HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TIẾNG ANH ---oOo--- TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU CHỦ ĐỀ NHÓM 4: TÌM DANH SÁCH LUẬN VĂN, LUẬN ÁN VỀ CHỦ ĐỀ NNHĐC KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TIẾNG ANH -oOo -
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HỌC PHẦN: NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
CHỦ ĐỀ NHÓM 4:
TÌM DANH SÁCH LUẬN VĂN, LUẬN ÁN VỀ CHỦ ĐỀ NNHĐC KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG TỪ ĐÓ RÚT RA NHẬN XÉT
Giảng viên: PGS.TS Phạm Văn Lam
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ, dù
ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những người thầy, người cô đáng kính Trong suốt thời gian bắt đầu cho đến khi kết thúc học kì I đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến thầy Phạm Văn Lam - giảng viên học phần “Ngôn ngữ học đối chiếu” đã đồng hành cùng với chúng em trong suốt học kì vừa qua
Học viện Ngoại giao với tri thức và tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho sinh viên trong suốt thời gian học tập tại trường, đặc biệt, trong học kỳ này, Trường
và Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận môn học “Ngôn ngữ học đối chiếu” mà theo chúng em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành khoa khác
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện về các lĩnh vực trong môn học này Không nhờ những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì bài tiểu luận này của chúng em rất khó có thể hoàn thiện được Những lời khuyên và đóng góp ý kiến từ thầy đã không chỉ nâng cao nội dung bài luận mà còn là nguồn cảm hứng để chúng em tiếp tục đam
mê học hỏi và khám phá tri thức Sự tận tụy và kiến thức phong phú của thầy là động lực quan trọng giúp chúng em phát triển tư duy và mở rộng tầm nhìn học thuật của mình Mặc dù đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự hạn chế về mặt kiến thức nên bài làm khó tránh khỏi những điều thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, em xin chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy Em xin chân thành cảm ơn thầy một lần nữa vì tất cả sự giúp đỡ và hỗ trợ quý báu
Trang 3DANH SÁCH NHÓM 4
1 Nguyễn Thị Khánh Huyền NNA48A10635
2 Phạm Văn Quốc Huy NNA48A10632
3 Phạm Thị Hồng NNA48A10625
4 Trịnh Thị Huyền NNA48A10636
5 Bùi Thúy Huyền NNA48A10637
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
I Danh sách một số bài luận văn, luận án tiêu biểu về chủ đề NNHĐC 7
II Khái quát lịch sử phát triển NNHĐC thế giới 8
1 Sự phát triển và ra đời của ngôn ngữ học đối chiếu 8
1.1 Nguyên nhân xã hội (nguyên nhân bên ngoài) 8
1.2 Nguyên nhân thuộc về nội bộ ngôn ngữ học (nguyên nhân bên trong) 8
2 Các thời kỳ phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu 9
2.1 Thời kỳ thứ nhất 9
2.2 Thời kỳ thứ hai (cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX) 9
2.3 Thời kỳ thứ ba (thế kỷ XX đến nay) 10
3 Một số công trình nghiên cứu Ngôn ngữ học đối chiếu tiêu biểu trên thế giới 11 III Quá trình hình thành và phát triển Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam 11
1 Quá trình hình thành Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam (1975 -1990) 11
2 Quá trình phát triển của Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam (1990 - nay) 12
2.1 Giai đoạn phát triển ban đầu (1990 - 2000) 12
2.2 Giai đoạn đầu những năm 2000 (2000-2005) 13
2.3 Giai đoạn năm 2005 - 2010 14
2.4 Giai đoạn phát triển đương đại (2010 đến nay) 16
IV Nhận xét về lịch sử phát triển Ngôn ngữ học đối chiếu 18
1 Nhận xét về lịch sử phát triển Ngôn ngữ học đối chiếu trên thế giới 18
2 Nhận xét về lịch sử phát triển Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam 19
3 Tác động của NNHĐC trong giảng dạy và dịch thuật ngày nay 20
NGUỒN THAM KHẢO 21
Trang 5DANH SÁCH LUẬN VĂN, LUẬN ÁN VỀ CHỦ ĐỀ NNHĐC
TỪ ĐÓ KHÁI QUÁT VÀ RÚT RA NHẬN XÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG
* Nguyễn Thị Khánh Huyền NNA48A10635
I Danh sách một số bài luận văn, luận án tiêu biểu về chủ đề NNHĐC
Số liệu trích từ thống kê của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, dữ liệu được cập nhật đến tháng 6/2024:
https://docs.google.com/document/d/1E5Wta8eXmf-JKAo_t-jhViIQYUMGq1IRWJVahgLUv-s/edit?usp=sharing
Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2024, luận văn - luận án chuyên ngành Ngôn ngữ học Đối chiếu hiện có tại Thư viện của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bao gồm: 275 nhan đề tương ứng với 467 bản và tiếp tục gia tăng đều đặn Các nghiên cứu tập trung vào những khía cạnh khác nhau như đối chiếu ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngôn ngữ văn hoá
Trong số các luận văn, nhiều tác giả đã chọn so sánh các cáp ngôn ngữ như tiếng Anh - tiếng Việt, tiếng Pháp - tiếng Việt, v.v., để làm nổi bật những khác biệt và tương đồng trong việc biểu đạt ngôn ngữ Những nghiên cứu này có ý nghĩa lớn trong việc giảng dạy ngôn ngữ, dịch thuật và giao thoa văn hoá Ngoài ra, một số luận án tiên phong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ trong ngữ dụng hàng ngày và trong ngữ cảnh chuyên dụng, góp phần vốn tài liệu hỏi đồng cho các nhà nghiên cứu và giảng viên
Nhìn chung, các nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, phản ánh xu hướng hội nhập và phát triển trong nghiên cứu ngôn ngữ tại Việt Nam và trên toàn thế giới Từ đó nhóm chúng em xin phép được tổng quan lại quá trình hình
Trang 6thành và phát triển Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung thông qua các phần dưới đây
II Khái quát lịch sử phát triển NNHĐC thế giới
1 Sự phát triển và ra đời của ngôn ngữ học đối chiếu
Những nghiên cứu đối chiếu đầu tiên trong ngôn ngữ học đã xuất hiện từ rất lâu, đặc biệt là vào thời kỳ có nhiều phát kiến mới về địa lý, thời kỳ phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật và đặc biệt là từ những năm 70 trở lại đây Có hàng loạt nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu, trong đó có thể kể đến các
nguyên nhân chủ yếu sau:
1.1 Nguyên nhân xã hội (nguyên nhân bên ngoài)
Sự phát hiện ra các vùng đất mới, cộng đồng người mới, nhiều quốc gia độc lập được hình thành và đi kèm theo là nhiều ngôn ngữ mới được phát hiện Lượng thông tin văn hoá và sự giao lưu của các nền văn minh, văn hóa thành văn tăng lên với tốc độ đáng kể Điều này đưa đến đòi hỏi to lớn của việc dạy và học ngoại ngữ, của việc giải quyết tình trạng song ngữ, việc xây dựng cơ sở lý luận và giải quyết công việc dịch thuật
và hàng loạt công việc thực tế ngôn ngữ khác
1.2 Nguyên nhân thuộc về nội bộ ngôn ngữ học (nguyên nhân bên trong)
Khả năng to lớn của con người nói chung và các nhà ngôn ngữ học nói riêng đã phát hiện và bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ khác nhau, tìm hiểu, giải quyết nó theo những mục đích, định hướng xác định Các phân tích, lý giải “đơn ngữ luận", dù đạt nhiều thành tựu to lớn, vẫn không thể tiến xa hơn nếu không phát triển các nghiên cứu
lý luận “đa ngữ luận", một hướng nghiên cứu lý giải có sức bao quát sâu rộng hơn nhiều Nhu cầu kết hợp của những nghiên cứu lý luận và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, trực tiếp trong nội bộ ngôn ngữ học
=> Chính những nguyên nhân này và cũng là những đòi hỏi chính yếu chỉ ra trên đây đã tạo ra những tiền đề thực tế cho sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu
Trang 72 Các thời kỳ phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu
Cho đến nay, nhìn một cách tổng quát, nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể
chia thành ba thời kỳ phát triển với những đặc điểm sau:
2.1 Thời kỳ thứ nhất
Ngôn ngữ học so sánh-lịch sử ra đời và phát triển tập trung vào thế kỷ XIX nhưng thời kỳ đầu của ngôn ngữ học đối chiếu được coi là bắt đầu từ khoảng thế kỷ XIV và kết thúc vào khoảng thế kỷ XIX khi ngôn ngữ học so sánh-lịch sử ra đời
Thời kỳ này nghiên cứu chủ yếu: từ điển, các bộ sưu tập ngôn ngữ và một số công trình có định hướng so sánh đối chiếu ngôn ngữ Về từ điển đối chiếu: từ điển song, đa ngữ bắt đầu được biên soạn Ví dụ: năm 1520, cuốn từ điển đối chiếu 7 ngữ của Capelimo (người Ý), năm 138 Giextne (Thuỵ Sĩ) soạn từ điển 12 ngữ
Ngoài ra các bộ sưu tập đối chiếu ngôn ngữ: có một số bộ sưu tập ngữ liệu, có một số bộ còn so sánh giữa một số ngôn ngữ Ví dụ: năm 1554, Caninurse: so sánh ngôn ngữ chính của họ Smith, năm 1564, Henry II phát triển công trình: “Sự khác biệt giữa tiếng Pháp và tiếng Hy Lạp"
Trong lĩnh vực ngữ pháp, có nhiều công trình đề cập đến so sánh đối chiếu ngôn ngữ như ngữ pháp phổ quát và duy lý của Port-Royal (1660) đề cập đến xác lập và xây dựng những quy tắc phổ quát của ngôn ngữ dựa trên tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp, tiếng Latin…
2.2 Thời kỳ thứ hai (cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX)
Đây là thời kỳ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử và triết học ngôn ngữ thế kỷ XIX Nét đặc trưng của thời kỳ này là nghiên cứu đối chiếu bị cuốn hút và hoà vào dòng thác nghiên cứu so sánh-lịch sử Những nghiên cứu lý luận và những vận dụng thực tiễn rộng lớn của nó vẫn được tiến hành song chỉ đóng vai trò hỗ trợ Trong giai đoạn này, ranh giới giữa các loại nghiên cứu so sánh-lịch sử, loại hình, đối chiếu chưa thực sự được phân biệt rạch ròi Dần dần về sau người ta mới xác định được một sự phân giới
có ý thức Chính những tri thức về phân kỳ lịch sử ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ
Trang 8học so sánh-lịch sử, loại hình học nói riêng đã cho thấy điều đó Chẳng hạn như nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ rõ rằng đến nửa đầu thế kỷ XIX ngôn ngữ học mới được tách thành một ngành khoa học độc lập nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học so sánh-lịch sử Song ngôn ngữ học so sánh-lịch sử cũng thể hiện sự khác nhau ở ba thời
kỳ phát triển: thời kỳ đầu khoảng từ những năm 1816-1870, thời kỳ thứ hai khoảng từ những năm 1871-1916, và thời kỳ thứ ba từ năm 1917 đến nay
Như vậy là đến nửa cuối thế kỷ XIX, ngôn ngữ học so sánh lịch sử mới xác định được phạm vi đối tượng, phương pháp nghiên cứu riêng để trở thành một phân ngành độc lập theo như lời nhận xét của Enghen: “Ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh lịch sử
có được cái nền tảng lịch sử của nó" Nghiên cứu đối chiếu trong quan hệ với nghiên cứu so sánh- lịch sử và loại hình ở giai đoạn hai của sự phát triển ngôn ngữ học đã góp phần vào các nghiên cứu so sánh chung nhiều ngôn ngữ mà không phân biệt đó là so
sánh phố hệ, loại hình thay đổi chiếu
2.3 Thời kỳ thứ ba (thế kỷ XX đến nay)
Thế kỷ XX, ngôn ngữ học phát triển rực rỡ với nhiều khuynh hướng khác nhau không chỉ ở ngôn ngữ học mô tả mà cả ở ngôn ngữ học lý thuyết Sau lý thuyết FDS (Ferdinand de Saussure), ngôn ngữ học truyền thống trở thành một ngành khoa học riêng, trong đó có ngôn ngữ học đối chiếu FDS là người đã nghiên cứu sự phân giới ngôn ngữ và lời nói, lịch đại và đồng đại, hệ thống và cấu trúc Đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của tư tưởng Saussure, người ta nhận thấy cần phải tách biệt nghiên cứu đồng đại và lịch đại , cần tách ngôn ngữ học đối chiếu ra khỏi ngôn ngữ học
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều quốc gia mới ra đời, nhu cầu giao lưu về kinh tế văn hoá phát triển mạnh và ngôn ngữ học đối chiếu đòi hỏi phải tách ra và trở thành một bộ môn lý luận riêng và có những nghiên cứu riêng của nó Cùng với ngôn ngữ học đối chiếu, loại hình học cũng được tách ra từ ngôn ngữ học so sánh lịch sử
Trang 9Đặc điểm của giai đoạn này: ngôn ngữ học đối chiếu phát triển đa dạng và theo nhiều hướng: Thứ nhất là tách ra khỏi ngôn ngữ học so sánh lịch sử và loại hình học; thứ hai là phát triển theo nhiều hướng, nhiều mục đích khác nhau
3 Một số công trình nghiên cứu Ngôn ngữ học đối chiếu tiêu biểu trên thế giới
Đối chiếu để mô tả làm rõ hơn đặc điểm của một ngôn ngữ này so với ngôn ngữ khác mà không nhằm mục đích so sánh: Ngôn ngữ học đổi chiều và một số vấn đề tiếng Pháp của S Bally; Ngữ pháp tiếng Nga đối chiếu với tiếng Uzobếch của Polivanov
Đối chiếu nhằm giải quyết những vấn đề về loại hình học, phân loại loại hình học: công trình của các nhà loại hình học, kết hợp đối chiếu để phân loại theo các đặc điểm nhất định: tác phẩm của Sapir, Skalitka, Greenberg
Những năm 80 trở đi ngôn ngữ học đối chiếu phát triển mạnh mẽ, đề cập tới các lĩnh vực của ngôn ngữ từ những vấn đề chung nhất (tu từ, phong cách, văn hóa ngôn ngữ) Các công trình: Contractive Linguistics 1984 (Jacek Fisiak); Constractive Analysis 1986 (Carl James); Constracting Languagé (Karezowsłeij)
* Phạm Văn Quốc Huy NNA48A10632
III Quá trình hình thành và phát triển Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam –
1 Quá trình hình thành Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam (1975 -1990)
Trước năm 1975, các nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào ngữ pháp tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Ngôn ngữ học đối chiếu chưa thật
sự được chú trọng Tuy nhiên, một số nhà ngôn ngữ học thời kỳ này đã bắt đầu có những nghiên cứu đối chiếu đơn giản giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng
Pháp do ảnh hưởng từ thời Pháp thuộc
Trang 10Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ được thực sự chú ý từ những năm 80 thế kỉ
XX Tại thời điểm này, Việt Nam hợp tác nhiều với Liên Xô và các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, dẫn đến việc các nghiên cứu đối chiếu giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ khác dần được chú ý hơn, chủ yếu là tiếng Nga và tiếng Anh
Công trình “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ” của Lê Quang Thiêm, xuất bản lần đầu năm 1989, là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu khá toàn diện về lĩnh vực ngôn ngữ học đối chiếu Cuốn sách này đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu so sánh các ngôn ngữ, đặc biệt là trong bối cảnh Đông Nam Á
2 Quá trình phát triển của Ngôn ngữ học đối chiếu ở Việt Nam (1990 - nay)
2.1 Giai đoạn phát triển ban đầu (1990 - 2000)
Vào cuối những năm 90, bước vào thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế, tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ nước ngoài chính được giảng dạy ở Việt Nam, từ đó nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Anh được tập trung nhiều hơn so với giai đoạn phát triển ban đầu Các công trình đối chiếu về ngữ âm, ngữ pháp, và từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Anh đã xuất hiện nhiều hơn, giúp ích cho công tác giảng dạy tiếng Anh và dịch thuật Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Hiệp, và Diệp Quang Ban đã có những đóng góp đáng kể trong nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu, đặc biệt là ở khía cạnh ngữ pháp và ngữ nghĩa Năm 1997, sự phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu ở nước ta được đánh dấu bằng một sự kiện đáng ghi nhận, đó là cuộc hội thảo khoa học về nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ được tổ chức tại Hà Nội
Cuối những năm 90 vẫn còn rất ít các đề tài luận văn, luận án về Ngôn ngữ học đối chiếu Một số luận văn, luận án tiêu biểu trong giai đoạn này như là luận án “Một
số vấn đề câu đẳng nghĩa (đồng nghĩa) tiếng Việt: so sánh với tiếng Anh”, Nguyễn Hữu Chương (1999) Tiêu biểu hơn là luận án của Phó Tiến sĩ Nguyễn Thượng Hùng “Đối chiếu phần đề câu tiếng Anh với phần đề câu tiếng Việt” (1994) – Viện ngôn ngữ học