Tính cấp thiết của đề tài Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội không chỉ làm ta hiểu rõ hơn về sự vận hành của xã hội mà còn cung cấp các góc nhìn và kiến thức cần th
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-o0o TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý
THỨC XÃ HỘI.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
NHÓM: 2
Thành phố Hồ Chí Minh, 04 tháng 10 năm 2024
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-o0o TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý
THỨC XÃ HỘI.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
Th ành phố Hồ Chí Minh, 04 tháng 10 năm 2024
Nhóm: 02
Trưởng nhóm: Bùi Thanh Thảo
Thành viên:
1 Hoàng Hà Phương
2 Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc
3 Đặng Ngọc Trân
4 Ngô Thị Bích Loan
Giảng viên hướng dẫn:
Phan Thị Thành
Trang 3Lời cam đoan
Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội Ý nghĩa phương pháp luận do nhóm 2 nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành
Kết quả bài làm của đề tài Phân tích mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Ý nghĩa phương pháp luận là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm
khác
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bùi Thanh Thảo
Trang 4PHẦN 1 MỤC LỤC
1.Tính cấp thiết của đề tài 3
2.Mục đích nghiên cứu 4
3.Đối tượng nghiên cứu 4
4.Phương pháp nghiên cứu 4
5.Ý nghĩa của việc nghiên cứu 4
6.Bố cục của bài 5
PHẦN 3 NỘI DUNG 5
1 Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội 5
1.1 Khái niệm tồn tại xã hội 5
1.2 Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội 5
2 Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội 5
2.1 Khái niệm ý thức xã hội 5
2.2 Kết cấu của ý thức xã hội 5
2.3 Tính giai cấp của ý thức xã hội 6
2.4 Các hình thái ý thức xã hội 6
2.5 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 9
2.6 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 9
3 Ý nghĩa phương pháp luận 11
PHẦN 4 KẾT LUẬN 12
Trang 5PHẦN 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 6PHẦN 2 MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội không chỉ làm ta hiểu rõ hơn
về sự vận hành của xã hội mà còn cung cấp các góc nhìn và kiến thức cần thiết để giải quyết các thách thức hiện tại và định hướng cho sự phát triển trong tương lai Việc phân tích quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội" nằm ở việc nghiên cứu mối quan hệ này giúp hiểu rõ hơn cách mà các yếu tố vật chất, kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến tư tưởng, quan niệm và giá trị của con người trong một xã hội cụ thể
Ngoài ra sự phân tích và nghiên cứu này khiến cho ta biết thêm về tính cấp thiết và tầm quan trọng của nó Một vài tính cấp thiết cần chủ ý trong đề tài như :
Hiểu rõ hơn về sự phát triển xã hội: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai yếu tố
có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau Việc nghiên cứu đề tài này giúp làm rõ cách thức mà cơ sở hạ tầng (tồn tại xã hội) như kinh tế, chính trị và văn hóa tác động đến các hệ tư tưởng, ý thức của con người, từ đó hình thành nên ý thức xã hội
Giải quyết các vấn đề xã hội hiện đại: Mối quan hệ này có thể giúp chúng ta
phân tích và hiểu rõ hơn về nguyên nhân của các vấn đề xã hội, như bất công xã hội, xung đột tầng lớp, hay sự thay đổi giá trị văn hóa Từ đó, có thể đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và thúc đẩy sự phát triển bền vững
Định hướng phát triển tư tưởng và văn hóa xã hội: Nắm bắt mối quan hệ giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội giúp đề ra những định hướng cho việc phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, đồng thời khuyến khích sự phát triển của ý thức xã hội theo hướng tích cực, phục vụ cho lợi ích chung của xã hội
Ứng dụng trong chính sách và quy hoạch xã hội: Hiểu rõ mối quan hệ này giúp
cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để xây dựng các chính sách kinh tế và văn hóa, hướng đến việc phát triển toàn diện cả về mặt vật chất và tinh thần cho con người
Trang 72 Mục đích nghiên cứu
Nhằm phân tích sự tương tác hai chiều giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, xác định vai trò của ý thức tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, giải thích
và dự đoán sự thay đổi trong xã hội
3 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội Ý nghĩa phương pháp luận
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Đầu tiên, chúng ta có thể xem xét lịch sử để hiểu cách các yếu tố này đã phát triển và thay đổi qua thời gian Tiếp theo, phân tích cấu trúc giúp nhận diện các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa chúng Việc sử dụng khảo sát và phỏng vấn trong điều tra xã hội học giúp thu thập dữ liệu từ các nhóm dân cư khác nhau So sánh giữa các xã hội khác nhau giúp tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, từ đó hiểu rõ hơn về mối quan hệ này Thực nghiệm xã hội giúp kiểm tra và dự đoán sự thay đổi của ý thức xã hội và điều kiện sống
Cuối cùng, phân tích định lượng và định tính giúp đưa ra các kết luận dựa trên số liệu thống kê và dữ liệu
5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nghiên cứu ý thức xã hội và tồn tại xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa con người và xã hội, từ đó có thể định hướng phát triển các chính sách, chiến lược, cũng như xây dựng một xã hội tiến bộ
và công bằng hơn Dưới đây là ý nghĩa cụ thể của việc nghiên cứu hai khái niệm này:
a Ý thức xã hội:
• Hiểu rõ tư tưởng và hệ giá trị của xã hội: Ý thức xã hội bao gồm các quan điểm, ý thức hệ, niềm tin, giá trị đạo đức, và tri thức mà con người xây dựng trong quá trình sống và tương tác với xã hội Nghiên cứu ý thức xã hội giúp hiểu rõ những xu hướng tư tưởng đang chi phối, ảnh hưởng đến các hành
vi và quyết định của cá nhân cũng như cộng đồng
Trang 8• Định hướng phát triển xã hội: Từ việc phân tích ý thức xã hội, các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào để xây dựng các chiến lược phát triển phù hợp với giá trị và kỳ vọng của nhân dân, giúp giảm thiểu các xung đột xã hội
• Góp phần vào sự thay đổi xã hội: Ý thức xã hội có thể thay đổi theo thời gian và những thay đổi này thường gắn liền với những biến động trong tồn tại
xã hội Nghiên cứu ý thức xã hội giúp nhận diện các yếu tố cần cải thiện và tạo ra các thay đổi tích cực trong xã hội
b Tồn tại xã hội:
Hiểu rõ nền tảng vật chất và điều kiện kinh tế của xã hội: Tồn tại xã hội liên quan đến các điều kiện vật chất như sản xuất, lao động, và cơ cấu kinh tế, là những yếu tố tạo nên cơ sở hạ tầng của xã hội Nghiên cứu tồn tại xã hội giúp hiểu rõ những điều kiện khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển của con người và xã hội
Xác định sự tác động của kinh tế đối với ý thức: Tồn tại xã hội thường được xem là yếu tố cơ bản quyết định ý thức xã hội Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khái niệm này giúp hiểu rõ sự tác động qua lại giữa các yếu tố vật chất và tinh thần trong xã hội, từ đó tạo cơ sở cho việc dự đoán các xu hướng phát triển
Tìm ra các giải pháp cho các vấn đề xã hội: Tồn tại xã hội có thể phản ánh những vấn đề như nghèo đói, bất bình đẳng, hoặc sự phân hóa giàu nghèo Thông qua việc nghiên cứu, các nhà khoa học xã hội có thể đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện sống và tăng cường phúc lợi cho người dân
Như vậy, việc nghiên cứu ý thức xã hội và tồn tại xã hội giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về cách mà con người và xã hội tương tác với nhau, từ đó góp phần xây dựng một xã hội hài hòa và bền vững hơn
6 Bố cục của bài:
1 KHÁI NIỆM TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TỒN TẠI
XÃ HỘI
1.1 Khái niệm tồn tại xã hội
1.2 Các yếu tố cơ bản
2 Ý THỨC XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
2.1 Khái niệm ý thức xã hội
2.2 Kết cấu của ý thức xã hội
Trang 92.3 Tính giai cấp của ý thức xã hội
2.4 Các hình thái ý thức xã hội
2.5 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
2.6 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
3 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
4 KẾT LUẬN
PHẦN 3 NỘI DUNG
1 KHÁI NIỆM TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TỒN TẠI
XÃ HỘI
1.1 Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội
1.2.Các yếu tố cơ bản
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất
2 Ý THỨC XÃ HỘI VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
2.1.Khái niệm ý thức xã hội
Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh thần trong đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống… của cộng đồng xã hội được sinh ra trong quá trình xã hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định Ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần
2.2.Kết cấu của ý thức xã hội
Nếu dựa vào trình độ, mức độ phản ánh của ý thức xã hội với tồn tại xã hội thì người ta phân ý thức xã hội thành các bộ phận:
Ý thức xã hội thông thường (Ý thức thường ngày): là những tri
thức, những quan niệm của con người hình thành một cách
Trang 10trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa
Ý thức lý luận (Ý thức khoa học): là những tư tưởng, quan
điểm được hệ thống quá, khát quát hóa thành các học thuyết
xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, các quy luật
Tâm lý xã hội: là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán… của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó
Hệ tư tưởng: là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, sự nhận thức lý luận về tồn tại xã hội Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất của mọi mối quan hệ xã hội,là kết quả của sự tổng kết, sự khái quát hóa các kinh nghiệm xã hội
để hình thành nên những quan điểm, tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thật, tôn giáo,…
2.3.Tính giai cấp của ý thức xã hội
Trong những xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau có điều kiện vật chất khác nhau, có lợi ích và địa vị xã hội khác nhau thì ý thức xã hội của các giai cấp
đó cũng khác nhạu
Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện cả ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng
Nếu trình độ tâm lý xã hội mỗi giai cấp xã hội đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen, thiện cảm hay ác cảm riêng thì ở trình độ hệ tư tưởng tính giai cấp thê hiện rõ rệt và sâu sắc hơn nhiều Ở trình độ này sự đối lập giữa các hệ tư tưởng của những giai cấp khác nhau thường là không dung hòa nhau
Và khi đó, hệ tư tưởng thông trị trong xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
Về điều này C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tự tưởng thống trị Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần"
Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong các xã hội có giai cấp đối kháng bao giờ cũng bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị, của chế độ người bóc lột người
Trang 11 Trái lại, hệ tư tưởng của giai cấp bị trị bao giờ cũng bảo vệ quyền lợi của những người bị bóc lột, của đông đảo quần chúng nhân dân bị áp bức nhằm lật đổ chế độ người bóc lột người đó
Những tư tưởng thông trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai câp thông trị vê kinh tê và chính trị ở thời đại đó
Nêu hệ tư tưởng của giai câp bóc lột thông trị ra sức bảo vệ địa vị của giai câp đó, thì hệ tư tưởng của giai cấp bị trị, bị bóc lột thể hiên nguyện vọng và lợi ích của quân chúng lao động chông lại xã hội người bóc lột người, xây dựng một xã hội công băng không có áp bức,bóc lột
2.4.Các hình thái ý thức xã hội
*Ý thức chính trị
Ý thức chính trị, nhất là hệ tư tưởng chính trị, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội Bởi vì, hệ tư tưởng chính trị thể hiện trong cương lĩnh chính trị, trong đường lối và các chính sách của đảng chính trị, pháp luật của nhà nước, đồng thời cũng là công cụ thống trị xã hội của giai cấp thống trị Hệ tư tưởng chính trị tiến
bộ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các mặt của đời sống xã hội; ngược lại, hệ tư tưởng chính trị lạc hậu, phản động sẽ kìm hãm, thậm chí kéo lùi sự phát triển đó Hệ tư tưởng chính trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội và xâm nhập vào tất cả các hình thái ý thức xã hội khác
*Ý thức pháp quyền
Ý thức pháp quyền có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức chính trị Hình thái ý thức pháp quyền cũng phản ánh các mối quan hệ kinh tế của xã hội bằng ngôn ngữ pháp luật ý thức pháp quyền ra đời trong xã hội có giai cấp và có nhà nước, vì vậy nó cũng mang tính giai cấp Do pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị thể hiện thành luật lệ cho nên trong xã hội có giai cấp đối kháng thì thái độ và quan điểm của các giai cấp khác nhau đối với pháp luật cũng khác nhau
*Ý thức đạo đức
Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, công bằng, hạnh phúc, v.v
và về những quy tắc đánh giá, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi cùng cách ứng xử giữa các cá nhân với với nhau và giữa các cá nhân với xã hội
*Ý thức nghệ thuật hay ý thức thẩm mỹ
Hình thành rất sớm trước khi xã hội có sự phân chia giai cấp, cùng với sự ra
Trang 12với khoa học và triết học phản ánh thế giới bằng khái niệm, bằng phạm trù và quy luật thì nghệ thuật phản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật tuy phản ánh cái bản chất của đời sống hiện thực nhưng phản ánh thông qua cái cá biệt, cụ thể - cảm tính, sinh động
Hình tượng nghệ thuật cũng nhận thức cái chung trong cái riêng, cái bản chất tring cái hiện tượng, nhận thức cái phổ biến trong cái cá biệt
Sự phát triển của nghệ thuật về cả nội dung và hình thức không thể tách khỏi sự phát triển của tồn tại xã hội nhưng nghệ thuật có tính độc lập tương đối rất rõ nét trong sự phát triển của mình Không phải bao giờ nghệ thuật cũng phản ánh tồn tại một cách trực tiếp, dễ thấy
*Ý thức tôn giáo
C.Mác và ph.Ănghen tôn giáo có trước triết học, là một hình thái xã hội trực tiếp thể hiện thế giới quan của con người Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo, gôm có tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo Tâm lý tôn giáo là toàn bộ biểu tượng, tình cảm, tâm trạng của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo Hệ tu tưởng tôn giáo
là hệ thống giáo lý được các nhà thần học và các chức sắc giáo sỹ tôn giáo dựng
và truyền bá
Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chủ yếu chức năng chủ yếu của mình là chức năng đền bù – hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù – hư ảo
Tôn giáo luôn được các giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ áp bức tinh thần, một phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ
*Ý thức khoa học
Khoa học hình thành và phát triển ở một giai đoạn nhất định, khoa học là sự khái quát cao nhất của thực tiễn, nắm bắt tất cả các hiện tượng của hiện thực, cung cấp những tri thức chân thực Khoa học và tôn giáo là những hiện tượng đối lập