1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn môn học pháp luật việt nam Đại cương Đề tài số 2 Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo bộ luật dân sự năm 2015

19 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo Bộ luật dân sự năm 2015
Tác giả Phan Hoàng Tâm, Đỗ Thanh Tân, Nguyễn Văn Tân, Hoàng Bá Thái, Lê Hoàng Thắng
Người hướng dẫn Ths. Lê Mộng Thơ
Trường học Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật Việt Nam đại cương
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 224,45 KB

Nội dung

Trong thực tế thì các quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc còn có những cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhận định và quyết định không giống nhau cảu một số b

Trang 1

ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

 -BÀI TẬP LỚN Môn học: Pháp luật Việt Nam đại cương

Đề tài số 2: Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo bộ luật

dân sự năm 2015

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Lê Mộng Thơ

Lớp L08 Nhóm 22

TP Hồ Chí Minh, ngày 30/09/2022

Trang 2

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 22

2 Đỗ Thanh Tân 1915043 1.2.2->1.3 100%

3 Nguyễn Văn Tân 1915063 1.1 -> 1.2.1 100%

4 Hoàng Bá Thái 2114760 Tổng hợp,

Nhóm trưởng: Nguyễn Văn Tân

Số điện thoại: 0362704387

Email: tan.nguyenkt@hcmut.edu.vn

Ký tên:

Trang 3

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 4

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 2

1.1 Những vấn đề lý luận chung về di chúc 2

1.1.1 Định nghĩa di chúc 2

1.1.2 Đặc điểm của di chúc 2

1.2 Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc 2

1.2.1 Người lập di chúc phải có đủ năng lực để lập di chúc 3

1.2.2 Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt 7

1.2.3 Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội 7

1.2.4 Hình thức của di chúc đúng quy định của luật 8

1.3 Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc 9

CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 9

2.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc 12

2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 12

2.2.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 13

2.2.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 13

Kết luận 14

Danh mục tài liệu tham khảo 15

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 quy định các điều kiện có hiệu lực của

di chúc, nhưng việc hiểu và áp dụng những quy định đó trong việc giải quyết phân chia

di sản thừa kế theo di chúc trên thực tế còn nhiều bất cập Những khó khăn thường được thể hiện trong việc xác định di chúc có phải là hợp pháp Trong thực tế thì các quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc còn có những cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhận định và quyết định không giống nhau cảu một số bản án giải quyết cùng một vụ án tranh chấp về các điều kiện có hiệu lực cảu di chúc

Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo bộ luật dân sự 2015” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn

Pháp luật Việt Nam Đại cương

2 Nhiệm vụ của đề tài

Một là, làm rõ những vấn đề chung về di chúc và đặc điểm của di chúc.

Hai là, làm rõ từng điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật

Dân sự năm 2015

Ba là, phân tích làm sáng tỏ ý nghĩa của pháp luật khi quy định các điều kiện có

hiệu lực của di chúc

Bốn là, phân tích và nhận xét tình huống thực tiễn về hiệu lực của di chúc.

Năm là, nhận xét, đánh giá những hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật

dân sự về điều kiện có hiệu lực của di chúc trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn

3 Bố cục tổng quát của đề tài:

Trang 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

1.1 Những vấn đề lý luận chung về di chúc

1.1.1 Định nghĩa di chúc

Theo từ điển Tiếng Việt, “Di chúc là lời dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm và nên làm, muốn để lại tài sản cho ai.”

Theo Điều 624 Bộ Luật Dân Sự 2015 thì “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Từ khái niệm pháp lý đã nêu trên và kết hợp với bản chất, mục đích của di chúc, chúng ta có thể rút ra định nghĩa đầy đủ của di chúc như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân lúc còn sống về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết một cách tự nguyện, theo một hình thức và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc

chết

1.1.2 Đặc điểm của di chúc

Một là, di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, tự nguyện của cá nhân.

Di chúc bản chất là việc thể hiện ý chí của cá nhân nên nó được hình thành dựa trên

ý chí đơn phương của người để lại di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác Không ai có quyền được phép ép buộc một người lập di chúc mà phải dựa trên sự tự nguyện của người đó

Hai là, di chúc là một giao dịch dân sự xem trọng hình thức.

Di chúc được thể hiện dưới hình thức xác định để có thể nhận biết được ý chí của người lập di chúc Có nhiều quy định hình thức của di chúc Di chúc có thể là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản tuy nhiên dù là hình thức nào cũng đều phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật để đảm bảo di chúc có hiệu lực pháp luật

Ba là, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết.

Khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 đã quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở

2

Trang 7

thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này Đồng thời Khoản 1 Điều 643 đã quy định: “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế Do đó, có thể hiểu là khi người lập di chúc còn sống thì di chúc đó chưa có hiệu lực

Bốn là, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc trong bất kỳ lúc nào.

Vì di chúc chỉ là ý chí đơn phương của người lập ra nó nên người lập di chúc luôn luôn có quyền tự mình thay đổi nội dung đã định đoạt trong di chúc hoặc huỷ bỏ di chúc

đã lập

Tính chất này cho chúng ta thấy, dù di chúc đã được lập nhưng khi người lập di chúc còn sống thì người thừa kế theo di chúc không có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản của người lập di chúc và họ cũng chưa chắc chắn có được hưởng di sản đó hay không

1.2 Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc

1.2.1 Người lập di chúc phải có đủ năng lực để lập di chúc

Một người lập di chúc phải có đủ năng về việc lập di chúc Đó là năng lực về pháp luật dân sự và năng lực về hành vi dân sự

Khoản 1 Điều 625 BLDS 2015 đã quy định: “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.” Trong đó, điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 được quy định:

“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;”

Từ hai quy định pháp lý đã nêu ở trên, có thể thấy một người muốn có quyền lập di chúc thì cần phải thành niên(đủ 18 tuổi) và người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép Nếu người lập di chúc bị cưỡng ép, đe dọa hoặc di chúc do họ lập trên cơ sở bị lừa dối thì di chúc đó không hợp pháp Cưỡng ép ở đây có thể là sự cưỡng ép về thể chất (đánh đập, giam giữ…) hoặc về tinh thần (đe dọa, xúc phạm, chửi bới…) Lừa dối có thể được thực hiện thông qua việc đưa thông tin sai lệch để làm cho người lập di chúc thay đổi nội dung của di chúc mà đáng lẽ ra người lập

di chúc có ý muốn khác

3

Trang 8

Khoản 2 Điều 630 BLDS 2015 đã quy định: “Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”

Hầu như pháp luật ở mỗi quốc gia trên thế giới cũng đều quy định mỗi cá nhân cần phải đạt đến một độ tuổi nhất định mới có quyền lập di chúc Vì chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định, một cá nhân mới đạt đến độ chín về nhận thức Do đó, việc lập di chúc luôn cần phải đảm bảo được yếu tố độ tuổi để khẳng định sự trưởng thành về nhận thức cá nhân Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã có nhận thức tương đối tốt nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nên cần phải có sự đồng ý của cha,

mẹ hoặc người giám hộ trong việc lập di chúc và cần phải được lập thành văn bản Khi

đó, việc thực hiện các nội dung trong di chúc trên cơ sở nhận thức sẽ đảm bảo được tính đúng đắn, trung thực, khách quan

Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi thì có được lập di chúc hay không?

Người bị mất năng lực hành vi dân sự: Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLDS

năm 2015, thì “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện” Như vậy, có thể thấy, người mất năng lực hành vi dân sự không thể tự mình xác lập bất cứ loại giao dịch nào, mọi nhu cầu lợi ích liên quan tới người này sẽ thông qua người đại diện Mà di chúc cũng là một loại giao dịch nên người mất năng lực hành vi dân sự thì không được lập di chúc mà phải do người đại diện xác lập, thực hiện

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: Theo quy định tại khoản 2 Điều 24

BLDS năm 2015, thì “ Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.” Mặc dù trong Bộ luật không có quy định rõ rang về quyền lập di chúc của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhưng dựa vào quy định trên ta

có thể hiểu rằng người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được lập di chúc nhưng phải có

sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật

4

Trang 9

Người bị khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi: Khoản 1 Điều 23

BLDS năm 2015 có quy định: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” Có thể thấy người bị khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi cũng cần có người giám hộ Nhưng luật chưa quy định rõ về việc lập di chúc của những người này Trong khi đó tại khoản 3 điều 630 BLDS 2015 cũng như các BLDS trước đó có đề cập tới người bị hạn chế về mặt thể chất và đối với việc lập di chúc quy định rằng: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.” Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi đã

“xuất hiện” trong phần chung BLDS năm 2015 nhưng không được đề cập tới tại phần di chúc như người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ Điều này dễ gây ra nhầm lẫn trong cách hiểu và áp dụng

Qua những điều vừa phân tích ở trên, nhóm thấy rằng Bộ luật Dân sự nên có quy

định rõ ràng về việc lập di chúc của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi nhằm tránh gây nhầm lẫn cho mọi

người Nhóm cũng cho rằng họ nên có quyền lập di chúc như mọi người khác, tôn trọng

sự định đoạt của người có tài sản sau khi họ chết

Những quyền của người lập di chúc theo Điều 626 BLDS 2015 gồm:

1 Quyền chỉ định người thừa kế

Chỉ định người thừa kế là chỉ định rõ ai hoặc những ai được hưởng di chúc của người lập di chúc sau khi người đó chết Những người được chỉ định trong di chúc thường

là những người thuộc diện thừa kế theo luật của người lập di chúc Họ có thể là vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ, anh chị em ruột trong nhà, những người có quan hệ huyết thống với người lập di chúc Tuy nhiên, những người được thừa kế được xác định trong di chúc có thể là bất cứ ai, kể cả người ngoài, người không có quan hệ huyết thống miễn là ý tự nguyện của người lập di chúc

5

Trang 10

2 Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Tôn trọng ý kiến của người để lại di sản, pháp luật thừa kế nước ta cho phép người

để lại di sản có thể truất quyền thừa kế của những người mặc dù đã đáp ứng đủ các điều kiện và có quyền hưởng di sản theo pháp luật Có hai trường hợp người lập di chúc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế:

Truất quyền hưởng di sản được nói rõ: Người lập di chúc tuyên bố minh bạch, công

khai trong di chúc là một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật nào đó không có quyền hưởng di sản của mình sau khi người đó chết

Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ: Người lập di chúc chỉ định một hoặc

nhiều người để hưởng toàn bộ di sản nhưng lại không nói gì đến những người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định Di sản được chia hết cho những người được chỉ định trong di chúc nên những người thừa kế theo pháp luật còn lại không được chỉ định sẽ không có phần

3 Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế

Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêu hoặc hưởng phần di sản là hiện vật gì Có ba trường hợp:

Người lập di chúc không xác định rõ phần tài sản mà từng người thừa kế được hưởng Di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế có tên trong di chúc, nếu có thỏa thuận khác thì chia theo thỏa thuận

Trong di chúc có nói rõ mỗi người được hưởng một phần di sản theo tỷ lệ nhất định

so với tổng giá trị di sản, khi phân chia phải thực hiện việc định giá từng loại để xác định giá trị của toàn bộ khối di sản

Người để lại di sản xác định rõ người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì

Vì vậy khi phân chia di sản, những người thừa kế được nhận hiện vật được nêu trong di chúc

4 Ngoài ra còn có người lập di chúc còn có các quyền khác:

Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản .

1.2.2 Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt

6

Trang 11

Tự nguyện được hiểu theo nghĩa khái quát chính là việc thực hiện một việc hoàn toàn theo ý mình, do mình nghĩ ra và thực hiện Về mặt bản chất, tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí Do đó, khi đánh giá ý chí của một người nào đó có phải tự nguyện hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: ý chí và

sự bày tỏ ý chí Trong việc lập di chúc, người lập di chúc thể hiện ý chí của mình thông qua hành vi phân định di sản cho người này nhiều, người kia ít… người lập di chúc đã thể hiện tâm tình với người thừa kế Vì vậy, muốn xác định một di chúc có phải là ý chí tự nguyện của người lập di chúc hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất giữa ý chí của người lập di chúc và sự thể hiện ý chí đó trong nội dung của di chúc Chỉ khi nào di chúc phản ánh một cách trung thực, khách quan những mong muốn của người lập di chúc thì sự định đoạt đó mới được coi là tự nguyện

1.2.3 Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội

Theo điều 631 BLDS 2015, di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc

Xác định mốc thời gian thực hiện hành vi lập di chúc

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

Xác định thông tin người lập di chúc, nơi cư trú có thể là thường trú hoặc tạm trú c) Họ, tên người, cơ quan tổ chức được hưởng di sản

Xác định thông tin người được hưởng di sản Đây là điều khoản quan trọng, nếu như không có thông tin người được hưởng di sản thì quan hệ thừa kế sẽ không xuất hiện

d) Di sản để lại và nơi có di sản:

Là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu lực di chúc, một bản di chúc hợp pháp nhưng không tồn tại di sản vào tại thời điểm mở di chúc thì việc phân chia di sản sẽ không được diễn ra

Ngoài các nội dung trên thì di chúc còn có thể có các nội dung khác như: chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; xác định rõ các điều kiện để cá nhân,

cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Xác định ai là người phụ trách quản lý di sản,…

7

Ngày đăng: 24/11/2024, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w