con người đều cần đến, đó là: sức khỏe, tiền tài, may mắn, hạnh phúc, được khái quát bằng ba giá trị cơ bản: Phúc, Lộc, Thọ Vì vậy, thông qua nghi lễ hầu đồng, tín ngưỡng thờ Mẫu đã thể hiện rõ giá trị nhận thức về cuộc sống thực tại, những ước mơ, khát vọng cho con người trong thế giới thực tại chứ không quan tâm
và không bàn đến và không giải quyết những vấn đề ở thế giới bên kia, tức là thế giới của con người sau khi qua đời
Bên cạnh đó, với việc lịch sử hóa hệ thống thần linh của mình, Đạo Mẫu
và Lên đồng đã đứng về phía dân tộc, tôn thờ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Có thể nhận thấy hàng loạt các nhân vật lịch sử được suy tôn, tôn thờ trong Đạo
Trang 20Mẫu, mà đứng đầu là Trần Hưng Đạo, tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng
đã toát lên việc tôn thờ chủ nghĩa anh hùng dân tộc, chống giặc ngoại xâm bất khuất của dân tộc
1.1.4.2.Giá trị trị liệu
Trong đời sống tâm linh của người Việt, nhiều người được coi là có căn
số thường có nhu cầu tâm linh cao Nếu không được thỏa mãn, họ có thể mắc căn số, cơ đày dẫn đến sự lệch chuẩn và rối loạn hành vi (bệnh âm) chính là sự tích tụ những dồn nén tâm sinh lý trong vô thức của con người Hầu đồng (với
âm nhạc, nhảy múa…) tạo ra trạng thái ngây ngất, tự kỷ ám thị về sự tồn tại của thần linh đã giúp con người khai mở vô thức, giải tỏa những dồn nén, ẩn ức, giúp tâm sinh lý con người trở lại trạng thái bình thường, tái hòa nhập với cộng đồng
1.1.4.3.Giá trị văn hóa - nghệ thuật
Lên đồng là một hình thức diễn xướng nghi lễ, một hình thức sân khấu tâm linh, tổng hợp các yếu tố nghi lễ, văn học, ca nhạc, múa… Nghi lễ hầu đồng như một kho tàng văn học với các huyền thoại, truyền thuyết, truyện thơ, văn chầu, thơ giáng bút… Lên đồng là một hình thức diễn xướng nghi lễ, một hình thức sân khấu tâm linh, tổng hợp các yếu tố nghi lễ, văn học, ca nhạc, múa…
Ở sân khấu tâm linh của hầu đồng, đó là sự tổng hòa của âm nhạc, ca hát, nhảy múa và màu sắc mang đậm giá trị văn hóa Với xu thế hội nhập và phát triển, bảo tồn gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc, nghi lễ hầu đồng được mang lên sân khấu biểu diễn như một hình thức nghệ thuật
Trong không gian của nghi lễ hầu đồng, các ông đồng, bà đồng sẽ hóa thân thành các vị thần linh thông qua các giá hầu Từng điệu múa, trang phục, điệu hát văn, nét đặc sắc của hầu đồng quyện vào nhau để tạo nên hình ảnh sống động của các vị thần Việc phổ biến âm nhạc truyền thống tới đông đảo công chúng là cách để giới thiệu, gìn giữ văn hóa, phong tục một cách hiệu quả
Trang 21Từ nghi lễ hầu đồng trong Đạo Mẫu đã tạo ra cả một kho tàng văn học
dân gian với những huyền thoại, truyền thuyết, truyện thơ, văn chầu, thơ giáng
bút có giá trị nghệ thuật để tìm hiểu nghiên cứu về văn học, văn hóa cổ truyền của Việt Nam
Ngày nay, hầu đồng tại Việt Nam ngày càng phát triển như một nét văn hóa cộng đồng Nhiều buổi hầu đồng, trình diễn tại các dịp lễ hội không chỉ là dịp để người dân về chiêm bái, mà còn để mọi người cùng được thưởng thức những màn diễn xướng tâm linh độc đáo
1.2 Khái quát đặc điểm văn hóa và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.2.1.Khái quát đặc điểm văn hóa của Thành phố Hà Nội
Với vị thế là trung tâm của cả nước, Hà Nội được xem là nơi hội tụ những di sản văn hoá phi vật thể đầy tinh hoa Hiện tại, Hà Nội còn bảo tồn được rất nhiều lễ hội dân gian cổ truyền như lễ hội Đền Sóc thờ Thánh Gióng,
lễ hội Đền Hát Môn tưởng niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, giõ trận Đống Đa tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung, lễ hội Cổ Loa tôn vinh An Dương Vương Một vài lễ hội có tổ chức những trò chơi dân gian độc đáo như hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, hội bơi cạn và bắt chạch làng Hồ, hội chạy cờ làng
Đơ Thao, lễ hội thả diều truyền thống Bá GiangCác lễ hội dân gian cổ truyền của người Hà Nội mang đậm màu sắc lịch sử, bởi Hà Nội là trung tâm, là nơi tập trung các nhân vật lịch sử và những sự kiện lịch sử, những dấu ấn lịch sử của môi trường văn hoá đô thành Lễ hội dân gian xưa của Hà Nội chiếm vị trí rất lớn và có tác động tích cực, sâu sắc đến đờí sống tinh thần, đời sống văn hoá của người Hà Nội
Bên cạnh đó, Hà Nội là vùng đất đa tộc người vì vậy mà tín ngưỡng ở
Hà Nội còn là quá trình giao lưu văn hoá giữa các tộc người với nhau Các thành tố tín ngưỡng của từng tộc người như Kinh, Khmer, đã ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành diện mạo trongtín ngưỡng thờ mẫu Hiện nay khó có thể thống kê hết các cơ sở thờ tự thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội Ngoài
Trang 22những phủ, điện, đền, am, miếu có đặt thờ nữ thần, mẫu thì các vị này còn được đặt thờ phối từ bên trong nhiều ngôi chùa Phật Giáo Chính vì thế hoạt động nghi lễ thờ Mẫu hết sức sôi động, trong đó có nghi lễ hầu đồng
1.2.2.Khái quát về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Cũng như những địa danh khác trên miền bắc và cả nước, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có mặt tại vùng đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội từ rất sớm Tục thờ Mẫu cổ xưa có nguồn gốc từ tục thờ mẫu thần và nữ thần, yếu tố văn hóa đặc trưng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và phát triển cao nhất thành tín ngưỡng thờ Tam phủ - Tứ phủ Đến thế kỷ XVI, sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta với đầy đủ các lớp lang, huyền thoại, huyền tích, nhân vật được thờ và gần như một tôn giáo với thánh chủ là Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên Năm 2016, nghi lễ hầu đồng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận và vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Hà Nội, thủ đô cả cả nước chính là nơi được coi là tập trung rất nhiều địa điểm thờ Mẫu nổi tiếng như: Phủ Tây Hồ (Tây Hồ), đền Mẫu Thoải, đền Rừng (Long Biên), đền Ghềnh (Gia Lâm), đền Ông Hoàng Bơ (Nam Từ Liêm),… Bên cạnh đó còn rất nhiều điện thờ tư gia trên khắp các quận, huyện của Hà Nội Sinh hoạt thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu diễn ra tại các ngôi điện, điện, phủ này rất sôi động Đặc biệt, từ năm 2008, tỉnh Hà Tây cũ được sáp nhập vào thành phố Hà Nội Đây là vùng đất xứ Đoài và Xứ Nam với rất nhiều giá trị văn hóa đặc trưng vùng châu thổ Bắc Bộ, trong đó có nhiều di tích thờ Mẫu nổi tiếng, làm cho bức tranh thờ Mẫu và sinh hoạt nghi lễ hầu đồng của Hà Nội
vô cũng đa dạng, phong phú
Trang 23Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Cụ thể tác giả đã làm rõ các khái niệm như nghi lễ, nghi lễ hầu đồng, tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ mẫu, đồng thời chỉ ra các giá trị của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Cũng trong chương 1, tác giả đã trình bày một cách khái quát về tình hình thực hành sinh hoạt nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn thành phố Hà Nội làm cơ sở cho việc nghiên cứu đặc điểm giá trị của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hà Nội xưa trong chương 2
Trang 24Chương 2 THỰC TRẠNG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG TÍN NGƯỠNG
THỜ MẪU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Quy trình thực hiện nghi lễ
2.1.1 Công việc chuẩn bị
Nghi lễ hầu đồng xưa có bốn tiết lễ chính thường được các đồng đền, đồng điện thay mặt con nhang, đệ tử tổ chức trong một năm Bao gồm Hầu thượng nguyên (tháng Giêng) mang tính chất cầu an cho cả năm, hầu vào hè (tháng tư) với mục đích cầu mát, tránh ôn dịch, hầu ra hè (tháng Bảy) với mong muốn cầu bình an khang thái, hầu tất niên với mục đích lễ tạ Phật Thánh đã phù trợ cho mọi người một năm may mắn, bình an Ngoài ra, vào các dịp đần nhật, hóa nhật của các vị Tiên Thánh như rằm tháng tám (hầu Thánh Mẫu Thần Chủ), 20 tháng 8 (hầu Đức Thánh Trần), 12 tháng 2 âm lịch (tiệc Mẫu Tuyên Quang), 15 tháng 2 âm lịch (tiệc Mẫu Sòng Sơn) hay hóa nhật Mẫu Phủ Dầy –
3 tháng 3 âm lịch thì ngoài các vị đồng đền, đồng điện, các thanh đồng hầu cũng rất nhiều Cách thức và quy mô cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh khách quan, chủ quan, tâm linh hay kinh tế của từng thanh đồng Đây là những dịp hầu mang ý nghĩa cung chúc Thánh thọ vô cương và cầu bình an cho gia đình, cộng đồng
Một trường hợp khác là hầu đột xuất, thường được tổ chức khi nhà đền hoặc bản thân thanh đồng có việc lớn như xây đền, lập điện, khánh tán lạc thành, trước hoặc sau việc hiếu, hỷ có thể hầu trình hay hậu tạ các Tiên Thánh
Để chuẩn bị cho các vấn hầu, trước tiên thanh đồng cần xem và lựa chọn ngày tốt Tiếp đến là việc xin cung hầu, có trầu cau đến lễ ở đền nơi mình định hầu, thống nhất các công việc với nhà đền Cùng với đó là việc chuẩn bị khăn
áo, mua sắm lễ vật đầy đủ cho một khóa lễ hay một vấn hầu Công việc chuẩn
bị cụ thể của nghi lễ hầu đồng xưa được tiến hành qua các bước như sau:
* Chuẩn bị cho vấn hầu
Trang 25- Người thanh đồng phải chọn ngày tốt để vẫn hầu, tránh ngày thần cách, sát sư
- Xin cung hầu, có trầu cau đến lễ ở đền nơi mình định hầu, thống nhất các công việc với nhà đền Có trầu cau đến lễ ở chốn tổ, mời đồng thầy, thầy pháp, cung văn, bạn bè, hầu dâng, thông báo ngày, giờ, địa điểm để mọi người sắp xếp công việc
- Sắp khăn áo từng giá hầu, những đồ cần thiết Nếu nhà ở xa, cần chuẩ
bị xe cộ, phương tiện và thống nhất thời gian, địa điểm, phân công để nhờ nhà đền hay bạn bè đến trước bày lễ, sắp xếp
- Mua sắm lễ vật đầy đủ: lễ bày Công đồng, lễ phát lộc, lễ mặn, lễ chay,
cỗ bàn đãi khách, vàng mã, hoa, đăng
Tóm lại, công việc chuẩn bị phải cẩn thận, thành kính, công phu và phải đầy đủ những công việc, lễ vật cho một khóa lễ hay một vấn hầu Chuẩn bọ càng công phu, chu đáo, khóa lễ càng thành công và như vậy mới được coi là nhất tâm, thành kính
2.1.2 Các nghi thức chính trong nghi lễ hầu đồng
- Khi vào hầu đồng, trước tiên thanh đồng phải làm lễ khấn mẫu Trong nghi thức này, tức là bắt đầu vào một giá hầu là ra tay dấu: Các vị thánh nam ra tay trái, các vị thánh nữ ra tay phải Nếu trên số năm phải ra bằng cả hai tay, như Chầu Lục, Chầu Mười, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười Sau khi ra tay dấu, tráng bóng rồi xe giá hoặc tung khăn hồi dương ngự đồng là tùy vào người hầu
+ Theo tay dấu: cung văn dâng văn, hầu dâng lên y phục cho giá hầu đó, giá đầu tiên phải tổng khẩu bằng rượu trước khi hành lễ
+ Hành lễ: các vị Thánh nam dùng khăn tấu hương và lên xuống gối ba lần, các vị Thánh nữ dùng quạt và hương quỳ lễ Khi hành lễ phải trang nghiêm, diện dụng
+ Khai quang: thể hiện uy lực tối cao của Thần Thánh soi xét từ đền phủ,
lễ vật, giấy sớ của thanh đồng hay lòng thành của các bách gia đệ tử
Trang 26+ Làm việc quan: thể hiện qua các loại hình vũ đạo tùy theo đặc thù từng giá đồng (múa kiếm, cờ, đao, hèo, chèo, đề thơ, múa mồi, múa quạt, múa bộ ) Đặc biệt chú ý khi thực hiện những loại vũ đạo trên, người thực hiện không được quay lưng vào bàn thờ hoặc đưa kiếm xiên lên hướng bàn thờ Vũ đạo cần nghiêm trang, định đạc, nhẹ nhàng, khoan thai
+ Tọa ngự: Các giá hiến rượu, trầu cau, thưởng thức văn đàn nhã nhạc, chấp ngôn tấu đối của bách gia, ban thưởng cung văn, thừa lời truyền phán với nội dung chứng giám lòng hành mọi người, ban phúc lành, phù trợ quốc thái, dân an, chúng nhân cát khánh Sau đó, phát lộc bằng tiền hoặc hiện vật
+ Phát lộc phải tuần tự, các đồng đền, đồng điện, thủ nhang, pháp sư, cung văn, tả hữu hầu dâng, các thanh đồng, quan khách tới dự lễ, các cụ cao niên, bạn bè, người nhà, chấp tác, nhà bếp bản đền
+ Sau khi phát lộc thì thưởng thức thêm một, hai khổ văn, ban khen đàn hát rồi xe giá Không nên ngư đồng quá lâu sẽ thành nhạt đồng, gây nên tâm lý mệt mỏi, chán chường cho ngươi dự lễ
+ Xe giá (thăng đồng): có hai hình thực là tung khăn lên đầu hoặc che quạt vào mặt
+ Khi vấn hầu đã xong hoàn hảo, có lễ mặn, giấy sở, vàng hoa, vàng lá sắp một mâm nghi thiết bày biện trang nghiêm, mời pháp sư hoặc bản thân thanh đồng vừa hầu xong lễ sám hối tạ Thánh Việc này có thể làm ngay sau khi hầu xong hoặc để ba ngày sau khi hầu xong tới đền lễ tạ, tùy theo hoàn cảnh, công việc hay xa gần mà thanh đồng chủ động sắp xếp Sau đó biểu lộc quý khách đầy đủ, có lời cảm tạ nhà đền, thầy pháp, cung văn, cùng toàn thể quý khách
2.2 Các nguyên tắc và đặc điểm của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu trước cách mạng Tháng Tám (1945)
2.2.1 Nguyên tắc
Trong thực hành nghi lễ hầu đồng, một số nguyên tắc từ xưa buộc các thanh đồng phải tuyệt đối tuân thủ đó là: Trong khi thực hành Ba giá mẫu
Trang 27người thanh đồng (đồng cô, đồng cậu) uyệt đối không được mở khăn Không mặc áo Mẫu, nếu mặc thì phải có áo bản mệnh ở trong Giá Mẫu đệ nhất, đệ nhị
lễ hương sống; giá Mẫu đệ tam lễ hương chín
Trong hầu đồng không có hầu Phật, vua cha Ngọc Hoàng và công đồng thánh Mẫu
Áo bản mệnh và khăn phủ diện là cái gốc, cơ bản cao nhất trong hầu đồng, vì vậy bắt buộc phải có Hiện nay có một số đối tượng mặc áo Mẫu để hầu Mẫu Một số người dùng khăn phủ diện màu vàng là không đúng
Về hầu nhà Trần thì gồm có Hầu Đức ông Đệ tam mới lên đai thượng
Cô Đại Hoàng ngự áo vàng Nhà Trần không ngồi ghế, trừ khi bắt tà để tra xét
tà ma Hành động ngồi ghế là bất kính với 3 giá Mẫu
Nguyên tăc hâu các quan : Khi các quan về phải đi mạng chéo, thắt khăn chữ “phúc” hoặc lên nét Không được đi hia đội mũ, đó là đóng kịch diễn tuồng
Quan đệ nhất thuộc dòng di tu nên khi ngự đồng, khai quang làm lễ, không ngự vui hiến tửu Quan đệ tứ dòng khâm sai cũng vậy
Khi có quan thày hầu chứng 2 giá quan trên rồi thì đệ tử không được hầu nữa Khi khai quang bắt buộc phải dùng khăn tấu hương Giá các quan Ông hoàng, Cậu phải lễ 4 lần, mỗi lễ lễ 3 vái ở giữa, 2 vái 2 bên, 1 vái tất cả
Các giá trên lễ phải dùng khăn tấu hương và hương Mỗi lần lễ là biểu hiện dâng hương về mỗi phủ một lần Khi tiến lùi để lễ thì lùi 2 tiến 3 Mặt ngửng lên nhìn công đồng nhưng khi quỳ lễ phải cúi mặt nhắm mắt
Bốn lần lễ không được bỏ hương; nếu chỉ lễ một lần phủ đệ nhất, ba phủ còn lại dùng khăn tầu hương thì khác nào có bát mà không có gạo, có cốc mà không có nước, đó là hành động bất kính Trừ những vị đồng cựu không đứng lên được thì phải tiến hương lên công đồng, sau đó dùng tay chống gối đứng lên – “ốm tha già thải”, đó là được miễn giảm chứ không phải lệ như thế
- Nguyễn tắc úng tế trong hầu bóng khác hành tế
Trang 28+ Cúng tế trong hầu bóng, lùi 2 bước tiến 3 bước dứt khoát, rõ ràng nhưng hơi nhanh biểu hiện sự làm việc tâu đồi tiến cúng, là bóng quan về làm việc Hành tế trong lễ hội biểu hiện sự đồng tiến và là quan viên chứ không phải bóng quan, vì vậy đi theo nhịp trống, có chủ tế, tiến hương tiến hoa riêng biệt Đó là người trần cúng tiến lễ nghi
+ Giá các quan người hầu phải gấp khăn tấu hương và châm hương để khai quang chứ không dùng khăn tay hay khăn mặt Quan tuần tiễn đàn phải rải gạo muối Khi múa múa kiếm múa đao không được chỉ vào công đồng, không được cứa cổ mìn Tất cả các hành động lễ ngự, làm việc, khăn áo đều phải xin phép và chứng hương Một số giá như giá cô Cả, cô Bơ về hiến hương không múa cờ thần cờ hội (cờ thần thì để treo, cờ hội chỉ có diễn viên hề trên sân khấu mới múa chứ trong hầu bóng chỉ đi ngọn cờ hồng bằng khăn phủ diện)
Hiện nay do sự không hiểu biết và bảo thủ, các vị đồng bóng cứ khăng khăng cho mình là đúng nên đã đảo lộn hết trật tự khuôn phép Chỉ có 5 vị quan trên công đồng nên không có thêm vị quan nào khác ??? vị quan bản đền bản cảnh
Không có cái gọi là Lục phủ tôn ông trong đồng bóng
Không có cái gọi là Mẫu lâm cung trong đồng bóng
Các giá Chầu và các giá Cô
Các điệu múa giá Chầu giá Cô phải nhẹ nhàng
Các Chầu phải lên khăn củ ấu, chữ nhân, nón buồm
Các Cô lên khăn hoa, khăn vành dây, nét Cô Bơ có thể lên nét 3 màu Giá các Chầu các Cô về khai quang đứng quát hiến quạt hiến hương chứ không nghiêng ngả không múa
Giá chầu bà Đệ nhị và chầu Lục về chỉ rải lộc cho bản đền chứ không đi chợ Đầu xuân giá chầu Đệ nhị về rải lộc rải hoa
Giá chầu Năm chầu Bé rải lộc, đi chợ
Giá chầu Mười cưỡi ngựa đeo cờ kiếm, không đi giày