Bốn là, giúp làm sáng tỏ được những vấn đề còn đang được tranh cãi xungquanh việc thừa kế thế vị, từ đó có thể đưa ra được những điều luật rõ ràng hơn, giảiquyết được những khúc mắc đang
Một số vấn đề lý luận về thừa kế thế vị
Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
Theo điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”
Dưới góc độ Từ điển tiếng việt thì “thừa kế” là một động từ mang nghĩa là được hưởng cái của người đã mất để lại cho (thường nói về tài sản, của cải) 3 , ngoài ra dưới góc độ của từ điển Luật học thì “ thừa kế” là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống Thừa kế luôn gắn với sở hữu, sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu 4
Có quan điểm cho rằng: “Thừa kế di sản theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật.” 5
Ngoài ra còn có tác giả khác đề cập tới khái niệm thừa kế như sau: “ Theo nghĩa thông thường, “thừa” và “kế” đều có nghĩa là sự tiếp nối Với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế, thừa kế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kì sơ khai của xã hội và việc dịch chuyển di sản được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống hay phong tục tập quán riêng của bộ lạc, thị tộc Nó được thể hiện ở sự dịch chuyển tài sản của người chết sang người sống.” 6
Còn có quan điểm khác cho rằng: “ Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản.” 7
3 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, ( Hoàng Phê), nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 972
4 Thuật ngữ pháp lý, [https://bom.so/VmX9oH], ngày truy cập cuối cùng 20/03/2023
5 Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị, [https://bom.so/IEraj2], ngày truy cấp cuối cùng 20/03/2023
6 Neáng Ly (2013), Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ, trang 4
7 Nguyễn Hương Giang (2014), Thừa kế theo pháp luật-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại họcQuốc gia Hà Nội, trang 9
Từ những khái niệm trên nhóm tác giả đút kết ra được khái niệm của “thừa kế” chính là sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người quá cố cho người có quan hệ huyết thống hay có mối quan hệ thân thuộc với người đã mất Thừa kế sẽ xảy ra khi và chỉ khi có một một ai đó mất đi mà để lại tài sản Nó còn mang nghĩa là một sự kế thừa, tiếp nối những giá trị tốt đẹp bên cạnh việc thừa kế tài sản như kế thừa truyền thống lâu đời, tiếp nối sự thành công của một ai đó, Và người thừa kế phải là một cá nhân hoặc một tổ chức tồn tại hợp pháp vào thời điểm mở thừa kế, người thừa kế cũng phải có trách nhiệm với di sản đã được nhận.
Khái niệm quyền thừa kế:
Theo điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “ Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Quyền thừa kế còn được biết đến thông qua từ điển Luật học như sau: “ Quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật Bao gồm quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật 8 Còn trong từ điển tiếng việt thì “quyền thừa kế” là một danh từ mang ý nghĩ là quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật Bảo vệ quyền sở hữu của công dân 9
Từ những khái niệm trên nhóm tác giả tổng hợp lại khái niệm của “quyền thừa kế” là quyền của một cá nhân, không phải của một tổ chức hay một tập thể nào đó, có nghĩa là chỉ có cá nhân người đó có quyền quyết định định đoạt tài sản của chính mình theo ý chí, theo mong muốn, theo sở thích của chính họ Cá nhân có quyền lập di chúc để nhường lại tài sản cho người thừa kế mà cá nhân đó muốn, cá nhân đó cho rằng người thừa kế là phù hợp theo 2 hình thức là thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc Người còn sống được hưởng tài sản cũng là quyền thừa kế nếu như chúng ta đảm bảo được những điều kiện mà pháp luật quy định, quyền được thừa hưởng này xuất hiện dựa trên mong muốn của người đã mất hoặc dựa trên pháp luật tức là dựa trên quan hệ máu mủ, quan hệ hôn nhân, quan hệ thân thuộc,
8 Thuật ngữ pháp lý, [https://bom.so/VmX9oH], ngày truy cập cuối cùng 21/03/2023
9 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, ( Hoàng Phê), nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 815
Khái niệm về thừa kế thế vị
Theo điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống: nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha mẹ của chất được hưởng nếu còn sống.
Ngoài ra theo từ điển Tiếng Việt, “thế vị” còn được phân tích như sau, “thế” có nghĩa là thay thế, thế chỗ vào cái bị mất, “ vị” có nghĩa là vị trí, danh hiệu hoặc chức vị Từ đó, có thể hiểu “thế vị” chính là thay thế vị trí và “ thừa kế thế vị” chính là được thay thế vị trí của ai đó để hưởng di sản của người đã mất để lại mà đáng lẽ người trước đó được hưởng.
Theo từ điển Luật học “thừa kế thế vị” là những người mà pháp luật quy định ở hàng thừa kế thứ hai, thứ ba được nhận phần thừa kế di sản của người ở hàng trước đã chết Nếu con của người để lại di sản chết trước cha hoặc mẹ thì phần di sản đáng lẽ người con đó được hưởng sẽ do con của người con đó (tức là cháu của người để lại di sản) được hưởng Nếu người cháu của người để lại di sản cũng đã chết thì con của người cháu đó (tức là chất của người để lại di sản) được hưởng phần mà đáng lẽ cha mẹ họ được hưởng 10
Từ đó nhóm tác giả cho thấy rằng “thừa kế thế vị” chính là sự thay thế vị trí của người thừa kế trước đó hưởng phần di sản của của người đã mất bởi vì người thừa kế trước đó mất trước hoặc mất cùng với người để lại di sản Người được kế vị có thể là cháu của người đã mất ( là con của người thừa kế trước đó), hoặc nếu người đã mất không có cháu thì người kế vị có thể là chắt (là con của con của người thừa kế trước đó), tức là trong phạm vi 4 thế hệ Điều kiện của người kế vị phải là người còn sống hoặc sinh sau nhưng vẫn còn sống sau thời điểm mở thừa kế.
Bản chất của thừa kế thế vị: Thừa kế thế vị là trình tự nhận di sản khi có sự kiện con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu hoặc chắt nội ngoại của người đó được thừa kế thế vị Thừa kế thế vị không thể hiểu là thừa kế theo pháp luật mà được hiểu là trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định và tất cả những người thừa kế vị chỉ được hưởng chung
10 Thuật ngữ pháp lý,[https://bom.so/VmX9oH], ngày truy cập cuối cùng 21/03/2023 nhau một phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống được hưởng Như vậy,thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật chứ không phát sinh từ căn cứ di chúc Người thừa kế theo di chúc đã chết hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu 11
Quy định của pháp luật dân sự về thừa kế thế vị
Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị
Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 :“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Bàn luận: để có thể hưởng thừa kế thế vị, theo ý kiến của Nhóm tác giả thì người được hưởng thừa kế cần thỏa mãn 6 điều kiện cụ thể sau:
Một là, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản( cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản( chắt được thừa kế thế vị) Hay nói cách khác, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế kế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).
Hai là, những người thế vị phải là người có quan hệ hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn luôn ở vị trí đời sau tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hướng di sản của ông bà hoặc các cụ Nghĩa là không có trường hợp cha mẹ, ông bà thế vị cho con
Ba là, giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ( chỉ có con đẻ thay thế vị tri của cha, mẹ đẻ).
Bốn là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Xuất phát từ lý luận người chết không thể co năng lực chủ thể để tham gia vào bất kì quan hệ pháp luật nào do đó pháp luật Việt Nam đã quy định thừa lế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế Trong trường
11 Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị, [https://bom.so/2UK7vt], ngày truy cập cuối cùng 21/03/2023. hợp một người chưa sinh ra vào thời điểm mở thừa kế thì người đó phải là người đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và phải sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế.
Năm là, khi còn sống người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết( nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu cuả những người này không thể thế vị).
Sáu là, bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều
644 BLDS năm 2015 12 Đối với nhóm tác giả, việc xác định người nào chết trước, người nào chết sau giữa những người có quyền thừa kế di sản của nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định người thừa kế, người chết sau sẽ là người thừa kế của người chết trước Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều trường hợp khó xác định thời điểm chết của họ (tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt, động đất…) Từ thời xa xưa, những dòng họ tổ tiên của chúng ta đã có những bộ luật quy định về vấn đề thừa kế thế vị như Luật Hồng Đức (Điều 374), Luật Gia Long hay đến thời kỳ pháp thuộc tại Bộ Dân luật Bắc kỳ
1931 (Điều 337), Bộ Dân luật Trung kỳ 1939 (Điều 332) để bảo vệ quyền hưởng di sản của những người trong quan hệ huyết thống nội tộc với người để lại di sản và nhầm củng cố gia đình theo ý thức hệ phong kiến Bộ luật Hồng Đức auy định hai hàng thừa kế trong đó các con là hàng thừa kế thứ nhất Đến Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, diện những người thừa kế không được chia thành hang cụ thể mà quy định thành năm thứ tự ưu tiên hưởng di sản trong đó thứ tự đầu tiên cũng là con cái của người để lại di sản ( bao gồm con đẻ, con nuôi) Sau Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước đã có những đổi mới, trong đó bao gồm cả hệ thống pháp luật. Những ngày đầu xây dựng đất nước, Sắc lệnh số 97 ra đời quy định chỉ có một hang thừa kế là vợ góa, chồng góa, các con của người để lại di sản 13
Nhóm tác giả nhận xét thấy những quy định về hàng thừa kế ở những giai đoạn sau này như Pháp lệnh thừa kế năm 1990, BLDS năm 1995 đều có xu hướng mở rộng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người thân thích, gần gũi
12 Thừa kế thế vị theo Bộ luật Dân sự, [https://luathoangsa.vn/thua-ke-the-vi-theo-bo-luat-dan-su- nd72627.html],19/3/2023
13 Nguyễn Hương Giang (2014),Thừa kế theo pháp luật- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ, Đại họcQuốc gia Hà Nội ( khoa Luật),tr.58 nhất với người để lại di sản, bên cạnh cũng tạo ra các hành lang pháp lý cho người thừa kế thế vị.
Trong trường hợp người thừa kế chết cùng thời điểm với người để lại di sản, mặc dù việc hưởng di sản thừa kế không có ý nghĩa đối với một người đã chết nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn đối với những người còn sống là con, cháu của họ. Bản chất của thừa kế là đảm bảo quyền và lợi ích của những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản Vì vậy, trường hợp này cần phải xét đến lợi ích của cháu, chắt trong trường hợp cha, mẹ chết cùng một thời điểm với người để lại di sản
BLDS năm 2005 ra đời đã mở rộng trường hợp phát sinh thừa kế thế vị gồm cả trường hợp “chết cùng thời điểm”.Theo BLDS 2005 điều 677 quy định thì trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Điều 652 BLDS 2015 đã kế thừa BLDS 2005, bổ sung trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt chết cùng thời điểm với người để lại di sản để phù hợp với thực tế và có tính áp dụng cao hơn Theo đó điều kiện tiên quyết để phát sinh thừa kế thế vị là con của người để lại di sản phải chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản Đối với quan điểm của nhóm tác giả, điều này phù hợp với bản chất của thừa kế thế vị là thay thế vị trí của bố, mẹ, nếu như bố, mẹ không chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chính bố, mẹ là người thừa kế theo hàng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản Trong những năm gần đây, tranh chấp về thừa kế ngày càng tăng, không chỉ về số lượng mà còn về cả tính chất và sự phức tạp Tình trạng này phản ánh đúng tình hình xã hội đang diễn ra Tuy nhiên, Tòa án thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng một phần là do trình độ chuyên môn của người làm công tác xét xử chưa cao, phần là di các quy định pháp luật hiện hành chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau
Mặc dù pháp luật đã quy định rất rõ ràng, cụ thể về điều kiện phát sinh thừa kế thế vị là chỉ khi con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha hoặc mẹ, nhưng khi giải quyết tranh chấp, tòa án thường nhầm lẫn giữa trường hợp thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp Để dễ dàng tiếp cận cho người đọc thì Nhóm tác giả sẽ chỉ ra những điểm khác nhau giữa thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp:
Thứ nhất, thừa kế thế vị là thừa kế theo pháp luật, trong khi đó thừa kế chuyển tiếp có thể là thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.
Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị
1.2.2.1 Cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà Điều 652 BLDS 2015 quy định:“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” Theo quy định trên thì cháu hoặc chắt được thừa kế thế vị của ông bà nội, ngoại hoặc của các cụ nội, ngoại với điều kiện: - Cha hoặc mẹ của cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà nội, ngoại - Cháu hoặc chắt chỉ được thừa kế thế vị hưởng di sản của ông, bà hoặc của các cụ phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt được hưởng nếu còn sống Điều luật này còn quy định cháu hoặc chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu hoặc chắt được hưởng nếu còn sống Như vậy, quy định trên nếu hiểu theo câu chữ thì cháu hoặc chắt không được hưởng thừa kế thế vị nếu cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt còn sống cũng không có quyền hưởng thừa kế do bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 621 BLDS 2015, mặc dù đã có điều kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt đã chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà nội ngoại hoặc các cụ nội, ngoại Tuy nhiên, quy định này có phần không hợp lý, bởi vì:
Thứ nhất, nội dung điều luật đã không có sự kế thừa bản chất của các quy định về thừa kế từ trước đến nay là di sản của thế hệ trước được dịch chuyển cho thế hệ sau khi thế hệ trước qua đời Mục đích thừa kế là nhằm bảo vệ khối di sản của thế hệ trước để lại sau khi chết được chuyển lại cho các con, các cháu… có quan hệ huyết thống xuôi.
Thứ hai, Các cháu hoặc chắt được hưởng thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà nội, ngoại hoặc của các cụ nội, ngoại là căn cứ vào sự kiện cha hoặc mẹ của cháu đã chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông bà, hoặc các cụ nội, ngoại.Đây là quy định phù hợp với sự kiện pháp lý cho cháu được thừa kế thế vị và cũng đồng thời là điều kiện để chắt được thừa kế thế vị Như vậy, quy định về việc cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống dẫn đến cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau và phạm sai lầm trong việc phân chia di sản thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt khi còn sống đã bị kết án về một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 thì cháu hoặc chắt không được thừa kế thế vị nhận di sản của ông bà nội, ngoại hoặc của các cụ nội, ngoại?
Thứ ba, Nếu hiểu Điều 652 BLDS 2015 như cách trình bày trên là không phù hợp với bản chất pháp luật thừa kế nói chung và những quy định về thừa kế thế vị nói riêng Bởi vì, theo quy định tại Điều 649 BLDS 2015 thì “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” Như vậy, thừa kế thế vị là trình tự nhận di sản khi có sự kiện con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng chết vào một thời điểm với người để lại di sản thì cháu hoặc chắt nội, ngoại của người đó được thừa kế thế vị Do đó, thừa kế thế vị không thể hiểu là thừa kế theo pháp luật mà phải hiểu là trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo điều kiện, trình tự hàng thừa kế và những người thừa kế trong cùng hàng nếu được hưởng di sản thì mỗi người được hưởng phần di sản ngang nhau, không phân biệt giới tính, độ tuổi, có năng lực hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự, không phân biệt con đẻ với con nuôi, con trong giá thú với con ngoài giá thú, với điều kiện người thừa kế theo hàng phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di sản và người đó có quyền hưởng di sản, không từ chối quyền hưởng di sản Thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo pháp luật mà là thừa kế do pháp luật quy định và tất cả những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung nhau phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu khi còn sống được hưởng Các cháu hoặc các chắt của người để lại di sản hưởng thừa kế thế vị, không thể hiểu là thừa kế theo trình tự hàng vì nếu hiểu như vậy thì cháu hoặc chắt của người để lại di sản đã hưởng ngang hàng với những người được nhận di sản theo pháp luật và mỗi người trong số họ cũng được hưởng phần di sản ngang bằng với những người thừa kế theo hàng được hưởng 15
15 Nguyễn Viết Giang (2022) , Thừa kế thế vị theo pháp luật Việt Nam, luận án tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội, tr 104
Nhóm tác giả có quan điểm về vấn đề cha mẹ phạm pháp điều 620,621 BLDS 2015:Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 quy định về việc tước quyền thừa kế của những người không được quyền hưởng di sản do đã có một trong các hành vi theo quy định này Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 621 BLDS 2015 thì những người này “vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc” Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 chỉ được áp dụng đối với chính người thừa kế theo pháp luật trong hàng được hưởng di sản mà có những hành vi trái pháp luật này thì người đó không được quyền hưởng di sản Người nào có hành vi trái pháp luật thì người đó phải gánh chịu trách nhiệm do pháp luật quy định về hành vi đó, nên các cháu hoặc các chắt của người để lại di sản không thể phải gánh chịu trách nhiệm do hành vi của cha, mẹ mình gây ra Quyền thừa kế thế vị của các cháu hoặc các chắt nội, ngoại không thể bị pháp luật tước bỏ khi mà giữa cha, mẹ và các con trách nhiệm hoàn toàn độc lập nhau về hành vi của mình Pháp luật Việt Nam thời kỳ pháp thuộc tại Điều 314 Dân luật Bắc kỳ 1931 và Điều 306 Dân luật Trung kỳ
1936 có quy định về không được hưởng di sản, được nhắc đến thông qua thuật ngữ bất xứng và cũng đã quy định cho người thế vị của người bị thay thế bất xứng được hưởng di sản Cụ thể: Người bất xứng hoặc bị truất thì cho là không được ăn thừa kế bao giờ Những di sản đáng lẽ thuộc về hai hạng người ấy thì trao sang cho con cái những người ấy; Những con cái ấy được tự lấy tư cách mình mà dự vào việc thừa kế và không bị loại ra vì lỗi người cha, trừ khi nào chính những người con cái ấy cũng bị tuyên cáo là không xứng đáng hoặc bị truất quyền thừa kế thì không kể
[2, Điều 315], [4, Điều 307] Điều 307 Bộ dân luật Trung kỳ còn quy định: Nếu người bị tuyên cáo là không xứng đáng hoặc bị truất mà không có con cái thời phần di sản nguyên những người ấy đáng được hưởng sẽ về phần người thừa kế khác. Tuy hai bộ Dân luật này đều nói trong trường hợp này con cháu đều lấy tư cách riêng của mình để thừa hưởng chứ không phải hưởng thay cho cha, mẹ, về thực tế ta không thấy sự phân biệt ấy ở chỗ nào vì dù có lấy tư cách riêng mà thừa hưởng, con cháu cũng chỉ được chia nhau phần đáng lẽ chia về cho cha, mẹ mình mà thôi 16 Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 quy định tại Điều 505: Người bất xứng hay bị truất quyền được coi như là không bao giờ là người thừa kế Tuy nhiên, phần di sản mà đáng lẽ
16 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, tập 2, phần số 370, Nxb Bộ quốc gia Giáo dục, Sài Gòn. người ấy được hưởng sẽ truyền cho con, cháu dẫu rằng người quá cố còn thừa kế khác ngang hàng với người bất xứng hay bị truất quyền, trừ phi chính các con cháu người này cũng bị bất xứng hay bị truất quyền Có thể thấy ba Bộ luật này bị ảnh hưởng bởi Pháp luật Pháp, luôn bảo đảm quyền lợi của những người trong gia đình với nhau Kể cả trường hợp người bất xứng hay bị truất quyền thừa kế còn sống thì phần di sản mà người đó đáng lẽ được hưởng đều được chia cho con, cháu của họ. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của thừa kế Đối với trường hợp thừa kế thế vị của con nuôi cha mẹ nuôi, Điều 653 BLDS
2015 quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ Luật này” Theo quy định này thì con của người con nuôi vẫn được thừa kế thế vị khi người con nuôi đó chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người cha nuôi, mẹ nuôi của người con nuôi đó Tuy nhiên, theo quy định trên thì có thể hiểu con nuôi của người con nuôi đó cũng được thế vị cha mẹ nuôi để hưởng di sản của người nhận nuôi cha nuôi, mẹ nuôi của mình do Điều 652 BLDS chỉ quy định là “con” mà không xác định rõ là con đẻ hay con nuôi Thực tế, giữa con nuôi của người con nuôi và người nhận nuôi cha nuôi, mẹ nuôi của người đó không có bất kỳ mối quan hệ huyết thống hay chăm sóc, nuôi dưỡng nào Theo quy định tại điểm đ, mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02/HĐTP) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì: "Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người nuôi dưỡng và cũng không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người nuôi", nên giữa con nuôi và cha mẹ đẻ của người nhận nuôi không có quan hệ thừa kế thế vị Khi con nuôi chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với cha nuôi, mẹ nuôi thì con của người con nuôi đó có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Theo quy định tại điểm b, mục 5 Nghị quyết số 02/HĐTP nêu trên thì: "Trong trường hợp con nuôi chết trước cha nuôi mẹ nuôi thì con của người con nuôi (tức cháu của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha (hoặc mẹ) của cháu được hưởng nếu cha (hoặc mẹ) của cháu còn sống vào thời điểm mở thừa kế Nếu con của người con nuôi cũng chết trước người để lại di sản thì cháu của người con nuôi đó (tức chắt của cha nuôi, mẹ nuôi) được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha hoặc mẹ của chắt nếu còn sống được hưởng" Hiện nay Nghị quyết này đã hết hiệu lực pháp luật, nhưng hướng dẫn này vẫn có thể được kết hợp với Điều 652 của BLDS 2015 để giải thích cho Điều 653 của Bộ luật này
Xuất phát từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn ta thấy rằng con đẻ của người con nuôi đương nhiên có quyền hưởng thừa kế thế vị Khi một người nhận con nuôi đồng nghĩa với việc quan hệ cha, mẹ, con giữa họ và người con nuôi được xác lập. Giữa người con nuôi và cha nuôi mẹ nuôi có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha đẻ, mẹ đẻ với con ruột Mối quan hệ đó không chỉ là quan hệ thực tế mà còn được ghi nhận bằng căn cứ pháp lý nhất định Pháp luật quy định giữa người nhận con nuôi và người con nuôi được hưởng thừa kế nói chung và thừa kế thế vị của nhau nói riêng Do đó, con đẻ của người con nuôi cũng được coi như cháu của người nhận nuôi cha mẹ mình Nói khác đi thì giữa con đẻ của người con nuôi và người nhận nuôi con nuôi có mối quan hệ pháp lý như ông bà với cháu ruột. Mối quan hệ này tuy không được quy định cụ thể nhưng được hiểu gián tiếp qua mối quan hệ như cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ giữa người nhận nuôi và người con nuôi đã được pháp luật xác lập Chính vì vậy giữa con đẻ của người con nuôi và người nhận nuôi con nuôi có quyền hưởng thừa kế của nhau
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa con nuôi của người con nuôi với người nhận nuôi con nuôi thì khác hẳn nên vấn đề thừa kế thế vị trong trường hợp này cần được xem xét Con nuôi của người con nuôi chỉ có mối quan hệ với người nhận nuôi mình nên chỉ có thể thừa kế di sản của người này Con nuôi của người con nuôi không có bất kỳ mối quan hệ pháp lý nào với các thành viên còn lại trong gia đình của người nhận nuôi mình Điều này được quy định khá rõ trong Nghị quyết số 02/HĐTP
“Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người nuôi dưỡng" Theo đó, con nuôi không có quan hệ pháp lý bắt buộc nào đối với người nhận nuôi của cha nuôi, mẹ nuôi mình dù mối quan hệ giữa cha nuôi, mẹ nuôi mình với người nhận nuôi họ được pháp luật thừa nhận như cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ Quan hệ giữa người con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi mình và quan hệ giữa cha nuôi, mẹ nuôi mình với người nhận nuôi cha mẹ nuôi mình là hai mối quan hệ độc lập nhau cả về mặt pháp lý cũng như thực tiễn Người con nuôi không có nghĩa vụ coi người nhận nuôi cha nuôi, mẹ nuôi của mình là ông bà và ngược lại Do đó, với những phân tích trên thì giữa con nuôi của người con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi của người con nuôi không thể có quan hệ thừa kế thế vị Điều 654 BLDS 2015 quy định:“Con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế của nhau và còn được thừa kế theo Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này” Theo quy định này thì con riêng và bố dượng, mẹ kế chỉ được hưởng di sản thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng khi giữa họ“có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con, mẹ con”. Hiện nay, quan hệ giữa cha mẹ và con được được Luật hôn nhân và gia đình 2014 điều chỉnh, trong đó Điều 79 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng như sau: “ Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này Bên cạnh đó con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.” Theo nội dung Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu trên và nội dung các điều luật được dẫn chiếu thì quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng đã được quy định rõ ràng, gắn với các quyền và nghĩa vụ cụ thể khi các bên “cùng sống chung” Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương giữa bố dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng được thể hiện ở những mối quan hệ như: không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới hoặc tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không ép buộc, xúi giục con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội Bố dượng, mẹ kế coi con riêng của vợ, của chồng như con ruột của mình và không dừng lại ở mặt hình thức mà thể hiện trên thực tế nghĩa vụ đó Về phía người con riêng của vợ, của chồng cũng phải thể hiện trên thực tế nghĩa vụ của người con với bố dượng, mẹ kế như chính cha mẹ ruột của mình; có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng bố dượng hay mẹ kế, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; khi sống cùng với bố dượng hay mẹ kế, con riêng có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.Như vậy, để con riêng và bố dượng, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau nói chung hay con riêng muốn được thừa kế thế vị của bố dượng, mẹ kế nói riêng thì cả hai bên ngoài việc được hưởng các quyền thì phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con 17
Nội dung vụ án và quá trình giải quyết: Cụ A kết hôn với cụ B năm 1960, năm
1962 sinh được một con chung là bà Nguyễn Thị Q Năm 1965, cụ B chết, cụ A và cụ B không có tài sản chung gì Năm 1977, cụ A kết hôn với cụ K, bà Q vẫn ở cùng với cụ A, cụ K và được cụ K chăm sóc, nuôi dưỡng Năm 1978, cụ K sinh được ông
T Năm 1980, bà Q lấy chồng, sinh được anh S và sống cùng gia đình chồng từ đó. Quá trình chung sống, cụ A và cụ K có tạo lập được một căn nhà 2 tầng trên diện tích đất 50m2 tại Quận N, thành phố H Năm 2002, cụ A chết có để lại di chúc định đoạt tài sản của mình cho cụ K, nên không có tranh chấp gì về tài sản của cụ A. Năm 2005, bà Q chết Năm 2008, cụ K chết không để lại di chúc Sau khi cụ K chết, anh S khởi kiện yêu cầu được nhận phần di sản thừa kế mẹ anh là bà Q được hưởng do cụ K để lại đang do ông T đang quản lý, sử dụng vì bà Q là con riêng của của cụ
Những điểm cần lưu ý khi giải quyết thừa kế thế vị
Thứ nhất,điều 653 BLDS 2015 quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ Luật này” Điều 654 quy định về quan hệ thừa kế thế vị giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này” Như vậy, theo quy định này thì con của người con nuôi hoặc con của người con riêng vẫn được thừa kế thế vị khi người con nuôi hoặc con riêng đó đó chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người cha nuôi, mẹ nuôi, bố dượng, mẹ kế của người con nuôi, con riêng đó Tuy nhiên, về mặt thực tiễn thì quy định này hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng do Điều 652 chỉ quy định là “con” mà không xác định rõ là con đẻ hay con nuôi, nên có thể hiểu cả con nuôi của người con nuôi đó cũng được thế vị cha mẹ nuôi để hưởng di sản của người nhận nuôi cha nuôi, mẹ nuôi của mình hay chỉ con đẻ của người con nuôi được hưởng Ngoài ra, như thế nào được xem là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con để được thừa kế thế vị đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế thì vẫn chưa được quy định rõ Bên cạnh đó, đối với trường hợp thừa kế thế vị giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi Ở đây có hai trường hợp đó là con của người con nuôi là con đẻ hoặc con nuôi Trường hợp là con đẻ thì người con đẻ này và cha, mẹ (con nuôi của ông, bà) có quan hệ huyết thống với nhau, do đó, việc thừa kế thế vị là phù hợp trên cơ sở huyết thống Tuy nhiên, nếu người đó là con nuôi thì không hợp lý Bởi vì, giữa con nuôi của người con nuôi và cha, mẹ nuôi hoàn toàn không tồn tại quan hệ huyết thống hay chăm sóc, nuôi dưỡng (quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng chỉ phát sinh giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi) Do đó, nếu vẫn xảy ra quan hệ thừa kế thế vị thì sẽ bất hợp lý
Thứ hai, trong thực tế, việc thừa kế thế vị có thể phát sinh không trọn vẹn bởi người được thừa kế chết cùng hoặc trước thời điểm người để lại thừa kế chết nhưng họ không có con cái.Cần lưu ý một điều rằng việc thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất và chỉ áp dụng cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản mà cha hoặc mẹ của chúng đáng ra được hưởng Do đó, trường hợp người được thừa kế mất trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản không có con cái (bao gồm cả con ruột và con nuôi) thì những người khác trong hàng thừa kế thứ nhất không được thế vị phần thừa kế này.Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết Hàng thừa kế thứ hai cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,… Hàng thừa kế thứ ba có chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại… Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.Xem xét bản chất của thừa kế thế vị là “thay thế vị trí để nhận thừa kế” nhằm mục đích di sản của người chết được để lại cho con cháu, tránh trường hợp người nhà (cháu chắt) không nhận được tài sản mà lại thuộc về “người ngoài” Do đó, nếu người được hưởng thừa kế mất trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản mà họ không có con cái hoặc cháu thì phần thừa kế này sẽ được chia theo pháp luật cho những người còn lại trong cùng hàng thừa kế Nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì xem xét đến hàng thừa kế thứ hai Cần lưu ý, con của người được thừa kế đã chết trong trường hợp này phải là con ruột, và cháu trong trường hợp này phải gọi người được thừa kế đã chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì mới phù hợp với nguyên tắc huyết thống Bản thân người được thừa kế đã chết có thể là con nuôi hoặc con ruột của người để lại di sản theo như phân tích ở trên.
Thứ ba, Theo Điều 619 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này”.Quy định này có thể hiểu, nếu trường hợp người con của người để lại di sản (tạm gọi là anh B) chết cùng một thời điểm với người để lại di sản (tạm gọi là ông A) thì giữa họ không phát sinh việc thừa kế đối với di sản của nhau Tuy nhiên, pháp luật lại quy định “trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này”, quy định này làm cho việc xác định di sản thừa kế thế vị chưa được rõ ràng, cụ thể:
Trường hợp một, nếu phát sinh thừa kế thế vị, thì di sản để phân chia cho người thế vị (con của anh B) là tài sản của ông A không bao gồm phần di sản của anh B mà ông A được hưởng theo hàng thứ kế thứ nhất Cụ thể, bản chất của việc thừa kế thế vị chính là việc người thế vị được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống Nếu anh B sống thì sẽ được hưởng thừa kế di sản của ông A nhưng do anh B đã chết trước nên không được hưởng phần này và phần này chuyển tiếp cho con của anh B Do đó, khi xác định di sản của ông A để chia cho người thế vị thì không xác định phần di sản mà ông A được hưởng thừa kế từ anh B.Trường hợp hai, di sản mà con anh B được thừa kế thế vị từ ông A sẽ bao gồm phần tài của ông A và cả phần tài sản do ông A được thừa kế từ anh B Cụ thể, Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” Như vậy, phần di sản mà ông A được hưởng thừa kế từ anh B cũng chính là tài sản của ông
A Do đó, khi xác định di sản của ông A để phân chia cho người thừa kế thế vị thì phải bao gồm tài sản của chính ông A và phần di sản mà ông A được hưởng thừa kế từ anh B Vấn đề này cần được pháp luật hướng dẫn rõ 18
18 Một số vấn đề về thừa kế thế vị trong bộ luật dân sự, [http://luat3s.com/mot-so-van-de-ve-thua-ke-the-vi-trong-bo- luat-dan-su/], 19/03/2023
Ý nghĩa của việc quy định thừa kế thế vị
Thứ nhất, quy định pháp luật về thừa kế thế vị là một phần trong chế định pháp luật về thừa kế, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội có phân chia giai cấp dựa trên cơ sở tư hữu về tài sản, được thể hiện ở sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống, nó gắn chặt với lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng, dòng họ…
Thứ hai, thừa kế thế vị mang ý nghĩa quan trọng đối với hạt nhân cơ bản trong xã hội là gia đình Qua đó, thừa kế thế vị nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của những người thân thuộc nhất của người để lại di sản; bảo vệ quyền hưởng di sản của cháu, chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp; tránh 70 tình trạng di sản của ông bà, các cụ để lại mà các cháu, chắt không được hưởng, nhưng người khác lại được hưởng
Thứ ba, thừa kế thế vị góp phần duy trì, bảo vệ truyền thống và đạo lý trong quan hệ giữa những người thân thuộc nhất của người để lại di sản, thể hiện qua các góc độ đạo đức, kinh tế - xã hội Cụ thể: - Dưới góc độ đạo đức: Đây là một quy định rất phù hợp với truyền thống đạo đức của người Việt Nam là thế hệ trước mất đi để lại tài sản cho con cháu, việc quy định thừa kế thế vị góp phần khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là cơ sở để duy trì tình yêu thương giữa những người thân trong gia đình Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Quy định về thừa kế thế vị góp phần làm giảm gánh nặng xã hội khi những người thuộc trường hợp được thừa kế thế vị mà không còn ai chăm sóc, nuôi dưỡng Đồng thời, việc quy định về thừa kế thế vị cũng tạo cơ sở cho cháu, chắt của người chết được hưởng tài sản của ông bà hoặc cụ để lại, đảm bảo ổn định cuộc sống, có vốn để làm ăn, tích lũy… góp phần ổn định, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nói chung 19
CHƯƠNG II THỪA KẾ THẾ VỊ – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Thừa kế thế vị là một chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ Hiện nay, các tranh chấp về quyền thừa kế, trong đó có thừa kế thế vị xảy ra ngày càng phức tạp Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc xác định quan hệ về thừa kế và xác
19 Nguyễn Viết Giang (2022) , Thừa kế thế vị theo pháp luật Việt Nam, luận án tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội, tr.69 định người thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng còn vướng mắc, bất cập trong thực tiễn Pháp luật dân sự hiện hành vẫn còn nhiều bất cập trong việc chứng minh điều kiện hưởng thừa kế thế vị khi áp dụng vào thực tiễn Chính vì vậy nhóm tác giả nghiên cứu về thực tiễn tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị, đưa ra một số bất cập trong chế định thừa kế thế vị và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con nuôi
Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc
Tòa án xác định di chúc năm 1994 và di chúc ngày 01/09/2004 là di chúc không hợp pháp Khối tài sản chung của cụ Đàm và cụ Sen là 1.136,8m2 Di sản của cụ Đàm, cụ Sen để lại là 636,8m2 đất (sau khi đã trích 500m2 đất cho cụ Sen và bà D).
Phần di sản của cụ Đàm được chia cho 5 người: Cụ Sen, bà Tấn, ông Bút, bà Nhẫn, ông Chính Phần di sản của cụ Sen được chia cho: bà Nhẫn, con ông Chính (được hưởng thừa kế thế vị) và các con bà Tấn (được hưởng thừa kế thế vị) Chị N (con nuôi hợp pháp của ông Chính) được hưởng phần di sản được thừa kế thế vị cho cả ông Chính và bà Tấn.
Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
a) Di sản của người quá cố để lại
Về di sản của người quá cố để lại, nhóm tác giả nhận thấy rằng trường hợp cụ Đàm chết năm 2015 và không để lại di chúc, chứng tỏ cụ Đàm và cụ Sen đã chung sống với nhau như vợ chồng từ trước năm 1945 Do đó, nhóm tác giả xin được dẫn lại 1 bản án có tiền lẹ trước đây Theo đơn khởi kiện đề ngày 15/12/2012 và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn là Bà Đỗ Thị S trình bàyTheo đơn khởi kiện đề ngày15/12/2012 và các lời khai tại Tòa án, nguyên đơn là Bà Đỗ Thị S trình bày: Bà kết hôn với Ông Nguyễn Quang V có đăng ký kết hôn ngày 20/7/1984 tại Ủy ban nhân dân xã TH, huyện TT, tỉnh TB Trong quá trình chung sống vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn Vợ chồng sống ly thân từ năm 2010 Nay bà không còn tình cảm nên yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn với ông V Về con chung: Vợ chồng có 04 con chung là Nguyễn Thị H, sinh năm 1985; Nguyễn Vĩnh L, sinh năm 1986; NguyễnThị H2, sinh năm 1989; Nguyễn Vĩnh P, sinh năm 1992 Các con đều đã trưởng thành nên không yêu cầu Tòa án giải quyết Về tài sản chung: - Diện tích 366,9m2 đất ở tại thửa số 234, tờ bản đồ 07 tại thôn HT, xã TH, huyện TT, tỉnh TB Trên đất có một ngôi nhà 02 tầng cùng công trình phụ - Diện tích 97m2 đất ở tại thửa 355, tờ bản đồ 02 tại thôn TR, xã TH1, huyện TT, tỉnh TB đã được Ủy ban nhân dân huyện TT cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH 337998 ngày 29/7/2009 -
Số tiền đãi ngộ cho con thương binh học đại học từ tháng 6/2010 đến tháng 9/2012 là 68.916.000 đồng ông V nhận Đề nghị Tòa án chia đôi phần tài sản chung nêu trên Về nợ chung: Nợ Ngân hàng chính sách xã hội - Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện TT , tỉnh TB số tiền 75.000.000 đồng nợ gốc; nợ lãi là 13.218.636 đồng Tổng là 88.218.636 đồng Hai bên có trách nhiệm cùng trả Vụ việc đã qua tay rất nhiều các cấp của tòa án, tại phiên Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, nhận định của tòa án về Về xác định tài sản chung của vợ chồng: Ông V và bà S đều thừa nhận diện tích đất 366,9m2 thuộc thửa số 234, tờ bản đồ số 07 được Nhà nước cấp cho ông V là đối tượng chính sách (thương binh) và giao đất vào tháng 10/1984, đất cấp không thu tiền sử dụng đất. Ông V và bà S kết hôn ngày 20/7/1984, đây là thời kỳ thực hiện Quyết định số 201-
CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về chính sách quản lý đất đai của Nhà nước trước khi có Luật Đất đai 1987 và theo quy định tại điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”, luật không quy định có tài sản riêng. Quá trình giải quyết vụ án ông V cũng đồng ý chia đối với diện tích đất này, ông đề nghị được nhận sử dụng và sở hữu toàn bộ khối tài sản này và thanh toán cho bà S 30% giá trị nên Tòa án phúc thẩm xác định đây là tài sản chung của vợ chồng là có căn cứ Còn diện tích 97m2 đất ở tại thửa 355, tờ bản đồ 02 tại thôn TR, xã TH2 đã được Ủy ban nhân dân huyện TT cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH
337998 ngày 29/7/2009 mang tên vợ chồng ông V, bà S nên Tòa án cấp phúc thẩm xác định đây là tài sản chung của vợ chồng là phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “ Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng”.
Từ bản án trên có thể thấy rằng, việc tài sản thừa kế của vợ và chồng trước năm 1959 sẽ đều là tài sản chung của vợ chồng.Vì đất thừa kế của ba mẹ cụ Đàm đã để lại cho cụ Đàm và được những người xung quanh xác nhận nên mặc nhiên theo điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 :” Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” Đối chiếu với trường hợp cụ Đàm và cụ Sen, rõ rang 2 người họ đã đều là vợ chồng trước năm 1945 và miếng đất sẽ là tài sản chung của cả 2 người họ và mỗi người sẽ được hưởng ẵ diện tớch đất. b) Hiệu lực của các bản di chúc
Về phần hai bản di chúc do cụ Sen xác lập, đối với bản di chúc được lập năm
1994, về người lập di chúc, lúc này cụ Sen đã là người thành niên, có đủ năng lực hành vi dân sự Tuy nhiên về nội dung thì bản di chúc này có thông tin về di sản không còn rõ ràng ở thời điểm hiện tại nên nhóm tác giả cho rằng bản di chúc này đã không còn giá trị Xét đến bản di chúc lập ngày 01/04/2004 của cụ Sen, thông qua các lời khai của đương sự, nhóm tác giả nhận thấy rằng ở thời điểm này cụ Sen đã không còn minh mẫn, sáng suốt Kết hợp với chi tiết trong di chúc có ghi tên con gái của cụ Sen là Nguyễn Thị Quỳ nhưng cụ Sen không có người con nào tên Quỳ và chi tiết lời khai của những người làm chứng và những người chứng thực gồm ông Thuật, ông Minh, bà Hải, ông Tuyến không thống nhất về việc làm chứng cho di chúc của cụ Sen và việc sức khỏe cụ Sen là bình thường, nhóm tác giả nhận thấy rằng năng lực hành vi dân sự của cụ Sen vào thời điểm lập di chúc không còn đầy đủ.Do đó, xét theo khoản 1 điều 630 bộ Luật dân sự 2015 thì cụ Sen đã không đủ năng lực hành vi dân sự để lập di chúc Về các khoản 2,3,4 di chúc này thỏa mãn. Bên cạnh đó nhóm xem xét thủ tục lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực của bản di chúc ngày 01/09/2004 có nhiều mâu thuẫn, không đảm bảo theo quy định của pháp luật về mặt hình thức và nội dung Vì vậy nhóm nhận định bản di chúc này của cụ Sen cũng không còn giá trị, di sản của cụ Sen sẽ được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. c) Việc anh E không được hưởng thừa kế thế vị cho ông Chính Đối với trường hợp con nuôi của anh E, theo khoản 3 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật Nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan” Như vậy, bản chất của mối quan hệ “con nuôi” là hướng đến việc nuôi dưỡng, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt nhất 20 Tuy nhiên, ông Chính lại hy sinh trước thời điểm anh Nguyễn Văn E được bà D nhận làm con nuôi, đồng nghĩa với việc giữa ông Chính và anh E không xác lập được mối quan hệ giữa cha nuôi và con nuôi, ông Chính và anh E không có quyền và nghĩa vụ của cha và con Vì vậy nên nhóm tác giả cho rằng anh E chỉ có thể nhận bà D là mẹ nuôi và không có quan hệ cha nuôi, con nuôi với ông Chính, vậy nên anh E sẽ không được quyền thừa kế thế vị cho ông Chính. d) Chị N là con nuôi hợp pháp cả ông Chính và được quyền hưởng thừa kế thế vị
Về phần thừa kế thế vị của chị N, căn cứ vào khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực (tức ngày 01/01/2011) mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện được pháp luật quy định Qua đó cho thấy, Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định việc nuôi con nuôi phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên những trường hợp nuôi con nuôi trước ngày Luật này có hiệu lực pháp luật mà cha nuôi, mẹ nuôi đã chết thì con nuôi không thể hưởng di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi thực tế theo quy định tại các điều 651, 652, 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 21 Vì chị N không được đăng kí con nuôi đúng thời điểm theo điều luật nêu trên, nên theo pháp luật thì chị N sẽ không được công nhận làm con nuôi hợp pháp Tuy nhiên bên cạnh đó, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC lại quy định “Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các Điều 34, 35, 36 và 37 nhưng trước khi Luật này được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp) Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ
20 Thừa kế thế vị khi có yếu tố “con nuôi”, “con riêng”, [https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd&cn&tcq38], ngày truy cập cuối cùng 22/03/2023.
21 Một số bất cập về công nhận con nuôi trong vụ án tranh chấp quyền thừa kế di sản,
[https://vkssonla.gov.vn/index.php?module=tinhoatdong&act=view&catg&id01], ngày truy cập cuối cùng 22/03/2023. hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định” và Thông tư 81 của Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 24/7/1981 cũng nói rằng “Con nuôi được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch (Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình) Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tích việc nuôi con nuôi Trong trường hợp này, nếu việc nhận con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được bảo đảm, thì coi là con nuôi thực tế Con nuôi và bố mẹ nuôi có quyền thừa kế lẫn nhau Con nuôi (hợp pháp hay thực tế) không được thừa kế theo luật đối với di sản của bố mẹ đẻ và anh, chị, em ruột” Từ đó nhóm tác giả nhận thấy rằng, xét thời điểm nhận nuôi chị N là khi ông Chính đi bộ đội, thời gian này là vào thời kì chiến tranh, việc đăng kí con nuôi rất khó khăn, tại thời điểm này Luật cũng chưa quy định việc nhận nuôi con nuôi phải thể hiện bằng văn bản, ngoài ra những người có liên quan bao gồm vợ chồng bà Dùng, ông Thuật (cô ruột của ông Chính) và các nguyên đơn đều đã xác nhận rằng chị N ở với bà D cho đến khi lấy chồng, điều này đã chứng minh việc nhận chị N làm con nuôi của ông Chính là hoàn toàn ngay thẳng và tự nguyện, chị N và cha mẹ nuôi của chị đã có mối quan hệ nuôi dưỡng chăm sóc lẫn nhau trong thời gian dài, được mọi người công nhận, nghĩa vụ chăm sóc con nuôi là chị N cũng được bảo đảm đầy đủ, vì vậy nên việc công nhận chị N là con nuôi hợp pháp của ông Chính là hoàn toàn hợp lí nếu áp dụng theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP và Thông tư 81 Tuy nhiên điều này lại mâu thuẫn với Điều 50 Luật nuôi con nuôi năm 2010 khi chị N có cha nuôi đã chết rất lâu trước khi Luật được ban hành và mẹ nuôi chị không công nhận chị là con nuôi của mình, và vì vậy mối quan hệ con nuôi của chị N sẽ là không hợp pháp Về vấn đề này nhóm tác giả sẽ ưu tiên công nhận chị N là con nuôi hợp pháp giống như Tòa án đã xét xử, vì theo Điều 2 Luật nuôi con nuôi năm 2014 quy định
“Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình”, vậy nên nhóm tác giả nhận thấy rằng việc chị N không được công nhận là con nuôi hợp pháp sẽ gây ra bất cập khi chị N đã có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha, mẹ, con nuôi đầy đủ nhưng lại bị bác bỏ do việc không đăng kí con nuôi theo yêu cầu của pháp luật Bên cạnh đó nhóm tác giả còn nhận thấy rằng trong vụ việc này Tòa án đã căn cứ vào hồ sơ quân nhân ông Chính khai trước khi nhập ngũ và giấy báo tử của ông Nguyễn Văn Chính để xác định mối quan hệ cha con nuôi của chị N, đây là những bằng chứng rõ ràng cho việc chị N cần được công nhận là con nuôi hợp pháp của ông Chính vì cả hai bên đều đã được xác nhận làm tròn trách nhiệm Vậy nên từ những lập luận nêu trên nhóm tác giả nhận định rằng chị N là con nuôi hoàn toàn hợp pháp của ông Chính và có quyền được thừa kế di sản của ông.Tuy nhiên, theo cơ sở khoa học pháp lý,việc con nuôi của con đẻ được thừa hưởng thừa kế thế vị là điều không phù hợp với thực tiễn và lẽ công bằng của xã hội Theo quy định tại điểm đ, mục 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02/HĐTP) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì: "Con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ người nuôi dưỡng và cũng không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ của người nuôi", nên giữa con nuôi và cha mẹ đẻ của người nhận nuôi không có quan hệ thừa kế thế vị Mặc dù thế, tòa án vẫn cho phép chị N được thừa hưởng thừa kế thế vị Dường như giữa điều 651 và 652 bộ Luật dân sự năm
2015 đã có sự khác biệt có chủ ý của các nhà làm luật khi chỉ quy định cháu được thừa hưởng thừa kế thế vị mà không quy định rõ cháu ruột hay cháu nuôi Điều này đã tạo ra 1 hành lang pháp lý để tòa án xử cho chị N được thừa hưởng thừa kế thế vị Qua đây cho thấy tòa án luôn tôn trọng ý kiến của người đã khuất, càng đặc biệt hơn là hi sinh vì sự nghiệp giải phóng độc lập tự do cho dân tộc, đất nước Bên cạnh đó cũng cho thấy lẽ phải, lẽ công bằng luôn tồn tại trong pháp luật để bảo vệ những người yếu thế (khi cha hi sinh vì chiến tranh và mẹ từ chối) Hơn hết là việc chị N đã chung sống hạnh phúc và phụng dưỡng cho cha mẹ nuôi, lo lắng ma chay tang lễ, được sự công nhận của không chỉ họ hang mà hang xóm xung quanh thì theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, việc chị N được hưởng thừa kế thế vị là 1 quyết định sáng suốt,phù hợp với đạo đức xã hội và ánh sáng của sự công bằng mà các nhà làm luật đang hướng tới. e) Chị N được hưởng 2 phần thừa kế
Giả sử trong trường hợp chị N là con nuôi hợp pháp của ông Chính, mặc dù đã được nhận làm con nuôi của người khác đồng nghĩa với việc các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật…của cha mẹ đẻ đã chấm dứt, nhưng con nuôi vẫn có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ Tại Điều 653 Bộ luậtDân sự 2015, pháp luật không hạn chế quyền thừa kế của người đã được nhận làm con nuôi của người khác đối với cha mẹ đẻ của mình Khi đó, người được nhận làm con nuôi của người khác vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ nuôi, vừa có quyền nhận thừa kế từ cha mẹ đẻ 22 Bên cạnh đó, bản chất của thừa kế thế vị là thay thế vị trí để nhận thừa kế Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “cháu” hoặc “chắt” thay thế vị trí của cha/mẹ để hưởng phần di sản mà cha/mẹ của cháu, chắt được hưởng nếu còn sống Nói cách khác, “cháu” và “chắt” ở đây chỉ là thay thế vị trí của cha mẹ Do đó, con nuôi không đương nhiên là “cháu”, “chắt” của người để lại di sản nhưng là con (nuôi) của người mà họ “thế vị” để nhận phần di sản mà nếu còn sống thì cha/mẹ của họ được nhận (ở đây không phải xác định theo hàng thừa kế nên không đặt ra vấn đề có phải là “cháu”, “chắt” của người để lại di sản) 23 Như vậy, nhóm tác giả nhận định rằng chị N có quyền được hưởng thừa kế thế vị cho ông Chính và phần di sản của bà Tấn nhận từ cụ Đàm, cụ Sen.
Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con riêng
Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc
Trình bày lập luận của các cấp Toà án khi giải quyết tranh chấp trên.
Ngày 30/01/2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định giám đốc thẩm số 30/2016/DS-GĐT tuyên hủy toàn bộ bản án số 45/2011/DSST của Tòa án nhân dân huyện Tân Biên và bản án số 272/2012/DSPT của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm lại, với lý do:
Cấp phúc thẩm xác định diện tích đất 91.457m2 đất là di sản thừa kế của cụ S, cụ E để chia thừa kế là không đúng, không phù hợp thực tế Cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định 03 di chúc của cụ S hợp pháp là có căn cứ, tuy bản án 144 bị hủy nhưng đến khi chết cụ S vẫn không thay đổi ý chí định đoạt tài sản của cụ, do đó, khi giải quyết lại vụ án thì phải xác định phần nào thuộc quyền sử dụng của cụ S. Trường hợp phần của cụ S ít hơn so với bản án 144 thì xác định con ông Đ được thừa kế phần đất cụ S có quyền sử dụng theo quyết định mới của Tòa án; trường hợp phần cụ S có quyền sử dụng lớn hơn so với bản án 144 thì xác định con ông Đ được thừa kế phần đất của cụ S theo đúng quyết định tại Bản án 144, phần vượt quá thì xác định cụ S chưa định đoạt để chia thừa kế theo pháp luật.
Nay các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu: Chia toàn bộ số di sản thừa kế gồm nhà, đất như các ông bà đã trình bày ở trên theo qui định của pháp luật Hủy 03 bản di chúc của cụ S 25
24 Nguyễn Thành Minh Chánh, Trần Quốc Khiết, Thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng, Nghiên cứu lập pháp, [http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/211427/Thua-ke-the-vi-co-yeu-to-con-nuoi con-rieng.html], truy cập ngày 20/2/2023.
25 TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH, BẢN ÁN 126/2018/DS-PT NGÀY 10/07/2018 VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ TÀI SẢN, [https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-1262018dspt-ngay-10072018-ve-tranh-
Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
a) Quan hệ con riêng giữa NLQ1 và cụ S có được pháp luật thừa nhận không? Bà NLQ1 có được hưởng di sản từ bố dượng không
Qua nghiên cứu nhóm nghiên cứu nhận thấy: theo điều 654 Bộ luật Dân sự
2015 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được chia thừa kế theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này” Ở đây nhóm tác giả nhận thấy để xác định được quan hệ con riêng giữa NLQ1 và cụ S có được Pháp luật thừa nhận không, cần phải hiểu thế nào là “mối quan hệ chăm sóc nhau như cha, mẹ con” Vì không có văn bản pháp luật nào quy định rõ tại đây, “mối quan hệ chăm sóc nhau như cha, mẹ con” sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào, nên nhóm tác giả dựa vào Điều 79 Luật Hôn nhân và Gia đình
2014, quy định quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng rằng: “Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này” và “Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều
70 và Điều 71 của Luật này”.
Trong bản án đang xét, nhóm tác giả thấy được cụ S đã đảm bảo được quyền và nghĩa vụ trông nom của mình đối với NLQ1 qua nhiều tiêu chí được nêu ở các điều 69, 71, 72 Luật Hôn nhân và gia đình: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Khoản 1 điều 69); không phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (Khoản 2 điều 69), Còn ngược là về quyền và trách nhiệm của NLQ1 đối với cụ S, nhóm tác giả nhận thấy rằng NLQ1 mặc dù có: yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình, nhưng NLQ1 vì bị tâm thần từ nhỏ nên không đảm bảo được: “Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi chap-thua-ke-tai-san-55842], truy cập ngày 22/03/2023. dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ” theo khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia Đình Từ những lý do nêu trên, nhóm tác giả cho rằng, ở bản án đang xét, mối quan hệ bố dượng và con riêng giữa cụ S và NLQ1 là mối quan hệ 1 chiều, chỉ có cụ S nuôi dưỡng, và dựng lập gia đình cho NLQ1, còn NLQ1 không chăm sóc được cụ S Về lý mà nói thì sẽ không thỏa mãn được chữ “nhau” trong “mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con”.
Tuy nhiên, theo nhóm tác giả việc xác định mối quan hệ con riêng và cha dượng này có được pháp luật công nhận hay không dựa vào các tiêu chí trên phần nào chưa thật sự hợp lý, mà thay vào đó nên đánh giá dựa vào bản chất của mối quan hệ chứ không phải đánh giá từ hình thức Cụ S thật sự yêu thương, chăm sóc NLQ1 như con ruột từ khi còn bé, còn NLQ1 cũng yêu thương và quan tâm cụ S như cha ruột, tuy rằng NLQ1 bị tâm thần từ bé, không phụng dưỡng được cha mẹ về sau nhưng nếu đặt trường hợp nếu NLQ1 có tâm thần bình thường thì NLQ1 sẽ hoàn toàn thực hiện việc nghĩa vụ phụng dưỡng đối với cụ S Vì về bản chất, cụ S và NLQ1 yêu thương nhau như cha, mẹ con ruột Tóm lại từ những quan điểm đã nêu ra ở trên, nhóm tác giả khẳng định mối quan hệ giữa cụ S và NLQ1 được pháp luật thừa nhận và NLQ1 hoàn toàn có quyền được hưởng di sản từ người bố dượng là cụ S theo điều 654 Bộ luật Dân sự 2015. b) Giả sử nếu trường hợp bà NLQ1 chết trước các cụ Trần Văn S và cụ Trần Thị E, thì con ruột bà NLQ1 là chị Lâm Ngọc Y có được thừa kế thế vị để hưởng di sản của cụ Trần Văn S và cụ Trần Thị E không? Điều 652, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Nhóm tác giả, sau khi nghiên cứu, nhận thấy rằng điều 652 chỉ nói “cháu được hưởng phần di sản”, mà không quy định rõ là “cháu nuôi” hay “cháu đẻ”, trong khi ở điều 651 thì nói rõ là “cháu ruột” Có thể thấy cách quy định ở điều 652 mơ hồ và không rõ ràng, nhưng chính điều này đã tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ cho quyền lợi của nhiều trường hợp như chị Lâm Ngọc Y Ở đây quan điểm của nhóm tác giả là chỉ cẩn giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng chỉ cẩn xuất hiện quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ, con (từ một hoặc hai phía) thì con và cháu của người con riêng đó được thừa kế thế vị.
Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
Bất cập quy định pháp luật có liên quan về quy định thừa kế hiện nay rút ra được từ chương II:
Thứ 1, như đã nêu ở các phần trước, thực tế áp dụng Điều 652 BLDS 2015 vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, dẫn đến cách hiểu và áp dụng điều luật này còn khác nhau Cụ thể: - Theo quy định của Điều 652 BLDS 2015 hiện nay thì chỉ có cháu và chắt của người để lại di sản được thừa kế thế vị Tuy nhiên, trong dòng trực hệ của người để lại di sản còn có chút, chít nhưng những chủ thể này sẽ không có cơ hội thừa kế thế vị di sản của cụ, kị của mình do pháp luật hiện nay không quy định. Thực tế đã có trường hợp xuất hiện quan hệ thừa kế thế vị của chút, chít để hưởng di sản do cụ, kị để lại Tuy nhiên, pháp luật sinh ra là để điểu chỉnh các quan hệ xã hội và dự liệu các quan hệ có thể phát sinh trong xã hội, nên để pháp luật được áp dụng thống nhất và đảm bảo quyền lợi của người thừa kế thì pháp luật cần thiết có quy định cho chút, chít hưởng thừa kế thế vị khi có đủ điều kiện cần thiết và theo đó thế hệ sau được thừa kế thế vị đến vô hạn - Điều 652 BLDS 2015 hiện nay chưa dự liệu khả năng con của người để lại di sản khi còn sống đã từ chối nhận di sản của bố, mẹ hoặc bị bố, mẹ truất quyền thừa kế di sản thì cháu có được hưởng thừa kế thế vị hay không? Trong khi đó Điều 620 BLDS 2015 lại quy định người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế Thực tế, có rất nhiều trường hợp đã từ chối nhận di sản thừa kế của cha, mẹ mình hay bị cha, mẹ mình truất quyền thừa kế, nên việc quy định thêm trường hợp này là rất cần thiết Do đó, trong trường hợp này cần quy định con của người đã từ chối nhận di sản hay bị truất quyền thừa kế thì không được thế vị cha mẹ để hưởng thừa kế để hưởng di sản của người để lại di sản vì khi một người đã từ chối nhận di sản hay đã bị truất quyền hưởng di sản thì tư cách thừa kế của người từ chối nhận di sản hay bị truất quyền hưởng di sản không còn nữa và điều đó xuất phát từ ý chí chủ quan của người thừa kế hoặc người để lại di sản thừa kế Trường hợp này, nếu người để lại di sản muốn để lại tài sản cho cháu, chắt thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình - Trường hợp con của người để lại di sản khi còn sống đã có hành vi vi phạm Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 nên thuộc trường hợp người không được quyền hưởng di sản thì cháu có quyền được thế vị cha, mẹ mình để hưởng di sản của ông, bà hay không? Tương tự như vậy thì chắt có được thế vị cha mẹ để hưởng hưởng di sản thừa kế của cụ hay không? Sở dĩ cần quy định rõ về trường hợp này vì hiện nay chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân thì việc cháu, chắt được thừa kế thế vị trong trường hợp này là phù hợp với các nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người cháu, chắt do những người này không có lỗi nên không phải chịu trách nhiệm về hành vi của cha, mẹ mình đã thực hiện trước đó Điều này cũng phù hợp với quy định pháp luật về thừa kế thế vị của nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Camphuchia…
Thứ hai, Điều 654 BLDS 2015 quy định về mối quan hệ thừa kế giữa bố dượng, mẹ kế và con riêng Đây là điểm tích cực khi ghi nhận về mặt pháp lý để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của con riêng Quy định này góp phần củng cố mối quan hệ tình cảm giữa các chủ thể nói trên Tuy nhiên, quy định tại Điều 654 hiện nay cũng có những tồn tại giống như quy định tại Điều 653 của Bộ Luật này Đó là việc quy định của điều luật này còn chung chung, không xác định rõ thế nào là “có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” Hiện nay, quan hệ giữa cha mẹ và con được được Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 điều chỉnh, trong đó Điều 79 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng như sau: “1 Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này 2 Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.” Theo nội dung Điều 79 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu trên và nội dung các điều luật được dẫn chiếu thì quan hệ giữa bố dượng (cha dượng), mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng đã được quy định rõ ràng, gắn với các quyền và nghĩa vụ cụ thể khi các bên “cùng sống chung”, nhưng nếu họ không cùng sống chung thì không có nghĩa vụ này.Như vậy, để con riêng và bố dượng, mẹ kế được thừa kế theo pháp luật của nhau nói chung hay con riêng muốn được thừa kế thế vị của bố dượng, mẹ kế nói riêng thì cả hai bên ngoài việc được hưởng các quyền thì phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con Tuy nhiên, những quy định nói trên còn rất chung chung, chưa cụ thể để xác định như thế nào là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế? Thời gian chăm sóc nuôi dưỡng nhau bao lâu thì được coi là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế? Thực tế, có trường hợp không sống chung nhưng lại cung cấp tài chính để nuôi dưỡng và có trường hợp sống chung nhưng lại không thực hiện đúng nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc Do đó, cần thiết phải quy định nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng không phụ thuộc vào nơi cư trú của họ Để xác định trong trường hợp nào thì phát sinh quan hệ thừa kế thế vị giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng thì phải cần phải có hướng dẫn về việc như thế nào là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con trên thực tế; quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng này có thể từ một phía hay bắt buộc phải từ hai phía Mặt khác, trường hợp khi còn sống thì người con riêng này đã thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha dượng, mẹ kế nhưng lại bị kết án do vi phạm một trong các hành vi quy định tại các điểm a, c, d khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 đối với cha dượng, mẹ kế thì khi người con riêng đó chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cha dượng, mẹ kế thì con của người con riêng đó có được thế vị bố mẹ mình để hưởng thừa kế của ông bà là cha dượng, mẹ kế của bố, mẹ mình hay không và vấn đề tương tự đặt ra đối với cháu của người con riêng này. Ngoài ra, như đã phân tích tại Chương 3 thì khái niệm “bố dượng”, “mẹ kế” hiện tại chưa được định nghĩa cụ thể trong khoa học pháp lý, chỉ có khái niệm “bố dượng”,
“mẹ kế” theo thuật ngữ xã hội, nên có nhiều trường hợp người chồng trước của mẹ hay người vợ trước của bố có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con, mẹ con với con riêng của vợ sau hoặc chồng sau nhưng theo cách hiểu về “bố dượng”, “mẹ kế” hiện nay thì những người này không được coi là “bố dượng”, “mẹ kế” Do đó, khi những người con riêng kia chết trước hoặc chết cùng những người này thì con của của người con riêng đó cũng không được hưởng thừa kế thế vị di sản của người chồng trước hay người vợ trước của bà hay ông mình, mặc dù những người này có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha con, mẹ con với cha mẹ của họ; tương tự đối với cháu của người con riêng này cũng như vậy.
Thứ ba, Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị cho cả cha mẹ nuôi lẫn cha mẹ đẻ không?
Việc con nuôi được hưởng thừa kế thế vị cho cha mẹ đẻ của mình là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật Tuy nhiên con nuôi được hưởng thừa kế thế vị cho cha mẹ nuôi lại là một bất cập trong luật pháp hiện nay Theo Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này” Từ điều luật trên nhóm tác giả thấy rằng con nuôi có quyền được thừa kế phần di sản của cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi Người đang làm con nuôi hưởng thừa kế thế vị của cha mẹ đẻ mình căn cứ vào quan hệ huyết thống giữa họ, nhưng người con nuôi lại hưởng thừa kế thế vị của cha nuôi, mẹ nuôi căn cứ vào quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa họ Điều này hoàn toàn hợp lý, hợp tình bởi việc nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ, con giữa các bên; các bên có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương lẫn nhau như quan hệ ruột thịt không chỉ trên thực tế mà còn được ghi nhận về mặt pháp lý thông qua các quy định về nuôi con nuôi tại Hiến pháp, Luật nuôi con nuôi, các văn bản luật và dưới luật khác 26 Thế nhưng trong trường hợp bản án tại mục 2.1, khi chị N là con nuôi lại được hưởng hai phần di sản thừa kế thế vị từ cả mẹ để lẫn cha nuôi của mình, điều này lại làm phát sinh sự chênh lệch về phần di sản được hưởng so với các đồng thừa kế khác Ngoài ra nếu xét về vai vế của chị N so với cụ Sen, thì chị vừa là cháu “ruột”, lại vừa là cháu “nuôi” của cụ Vì vậy khi xác định mối quan hệ để áp dụng thừa kế thế vị sẽ gây ra nhiều hiểu lầm và khó khăn cho việc xét xử.
Kiến nghị cho vấn đề được rút ra từ chương II:
Thứ nhất, với những bất cập trên thì để quy định tại Điều 652 BLDS 2015 được hoàn thiện hơn, rõ ràng hơn và tránh việc hiểu, áp dụng không đúng quy định này, đảm bảo quyền lợi của người thừa kế thế vị, điều luật này cần bỏ cụm từ “thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống” (đoạn 1) và cũng bỏ cụm từ tương tự tại đoạn 2 đối với chắt Theo đó, Điều 652 cần được sửa đổi, bổ sung lại như sau: (1)Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ hưởng di sản của ông, bà; nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt thay thế vị trí của cha hoặc mẹ hưởng di sản của các cụ Tương tự như vậy, thừa kế thế vị đến vô hạn với thế hệ trực hệ đời sau.( 2) Nếu cha hoặc mẹ của cháu, chắt khi còn sống đã có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này thì cháu, chắt vẫn được thừa kế thế vị trừ khi chính bản thân người cháu, chắt này có hành vi vi phạm quy định này (3). Nếu con của người để lại di sản khi còn sống đã từ chối nhận di sản của bố, mẹ hoặc bị bố, mẹ truất quyền hưởng di sản thì cháu, chắt không được hưởng thừa kế thế vị." Việc quy định như trên sẽ tránh được những cách hiểu và áp dụng không thống nhất trong quy định về thừa kế thế vị của cháu, chắt và mở rộng phạm vi thừa kế sang cả các thế hệ trực hệ đời sau của người để lại di sản như: chút, chít…; bảo vệ tốt nhất quyền thừa kế của những người thân thích nhất của người để lại di sản trong trường hợp thừa kế thế vị
26 Nguyễn Viết Giang (2022), THỪA KẾ THẾ VỊ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, trang 83.
Thứ hai, Do đó, theo quan điểm cá nhân thì Điều 654 BLDS cần thiết phải được sửa đổi như sau: "Điều 654 Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, người vợ trước của bố, người chồng trước của mẹ Con riêng và bố dượng, mẹ kế, người vợ trước của bố, người chồng trước của mẹ, nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con từ một phía hoặc từ cả hai phía không phụ thuộc vào nơi họ cư trú thì được thừa kế di sản của nhau theo quy định của Điều
651 Con hoặc cháu của người con riêng đó còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này" Việc sửa đổi điều luật này theo nội dung trên sẽ khắc phục đượcnhững hạn chế trong quy định về thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế hiện nay; đồng thời giải quyết được quan hệ thừa kế giữa người vợ trước của bố, người chồng trước của mẹ mà hiện nay pháp luật chưa có quy định về vấn đề này.
Thứ ba, cần xem xét đến Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015, hạn chế đi một bên thừa kế thế vị đối với con nuôi có cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ có quan hệ ruột thịt với nhau và đứng chung hàng thừa kế Điều này nhằm tránh xảy ra những bất cập có thể có trong bản án nêu trên cũng như các bản án sau này Tuy rằng điều này mâu thuẫn với việc bình đẳng về thừa kế như được nêu trong Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015:“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”, tuy nhiên nhóm tác giả lại nhận thấy rằng nên đặt ra giới hạn trong việc con nuôi có cha mẹ nuôi là họ hàng của mình nhằm đảm bảo tính công bằng, bình đẳng không chỉ riêng cho con nuôi mà cho cả các đồng thừa kế khác cùng có quyền lợi được nhận di sản thừa kế như nhau Vì vậy để mang lại tính khách quan, công bằng trong vấn đề thừa kế cũng như thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi thì cần phải xem xét lại về quyền lợi được hưởng di sản và thế vị đối với trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quan hệ họ hàng với nhau.
PHẦN KẾT LUẬN Phần mở đầu
Nhóm tác giả đã nêu lên lý do chọn đề tài, nhiệm vụ của đề tài, trình bày khái quát về đề tài đồng thời cũng nêu lên tính cấp thiết của đề tài dưới góc độ lý luận và thực tiễn, từ đó đã nêu lên được ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài đối với sự phát triển của xã hội.
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 Đối với chương I nhóm tác giả đã tìm ra những khái niệm của “ thừa kế”,
“quyền thừa kế” và “ thừa kế thế vị” dựa trên từ điển Tiếng Việt và từ điển Luật học.
Nêu rõ những quy định của pháp luật về “ thừa kế thế vị” bao gồm những điều kiện phát sinh khi thừa kế thế vị xảy ra, những chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị và những điểm cần lưu ý khi giải quyết thừa kế thế vị.
Từ những nội dung trên nhóm tác giả cũng đã đưa ra sự phân tích và đánh giá cho những quan điểm và khái niệm Đồng thời đưa ra được ý nghĩa của việc quy định thừa kế thế vị.
CHƯƠNG II THỪA KẾ THẾ VỊ – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Đối với vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con nuôi và con riêng, nhóm tác giả đã tìm tòi và nghiên cứu chi tiết bản án 18/2018/DS-PT ngày 18/07/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên và bản án số 126/2018/DS-PT ngày 10/07/2018 về “ Tranh chấp về thừa kế tài sản” của TAND tỉnh Tây Nguyên. Qua bản án, chúng tôi đưa ra được những quan điểm đồng thời trình bày lập luận của các cấp Tòa án xét xử vụ việc trên Thông qua đó, quan điểm của nhóm tác giả cũng đã được đưa vào nhằm thể hiện những suy nghĩ của chúng tôi về bản án trên.
Thông qua những bản án có thật đã xảy ra và những nội dung tại chương I, nhóm tác giả rút ra kết luận về 2 bất cập quy định pháp luật có liên quan về quy định thừa kế thế vị hiện nay Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đã đề xuất và giải thích cơ sở xây dựng 2 kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số:
91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
B TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
2 Nguyễn Hương Giang (2014), Thừa kế theo pháp luật-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 5.
3 Neáng Ly (2013), Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ, trang 1
4 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, ( Hoàng Phê), nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 972
5 Thuật ngữ pháp lý, [https://bom.so/VmX9oH], ngày truy cập cuối cùng 20/03/2023
6 Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị, [https:// bom.so/IEraj2], ngày truy cấp cuối cùng 20/03/2023.
7 Neáng Ly (2013), Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ, trang 4.
8 Nguyễn Hương Giang (2014), Thừa kế theo pháp luật-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 9.
9 Thuật ngữ pháp lý, [https://bom.so/VmX9oH], ngày truy cập cuối cùng 21/03/2023
10 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, ( Hoàng Phê), nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 815.
11 Thuật ngữ pháp lý,[https://bom.so/VmX9oH], ngày truy cập cuối cùng 21/03/2023
12 Thừa kế thế vị và hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị, [https:// bom.so/2UK7vt], ngày truy cập cuối cùng 21/03/2023.
13 Thừa kế thế vị theo Bộ luật Dân sự, [https://luathoangsa.vn/thua-ke-the-vi-theo-bo- luat-dan-su-nd72627.html],19/3/2023.
14 Nguyễn Hương Giang (2014),Thừa kế theo pháp luật- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội ( khoa Luật),tr.58
15 Bùi Hoàng Thủy (2020), Thừa kế thệ vị theo pháp luật, luận văn thạc sĩ,Đại học Quốc gia Hà Nội ( khoa Luật),tr.33.
16 Nguyễn Viết Giang (2022) , Thừa kế thế vị theo pháp luật Việt Nam, luận án tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học xã hội, tr 104
17 Vũ Văn Hiền, Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, tập 2, phần số 370, Nxb Bộ quốc gia Giáo dục, Sài Gòn.