Từ đó, phân tích đánh giá tình hình thực hiện hoạt động quản trị marketing mix tại khối kinh doanh Vàng trang sức qua các nội dung: Các nhân tô ảnh hưởng đến quản trị marketing mix của C
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC THUONG MAI
NGUYEN VAN HUNG
QUAN TRI MARKETING MIX CHO SAN PHAM VANG TRANG SUC CUA CONG TY TRACH NHIEM HUU HAN BAO TIN MINH CHAU
DE AN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ
Hà Nội, 2024
Trang 2NGUYEN VAN HUNG
QUAN TRI MARKETING MIX CHO SAN PHAM VANG TRANG SUC CUA CONG TY TRACH NHIEM HUU HAN BAO TIN MINH CHAU
Nganh: Kinh doanh thuong mai
Mã số: 8340121
ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYÊN THU QUỲNH
Hà Nội, 2024
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp: “Quản trị marketing mix cho sản phâm vàng trang sức của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn Thu Quỳnh Các số liệu, trích dẫn và tham khảo được trích dẫn từ nguồn đã công bố Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và các nguồn trích dẫn rõ ràng
Tác giả luận văn
NGUYEN VAN HUNG
Trang 4LOI CAM ON
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thay, cô giáo Trường Đại học Thương Mại
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Viện quản lý Sau Đại học, các thầy, cô giáo Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình học tập tại trường và thực hiện đề án này
Tiếp theo tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Nguyễn Thu Quỳnh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
đề án tốt nghiệp này Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn ban Tổng Giám Đốc, các
bộ phận phòng ban, đồng nghiệp của công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc và cử tham gia chương trình đảo tạo cao học từ đó có nâng cao được năng lực quản lý, giúp tôi
có được sự nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quan để rút ra được những kinh nghiệm
thực tiễn vô cùng quý báu cho việc dé xuất giải pháp của đề án tốt nghiệp
Mặc dù tôi đã có gắng hoàn thành đề án tốt nghiệp bằng tất cả sự nghiêm túc, nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên trong quá trình làm không thể tránh khỏi thiếu xót, nên tôi rất mong nhận được sự cảm thông và góp ý của quý thầy cô
Tôi xin chân thành cảm ơn
Trang 51H
900.) 899790015 a5 1
0989.) 09) 1 “SH ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTT 22222+++2222222EEEEEEYE2E+rrttEEEEEEEEErrrrrrrrrrrrrr vi
DANH MỤC BẢNG BIÊU -22222-2222222222222222332212222211112 22222 crrrrrrer vii
DANH MỤC HÌNH VẼ -222222222222+2222222222213E22222 2222222211111 re viii TOM TAT KET QUA NGHIEN CỨU -222222222222222+22222222EEEvvrercree ix
Chuong 1 Co sé ly luan vé quan trị marketing mix của doanh nghiệp kinh doanh M11 0 8
1.1 Một số khái niệm occ eeeeeccssessssssnnneneneecccessesnnnnnneseeseeeeecsensnsnneseeeeeesees 8
LLL Marketing oo .Ô 8 1.1.2 Quan tri marketing Mix oo eee cece ccceesceeeeeeescseseeececscsceeeseseseeeeceeseseeeee 8 1.1.2 Vai trò của quản trị marketing mix đối với doanh nghiệp 10 1.1.3 Doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc . +52 +++++s+x+xzx+eze+erxes+ 11 1.2 Nội dung của quản trị Marketing mix cho sản phâm của doanh nghiệp kinh
1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản trị marketing mix cho sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc . - + + 5+ +++++++x+x+x+tztztrtrtrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 20 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiỆp 2- 2 222+22z22EEE+EEEzvEzerrrree 20
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài -22222+22222EE227112211271127112111211211 Xe 20
CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN TRI MARKETING MIX CHO SAN PHAM
VANG TRANG SUC CUA CONG TY TNHH BAO TIN MINH CHAU 24 2.1 Khái quát về Công ty trách nghiệm hữu hạn Bảo Tín Minh Châu 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỀn -2-22©22+2EE2+2EE22EEEtEEErrrrrrrree 24
2.1.2 Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu 25
Trang 62.2 Câc nhđn tố ảnh hưởng đến quản trị marketing mix của Công ty TNHH Bảo Tin Marl Chau 28 2.2.1 Câc nhđn tố bín trong 2+22+2+EEE+2EE22EE122212271122112711211 12 1 28 2.2.2 Câc nhđn tố bín ngoăi -22222+22222E1222112211227112211211.2111.11 xe 28 2.3 Thực trạng quản trị Marketing mix của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Chđu -.ĨTH.H 22.2 111.111 33
2.3.1 Nghiín cứu thị trường, phđn đoạn thị trường vă lựa chọn thị trường mục
; 0 .,Ô 33
2.3.2 Lập kế hoạch I8 C150 2n 38 2.3.3 Tổ chức, triển khai kế hoạch marketing miX +22 + s+s+s+s+zszs+x 39 2.3.4 Đânh giâ, kiểm tra, kiểm soât marketing miX 2-2-2 5+2 +s+ss+s+s 46
2.4 Câc kết luận vă phât hiện qua nghiín cứu về hoạt động quản trị marketing mix của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Chđu - 5-5 5+2+c+c+=+>+zvzezezerrree 47
2.4.2 Hạn chế vă nguyín nhđn 22-©222+2222222221222711222212227112222122222XeC 49
¡9 0v.vio:i00o co .Ẵ.Ô 51
Chương 3: Giải phâp hoăn thiện quản trị marketing mix cho sản phẩm văng trang sức của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Chđu - + 2+ 5+5+>+z+>ez+zzezezezererx 52 3.1 Câc thay đôi của môi trường, thị trường liín quan tới hoạt động quan trị marketing mix của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Chđu . -+5+ 52 3.1.1 Thay đổi của môi trường vĩ mô 2-©22+2E2222E2222222122222122722222222-e2 52 3.1.2 Thay đổi của môi trường kinh đoanh 2-©22+222222222222222222222ce2 52 3.2 Câc định hướng, mục tiíu của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Chau 53 3.2.1 Định hướng phât triển kinh doanh của Công ty TNHH Bao Tin Minh 0.1 — ÔỎ 53
3.2.2 Mục tiíu cần đạt được của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Chđu 53
3.3 Giải phâp hoăn thiện quản trị marketing mix của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Chau
3.3.1 Phan tich tinh thĩ quan tri marketing mix
3.3.2 Nghiín cứu vă lựa chọn thị trường mục tiÍu - 552525252 s+s552 54 3.3.3 Lap kĩ hoach marketing Mix .eeeeecceceeeeesescseeesesesceeeeeeescseeeecsestseeeeees 55 3.3.4 Tổ chức, triển khai kế hoạch marketing mIX +22 + ++s+s+z+z>zc+x 56 3.3.5 Đânh giâ, kiểm tra, kiểm soât marketing miX 5-2-2 5+2 +s+ss+s+s 62
Trang 73.4 Kadir nghii ese ceeccecceeecssesssecssvessseesssesssvessvesssesssvesssvesssessseesstesasessstesaseeeseeesees 63
3.4.1 Kiến nghị với chính quyền trung ương và địa phương 63
3.4.2 Kiến nghị với Hiệp hội ngành Vàng, Bạc, Trang sức đá quý 64
KÉT LUẬẬN - 2 22SE22E2EE22E22E125251211211221221221221212112121E21E 21121111 EEEEcree TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MUC TU VIET TAT
Trang 9Vii
DANH MUC BANG BIEU
Bảng 2.1: Kết quả doanh thu, lợi nhuận của công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu từ năm 2020-2022
Bảng 2.2 Tỷ trọng khách hàng theo khu vực địa lý từ năm 2020 - 2023
Bảng 2.3 Tỷ trọng khách hang theo khoảng độ tuổi từ năm 2020 - 2023
Bảng 2.4 Tỷ trọng khách hàng theo tần suất mua hàng từ năm 2020 — 2023
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình marketing mix
Hình 1.2: Quá trình quản trị marketing
Trang 11ix
TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU
Quản trị marketing mix hay còn gọi là marketing hỗn hợp, là tập hợp các công
cụ marketing mà doanh nghiệp sử dụng để đạt mục tiêu marketing của mình Quản
trị marketing mix là việc kết hop chặt chẽ việc quản trị tốt 4 yếu tố: Product (sản
phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiễn bán) Bên cạnh đó quản trị marketing mix là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp, có mối quan
hệ tương tác với các khâu của quá trình dự báo thị trường, sản xuất, lưu thông, tiêu
thụ hàng hóa Đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến động thị trường, các thé chế chính của nhà nước Vi vậy, nghiên cứu và tìm hiểu về quản tri marketing mix
là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng
Theo cách tiếp cận theo chức năng, quản trị marketing mix của công ty Bảo Tín Minh Châu gồm các nội dung sau: nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường
và lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu, hoạch định và triển khai kế hoạch marketing mix, kiểm tra kiểm soát hoạt động marketing mix
Trong chương | tac gid đã hệ thống lại các vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về quản trị marketing mix đồng thời cũng khẳng định vai trò của quản trị marketing mix đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và đối với các doanh nghiệp Bên cạnh đó cũng chỉ
ra được những nội dung và các nhân tố ảnh hưởng trong hoạt động quản trị marketing mix
Tiếp đến chương 2 tác giả đã giới thiệu về quá trình hình thanh va phat trién, ngành nghề, hoạt động kinh doanh, cơ cấu tô của cty TNHH Bảo Tín Minh Châu và khối kinh doanh VTS của công ty Từ đó, phân tích đánh giá tình hình thực hiện hoạt động quản trị marketing mix tại khối kinh doanh Vàng trang sức qua các nội dung: Các nhân tô ảnh hưởng đến quản trị marketing mix của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu: phân tích các yếu tố ảnh hưởng môi trường kinh doanh vĩ mô, yếu tố thị trường
sản xuất — kinh doanh, nguồn lực, năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện hoạt động
kinh doanh Thực trạng quản trị marketing mix sản phẩm VTS của công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu
Cuối cùng chương 3 tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị marketing mix tại khối KD VTS theo xu hướng phát triển thị trường và mục tiêu phát triển mà ban lãnh đạo công ty đưa ra được trình bày trong chương này
Trang 12cầu thị trường Đồng thời những giải pháp này không chỉ giúp công ty duy trì lượng khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới, những khách hàng tiềm năng, tăng thị phần, doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng, thương hiệu công ty cũng được mở rộng hơn Đồng thời giúp ban lãnh đạo công ty nắm rõ hơn hoạt động quản trị marketing mix của khối KD VTS và từ đó chỉ đạo hoặc phê duyệt các giải pháp đề giải quyết vẫn đề, hoàn thiện công tác quản trị marketing mix của công ty.
Trang 13PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ nói chung và ngành vàng, trang sức nói riêng ngày càng khốc liệt, đồng thời đây cũng là cơ hội cho các thương hiệu vàng, trang sức uy tín phát triển mở rộng thị phần do hiện nay có khoảng 80% số lượng các cửa hàng vàng, trang sức vẫn còn kinh doanh dưới dạng mô hình truyền thống, nhỏ lẻ
Bên cạnh đó sau đại dịch covid 19, kết hợp sự bùng nỗ công nghệ thông tin
khiến cho nhu cầu, thói quen, hành vi mua sắm của khách hàng cũng có nhiều sự thay
đổi rõ rệt Điều đó đặt ra một vấn đề quan trọng cho các doanh nghiệp đó là làm sao
quản trị marketing mix cho sản phẩm hiệu quả nhất, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, xây dựng phát triển được thương hiệu, tăng doanh số và tăng trưởng thị phần
Marketing mix là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên và giúp doanh
nghiệp ton tai, phat trién thong qua viéc thoa man nhu cầu của khách hàng, tạo ra lợi
nhuận cho doanh nghiệp Hoạt động quản trị marketing mix có nhiều ý nghĩa và vai trò quan trọng giúp cho doanh nghiệp nghiên cứu thị trường và lựa chọn đúng thị trường mục tiêu phù hợp Để từ đó giúp cho doang nghiệp triển khai các chiến lược
marketing mix chính xác, tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại doanh thu cao cho
doanh nghiệp
Từ những thực tế và tầm quan trọng trên, quản trị marketing mix tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu nói riêng, và các doanh nghiệp vàng nói chung cần phải không ngừng cải thiện và đổi mới Lĩnh vực kinh doanh của công ty chủ yếu là hoạt động bán lẻ với 2 dòng hàng là vàng tích trữ và vàng trang sức 35 năm hình thành
và phát triển Bảo Tín Minh Châu đã khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thị trường, được đông đảo khách hàng tín nhiệm Bên cạnh kết quả đã đạt được thì quản
trị marketing mix sản phẩm vàng trang sức đang gặp những tồn tại như sản phẩm vàng trang sức đã phân tách ra 10 nhãn hàng chuyên biệt tuy nhiên việc quản trị marketing mix 10 nhãn hàng đang còn yếu kém, chưa phân tách theo nhãn và nhóm
nhãn Công tác triển khai nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu; lập kế hoạch marketing mix; tổ chức triển khai marketing mix; đánh giá, kiểm tra, kiểm soát
marketing mix vẫn đang triển khai chung cho thương hiệu và sản phâm vàng trang sức nói chung
Trang 14chế trong hoạt động bán hàng
Từ những lý do trên, tác giả xin chọn đề tài: “Quản trị marketing mix cho sản phẩm Vàng trang sức của công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu” đề làm luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị marketing mix cho khối kinh doanh Vàng trang sức
2 Tống quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Marketing là một trong những hoạt động quan trọng đối với quá trình tồn tại
và phát triển của DN, đây là hoạt động giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu bán hàng và tạo dựng mối quan hệ với
khách hàng Vì vậy, hoạt động quản trị marketing mix đều nhận được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu từ các nhà khoa học và nhà quản trị DN Có thể đưa ra một số các
nghiên cứu nỗi bật nước ngoài và trong nước mà tác giả đã tham khảo như sau:
Bruce David Keillor, 2007 Marketing in the Twenty-First Century, cuốn sách
đề cập tới những công cụ của Marketing, thị trường, và giải pháp ứng phó với những thách thức của thị trường Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích chiến lược
Marketing tại các thị trường mới nổi, tập trung vào Đông Âu, Trung Quốc, Án Độ
Tác giả phân tích những đặc thù, tiềm năng và cách thức xâm nhập vào các thị trường mới nổi này Từ đây, nêu phương pháp thiết lập chuỗi giá trị toàn cầu thông qua vận dụng những đột phá mới của công nghệ thông tin trong phân phối hàng hóa Nghiên cứu cũng nhắn mạnh tính văn hóa của từng thị trường đề có cách tiếp cận cho phù hợp trong thời điểm nền kinh tế thế giới hội nhập sâu rộng
Rusell S Wner, Prentice hall, 2007 Marketing management, Cuốn sách cung cấp một cách tổng quan về thị trường và sự tác động của nó đến việc quyết định chiến lược Marketing Cuốn sách này phản ánh sự năng động của những thị trường hiện nay, giúp người đọc, những nhà tiếp thị hiểu hơn về thị trường và tác động của công nghệ lên các quyết định tiếp thị chiến lược Cuốn sách có cách trình bày thích hợp và
hiện đại dựa trên các chiến lược quản trị Marketing bao gồm các chủ đề quan trọng,
cơ bản và cần thiết để thành công trong lĩnh vực chuyên môn về tiếp thi Marketing Đối tượng nghiên cứu bao gồm triết lý và chiến lược tiếp thị như nghiên cứu thị trường, hành vi của khách hàng và cấu trúc thị trường, và đưa ra các quyết định về
Trang 15tiếp thi va phân tích thị trường, bao gồm quyết định sản phẩm, chiến lược quảng cáo, quản lý giá và quản lý quan hệ khách hàng Cuốn sách này là nghiên cứu thực tiễn và rất tốt đành cho các chuyên gia tiếp thị, người quản lý sản phẩm và thương hiệu
PGS.TS Trương Đình Chiến, 2012 “Giáo trình Quản trị Marketing”, NXB
Đại học kinh tế quốc dân 2012 Cuốn sách được dùng giảng dạy cho các trường đại
học, cao dang khối kinh tế Tác phẩm đã chỉ ra được quản trị marketing là thực hiện
các hoạt động xây dựng hệ thống thông tin marketing, nghiên cứu phân tích thị trường
và môi trường kinh doanh, phân tích đối thủ cạnh tranh đến phân đoạn thị trường và
lựa chọn thị trường mục tiêu Đo lường, kiểm tra, kiểm soát đánh giá hoạt động quản
trị marketing mix Như vậy hoạt động quản trị marketing mix luôn giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, vai trò quản trọng giúp doanh nghiệp phát triển
Bên cạnh các cơ sở lý thuyết và các cách tiếp cận về nội dung của quản trị marketing mix nói trên, tác giả còn tiếp cận một số nghiên cứu tiêu biểu về quản trị marketing mix trong các doanh nghiệp kinh doanh từ các luận văn tốt nghiệp trong những năm gần đây của các trường đại học như:
Mai Thị Thanh Tâm (2020), đề tài: “Quản trị Marketing mĩ trong lĩnh vực gia
công và phát triển phần mềm công nghệ thông tin của công ty cô phần công nghệ
Sota Tek”, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Trường Đại học Thương mại Trong nghiên
cứu này, tác giả tập trung vào lý thuyết về quản trị, vai trò của marketing mix, thực trạng triển khai quản trị marketing mix tại doanh nghiệp và cuối cùng đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện quan trị marketing mix lĩnh vực gia công và phát triển phần mềm cho doanh nghiệp Nội dung nghiên cứu có giá trị cả về thực tiễn lẫn lý luận Các giải pháp tác giả đưa ra nhiều từ tông quan đến chỉ tiết tuy nhiên các giải pháp chưa có tính thực tiễn và khả thi cao Các giải pháp cần phải được đánh giá và lượng hóa bằng các chỉ số
Nguyễn Trung Thành (2019), đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix của công ty thuốc lá thăng long tại thị trường miền nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế của trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh Nghiên cứu này đã đi sâu vào phân tích công tác marketing mix tại công ty thuốc lá thăng long Hoạt động marketing được phân tích một cách tổng thê mà không đặc biệt chú trọng tới đối tượng nào Chính vì góc độ tiếp cận quá rộng nên kết quả nghiên cứu của tác giá chưa thực sự sát vào tình hình thực tế Những giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix được tác giả đưa ra chủ yếu dựa trên những kết quả mà công ty đã áp dụng từ
Trang 16nghiên cứu về quản trị marketing sản phẩm vàng trang sức tại công ty TNHH Bảo
Tín Minh Châu do đó việc thực hiện nghiên cứu đề tài đảm bảo tính mới và không bị
trùng lặp Các cơ sở lý thuyết và công trình nghiên cứu đã tông quan là cơ sở giúp tác giả hệ thống hóa khung lý thuyết cơ bản về quản trị marketing mix trong doanh nghiệp, qua đó nghiên cứu thực tiễn về công tác quản trị marketing mix của khối kinh doanh vàng trang sức của công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu Từ đó tác giả có những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản trị marketing mix, nâng cao kết quả hoạt động marketing mix của khối kinh doanh Vàng trang sức của công ty thời gian tới
3 Mục tiêu, nghiệp vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị marketing mix cho sản phẩm vàng trang sức của công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Tín Minh Châu trong giai đoạn 2024 — 2028
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị marketing mix
- Phân tích thực trạng triển khai công tác quản trị marketing mix của công ty THH Bảo Tín Minh Châu đối với sản phâm vàng trang sức, đánh giá thành công và hạn chế của công tác này
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị marketing mix cho sản phẩm vàng trang sức Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu giai đoạn 2024 - 2028
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị marketing mix cho sản phẩm vàng trang sức của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu tại thị trường Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
- Vẻ không gian: Đề tài giới hạn phạm vi điều tra, thu thập dữ liệu về hoạt
động quản trị marketing mix của khối KD VTS của Công ty TNHH Bảo Tín Minh
Châu tại các CSKD trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trang 17- Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp liên quan đến các hoạt động quản trị marketing mix của khối KD VTS trong giai đoạn từ năm 01/01/2020- 31/12/2022
Thời gian điều tra khảo sát: đữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát phỏng vấn từ T1/2024 — T4/2024
- Về nội dung: tập trung vào các vấn đề: Nghiên cứu thị trường, phân đoạn thi
trường và lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu; Hoạch định và triển khai kế hoạch marketing mix; Kiểm tra, kiểm soát hoạt động marketing mix
5 Phương pháp nghiên cứu đề án
Về dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu, khung thời gian áp dụng đề
xuất giải pháp
Đề tài sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đề phân tích công tác quản trị marketing mix cho sản phẩm vàng trang sức của BTMC
Dữ liệu thứ cấp: Gồm các tài liệu tham khảo từ: Giáo trình; Internet; Tạp trí
và Dự báo, mục tiêu kinh doanh; Kế hoạch kinh doanh; Báo cáo kết quả kinh doanh
(01/01/2020-31/6/2023); Báo cáo tình hình nhân sự bán hàng khối kinh doanh (01/01/2020-31/6/2023); Dữ liệu trên phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
HiviCRM (phần mềm nội bộ)
Dữ liệu sơ cấp: Thực hiện điều tra khảo sát và phỏng vấn ban lãnh đạo doanh
nghiệp, một số cán bộ quản lý, đội ngũ bán hàng và khách hàng khối KD VTS về
thực trạng hoạt động quản trị marketing mix tại khối KD VTS cty TNHH Bảo Tín Minh Châu Quy trình thực hiện thu thập xử lý dữ liệu như sau:
Bước 2: Tổng hợp ý kiến từ buổi phỏng vấn, xây dựng bản tổng hợp, phân tích kết quả
Điều tra khảo sát
Bước 3: Xây dựng bảng hỏi khảo sát khách hàng
Các câu hỏi tập trung làm rõ các cảm nhận và đánh giá của khách hàng về hoạt động quản trị marketing mix:
Trang 18Bước 5: Tổng hợp dữ liệu khảo sát, phỏng vấn
Bước 6: Phân tích đữ liệu sơ cấp làm cơ sở để phân tích, đánh giả kết quả nghiên cứu
- Khảo sát khách hàng
Tiến hành khảo sát qua phiếu khảo sát khách hàng, phiếu khảo sát khách hàng gửi phát ra qua hình thức gửi email Phiếu khảo sát phát cho những khách hàng đã mua hàng và có thông tin email trên phần mềm HiviCRM (phần mềm quản lý thông tin khách hàng của BTMC)
Tác giả đã phat ra 85 phiếu điều tra (thu về 80 phiếu) khảo sát khách hàng liên
quan đến các nội dung: chất lượng sản phẩm, dich vụ; giá cả của sản phẩm; kênh phân phối và các chương trình quảng cáo, khuyến mãi
Thời gian thực hiện khảo sát trong vòng § tuần, từ đầu tháng 2/ 2024 tới cuối tháng 3/2024
Về phương pháp phân tích:
Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích và tổng hợp đánh giá
kết quả điều tra, số liệu của các tài liệu liên quan Dữ liệu sau khi thu thập được
chuyên vào tính toán nhờ công cụ phần mềm Excel, từ đó tổng hợp, so sánh và phân tích
Về khung thời gian áp dụng đề xuất giải pháp
Đề xuất giải pháp áp dụng cho thời gian từ nay đến năm 2028
Ẩ Ẩ > A x
6 Kêt cầu của luận văn
Trang 19Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung và kết quả của luận văn được kết cầu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị marketing mix của doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc
Chương 2: Thực trạng quản trị marketing mix cho sản phâm Vàng trang sức tại công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị marketing mix cho sản phâm Vàng trang sức tại công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu
Trang 201.1.1 Marketing
Theo Philip Kotler
Theo Philip Kotler (1991): Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những đối tượng khác
Theo Viện Marketing Anh
Theo định nghĩa của Viện Marketing Anh: Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ phát hiện ra và biến sức mua
của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về mặt hàng hàng hóa cụ thể đến việc sản
xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảo bảo cho Công ty
thu được lợi nhuận như dự kiến
Theo định nghĩa của Giáo trình Marketing thương mại — Đại học Thương mại
Marketing thương mại là một môn khoa học chuyên ngành nghiên cứu các tính quy luật hình thành và động thái chuyên hóa nhu cầu thị trường thành các quyết định mua của tập khách hàng tiềm năng và nghệ thuật đồng quy các hoạt động, ứng xử kinh doanh trong khuôn khổ các chương trình, giải pháp công nghệ và quản trị hỗn hợp các khả năng, nỗ lực chào hàng, chiêu khách và điều khiên các dòng phân phối -
bán hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tập khách hàng và tối ưu hóa
hiệu quả mục tiêu của một công ty thương mại trong mối quan hệ với các thị trường của nó
1.1.2 Quản trị marketing mix
Trang 21nghị phân loại theo 4P năm 1960 mà nay đã được sử dụng rộng rãi Khái niệm 4P
được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học
Marketing mix là trung tâm của quá trình quản trị Marketing Nội dung cơ bản bao gồm 4P: P1 — Product (Sản phẩm); P2 — Price (Giá cả); P3 — Place (Phân phối)
và P4 — Promotion (Xúc tiến hỗn hợp)
P1 — Product (Sản phẩm): Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix Đó có thể là sản phẩm hữu hình của công ty khi đưa ra thị trường, bao gồm:
Chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính bao bì, nhãn hiệu Bên cạnh đó,
sản phẩm cũng bao gồm các yếu tố vô hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa
chữa, huấn luyện, bảo hành
P2 - Price (Giá cả): Là biến số duy nhất trong Marketing mix tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, các quyết định về giá luôn gắn liền với kết quả tài chính của doanh nghiệp Giá cả mà doanh nghiệp đưa ra thị trường phải tương xứng với giá
trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh Giá cả bao gồm: Giá bán sỉ,
giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng
P3 ~ Place (Phân phối): Là hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu Chính vì vậy, doanh nghiệp phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả nhất Hiện tại doanh nghiệp có thể sử dụng 3 phương thức phân phối: phân phối rộng rãi, phân phối độc quyền và phân phối lựa chọn
P4— Promotion (Xuc tiến): Gồm nhiều hoạt động để thông tin và thúc đây sản phẩm đến thị trường mục tiêu Doanh nghiệp phải thiết lập những chương trình như: Quảng cáo, khuyến mại, tuyên truyền, quan hệ công chúng, và Marketing trực tiếp
Trên quan điểm của người bán: 4P là những công cụ Marketing tác động đến người mua; Còn trên quan điểm của người bán - mỗi công cụ Marketing được thiết
kế để cung cấp lợi ích cho khách hàng
b/ Quản trị Marketing mix
Theo hiệp hội Marketing Mỹ, thì “Quản trị marketing là quá trình hoạch định (lập kế hoạch) và thực hiện kế hoạch đó, nhầm định giá, khuyến mãi và phân phối
hàng hóa, dịch vụ và ý trởng để tạo sự trao đổi với nhóm khách hàng mục tiêu để
thỏa mãn mục tiêu của các tổ chức và cá nhân ” (TS.Lưu Thanh Đức Hải, Quan trị
tiếp thị, Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 8).
Trang 22Nhu vay, quản trị Marketing có liên quan trực tiếp đến việc: Phát hiện và tìm
hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàng; gợi mở nhu cầu của khách hàng: phát hiện và giải thích nguyên nhân của những thay đổi tăng hoặc giảm mức cầu; phát hiện những cơ hội và thách thức từ môi trường Marketing; Chủ động đề ra các chiếc lược và biện phápMarketing đề tác động lên mức độ thời gian và tính chất
của nhu cầu sao cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đặt ra từ trước
Quản trị marketing mix là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó,
định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hoá, dịch vụ và ý tưởng dé tao ra sự trao đổi
với các nhóm mục tiêu, thoả mãn những mục tiêu của thị trường và khách hàng nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra Quản trị marketing mix bao gồm việc huy động các nguồn lực của doanh nghiệp để phân tích, lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát các yếu tố 4P nhằm đạt được sự thoả mãn cho các bên hữu quan
Quản trị marketing mix không chỉ kích thích nhu cầu của khách hàng mà còn
vận dụng linh hoạt 4P để tác động đến mức độ, thời điểm và cơ cấu của nhu cầu khách
hàng, giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra
Để đảm đương được nhiệm vụ đó, các nhà quản trị marketing phải tiến hành nghiên cứu marketing, lập kế hoạch chỉ tiết, thực hiện đúng và kiểm tra, đánh giá thường xuyên Cụ thể là: xác định vị trí của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường; phát
triển sản phâm/dịch vụ, định giá, kênh phân phối, truyền thông, quảng cáo và khuyến
mãi
1.1.2 Vai trò của quản trị marketing mix đối với doanh nghiệp
Quản trị marketing mix đảm bảo hoạt động của công ty tạo ra giá trị được cung ứng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu để từ đó đạt được mục tiêu của daonh nghiệp đề ra Do đó quản trị marketing có vị trí và vai trò quan trọng đối với các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp, qua việc chỉ rõ nhu cầu của các khách
hàng mục tiêu, áp lực của cạnh tranh và sự đề nghị cung ứng một hệ thống sản phẩm
và dịch vụ thích hợp Trong bối cảnh nhu cầu thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, cạnh tranh ngày càng gia tăng, các nguồn lực kinh doanh ngày càng khan hiếm thì vai trò của quản trị marketing mix ngày càng trở nên quan trọng trong nỗ lực duy trì và phát triển của doanh nghiệp
Vai trò quản trị marketing mix nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi cho người mua mà doanh nghiệp hướng đến trong mục tiêu của mình (Thư
viện Học liệu Mở Việt Nam - VOER).
Trang 23II
- Tối đa hóa tiêu thụ: Công việc của marketing mix là tạo những ham muốn và
kích thích sự tiêu thụ tối đa
- Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ: tạo điều kiện
dễ dàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng tối đa Tuy nhiên việc thỏa mãn
khó mà đo lường được, đôi lúc việc thoả mãn một cá nhân nào đó rất có thể liên quan đến các điều tệ hại như sa đọa hoặc thiệt hại môi sinh
- Tối đa hóa sự chon lua: Da dạng hóa sản phẩm sẽ kéo theo đa dạng chọn lựa Việc tối đa hóa sự chọn lựa của người tiêu dùng sẽ biến thành sự phí tồn, hàng hóa
và dịch vụ sẽ đắt hơn vì việc đa dạng hóa quá rộng sẽ đòi hỏi thời đoạn vận hành của
sản xuất ngắn hơn và cấp độ phát minh cao hơn
1.1.3 Doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc
Khái niệm doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc
Doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc là những tô chức được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực mua, bán, trao đôi vàng bạc dưới dạng nguyên liệu, trang sức, đá quý
và các sản phẩm khác liên quan Hoạt động kinh doanh của họ được quy định bởi
pháp luật Việt Nam, bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý thị trường, Nghị định
24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng bạc và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Đặc điển của doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc
Doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do
đó phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đặc biệt do pháp luật quy định
Điều kiện kinh doanh vàng bạc được quy định chi tiết trong Nghị định
24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng bạc như:
- _ Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có
vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên
-_ Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2
(ha1) năm trở lên
- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu
đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế)
- _ Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trở lên
Trang 24Ngoài ra phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ
cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Sản phẩm kinh doanh
Sản phẩm kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc bao gồm: Vàng miếng: là vàng nguyên chất có dạng thỏi hoặc miếng vàng có in logo, thương hiệu của doanh nghiệp
Vàng trang sức: là các đồ vật được làm từ vàng với mục đích trang trí cho con người, bao gồm: nhẫn, vòng tay, vòng cô, bông tai, dây chuyền
Vàng mỹ nghệ: là các đồ vật được làm từ vàng với mục đích trang trí hoặc sử dụng trong các nghỉ lễ, bao gồm: tượng phật, đồ thờ cúng, quả lưu niệm
Các sản phẩm khác bao gồm: vàng lá, vàng nano, vàng in
1.2 Nội dung của quản trị Marketing mix cho sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc
Sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc là các sản phẩm hữu hình
Vì vậy, ở đây tác giả sẽ sử dụng mô hình quản trị marketing mix cho sản phẩm hữu hình của Philips Kotler 4P
Trang 2513
Thị trường mục tiêu là một hoặc vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp công nghiệp lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình
Các biên sô marketing mix:
Sản phẩm là hàng hóa hữu hình của DN được bán cho khách hàng trên thị trường mục tiêu, bao gồm chủng loại sản phâm, chất lượng sản phẩm, mẫu
mã và tính năng
Giá cả là số tiền mà khách hàng phải thanh toán cho sản phẩm, gồm giá quy định, điều chỉnh giá, chiết khấu, kỳ hạn thanh toán
Phân phói là những hoạt động khác nhau mà DN tiến hành nhằm đưa sản
phẩm của DN đến thị trường mục tiêu, thông qua các kênh, phạm vị, địa điểm, vận chuyên, lưu trữ
Xúc tiễn thương mại là các ý tưởng về sản phẩm mà DN cung cấp cho
khách hàng trên thị trường mục tiêu gồm lực lượng bán hàng, quảng cáo, marketing trực tiếp
Lập kế hoạch marketing mix bao gồm phân tích cơ hội marketing, lựa chọn thị
trường mục tiêu và cách đáp ứng thị trường, xác định chiến lược marketing
Trang 26qua trinh lap kế hoạch, thực thi và kiểm tra việc triển khai các công cụ marketing mix
trong việc kinh doanh sản phẩm vàng như mô hình bên trên
Có 3 cấp quản trị marketing mix trong doanh nghiệp: quản trị marketing mix cấp doanh nghiệp, quản trị marketing mix cấp đơn vị kinh doanh — SBU, quản trị marketing mix cấp tác nghiệp hoặc chứng năng
1.2.1 Nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường
Hoạt động nghiên cứu thị trường bao gồm một loạt các bước với mục tiêu
nhằm thu thập và phân tích thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tô khác liên quan đến doanh nghiệp Các hoạt động chính trong nghiên cứu thị trường bao gồm:
- Xác định mục tiêu nghiên cứu
Bước đầu tiên là phải xác định rõ rằng mục tiêu của nghiên cứu thị trường Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thông tin gì? Muốn giải quyết vấn đề gì? Mục tiên nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến từng phòng ban nào? Mục tiêu truyền thông hay mục
tiêu kinh doanh Mục tiêu nghiên cứu phải cụ thể, chỉ tiết và có thể đo lường được
Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, thu thập thông tin hiệu quả, báo cáo chỉ tiết theo đúng mục tiêu ban đầu
- _ Thu thập thông tin
Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông tin trực tiếp từ khác hàng, từ đối thủ cạnh tranh, từ nhà phân phối thông qua các phương pháp như quan sát, khảo sát (bảng hỏi trực tiếp hoặc bảng hỏi online), phòng vấn (phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia, phòng van 1-1 )
Dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin từ các nguồn sẵn có như báo cáo thị trường, nghiên cứu của các tô chức uy tín, dữ liệu thống kê Dữ liệu thứ cấp có thể ở dạng miễn phí hoặc dạng trả phí
- Phan tich dữ liệu
Sau khi thu thập được dữ liệu doanh nghiệp cần phải phân tích dữ liệu đề tìm
ra các mẫu, xu hướng, thông tin có giá trị để phục vụ mục tiêu nghiên cứu Doanh
nghiệp có thê sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như excel, phần mềm SPSS, R,
Eviews, Stata
- Bao cao két qua
Trang 2715
Doanh nghiệp cần trình bày kết quả nghiên cứu thị trường một cách rõ rang, súc tích và dé hiệu Báo cáo nghiên cứu thị trường nên bao gồm các thông tin chính như sau:
mục tiêu nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu, phương phương pháp nghiên cứu,
kết quả thu thập được, phân tích dữ liệu, kết luận và đề xuất
- Ung dung két qua
Doanh nghiệp cần sử dụng kết quả nghiên cứu thi trường dé đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn, sáng suốt Ví dụ: doanh nghiệp có thê sử dụng kết quả nghiên cứu thị trường đề cải tiến những vấn đề tồn tài trong doanh nghiệp, đề phát triển sản
phẩm mới, thâm nhập thị trường, điều chỉnh chiến lược marketing
Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là quá trình chia thị trường thành các nhóm khách hàng nhỏ hơn với những đặc điểm, nhu cầu và hành vi mua sắm riêng biệt Mỗi phân khúc thị trường là một nhóm khách hàng có sự đồng nhất về nhu cầu và mong muốn và có phản ứng như nhau trước những tác động của các biện pháp marketing
Việc phân đoạn thị trường rất quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi vì nó bao ham các mục tiêu như: hiểu rõ hơn về khách hàng, tăng hiệu quả marketing, tăng doanh thu, giảm thiểu rủi ro
Có rất nhiêu tiêu thức phân đoạn thị trường Một số tiêu thức phân đoạn thị
trường phô biến bao gồm: Nhân khẩu học, địa lý, tâm lý, hành vi mua sắm
Doanh nghiệp cần lựa chọn những tiêu thức phân đoạn phù hợp với sản phâm,
dịch vụ và mục tiêu kinh doanh của mình
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Các căn cứ đề lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm: khả năng tiếp cận, khả
năng thu lợi., khả năng cạnh tranh, phù hợp với mục tiêu kinh doanh
Sau khi đánh giá các đoạn thị trường, doanh nghiệp cần lựa chọn đoạn thị
trường mục tiêu phù hợp nhất với khả năng, nguồn lực và mục tiêu kinh doanh của
mình Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc nhiều đoạn thị trường mục tiêu
Định vị trên thị trường mục tiêu
Định vị trên thị trường mục tiêu là quá trình tạo dựng một vị trí riêng biệt trong
tâm trí khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp so với
các đối thủ cạnh tranh Vị trí này được xác định dựa trên những đặc điểm, tính năng, lợi ích và giá trị mà sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu mang lại cho khách hàng
Cách thức định vị trên thị trường mục tiêu bao gồm:xác định điểm khác biệt,
Trang 28lựa chọn chiến lược định vị, truyền thông chiến lược định vị
1.2.2 Lập kế hoạch Marketing mix
Đề có thê thích ứng với sự biến đổi của môi trường, các nhà quản trị Marketing phải lựa chọn và phối hợp các biến số Marketing mix thành một thể thống nhất Các biến số đó là: Sản phâm; Giá cả; Phân phối; Xúc tiến; (4P của marketing mix) Chúng
được quản lý đề thỏa mãn thị trường mục tiêu và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Chính sách sản phẩm
Sản phâm/dịch vụ là yếu tố cơ bản của doanh nghiệp cũng như là trong hoạt động marketing nhằm cung ứng các giá trị cốt lõi liên quan tới lợi ích và công năng của sản phâm Mỗi doanh nghiệp đều có cho mình sản phẩm/dịch vụ riêng chào bán
và cung ứng cho khách hàng Dựa trên quan điểm Marketing, một sản phâm/dịch vụ
sẽ bao gồm những yếu tổ sau đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của khách hàng
Mục tiêu chính của chính sách sản phẩm là tạo ra và cung cấp cho thị trường những sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời mang
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Các mục tiêu cụ thể của chính sách sản phẩm bao gồm: tối đa hóa lợi nhuận, tăng doanh thu, giữ vững thị phan, xâm nhập thị trường,
duy trình hình ảnh thương hiệu
Chính sách sản phẩm bao gồm các chính sách cụ thê như sau:
- Chính sách cơ cấu, chủng loại sản phẩm: Doanh nghiệp cần xác định các loại
sản phâm mà mình sẽ sản xuất và kinh doanh Doanh nghiệp cần cân nhắc
nhu cầu thị trường, khả năng tài chính, năng lực sản xuất, để lựa chọn các
loại sản phâm phù hợp
- Chính sách chất lượng sản phẩm: Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phâm đồng nhất và ôn định
- Chính sách bao bì, bao gói: Bao bì, bao gói có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm và thu hút khách hàng Doanh nghiệp cần thiết kế bao bì, bao gói đẹp mắt, tiện dụng và phù hợp với sản phâm
- Chính sách sản phâm mới: Doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và duy trì lợi thế cạnh
Trang 29có sức hút với khách hàng so với đối thủ Nhà quản trị marketing xem xét thật kỹ lưỡng và đưa ra phương án định giá phù hợp: định giá dựa trên chỉ phí sản xuất, định
giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản pham/dich vu, dinh gia dua trén
sự cạnh tranh Bên cạnh việc định giá, các nhà quan tri marketing cần phải chọn cho
mình chiến lược giá nhằm chỉnh lý giá sản phẩm/dịch vụ cho phù hợp với từng thời điểm và hoàn cảnh Ngoài ra, một doanh nghiệp nếu có đủ khả năng về quản lý nên cung cấp nhiều phương thức thanh toán càng tốt, nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng
Cơ sở định giá: dựa vào các yếu tô chỉ phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phi sản xuất, giá cả thị trường, nhu cầu khách hàng, khả năng cạnh tranh đây các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến giá của sản phâm Từ đó doanh nghiệp có thê xác định đượ các cơ sở định giá cho sát với mục tiêu của công ty
Phương pháp định giá: có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm Tùy vào mục tiêu của doanh nghệp trong từng giai đoạn để áp dụng phương pháp định giá Các phương pháp định giá phố biến như: phương pháp định giá theo chỉ phí, phương pháp định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng, phương pháp định giá theo giá
cạnh tranh
Chính sách điều chỉnh và thay đổi giá: việc giá điều chỉnh thay đổi theo các yếu tố như: biến động của thị trường, giá vốn nguyên vật liệu, chỉ phí sản sản xuất, chi phí nhân công; thay đổi nhu cầu của khách hàng; chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chính sách phân phối
Mục tiêu chính của chính sách phân phối là đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp đến tay khách hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất Chính sách phân phối giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, tăng cường khả năng kiểm soát, nâng cao hình ảnh thương hiệu
Trang 30Chính sách kênh phân phối: Nên sử dụng kênh phân phối trực tiếp hay gián
tiếp, sử dụng kênh truyền thống hay hiện đại Sau khi đã lựa chọn cho mình kênh
phân phối thích hợp, doanh nghiệp tự mình hoặc liên hệ với các trung gian để xây
dựng kênh phân phối
Chính sách trung gian phân phối: cần lựa chọn các trung gian phân phối phù hợp như đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trung gian phân phối để đảm bảo hiệu quả phân phối
Chính sách liên kết trong kênh: cần phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong kênh phân phối dé đảm bảo sản phâm, dịch vụ được phân phối một cách hiệu quả
Chính sách xúc tiến
Mục tiêu chính của chính sách xúc tiến là truyền thông sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu và thúc đây họ mua hàng Các mục tiêu cụ
thể của chính sách xúc tiễn bao gồm: tăng nhận thức thương hiệu, kích thích nhu cầu,
tăng doanh thu, tăng thị phần, tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu
Đối tượng xúc tiến: Doanh nghiệp cần xác định đối tượng xúc tiến mục tiêu là
ai Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu, mong muốn và hành
vi mua sắm của khách hàng mục tiêu
Ngân sách xúc tiến: Doanh nghiệp cần xác định ngân sách cho hoạt động xúc tiến Ngân sách xúc tiễn cần phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp và mục tiêu xúc tiến
Các công cụ xúc tiến: Doanh nghiệp có thê sử dụng nhiều công cụ xúc tiến khác nhau như quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp, khuyến mãi, marketing trực tiếp,
Đánh giá hiệu quả: Doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả của hoạt động xúc tiến để điều chỉnh chiến lược xúc tiến phủ hợp
1.2.3 Tổ chức, triển khai kế hoạch marketing mix
Tổ chức thực hiện Marketing mix là quá trình biến các kế hoạch Marketing
thành những nhiệm vụ hành động và đảm bảo chắc chắn rằng những nhiệm vụ đó được thực hiện theo cách đảm bảo được những mục tiêu đã đề ra trong bảng kế hoạch
Trước tiên, đề triển khai thực hiện Marketing, doanh nghiệp phải xây dựng
một cơ cấu tổ chức Marketing đủ mạnh để thực hiện tất cả các chức năng về
Marketing như: nghiên cứu Marketing, quản trị bán hàng, bán hàng, quảng cáo, quản
Trang 3119
trị sản xuất hàng thông thường và hàng đặc hiệu theo quan điểm Marketing, làm dịch
vụ khách hàng Bộ phận Marketing của công ty có thê tô chức theo các mô hình khác nhau như: tô chức theo chức năng, tô chức theo nguyên tắc địa lý, tổ chức theo mặt hàng sản xuất, tổ chức theo nguyên tắc thị trường
Sau đó, doanh nghiệp nghiệp phải thiết lập một chương trình hành động cụ thé
và chỉ tiết để biến kế hoạch Marketing đã xây dựng thành hiện thực trên cơ sở trả lời các câu hỏi: Ai thực hiện? Khi nào thực hiện? Thực hiện ở đâu? Thực hiện như thế nào? Kết quả đạt được ra sao?
Liên quan tới tô chức triển khai, cần bổ sung thêm nguồn lực triển khai (tài
chính, cơ sở vật chất, con người ); cách thức triển khai như thế nào;
Tùy vào quy mô và ngành nghề khác nhau mà mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng một cơ cấu tổ chức phòng marketing khác nhau Chúng ta sẽ tìm hiểu một cơ câu tổ chức phòng marketing cơ bản như sau:
Giám đốc marketing: Chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược, xây dựng mục
tiêu marketing và phân bổ ngân sách marketing hợp lý
Trưởng phòng marketing: Có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch marketing
ngắn hạn, nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra Đốc thúc, giám sát hoạt động của các bộ
phận, đảm bảo sự phối hợp của các bộ phận, cùng nhau hướng về mục tiêu chung của phòng
Trưởng các bộ phận: Chịu trách nhiệm chính về chuyên môn bộ phận mình
phụ trách Thiết lập các KPI cho cấp chuyên viên Lên kế hoạch cho bộ phận của
mình dựa theo kế hoạch marketing chung đã được duyệt
Cấp chuyên viên: Là người thực thi chính, triển khai các chiến lược và kế
hoạch marketing, đảm bảo hoàn thành KPI do Trưởng bộ phận đề ra
1.2.4 Đánh giá, kiểm tra, kiểm soát marketing mix
Sau khi tiễn hành kiểm tra, doanh nghiệp cần xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị marketing mix của mình thông qua các nhóm tiêu chí dưới đây:
Nhóm tiêu chí chung
- Doanh số, thi phần, mức độ tăng trưởng
- Chi phí: Doanh nghiệp phải phân tích chi phí Marketing trên doanh số bán
dé đánh giá tính hiệu quả của chương trình marketing
Nhóm tiêu chí liên quan đến các ứng xử Marketing của Công ty
Trang 32- Biến số sản phẩm, biến số giá cả, Biến số về phân phối, Biến số về xúc tiễn
- Biến số về con người (lực lượng bán hàng): Số lượng khách hàng mới Số lượng khách hàng bị mắt đi
1.3 Các yếu tố ảnh hướng đến quản trị marketing mix cho sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc
1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a Chiến lược của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh:Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một
hướng đi tốt cho doanh nghiệp
Chiến lược Marketing của doanh nghiệp: Chiến lược Marketing chính là một tập hợp nguyên tắc và định hướng dẫn dắt hoạt động Marketing của doanh nghiệp trên thị trường trong một thời kỳ nhất định
b Nguồn lực của doanh nghiệp
Nguồn lực là yếu tố chính của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào Nhân
tố nguồn lực bao gồm các yếu tố chủ yếu sau: Tiềm năng con người; Tiềm năng về Công nghệ và Tiềm năng về vốn
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài
a Kinh tế
Bao gồm các yếu tô như tốc độ tăng trưởng và sự ôn định của nền kinh tế, sức
mua, sự ổn định của gia ca, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái tất cả các yếu tố này
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
b Chính trị - pháp luật
Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị các nhân
tố này này càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp Sự ôn định về chính
trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư Để
đưa ra được những quyết định hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích,
dự báo sự thay đôi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển
c Công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp tới doanh nghiệp Khi công nghệ
Trang 3321
phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tự của công nghệ để tạo
ra sản phẩm, địch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
d Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là tập hợp các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố này có thể chia thành 2 nhóm chính: môi trường vi mô và môi trường vĩ
e Môi trường nhân khẩu học
Môi trường nhân khâu học có thê ảnh hưởng đến doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau như: Nhu cầu thị trường, cung lao động, khả năng chỉ trả, mức độ cạnh tranh
Chiến lược marketing: doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược marketing để phù hợp với môi trường nhân khẩu học
# Môi trường văn hóa — xã hội
Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh
nghiệp Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thê xảy ra Một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngàng kinh doanh mới, nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh
8 Môi trường ngành
Các nhân tố môi trường ngành ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cty bao gồm: nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing, khách hàng và công chúng mục tiêu
Đối thủ cạnh tranh
Trong nhóm đối thủ cạnh tranh có thể kề đến 3 nhóm: đồi thủ cạnh tranh trực
tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ân và sản phâm thay thế Các doanh nghiệp cần phân
tích từng đối thủ về mục tiêu tương lai, và nhận định của họ đối với bản thân và với chúng ta, chiến lược họ đang thực hiện, tiềm năng của họ để nắm được vả hiểu được
các biện pháp phản ứng và hàng động họ có thể có
Nhà cung cấp
Các nhà cung ứng có uy thế có thê tăng thêm lợi nhuận bằng cách nâng giá,
giảm chất lượng hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm Yếu tố làm tăng thế mạnh của
nhà cung ứng tương tự như yếu tố làm tăng thế mạnh của người mua sản phẩm là số người cung ứng ít, không có mặt hàng thay thé và không có nhà cung ứng nào chào
Trang 34bán sản phẩm có tính khác biệt
Khách hàng
Là người tiêu thụ sản phâm của doanh nghiệp, khách hàng là một yếu
tố quyết định đầu ra sản phâm Các công ty cần lập bản phân lập khách hàng hiện tại
và tương lai Các thông tin có được từ bảng phân loại này là định hướng quan trọng
cho việc hoạch định chiến lược, nhất là các chiến lược liên quan trực tiếp đến
Marketing Các yếu tô chính cần xem xét là những vẫn dé địa dư, tâm lý khách hàng
Các trung gian Marketing
Là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cô động, bán hàng
và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu dùng Họ bao gồm: các trung gian tài chính, trung gian phân phối sản phẩm
Công chúng mục tiêu
Công ty cần nhận ra công chúng nào đang có ảnh hưởng với công ty: công chúng tài chính, công chúng chính quyền, công chúng địa phương
Trang 3523
TOM TAT CHUONG 1
Như vậy, chương 1 đã nêu lên tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề
có liên quan tới luận văn này ở cả trong và ngoài nước Có thê nhận thấy việc nghiên cứu quản trị chiến lược marketing mix nói chung và dành riêng cho lĩnh vực ngành hàng vàng, trang sức, đá quý nói riêng cũng rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Chương l cũng nêu lên cơ sở lý luận cần thiết trong vẫn đề quản trị marketing mix, những nội dung cơ bản của nó và các nhân tô ảnh hưởng tới quản trị marketing mix trong doanh nghiệp Những lý luận này là cơ sở vững chắc cho những lập luận ở các chương tiếp theo
Trang 36CHUONG 2: THUC TRANG QUAN TRI MARKETING MIX CHO SAN PHẨM VÀNG TRANG SUC CUA CONG TY TNHH BAO TiN MINH CHAU
2.1 Khái quát về Công ty trách nghiệm hữu hạn Bảo Tín Minh Châu
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu là công ty TNHH 1 thành viên chuyên sản xuất và kinh doanh vàng, trang sức, với quá trình hình thành và phát triển
cơ bản như sau:
Năm 1989: Ngày 21/5/1989 Bảo Tín Minh Châu thành lập với tên gọi ban đầu
là hiệu vàng Bảo Tín tại 29 Trần Nhân Tông, Hà Nội
Năm 1995: Chuyển đổi tên và nâng cấp doanh nghiệp thành công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu Bảo Tín Minh Châu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép sản xuất vàng miếng với số lượng lớn trên toàn quốc- là công ty TNHH đầu tiên ở miền Bắc được cấp phép sản xuất vàng miếng
Tháng 4/2009: Khai trương cơ sở kinh doanh đầu tiên tại quận Cầu Giấy tại
349 Cầu Giấy, Hà Nội
Tháng 1/2015: Khai trương thêm 01 CSKD tại phố Trần Nhân Tông: CSKD
15 Trần Nhân Tông, Hà Nội
Tháng 10/2016: Khai trương thêm cơ sơ kinh doanh trung tâm vàng và trang
sức tại 139 Cầu Giấy, Hà Nội
Tháng 11/2017: Cho ra mắt thêm 9 nhãn hàng trang sức vàng bạc đá quý chuyên biệt, nâng tổng số lên 10 nhãn hàng vàng và trang sức Bảo Tín Minh Châu
Tháng 5/2019: Xác nhập cửa hàng Trang sức dành cho giới trẻ tại 349 Cầu
giấy lên CSKD 139 CG và trả mặt bằng 349 Cầu Giấy
Đến nay sau 34 năm hình thành và phát triển công ty TNHH Bảo Tín Minh
Châu có 3 cơ sở kinh doanh tại Hà Nội là 139 Cầu Giấy, 29 Trần Nhân Tông va 15 Trần Nhân Tông với 10 nhãn hàng chuyên biệt và hơn 200 đại lý (điểm bán) kinh
doanh trên toàn quốc
Cơ cấu tô chức công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu
- Tổng Giám đốc: Hiện tại là người sáng lập ra thương hiệu BTMC, là người đại diện
pháp lý của Công ty, phụ trách điều hành chung và trực tiếp chỉ đạo công tác tô chức
cán bộ, điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch, chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty
Trang 3725
- Pho Téng Gidm déc: La nguéi duoc TGD uy quyén giao cho quan ly, diéu hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân công
- Ban Trợ lý: Ban trợ lý trực thuộc quản lý trực tiếp của ban TGĐ, thực hiện
chức năng tham mưu và hỗ trợ cho ban TGĐ toàn bộ các mảng ( Kinh doanh; Truyền
thông- marketing; Tài chính; Đối ngoại; Nhân sự )
- Ban Kiểm soát: Thuộc quản lý trực tiếp của ban TGĐ, thực hiện chức năng kiểm tiến hành đánh giá, kiểm tra và rà soát hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm
toán, quản trị rủi ro và cảnh báo sớm của công ty
Công ty được phân chia theo 5 khối: Kinh doanh VTĐ; Khối KD VTS; Kinh
doanh gián tiếp; Khối Sản xuất và Khối hỗ trợ Trong đó:
- Khối KD VTĐ: Chịu trách nhiệm về phương hướng hoạt động kinh doanh bao gồm bán lẻ các sản phâm nhẫn tròn trơn, vàng miếng VRTL 999.9 và vàng miếng
SJC
- Khối KD VTS: Chịu trách nhiệm về phương hướng hoạt động kinh doanh bán lẻ với các sản phẩm vàng trang sức (Vàng, bạc, đá ngọc quý, kim cương)
- Khối KD gián tiếp: Gồm 2 phòng (TT marketing; Cung ứng)
- Khối Sản xuất: Gồm Xưởng Vàng Rồng Thăng Long; Xưởng VTS; và Phòng Quản lý chất lượng Đối với Xường có chức năng nhiệm vụ sản xuất hàng hoá theo đơn đặt hàng của phòng cung ứng cho từng mảng ( VTS và Vàng Rồng Thăng Long)
- Khối hỗ trợ bao gồm các phòng: TCKT; Kiểm soát; Nhân sự; Đào tạo; Hành chính; Pháp chế; Pháp chế; Quản trị độc lập, Giao dịch
2.1.2 Tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh của công tp
Là cơ sở sản xuất- kinh doanh cung cấp các dịch vụ mua - bán trao đôi các sản phẩm vàng tích trữ, đầu tư (Vàng Rồng Thăng Long 999.9; SJC và các sản phẩm trang sức (Vàng; Bạc; Đá ngọc quý; Kim cương) đề làm đẹp, làm quà biếu tặng
Là nơi thu mua các sản phâm Vàng, bạc, đá quý, kim cương bên ngoài thị trường
Là nơi cung cấp các dịch vụ sửa chữa, bảo hành, tân trang làm mới các sản
phẩm vàng trang sức trong quá trình khách hàng đeo sử dụng
Trang 382.1.2.2 Chức năng của khối kinh doanh Vàng Trang Sức
Là khối phụ trách về hoạt động mua- bán hàng (bán lẻ) mảng vàng trang sức (Vàng, Bạc, Đá ngọc quý, Kim cương )
Là khối cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo hành, tân trang làm mới sản phẩm trang sức cho KH
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường; tư vấn về việc nghiên cứu và
phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan hệ với khách hàng của mảng vàng trang sức
2.1.2.3 Địa bàn kinh doanh của công ty
Công ty có 3 cơ sở kinh doanh bán lẻ tại Hà Nội: 15, 29 Trần Nhân Tông- Hai
Bà Trưng và 139 Cầu Giấy
Và hơn 200 đại lý (kinh doanh các sp VRTL) trên toàn quốc (thuộc quản lý phòng VTĐ)
2.1.2.4 Khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu
Bảng 2.1: Kết quả doanh thu, lợi nhuận của công ty TNHH Bảo Tín Minh
Trang 39Đây là năm đầu tiên trong lịch sử kinh doanh 34 năm, khối VTĐ có sự tăng
trưởng vượt trội và lợi nhuận Còn khối VTS doanh thu, lợi nhuận cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng, thị trường bắt đầu sôi động lại, và so với năm 2020 doanh thu
khối VTS trong năm 2022 tăng 213 tỷ VNĐ tương ứng tăng 57%, lợi nhuận gộp tăng
57 tỷ VNĐ tương ứng tăng 66%
Kết quả kinh doanh toàn công ty trong giai đoạn này có sự tăng trưởng mạnh,
và lập được nhiều kỷ lục trong suốt quá trình kinh doanh Mặc dù đây là giai đoạn 3
năm cả thế giới và Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất, năm 2020, 2021 BTMC
cũng nhiều tháng trong năm phải dừng hoạt động đóng cửa giao dịch trực tiếp, hoặc giao dịch cầm chừng, theo chỉ thị giãn cách xã hội của Thành phố
Tỷ lệ tham gia đóng góp vào tỷ lệ doanh thu, lợi nhuận gộp của 2 khối VTS
và VTĐ có sự dịch chuyên rõ rệt thế hiện trên bản đồ đóng góp qua các năm:
Năm 2020, khối VTĐ tỷ lệ đóng góp/ tổng DT chiếm 88.3% , lợi nhuận gộp chiếm 27.3%, VTS chiếm tỷ lệ đóng góp trên DT chiếm 11.7%, tương ứng LNG
chiếm 73.1% (tức là năm 2020, khối VTS có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiêm
73.1% Sau đó đến năm 2021-2022, khối VTĐ chiếm chủ đạo LN gộp toàn công ty
tương ứng VTĐ chiếm lên đến 61.8% so với tổng cơ cầu LNG toàn công ty
Trang 402.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị marketing mix của Công ty
TNHH Bảo Tín Minh Châu
2.2.1 Các nhân tố bên trong
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của BTMC cho giai đoạn tiếp theo là giữ vững thị phần của khối VTS ở thị trường Hà Nội, củng cỗ điểm mạnh nhãn hàng mang lại doanh thu ở tệp khách hàng 30+ Từ mục tiêu kinh doanh tác động đến các hoạt động quản trị marketing mix như phân tích dữ liệu để tìm ra nhãn sản phẩm tốt (biến sản phẩm) quận huyện mang lại kết quả tốt (biến phân phối), duy trì mức giá sản phẩm cạnh tranh đêm đảm bảo doanh thu, lợi nhuận (biến giá), tập trung quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng (biến xúc tiến)
Thứ hai, cơ câu nguồn nhân lực chủ yếu nằm ở độ tuổi từ đưới 30 tuổi và 30
— 40 tudi, đây là 2 nhóm tuổi có tỷ trọng nhân sự đông nhất chiếm khoảng trung bình 80% Thâm niên của các nhân sự tập trung ở nhóm có số năm công tác từ trên 5 năm chiến số đông Nguồn nhân lực gắn bó, chất lượng đây là yếu tố giúp BTMC củng cố
và duy trì hoạt động marketing
Thứ ba, năng lực lãnh đạo tạo ra tầm nhìn dài hạn và xây dựng chiến lược kinh
doanh, marketing phù hợp đề đạt được mục tiêu Lãnh đạo công ty có khả năng quản
lý và tổ chức hiệu quả các hoạt động hàng ngày, đảm bảo sự liên kết giữa các bộ phận
và nhân viên Lãnh dao dựa vảo các công cụ phần mềm dé đánh giá năng lực vận hành của từng bộ phận và tính kết nối Đặc biệt lãnh đạo có tầm nhìn đài hạn và phân
chia các phòng ban theo kiến trúc thương hiệu và nhóm nhãn riêng biệt để quản lý (biến sản phâm)
2.2.2 Các nhân tố bên ngoài
a Kinh tế
Thị trường giá vàng thế giới tác động mạnh tới giá vàng tại Việt Nam Trong giai đoạn 2020-2022 giá vàng cả thế giới và trong nước biến động giằng co rất mạnh, không tăng hay giảm theo một chiều, có nhiều thời điểm giá vàng thế giới, trong nước lên cao mức đỉnh điểm, xong cũng nhiều thời điểm giá vàng tăng chậm lại do thông tin Fed và ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất với các mức tăng cao kỷ lục
dé kiềm chế lạm phát Vào thời điểm cuối năm 2022, giá vàng quốc tế giảm 11% so