BÁO CÁO BIỆN PHÁP VẬN DỤNG TRANH ẢNH ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP PHẦN LỊCH SỬ LỚP 6 THEO BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo vi
Trang 1TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ …
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
VẬN DỤNG TRANH ẢNH ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP PHẦN LỊCH SỬ LỚP 6 THEO BỘ SÁCH CHÂN TRỜI
SÁNG TẠO
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1
1 Tên báo cáo biện pháp: 1
2 Tác giả: 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn biện pháp 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 2
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2
Biện pháp 1: Sử dụng tranh ảnh về các nhân vật lịch sử để nâng cao sự tò mò, hứng thú học lịch sử cho học sinh 2
Biện pháp 2: Chọn lọc và sử dụng tranh ảnh để diễn tả sự kiện lịch sử nhằm cụ thể hóa kiến thức và nâng cao hứng thú cho học sinh 5
Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng tranh ảnh để củng cố kiến thức và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh 13
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 15
PHẦN KẾT LUẬN 17
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 17
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 18
Trang 31
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo biện pháp:
Vận dụng tranh ảnh để nâng cao hứng thú học tập phần Lịch sử lớp 6 theo
bộ sách Chân trời sáng tạo
2 Tác giả:
- Họ và tên: …… Nam (nữ):
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Lịch sử là một khoa học chuyên nghiên cứu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ Học lịch sử là để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, cha ông, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình, để chúng ta biết được tổ tiên, cha ông đã sống, lao động như thế nào để tạo dựng nên đất nước như ngày hôm nay Trong chương trình đổi mới GDPT 2018, Bộ GD&ĐT kiến nghị nhà trường cần tập trung vào rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho học sinh Vì vậy, đối với phân môn Lịch sử 6, thầy cô giáo hướng các em hiểu được giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với đất nước thông qua các dạng bài tập liên hệ, thực hành, khám phá địa phương trong bộ sách Chân trời sáng tạo Từ đó các em
ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay
Đối với học sinh lớp 6, các em mới chuyển cấp từ tiểu học sang cấp THCS, nên hết sức bỡ ngỡ với phương pháp học tập mới, nhất là bộ môn Lịch sử lại là một môn học độc lập Nếu ngay từ đầu lớp 6, giáo viên hình thành cho các em những kỹ năng, phương pháp học tập tích cực thì chắc chắn khi lên các lớp lớn hơn, các em sẽ được trang bị những phương pháp, những kỹ năng khi học tập, từ
đó các em sẽ yêu thích bộ môn, có hứng thú trong từng tiết học lịch sử Trong
Trang 42
quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh rất có hứng thú, hào hứng với các tiết học có tranh, ảnh minh họa Mặt khác, khi sử dụng hình ảnh minh họa trong tiết dạy Lịch sử cũng giúp học sinh dễ hình dung, liên tưởng đến các sự kiện, nhân vật hơn, không còn tình trạng học lý thuyết khô khan, sáo rỗng
Xuất phát từ nhiệm vụ phát triển giáo dục toàn diện, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử, từ thực tế về đối tượng học sinh ở Trường THCS ……, trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý đến đối tượng học sinh lớp 6, lớp đầu cấp học, các em vừa chuyển từ cấp tiểu học sang cấp THCS, các em được làm quen với phương pháp học mới nên ngay từ khi bước vào lớp 6, lớp đầu cấp, giáo viên phải hình thành cho các em phương pháp, kỹ năng học tập bộ môn khoa học lịch sử và tạo
hứng thú cho các em trong từng tiết dạy Vì vậy tôi đã rút ra “Vận dụng tranh
ảnh để nâng cao hứng thú học tập phần Lịch sử lớp 6" theo bộ sách Chân trời
sáng tạo
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh lớp 6 trong dạy học Lịch sử
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS…
3 Mục đích nghiên cứu
+ Làm cho tiết học bớt khô khan, không nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng, sinh động
+ Làm cho học sinh thêm yêu thích, có hứng thú khi học lịch sử
+ Nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử ở trường THCS……
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Biện pháp 1: Sử dụng tranh ảnh về các nhân vật lịch sử để nâng cao sự
tò mò, hứng thú học lịch sử cho học sinh
Tranh ảnh lịch sử là loại đồ dùng dạy học có giá trị trực quan cao trong dạy học lịch sử Bởi vì, học sinh có thể quan sát hình ảnh cụ thể sẽ mang lại nhận thức chính xác sinh động về nhân vật lịch sử Trên cơ sở đó, tạo cho học sinh những
Trang 53
cảm xúc lịch sử mạnh, sâu sắc, đồng thời cũng là con đường hiệu quả để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử là “Biểu tượng
về những hình ảnh nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất” Hình ảnh của các nhân vật lịch sử có sức gợi cảm mạnh mẽ không chỉ gây hứng thú cho học sinh trong học lịch sử mà còn khơi gợi lòng kính trọng, tự hào đối với những nhân vật lịch sử Mặt khác, góp phần phát triển tư duy, nhận thức, về nhân vật lịch sử
Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó Kết hợp với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống
và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp
Trước khi dạy đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quý của nhân vật
Khi dạy phần II: Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) (trang 90 Lịch sử 6 bộ
sách Chân trời sáng tạo)
Trang 64
Giáo viên cho học sinh giới thiệu về Bà Triệu và báo cáo những hình ảnh, tư liệu đã sưu tầm về nhân vật Bà Triệu Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh, lựa chọn những hình ảnh, tư liệu học sinh cung cấp để khắc họa biểu tượng nhân vật Bà Triệu, giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh
Giáo viên đặt câu hỏi phát vấn: Em có nhận xét gì về nhân vật Bà Triệu? Học sinh thông qua những gì đã tìm hiểu và hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học trên lớp, có thể nhận xét được: Bà Triệu là một con người khảng khái,
Trang 75
giàu lòng yêu nước, có ý chí lớn, tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc Việt trong công cuộc đấu tranh chống quân đô hộ, mong muốn giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ
Lịch sử ghi nhớ công lao to lớn của Bà triệu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trong các câu ca dao, lời ru, lăng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia, là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của dân tộc Việt Nam Sau khi khắc họa biểu tượng nhân vật Bà Triệu, giáo viên thực hiện lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của cha ông
để giành độc lập đặc biệt là ý chí sắt đá của những người phụ nữ Việt Nam, tinh thần biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đã hy sinh vì tổ quốc
Việc sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử, tạo sức thu hút học sinh khi học bộ môn sử, có ý nghĩa giáo dục lòng tự hào và sự kính trọng đối với những nhân vật lịch sử Ngoài ra, còn góp phần phát triển tư duy biện chứng, năng lực nhận thức, khả năng vận dụng thực tế cuộc sống của học sinh
Biện pháp 2: Chọn lọc và sử dụng tranh ảnh để diễn tả sự kiện lịch sử nhằm cụ thể hóa kiến thức và nâng cao hứng thú cho học sinh
Trong dạy học lịch sử, khi trình bày một sự kiện lịch sử, diễn biến một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến, giáo viên thường dùng lược đồ để hướng dẫn học sinh tường thuật và nắm diễn biến của sự kiện lịch sử Như vậy các em cũng
đã được học tập qua đồ dùng trực quan lược đồ (bản đồ), nhưng như thế các em cũng chỉ hình tượng sự kiện lịch sử qua các kí hiệu bản đồ mà không thấy được hết tính chất hay sự ác liệt của các sự kiện lịch sử, không thấy hết được tinh thần anh dũng, kiên cường bất khuất của các anh hùng dân tộc, của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa) Vì vậy, trong một số bài trong điều kiện cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nắm diễn biến các sự kiện lịch sử qua tranh ảnh hoặc kết hợp tranh ảnh Khi đó, các em nắm các sự kiện lịch sử giống như đọc một quyển truyện tranh, các em sẽ rất thích thú, nắm được diễn biến, các
Trang 8VẬN DỤNG TRANH ẢNH ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP PHẦN
LỊCH SỬ LỚP 6
(BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Trang 91 Lý do chọn biện pháp
2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3 Hiệu quả của các biện pháp
4 Những bài học kinh nghiệm
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 10Lịch sử 6
là môn học hướng học sinh hiểu được giá trị của cuộc sống và bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với đất nước
Tranh, ảnh minh họa trong tiết dạy Lịch sử
giúp học sinh dễ hình dung, liên tưởng đến các sự kiện, nhân vật hơn, không còn tình trạng học lý thuyết khô khan, sáo rỗng
Các kỹ năng, phương pháp học tập tích cực
được giáo viên hướng dẫn sẽ giúp học sinh yêu thích bộ môn, có hứng thú trong từng tiết học
Trang 11để diễn tả sự kiện lịch sử nhằm
cụ thể hóa kiến thức và nâng
cao hứng thú cho học sinh
Tăng cường sử dụng sơ đồ tư duy
để củng cố kiến thức và nâng cao hứng thú học tập cho học sinh
01
Sử dụng tranh ảnh về các nhân vật lịch sử để nâng cao sự tò mò, hứng thú học lịch sử cho học sinh
Các giải pháp
Trang 12Biện pháp 1: Sử dụng tranh ảnh về các nhân vật lịch sử để nâng
cao sự tò mò, hứng thú học lịch sử cho học sinh
Về tranh, ảnh minh họa các nhân vật lịch sử
• Tạo giá trị trực quan cao trong dạy học lịch sử.
sử, khơi gợi lòng kính trọng, tự hào đối với những nhân vật lịch sử.
Về bài dạy các nhân vật lịch sử
nhân vật lịch sử đó.
bài mới.
Trang 13Biện pháp 1: Sử dụng tranh ảnh về các nhân vật lịch sử để nâng
cao sự tò mò, hứng thú học lịch sử cho học sinh
Giáo viên cho học sinh giới thiệu về Bà Triệu
và báo cáo những hình ảnh, tư liệu đã sưu tầm
về nhân vật Bà Triệu.
Ví dụ: Phần II: Khởi nghĩa Bà Triệu
Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh Giáo viên đặt các câu hỏi phát vấn liên quan tới bài học.
Trang 14Biện pháp 2: Chọn lọc và sử dụng tranh ảnh để diễn tả sự kiện lịch
sử nhằm cụ thể hóa kiến thức và nâng cao hứng thú cho học sinh
Về tranh, ảnh minh họa các sự kiện lịch sử
• Cho học sinh thấy được tính chất, sự ác liệt của các sự kiện lịch sử, thấy được tinh thần anh dũng, kiên cường bất khuất của các anh hùng dân tộc, của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa).
Về bài dạy các sự kiện lịch sử
• Học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu các sự kiện lịch sử ở nhà.
bài mới.
Trang 15Biện pháp 2: Chọn lọc và sử dụng tranh ảnh để diễn tả sự kiện lịch
sử nhằm cụ thể hóa kiến thức và nâng cao hứng thú cho học sinh
Ví dụ: Phần I: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43)
Giáo viên chuẩn bị hình ảnh cho học sinh
quan sát và đặt hỏi: Nguyên nhân nào
dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?