Ngoài ra, theo điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định quyền của doanh nghiệp được: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm; Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kin
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ
BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: LUẬT KINH DOANH
Đề tài: Phân tích quyền tự do kinh doanh của con người –
quyền tự do thành lập doanh nghiệp
Tên sinh viên: Lê Duy Uyên Phương
Mã lớp học phần: 24D1LAW51100117 MSSV: 31231022849
Giảng viên: Dương Mỹ An
TP Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 5 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM 2
1 Khái niệm, đặc điểm quyền tự do kinh doanh 2
1.1 Khái niệm quyền tự do kinh doanh 2
1.2 Đặc điểm quyền tự do kinh doanh 2
2 Nội dung của quyền tự do kinh doanh 2
PHẦN 2: QUYỀN TỰ DO THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 3
1 Định nghĩa 3
2 Nội dung quyền tự do thành lập doanh nghiệp 3
2.1 Quyền tự do lựa chọn chủ thể thành lập doanh nghiệp 3
2.2 Quyền tự do đăng ký và lựa chọn ngành nghề kinh doanh 4
2.3 Quyền tự do lựa chọn địa điểm và mô hình kinh doanh 4
2.4 Quyền tự do lựa chọn tên doanh nghiệp 6
3/ Điều kiện thành lập doanh nghiệp 7
4/ Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp 8
PHẦN 3: VÍ DỤ THỰC TIỄN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1 Khái niệm, đặc điểm quyền tự do kinh doanh
1.1 Khái niệm quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân quyết định các công việc trong hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm nhằm mục đích sinh lợi và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các phương thức, biện pháp theo pháp luật quy định Điều này cũng đã được đề cập trong điều 33, Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”
Ngoài ra, theo điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định quyền của doanh nghiệp được: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm; Tự chủ kinh doanh
và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; Chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; Chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng…”
1.2 Đặc điểm quyền tự do kinh doanh
Thứ nhất, quyền tự do kinh doanh có tính tự quyết định: Người kinh doanh có quyền tự quyết định về việc sử dụng tài nguyên và quản lý doanh nghiệp của mình theo ý muốn của họ, trong phạm vi pháp luật cho phép
Thứ hai, có tính tự chủ: Quyền tự do kinh doanh đòi hỏi sự tự chủ trong việc quản
lý, tự điều hành doanh nghiệp mà không cần phải chịu sự can thiệp quá mức từ phía chính phủ hoặc các tổ chức khác
Trang 4Thứ ba là trách nhiệm: Cùng với quyền lợi, quyền tự do kinh doanh cũng đi kèm với trách nhiệm của người kinh doanh đối với cộng đồng, môi trường và quy định pháp luật
Thứ tư, quyền tự do kinh doanh thúc đẩy tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển và cải tiến liên tục
Thứ năm, quyền tự do kinh doanh có tính công bằng bởi nó đòi hỏi một môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch, nơi mà tất cả các doanh nghiệp đều có cơ hội cạnh tranh theo tiêu chí bình đẳng
Thứ sáu là tính đa dạng bởi quyền tự do kinh doanh luôn đảm bảo sự đa dạng trong các lĩnh vực kinh doanh và các phong cách quản lý, tạo điều kiện cho sự sáng tạo và đổi mới trong việc vận hành doanh nghiệp
2 Nội dung của quyền tự do kinh doanh
Tương tự với các quyền khác, quyền tự do kinh doanh có nội dung rất cụ thể Nội dung của quyền này không thay đổi mà ngày càng được bổ sung đầy đủ hơn nhờ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta không ngừng được cải thiện Tuy nhiên, nội dung của quyền tự do kinh doanh cơ bản bao gồm:
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp
Quyền tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (đối tượng kinh doanh);
Quyền tự do giao kết hợp đồng;
Quyền tự do quyết định các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh;
Trang 5 Quyền tự do cạnh tranh.
PHẦN 2: QUYỀN TỰ DO THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1 Định nghĩa
“Quyền tự do thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh là nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, là tiền đề thực hiện các quyền khác thuộc nội dung của quyền tự do kinh doanh Các hoạt động kinh doanh chỉ có thể được tiến hành khi các chủ thể kinh doanh xác lập tư cách pháp lý Với quyền tự do thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh và lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh thích hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.”
2 Nội dung quyền tự do thành lập doanh nghiệp
2.1 Quyền tự do lựa chọn chủ thể thành lập doanh nghiệp
Theo quy định tại điều 17, Luật Doanh nghiệp năm 2020: “ Tổ chức, cá nhân
có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này” Nghĩa là mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú, đều có quyền thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp; các tổ chức bao gồm cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không phân biệt nơi đăng ký trụ
sở chính đều có quyền được thành lập doanh nghiệp
Nếu chủ thể thành lập doanh nghiệp là một cá nhân:
Cá nhân đó phải đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp mình thành lập
Trang 6 Cá nhân đó phải không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam hay đang chấp hành hình phạt tù,…
Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân, một hộ kinh doanh hoặc trở thành thành viên hợp danh của một công ty hợp danh (trừ trường hợp các thành viên hợp danh khác có thỏa thuận và quy định khác)
Mỗi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh hoặc công ty hợp danh có quyền thành lập, góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần khác
Nếu cá nhân là người nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam, họ phải tuân thủ các thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty
Như vậy, các cá nhân có thể tự do góp vốn, thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ các trường hợp tại mục a,b,c,d,e khoản 2 điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020: “Các cá nhân, tổ chức như: cơ quan nhà nước,cán bộ, công chức, viên chức, Sĩ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ nhà nước, người chưa thành niên,… không có quyền được thành lập doanh nghiệp.”
Nếu chủ thể thành lập công ty là một tổ chức:
Tổ chức phải có tư cách pháp nhân
Tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và
có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó
Trang 7 Đối với tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để thành lập công ty
2.2 Quyền tự do đăng ký và lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Theo khoản 1 điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có quyền: “Tự
do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm” Khi đăng ký kinh doanh cần phải tiến hành kinh doanh đúng theo những danh mục các mặt hàng mà đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hiện nay, Pháp luật không có quy định giới hạn
số lượng ngành nghề mà cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp đăng ký, tuy nhiên dù đăng ký ít hay nhiều thì cũng phải tuân thủ những quy định của pháp luật, đặc biệt không được kinh doanh các ngành nghề sau đây tại điều 6 Luật đầu tư 2020:
1) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
2) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; 3) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
4) Kinh doanh mại dâm;
5) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
6) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
7) Kinh doanh pháo nổ;
8) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Trang 82.3 Quyền tự do lựa chọn địa điểm và mô hình kinh doanh
Một trong những nội dung cơ bản trong quyền được tự do thành lập doanh nghiệp đó là được tự do lựa chọn địa điểm và quy mô kinh doanh
*Về địa điểm:
Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trụ sở chính doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, có số điện thoại, số fax, và thư điện tử (nếu có)
“=>Như vậy, một nơi được xem là trụ sở chính có những đặc điểm:
+ Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp;
+ Trụ sở chính doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính;
+ Trụ sở chính không được đặt tại chung cư Trong đó, nghiêm cấm đặt trụ sở chính của công ty tại nhà chung cư có mục đích để ở (theo khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014)
+ Không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”
Theo khoản 3 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về địa điểm thành lập doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
+ Phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh;
Trang 9+ Phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Không được cùng là trụ sở chính của doanh nghiệp
*Về quy mô kinh doanh:
Pháp luật không nghiêm cấm các chủ doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh Họ có thể tự lưa chọn mô hình kinh doanh thích hợp với điều kiện, khả năng
và hoàn cảnh cụ thể của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh Các mô hình bao gồm: “doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…”
Các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể mở rộng quy mô doanh nghiệp bằng cách lựa chọn các mô hình kinh doanh lớn hơn nhằm phù hợp với vốn điều lệ của mình và với ngành, nghề kinh doanh; đồng thời tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Việc được tự do lựa chọn địa điểm và quy mô kinh doanh là một trong những nội dung thể hiện quyền tự do trong thành lập doanh nghiệp của các cá nhân, tổ chức theo pháp luật hiện hành
2.4 Quyền tự do lựa chọn tên doanh nghiệp
Khi thành lập, doanh nghiệp cần phải đăng ký tên lên cơ quan có thẩm quyền
Để tránh nhầm lẫn cũng như gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị, doanh nghiệp cần tránh đặt tên trùng hay sử dụng tên dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã thành lập hợp pháp trước đó
Trang 10Nếu tên doanh nghiệp là Tiếng việt thì dựa trên quy định tại điều 37, Luật kinh doanh 2020 thì doanh nghiệp khi đặt tên cần phải:
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố:
*Loại hình doanh nghiệp: ghi rõ ràng theo quy định
"Công ty trách nhiệm hữu hạn" hoặc "công ty TNHH"
"Công ty cổ phần" hoặc "công ty CP"
"Công ty hợp danh" hoặc "công ty HD"
Doanh nghiệp tư nhân", "DNTN" hoặc "doanh nghiệp TN"
*Tên riêng:
o Sử dụng các chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
o Đảm bảo:
Không vi phạm điều cấm đặt tên doanh nghiệp (Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020)
Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước (Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020)
Không sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục (Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020)
Lưu ý:
Tên doanh nghiệp phải gắn tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Trang 11 Phải in hoặc viết tên doanh nghiệp trên giấy tờ giao dịch, hồ sơ, ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành
Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối tên dự kiến đăng ký nếu không hài lòng
Nếu tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài, dựa theo quy định tại điều 39, Luật doanh nghiệp 2020 thì
*Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài:
Dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh
Giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng tên riêng doanh nghiệp
In hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt tại trụ sở, chi nhánh, và trên giấy tờ, ấn phẩm
*Tên viết tắt doanh nghiệp:
Viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài
Tuy nhiên, việc đặt tên cho doanh nghiệp vẫn cần tuân thủ theo một số quy định ở điều 38, Luật Doanh nghiệp 2020:
*Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước (Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020)
*Sử dụng tên của:
Cơ quan nhà nước
Lực lượng vũ trang nhân dân
Trang 12 Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, xã hội, xã hội - nghề nghiệp Trừ trường hợp: Có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc
tổ chức có tên đó
*Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm:
Truyền thống lịch sử
Văn hóa
Đạo đức
Thuần phong mỹ tục của dân tộc
3/ Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Để thực hiện đúng quyền tự do thành lập một doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
*Thứ nhất, điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty:
Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
“Hiện nay, Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định) Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xác định mức vốn điều lệ phù hợp dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp và số vốn chắc chắn có thể huy động được
Trang 13Ngoài ra doanh nghiệp cần phải tuân thủ thời hạn góp vốn vì việc góp đủ vốn điều lệ đúng hạn là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Nếu quá thời hạn quy định và vẫn chưa góp
đủ vốn điều lệ, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong vòng 30 ngày kể
từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn.”
*Thứ hai: Chủ thể thành lập doanh nghiệp phải là người đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự, ngoại trừ những trường hợp ở mục a,b,c,d,e khoản 2 điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020
*Thứ ba: Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể, phù hợp với quy định pháp luật
và có bổ sung đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như giấy phép kinh doanh, đăng ký thuế; đồng thời đăng ký hoạt động tại cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước
*Thứ tư: Có vốn đầu tư đủ, đăng ký vốn điều lệ hợp pháp, cụ thể trong Luật Doanh nghiệp
*Thứ năm: Chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và mục đích kinh doanh và không phải các ngành cấm trong luật
*Thứ sáu: Tuân thủ các quy định pháp luật về đăng ký, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp
*Thứ bảy: Có trụ sở và địa chỉ đăng ký kinh doanh
Trang 14*Thứ tám: Các giấy tờ pháp lý cần thiết như: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy khai sinh (đối với người dưới 18 tuổi), giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký kinh doanh v.v
*Thứ chín: Điều kiện về người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi,
có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.”
“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài
“Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.”
“Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.”
4/ Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp
Việc kinh doanh mà chưa hoặc không đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật Vì vậy các chủ doanh nghiệp cần phải làm thủ tục đăng ký đăng ký doanh nghiệp để có thể đi vào hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
Quy trình làm thủ tục thành lập doanh nghiệp cần phải đi qua 5 giai đoạn, bao gồm: