1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tạo sự hứng thú học tập môn vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ BẰNG NHỮNG THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN
Tác giả Nguyễn Thị Tân
Trường học TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HOÁ
Chuyên ngành Vật lí
Thể loại SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm xuất bản 2020
Thành phố THANH HÓA
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 9,94 MB

Nội dung

ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂMBÀI : RƠI TỰ DOThí nghiệm viên bi rơi vào ly a.. Trên miếng gỗ đặt một quả cầu.. Giải thích: Thí nghiệm này liên quan đếnnhững kiến thức như quán tính, chuyể

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ BẰNG

NHỮNG THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tân

Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lí

THANH HÓA, NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài 2

3 Mô tả phương pháp dạy học có thí nghiệm 3

3.2 Chương 1I Động lực học chất điểm 4 3.3 Chương III Cân bằng và chuyển động của vật rắn 5

3.6 Chương VII Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể 11

3.8 Thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện và tương tác giữa các loại

3.9 Thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần 13 3.10 Thí nghiệm mô phỏng hiện tượng tán sắc ánh sáng 14

4.1.Trong quá trình giảng dạy không có thí nghiệm vật lý 14 4.2.Trong quá trình giảng dạy có thí nghiệm vật lý 14

5 Chứng minh tính khả thi của phương pháp mới 15

Tài liệu tham khảo

Trang 3

I Đặt vấn đề.

1 Lý do chọn đề tài

Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học

Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm, đặc điểm này đòi hỏi giáo viên phải tăng cường sử dụng thí nghiệm vật lý và các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học

Thí nghiệm vật lý được hiểu theo nghĩa rộng là một trong các phương pháp dạy học truyền thụ và tiếp thu kiến thức Đó là phương tiện trực quan, giúp học sinh hình thành những hình tượng cụ thể, phản ánh trung thực các hiện tượng, các quá trình, quy luật vật lý.Thí nghiệm vật lý là phương tiện kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu giáo trình Ngoài ra, Thí nghiệm vật lý còn

có tác dụng to lớn trong việc phát huy năng lực nhận thức của học sinh, giúp các

em làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành

Như thế, thí nghiệm vật lý là một phương tiện tham gia tốt vào việc giáo dục

kỹ thuật tổng hợp cho học sinh

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có đủ điều kiện và thiết bị thí nghiệm

Phần lớn giáo viên dạy vật lý hiểu biết về thí nghiệm biểu diễn chưa thật sự tinh thông, dạy vật lí nhưng kĩ năng thực hành chưa thực sự nhuần nhuyễn vì thế giáo viên chưa thể trang bị cho người học kĩ năng thí nghiệm hợp lí, khoa học Mặt khác, thời lượng một tiết dạy chỉ diễn ra trong 45 phút, chuyển tiết chỉ 5 phút, như vậy thời gian lắp ráp một bộ thí nghiệm là hạn chế vì khá cồng kềnh, phải cần mạng điện, kĩ năng và kĩ thuật

Trước thực tế này tôi chọn đề tài “ Tạo sự hứng thú học tập môn vật lý

bằng những thí nghiệm đơn giản ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình

giảng

dạy của giáo viên và sự tiếp thu của học sinh được sôi nổi, hiệu quả

2 Mục đích nghiên cứu.

-Xây dựng hệ thống các thí nghiệm đơn giản có thể vận dụng vào bài

giảng trong chương trình vật lý 10, 11, 12

-Tạo nên sự hứng thú học tập môn vật lý bằng những thí nghiệm đơn giản

nhằm giáo dục tính tự chủ và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh Để vật lý không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “ thuật ngữ khoa học”

3 Đối tượng nghiên cứu.

Một số thí nghiệm đơn giản thuộc chương trình Vật lý 10,11,12

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình giảng dạy môn vật lý tại Trung tâm GDNN – GDTX Hoằng Hóa, tôi đã phân loại và hệ thống hóa lí thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài Đồng thời điều tra, quan sát và tổng kết kinh nghiệm để khảo sát, đánh giá thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm đơn giản vào quá trình dạy học và hứng thú của học sinh đối với môn vật lý

Trang 4

II NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

- Chỉ thị 40 – CT/ TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ghi rõ: “Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản

phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết,ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề,phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học”

- “Học sinh đang học thí nghiệm vật lý thời trung cổ” Đây là nhận định của nhóm các chuyên gia ở Hội Vật lý khi thực hiện phản biện về chương trình và sách giáo khoa Vật lý bậc phổ thông, theo yêu cầu của Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam So sánh sách giáo khoa (SGK) Vật lý Việt Nam với một số SGK Vật lý hệ tương đương đang được sử dụng phổ biến tại một số nước như

Mỹ, Thụy Sỹ, Nga, Hội Vật lý phản đối quan điểm xây dựng chương trình SGK Vật lý Việt Nam ngay từ đầu chỉ chú trọng Vật lý học cổ điển Quan điểm này làm cho chương trình nặng về những thứ cổ lỗ dẫn đến nội dung của chương trình quá tụt hậu so với hiện tại Không những thế, Hội Vật lý còn cho rằng, chỉ với vài thí nghiệm, những nhà làm chương trình và SGK hy vọng học sinh phải khái quát được những khái niệm, những quy luật trong vật lý là điều sai với cách làm trong khoa học Kiến thức học sinh thu được ở SGK rất ít và cả thầy lẫn trò đều bị quá tải Trong khi đó, Nhà nước tốn một khoản tiền khá lớn để mua sắm thiết bị dạy học theo hướng học sinh tự làm, tự rút ra kết luận Ngày nay chúng ta đang thực hiện việc đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học ở bậc trung học phổ thông Đối với các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn Vật lí nói riêng thì việc đổi mới đó gắn liền với việc phải tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy – học Đây là một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn vì nhiều nguyên nhân: thiết bị thí nghiệm còn thiếu thốn và chưa đồng bộ; việc lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đòi hỏi nhiều thời gian trong khi thời gian nghỉ chuyển giữa hai tiết chỉ có từ 5 phút; thí nghiệm thường khó đảm bảo thành công nhanh… Bên cạnh đó thì có một nguyên nhân rất quan trọng là năng lực thí nghiệm của đa số giáo viên trên thực tế còn nhiều hạn chế Sự hạn chế đó thể hiện cả ở mặt kĩ thuật lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm lẫn phương pháp sử dụng các thí nghiệm trong giờ học sao cho tăng cường được hoạt động nhận thức tự chủ, sáng tạo của học sinh Điều đó đặt ra vấn đề là muốn thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy – học Vật

lí ở trường phổ thông thì trước hết phải thành công trong việc bồi dưỡng để nâng cao được năng lực thí nghiệm cho giáo viên vật lí Trong nhiều năm qua, việc bồi dưỡng thí nghiệm cho giáo viên vật lí vẫn được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ở các địa phương tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn

Trong điều kiện này, thiết nghĩ những thí nghiệm Vật lý đơn giản có thể khắc phục được phần nào đó nhược điểm trên

2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài

2.1Thuận lợi

Học sinh hứng thú với tiết học thực hành hoặc những tiết học có sử dụng thí nghiệm trực quan

Trang 5

2.2 Khó khăn

Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK), các trường phổ thông và các trung tâm GDTX đã được trang bị đồng bộ các thiết bị thí nghiệm theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng các thiết bị đó vào dạy học vẫn còn rất hạn chế dẫn đến hiệu quả sư phạm thấp, gây lãng phí lớn trong việc đầu tư thiết bị thí nghiệm, các thiết bị đó bị “chết “ Theo tôi, sự hạn chế này

do một số nguyên nhân sau :

- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc lồng ghép thí nghiệm đơn giản vào bài dạy, mới chỉ truyền thụ tri thức một chiều Giáo viên phải là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức vật lí

- Trình độ của đa số giáo viên còn hạn chế, các kĩ năng thực hành cũng như sự chuẩn bị và lắp đặt thiết bị thí nghiệm biểu diễn trong SGK để sử dụng các thí nghiệm vào dạy học chưa thật sự thành thạo

- Trang bị phòng thí nghiệm biểu diễn chưa được xây dựng

- Thời khóa biểu của trung tâm hiện nay là 4 tiết/ buổi và 6 buổi/ tuần, các buổi chiều các em học nghề liên kết và nghề phổ thông, thời gian chuyển tiết là

5 phút nên giáo viên không đủ thời gian để lắp một bộ thí nghiệm biểu diễn trong SGK để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh

3.Mô tả phương pháp dạy học có thí nghiệm

Trong quá trình dạy học có sự lồng ghép những thí nghiệm nhỏ, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành ngay tại lớp hoặc giao về nhà cho học sinh nghiên cứu (có thể làm theo nhóm) rồi báo cáo kết quả với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, dễ làm hoặc làm thí nghiệm không cần đến dụng cụ giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; có thể chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,… Ví dụ như sau:

3.1 CHƯƠNG I ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

BÀI : RƠI TỰ DO

Thí nghiệm viên bi rơi vào ly

a Kiến thức: Chuyển động rơi tự do

b Mô tả: Dụng cụ gồm 1 thanh gỗ dài,

phẳng được đặt trên một cốc nhựa trong

suốt Trên miếng gỗ đặt một quả cầu Khi

tác dụng lực lên miếng gỗ quả cầu sẽ rơi

thẳng đứng và rơi vào chiếc cốc

c Giải thích: Thí nghiệm này liên quan đến

những kiến thức như quán tính, chuyển

động rơi tự do của viên bi…Khi miếng gỗ

bị tác dụng lực để chuyển động nhanh theo

phương ngang thì quả cầu rơi tự do xuống

chiếc cốc

b Mô tả: Dụng cụ gồm 1 thanh gỗ dài, phẳng được đặt trên một cốc nhựa trong

suốt Trên miếng gỗ đặt một quả cầu Khi tác dụng lực lên miếng gỗ quả cầu sẽ

Trang 6

rơi thẳng đứng và rơi vào chiếc cốc.

c Giải thích: Thí nghiệm này liên quan đến những kiến thức như quán tính,

chuyển động rơi tự do của viên bi…Khi miếng gỗ bị tác dụng lực để chuyển động nhanh theo phương ngang thì quả cầu rơi tự do xuống chiếc cốc

3.2 CHƯƠNG II ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

a BÀI : ĐỊNH LUẬT III NIU – TON

Ngọn nến bị ma ám

Ngọn nến được "treo" ở vị trí cân

bằng giữa 2 cốc nước như trong

hình Sau khi châm lửa ở cả hai

đầu, ngọn nến cứ tự chuyển động

như bị thế lực siêu nhiên điều

khiển vậy

Chuẩn bị: Một cây nến, 2 cốc

nước thuỷ tinh giống nhau, 1 thanh

kim loại nhọn (đũa xe đạp)

Thực hiện: Xuyên thanh ngang

qua cây nến, sau đó đặt hai đầu

thanh cân bằng trên hai thành cốc

Châm lửa vào cả hai đầu cây nến

Giải thích: Giải thích hiện tượng ngọn nến bị "ma ám" nhờ định luật III

Newton: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực Hai lực này có cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng lên 2 vật khác nhau

Khi một đầu nến chảy ra, đầu nến còn lại sẽ nặng hơn và hạ thấp xuống, tạo ra lực nâng với đầu còn lại Và theo định luật III Newton, một lực nâng khác sẽ xuất hiện và tác động ngược trở lại khiến ngọn nến cứ liên tục nâng lên hạ xuống

b BÀI : LỰC MA SÁT

Một màn ảo thuật kỳ diệu, bạn có thể điều khiển những que diêm tiến lại gần nhau mà không chạm vào chúng Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi áp dụng kiến thức vật lý được học ở trường chứ không phải là kỹ xảo hay do góc quay

Chuẩn bị:

+ 2 cái ly đựng ít rượu hoặc nước, 2 que diêm

Lưu ý: mức nước ở 2 chiếc ly phải ngang nhau

Tiến hành:

+ Đặt 2 cái ly và 2 que diêm Và điều bạn sẽ làm là khiến cho hai que diêm chạm vào nhau mà không chạm vào que diêm hay cốc nước

Đầu tiên, bạn đặt hai ly nước lại gần với nhau Nhúng ngón tay vào ly nước không có que diêm và chà sát lên thành cốc như dưới đây

Trang 7

Giải mã màn ảo thuật kỳ diệu:Khi bạn

dùng tay ướt cọ xát lên miệng ly sẽ tạo ra

âm thanh nghe khá khó chịu Âm thanh

hay sóng âm sẽ truyền đi trong không

khí Khi đó nước bên trong chiếc ly đặt 2

que diêm sẽ có hiện tượng cộng hưởng,

làm rung động thành ly.Rung động này

khiến cho 2 que diêm di chuyển và dần

dần sẽ chạm vào nhau

3.3 CHƯƠNG III CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

a.BÀI : CÁC DẠNG CÂN BẰNG CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ

Thí nghiệm trứng nổi và trứng chìm

Tại sao trứng nổi trong cốc nước muối nhưng lại chìm trong cốc nước lọc? Chuẩn bị: 3 quả trứng, 3 cốc nước, một

cốc muối và một bình nước

Tiến hành:

+ Thực hiện: Đổ nước vào 3 cốc với lượng bằng nhau Trong thí nghiệm này, người thực hiện đổ 250 ml nước vào mỗi cốc.Cốc thứ nhất để nguyên, cốc thứ hai thêm 4 thìa muối và cốc thứ ba thêm 4 thìa muối Khuấy để muối tan hoàn toàn + Thả một quả trứng vào cốc thứ nhất, bạn sẽ thấy trứng nhanh chóng chìm xuống đáy Tuy nhiên, khi thả trứng vào hai cốc còn lại, trứng sẽ nổi lên Từ từ đổ thêm một ít nước lọc vào cốc thứ ba và quan sát, dung dịch lúc này được pha loãng và trứng bắt đầu rơi xuống

Giải thích: Nước muối đặc hơn nước tinh khiết Trứng dễ dàng nổi trong nước

muối do tỷ trọng của nước muối lớn hơn tỷ trọng của trứng

b BÀI : MÔ MEN LỰC ( Vật lý 10): Đưa ra cho học sinh một câu đố

(có thưởng) hoặc một tình huống như sau: Cho học sinh ngồi thẳng trên ghế, nếu nửa thân trên của học sinh không nghiêng về phía trước, hoặc hai chân không di động về phía đáy ghế, đố học sinh nào có thể đứng dậy được? Tất nhiên sẽ không có học sinh nào làm được điều này Thí nghiệm này có thể sử dụng làm thí nghiệm mở đầu để dẫn dắt vào bài học, cũng có thể làm thí nghiệm kiểm chứng và yêu cầu học sinh dựa vào bài học để giải thích

c Bí mật con lật đật không bị đổ ngã

Nếu chiếc cặp kẹp ở tầm ngang là thấp thì khi nhấc dây buộc lên, thân con lật đật thõng xuống phía dưới, và khi đó đặt con lật đật lên mặt bàn thì nó cũng không

bao giờ đổ Nếu chiếc cặp kẹp buộc cao quá thì xách dây buộc lên, con lật đật sẽ

Trang 8

chúi đầu xuống khi đó con lật đật ở tư thế không ổn định

Dùng giấy bìa cứng cắt thành 1/2 vòng tròn đường kính 13cm, sau đó cắt thành

hai mảnh bằng nhau, lấy một mảnh cắt thành hình rẻ quạt, sau đó dán lại bằng hồ thành thân của con lật đật

Lấy một chiếc đũa, đặt đầu vuông quay xuống dưới, đặt thẳng đứng để dán chặt vào con lật đật, ở lưng ( tâm vòng tròn mặt đáy) buộc một đoạn dây Đầu trên chiếc đũa dán vào hình đầu người làm bằng giấy bìa Sau lưng chiếc đũa kẹp một chiếc cặp Thế là con lật đật đã được làm xong

Từ đó có thể thấy muốn cho con lật đật không bị đổ, trọng tâm của nó phải thấp hơn tâm của vòng tròn mặt đấy con lật đật Như thế, khi con lật đật nghiêng đi thì điểm chỉ lệch một chút so vớí trọng tâm thì trọng tâm thay đổi rất nhanh làm cho con lật đật phải quay trở lại

d BÀI : CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH

Phân biệt trứng sống và trứng chín

Chuẩn bị:

+ Bạn cần hai quả trứng và một cây bút dạ Hãy nhờ bố hoặc mẹ luộc một quả trứng và để nguội.Bạn không được biết trước đâu là trứng sống, đâu là trứng chín

Tiến hành:

+ Đầu tiên, dùng bút dạ đánh số 1 và 2 trên hai vỏ trứng Nhìn qua, hai quả trứng về cơ bản giống hệt nhau, cùng kích cỡ, cùng hình dáng và màu sắc

+ Dùng tay tác động lực vào từng quả trứng để nó quay tại chỗ, chú ý quan sát sự khác biệt Quả trứng số 1 ngừng quay khi bạn chạm tay để dừng nó lại Tuy nhiên, quả trứng số 2 có vẻ như vẫn tiếp tục xoay thêm sau khi bạn muốn nó dừng

Trang 9

+ Tiếp theo, dựng đầu nhọn từng quả trứng lên trên và dùng tay quay nó như cách chuyển động của một con quay Quả trứng số 1 quay khá nhanh.Tuy nhiên, quả thứ hai quay khá khó khăn và gần như ngay lập tức đổ ngang xuống, không

di chuyển như bạn mong muốn

Kết luận: Quả số 1 là trứng chín, quả số 2 là trứng sống Bạn có thể đập

vỡ từng quả để kiểm chứng

Giải thích: Do quả trứng chín là vật thể rắn, đặc nên trọng tâm của nó giữ

nguyên Trong khi đó, trứng sống có chất lỏng bên trong nên trọng tâm thay đổi liên tục khi di chuyển, khiến nó khó quay hơn

Khi chạm tay vào quả trứng chín đang quay, nó dừng lại ngay Đối với quả trứng sống, khối chất lỏng bên trong theo quán tính tiếp tục chuyển động thêm một lúc, do đó ta có thể quan sát thấy sự khác biệt

3.4 CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

BÀI : ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Trò chơi Tên lửa nước

a Kiến thức: Chuyển động bằng phản lực

b Mô tả:

* Cấu tạo (xem hình ): Thân tên lửa làm bằng chai nhựa có gắn van xe đạp, nhiên liệu là nước, bệ phóng làm bằng hệ thống ống PVC, vỏ tên lửa làm bằng giấy cứng, hệ thống khóa mở để giữ và phóng thả tên lửa (tùy vào sáng tạo của người làm)

* Hoạt động:

Đổ nước vào chai, từ 1/3 đến 2/3 chai Gắn vào bệ phóng, dùng bơm xe đạp bơm khí vào trong, khi khí đã bị nén ở áp suất cao thì mở khóa để tên lửa bay lên

c Tiến hành

Trước khi trực tiếp biểu diễn các trò chơi này giáo viên sẽ chiếu lại các đoạn phim tương ứng, sau đó trình diễn sản phẩm hoặc thí nghiệm, mô tả chi tiết cấu tạo và cách thức hoạt động, học sinh quan sát và tiến hành lại các thí nghiệm khi

có yêu cầu, sau đó cùng suy nghĩ và giải thích hiện tượng

Nguyên lý của tên lửa nước:

Tên lửa nước có một hoặc nhiều khoang nhiên liệu ( thường được làm bằng các vỏ chai nhựa ) để đựng một lượng nước nhất định ( không đầy bình) Không khí được bơm vào các khoang đó tạo ra một áp suất đẩy nước phụt ra khỏi khoang và đẩy tên lửa bay lên theo định luật bảo toàn động lượng

Hướng dẫn chế tạo tên lửa nước

Phần thân:

Trang 10

Phần thân: Chỉ cần kiếm một vỏ chai

nước ngọt loại 1,5 lít là có một thân tên lửa Một kinh nghiệm là không nên sử dụng loại chai nước ngọt 7up vì nó sẽ không phù hợp với thiết kế sau này

Phần cánh :- Cánh tên lửa nước có

thể được làm từ giấy bìa cứng, nhựa

dẻo hay bất kỳ vật liệu nào có độ

cứng và dễ cắt ghép

- Đầu tiên, cắt vật liệu ra hình dạng

cánh, ( có thể cắt cánh theo bất cứ

hình dạng nào mà bạn thích miễn nó

có diện tích đủ rộng ) Thông thường

ta làm tên lửa nước có 3 cánh

Sau đó ghép cánh vào đuôi tên lửa

nước, là phần đầu của chai nước

ngọt Bạn có thể ghép trực tiếp vào

chai hoặc ghép qua lớp vỏ bao phía

ngoài Chú ý tránh làm chai nước

ngọt bị thủng vì như thế nước sẽ bị

rò rỉ ra ngoài, tên lửa nước của bạn

sẽ không đạt được hiệu suất như

mong muốn

Ghép cánh trực tiếp vào thân, có thể dùng keo dán Phải đảm bảo cánh được dán thật chắc để không bị rơi ra trong quá trình bay

Nếu không, có thể dùng giấy bìa cứng hoặc bìa gương cuộn lại thành một lớp vỏ bọc để dán cánh vào.Đường kính của lớp vỏ bọc đó bằng đường kính của thân tên lửa

Phần chóp: Có 2 cách đơn giản để bạn chế tạo phần chóp:

Cách 1: sử dụng phần đầu vỏ chai

được cắt ra, sau đó ghép vào thân tên

lửa có sẵn ta đã có được phần chóp

Khoan đã vội cố định lại bằng băng

keo, vì ta còn làm phần dù

Cách 2 : sử dụng giấy bìa cứng hoặc bìa gương cuộn lại thành chóp tên

lửa:

Ngày đăng: 15/06/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w