LỜI MỞ ĐẦUTrong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Namluôn coi trọng vai trò của kinh tế tư nhân như một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hộ
Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thế giới
Giai đoạn từ năm 2011 đến 2021 là một thập kỷ đầy biến động và thay đổi trên toàn cầu, với nhiều sự kiện quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ.
1.1.1 Chính trị và Xung đột
- Mùa Xuân Ả Rập (2011): Bắt đầu từ cuối năm 2010 tại Tunisia, làn sóng biểu tình lan rộng khắp các nước Ả Rập, dẫn đến sự thay đổi chế độ ở Tunisia, Ai Cập, Libya và Yemen Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác, như Syria, rơi vào xung đột kéo dài và khủng hoảng nhân đạo.
- Cuộc nội chiến Syria (2011-nay): Xung đột tại Syria bùng nổ từ cuộc biểu tình chống chính phủ và sau đó leo thang thành một cuộc chiến toàn diện, với sự can thiệp của nhiều quốc gia và lực lượng quốc tế, gây ra hàng triệu người chết và người di cư.
- Khủng hoảng Ukraina (2014): Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và sự hỗ trợ cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine đã gây ra căng thẳng giữa Nga và phương Tây, dẫn đến các biện pháp trừng phạt và đối đầu kéo dài.
- Brexit (2016-2020): Vương quốc Anh đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào năm
2016 và quyết định rời khỏi Liên minh châu u (EU) Quá trình này chính thức hoàn thành vào năm 2020, gây ra những biến động lớn về kinh tế và chính trị tại châu u.
- Chính quyền Trump và chủ nghĩa dân túy: Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa
Kỳ năm 2016, đánh dấu sự gia tăng của các phong trào dân túy và chính sách ngoại giao "Nước Mỹ trên hết", gây ra nhiều thay đổi trong quan hệ quốc tế.
- Khủng hoảng nợ công châu Âu (2010-2012): Một số quốc gia châu Âu, đặc biệt là Hy Lạp, gặp khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, đe dọa sự ổn định của khu vực đồng Euro và dẫn đến các biện pháp thắt lưng buộc bụng nghiêm ngặt.
- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (2018-2019): Xung đột thương mại giữa Hoa
Kỳ và Trung Quốc leo thang dưới thời chính quyền Trump, với việc cả hai bên áp dụng các biện pháp thuế quan đối với hàng hóa của nhau, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu.
- Cách mạng công nghiệp 4.0: Giai đoạn này chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), blockchain, và xe tự lái Những công nghệ này đã và đang thay đổi cách con người sống và làm việc.
- Sự trỗi dậy của các công ty công nghệ lớn: Các công ty như Apple, Amazon, Google, và Facebook trở thành những tập đoàn có ảnh hưởng lớn nhất thế giới, với giá trị thị trường và tầm ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, và xã hội.
- Phong trào #MeToo (2017): Phong trào này bắt đầu tại Hoa Kỳ nhằm chống lại quấy rối tình dục và lạm dụng quyền lực, lan rộng ra khắp thế giới và thúc đẩy những thay đổi trong văn hóa làm việc và nhận thức về quyền của phụ nữ.
- Đại dịch COVID-19 (2019-2021): Đến cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 bùng phát và nhanh chóng lan rộng toàn cầu, gây ra khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội. Đại dịch đã làm thay đổi cách thức con người làm việc, giao tiếp và sinh hoạt.
- Biến đổi khí hậu: Giai đoạn này chứng kiến những nỗ lực quốc tế trong việc chống lại biến đổi khí hậu, với các thỏa thuận quốc tế như Hiệp định Paris (2015). Tuy nhiên, các thảm họa thiên nhiên như cháy rừng, bão lũ, và hạn hán trở nên nghiêm trọng hơn.
- Phong trào bảo vệ môi trường: Các phong trào xã hội như Fridays for Future do Greta Thunberg khởi xướng đã nâng cao nhận thức toàn cầu về biến đổi khí hậu và kêu gọi hành động khẩn cấp từ các chính phủ và doanh nghiệp.
- Bùng nổ đại dịch COVID-19: Sự bùng nổ của COVID-19 đã gây ra những biến động lớn trên toàn thế giới, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống và khiến hàng triệu người tử vong Các biện pháp như giãn cách xã hội, phong tỏa, và tiêm vaccine đã trở thành các chiến lược chủ đạo để kiểm soát đại dịch.
Tình hình trong nước
Bước vào giai đoạn 2011-2016, đất nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo, diện mạo đất nước nhiều thay đổi.Cả nước cũng vừa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội với những thành tựu quan trọng.
Sau Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước năm 1975 và chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nước ta đã dần lấy lại được sự ổn định chính trị, là nền móng cho việc phát triển của đất nước.
Ngoại giao kinh tế đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế- thương mại- đầu tư, thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế của đất nước Đến năm 2012, có 36 nước công nhận cơ chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
1.2.1.3 Ngoại giao Được triển khai một cách tích cực, nhất là trong ASEAN, thể hiện vị thế, vai trò ngày càng tăng của Việt Nam Ngoại giao văn hóa tiếp tục được triển khai mạnh mẽ.
Những hoạt động và thành tựu đã đạt được của Việt Nam trong giai đoạn này đã giúp cho vị thế và uy tín của nước ta tiếp tục được nâng cao
Tuy nhiên, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình” Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế xã hội, tốc độ tăng 2 trưởng trong nước và cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn.
Kinh tế, mặc dù đã qua 3 năm kể từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng hậu quả mà nó để lại cho Việt Nam là vô cùng nặng nề với việc nền kinh tế nước ta bị suy thoái, hàng loạt doanh nghiệp phá sản hoặc cắt giảm sản xuất khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng, kim ngạch xuất khẩu giảm do nhu cầu của thị trường quốc tế giảm khiến các ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta đều bị ảnh hưởng
Thất nghiệp gia tăng cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch khiến nguy cơ bất ổn chính trị gia tăng.
Tiếp nối sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của giai đoạn trước, trong giai đoạn 2016-2021, Việt Nam tiếp tục có những bước tiến vượt bậc và gặt hái được nhiều thành tựu.
Nước ta vẫn giữ được sự ổn định chính trị cần thiết nhằm phát triển kinh tế, xã hội.
Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này khi nằm trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP tăng trung bình 6-7%/ năm giúp nâng cao đời sống người dân và thu hút FDI.
Nước ta tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao và kinh tế với nhiều quốc gia, tham gia vào các FTA, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu cả nước
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã phần nào giúp nước ta chuyển đổi số và nâng cao được hiệu quả sản xuất và quản lý.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam phải đối mặt với khó khăn lớn nhất trong giai đoạn này là sự bùng phát của Đại dịch Covid-19 Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng gây ra những hậu quả nặng nề cho nước ta trong giai đoạn 2016-2021 này.
Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 2011 - 2016
Các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân
- Đại hội XI (2011), vai trò kinh tế tư nhân được nâng tầm cao mới với việc đưa vào Nghị quyết “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật”. Đại hội XI (1-2011) của Đảng tiếp tục xác định phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế Có thể thấy, quan niệm coi kinh tế tư nhân là “một trong những động lực của nền kinh tế” trong hai kỳ Đại hội X và XI phản ánh bước tiến mới trong tư duy của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta.
- Đến Đại hội XII (tháng 1.2016), so với các kỳ đại hội trước là sự khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát hơn của Đảng khi coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế Văn kiện Đại hội XII nhấn mạnh việc: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”. Đặc biệt tại Đại hội XII, Đảng đã khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật” Việc Đảng ta xác nhận “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” trong phát triển đất nước (Đại hội X mới ghi nhận: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”), không chỉ xác nhận vai trò mới của kinh tế tư nhân mà còn mở ra những cơ hội mới để thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn Với chủ trương của Đảng không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật, xóa bỏ hẳn cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội XII của Đảng chính là Đại hội có nhiều nhận thức mới đối với các thành phần kinh tế, đó là khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế đối với kinh tế tư nhân; quan điểm lựa chọn tiếp nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; và quan tâm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp…
Tại Đại hội XII cũng lần đầu tiên Đảng ta khẳng định chủ trương: “Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” Điều này cho thấy, Đảng ta đã nhận thấy rõ trong phát triển kinh tế, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân là một xu thế tất yếu, là một kênh quan trọng giúp Nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế đã đề ra.
Quá trình tổ chức và chỉ đạo thực hiện
Quan điểm của Đảng hướng về việc Đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Những định hướng lớn về phát triển kinh tế: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011) Trong 5 năm 2011-
2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tập trung chỉ đạo thực hiện những vấn đề quan trọng, nổi bật: Thực hiện một trong những đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2016, Hội nghị Trung Ương 4 (1 - 2012) chủ trương xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong tương lai
Hội nghị Trung ương 5, khóa X (5- 2012) đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân ta; quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Trung ương Đảng nhất trí ban hành Kết luận về tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hội nghị Trung ương 6, khóa X (5 - 2012) ban hành Kết luận về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước Quan điểm của Trung ương Đảng là: Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô Doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành. Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) Quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng là: Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường.
Hội nghị Trung ương 4, khóa XII (10 - 2016) đã chủ trương “Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” Quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng là: Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 đã nêu ra một số chủ trương lớn và chính sách lớn trong đó có “Phát triển mạnh khu vực KT tư nhân Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển KT” Cụ thể: Đẩy mạnh hình thành và phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn KT tư nhân có quy mô lớn, được trang bị hệ thống khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh trở thành đơn vị “đầu tàu’ trong phát triển KT chung của đất nước Cùng với đó là đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong mọi lĩnh vực ở trong nước, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
Kết quả và ý nghĩa
Vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận dần dần qua từng giai đoạn, từ chỗ chỉ là thành phần kinh tế có thể được sử dụng và cần cải tạo bằng những bước đi thích hợp đến chỗ có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được khuyến khích phát triển; từ chỗ là một trong những động lực của nền kinh tế trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế Đại hội XII của Đảng không chỉ khẳng định thêm vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân mà còn mở ra những cơ hội mới để kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn với chủ trương không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Đảng đã có những định hướng phù hợp với xu thế xã hội về định hướng phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khẳng định kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, các tập đoàn kinh tế lớn, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, trở thành kinh tế tư bản nhà nước Với các hộ cá thể, tiểu chủ, Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ để phát triển lên quy mô lớn hơn hoặc liên kết hình thành các tổ hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp Điều này đã đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016 như:
- Đóng góp vào quy mô GDP
Kinh tế tư nhân đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Năm 2010, giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế tư nhân theo giá hiện hành đạt 598,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,85% GDP của cả nước; đến năm 2015 đạt 1.256,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,2%; năm 2020 đạt 2.178,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,08% Trong khi tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế cá thể ngày càng giảm, từ 27% năm 2010 xuống 25,55% vào năm 2015 thì khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng ngày càng tăng, tỷ trọng tăng từ 21,85% năm 2010 và đạt 24,2% năm 2015, cao nhất trong các loại hình kinh tế Kinh tế tư nhân từ loại hình kinh tế đóng góp thứ 2, sau kinh tế cá thể đã vươn lên đứng đầu.
Kinh tế tư nhân dần đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đóng góp hơn 50% GDP, trong đó có đóng góp lớn của khu vực kinh tế tư nhân, phát triển nhanh, vượt lên khu vực kinh tế cá thể và trở thành khu vực đóng góp lớn nhất cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước Năm 2010, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong kinh tế ngoài nhà nước tăng dần qua các năm, năm 2010 đạt 43,93%; năm 2015 đạt 47,80% và năm
- Đóng góp vào thu ngân sách Nhà nước
Khu vực kinh tế tư nhân có tỷ trọng đóng góp cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2010-2016 liên tục tăng, năm 2010 mới chỉ đạt 70 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách nhà nước; đến năm 2015 đạt 129,6 nghìn tỷ đồng, chiếm
12,7% và tăng 85% so với năm 2010 Trong những năm gần đây, đóng góp của khu vực này tăng nhanh Tốc độ đóng góp vào thu ngân sách nhà nước của khu vực kinh tế tư nhân luôn cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách chung của cả nền kinh tế Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng thu ngân sách Nhà nước của cả nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 đạt 11,6%, trong đó khu vực kinh tế tư nhân đạt 13,1%
- Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân phát triển đã làm tăng sự lựa chọn cho người lao động và người sử dụng lao động, dẫn đến làm tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động.
Trong nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1-2011), bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế:
- Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động
Những năm gần đây, kinh tế vĩ mô có lúc thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp Kinh tế phát triển thiếu bền vững.
- Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu tới các năm tiếp theo, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp Trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1 - 2016), mười năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên, kinh tế - xã hội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và còn nhiều khó khăn, thách thức Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và việc tạo nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt được mục tiêu đề ra
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập
Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển Thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùng chưa được quan tâm và chậm được cụ thể hóa bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế nhìn chung còn thấp Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỉ lệ nội địa hóa thấp, hiệu quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm lại, chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu; chất lượng nhiều loại hình dịch vụ còn thấp.
- Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả có mặt chưa cao
Vốn vay nước ngoài giải ngân chậm, sử dụng còn dàn trải, lãng phí Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thiếu chọn lọc; sự kết nối và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế Xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá trị gia tăng còn thấp; việc bảo vệ thị trường trong nước, phòng ngừa, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế còn bất cập
Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 2016 - 2021 25 1 Các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân
Quá trình tổ chức và chỉ đạo thực hiện
Quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng là: Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường.
Hội nghị Trung ương 4, khóa XII (10 - 2016) đã chủ trương “Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” Quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng là: Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội nghị Trung ương 5 (5 - 2017) chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng là: Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế…
Hội nghị Trung ương 5 (5 - 2017) chủ trương tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước Quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối ở những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước; hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng và có vai trò nòng cốt, dẫn dắt phát triển với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Để tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân, Hội nghị Trung ương 5, khóa XII (5 -2017) chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (9) Quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng: Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế
Hội nghị Trung ương 8 (10 - 2018) đề ra Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Quan điểm chỉ đạo của Đảng là: Thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc