Khái niệm ATLĐ, VSLĐ An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động
Trang 1A MỞ ĐẦU
Trong quá trình làm việc, vấn đề về an toàn lao động, vệ sinh lao động đóng vai trò quan trọng torng việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động Vì vậy, điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất đồng thời là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động là phải thiết lập được môi trường lao động an toàn và vệ sinh Việc bảo vệ người lao động trước nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của họ trong quá trình lao động là vấn đề được đặt lên hàng đầu Muốn làm được điều đó thì công tác An toàn – vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp phải được thực hiện một cách nghiêm túc và
đồng bộ Chính vì thế nên em quyết định chọn đề tài số 10: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG” Tuy nhiên, sự nhận thức và tầm hiểu biết của bản thân người viết còn hạn chế nên không thể tránh được những sai sót trong quá trình nghiên cứu đề tài, vì thế em mong quý thầy (cô) giúp em xem xét những vấn đề chưa hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!
Trang 2B NỘI DUNG
I Những nét cơ bản về ATLĐ, VSLĐ
1 Khái niệm ATLĐ, VSLĐ
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy
hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.1
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.2
Dưới góc độ pháp lý thì ATLĐ, VSLĐ là một chế định độc lập trong hệ thống các chế định của ngành luật lao động do Nhà nước ban hành bao gồm các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc về điều kiện lao động an toàn và vệ sinh cũng như các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố độc hại, nguy hiểm đảm bảo tính mạng , sức khoẻ cũng như nhân cách cho NLĐ
An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp
Trước đây, an toàn lao động, vệ sinh lao động là bộ phận nằm trong chế định bảo hộ lao động Còn bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động khác Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có ý nghĩa quá rộng và khó phân biệt với nhiều vấn đề khác của luật lao động, có chức năng chung là bảo vệ người lao động Khi đó, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động đều thuộc phạm trù "bảo
hộ lao động" Nếu dùng khái niệm "bảo hộ lao động" với nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những quy định an toàn lao động và vệ sinh lao động thì không tương xứng với khái niệm này Chính vì vậy, trong Bộ Luật Lao động, tại chương IX dùng tiêu đề an toàn lao động và vệ sinh lao động Như vậy, các quy định tại chương
IX của Bộ luật Lao động sẽ chủ yếu đề cập đến an toàn, vệ sinh lao động
2 Ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ
1 Khoản 2 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
2 Khoản 3 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Trang 3Với sự phát triển của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường như hiện nay thì việc quy định ANLĐ, VSLĐ như một chế định pháp lý trong pháp luật lao động
có ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện ở một số khía cánh sau đây:
Thứ nhất, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm
sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động Người lao động làm việc trong các điều kiện lao động không thuận lợi luôn phải đối mặt với những yếu tố độc hại, nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng của mình vì vậy những quy định về vấn đề này đã góp phần hạn chế sự ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động và đảm bảo cho họ sức khoẻ làm việc lâu dài
Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động
trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho người lao động
Ví dụ: việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi
Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao
động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động Cụ thể, việc tuân theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo
hộ lao động, thực hiện các chế độ phụ cấp )
Đối tượng áp dụng chế độ ATLĐ và VSLĐ: Các quy định về an toàn lao
động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam
3 Sự cần thiết của việc thực hiện ATLĐ, VSLĐ
Nhiều NDSLĐ chưa quan tâm, đầu tư chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ Cán bộ làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động còn thiếu và chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ đầy đủ; một bộ phận cán bộ lãnh đạo các cấp công đoàn chưa nhận thức đầy
đủ về vị trí, vai trò ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động do đó
Trang 4chưa thực sự quan tâm, coi trọng thực hiện công tác bảo đảm an toàn lao động,
vệ sinh lao động, chưa thấy hết ý nghĩa và tác động của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường đối với đời sống người lao động
Bộ máy làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở một số đơn vị hoạt động chưa hiệu quả Phần lớn nông dân lao động trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chưa được thông tin, huấn luyện về cách phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
II Thực trạng các quy định của pháp luật về ATLĐ, VSLĐ
1 Các quy định của pháp luật về ATLĐ, VSLĐ
1.1 Nguyên tắc đảm bảo ATLĐ, VSLĐ 3
Để ATLĐ, VSLĐ được tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện một cách tích cực, chính xác thì cần phải có các tư tưởng mang tính chủ đạo torng việc đảm bảo việc thực hiện nó, bao gồm:
Một là, bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện
an toàn, vệ sinh lao động
Hai là, tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động
Ba là, tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động
1.2 Trách nhiệm và nghĩa vụ của NSDLĐ trong ATLĐ, VSLĐ 4
NSDLĐ với tư cách là một trong những chủ thể thực hiện các công tác về ATLĐ, VSLĐ nên pháp luật đã buộc họ phải có trách nhiệm trong việc thực hiện, qua các quy định sau:
Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm
3 Điều 5 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
4 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Trang 5vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1.3 Trách nhiệm của NLĐ trong ATLĐ, VSLĐ
Nếu chỉ đặt ra trách nhiệm với NSDLĐ thì công tác ATLĐ, VSLĐ sẽ không thể đạt được hiệu quả cao bởi trong quan hệ lao động, sự hợp tác của phía chủ thể còn lại – NLĐ là vô cùng quan trọng NSDLĐ có thể đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về ATLĐ, VSLĐ nhưng lại vấp phải sự thờ ơ, thậm chí
là chống đối từ phía NLĐ thì liệu hiệu quả của việc quy định và áp dụng trong thực tế còn như mong đợi nữa hay không Chính vì thế, việc pháp luật quy định trách nhiệm của NLĐ là hết sức cần thiết Theo quy định tại Điều 6 Luật An
Trang 6toàn, vệ sinh lao động 2015, NLĐ được chia thành hai loại tương ứng với các trách nhiệ khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất, với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động thì họ phải có những nghĩa vụ sau:
Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự
cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thứ hai, NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động có các nghĩa vụ sau:
Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động
1.4 Các quy định về chăm sóc sức khoẻ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
và trang bị phương tiện bảo vệ các nhân cho NLĐ
Về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người lao động 5
5 Điều 152 Bộ luật lao động 2012.
Trang 7Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy
cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của
Bộ Y tế
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động
Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động
và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế
Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng
Việc khám sức khoẻ cho NLĐ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 14/2013/TT – BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn khám sức khoẻ
Về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo vệ sức khoẻ NLĐ, nếu làm việc trong khoảng thời gian hợp lý và đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi
về lâu dài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả làm việc dẫn đến năng suất lao động tăng cao Theo quy định tại Điều 104 BLLĐ 2012 thời giờ làm việc bình thường
là không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần còn đối với những công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc và nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ
Trang 8trì với Bộ Y tế ban hành là không quá 06 giờ/ngày Bênh cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích thời giờ làm việc không qua 40 giờ/tuần Đối với những công việc phải làm vào ban đêm thì luật cũng quy định về thời giờ làm việc là từ
22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau (Điều 105 BLLĐ 2012)
Trong những trường hợp vì yêu cầu sản xuất kinh doanh mà NSDLĐ được NLĐ làm thêm giờ thì phải thoả mãn đủ các điều kiện sau: được sự đồng ý của NLĐ; số giờ làm thêm đảm bảo không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày, nếu tình theo tuần thì không qua 12 giờ/ngày, không quá 30/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định nhưng không quá 300 giờ/năm Đối với những trường hợp làm thêm giờ đặc biệt, đã được quy định tại Điều 107 BLLĐ 2012
Để có thể đạt được trạng thái tốt nhất khi làm việc, NLĐ không chỉ có thời giờ làm việc hợp lý mà phải kết hợp với chế độ nghỉ ngơi phù hợp Theo
đó, NLĐ được nghỉ giữa giờ 30 phút nếu làm việc liên tục từ 6 đến 8 giờ và 45 phút trong trường hợp làm việc vào ban đêm Để đảm bảo súc khoẻ giữa hai ca làm việc luật cũng đề cập đến thời gian nghỉ giữa hai ca là 12 giờ (Điều 109 BLLĐ 2012) Bên cạnh đó, những vấn đề về nghỉ hàng tuần, hàng năm, nghỉ lễ tết và nghỉ trong những trường hợp vì việc riêng, không hưởng lương cũng được pháp luật quan tâm và quy định chặt chẽ (từ Điều 110 đến Điều 116 BLLĐ 2012)
Về vấn đề trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ
Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà NLĐ phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động từ các yếu tố độc hại, nguy hiểm phát sinh trong quá trình lao động Bao gồm: Phương tiện bảo vệ đầu, phương tiện bảo vệ mắt, phương tiện bảo vệ thính giác, cơ quan hô hấp, phương tiện chống ngã cao, điện giật, chết đuối và các loại phương tiện khác
Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc
Trang 9Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động
Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân; Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ6
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 04/2014/TT – BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
1.5 Quy định về bồi dưỡng bằng hiện vật
Để bồi dưỡng cho NLĐ nhằm giúp họ tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa
và hạn chế nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp NSDLĐ cần cung cấp cho NLĐ trong điều kiện nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc một số các hiện vật có giá trị dinh dưỡng để giảm bớt hậu quả của các yếu tố độc hại (như đường, sữa, trứng, hoa quả,…) Để có thể được bồi dưỡng, NLĐ phải đáp ứng đủ điều kiện sau7:
Một là, làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Hai là, đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định
6 Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
7 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Trang 10của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm Việc xác định các yếu tố trênphải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo,kiểm tra môi trường lao động)
Với mức bồi dưỡng được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức 1, 2, 3 và 4 là 10.000 đồng, 15.000 đồng, 20.000 đồng và 25.000 đồng Việc xác định mức bồi dưỡng được thiện hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH Ngoài ra, khi thực hiện công tác bồi dưỡng hiện vật, NSDLĐ cần phải đảm bảo các nguyên tấc đươc quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH
2 Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về ATLĐ, VSLĐ 2.1 Tình hình ATLĐ, VSLĐ trên toàn quốc trong năm 2016
Năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 7.981 vụ TNLĐ làm 8.251 người bị nạn Trong đó số vụ TNLĐ chết người là 799 vụ, số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên là 106 vụ, số người chết là 862 người, số người bị thương nặng là 1.952 người, nạn nhân là lao động nữ là 2.371 người Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2016 bao gồm cả khu vực
có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Thái Bình và Quảng Trị Các địa phương trên có tống số người chết vì tai nạn lao động là 504 người, chiếm 59,2% tổng số người chết vì TNLĐ trên toàn quốc
Xét theo loại hình doanh nghiệp, công ty TNHH có tỷ lệ xảy ra tai nạn lao động cao nhất, chiếm 37,1% số vụ tai nạn chết người và 37% số người chết Kế tiếp là loại hình công ty cổ phần, chiếm 34,2% số vụ tai nạn chết người và 34,3% số người chết. Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 20,8% số vụ tai nạn chết và doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thế chiếm 3,5% số vụ tai nạn Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là xây dựng, khai thác khoảng sản, sản xuất vật liệu xây